Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tổng quan Phân tích tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.53 KB, 35 trang )

Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................1
1.Phân tích công ty.....................................................................................................................2
2.Các tiến trình của phân tích công ty........................................................................................3
2.1.Phân tích môi trường kinh doanh và chiến lược kinh doanh...............................................4
2.1.2.Phân tích chiến lược..................................................................................................6
2.3.3.Phân tích rủi ro........................................................................................................15
3.Phân tích báo cáo tài chính...................................................................................................19
3.1.Phân tích tài chính so sánh.................................................................................................20
3.2.Phân tích tài chính theo tỷ trọng........................................................................................21
3.3.Phân tích tỷ số....................................................................................................................22
3.4.Phân tích dòng tiền.............................................................................................................23
3.5.Các phương pháp định giá.................................................................................................25
3.5.1.Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền...................................................25
3.5.2.Phương pháp so sánh tương đối..............................................................................27
3.5.3.Phương pháp định giá theo quyền chọn..................................................................28
3.5.4.Định giá ở các thị trường mới nổi...........................................................................29
CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH THAM KHẢO...............................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................35

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

1


Tổng quan về phân tích tài chính


GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Phân tích tài chính là một tập hợp các tiến trình phân tích riêng biệt nhưng có
cùng mối liên quan là tất cả đều sử dụng thông tin báo cáo tài chính với các mức độ
khác nhau cho các mục đích phân tích.
Phân tích tài chính là một bộ phận quan trọng của phân tích công ty.
Nội dung bài này chúng ta xem xét phân tích tài chính dưới cách nhìn sâu hơn
và rộng hơn.
1. Phân tích công ty
Phân tích công ty là đánh giá các triển vọng và rủi ro của công ty nhằm mục
đích đưa ra các quyết định kinh doanh: định giá cổ phần và nợ, đánh giá rủi ro tín
dụng, dự báo thu nhập, kiểm toán, đàm phán bồi thường, và các quyết định khác. Phân
tích công ty hỗ trợ cho việc đưa ra các quyết định hiệu quả trong đánh giá môi trường
kinh doanh, chiến lược kinh doanh, năng lực và vị thế tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích công ty được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bởi các nhà
phân tích chứng khoán, tư vấn đầu tư, nhà quản lý quỹ, ngân hàng đầu tư, tổ chức xếp
hạng tín nhiệm, ngân hàng, nhà đầu tư cá nhân. Bao gồm các loại cơ bản sau: Phân
tích tín dụng, phân tích vốn cổ phần.
Để đánh giá triển vọng và rủi ro của công ty, đòi hỏi phải phân tích các thông
tin định tính (phân tích thảo luận của nhà quản trị, lá thư của chủ tịch hội đồng quản
trị, báo cáo về tầm nhìn sứ mệnh…) về các dự án kinh doanh của công ty và các thông
tin định lượng (báo cáo tài chính, thống kê ngành, chỉ báo kinh tế, các hồ sơ theo quy
định, báo cáo thương mại…) về năng lực và vị thế tài chính của công ty.

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

2



Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

2. Các tiến trình của phân tích công ty
Phân tích công ty bao gồm nhiều tiến trình có quan hệ với nhau.

Hình trên chỉ ra những tiến trình này trong trường hợp các ước tính giá trị công
ty – một trong những ứng dụng quan trọng của phân tích báo cáo tài chính. Giá trị
doanh nghiệp hay giá trị nội tại, được ước tính bằng sử dụng một mô hình định giá.
Đầu vào của mô hình định giá bao gồm các ước lượng về thành quả tương lai (có thể
là dòng tiền hoặc thu nhập) và chi phí sử dụng vốn.
• Tiến trình dự báo thành quả trong tương lai được gọi là phân tích triển vọng.
Để dự báo chính xác các thành quả này, điều quan trọng là phải đánh giá các
triển vọng kinh doanh trong tương lai và các báo cáo tài chính của công ty.
Đánh giá triển vọng kinh doanh là một mục tiêu chính của phân tích môi
trường và chiến lược kinh doanh.
• Phân tích báo cáo tài chính sử dụng các báo cáo tài chính nhằm đánh giá tình
trạng tài chính của công ty. Chất lượng của phân tích tài chính phụ thuộc vào
mức độ tin cậy và nội dung kinh tế của các báo cáo tài chính. Điều này đòi hỏi

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

3


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh


phải thực hiện phân tích kế toán (hay còn gọi là đánh giá chất lượng) các báo
cáo tài chính. Phân tích tài chính liên quan đến tất cả các tiến trình thành phần
– phân tích kế toán, phân tích tài chính và phân tích triển vọng.
2.1.

Phân tích môi trường kinh doanh và chiến lược kinh doanh

Phân tích môi trường kinh doanh nhằm xác định và đánh giá điều kiện nền kinh
tế và ngành ảnh hưởng đến công ty. Điều này bao gồm việc phân tích các thị trường
sản phẩm, lao động và thị vốn trong môi trương kinh tế và pháp luật. Phân tích chiến
lược kinh doanh nhằm xác định và đánh giá thế mạnh và điểm yếu cùng với các cơ hội
và thách thức của công ty. Phân tích môi trường kinh doanh và phân tích chiến lược
kinh doanh bao gồm hai phần – phân tích ngành và phân tích chiến lược.
2.1.1. Phân tích ngành
• Phân tích ngành là một phần rất quan trọng trong phân tích tài chính. Phân tích
ngành cần phải đánh giá được các triển vọng của ngành, mức độ cạnh tranh của


ngành và tiềm năng mà công ty phải đối mặt khi tham gia vào ngành.
Phân tích ngành là rất quan trọng vì cơ cấu ngành, triển vọng ngành chi phối
trực tiếp đến khả năng sinh lợi của công ty trong ngắn hạn và cả dài hạn.

