Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phát triển du lịch tại làng nghề làm bánh tẻ phú nhi, thị xã sơn tây (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.05 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG NGHỀ
LÀM BÁNH TẺ PHÚ NHI (THỊ XÃ SƠN TÂY)

Người hướng dẫn

: TS. Dương Văn Sáu

Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Thanh Nga

Lớp

: HDVDLQT1

Mã sinh viên

: 53DHD01029

Hà Nội 2016


LỜI CẢM ƠN
Bài khóa luận được hoàn thành không chỉ bằng sự cố gắng của bản
thân người viết mà còn bởi sự giúp đỡ tận tình từ nhiều cá nhân và đoàn thể.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Văn Hóa Hà Nội
cùng các thầy cô bộ môn, các thầy cô trên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Quốc


Tế và khoa Văn hóa Du Lịch đã luôn động viên, giúp đỡ tận tình trong quá
trình làm khóa luận; đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy
Dương Văn Sáu – người giáo viên hướng dẫn đã luôn chỉ bảo tận tình và tạo
những điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành khóa luận này. Về phía địa
phương em cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của UBND phường
Phú Thịnh, bác Kiều Huấn, cô Bình – giảng viên phụ trách lớp đào tạo nâng
cao tay nghề làm bánh tẻ của phường cùng các hộ dân làm bánh tẻ trong làng
và rất nhiều người dân khác nữa mặc dù em chưa kịp biết tên họ. Em cũng xin
cám ơn gia đình chú Bùi Phú Cường (thôn Phú Xuyên 3 - Ba Vì) đã tạo điều kiện
cho em lưu trú lại địa phương để thuận tiện cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu.
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc tìm hiểu, thu thập các thông tin dữ
liệu cũng như trong việc trình bày nội dung về các vấn đề nhưng do trình độ
còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em rất mong nhận
được sự đóng góp và chỉ bảo tận tình của các quý thầy, quý cô và bất kỳ ai
quan tâm đến khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội ngày 1/07/2016
Sinh viên

Lê Thị Thanh Nga


LờI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được
sự hướng dẫn khoa học của TS. Dương Văn Sáu. Các nội dung nghiên cứu,
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức
nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi
rõ trong phần tài liệu tham khảo. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà
trường về sự cam đoan này.

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thanh Nga


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................
LờI CAM ĐOAN ............................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 7
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 8
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu sẽ đạt được ................................................. 8
7. Bố cục của khóa luận................................................................................ 9
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LÀNG PHÚ NHI VÀ NGHỀ LÀM BÁNH
TẺ Ở THỊ XÃ SƠN TÂY ............................. Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái quát về làng nghề làm bánh tẻ Phú Nhi (Sơn Tây) ............ Error!
Bookmark not defined.
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Tên gọi, lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển. Error! Bookmark not
defined.
1.1.3. Điều kiện tự nhiên ................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội ....... Error! Bookmark not defined.
1.2. Nghề làm bánh tẻ ở Phú Nhi ................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Lịch sử nghề làm bánh tẻ và quá trình phát triển. ..... Error! Bookmark
not defined.
1.2.2. Quy trình làm bánh tẻ Phú Nhi ............. Error! Bookmark not defined.

1.2.3. Giá trị văn hóa của đặc sản bánh tẻ Phú Nhi ..... Error! Bookmark not
defined.


Chương 2 PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI LÀNG NGHỀ
BÁNH TẺ PHÚ NHI .................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Những vấn đề cơ bản về du lịch làng nghề ......... Error! Bookmark not
defined.
2.1.1. Khái niệm du lịch làng nghề ................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Đặc điểm và tác dụng của du lịch làng nghề ...... Error! Bookmark not
defined.
2.1.3. Sức hấp dẫn của du lịch làng nghề ....... Error! Bookmark not defined.
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề của Phú Nhi ................. Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch ........ Error! Bookmark not
defined.
2.2.2. Các tài nguyên du lịch .......................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Thực trạng khai thác các tiềm năng phát triển du lịch làng nghề tại
Phú Nhi ......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Thực trạng về cơ chế chính sách phát triển du lịch ... Error! Bookmark
not defined.
2.3.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch .... Error!
Bookmark not defined.
2.3.3. Thực trạng nguồn nhân lực................... Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Thực trạng thị trường và nguồn khách du lịch .... Error! Bookmark not
defined.
2.3.5. Thực trạng sản phẩm và cung ứng sản phẩm phục vụ khách du lịch ..... Error!
Bookmark not defined.
2.3.6. Thực trạng về các chính sách tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch .. Error!
Bookmark not defined.



