Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

bài tập nhóm kết cấu tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 40 trang )

Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

1

LỜI CÁM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Th.S Nguyễn Văn Công đã tận tâm hướng dẫn chúng em
qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực kết cấu tàu
thủy. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài thu hoạch này của em
rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn thầy.

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

2

Mục lục
Đề tài: Đặc điểm kết cấu riêng các loại tàu thủy thông dụng
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................................. 1
I.

TÀU VẬN TẢI HÀNG KHÔ ......................................................................................... 3

II.

TÀU CHỞ HÀNG RỜI ( BULK CARRIER)............................................................... 5

III.



TÀU CHỞ QUẶNG. ....................................................................................................... 7

IV.

TÀU CHỞ HÀNG THÙNG TIÊU CHUẨN ( CONTAINER).................................... 9

V.

TÀU CHỞ KHÍ HÓA LỎNG (Liquid Gas Carriers)................................................ 11

VI.

TÀU ĐÁNH BẮT CÁ VỎ THÉP. ............................................................................... 14

VII.

TÀU CỠ NHỎ. .............................................................................................................. 17

VIII.

TÀU KHÁCH. ............................................................................................................... 21

IX.

TÀU HÀNG LỎNG ...................................................................................................... 25

Tài liệu tham khảo:
Lý thuyết tàu tập 1 – Vũ Ngọc Bích.
Kết cấu tàu thủy – Vũ Ngọc Bích.


GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

I.

3

TÀU VẬN TẢI HÀNG KHÔ
1. Tàu nhóm này được gọi chung là tàu chở hàng tổng hợp, đóng gói hoặc cấu kiện, là tàu ra
đời sớm, sốlượng đông đảo nhất. Tàu vận tải đibiển sức chở từ 7.000dwt đến trên10.000
dwt, tàu cận hải (ven bờ) sứcchở khiêm tốn hơn, từ vài trăm tấnđến 1.500 dwt. Một số kiểu
tàu vận tải hàng khô ra đời khoảng những năm năm mươi trở về sau.
2. Các đặc điểm kết cấu riêng biệt :


Những tàu chuyên chở hàng kích thước lớn, khó đưa lên tàu qua miệng hầm hàng trên
boong người ta phải mở các miệng hầm hàng tại mạn. Số lượng lỗ khóet này có khi đạt con
số không nhỏ. Các lỗ khoét làm cho kết cấu mạn bị yếu.



Đặc điểm kết cấu tàu hàng cỡ lớn còn ở chỗ, số boong trên tàu không chỉ một mà thường
có thêmcác boong giữa. Kết cấu đặc trưng của tàu cỡ lớn trong nhóm là tàu ba boong




Thành miệng hầm hàng (hatch coaming) phải chế tạo theo yêu cầu bù đắp độ bền cho
boong bị khóet. Kết cấu thành miệng hầm hàng tàu vận tải vì vậy thường có kích thước
không thông thường, chiều dày tấm thành không nhỏ và kết cấu này chạy dọc, liên tục trên
suốt chiều dài phần giữa tàu. Một số tàu trong nhóm tìm kiếm biện pháp tăng độ bền dọc
qua kết cấu đáy đôi, mạn đôi.



Đáy đôi tàu áp dụng trên các tàu không phải tàu cỡ nhỏ. Tàu dài từ 60 m trở lên đều có đáy
đôi, chạy liên tục từ vách chống va mũi đến vách khoang lái. Chiều cao đáy đôi có chiều
cao tối thiểu 620 mm để người có thể kiểm tra, thao tác các công việc cần thiết trong hầm
đáy đôi. Trong đáy đôi có thể bố trí két chứa nước dằn, nếu cần phải thế, chứa dầu, nước
cho tàu.



Mặt cắt ngang qua khu vực khoang hàng giữa tàu của tàu vận tải đi biển, chở hàng khô
thuộc nhóm general cargo với bố trí nhiều tầng boong



Đà ngang, xà ngang boong chính tại cùng hình được bố trí cách ba khoảng sườn. Sống
boong kết cấu dạng hộp nhằm gia tăng tiết diện mặt cắt ngang bù đắp cho phần diện tích
boong bị khoét lỗ lớn. Mạn tàu và tweendeck tổ chức theo hệ thống ngang.