Mô hình phân tích ngành
• Phân loại ngành – Industry Classification
o Phân tích trạng thái vòng đời của ngành - Life cycle position : Quá trình
này tập trung phân tích ngành kinh doanh hiện đang nằm trong chu kỳ nào
(Hình thành  Tăng trưởng  Trưởng thành  Sụt giảm)
o Phân tích chu kỳ kinh doanh - Bussiness cycle: Phân tích sự ảnh hưởng của
chu kỳ kinh tế vĩ mô đối với ngành kinh doanh cụ thể, từ đó ta có thể chia
làm 3 loại ngành : Ngành tăng trưởng (Growth), Ngành phòng thủ

(Defensive); Ngành chu kỳ (Cyclical)
• Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh – External Factors
o Yếu tố công nghệ - Technology: Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố
công nghệ đến ngành thông qua yếu tố thay thế, hỗ trợ và thích ứng.

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

4


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

o Yếu tố chính sách/ Chính phủ - Government : độ tham gia kinh tế của
chính phủ vào các ngành nghề, sự thay đổi các điều luật và sự can thiệp của
chính phủ
o Yếu tố xã hội – Social : Phân tích sự thay đổi các yếu tố trong xã hội (văn
hóa, cách sống, hội nhập....)
o Yếu tố nhân khẩu học – Demographic : Phân tích các yếu tố về dân số, độ
tuổi lao động, giới tính....
o Yếu tố nước ngoài – Foreign: Phân tích các yếu tố về sự tham gia nhà đầu
tư nước ngoài trong các ngành nghề....
• Phân tích Cầu – Demand analysis
o Phân tích người tiêu dùng - End user : Phân tích nhu cầu sản sản phẩm, thói
quen tiêu dùng, sở thích, khả năng chi trả....
o Phân tích tốc độ tăng trưởng - Real & norminal growth : Phân tích tốc độ
tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng trong từng giai đoạn kinh tế cụ thể.
o Phân tích xu hướng – Trend : Phân tích những xu hướng phát triển của
ngành trong thời gian tới.

• Phân tích Cung – Supply analysis
o Phân tích mức độ tập trung của ngành - Degree of concentration : Phân tích
mức độ tập trung và tham gia của các chủ thể kinh tế trong ngành: Nhà
nước, nước ngoài, doanh nghiệp, cá thể.....
o Phân tích khả năng tham gia thị trường - Easy of entry : Phân tích mức độ
khó/dễ khi tham gia vào ngành bao gồm các yếu tố như: chi phí đầu tư, rào
cản pháp lý, cơ sở hạ tầng của ngành, nguồn nhân lực.....
o Phân tích công suất của ngành - Industry capacity : Phân tích công suất đáp
ứng của toàn ngành đến nhu cầu hiện tại từ đó xác định khả năng tham gia
của Doanh nghiệp trong ngành.

• Phân tích hiệu quả - Profitability
o Phân tích mối liên hệ giữa Cung và Cầu - Supply/Demand analysis
o Phân tích chi phí - Cost
o Phân tích định giá sản phẩm - Pricing


Phân tích cạnh tranh và thị trường – International competition & markets

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

5


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

Phân tích yếu tố cạnh tranh thông qua 5 yếu tố của Porter (Porter’s 5 Forces) :
Đối thủ cạnh tranh (Competition in the industry); Khả năng tham gia thị trường của

đối thủ (Potential of new entrants into industry) ; Rủi ri từ sản phẩm thay thế (Threat
of substitute product); Sức mạnh của Cung (Power of supply); Sức mạnh của cầu
(Power of demand)

2.1.2. Phân tích chiến lược
Phân tích chiến lược là việc đánh giá các quyết định kinh doanh của công ty
cũng như những thành công của nó trong việc thiết lập một lợi thế cạnh tranh. Điều
này bao hàm việc đánh giá một chiến lược kỳ vọng của công ty để đáp ứng môi
trường kinh doanh và ảnh hưởng của chiến lược này đến sự thành công và tăng trưởng
của công ty trong tương lai. Phân tích chiến lược đòi hỏi phải xem xét một cách kỹ
lưỡng chiến lược cạnh tranh của công ty đối với hỗn hợp các sản phẩm và cấu trúc chi
phí.

Các công cụ sử dụng trong phân tích chiến lược.
• Phân tích PEST
Đây là 1 công cụ phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp dựa trên 4 yếu tố sau:
o Political factors – Yếu tố chính trị
o Economic factors – Yếu tố kinh tế vĩ mô
o Social factors – Yếu tố xã hội
o Technological factors – Yếu tố công nghệ

• Phân tích SWOT

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

6


Tổng quan về phân tích tài chính


GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

Đây là một công cụ rất phổ biến trong phân tích chiến lược, phân tích SWOT
cho thấy được các yếu tố bên ngoài (Opportunities – Threats) và các yếu tố bên trong
(Strengths – Weakness) ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

• Phân tích Porter’s 5 forces - Mô hình 5 áp lực của Michael E.Porter
Đây là 1 công cụ dùng để phân tích thế mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp
thông qua 5 yếu tố như sau:
o Supplier power – Thế mạnh của nhà cung cấp
o Buyer power – Thế mạnh của người mua
o Competitive rivalry – Các yếu tố cạnh tranh
o Threat of substitution – Rủi ro sản phẩm thay thế
o Threat of new entry – Rủi ro

