Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) ở việt nam giai đoạn 2001 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-o0o-

NGÔ THỊ THANH TRANG

NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (ERPT) Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2001-2011

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh- Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-o0o-

NGÔ THỊ THANH TRANG

NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (ERPT) Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2001-2011
Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

TP Hồ Chí Minh- Năm 2012




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ
Chí Minh, bạn bè, gia đình và các đồng nghiệp.
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS Nguyễn Khắc Quốc Bảongười đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn em Nguyễn Thị Hồng Nhung, người đã hỗ trợ tôi, giúp đỡ tôi để
hiểu rõ hơn về mô hình định lượng .
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô đã tận tình giảng dạy ba
năm học cao học. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ , giúp đỡ
và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012
Học viên

NGÔ THỊ THANH TRANG


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy
hướng dẫn là TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu
tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, và đều có chú thích nguồn

gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng.

TPHCM, ngày 21 tháng 10 năm 2012
Tác giả

Ngô Thị Thanh Trang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
-

CPI:

Chỉ số giá tiêu dùng

-

PPI:

Chỉ số giá sản xuất

-

IMP:

Chỉ số giá nhập khẩu

-

VAR:


Vector Autorgressive Model.

-

ERPT:

Exchange rate pass throught- Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái

-

REER: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu lực

-

HP:

Hodrick- Prescott

-

ADF:

Augmented Dickey Fuller

-

IRFs:

Impulse response funtions


-

WB:

Ngân hàng thế giới

-

GSO:

Tổng cục thống kê Việt Nam

-

IMF:

Qũy tiền tệ quốc tế

-

NHNN: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

-

VNĐ:

-

OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế


Việt Nam Đồng


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1

Phản ứng tích lũy của các nhân tố do tác động của cú sốc Neer:

Hình 4.2

Phản ứng tích lũy của các nhân tố do tác động của cú sốc giá dầu

Hình 4.3

Phản ứng tích lũy của các nhân tố do tác động của cú sốc sản lượng:

Hình 4.4

Phản ứng tích lũy của các nhân tố do tác động của cú sốc cung tiền
M2

Hình 4.5

Phản ứng tích lũy của các nhân tố do tác động của cú sốc chỉ số giá
nhập khẩu

Hình 4.6

Kết quả hàm phản ứng xung theo thứ tự Cholesky 2


Hình 4.7

Kết quả hàm phản ứng xung theo thứ tự Cholesky 3

Hình 4.8

Kết quả hàm phản ứng xung theo thứ tự Cholesky 4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1

Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị

Bảng 4.2

Độ trễ tối ưu của mô hình Var

Bảng 4.3

Phản ứng tích lũy của các n hân tố do tác động của c sốc Neer

Bảng 4.4

Kết quả hàm phản ứng xung của chỉ số giá với c sốc 1% từ NEER

Bảng 4.5 : Phân rã phương sai của các chỉ số giá CPI, PPI, IMP



MỤC LỤC
1.

Giới thiệu ..................................................................... 1

2.

Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây ........................ 4

2.1 Khung lý thuyết về truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) ....................................... 4
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây ................................................................... 7
2.2.1 Các nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính .......................... 8
2.2.2 Các nghiên cứu sử dụng phương pháp Var .............................................. 10
2.2.3 Các nghiên cứu về sự truyền dẫn tỷ giá ở Việt Nam ................................ 13

3.

Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................... 17
3.1 Giới thiệu mô hình tự hồi quy vector (VAR) .............................................. 17
3.2 Các bước thực hiện trong quá trình ............................................................. 21
3.3 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 22

4.

Nội dụng và kết quả nghiên cứu .............................. 24

4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị ................................................................................... 24
4.2 Ước lượng mô hình vectơ tự hồi quy VAR ....................................................... 25
4.3 Hàm phản ứng xung ........................................................................................... 26
4.3.1 Phản ứng tích lũy của các nhân tố do tác động của cú sốc Neer .............. 26

4.3.2 Phản ứng tích lũy của các nhân tố do tác động của cú sốc giá dầu .......... 32
4.3.3 Phản ứng tích lũy của các nhân tố do tác động của cú sốc sản lượng ...... 33
4.3.4 Phản ứng tích lũy của các nhân tố do tác động của cú sốc cung tiền M2 34
4.3.5 Phản ứng tích lũy của các nhân tố do tác động của cú sốc chỉ số giá
nhập khẩu .................................................................................................. 35
4.4 Kiểm định Robustness ........................................................................................ 36
4.5 Phân rã phương sai (Variance decomposition) .................................................. 40

5. Kết luận ........................................................................ 43
5.1 Các kết quả nghiên cứu chính của đề tài ............................................................ 43


5.2 Thảo luận và đề xuất .......................................................................................... 44
5.3 Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................... 46
5.3.1 Hạn chế của mô hình định lượng .............................................................. 46
5.3.2 Các hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 47
Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................... 48
Phụ lục 1 .................................................................................................................... 50
Phụ lục 2 .................................................................................................................... 60
Phụ lục 3 .................................................................................................................... 61
Phụ lục 4 .................................................................................................................... 62
Phụ lục 5 .................................................................................................................... 63
Phụ lục 6 .................................................................................................................... 64
Phụ lục 7 .................................................................................................................... 65