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017



Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

4

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

II.

5

TÀU CHỞ HÀNG RỜI ( BULK CARRIER)

1. Tàu chở hàng rời dùng chở hàng hóa thể hạt, chở quặng hoặc vật liệu tương tự, chưa
đóng gói. Hàng thường được chất đống trong quá trình bảo quản và cả khi chuyên chở.
Trong tiếng Anh từ “bulk” được dùng chỉ hàng loại này. Trong trường hợp này hàng bulk
nên được hiểu hàng chất đống, hàng khối (số lượng) lớn. Tàu này được gọi chung là tàu
chở hàng rời – bulk carrier trong tiếng Anh. Những mặt hàng thường gặp trong nhóm
hàng này là quặng kim loại, không kim loại, than đá, hạt ngũ cốc, một số loại hóa chất,
cát, xi măng..

2. CÁC ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU RIÊNG BIỆT


Tàu có đáy đôi như tàu hàng khô và đáy đôi được nâng cao để cải thiện tính chòng chành,

nâng cao trọng tâm tàu trong các điều kiện khai thác. Đáy trong thường đặt bằng suốt cả
chiều rộng tàu . Kích thước mã hông rất lớn .Để thuận tiện cho việc bốc xếp hàng hóa,
người ta làm két hông .



Để giảm khả năng xô dạt hàng hóa, người ta làm két đỉnh mạn. Góc nghiêng két đỉnh
mạn , két hông phù hợp góc tự đổ của hàng hóa ( góc lệch ma sát), đảm bảo khả năng ổn
định tự dồn hàng . Góc tự đổ phù hợp có tác dụng ngăn dịch chuyển mặt thoáng hàng .
Két này kích thước khá lớn dùng chứa nước dằn hoặc chứa hàng . Hàng vào két qua hệ
thống miệng hầm hàng diện tích khá nhỏ trên boong. Khi chở hàng nặng trong khoang,
các két đỉnh mạn chứa nước dằn nhằm nâng cao trọng tâm tàu, hạ thấp chiều cao tâm
nghiêng ban đầu, giảm lắc ngang . Hàng nhẹ thường bố trí trong khoang đồng thời trong
két đỉnh mạn .



Ngoài ra để cải thiện tính chòng chành đi biển , bố trí két chứa trên boong . Tàu chỉ có 1
boong , miệng khoang hàng mở rộng có lỗ khoét lớn để tăng khả năng bốc xếp hàng hóa .
Chiều dài khoang hàng lớn hơn so với tàu nhóm khác

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công


6

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

III.

7

TÀU CHỞ QUẶNG.

1. Đặc tính nổi bật


Đặc tính nổi bật của mặt hàng chở bằng tàu này là trọng lượng riêng của quặng lớn hoặc
rất lớn. Mặt khác cước vận chuyển quặng thấp hơn rất nhiều nếu so với vận chuyển mặt
hàng khác. Hai điều trên đòi hỏi người thiết kế phải có cách xử lý, tàu chở quặng kết cấu
không quá phức tạp, cầu kỳ, song tàu phải tạo mọi thuận lợi cho việc thao tác bốc dỡ hàng,
lên hàng. Tàu phải đủ độ bền, cả bền chung và bền cục bộ, đảm bảo tàu đủ độ an toàn trong
quá trình khai thác.



Dung tích các khoang mạn , đáy đôi dùng cho việc dự trữ và ballat . Các két tuy dung tích
không lớn song lượng ballat tại đây kéo trọng tâm tàu lên cao trong các chế độ khai thác .




Đáy đôi , mạn đôi có chiều cao lớn . Dung tích các khoang mạn, đáy đôi dùng cho việc
chứa dự trữ và ballast. Ngoài ra ballast còn chứa ở két đỉnh mạn . Dung tích két dằn xấp xỉ
dung tích các hầm hàng cùng tàu .