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

7


Tổng quan về phân tích tài chính



GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

P

n


tích Porter’s 4 corners – Mô hình 4 góc của Michael E.Porter
Portor’s 4 corners là một công cụ dùng để phân tích đối thủ cạnh tranh rất hữu
hiệu, trong mô hình này đưa ra 4 thành phần quan trọng để phân tích đối thủ cạnh
tranh
o
o
o
o

Driver – Các yếu tố dẫn dắt
Management assumption – Các yếu tố giả định
Current strategy – Chiến lược hiện tại
Capabilities – Các khả năng

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

8


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

• Phân tích chuỗi giá trị - Value chain analysis
Công cụ này dùng để phân tích các yếu tố quan trọng tạo nên giá trị của khách
hàng, từ đó tập trung vào khai thác và phát triển các yếu tố đó. Giai đoạn phân tích
này gồm 3 bước :
o Phân loại các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ
o Phân bổ chi phí cho từng hoạt động

o Nhận diện các hoạt động quan trọng làm thõa mãn và tăng giá của khách
hàng
2.2. Phân tích kế toán
Phân tích kế toán là quá trình đánh giá mức độ hoạt động kế toán phản ánh tình
trạng kinh tế của công ty. Việc này được thực hiện bằng cách xem xét các giao dịch
và sự kiện của một công ty, đánh giá các tác động của chính sách kế toán lên các báo
cáo tài chính, và điều chỉnh các báo cáo này để phản ánh tốt hơn các chỉ tiêu kinh tế
cơ bản cũng như làm cho việc phân tích trở nên dễ dàng hơn. Phân tích kế toán quyết
định chất lượng của phân tích tài chính, đặc biệt quan trọng đối với phân tích so sánh.
Kế toán là một quá trình bị ảnh hưởng bởi các nguyên tắc kế toán cơ bản và bị
chi phối bởi các chuẩn mực, sự phức tạp của những giao dịch và sự kiện kinh doanh
làm cho khó có thể chấp nhận một khuôn mẫu quy tắc kế toán cho tất cả các công ty
và trong tất cả các thời kỳ. Những giới hạn về mặt kế toán này ảnh hưởng đến tính
hữu dụng của các báo cáo tài chính và có thể gây ra ít nhất hai vấn đề trong phân tích.
Thứ nhất, do không có sự đồng nhất trong kế toán dẫn đến những khó khăn
trong so sánh. Những khó khăn trong so sánh phát sinh khi các công ty khác nhau sử
dụng các hệ thống kế toán khác nhau cho những giao dịch và sự kiện tương tự nhau.
Những khó khăn trong so sánh cũng nảy sinh khi một công ty thay đổi hệ thống kế
toán theo thời gian dẫn đến những khó khăn trong việc so sánh qua các thời kỳ.
Thứ hai, sự bất cẩn và không chính xác trong kế toán có thể làm sai lệch các
thông tin tài chính. Sự biến dạng trong kế toán là những sai lệch trong thông tin kế
toán từ những thông tin kinh tế cơ sở. Những sai lệch này xảy ra ít nhất dưới ba hình
thức:
(1) Các ước tính của ban quản lý có thể gặp phải những thiếu sót hoặc sai lầm.
Những sai số ước lượng này chủ yếu là do bóp méo kế toán.
(2) Các nhà quản lý có thể bôi đen hay tô hồng các báo cáo tài chính. Việc quản lý
thu nhập có thể gây ra những bóp méo kế toán.
(3) Các chuẩn mực kế toán có thể làm gia tăng sự bóp méo trong kế toán do không
gắn liền với thực trạng kinh tế.


Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

9


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

Ba loại bóp méo trong kế toán này tạo nên rủi ro kế toán trong phân tích tài
chính. Mục tiêu chính của phân tích kế toán là cải thiện nội dung kinh tế của báo cáo
tài chính, bao gồm các khả năng có thể so sánh được.
Phân tích kế toán gồm ba phần: Phân tích kế toán hoạt động tài trợ, phân tích
kế toán hoạt động đầu tư, phân tích kế toán hoạt động kinh doanh.
Phân tích kế toán thường không được hiểu rõ, đánh giá cao và áp dụng có hiệu quả
trong phân tích công ty, tuy nhiên phân tích kế toán là quan trọng đối với bất kỳ một
thành công nào của phân tích hoạt động kinh doanh hay phân tích tài chính.
2.3. Phân tích tài chính
Phân tích tài chính là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích thành quả
và vị thế tài chính của một công ty, và để đánh giá thành quả tài chính của công ty
trong tương lai. Phân tích tài chính hướng tới việc giải quyết một số câu hỏi.
• Định hướng công ty trong tương lai.
• Đánh giá thành tích trong quá khứ của một công ty và khả năng giữ được thành
quả tài chính mà công ty kỳ vọng.
Phân tích tài chính gồm phân tích khả năng sinh lợi, phân tích rủi ro và phân
tích nguồn và sử dụng nguồn vốn.
2.3.1. Phân tích khả năng sinh lợi
Phân tích khả năng sinh lợi là việc đánh giá tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư của
một công ty. Quá trình phân tích này tập trung vào các nguồn lực và mức độ lợi nhuận
của công ty và liên quan đến việc nhận dạng và đo lường tác động của các nhân tố tạo

ra lợi nhuận.
Phân tích khả năng sinh lợi bao gồm việc đánh giá hai nguồn khả năng sinh lợi
chính – các tỷ lệ lợi nhuận và vòng quay (việc sử dụng vốn).
Phân tích khả năng sinh lợi cũng tập trung vào những nguyên nhân gây ra biến
động trong khả năng sinh lợi và tính bền vững của thu nhập.
Phân tích khả năng sinh lợi quan trọng với tất cả những người sử dụng, đặc biệt
là đối với nhà đầu tư và người cung cấp tín dụng.
Ý nghĩa của phân tích khả năng sinh lợi