2.3.7. Thực trạng về công tác bảo vệ môi trường.......... Error! Bookmark not
defined.
2.3.8. Thực trạng công tác tổ chức quản lý, liên kết phát triển du lịch .. Error!
Bookmark not defined.
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG
NGHỀ BÁNH TẺ PHÚ NHI........................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển du lịch tại làng nghề
bánh tẻ Phú Nhi ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Những thuận lợi cơ bản ........................ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Những khó khăn trước mắt ................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Định hướng phát triển du lịch làng nghề ........... Error! Bookmark not
defined.
3.2.1. Định hướng chiến lược, tổng thể........... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Định hướng trước mắt, cụ thể ............... Error! Bookmark not defined.
3.3. Các giải pháp cơ bản phát triển du lịch làng ..... Error! Bookmark not
defined.
3.3.1. Khảo sát nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề và du
lịch làng nghề Phú Nhi. .................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, đường lối chính sách phát triển .... Error!
Bookmark not defined.
3.3.3. Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, nâng cao nhận thức................ Error!
Bookmark not defined.
3.3.4. Xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; chỉnh trang làng nghề, xây
dựng thương hiệu điểm đến du lịch… ............. Error! Bookmark not defined.
3.3.5. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch . Error!
Bookmark not defined.



3.3.6. Xây dựng các tour du lịch homestay tại làng nghề kết hợp du lịch trải
nghiệm học làm bánh, bán bánh. .................... Error! Bookmark not defined.
3.3.7. Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Error! Bookmark not
defined.
3.3.8. Mở rộng các kênh bán hàng, phân phối sản phẩm tới tay người tiêu
dùng; Mở rộng giao lưu, liên kết phối hợp hành động giữa địa phương và các
doanh nghiệp du lịch ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.9. Thanh tra, kiểm tra các hộ dân, điểm bán bánh tẻ giả ven đường đi Sơn
Tây, tại các điểm du lịch; Đưa ra các biện pháp xử lý triệt để nạn làm bánh
giả để giữ gìn thương hiệu bánh tẻ sạch Sơn Tây. ........ Error! Bookmark not
defined.
3.3.10. Đa dạng hóa các tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch tại địa
phương. Tập trung khai thác các tài nguyên văn hóa nhằm tạo ra sức hấp dẫn
cho làng nghề ................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................... Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Kiến nghị ................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải



Công đoạn


NXB

Nhà xuất bản

UBND

Ủy ban nhân dân

TX

Thị xã

TDP

Tổ dân phố



Nghị định

CP

Chính phủ

QL

Quốc lộ

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài



Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật cũng như
nền kinh tế, đời sống con người ngày càng được nâng cao kéo theo những
nhu cầu về vui chơi giải trí cũng phát triển theo. Nếu như trước đây, con
người chỉ cần đáp ứng đủ những nhu cầu cơ bản là “ăn no, mặc ấm” thì
nay những nhu cầu đó đã chuyển thành “ăn ngon mặc đẹp” và được vui
chơi, hưởng thụ những dịch vụ tốt nhất, được đi du lịch,tham quan
thưởng ngoạn. Chính sự phát triển của những nhu cầu này đã tạo điều
kiện để nhóm ngành dịch vụ và du lịch ra đời và ngày càng phát triển. Đi
du lịch và hưởng thụ những dịch vụ trong du lịch dường như đã trở thành
một tiêu chí đánh giá mức độ sống và khả năng chi trả cho cuộc sống
người dân, đặc biệt là một bộ phận người dân có thu nhập trung bình khá
và cao. Chính vì thế, du lịch đã thực sự phát triển thành một ngành công
nghiệp không khói mang lại những hiệu quả kinh tế nhất định.
Trong những năm gần đây, nhờ có những ưu thế về điều kiện tự
nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, nền du lịch của nước ta đã
có những bước khởi sắc và phát triển mạnh mẽ. Du lịch trở thành ngành
công nghiệp mũi nhọn của đất nước mang lại hiệu quả kinh tế cao và thu
về nguồn ngoại tệ lớn. Ngành du lịch càng phát triển càng đòi hỏi cần
những sản phẩm du lịch có tính sáng tạo và khác biệt cao mới mong đáp
ứng được nhu cầu mạnh mẽ của du khách. Cũng do đời sống hiện đại
phát triển quá mạnh mẽ nên một bộ phận khách du lịch có nhu cầu tìm về
những nét truyền thống bình dị, giản đơn. Các loại hình du lịch đồng quê,
du lịch làng nghề, du lịch về nguồn cũng từ đó có nhiều điều kiện phát
triển và chiếm được cảm tình của du khách. Trong đó du lịch làng nghề,
đặc biệt là các làng nghề truyền thống là một loại hình du lịch có nhiều
điều kiện và tiềm năng phát triển. Nhiều làng nghề nổi tiếng trên cả nước
nói chung và Hà Nội nói riêng đã phát triển loại hình du lịch này và đạt
được những hiệu quả du lịch nhất định như làng gốm Bát Tràng, làng lụa