Điều chú ý khác biệt của tàu chở quặng là: Với tàu vận tải thông thường hoặc tàu dầu, ta
luôn tìm cách hạ thấp trọng tâm tàu nhằm tăng khả năng ổn định. Ngược lại với tàu chở
quặng , trọng tâm tàu thường thấp làm cho chiều cao tâm nghiêng của tàu tăng nhiều, tàu
“cứng ” sẽ lắc với biên độ không nhỏ, chu kỳ lắc ngắn, tàu không êm và khó đảm bảo an
toà. Biện pháp nâng chiều cao trọng tâm chủ yếu là dùng két đỉnh mạn. Biện pháp tránh
cho mômen uốn quá lớn là phân bố nước dằn dọc tàu đúng theo yêu cầu cụ thể.



Số lượng vách dọc nhiều ( vách đứng , vách nghiêng ) và hệ thống nẹp dọc làm cứng vách
còn số lượng vách ngang nhỏ hơn số lượng vách ngang trên tàu khác nhóm Chiều dà
khoang hàng lớn hơn so với tàu khác. Mỗi khoang hàng có 1 hay nhiều miệng hầm hàng.



Số lượng vách dọc nhiều ( vách đứng , vách nghiêng ) và hệ thống nẹp dọc làm cứng vách
còn số lượng vách ngang nhỏ hơn số lượng vách ngang trên tàu khác nhóm Chiều dà
khoang hàng lớn hơn so với tàu khác. Mỗi khoang hàng có 1 hay nhiều miệng hầm hàng.



Đặc tính thuộc kết cấu tàu chở quặng là lối đi trong tàu, bố trí dưới boong cho phép đi từ
mũi đến lái và ngược lại trong mọi điều kiện thời tiết. Từ hành lang có lối thoát ra ngoài
và cả lối dẫn ra khoang mạn, đến đáy đôi. Lối đi bị ngăn thành từng đoạn nhờ các cửa ra

vào. Tại vách kin nước phảI là cửa kín nước. Bơm ballast bố trí trong buồng máy và khoang
bơm, bố trí trước mũi hoặc giữa tàu.

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

8

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

IV.

9

TÀU CHỞ HÀNG THÙNG TIÊU CHUẨN ( CONTAINER)

1. Vận tải Container ra đời từ những nam 1950, đến những năm 1960 đã được khẳng định là
một cuộc cách mạng trong giao thong vận tải . Các chuyên gia kinh tế vận tải trên thế giới
đã không ngừng tìm cách nâng cao tính ưu việt của vận tải container để trở thành công cụ
chuyên chở trên nhiều phương tiện vận tải .


Các loại tàu biển chở Container


Tàu F.C ( Full Cellular ) chỉ để chở Container trong khoang tàu, trên boong chia nhiều ô
xếp vừa Container .



Tàu C.C (Converted to Containership)l à loại tàu được hoán cải từ tàu thường , tàu hàng
khô để chở Container .



Tàu R.C(Ro-Ro Cellular ): Loại tàu này vừa kết hợp chở Container vừa chở hàng trên giá
con lăn (Roll – Trailer)



Tàu R.R ( Roll on – Roll off ): Các Container được xếp trên giá con lăn , khi xếp dỡ dùng
đầu kéo chạy thẳng vào tàu để xếp và dỡ .



Tàu S.C (Semi – Containership): Loại này vừa chở Container vừa chở hàng khô Ngoài ra
còn có các loại sà lan chuyên dùng để xếp Container chạy trên sông

2. Đặc điểm kết cấu


Boong

Tàu chỉ có 1 boong và miệng hầm hàng mở rộng, chiều rộng khoang hang bằng chiều rộng

miệng khoang, sống dọc chính chạy liên tục qua miệng hàng . Trên mặt boong, thượng tầng người
ta gia cường sàn cứng vững để xếp container cao lên . Có thể xếp container tại khu vực gần mũi
,lái và giữa tàu .