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

10


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

• Cho phép đánh giá các nguồn gốc, sự ổn định, quy mô và các mối quan hệ kinh
tế chủ yếu.
• Kết quả phân tích cho phép ước tính tốt hơn cả về tỷ suất sinh lợi và rủi ro của
một công ty.
• Phân biệt thành quả do hoạt động kinh doanh mang lại và thành quả đến từ các
quyết định đầu tư và quyết định tài trợ.
Các vấn đề khi đánh giá khả năng sinh lợi của công ty:






Công ty sử dụng thước đo nào để đo lường thu nhập (lợi nhuận)?
Chất lượng thu nhập ra sao?
Các thành phần thu nhập nào là quan trọng nhất đối với dự báo thu nhập?
Tính bền vững của thu nhập và các thành phần của thu nhập ra sao?

Nội dung phân tích:
 Phân tích thu nhập
Thu nhập = Doanh thu – Chi phí
Việc phân tích thu nhập và các thành phần của thu nhập gồm 2 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: phân tích, đánh giá chất lượng báo cáo tài chính và các thước đo
thu nhập.
• Giai đoạn 2: sử dụng các công cụ phân tích để phân tích thu nhập và giải thích
kết quả phân tích.
• Phân tích doanh thu
Khi phân tích doanh thu, nên tập trung vào các câu hỏi sau:





Các nguồn doanh thu chính là gì?
Các nguồn doanh thu bền vững như thế nào ?
Doanh thu, các khoản phải thu và hàng tồn kho quan hệ với nhau như thế nào ?
Khi nào doanh thu được ghi nhận và đo lường chúng như thế nào ?

• Phân tích giá vốn hàng bán
Xem xét phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho và ảnh hưởng của phương
pháp đó tới việc đánh giá.

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20


11


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

• Đo lường lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp phải đủ lớn để có lời và tài trợ cho các
chi tiêu cần thiết.
• Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán
• Phân tích thay đổi trong lợi nhuận gộp : tập trung vào những thay đổi trong
doanh thu và giá vốn hàng bán.
• Giải thích các thay đổi trong lợi nhuận gộp. Khi giải thích giá vốn hàng bán và
lợi nhuận gộp cần chú ý các biến dạng tiềm ẩn phát sinh từ các phương pháp kế
toán.
• Phân tích chi phí
Hầu hết các chi phí đều có mối quan hệ nhất định và có thể đo lường được với
doanh thu. Do đó, có thể sử dụng các công cụ phân tích sau:
• Phân tích theo tỷ trọng: thể hiện quan hệ phần trăm của các chi phí so với
doanh thu trong một vài kỳ hoặc so với đối thủ cạnh tranh.
• Phân tích chỉ số: diễn tả thu nhập và các thành phần của nó dưới dạng chỉ số so
với kỳ gốc. Cách phân tích này làm nổi bật các thay đổi tương đối trong các
khoản mục theo thời gian, cho phép chúng ta so sánh và đánh giá ý nghĩa của
chúng.
• Phân tích tỷ số hoạt động: Tỷ số hoạt động đo lường quan hệ giữa chi phí hoạt
động và doanh thu. Để diễn giải chính xác thước đo tỷ số hoạt động , cần phân
tích các nguyên nhân biến động của các thành phần trong thước đo gồm lợi
nhuận gộp, chi phí bán hàng, chi phí chung, chi phí tiếp thị và chi phí hành
chính.


Phân tích chi phí sẽ bao gồm việc phân tích các chi phí sau:






Chi phí bán hàng
Chi phí khấu hao
Chi phí bảo trì và sửa chữa
Chi phí hành chính và chi phí chung
Chi phí tài trợ

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

12


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

• Chi phí thuế thu nhập
 Phân tích tỷ suất sinh lợi:
• Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư là một chỉ báo quan trọng cho sức mạnh tài
chính dài hạn của một công ty, nó đề cập đến thu nhập của công ty liên quan đến cả
mức độ lần nguồn tài trợ.


Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về hai thành phần của công thức trên.
Lợi nhuận có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế và lãi vay, lợi nhuận sau
thuế… Vốn đầu tư có thể là tổng nguồn vốn đầu tư hay vốn của chủ sở hữu. Tùy vào
mục tiêu phân tích khác nhau mà sẽ có những định nghĩa khác nhau về lợi nhuận và
vốn đầu tư.
• Phân tích tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)
Khi vốn đầu tư được xem là độc lập với các nguồn tài trợ, sử dụng nợ và vốn
cổ phần (tổng tài sản), thì tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư được gọi là Tỷ suất sinh lợi
trên tài sản



Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROCE)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường khác với tỷ suất sinh lợi trên tài sản

chủ yếu là do các thành phần loại trừ ra khỏi vốn đầu tư. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ
phần thường không bao gồm các tài sản được tài trợ bằng vốn vay hoặc cổ phần ưu
đãi.

2.3.2. Phân tích nguồn và sử dụng nguồn vốn

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

13


Tổng quan về phân tích tài chính


GV: PGS. TS Lê Thị Lanh


Là việc đánh giá công ty có được nguồn vốn cần thiết và sử dụng chúng như
thế nào.