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu kiểm định tác động của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá nhập khẩu
IMP, chỉ số giá sản xuất PPI và chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam giai đoạn
200-2011 thông qua việc sử dụng phân tích hồi qui đa biến (VAR) kết hợp với một

chuỗi phân phối giá, phương pháp này được đề cập đến trong nghiên cứu của Mc
Carthy năm 2000 và 2006.
Kết quả cho thấy như sau:
 Mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá ở Việt Nam là cao hơn
so với quốc gia trong khu vực châu Á , và cũng cao hơn so với nghiên cứu
của một vài tác giả trước đây.
 Mức độ truyền dẫn của cú sốc tỷ giá đến chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất,
tiếp đến là chỉ số giá sản xuất và nhỏ nhất là chỉ số giá tiêu dùng.
 Ảnh hưởng của cú sốc tỷ giá hối đoái, cung tiền M2 và giá dầu đóng giữ vai
trò lớn trong việc giải thích biến động của chỉ số giá tiêu dùng trong nước.
Lạm phát ở Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi cú sốc cầu.
 Độ lớn của mức truyền dẫn này đang có xu hướng tăng nhanh và thời gian cú
sốc tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến các chỉ số giá có xu hướng kéo dài hơn.
Bài luận văn đưa ra những kết luận mới về vấn đề truyền dẫn tỷ giá hối đoái
đến các chỉ số giá ở Việt Nam, có thể nói kết quả đo lường là khác hẳn so với một
vài bài nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu tác động này ở nước ta
hiện nay còn rất ít, nên điểm đóng góp của bài là thổi một quan điểm khác so với
những nhận thức chung đã từng tồn tại, tiếp tục dùng các công cụ định tính và định
lượng để hoàn thiện hơn cho một số nghiên cứu trước tại Việt Nam, điển hình là các
nghiên cứu của Võ Văn Minh và luận văn thạc sĩ của Bạch Thị Phương Thảo.
Mặc dù còn hạn chế về mặt số liệu và quá trình tính toán, nhưng trong giới hạn cho
phép, ch ng tôi đã đo lường tác động của của tỷ giá đến cả ba chỉ số giá là IMP,
PPI và CPI với số liệu cập nhât từ năm 2001 đến năm 2011. Mặt khác, chúng tôi
còn mở rộng nghiên cứu bằng cách dựa trên kết quả thu được của mình, đưa ra quan
điểm riêng về sự tương tác giữa chính sách tiền tệ và những thay đổi tỷ giá hối đoái,
từ đó có nhận định chung về cách điều hành chính sách tiền tệ của nhà nước.


1


1. Giới thiệu:
Tỷ giá hối đoái là cầu nối quan trọng để một nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế
thế giới. Có một chính sách điều hành tỷ giá đ ng đắn sẽ góp phần quan trọng trong
việc ổn định nền kinh tế vĩ mô, th c đẩy sản xuất phát triển. Do đó, tại bất kì một
quốc gia nào, tỷ giá được xem là một biến số kinh tế vĩ mô có vai trò cực kì quan
trọng. Nó rất nhạy cảm và sự thay đổi của nó sẽ gây ra những tác động phức tạp ảnh
hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân và có khi tới cả chế độ chính trị hiện hành.
Để lấy ví dụ, ch ng ta chắc vẫn chưa quên sự khủng hoảng của đồng pêsô (
Argentina ) năm 2001 đã gây ra c sốc trầm trọng tới nền kinh tế của Argentina.
Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây ở các nền kinh tế mới nổi như ở Mexico vào
năm 1994, Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc vào năm 1997, Nga và Brazil năm
1998, và Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2000, và một lần nữa khủng hoảng kinh tế Mỹ vào
năm 2001 là có ít nhiều liên quan đến một cuộc khủng hoảng tỷ giá hối đoái. Tỷ giá
hối đoái, là một trong những yếu tố kết nối các nền kinh tế quốc gia. Do đặc tính kết
nối này, tỷ giá hối đoái là nguyên nhân của một số khủng hoảng tài chính toàn cầu
và khu vực . Hơn thế nữa, ngày nay với sự toàn cầu hóa và quốc tế hóa, đã đánh dấu
sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế. Vì vậy tỷ giá hối đoái ngày càng đóng
vai trò quan trọng hơn. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái không chỉ có một tác động bên
ngoài, mà còn có tác động bên trong của nền kinh tế. Một trong những tác động
quan trọng nhất của tỷ giá hối đoái trên một nền kinh tế là tác động của nó đối với
lạm phát, còn được gọi là tác động truyền dẫn tỷ giá (ERPT)
Tầm quan trọng của ERPT đã được nói đến trong nhiều nền kinh tế khác nhau. Hai
định nghĩa quan trọng của ERPT là dự báo năng lực của lạm phát và những tác
động chính sách về chính sách tiền tệ. Về cơ bản, vai trò quan trọng nhất của ERPT
là ảnh hưởng của nó trong khả năng dự báo của lạm phát, chính vì vậy nó rất quan
trọng đối với bất kỳ một nhà hoạch định chính sách trong việc thực hiện chính sách
tiền tệ. Nếu có một cái nhìn đầy đủ, cũng như có một sự đánh giá tốt đối với ERPT,
các nhà làm chính sách có thể hiểu được ảnh hưởng, mức độ và thời gian, của bất
kỳ cú sốc tỷ giá hối đoái đến lạm phát. Từ đó, sẽ giúp họ đưa ra các quyết định thích



2

hợp về việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái, thời gian điều chỉnh để đảm bảo sự ổn định
xã hội và đạt hiệu quả cao nhất và dần dần sẽ gi p người dân tin tưởng vào các
quyết định của họ nhiều hơn
Hiểu được mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng giữa ERPT và lạm phát đối với một
quốc gia nên tác giả muốn tìm hiểu rõ và chi tiết mối quan hệ đó trong khả năng của
bản thân. Tác giả muốn thông qua việc sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu “ Hiệu
ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) ở Việt Nam đoạn 2001 đến 2011”. Tác giả
cho rằng thời điểm nghiên cứu luận văn là thời điểm nóng để nghiên cứu về sự
truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát, đặc biệt là khi đồng Việt Nam ngày càng mất giá và
song hành là sự gia tăng lạm phát đến mức báo động. Bài luận văn không phải là
một đóng góp quan trọng vào các quyết sách của chính phủ, nhưng tin rằng sẽ góp
phần vào việc đẩy mạnh phong trào nghiên cứu về sự truyền dẫn (pass through),
th c đẩy các nghiên cứu sâu hơn, chất lượng hơn nhằm tác động đến các hành vi
trong thời gian tới của các nhà quyết định chính sách.
Và để giải quyết vấn đề này , tác giả đặt ra một số câu hỏi liên quan sau:
1. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam.
2. Giả định các yếu tố khác không đổi, tỷ giá thay đổi 1% thì lạm phát thay đổi
bao nhiêu phần trăm?
3. Tỷ giá hối đoái có thể giải thích bao nhiêu phần trăm những thay đổi của lạm
phát?
Để giải quyết những vấn đề đặt ra nêu trên, tác giả chia bài nghiên cứu thành 5
chương, nội dung chính của mỗi chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nội dung chính của luận văn và các vấn đề nghiên cứu,
cũng như trình bày lý do thực hiện nghiên cứu này.
Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả khác có liên
quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Nêu lên những vấn đề đã được giải quyết
và chưa được giải quyết trong các bài nghiên cứu này. Từ đó tác giả nêu ra các câu