Kết cấu khoang hàng
Tàu container có các khoang hàng hình khối, đủ chứa nhiều dãy và nhiều tầng thùng . Trên

các thành đứng của khoang hàng, người ta lắp đặt các thanh dẫn hướng thùng. Các thanh này có 2
chức năng đồng thời là tạo thuận lợi cho việc xếp dỡ container qua hầm hang được nhanh chóng
và ngăn cản xê dịch thùng khi tàu chuyển động .
GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

10

Kết cấu thanh dẫn hướng khá đa dạng. Trong các tàu thông thường, thanh dẫn hướng làm
từ thép hình cỡ 100×100 (mm) hoặc 150×150 (mm). Khoảng cách giữa các khoang hàng chứa
thùng , tính từ mép ngoài của thanh dẫn hướng cần có kích thước phù hợp, không lớn quá để thùng
dễ bị xô khi đã vào tàu hoặc khi tàu lắc, nhưng không chật quá dễ gây khó khăn cho việc đưa thùng
vào ra. Khe hở giữa các thanh dẫn và thùng không quá 40 ÷60 mm theo chiều dài thùng và 25-30
mm theo chiều ngang . Phía dưới các thùng bố trí các khóa chân giữ cố định thùng trên tàu .

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công


Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

V.

11

TÀU CHỞ KHÍ HÓA LỎNG (Liquid Gas Carriers)

1. Tàu chở khí hoá lỏng thuộc nhóm tàu vận tải chở khí hóa lỏng trong tàu, thực chất là các
bình chịu áp lực cao trong điều kiện nhiệt độ hạ thấp đến mức cần thiết. Ngoài tàu chở
khí gốc dầu còn có tàu chở khí tự nhiên. Kiểu thứ nhất dành cho tàu chở khí từ công
nghiệp dầu khí, sau hóa lỏng (liquefied petroleum gas – LPG), kiểu sau dành chở khí tự
nhiên hóa lỏng (liquefied natural gas – LNG).
2. Đặc điểm kết cấu:


Khoang hàng chịu áp lực (fully pressured tanks). Dung tích các tàu này thường không
lớn hơn 2.000m3 . Tàu dùng chở chủ yếu propane, butane chứa trong các bình trụ , từ hai
đến 6 bình, đặt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn dưới boong. Các bình này được thiết kế
để chịu áp lực đến 17,5 kG/cm2. Áp lực này gần trùng với với áp lực bốc hơi của propane
tại nhiệt độ 45°C.



Khoang hàng nén bán phần (một nửa) hoặc làm lạnh bán phần (semi-pressured or
semirefrigerated tanks). Dung tích tàu nhóm này lên đến 5.000m3. Các bình trên tàu được

thiết kế chịu được nhiệt độ -5°C và áp lực lớn nhất khoảng 8 kG/cm2. Phía ngoài bình
được cách nhiệt. Hàng trong tàu được làm lạnh và bảo quản tại áp lực tính toán.



Khoang lạnh (fully-refrigerated tanks). Dung tích tàu nhóm thứ ba này có thể đạt 10.000
m3 đến 100.000 m3. Tàu dung tích nhỏ trong nhóm thường là tàu dùng chở nhiều mặt
hàng, tàu lớn thuộc tàu chuyên dụng cho một mặt hàng. Tàu chở khí tự nhiên (Liquefied
Natural Gas Ship) được thiết kế và chế tạo theo những chuẩn nhất định. Trong thời gian
qua những nhà đóng tàu đã đăng ký hơn 20 sáng chế cho thiết kế tàu LNG, phần đông
trong đó thuộc về nhóm kết cấu màng mỏng (membrane category) hoặc kết cấu độc lập
(independent category). Theo khuyến cáo của tổ chức hàng hải quốc tế IMO ghi trong
Internatinal Gas Carrier Code trên tàu chở khí có thể sử dụng các kết cấu dạng sau.

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng


12

Két liền hay bình khí liền (integral tanks), theo nghĩa các khoang hàng tàu vận tải có kết
cấu liền thân tàu chúng ta đã quen trong các chương trước, được dùng chở LPG tại áp lực
khí quyển hoặc gần như vậy.