• Giúp đánh giá được việc tài trợ trong tương lai của một công ty, tức trong
tương lai công ty có thể sử dụng nguồn vốn nội bộ hay đi vay nợ từ bên ngoài.
Phân tích nguồn và sử dụng nguồn vốn gắn liền với phân tích dòng tiền
• Dòng tiền: luồng lưu chuyển tiền mặt vào và ra của doanh nghiệp. Đây là thước
đo của khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
• Nguồn dữ liệu phân tích dòng tiền từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo này
cho thấy dòng tiền được tính từ 3 hoạt động chủ yếu của công ty. Đó là hoạt
động kinh doanh, đầu tư và tài trợ.
• Việc phân tích này giúp nhà quản lý, nhà đầu tư, trái chủ đánh giá tính thanh
khoản, khả năng thanh toán và tính linh hoạt tài chính. Ngoài ra, thông tin về
dòng tiền có thể giúp chúng ta đánh giá khả năng trả nợ của công ty, chi trả cổ
tức, gia tăng năng lực sản xuất và tăng nguồn tài trợ. Bên cạnh đó, thông tin
này còn giúp chúng ta đánh giá chất lượng của thu nhập, sự phụ thuộc của thu
nhập vào các giá trị ước tính và các giả định liên quan đến dòng tiền trong
tương lai.
• Không có tiêu chuẩn chung để phân tích dòng tiền tại các công ty khác nhau do
đặc thù của từng doanh nghiệp, tuy nhiên tuân theo một số tiêu chuẩn: phân
tích dựa trên nguồn và sử dụng tiền mặt trong quá khứ; việc đánh giá xu hướng
sử dụng tổng nguồn tiền và sử dụng tiền trong thời kỳ dài vài năm có ý nghĩa
hơn.
• Lợi ích của việc phân tích dòng tiền:
Ra các quyết định quản lý theo thời gian và tác động của

o

chúng lên kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công

ty.

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

14


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

Nhận định quy mô, thành phần cấu tạo, mẫu hình và tính

o

ổn định của dòng tiền hoạt động
o

Giải thích mức độ biến động trong sự phân loại dòng tiền

o

Đánh giá chất lượng thu nhập.

 Các chỉ số trong phân tích dòng tiền:
Tổng tiền mặt từ hoạt động 3 năm
Tỷ số đảm bảo dòng tiền =

Tổng chi tiêu vốn, mua sắm HTK và cổ tức tiền mặt
trong 3 năm


Tỷ số tái đầu tư tiền mặt =

Dòng tiền hoạt động - Cổ tức
Tổng nguyên giá TSCĐ + BĐSĐT + TS khác + Vốn
luân chuyển

2.3.3. Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro là việc đánh giá khả năng của một công ty có thể đáp ứng
những cam kết của mình. Phân tích rủi ro liên quan đến việc đánh giá khả năng trả nợ
và tính thanh khoản của một công ty gắn liền với những biến đổi của thu nhập. Vì rủi
ro liên quan đến nhà cung cấp tín dụng trước tiên, nên phân tích rủi ro thường được đề
cập đến trong trường hợp của phân tích tín dụng. Phân tích rủi ro cũng quan trọng đối
với phân tích vốn chủ sở hữu, cả trong việc đánh giá mức tin cậy và sự duy trì năng
lực của một công ty lẫn việc ước tính chi phí sử dụng vốn.
 Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là đề cập đến nguồn lực sẵn có để đáp ứng nghĩa vụ nợ
ngắn hạn của công ty (khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt hay khả năng thu
được tiền mặt). Tính thanh khoản phụ thuộc vào dòng tiền của công ty, tính chất tài

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

15


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Rủi ro thanh khoản ngắn hạn của công ty:

chịu ảnh hưởng bởi thời điểm xuất hiện dòng tiền vào và dòng tiền ra cùng với hiệu
quả hoạt động của công ty trong tương lai.
Đo lường khả năng thanh khoản: tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện hành =

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Tỷ số này không được coi là công cụ tốt trong phân tích tài chính nhưng vẫn
được sử dụngrộng rãi, cần chú ý đến các vấn đề sau khi sử dụng tỷ số thanh toán hiện
hành hiệu quả:


Chất lượng của cải tài sản ngắn hạn lẫn nợ ngắn hạn;

• Tỉ lệ quay vòng của tài sản ngắn hạn lẫn nợ ngắn hạn: thời gian cần thiết để
chuyển đổi khoản phải thu và hàng tồn kho thành tiền mặt và việc thanh toán
nợ ngắn hạn.
 Khả năng trả nợ:
Khả năng trả nợ: khả năng tài chính trong dài hạn và khả năng thanh toán nghĩa
vụ nợ trong dài hạn. Các hoạt động kinh doanh của công ty như: tài trợ, đầu tư, hoạt
động đều ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của công ty. Phân tích cấu trúc vốn là một
phần quan trọng trong phân tích khả năng trả nợ.
Phân tích khả năng trả nợ:
• Khả năng trả nợ phụ thuộc vào sự thành công của hoạt động kinh doanh, cần
đánh giá thu nhập và khả năng thu nhập trang trải được các chi tiêu cần thiết và
quan trọng của công ty;
• Dựa vào những công cụ phân tích khả năng trả nợ khác nhau: đo lường đòn bẩy
tài chính, các điều chỉnh kế toán để phân tích, phân tích cấu trúc vốn và đo
lường mức độ mà thu nhập đảm bảo được nghĩa vụ nợ (thông tin dữ liệu: các

báo cáo tài chính);

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

16


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

• Xem xét mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi, gắn với cấu trúc vốn của
công ty và ý nghĩa của nó khi phân tích các báo cáo tài chính

2.4.