hỏi nghiên cứu của mình


3

Chương 3:Trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình được sử dụng trong bài, lựa
chọn biến nghiên cứu; nhược điểm của mô hình, mô hình này đã được các tác giả
nào sử dụng trước đây và lý do lựa chọn mô hình này. Trình bày quá trình thu thập
và xử lý dữ liệu gồm: nguồn dữ liệu, quy trình xử lý dữ liệu đầu vào
Chương 4: Trình bày nội dung và kết quả của tác động tỷ giá lên lạm phát (CPI,
IMP, PPI) ở Việt Nam, thông qua hệ số có được từ kết quả nghiên cứu. Từ đó tiến
hành thảo luận về các kết quả nghiên cứu đạt được.
Chương 5: Tổng kết các vấn đề được trình bày gồm có những phát hiện chính của
nghiên cứu và một số gợi ý chính sách, đồng thời chỉ ra những hạn chế còn gặp phải
và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo.


4

2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây
2.1 Khung lý thuyết về truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) .
Trước khi đi vào phân tích định tính, chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm về truyền dẫn tỷ
giá hối đoái và một số yếu tố khác xuyên suốt trong bài nghiên cứu của mình
Có nhiều tác giả với những quan điểm khác nhau về truyền dẫn tỷ giá tuỳ theo mục
đích nghiên cứu, chẳng hạn Goldberg và Knetter (1997) cho rằng truyền dẫn tỷ giá
hối đoái là phần trăm thay đổi của giá nhập khẩu (tính theo đồng nội tệ) khi tỷ giá
thay đổi. McCarthy (2000) lại xem xét dưới góc độ là sự biến động tỷ giá và giá
nhập khẩu đến lạm phát. Nhưng theo ch ng tôi, tác động truyền dẫn của tỷ giá hối
đoái là thường được hiểu là mức % thay đổi giá trong nước tính bằng đồng tiền của
nước nhập khẩu khi tỉ giá tiền tệ giữa các đối tác thương mại thay đổi 1%. Nói cách

khác, hiệu ứng trung chuyển tác động của tỉ giá chính là độ co dãn của giá trong
nước so với tỉ giá. Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi 1% khiến cho giá cả thay đổi 1% thì
sự truyền dẫn được gọi là hoàn toàn, còn nếu nhỏ hơn 1% thì sẽ được gọi là sự
truyền dẫn không hoàn toàn. Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào
cấu trúc thị trường nội địa và quốc tế và chế độ tỷ giá hối đoái của quốc gia đó.
Cơ chế truyền dẫn của những thay đổi tỷ giá hối đoái vào lạm phát :
Theo nghiên cứu của Nicoleta (2007), những thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh
hưởng đến lạm phát qua hai kênh cơ bản: trực tiếp và gián tiếp như sau:
 Kênh trực tiếp:
Để đơn giản hóa phân tích, không mất tính tổng quát, ta có thể xem cú sốc này
chính là: sự mất giá đồng nội tệ. Điều này sẽ khiến những hàng hóa và nguyên liệu
được nhập khẩu trở nên đắt hơn. Khi giá các nguyên liệu nhập khẩu tăng, chi phí
sản xuất sẽ tăng và tăng giá tiêu dùng. Giá hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu sẽ phản
ánh ngay vào sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng, như hình dưới đây
Kênh trực tiếp tác động truyền dẫn của tỷ giá (Nguồn: Nicoleta 2007)
Hàng hóa nhập
khẩu (Chỉ số giá
nước ngoài)

1

Hàng hóa nhập
khẩu (Chỉ số giá
nhập khẩu IMP)

4

2

Nguyên vật liệu

sản xuất (Chỉ số
giá sản xuất PPI)

Hàng hóa tiêu dùng
cuối cùng (Chỉ số
giá tiêu dùng CPI)

3

Hàng hóa tiêu dùng
cuối cùng (Chỉ số
giá tiêu dùng CPI)


5

Bên cạnh cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái tới lạm phát, còn 01 cơ chế truyền dẫn
nữa đến lạm phát, đó là cơ chế truyền dẫn lãi suất, có thể mô tả qua hình sau:

 Kênh gián tiếp:
Khi đồng nội tệ giảm giá, hàng nội địa sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng quốc tế khiến
cầu hàng nội địa tăng dẫn đến giá tăng theo cơ chế cung – cầu thị trường hoặc dẫn
đến gia tăng sản xuất, tăng cầu lao động, tiếp đến là tăng lương và tăng tổng cầu,
kết quả là tỷ lệ lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, tác động này chủ yếu là trong dài hạn
do giá thị trường cứng nhắc trong ngắn hạn.
Một kênh gián tiếp quan trọng khác trong ngắn hạn cũng như dài hạn là thông qua
tỷ lệ đô là hóa nền kinh tế, tức là tình trạng người dân sở hữu các tài sản tính bằng
ngoại tệ. Giả định, tỷ giá hối đoái tăng, tức là nội tệ giảm giá và ngoại tệ tăng giá,
người dẫn có xu hướng chuyển sang nắm giữ các tài sản bằng ngoại tệ, đẩy giá các
tài sản tính bằng ngoại tệ tăng, thông thường là bất động sản và các mặt hàng xa xỉ,

và mặt bằng giá lên hay CPI tăng.
Các nhân tố được cho là ảnh hưởng đến tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái
Nhân tố vi mô
Theo nghiên cứu của Lian (2006) chỉ ra 03 nhân tố chính ảnh hưởng đến tác động
truyền dẫn của tỷ giá hối đoái là:


6

Phản ứng giá đôn : Là những điều chỉnh của doanh nghiệp để phản ứng lại với
những thay đổi của tỷ giá để giữ mức giá trong các thị trường xuất khẩu không đổi
(do các doanh nghiệp nước ngoài muốn giữ thị phần) nên họ chấp nhận những thay
đổi đáng kể trong lợi nhuận biên của họ. Sự phản ứng giá đôn thường được hiểu
như là dấu hiệu của những thay đổi trong điều kiện cạnh tranh mà các nhà xuất khẩu
nước ngoài đang đối mặt ở thị trường nhập khẩu.
Mức doanh lợi theo quy mô của doanh nghiệp :Theo Olivei (2002), nếu 1 doanh
nghiệp nước ngoài định giá lợi nhuận cho 1 sản phẩm không đổi khi xuất khẩu sang
thị trường khác thì một cú sốc tỷ giá sẽ được chuyển hoàn toàn nếu lợi nhuận không
đổi theo quy mô. Ngược lại, khi lợi nhuận đổi theo quy mô thì mức chuyển sẽ
không hoàn toàn. Điều này được lý giải như sau: khi giá đồng nội địa tăng x phần
trăm, sẽ làm cho chi phí biên doanh nghiệp nước ngoài tính theo đồng nội địa giảm
x%, tuy nhiên khi đồng nội địa tăng giá, cầu nội địa về hàng hóa nhập khẩu tăng,
tạo áp lực gia tăng sản xuất và dẫn đến sự tăng lên chi phí biên của doanh nghiệp
nước noài, vì vậy chi phí biên giảm ít hơn x phần trăm, tao ra mức chuyển không
hoàn toàn.
Độ co giãn của cầu các hàng hóa :Khi tỷ giá thay đổi, mức giá của doanh nghiệp
xuất khẩu sẽ thay đổi phụ thuộc vào độ co giản của cầu. Nếu cầu co giản mạnh khi
giá tăng lên thì doanh nghiệp sẽ có lợi khi hạn chế được mức chuyển của cú sốc tỷ
giá vào giá bán bằng cách giữ nguyên giá hoặc chỉ thay đổi rất ít (Yang,1997)
Nhân tố vĩ mô

Một số nghiên cứu của Mann (1986) và Taylor (2002) đã nhận dạng một vài nhân tố
ảnh hưởng đến tác động truyền dẫn của tỷ giá theo mức độ vĩ mô gồm:
Quy mô của một quốc gia : Theo Mc Carthy (2000), trong một nước lớn, hiệu ứng
của việc giảm giá tiền tệ lên mức giá trong nước bị trung hòa do giá thế giới giảm.
Đối với nước nhỏ, giảm giá tiền tệ sẽ không ảnh hưởng đến giá thế giới nên mức
chuyển tỷ giá có thể là hoàn toàn
Độ mở của nền kinh tế: có thể được đại diện thông qua tỷ trọng nhập khẩu của quốc
gia đó. Thông thường một nước có độ mở càng cao thì ERPT càng cao.


7

Tính bất ổn của các cú sốc tỷ giá: Mann (1986) cho rằng tính bất định của cú sốc tỷ
giá có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với ERPT. Nếu các nhà xuất khẩu nhận thấy cú
sốc tỷ giá chỉ là nhất thời, họ sẽ hạn chế thay đổi giá sản phẩm. Thay vào đó họ sẽ
thay đổi giá đôn và chuyển sang hướng “ chờ đợi và quan sát”. Ngược lại nếu họ
nhận thấy cú sốc tỷ giá là dai dẳng, họ sẽ thực hiện chiến lược thay đổi giá thay vì
điều chỉnh lợi nhuận biên. Do vậy ERPT sẽ cao.
Tính không ổn định của tổng cầu : Đối với những quốc gia có tổng cầu ổn định thì
ERPT sẽ thấp, ngược lại đối với quốc gia có tổng cầu khá nhạy cảm thì ERPT sẽ
cao.
Môi trường lạm phát : Theo Taylor (2000), trong môi trường lạm phát cao và dai
dẳng, thường tạo ra kỳ vọng lạm phát cao do vậy một cú sốc tỷ giá sẽ khiến các
doanh nghiệp nước ngoài thay đổi giá xuất khẩu để giữ mức lợi nhuận biên, tạo
ERPT cao. Ngược lại trong môi trường lạm phát thấp và ổn định, các doanh nghiệp
nước ngoài nhận thức đây chỉ là thay đổi nhất thời và kỳ vọng lạm phát thấp nên họ
sẽ hạn chế thay đổi giá bán và chấp nhận thay đổi lợi nhuận biên, khiến ERPT sẽ
thấp ở những quốc gia này.
Môi trường chính sách tiền tệ: Theo Taylor (2000) sự ổn định tương đối cuả chính
sách tiền tệ có ảnh hưởng nhất định đến ERPT. Lập luận này cũng được củng cố bởi