Két màng mỏng (membrane tanks) thuộc kết cấu tàu, làm từ các lớp vật liệu (gọi là
membrane) tựa trên các tấm cách nhiệt, còn các tấm cách nhiệt đó là chi tiết thuộc kết cấu
thân tàu. Két màng mỏng chủ yếu dùng cho tàu LNG

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

13

Một số hình ảnh về kết cấu tàu chở khi hóa lỏng

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

VI.

14

TÀU ĐÁNH BẮT CÁ VỎ THÉP.

1. Tàu đánh bắt cá vỏ thép kích cỡ khác nhau. Nhóm nhỏ nhất thuộc tàu lưới vây và tàu kéo
cỡ nhỏ. Chiều dài tàu nhóm này từ 20m đến 30m, lượng chiếm nước không quá 150 –

120T chiếm số đông. Nhóm trung bình gồm tàu lưới vây dài từ 30m đến 40m, lượng
chiếm nước đến 500T. Tàu lưới kéo trung bình dài từ 45m đến 60m , lượng chiếm nước
đến 2000T.

Tàu cá 25m theo nghị định 67 1

Tàu cỡ lớn trong học tàu cá được hiểu là tàu chiều dài 45m đến 55m cho tàu lưới vây và
L = (70:90)m khi bàn đến tàu lưới kéo. Lượng chiếm nước lớn nhất tàu lưới kéo trong
nhóm đang đề cập 5000T. Tàu cá lớn hơn gồm tàu lưới vây siêu lớn với chiều dài đến
90m, lượng chiếm nước đến 4000T, tàu lưới kéo dài từ (90:120)m, lượng chiếm nước ∆ =
(5000T:10000T) đang có mặt trên các đại dương.

Tàu cá vỏ thép 40m

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

15

2. Đặc điểm kết cấu


Đặc trưng kết cấu tàu đánh cá là hệ thống kết cấu ngang. Vì lý do dễ chế tạo, chi phí thấp
nên kết cấu theo hệ thống ngang được áp dụng rộng rãi trong việc đóng tàu cá. Bên cạnh
đó, tàu cá là loại tàu luôn làm việc theo chế độ nặng nên cần đảm bảo độ bền cục bộ rất
lớn. Tàu cá phải quay trở liên tục, bị va đập thường xuyên… do vậy cần có biện pháp

tăng cường độ bền chống tác động thường xuyên đó.

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

16

Hình minh họa mặt cắt ngang tàu cá vỏ thép cỡ nhỏ, L = 21.2m, B = 6m và D = 2.8m. Tàu được
thiết kế theo hệ thống ngang, đáy đơn, sườn thường theo tiêu chuẩn L 75x75x6.

Dàn boong và dàn đáy đều thiết kế theo hệ thống ngang. Với đà ngang là thép chữ T 10x120/t8
& 10, sống phụ T 10x200/t8 tại khu vực buồng máy.

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

VII.

17

TÀU CỠ NHỎ.


1. Được dùng rộng rãi trong vận tải đường sông, vịnh, ven bờ phục vụ tham quan, du lịch ,
vận chuyển người,…
2. Đặc điểm kết cấu


Thông thường tàu cỡ nhỏ có kết cấu ngang vì phù hợp với yêu cầu công nghệ chế tạo và
sử dụng.



Phần thân tàu dùng để cung cấp lực nổi và lắp đặt thiết bị đẩy. Thượng tầng bố trí trên kết
cấu ngang. Chọn kết cấu thân tàu và cầu nối là phần chủ yếu nhất trong quá trình thiết kế
kết cấu.
Hình ảnh mặt boong tàu 2 thân kết cấu hệ thống dọc

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng


18

Tàu loại này thường được thiết kế có thượng tầng để tăng độ cứng. Buồng lái nằm giữa
tàu ,có thể bố trí nằm dưới để tận dụng thượng tầng cho nhiều mục đích như ngắm
cảnh,chỗ nghỉ ngơi,…
MCN tàu 2 thân khai thác lưới rê


GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

19

Mặt cắt ngang 1 tàu 2 thân khác



Tàu cánh ngầm chở khách

Loại tàu này tuy có kích thước không lớn nhưng thường được kết cấu theo hệ thống kết cấu dọc
Điểm dễ nhận thấy nhất của loại tàu này là chúng có những “cánh” nằm phía dưới tàu nhằm
giúp tàu lướt trên mặt nước khi chạy ở tốc độ cao.
Có khá nhiều kiểu cánh : Cánh dạng thang, cánh chữ V, cánh vòm chữ T chìm hoàn toàn trong
nước

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

20


Hình ảnh 1 số mặt cắt dọc tàu cánh ngầm

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

VIII.