Phân tích triển vọng

Phân tích triển vọng là việc dự báo những thành quả trong tương lai, thường là
thu nhâp, dòng tiền hay cả thu nhập và dòng tiền. Kết quả của phân tích triển vọng
được sử dụng để ước lượng giá trị doanh nghiệp.
Phân tích triển vọng sử dụng phân tích kế toán, phân tích tài chính, phân tích
môi trường và chiến lược kinh doanh. Dù các công cụ định lượng giúp cải thiện việc
dự báo chính xác hơn, phân tích triển vọng vẫn còn là một tiến trình chủ quan. Đó là
lý do tại sao đôi khi phân tích triển vọng giống như là một nghệ thuật hơn là một khoa
học.
Là bước cuối cùng trong phân tích báo cáo tài chính nên nó chỉ được thực hiện
khi các báo cáo tài chính đã được điều chỉnh một cách thích hợp để phản ánh chính
xác hiệu quả kinh tế của công ty.
Ý nghĩa

Phân tích triển vọng là vấn đề cơ bản của định giá chứng khoán. Các mô hình
định giá dòng tiền và mô hình định giá thu nhập còn lại đều cần ước tính các bảng báo
cáo tài chính tương lai.
Phân tích triển vọng cũng hữu ích trong việc kiểm tra tính khả thi của các kế
hoạch chiến lược mà công ty đang dự định thực hiện.
Phân tích triển vọng cũng hữu ích đối với chủ nợ trong việc đánh giá khả năng
của công ty trong việc đáp ứng các yêu cầu của dịch vụ nợ.
Nội dung phân tích triển vọng
 Dự phóng báo cáo tài chính
Phân tích triển vọng bao gồm dự báo Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả
kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho những năm trong tương lai .
 Dự phóng bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

17


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

Các giả định dự báo bao gồm:
• Tăng trưởng doanh thu
• Tỷ suất lợi nhuận gộp
• Tỷ lệ chi phí bán hàng, chi phí chung và chi phí quản lý/doanh thu.
• Chi phí khấu hao
• Chỉ tiêu lãi vay
• Chỉ tiêu thuế thu nhập
Khi dự phóng báo cáo kết quả kinh doanh, cần kết hợp giữa số liệu phân tích

lịch sử với các thông tin bên ngoài như : mức độ kỳ vọng về hoạt động kinh tế vĩ mô
(thu nhập khả dụng của khách hàng, nền kinh tế đang ở trong giai đoạn nào của chu
kỳ kinh tế), bối cảnh cạnh tranh, xu hướng hoạt động trong quá khứ và chiến lược
hoạt động của công ty để việc dự báo được chính xác hơn.
 Dự phóng bảng cân đối kế toán
• Dự phóng các tài sản ngắn hạn (ngoại trừ tiền mặt)
• Dự phóng sự gia tăng tài sản cố định.
• Dự phóng các khoản phải trả ngắn hạn (trừ nợ).
• Thông tin về khoản nợ dài hạn đến hạn trả.
• Giả định những khoản nợ ngắn hạn khác.
• Giả định về số dư nợ dài hạn.
• Giả định về các nghĩa vụ tài chính dài hạn.
• Giả định ước tính cổ phần thường.
• Giả định về lợi nhuận giữ lại
Đầu tiên, việc dự phóng các khoản phải thu, tồn kho, tài sản cố định, các khoản
phải trả sử dụng các con số dự phóng về doanh thu và giá vốn hàng bán cùng với các
vòng quay của những khoản mục nói trên. Sau đó sẽ tiến hành điều chỉnh để có mức
tiền mặt mong muốn và cấu trúc vốn như đã xác định.
 Dự phóng bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được dự phóng từ Báo cáo kết quả kinh doanh (dự
phóng ) và Bảng cân đối kế toán (dự phóng).
 Phân tích độ nhạy
Dựa trên mối quan hệ kỳ vọng giữa các khoản mục của Báo cáo kết quả kinh
doanh và Bảng cân đối kế toán, chúng ta đã dự phóng về cơ bản các báo cáo tài chính.

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

18



Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

Tuy nhiên, các nhà phân tích thường chuẩn bị một số dự phóng khác nhau để kiểm tra
những tình huống tốt nhất hay xấu nhất ngoài tình huống giống nhất bằng cách thay
đổi các giả định và phân tích tác động của chúng đối với những yêu cầu tài trợ vốn, tỷ
suất sinh lơi trên tài sản và vốn cổ phần. Việc phân tích độ nhạy này sẽ nêu bật lên
những giả định có tác động lớn đối với các kết quả tài chính và giúp xác định những
lĩnh vực đòi hỏi phải suy tính cẩn trọng hơn.
Dự báo tiền mặt ngắn hạn
• Dự báo tiền mặt ngắn hạn: là một trong những công cụ hữu ích nhất để phân
tích tính thanh khoản trong ngắn hạn.
• Phân tích chú trọng vào dự báo tiền mặt ngắn hạn khi có sự nghi ngờ về khả
năng đáp ứng nghĩa vụ nợ hiện nay của công ty.
• Độ tin cậy của dự báo tiền mặt phụ thuộc vào chất lượng dự báo doanh thu.
Khi dự báo doanh thu, cần phân tích các nội dung sau:
o Phương hướng và xu hướng doanh thu.
o Thị phần
o Khả năng tài chính và khả năng sản xuất
o Các nhân tố cạnh tranh
o Các điều kiện kinh tế và ngành
• Tính hợp lý và tính khả thi của dự báo tiền mặt ngắn hạn thường được kiểm tra
bởi các bảng báo cáo tài chính dự kiến.
Khi phân tích triển vọng, cần kiểm tra kỹ lưỡng các báo cáo tài chính dự kiến
và kiểm tra tính khả thi của cả các bảng dự báo lẫn các giả định của chúng, đánh giá
các chỉ số lẫn các mối tương quan trong các bảng báo cáo tài chính dự kiến và so sánh
chúng với các chỉ số lịch sử để xác định tính hợp lý và tính khả thi của chúng.