Devenux, Engle và Stogard (2004). Họ đã phát triển mô hình kinh tế vĩ mô của một
nền kinh tế mở trong đó mức chuyển tỷ giá là biến nội sinh. Kết quả cho thấy, các
quốc gia có ít biến động của chính sách tiền tệ thì ERPT càng thấp và ngược lại.
Điều này có thể giải thích bởi những biến động không ổn định dai dẳng trong cung
tiền sẽ tạo ra sự không ổn định dai dẳng trong mức giá. Do vậy, một sự thay đổi của
tỷ giá hối đoái sẽ khiến doanh nghiệp nước ngoài đưa ra những quyết định thay đổi
giá, điều này phản ứng một mức chuyển cao của tỷ giá vào nền kinh tế
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Hiện nay, lạm phát đang là một trong những vấn đề quốc gia được các cơ quan chức
năng, các nhà nghiên cứu kinh tế và người dân rất quan tâm. Cùng với sự gia tăng
lạm phát sau khủng hoảng là sự mất giá liên tục đồng nội tệ,cũng trong lúc này, thế


8

giới đã chứng kiến một mức độ ngày càng gia tăng của bay hơi tài chính. Trên cơ sở
đó, các cụm từ “pass-through” lần đầu tiên được sử dụng trong ngôn ngữ kinh tế bởi
Steve Magee (1873) trong bài báo của mình khi giải thích sự tác động của sự giảm
giá tiền tệ. Kể từ đó thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ kinh tế.
Khi nhắc đến thuật ngữ này, người ta muốn đề cập đến mức độ tác động đến giá cả
liên quan như: giá xuất/ nhập khẩu, giá tiêu dùng trong nước và mức độ mở cửa nền
kinh tế. Nhiều năm qua, một lượng lớn tài liệu kinh tế về sự truyền dẫn tỷ giá hối
đoái (ERPT) đã được nghiên cứu. Bắt đầu từ những quan điểm khác nhau, nghiên
cứu thực nghiệm kiểm tra vai trò của ERPT ở các nền kinh tế nhỏ và lớn. Đặc biệt,
2 xu hướng rõ nét trong các nghiên cứu đó là sử dụng mô hình để ước lượng độ lớn
của truyền dẫn tỷ giá hối đoái đó là việc sử dụng loại mô hình hồi quy tuyến tính
hay mô hình Var.
2.2.1 Các nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính:
Từ năm 1989 đã xuất hiện những bài nghiên cứu về sự chuyển dịch của tỷ giá hối
đoái đến giá cả trong nước bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để

giải thích phản ứng của chỉ số giá nội địa do thay đổi trong tỷ giá.
Tiêu biểu là nghiên cứu của Feenstra (1989) và Olivei (2002). Tiếp đó vào năm
2003, hai tác giả Campa and Goldberg trong bài nghiên cứu

: “Exchange Rate

Pass-Through into Import Prices” đã nghiên cứu tác động của sự truyền dẫn tỷ giá
hối đoái vào giá nhập khẩu của 23 quốc gia thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế OECD. Kết quả cho thấy rằng các nước có tỷ lệ biến động tỷ giá cao hơn
cũng là những nước có độ co giãn chuyển dịch cao hơn. Các biến kinh tế vĩ mô chỉ
đóng một vai trò nhỏ trong tính toán đối với sự phát triển theo thời gian của độ co
giãn chuyển dịch của các nước OECD. Tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy các
nước có tỷ giá hối đoái và lạm phát biến động ít hơn có thể sẽ có tỷ lệ của sự
chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá nhập khẩu thấp hơn và không có mối quan hệ hệ
thống tương tự giữa quy mô quốc gia và sự chuyển dịch gói nhập khẩu tổng hợp.
Bằng cách tập trung vào giá nhập khẩu, tác giả đã chỉ ra rằng giá hàng hoá biên trên
thực tế là rất nhạy cảm với biến động tỷ giá hối đoái.


9

Một nghiên cứu nữa vào năm 2003, trong đó tác giả cũng r t ra được kết luận
tương tự như nghiên cứu Campa and Goldberg (2003) là bài nghiên cứu của Otani,
Shiratsuka và Shirota Bài nghiên cứu kết luận rằng với một tỷ lệ lạm phát thấp và
được duy trì, mức độ chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào lạm phát sẽ thấp và ổn định,
điều này có nghĩa là nếu lạm phát gia tăng để phản ứng lại các cú sốc bên ngoài,
mức độ chuyển dịch của tỷ giá hối đoái vào lạm phát cũng sẽ tăng lên. Ngoài ra bài
nghiên cứu cũng phát hiện ra sự khác biệt trong hành vi của các công ty thiết lập giá
ảnh hưởng đáng kể đến việc truyền tải chính sách tiền tệ bằng cách thay đổi mức độ
truyền dẫn tỷ giá hối đoái.

Năm 2005, một bài báo khác được công bố của hai tác giả Campa and Goldberg,
nhưng lần này có sự kết hợp thêm với Gonzales-Minguez : Exchange Rate PassThrough to Import Prices in the Euro Area” Bài báo nói về Sự truyền dẫn tỷ giá hối
đoái đến giá nhập khẩu ở khu vực Châu Âu thông qua phân tích thực nghiệm trong
suốt 15 năm và đưa ra được kết luận rằng trong ngắn hạn độ lớn của sự truyền dẫn
tỷ giá là rất cao và mức chuyển dịch khác nhau giữa các ngành công nghiệp và các
quốc gia, còn trong dài hạn mức độ truyền dẫn cao hơn và gần bằng 1. Tuy nhiên,
các tác giả vẫn chưa tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng sự ra đời của đồng Euro
gây ra một sự thay đổi trong sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát.
Ngoài ra trong một nghiên cứu thực nghiệm khác về cơ chế truyền dẫn từ sự sụt
giảm tỷ giá đến lạm phát Ilan Goldfajn và Sergio R.C. Werlang (1998) đã phát hiện
ra một số nhân tố quyết định đến hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát. Bài
nghiên cứu của 2 tác giả này sử dụng số liệu thu thập từ 71 quốc gia trong giai đoạn
1980-1998. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhân tố chính quyết định đến hệ số
truyền dẫn bao gồm các yếu tố mang tính chu kỳ cấu thành đầu ra của nền kinh tế,
mức độ mở cửa kinh tế, mức độ định giá cao tỷ giá hối đoái thực ban đầu (RER –
Real Exchange rate), tỷ lệ lạm phát ban đầu (Initial inflation). Trong bài nghiên cứu
này, tác giả đã tìm ra hệ số truyền dẫn tăng khi thời gian đo lường tăng lên và đạt
đến đỉnh điểm tại thời điểm 12 tháng. Tác giả cũng chỉ ra sự sai lệch trong việc
đánh giá tỷ giá hối đoái thực là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lạm phát tại