Vạn Phúc, làng tranh Đông Hồ, làng mây tre đan Chương Mỹ …. Tuy


nhiên, vẫn còn vô số làng nghề truyền thống đặc sắc vẫn chưa được đem
vào khai thác trong hoạt động du lịch mặc dù những làng nghề này có
tiềm năng phát triển du lịch rất lớn.
Sơn Tây xưa có tên gọi là xứ Tam Giang, vùng đất bán sơn địa
nơi có ba con sông chảy qua: Phía Tây với sông Đà hùng vĩ, phía Bắc có
sông Hồng thơ mộng và phía Đông là sông Đáy hiền hòa, còn phía Nam
giáp ranh giới vùng sơn cước Hòa Bình với chập trùng đồi núi. Nơi đây
từng là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, tức trấn phía
Tây của kinh thành hay còn gọi là trấn Đoài, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn
hóa độc đáo của người Việt, nơi được coi như một tiểu vùng cấu thành
nên văn hóa Thăng Long, giống như nhà sử học Phan Huy Chú trong Lịch
triều hiến chương loại chí đã khẳng định: “Trấn Đoài ở phía Tây, núi
cao, sông dài và sâu … nhiều đời là phên dậu của đất kinh kì”. Vùng đất
Sơn Tây xưa chính là trung tâm của cả một vùng văn hóa lớn – văn hóa
xứ Đoài - nơi đến nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều những giá trị truyền
thống và bản chất mộc mạc của vùng thôn quê Bắc Bộ. Hiện nay, ở thị xã
Sơn Tây còn lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử có giá trị trong đó nhiều
điểm du lịch đã thu hút được đông đảo lượng du khách đến thăm quan
trong và ngoài nước như đền Và, làng cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây,
hồ Đồng Mô, Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam… Ngoài ra, tại
mảnh đất tài hoa này cũng còn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống có giá
trị lịch sử như làng nghề thêu ren Ngọc Kiên, làng nghề bánh tẻ Phú Nhi
và một số nghề khác như sinh vật cảnh, gốm, làm tăm hương, đan lát, làm
mộc ….. Tuy nhiên, hiện nay các hoạt động du lịch tại Sơn Tây chỉ tập
trung vào các thể loại du lịch văn hóa như du lịch tâm linh, du lịch thăm
quan các di tích lịch sử và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại các hồ nước
gần Ba Vì. Riêng tại các làng nghề thủ công truyền thống, hiện nay vẫn

còn thiếu các hoạt động du lịch một cách đồng bộ mặc dù tiềm năng du
lịch tại các làng nghề này là rất lớn.


