Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 50 trang )

Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

CHUYÊN ĐỀ 6

GIÁM SÁT THÍ NGHIỆM, QUAN TRẮC, ĐO ĐẠC
TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 1


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

MỤC 1:
KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC PHÒNG THÍ NGHIỆM
Ngày 01 tháng 07 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số

11/2008/QĐ-BXD về “Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng”.
Quy chế này quy định các nội dung đăng ký, công nhận và quản lý hoạt động của
các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Được áp dụng cho các phòng thí nghiệm
thực hiện các thí nghiệm, cung cấp số liệu thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu, khảo
sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu chất lượng và vật liệu công trình xây dựng.
Ngày 21 tháng 08 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết
định số 14/2008/QĐ-BGTVT về “Quy định công nhận và quản lý hoạt động phòng thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông”. Trong đó quy định rõ: Bộ Giao thông vận
tải quản lý trực tiếp các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông với mã số
LAS-XD và phối hợp với Bộ Xây dựng để tổ chức, quản lý hoạt động các phòng thí
nghiệm theo quy định này, phục vụ công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giao
thông chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của phòng thí nghiệm theo quy định này; tuân


thủ các quy định của pháp luật về sản xuất kinh doanh, về đo lường và quản lý chất lượng
công trình xây dựng giao thông.
Trong hai văn bản trên, các từ ngữ dưới đây được hiểu:
Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng: là phòng thí nghiệm thực hiện các
thí nghiệm, cung cấp các số liệu kết quả thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu, khảo
sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu chất lượng vật liệu và công trình xây dựng.
Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận: là phòng thí
nghiệm được Bộ Xây dựng tổ chức xem xét, đánh giá và quyết định công nhận năng lực
phòng thí nghiệm với mã số LAS-XD. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải
đăng ký hoạt động và được công nhận mới có giá trị pháp lý để cung cấp các số liệu thí
nghiệm.
Năng lực phòng thí nghiệm: là khả năng hoạt động của phòng thí nghiệm, được
đánh giá thông qua các tiêu chí về: không gian và môi trường làm việc của phòng thí
nghiệm; trang thiết bị thí nghiệm và khả năng thực hiện của nhân viên thí nghiệm tương
ứng với các tiêu chuẩn kỹ thuật của phép thử; khả năng tổ chức và quản lý hoạt động
phòng thí nghiệm; hệ thông quản lý chất lượng phòng thí nghiệm.
Chứng chỉ đào tạo quản lý cho cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm, chứng
chỉ đào tạo nhân viên thí nghiệm: là văn bản chứng nhận năng lực quản lý phòng thí
nghiệm, năng lực thực hiện các phép thí nghiệm; do các cơ quan có chức năng của Việt
Nam và các tổ chức quốc tế (được Bộ Xây dựng hoặc Bộ Giao thông vận tải công nhận)
đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ.
Cơ sở quản lý phòng thí nghiệm: là tổ chức hoạt động trong ngành giao thông
vận tải có đăng ký kinh doanh về lĩnh vực xây dựng giao hông theo quy định của pháp
luật và có phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam.
Cơ quan đánh giá công nhận: là cơ quan đầu mối quản lý công tác đo lường
ngành giao thông vận tải của Bộ Giao thông vận tải (Vụ Khoa học công nghệ).
Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 2



Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

Cơ quan có chức năng đào tạo: là cơ quan do Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận
tải công bố, có đủ năng lực đào tạo nghiệp vụ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho cán
bộ quản lý phòng thí nghiệm, nhân viên thí nghiệm hoạt động trong các phòng thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng giao thông.
1.1. Kiểm tra hồ sơ đăng ký công nhận phòng nghiệm
1.1.1. Hồ sơ đăng ký công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
Hồ sơ đăng ký công nhận hoặc công nhận lại phòng thí nghiệm chuyên ngành xây
dựng được nêu trong tiêu chuẩn TCXDVN 297-2003 (Phòng thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng. Tiêu chuẩn công nhận), bao gồm:
- Đơn xin công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (theo mẫu của Phụ
lục, TCXDVN 297-2003);
-

Quyết định thành lập phòng thí nghiệm của cơ quan quản lý trực tiếp;

-

Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng thí nghiệm;