10

các quốc gia thị trường mới nổi trong khi tỷ lệ lạm phát ban đầu là nhân tố quan
trọng nhất đối với các quốc gia phát triển. Bằng cách sử dụng mô hình ước tính, bài
nghiên cứu của hai tác giả này dự báo một tỷ lệ lạm phát hơi cao hơn một ch t so
với thực tế quan sát được trong nhiều trường hợp các quốc gia bị sụt giảm tỷ giá hối
đoái mạnh, thậm chí ngay cả khi có tính đến những phương pháp ước tính kỳ vọng
tỷ giá hối đoái. Điều này cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách nên thận
trọng khi sử dụng các mô hình trong quá khứ để dự báo tỷ lệ lạm phát sau khi tỷ giá

hối đoái bị mất giá mạnh
Tóm lại, hầu hết các mô hình nghiên cứu thực hiện theo phương pháp hồi qui tuyến
tính đều xuất phát theo mô hình luật một giá (LOP), từ đó khi các tác giả xem xét
mức độ truyền dẫn (ERPT) vào các chỉ số giá bằng cách thêm vào các biến kiểm
soát khác có tác động đến giá hàng hóa nhập khẩu như: yếu tố đại diện cho chi phí
của quốc gia xuất khẩu, yếu tố đại diện cho nhu cầu hàng hóa của quốc gia nhập
khẩu…
2.2.2 Các nghiên cứu sử dụng phương pháp Var:
Tiếp nối thành công của các bài nghiên cứu về EPRT, hàng loạt các nghiên cứu
khác ra đời nhưng lại sử dụng phương pháp Var để xem xét sự chuyển dịch một vài
cú sốc đến lạm phát trong nước.
Mở đầu là bài nghiên cứu của McCarthy (2000).Trong bài nghiên cứu : “PassThrough of Exchange Rates and Import Prices to Domestic Inflation in Some
Industrialized Economies”. Ông là người tiên phong trong việc sử dụng mô hình
VAR để thực hiện nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Ông sử dụng mô hình
VAR đệ qui (Recursive VAR) để nghiên cứu mức tác động của tỷ giá hối đoái và
chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dung tại một số nền kinh tế phát triển giai đoạn
1976-1988. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Việc nâng giá đồng nội tệ sẽ làm giảm
giá cả nhập khẩu và điều này kéo dài với thời gian ít nhất là 1 năm ở hầu hết các
nước khảo sát. (2) Phản ứng của chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dung đối với
chỉ số giá nhập khẩu là dương và có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các nước khảo sát


11

Năm 2006, Takatoshi Ito và Kiyotaka Sato đã thực hiện một nghiên cứu về sự thay
đổi tỷ giá và lạm phát trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế Châu Á (Exchage rate
changes and Inflation in Post – Crisis Asian Economies) bằng cách sử dụng mô
hình VAR phân tích cơ chế truyền dẫn trong tỷ giá (VAR Analysis of the Exchange
Rate Pass – Through). Kết quả bài nghiên cứu này cho thấy rằng (1) Hệ số truyền
dẫn từ tỷ giá hối đoái tới giá nhập khẩu (import price) là khá cao trong nền kinh tế

khủng hoảng lớn; (2) Hệ số truyền dẫn từ tỷ giá tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI –
Costumer Price Index) là thấp. Điều này hàm ý rằng tỷ giá hối đoái tác động không
lớn tới lạm phát của các quốc gia Châu Á trong giai đoạn khủng hoảng
Đến năm 2007, cũng giống như , Takatoshi Ito và Kiyotaka Sato Michele Ca’ Zorzi,
Elke Hahn và Marcelo Sánchez cũng thực hiện nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn từ
tỷ giá hối đoái nhưng bài nghiên cứu này đã chọn các nền kinh tế mới nổi
(Exchange rate pass through in emerging market). Tác giả kiểm định trong 12 nền
kinh tế mới nổi ở Châu Á, Mỹ Latin, Trung và Đông Âu. Bằng cách sử dụng mô
hình tự hồi quy vector (Vector Autoregressive Model) tác giả đã thấy rằng: hệ số
truyền dẫn đến chỉ số giá CPI và nhập khẩu ở các quốc gia này cao hơn với những
nước có nền kinh tế phát triển; Ở các nền kinh tế mới nổi có lạm phát ở mức một
con số, hệ số truyền dẫn tới Chỉ số giá tiêu dùng CPI và nhập khẩu là khá thấp và
cũng không giống như các quốc gia có nền kinh tế đã phát triển; Bài nghiên cứu
cũng tìm ra được mối tương quan mạnh giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát. Như vậy
do sự lựa chọn mẫu và thời điểm khác nhau, mà 2 bài nghiên cứu này có kết luận
hoàn toàn ngược nhau về mối quan hệ tỷ giá hối đoái và lạm phát.
Trong một bài nghiên cứu khác của Dubravko Mihaljek and Marc Klau: “A Note on
the Pass-Through from Exchange Rate and Foreign Price Changes to Inflation in
Selected Emerging Market Economies”Bài nghiên cứu ước tính truyền dẫn khi tỷ
giá hối đoái thay đổi và giá nhập khẩu thay đổi đến các nền kinh tế mối nổi. Mẫu
lựa chọn là một nhóm gồm 13 nền kinh tế mới nổi (Nam Phi, Brazil, Chile, Mexico,
Peru, Cộng hòa Czech, Hungary, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia,
Philippines và Thaí Lan), trong giai đoạn từ thập niên 1980 đến năm 1990. Vì có sự