Là trung tâm kinh tế văn hóa – xã hội, thị xã Sơn Tây phát triển
với nhiều ngành nghề khác nhau trong đó phải kể đến làng Phú Nhi
(phường Phú Thịnh) là làng nghề chế biến thực phẩm bánh tẻ truyền
thống nổi tiếng trong vùng được nhiều người yêu thích. Với vị trí địa lý
thuận lợi nằm ngay cạnh những tuyến đường giao thông quan trọng và
điểm du lịch nổi tiếng của thị xã Sơn Tây cùng những ưu thế về văn hóa
làng xã, sự nổi tiếng của đặc sản bánh tẻ, Phú Nhi có rất nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển du lịch làng nghề tại địa phương tuy nhiên đến nay
tại địa phương này vẫn chưa được đầu tư đúng mức để phát triển du lịch.
Xuất phát từ lý do trên, em đã tiến hành thực hiện đề tài “Phát triển du
lịch tại làng nghề làm bánh tẻ Phú Nhi, thị xã Sơn Tây” nhằm đưa ra
một cái nhìn chung nhất về những tiềm năng cũng như thực trạng phát
triển du lịch làng nghề tại đây, đồng thời đưa ra những giải pháp và định
hướng lâu dài để đưa làng nghề này phát triển thành một điểm du lịch lý
tưởng trên bản đồ du lịch của thị xã Sơn Tây trong tương lai.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Mục đích của khóa luận nhằm nghiên cứu đưa ra những cơ sở về lý
luận và thực tiễn cho việc phát triển du lịch tại làng nghề làm bánh tẻ Phú
Nhi, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây. Sự nhìn nhận và đánh giá đúng
tiềm năng du lịch cũng như đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển
đúng đắn sẽ góp phần thu hút lượng khách du lịch đến địa phương, đa
dạng hóa các sản phẩm du lịch, phát triển các vấn đề về kinh tế cũng như
bảo tồn, giữ gìn nét văn hóa truyền thống của ông cha để lại.

Nhiệm vụ

Đưa ra những thông tin cơ bản về làng nghề làm bánh tẻ Phú Nhi:
Vị trí địa lý, lịch sử hình thành, điều kiện kinh tế – văn hóa – xã hội, lịch
sử hình thành và phát triển nghề làm bánh tẻ ở Phú Nhi.


Phân tích những tiềm năng phát triển và thực trạng khả năng phát
triển du lịch ở làng làm bánh tẻ Phú Nhi
Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm khai thác du lịch hiệu
quả tại làng nghề làm bánh tẻ Phú Nhi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là làng nghề làm bánh tẻ Phú
Nhi thuộc phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Làng nghề bánh tẻ Phú Nhi thuộc phường
Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây. Trong khóa luận tập trung nghiên cứu vào khu
vực tổ dân phố I, II, III và tổ dân phố Hồng – Hậu là nơi tập trung chủ
yếu các hộ làm bánh tẻ ở Phú Nhi.
Phạm vi thời gian: khóa luận được thực hiện từ tháng 4 năm 2016
đến tháng 8 năm 2016.
Phạm vi nội dung: Phát triển du lịch tại làng nghề làm bánh tẻ Phú
Nhi
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu về làng nghề làm bánh tẻ
Phú Nhi tuy nhiên những đề tài này chỉ nghiên cứu trên phương diện văn
hóa làng nghề hoặc văn hóa ẩm thực. Chiếc bánh tẻ Phú Nhi đã rất nổi
tiếng khi được giới thiệu thông qua các sách, báo, chương trình truyền
hình và trong tâm thức của người dân đất Sơn Tây. Tại địa phương đã có
những lớp dạy nghề làm bánh tẻ cho nhân dân và những bài giảng liên
quan đến nghề làm bánh tẻ được Ủy ban Nhân dân phường Phú Thịnh và

một số nghệ nhân kết hợp biên soạn để làm tài liệu như bài giảng “Hương
sắc bánh tẻ Phú Nhi” của Kiều Huấn (2006), Quy trình công nghệ làm
bánh tẻ Phú Nhi của Chu Quang Lê (2006), bài giảng “ Quy trình làm
bánh tẻ” của Phạm Thị Bình (2014). Tuy nhiên, tất cả những đề tài và tài


liệu này đều không nghiên cứu theo hướng phát triển du lịch làng nghề
mà chỉ nghiên cứu trên phương diện văn hóa và quy trình nghề làm bánh
tẻ. Vì vậy, khóa luận tập trung nghiên cứu vấn đề “phát triển du lịch làng
nghề” tại làng làm bánh tẻ Phú Nhi, phường Phú Thịnh nhằm mục đích
phát triển nội dung trên và đưa ra một hướng đi mới cho hoạt động du
lịch ở làng Phú Nhi nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thành khóa luận, người nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp
như:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
+ Tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu, so sánh với các tài liệu từ các
nguồn internet, tạp chí, sách, báo, luận văn..
+ Sử dụng các tài liệu, báo cáo từ UBND phường Phú Thịnh, Sở
Văn hóa thị xã Sơn Tây
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
+ Thực hiện đi khảo sát thực địa tại làng làm bánh tẻ Phú Nhi và các
vùng phụ cận nhằm chụp ảnh, quan sát và thu thập thông tin liên quan đến
đề tài.
+ Thực hiện phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương và các nghệ
nhân của làng nghề để thu thập các thông tin liên quan đến nghề làm bánh
tẻ của vùng.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu sẽ đạt được
Khóa luận sau khi hoàn thành có thể đưa ra hệ thống khái quát về
làng Phú Nhi và nghề làm bánh tẻ ở Phú Nhi, phân tích những tiềm năng