3. Phân tích báo cáo tài chính

Có rất nhiều công cụ, phương pháp khác nhau phục vụ cho các nhu cầu cụ thể
của người phân tích báo cáo tài chính. Trong phần này, chúng tôi sẽ cung cấp vài công
cụ cơ bản thường được áp dụng trong các báo cáo thường niên. Đó bao gồm:
• Phân tích tài chính so sánh
• Phân tích tài chính theo tỷ trọng

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

19


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

• Phân tích tỷ số
• Phân tích dòng tiền
• Định giá.
Trong các phương pháp trên, phương pháp phân tích tài chính so sánh, phương
pháp phân tích tài chính theo tỷ trọng và phương pháp phân tích tỷ số là 3 phương
pháp thông dụng nhất đặc biệt là phương pháp tỷ số.
3.1.

Phân tích tài chính so sánh

Là việc xem xét liên tục các bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập hay báo
cáo dòng tiền qua các thời kỳ để thấy được định hướng, tốc độ và quy mô của xu
hướng biến động. Phân tích so sánh còn được gọi là phân tích theo chiều ngang. Hai
kỹ thuật chính của phương pháp này thông thường là: Phân tích biến động năm so với
năm và phân tích chỉ số xu hướng.



Phân tích biến động năm so với năm
• Thời kỳ phân tích hợp lý từ 2 đến 3 năm
• Phân tích từng khoản mục riêng lẻ
• Phân tích biến động bằng số tuyệt đối lẫn tương đối. Lý do là vì những biến
động tương đối đôi khi không phản ánh được mức độ quan trọng của vấn đề.
• Các biến động bất thường cần phải được diễn giải cẩn thận
• Trình bày tổng số tích lũy, số trung bình của thời kỳ và so sánh chúng với
giá trị hàng năm sẽ giúp làm nổi bật các biến động bất thường.
 Phân tích chỉ số xu hướng.
• Đòi hỏi phải lựa chọn kỳ gốc đối với tất cả các khoản mục với chỉ số thường
được chọn trước là 100.
Năm

2000 (Năm gốc)

2001

2002

A

B

C

Số dư tiền mặt

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20


20


Tổng quan về phân tích tài chính

Chỉ số

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

100

(B/A)*100

(C/A)*100

• Phương pháp này giúp giảm bớt sự cồng kềnh của phương pháp phân tích
biến động năm so với năm.
• Không cần phân tích tất cả các khoản mục trong báo cáo tài chính mà chỉ tập
trung vào các khoản mục quan trọng.
• Hạn chế của phương pháp này là sự tiềm ẩn việc áp dụng không nhất quán
các nguyên tắc kế toán. Thời kỳ so sánh càng dài thì kết quả càng dễ bị ảnh
hường bởi sự thay đổi của giá cả.
3.2.

Phân tích tài chính theo tỷ trọng

• Phương pháp này cho biết được tỷ trọng của một nhóm hay một nhóm nhỏ
cấu thành một khoản mục. Phân tích tài chính theo tỷ trọng còn được gọi là
phân tích theo chiều dọc.

• Trong bảng cân đối kế toán, tổng tài sản (nguồn vốn) thông thường thể hiện
là 100%. Khi đó, phân tích theo tỷ trọng sẽ nhấn mạnh hai nhân tố:
o Các nguồn tài trợ - bao gồm nợ phải trả ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn cổ
phần
o Kết cấu của tài sản – bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
• Trong báo cáo thu nhập, doanh thu thường được ấn định là 100%. Việc nhận
ra được tỷ trọng của mỗi khoản mục chi phí trong doanh thu sẽ giúp đánh
giá vấn đề được tốt hơn.
• Báo cáo theo tỷ trọng đặc biệt hữu ích cho việc so sánh giữa các công ty bởi
vì nó làm nổi bật những khác biệt trong khoản mục cấu thành.
• Hạn chế của phương pháp này là không phản ánh được quy mô của công ty
khi phân tích.

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

21


Tổng quan về phân tích tài chính

3.3.

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

Phân tích tỷ số

• Là một trong số những công cụ tài chính được sử dụng phổ biến và rộng rãi
nhất. Nó giúp bộc lộ các mối quan hệ quan trọng và nền tảng so sánh.
Phương pháp này tỏ ra hữu ích nhất khi được dùng để định hướng cho tương
lai. Điều này có nghĩa là chúng ta thường điều chỉnh các nhân tố tác động

đến một tỷ số theo xu hướng và tầm quan trọng trong tương lai. Đồng thời,
thông qua các tỷ số, chúng ta cũng đánh giá các nhân tố tác động tiềm tàng
đến chúng.
• Tính hữu ích của các tỷ số phụ thuộc vào kỹ năng áp dụng và diễn giải
chúng.


Các nhân tố tác động đến tỷ số

• Bên cạnh các hoạt động nội bộ tác động đến tỷ số của một công ty, chúng ta
còn có những nhân tố khác như: Những sự kiện kinh tế, các nhân tố ngành,
chính sách điều hành và phương pháp kế toán.
• Tính hữu ích của các tỷ số phụ thuộc vào độ tin cậy của những con số


Diễn giải các tỷ số

• Khi diễn giải các tỷ số cần lưu ý bởi vì các nhân tố tác động đến tử số có thể
tương quan với các nhân tố tác động đến mẫu số.
• Các tỷ số sẽ rất hữu ích khi so sánh với: các tỷ số trước đó, các tiêu chuẩn
được định trước và các tỷ số của đối thủ cạnh tranh.