12

lựa chọn mẫu giống nhau, nên kết quả của bài nghiên cứu này có phần giống bài
nghiên cứu của Elke Hahn và Marcelo Sánchez. Bài nghiên cứu tìm ra những phần
chính sau:(1) Thay đổi trong tỷ giá thì ảnh hưởng mạnh hơn và đồng thời cũng có

mối tương quan với lạm phát hơn là những thay đổi về giá nhập khẩu. Ngoài ra còn
có một số bằng chứng về thống kê cho thấy khi tỷ giá thay đổi tác động lên lạm phát
và khi giá nhập khẩu thay đổi cũng tác động lên lạm phát ở một vài nước. (2) Kết
quả chỉ ra rằng hiệu ứng truyền dẫn được ước tính bằng giá nhập khẩu tính bằng nội
tệ do đó có thể nó không được thích hợp. Thay vào đó, có vẻ như cần thiết phải
phân tích riêng biệt hai hiệu ứng truyền dẫn này. (3) Các hiệu ứng truyền dẫn từ
thay đổi tỷ giá vào lạm phát thì thông thường là mạnh hơn truyền dẫn từ giá nhập
khẩu. Nhưng có một sự suy giảm đáng kể từ giữa những năm 1990, có lẽ là do kết
quả của những điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định và cải cách cơ cấu được thực hiện ở
các nền kinh tế mới nổi.
Cùng nghiên cứu về thị trường châu âu, chúng ta có thể tham khảo thêm 2 bài
nghiên cứu của Hahn (2003) và Faruqee (2006):
Hahn (2003): “Pass-Through of External Shocks To Euro Area Inflation”. Báo cáo
này nghiên cứu tác động chuyển dịch của cú sốc bên ngoài, tức là cú sốc giá dầu, tỷ
giá hối đoái và giá hàng hóa nhập khẩu phi dầu mỏ đến lạm phát khu vực sử dụng
đồng Euro thông qua các bộ phận phân phối khác nhau (giá hàng nhập khẩu, giá sản
xuất, giá tiêu dùng). Phân tích dựa trên mô hình VAR, bao gồm dãy phân phối của
giá (giá hàng nhập khẩu, sản xuất và tiêu dùng).
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy tác động chuyển dịch lớn nhất và nhanh nhất là
cú sốc giá hàng nhập khẩu phi dầu mỏ, kế tiếp là cú tỷ giá hối đoái và c sốc giá
dầu. Kích cỡ và độ lớn tác động chuyển dịch của những cú sốc giảm dần theo suốt
dãy phân phối. Cú sốc bên ngoài giải thích phần lớn các biến trong các chỉ số giá và
góp phần lớn hơn đến lạm phát trong khu vực Euro khi bắt đầu sử dụng đồng tiền
chung Châu Âu.
Faruqee (2006): “Exchange Rate Pass-Through in the Euro Area” bài nghiên cứu
đã sử dụng mô hình Var để phân tích hành vi theo thời gian của tỷ giá hối đoái và


13


hệ thống giả cả chịu ảnh hưởng bởi cú sốc tỷ giá. Một số kết luận được r t ra như
sau: (1)Mức chuyển dịch tỷ giá trong ngắn hạn trong khu vực đồng EURO là thấp.
Ví dụ như Hoa Kỳ, ảnh hưởng của việc tác động sú sốc tỷ giá trên các nhân tố: giá
cả thương mại và giá cả bán buôn và bán lẻ là bằng không. (2)Mức chuyển dịch có
khuynh hướng tăng theo thời gian trong khu vực đồng euro, mặc dù mức độ chuyển
dịch của lương và giá cả tiêu dùng vẫn duy trì một khoảng cách tương đối là nhỏ.
Mức độ chuyển dịch trong sản xuất và giá hàng xuất khẩu có cao hơn nhưng mức
độ cao nhất phản ánh trong khu vực đồng euro là giá cả nhập khẩu. (3)Mô hình của
hiệu ứng chuyển dịch tỷ giá vào giá cả thương mại cho rằng sự khác nhau giữa công
ty trong nước và nước ngoài về hành vi định giá trong khu vực đồng euro
2.2.3 Các nghiên cứu về sự truyền dẫn tỷ giá ở Việt Nam
Cho đến nay, nghiên cứu định lượng về ERPT đến giá cả, lạm phát ở Việt Nam
không nhiều, có một vài nghiên cứu chuyên sâu như: “Exchange Rate Pass-Through
and Its Implications For Inflation in Vietnam” (2009) của tác giả Vo Van Minh;
“Estimating the Exchange Rate Pass-Through into Inflation in Vietnam” của nhóm
tác giả Tran Mai Anh và Nguyen Dinh Minh Anh. Bài nghiên cứu luận văn thạc sĩ:
“Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá tại Việt Nam giai đoạn 2001-2011”
của Bạch Thị Phương Thảo Trong đó, bài viết của tác giả Võ Văn Minh được công
bố toàn bộ trên Internet, nên sẽ được giới thiệu chi tiết hơn.
Võ Văn Minh (2009) : Trong một nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối
đoái và tác động tới lạm phát Việt Nam (Exchang rate pass – through and its
implications for inflation in Vietnam) đã chỉ ra rằng: hệ số truyền dẫn tỷ giá hối
đoái trong năm đầu tiên là 0,61, hệ số này là tương đương với các nền kinh tế giống
Việt Nam; Bài viết cũng chỉ ra rằng sau c shock về tỷ giá thì sau 5 đến 7 tháng sau
mới tác động tới nhập khẩu; ngoài ra bài nghiên cứu còn cho thấy chỉ số giá tiêu
dùng CPI (Costumer price index) 0.08 trong năm đầu tiên và sẽ bị tác động sau 10
tháng khi xảy ra c shock về tỷ giá. Và trong vòng 15 tháng kẻ từ l c xảy ra c
shock về tỷ giá thì sẽ không còn tác động đến Chỉ số giá tiều dùng CPI và giá nhập
khẩu (import price) . Do việc tác động ERPT lên chỉ số giá tiêu dùng là khá thấp,