21

TÀU KHÁCH.

1. Hình dáng đường cong diện tích sườn của tàu khách đuôi có dạng lồi . Sườn đuôi dạng V;
dạng V và U nếu tàu 2 chong chóng. Tàu khách chạy biển có sườn mũi có dạng chữ Vvà
U vừa ( trung gian giữa U và V), tàu khách cỡ lớn thường có dạng đáy bằng, mạn phẳng.
Tàu khách nhỏ có dạng sườn vỏ dưa (sườn có độ cong). Sườn vỏ dưa có diện tích đường
nước tăng không nhanh, nhưng sườn gãy góc thì diện tích đường nước tăng nhanh , nên
chòng chành không tốt. Sườn gãy góc có công nghệ giảm 30% so với sườn vỏ dưa, nhưng
sức cản tăng và tốn vật liệu.

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng


22

2. Đặc điểm kết cấu


Tàu khách có thể là tàu một boong có thượng tầng nhẹ không tham gia vào uốn chung thân
tàu và cũng có thể là tàu nhiều boong có boong chính bền, có boong bền của thượng tầng
tầng một tham gia vào uốn chung của thân tàu.



Phương án kiến trúc, kết cấu, sự phân khoang cơ bản được xác định liên quan đến hành
khách đảm bảo cho hành khách có điều kiện sống, điều kiện du lịch tốt nhất, đảm bảo an
tòan ở mức cao nhất cho hành khách , phân khoang chống chìm tốt,chú ý quy phạm phòng
hỏa, thiết kế lầu, thượng tầng, hành lang.



Kết cấu bao giờ cũng nặng nề hơn tàu hàng cùng cỡ do có nhiều vách ngăn ngang. Thượng
tầng đồ sộ , khối lượng tầng boong nhiều, mức độ thiết bị lớn . Tàu khách – hàng thường
được thiết kế là tàu có mạn khô dư.



Tàu khách khác với tàu hàng khô cả về bố trí và kết cấu. Tàu khách đi biển thường chế tạo
với kích thước lớn , chiều rộng lớn, chiều cao lớn hơn tàu khác kiểu, tiện nghi đầy đủ, tàu
có nhiều boong trong thân và nhiều boong thượng tầng . Mạn tàu khách có mở nhiều cửa
số và nhiều cửa ra vào hoặc cửa bốc xếp hàng . Kết cấu đặc trưng tàu khách cỡ lớn là hệ
thống hỗn hợp loại này khi thiết kế lưu ý đến sự tác động của mô men uốn chung và đặc
biệt là độ bền cục bộ . Hiện nay tàu khách hiện đại thường kết cấu theo kiểu khách sạn cao

cấp

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

23

.

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng



24

Tàu khách cỡ nhỏ chạy sông, trong vịnh thường kết cấu hệ thống ngang . Xuồng lướt cỡ
nhỏ , kết cấu theo hệ thống dọc . Tàu trên cánh ngầm chở khách làm từ hợp kim nhôm kết
cấu hàn , xuất hiện giữa thế kỷ 20 . Kích thước không lớn, thường kết cấu theo hệ thống
dọc .




Tàu khách đòi hỏi tính ổn định cao, ngòai thỏa mãn tiêu chuẩn cơ bản về ổn định cần phải
kiểm tra theo tiêu chuẩn bổ sung khách dồn về 1 mạn, tàu quay vòng , chịu tác dụng của
sóng gió cùng chiều .