và thực trạng phát triển du lịch tại làng nghề làm bánh tẻ Phú Nhi, từ đó
đưa ra một số định hướng lâu dài và giải pháp phát triển du lịch làng nghề
ở Phú Nhi một cách hiệu quả.
Khóa luận là tư liệu góp phần nghiên cứu về một làng nghề ẩm
thực truyền thống của nền văn hóa xứ Đoài


Khóa luận nghiên cứu một hướng mới trong hoạt động phát triển
làng nghề Phú Nhi tại phường Phú Thịnh – đưa hoạt động du lịch làng
nghề vào phát triển kinh tế của vùng, làm thấy rõ tiềm năng phát triển du
lịch của địa phương và đưa ra một hướng đi mới cho du lịch Sơn Tây
trong tương lai.
7. Bố cục của khóa luận
Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham
khảo thì nội dung cơ bản gồm ba phần chương chính:
Chương I: Tổng quan về làng Phú Nhi và nghề làm bánh tẻ ở Phú
Nhi
Chương II: Phát triển du lịch làng nghề tại làng làm bánh tẻ Phú
Nhi
Chương III: Định hướng, giải pháp phát triển du lịch làng nghề của
làng làm bánh tẻ Phú Nhi.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hội thảo thương hiệu hàng hóa cho bánh tẻ làng nghề Phú Nhi.
Sở công thương Hà Tây. Hà Tây : Bản lưu tại UBND phường Phú
Thịnh, 2008.
2. Trần Quốc Vượng and Nguyễn Thị Bảy. Văn hóa ẩm thực Việt Nam
nhìn từ lý luận và thực tiễn. Hà Nội : NXB Từ điển bách khoa và văn hóa,
2010.

3. Dương Thị The. Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX. Hà Nội : NXB
Khoa học xã hội, 1981.
4. Phương Đình and Nguyễn Văn Siêu. Đại Việt Địa dư toàn biên. Viện
Sử học : NXB Văn hóa, 1997.
5. Phạm Xuân Độ. Sơn Tây tỉnh địa chí. Hà Nội : Nhà in Imperimental
du Nord, 1941.
6. Khắc Mạnh Trịnh and Lan Vũ. Thư mục thác bản văn khắc Hán
Nôm Việt Nam (tập 4). Hà Nội : NXB Văn hóa thông tin, 2007.
7. Phạm Côn Sơn. Làng nghề truyền thống Việt Nam. Hà Nội : NXB Văn
hóa dân tộc, 2004.
8. Quốc hội. Luật du lịch Việt Nam. Hà Nội : NXB chính trị quốc gia,
2005.
9. Kiều Huấn. Bài viết giới thiệu và quảng bá thương hiệu : "Hương sắc
bánh tẻ Phú Nhi". TX Sơn Tây : Bản lưu tại UBND phường Phú Thịnh,
2006.
10. PGS Lê Trung Vũ, PGS Lê Hồng Ý. Lễ Hội Việt Nam. s.l. : NXB
Văn hóa thông tin, 2010, pp. 497 - 501.
11.Chu Quang Lê. Bài viết "Quy trình công nghệ bánh tẻ Phú Nhi'. TX
Sơn Tây : Bản lưu tại UBND phường Phú Thịnh, 2006.
12. UBND phường Phú Thịnh. Quyết định về việc ban hành "Quy chế sử
dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm bánh tẻ Phú Nhi". TX Sơn Tây :
UBND phường Phú Thịnh, 2014. Quyết định số 97/QĐ- UBND ngày 30
tháng 4 năm 2014.
13. UBND phường Phú Thịnh. Báo cáo tổng kết kinh tế, xã hội và văn
hóa phường Phú Thịnh năm 2015. Hà Nội : Thị xã Sơn Tây, 2015.


14. Phạm Thị Bình. Bài giảng "Quy trình công nghệ làm bánh tẻ Phú
Nhi". Bản lưu tại UBND phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây : Bài giảng
lớp đào tạo bồi dưỡng nghề làm bánh tẻ Phú Nhi, 2014.

Các trang web tham khảo :
/> /> /> />


×