14

một sự linh hoạt hơn của cơ chế tỷ giá hối đoái ví dụ như cho phép sự biến động
biên độ tỷ giá hối đoái lớn hơn được tác giả khuyến nghị
Mặc dù vậy, ERPT bình quân trong năm thứ nhất là 0.08, thấp hơn kết quả đo lường
của IMF năm 2003 là 0.25 trong năm thứ nhất. Có một số nguyên nhân giải thích
cho những thay đổi này:
Thứ nhất, chỉ số CPI bình quân trong giai đoạn 1995 – 2003 được sử dụng trong
nghiên cứu của IMF là 5.9%, cao hơn mức 4.9% trong giai đoạn 2001 – 2007. Giả
thiết Taylor (2000) cho rằng môi trường lạm phát thấp hơn, nhìn chung, sẽ làm
giảm ERPT. Do đó, lạm phát thấp hơn ở giai đoạn 2001- 2007 so với giai đoạn
1995-2003 có thể giai thích hiện tượng này.
Thứ hai, tình trạng đô la hóa thấp hơn trong giai đoạn 2001-2007 có thể là nhân tố
khác giải thích sự sụt giảm ERPT.
Thứ ba, việc tự do hóa lãi suất từ năm 2000 có thể làm giảm ERPT.
Được thực hiện đầy đủ hơn khi đo lường sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến cả ba chỉ
số giá IMP, PPI, CPI, tác giả Bạch Thị Phương Thảo (2011) đã tiếp tục sử dụng mô
hình VAR đệ qui để kiểm định độ lớn tác động từ quí 1 năm 2001 đến quí 2 năm
2011 và đưa ra kết quả theo thứ tự tác động lớn nhất là IMP, tiếp đến là PPI và nhỏ
nhất là CPI. Bài nghiên cứu cũng đưa ra một số kết quả như ERPT bình quân sau 1
năm là 0.16 và sự truyền dẫn đạt mức độ cao nhất là 0.39 sau 5 quý tức là sau 15
tháng sau khi có cú sốc tỷ giá hối đoái. Chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng
đều chịu ảnh hưởng từ cú sốc tỷ giá hối đoái với thời gian gần 24 tháng.
Trần Mai Anh và Nguyễn Đình Minh Anh :Bằng công cụ VAR, cho kết quả ERPT
bình quân đến giá nhập khẩu và giá tiêu dùng lần lượt là 0.13 và 0.065 trong 6 tháng
đầu.
Như vậy, các kết quả định lượng ERPT trên đều thấp một cách bất thường so với
các kết quả nghiên cứu ERPT tại các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Trong khi
đó, về mặt lí thuyết và thực tiễn, Việt Nam có đủ các nhân tố để có một mức ERPT

cao hơn: lạm phát, tỉ lệ nhập khẩu/GDP cao; đồng nội tệ kém ổn định; năng lực
cạnh tranh nền kinh tế kém; mức độ đô la hóa nền kinh tế còn cao.Vì vậy, việc tiếp


15

tục nghiên cứu lượng hóa ERPT là điều nên làm, nhằm nâng cao hiệu quả điều hành
chính sách tiền tệ , tỉ giá và nâng cao năng lực dự báo cũng như kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên mục tiêu của đề tài là đề cập đến việc dùng phương pháp phân rã
phương sai để phân tích xem yếu tố nào có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến lạm
phát, tác giả xin điểm qua các kết luận rút ra từ các nghiên cứu về các yếu tố tác
động đến lạm phát tại Việt Nam; Đồng thời qua các nghiên cứu này cũng muốn lưu
ý đến vai trò của tỷ gía hối đoái đối với lạm phát.
Võ Thành Trí và đồng tác giả (2001) :
Đây là một trong những nghiên cứu định lượng đầu tiên nghiên cứu về vai trò của tỷ
giá hối đoái đối với lạm phát. Các tác giả sử dụng số liệu từ 1992 đến năm 1999
trong một mô hình tự hồi quy véc tơ(VAR) với sai số ECM ( error correction terms)
để nghiên cứu các mối quan hệ giữa tiền tệ, CPI, tỷ giá và giá trị sản lượng công
nghiệp thực tế. Họ đã cho thấy rằng tiền tệ chịu tác động của lạm phát và sản lượng
nghĩa là chính sách tiền tệ có tính bị động trong giai đoạn nghiên cứu. Tỷ giá cũng
có ảnh hưởng đến lạm phát trong khi cung tiền ko có tác động đến các biến động
trong tương lai của giá cả.
Một nghiên cứu của IMF trong năm 2003 cũng cho thấy các kết quả tương tự về
vai trò của cung tiền đến lạm phát. Nghiên cứu này sử dụng mô hình VAR với bảy
biến: giá dầu quốc tế, giá gạo quốc tế , sản lượng công nghiệp , tỷ giá, cung tiền, giá
nhập khẩu và các chi số giá tiêu dung cho giai đoạn từ tháng 1 năm 1995 đến tháng
3 năm 2003. Những kết quả của nghiên cứu này cho thấy vận động nội tại là yếu tố
quan trọng giải thích những biến động của lạm phát . Lạm phát phi lương thực thưc
phẩm và giá nhập khẩu. Tỷ giá có tác động đến giá nhập khẩu nhưng không có tác
động CPI. Điều này phản ánh thực tế là các loại hàng hóa phi thương mại chiếm tỷ

trọng lớn trong giỏ CPI và giá nhập khẩu không chuyển trực tiếp vào giá trong nước
dù độ mở của Việt Nam tăng lên. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng giá gạo quốc
tế, các điều kiện về tổng cầu trong nước và tốc độ tăng cung tiền mở rộng có ít tác
động đến lạm phát nhưng tác động lại kéo dài.


×