Với tàu khách đơn thuần, để đảm bảo tính an toàn của tàu và cải thiện tính lắc , dùng vật
dằn cố định để hạ thấp trọng tâm đảm bảo cho hành khách được thoải mái , dễ chịu, đồng
thời thỏa mãn yêu cầu ổn định của tàu .

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


Đề tài Đặc điểm kết cấu riêng biệt các loại tàu thủy thông dụng

IX.

25

TÀU HÀNG LỎNG

1. Giới thiệu chung.
 Tàu chở dầu là một trong các nhóm tàu lớn nhất , vì vậy thị trường này được chú trọng một
cách xứng đáng . Các điều kiện kinh tế và kỹ thuật của thị trường tàu dầu trong suốt thời
gian qua liên tục thay đổi . Giá vận chuyển sản phẩm dầu , hóa chất và các hàng hóa khác
cao hơn
 Các kiểu tàu dầu Phụ thuộc vào sản phẩm mà tàu dầu chở được , người ta chia ra thành :

tàu chở hóa chất , tàu chở sản phẩm dầu , tàu chở dầu thô và tàu chở khí ga…
 Ảnh hưởng của hàng lỏng tới đặc điểm kết cấu
Hàng lỏng có mặt thoáng lớn , là loại hàng có tính linh động cao, nên khi tàu chòng chành
trên sóng gây xô dạt hàng lỏng theo mọi phương , giảm chiều cao tâm nghiêng và gây nên ứng lực
bổ sung tác dụng lên các kết cấu thân tàu .
Tàu thường được bốc xếp bằng bơm hút, tốc độ bốc xếp nhanh , thời gian đậu bến ngắn ,
chủ yếu thời gian khai thác là hành trình trên biển nên khi thiết kế chú ý ưu tiên cho tốc độ , bố trí
khoang két , kết cấu thuận tiện cho việc khai thác tàu ,bốc xếp hàng hóa( như khoang bơm , khoang
máy , thượng tầng … ) . Thường khoang máy đặt ở đuôi , thượng tầng đặt ở đuôi.
Do dầu là loại hàng có tính giãn nở vì nhiệt cao , thể tích thay đổi theo nhiệt độ nguy hiểm
dễ gây cháy nổ nên khi thiết kế phải bố trí các khoang cách ly giữa khoang hàng và các khoang
khác. Khi bố trí khoang chứa hàng lỏng phải có đủ dung tích dự trữ giãn nở , hệ thống cầu nối, cầu
dẫn đi giữa thượng tầng mũi đến thượng tầng đuôi và bố trí các thiết bị an toàn khác .( Thượng
tầng giữa khi có sự cố , dập tàn lửa khó nên với tàu lớn bố trí thêm thượng tầng nhỏ ).
2. Đặc điểm kết cấu.


Thượng tầng và hầm hàng.

Tàu dầu có chiều cao mạn khô nhỏ hơn so với các tàu hàng khô cùng cỡ, vì thế để đảm bảo
các tính năng hàng hải cần có thượng tầng mũi có độ loe mạn lớn và mạn giả mũi cao. Trước đây
các tàu dầu ngoài thượng tầng mũi còn có thượng tầng giữa tàu và thượng tầng lái. Hiện nay loại
bỏ thượng tầng giữa, mọi sinh hoạt và phục vụ được tập trung tại khu vực lái. Bố trí kiểu này cho
phép cải thiện điều kiện bố trí hàng hóa, các hệ thống giao thông liên lạc, đường ống và cáp điện .


Buồng máy và khoang cách ly

Bố trí chung của tàu dầu thông thường khoang máy bố trí ở đuôi tàu hạn chế sự ô nhiễm
mặt boong và giảm nguy cơ cháy nổ do tàn lửa từ ống khói thoát ra, thượng tầng bố trí trên khu

vực buồng máy. Khoang bơm hoặc khoang cách ly ngăn cách buồng máy với các khoang hàng .
Khoang cách ly để trống khi tàu đầy tải cũng như khi tàu không tải đảm bảo cân bằng dọc tàu.


Bố trí các vách ngăn

GVHD: Ths. Nguyễn Văn Công

Tháng 5 năm 2017


×