Minh họa phân tích tỷ số

Phân tích tỷ số được áp dụng đối với ba mục đích, phạm vi quan trọng của phân
tích tài chính:
• Phân tích tín dụng
o Trước hết chúng ta sẽ nhắm vào tính thanh khoản. Các tỷ số phản ánh chỉ
tiêu này là tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh, kỳ thu tiền


Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

22


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

bình quân và số ngay tồn kho bình quân. Mục đích phân tích tín dụng là
nhằm đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn
o Đánh giá cấu trúc tài trợ dài hạn và rủi ro tín dụng thông qua các tỷ số: Tỷ
số nợ trên vốn cổ phần, Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần, Khả năng thanh
toán lãi vay
• Phân tích khả năng sinh lợi
o Đánh giá các khía cạnh khác nhau của tỷ suất sinh lợi trên đầu tư bao gồm:
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần. Mục
đích nhằm đánh giá thu nhập tài chính đối với các nhà đầu tư vốn cổ phần
hay nợ
o Đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua các tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh.
o Bên cạnh đó, phân tích khả năng sinh lợi liên kết chặt chẽ với phân tích
hiệu suất sử dụng tài sản.


3.4.


Định giá: Ước tính giá trị nội tại của một công ty (định giá cổ phiếu)

Phân tích dòng tiền
Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào

Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh dương (thu > chi) thể hiện công ty
làm ăn có hiệu quả, có khả năng trả ngay các khoản nợ đến hạn. Hệ số dòng tiền vào
từ hoạt động kinh doanh cho biết tỷ lệ tạo ra nguồn tiền vào từ hoạt động kinh doanh
chính của doanh nghiệp. Thông thường nếu doanh nghiệp không có những biến động
tài chính đặc biệt thì tỷ lệ này khá cao (khoảng 80%), đây là nguồn tiền chủ yếu dùng
trang trải cho hoạt động đầu tư dài hạn, trả lãi vay, nợ gốc, cổ tức.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản mục sau:
1. Lợi nhuận ròng: (Lãi +, Lỗ -)
2. Khấu hao cơ bản (Lãi +, Lỗ -)

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

23


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh

3. Chi phí trả lãi vay (+)
4. Tăng giảm nhu cầu vốn lưu động (Tăng -, giảm +)
 Hệ số dòng tiền từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào:
Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư dương (thu>chi) thể hiện quy mô của
doanh nghiệp bị thu hẹp. Vì số tiền thu được từ khấu hao, bán tài sản cố định sẽ lớn
hơn số tiền mua sắm tài sản cố định khác.
Khi hệ số dòng tiền từ hoạt động đầu tư cao là thời điểm ngân hàng xem xét để
thu hồi các khoản nợ của khách hàng

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư bao gồm các khoản mục sau:
1. Chi đầu tư TSCĐ (-)
2. Vốn lưu động ban đầu (-)
3. Chi góp vốn kinh doanh (-)
4. Thu từ góp vốn kinh doanh (+)
5. Giá trị thu hồi:
- Giá trị thanh lý TSCĐ (+)
- Vốn lưu động thu hồi cuối kỳ (+)


Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền vào:
Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính dương thể hiện lượng vốn cung ứng

từ bên ngoài tăng. Điều này thể hiện tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ
từ bên ngoài và doanh nghiệp có thể phải phụ thuộc vào các nguồn vốn từ bên ngoài.
Hoạt động tài chính là những nghiệp vụ làm thay đổi cơ cấu tài chính của doanh
nghiệp. Cụ thể: tăng, giảm các khoản vay; tăng giảm vốn chủ sở hữu khi huy động,
phát hành cổ phiếu; mua lại trái phiếu, cổ phiếu; trả cổ tức, lợi nhuận giữ lại.
Nếu lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư buộc
doanh nghiệp phải điều phối dòng tiền từ hoạt động tài chính. Đó có thể là một khoản

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

24


Tổng quan về phân tích tài chính

GV: PGS. TS Lê Thị Lanh


vay sẽ được tăng lên, phát hành thêm cổ phiếu hay là sự giảm đi hoặc thậm chí ngưng
trả các khoản cổ tức.
Dòng tiền từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản mục sau:
1. Vốn tự có (+)
2. Vay dài hạn (+)
3. Trả nợ vay dài hạn (-)
4. Vay ngắn hạn (+)
5. Trả nợ vay ngắn hạn (-)
6. Trả lãi vay (-)
7. Chi cổ tức, quỹ phúc lợi, khen thưởng (-)
Lưu ý: Sức mạnh của doanh nghiệp thể hiện trước hết ở khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh
doanh, không phải tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư hay tài chính. Ngân hàng cần đặc biệt quan
tâm tới vấn đề này khi xác định độ ổn định của 1 doanh nghiệp để quyết định đầu tư dài hạn.

3.5.

Các phương pháp định giá

3.5.1. Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền
 Nguyên lý của phương pháp chiết khấu dòng tiền:
Giá trị của bất kỳ tài sản nào cũng sẽ là giá trị hiện tại của dòng tiền mà tài sản
đó tạo ra trong tương lai.
 Phân loại phương pháp chiết khấu dòng tiền:
• Định giá trị vốn cổ phần:
• Định giá doanh nghiệp
• Giá trị hiện tại điều chỉnh

Nhóm 1 – TCDN Đêm 2 – K20

25



×