- Bản sao chứng chỉ kiểm định/hiệu chuẩn các thiết bị thí nghiệm và đo lường của
cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao chứng chỉ đào tạo của trưởng phòng thí nghiệm, thí nghiệm viên hay công
nhân kỹ thuật thí nghiệm do các cơ quan có chức năng đào tạo cấp;
- Báo cáo khả năng và tình hình hoạt động của phòng thí nghiệm (theo mẫu của Phụ
lục, TCXDVN 297-2003);
- Bản vẽ mặt bằng phòng thí nghiệm (mặt bằng với kích thước phòng, vị trí các thiết

bị thí nghiệm, vị trí lưu mẫu…) và điều kiện môi trường làm việc.
- Hợp đồng mua, hóa đơn và biên bản bàn giao thiết bị thí nghiệm và đo lường của
phòng thí nghiệm; quyết định của cấp có thẩm quyền đối với các thiết bị được điều
chuyển từ các cơ quan khác.
- Hợp đồng sử dụng lao động đối với cán bộ quản lý và nhân viên thí nghiệm được
đăng ký trong hồ sơ.
- Đối với các phòng thí nghiệm xin công nhận lại, phải cung cấp bản sao chứng chỉ
hệ thống quản lý chất lượng của phòng thí nghiệm theo TCVN ISO 9001:2000 (Hệ thống
quản lý chất lượng. Các yêu cầu).
Hồ sơ đăng ký công nhận bổ sung bao gồm:
-

Đơn xin công nhận bổ sung (theo mẫu của Phụ lục TCXDVN 297-2003);

-

Chứng chỉ kiểm định/hiệu chuẩn các thiết bị bổ sung;

- Báo cáo khả năng và tình hình hoạt động phòng thí nghiệm (theo phụ lục của
TCXDVN 297-2003), trong đó phần trang thiết bị thí nghiệm, danh mục các phép thử chỉ
nêu nội dung bổ sung;
- Bản sao tài liệu chứng minh trang thiết bị thí nghiệm được mua hoặc điều chuyển
từ cơ quan khác.
Hồ sơ được gửi về cơ quan đánh giá công nhận. Nếu hồ sơ không thỏa mãn các
yêu cầu theo quy định, trong vòng 07 ngày làm việc cơ quan đánh giá công nhận sẽ trả
Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 3



Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

lời hoặc hướng dẫn bằng văn bản cho cơ sở quản lý phòng thí nghiệm để bổ sung và hoàn
thiện hồ sơ.
1.1.2. Hồ sơ đăng ký công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành giao thông
Hồ sơ đăng ký công nhận hoặc công nhận lại phòng thí nghiệm chuyên ngành xây
dựng giao thông được lập theo mẫu hướng dẫn tại tiêu chuẩn TCXDVN 297-2003
(Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng - tiêu chuẩn công nhận), bao gồm:
- Đơn xin công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông gửi Bộ
Giao thông vận tải (nội dung theo mẫu của Phụ lục, TCXDVN 297-2003);
- Quyết định thành lập phòng thí nghiệm của cơ quan quản lý trực tiếp;
- Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng thí nghiệm;
- Bản sao chứng chỉ kiểm định/hiệu chuẩn các thiết bị thí nghiệm và đo lường của
cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao chứng chỉ đào tạo của trưởng phòng thí nghiệm, thí nghiệm viên hay
công nhân kỹ thuật thí nghiệm do các cơ quan có chức năng đào tạo cấp;
- Báo cáo khả năng và tình hình hoạt động của phòng thí nghiệm (theo mẫu của
Phụ lục, TCXDVN 297-2003);
- Bản vẽ mặt bằng phòng thí nghiệm (mặt bằng với kích thước phòng, vị trí các
thiết bị thí nghiệm, vị trí lưu mẫu …) và điều kiện môi trường làm việc.
- Hợp đồng mua, hóa đơn và biên bản bàn giao thiết bị thí nghiệm và đo lường của
phòng thí nghiệm; quyết định của cấp có thẩm quyền đối với các thiết bị được điều
chuyển từ các cơ quan khác.
- Hợp đồng sử dụng lao động đối với cán bộ quản lý và nhân viên thí nghiệm được
đăng ký trong hồ sơ.
- Đối với các phòng thí nghiệm xin công nhận lại, phải cung cấp bản sao chứng
chỉ hệ thống quản lý chất lượng của phòng thí nghiệm theo TCVN ISO 9001:2000 (Hệ
thống quản lý chất lượng. Các yêu cầu).
Hồ sơ đăng ký công nhận bổ sung bao gồm:
- Đơn xin công nhận bổ sung (theo mẫu của Phụ lục TCXDVN 297-2003);

- Chứng chỉ kiểm định/hiệu chuẩn các thiết bị bổ sung;
- Báo cáo khả năng và tình hình hoạt động phòng thí nghiệm (theo phụ lục của
TCXDVN 297-2003), trong đó phần trang thiết bị thí nghiệm, danh mục các phép thử chỉ
nêu nội dung bổ sung;
- Bản sao tài liệu chứng minh trang thiết bị thí nghiệm được mua hoặc điều
chuyển từ cơ quan khác.
Hồ sơ được gửi về cơ quan đánh giá công nhận. Nếu hồ sơ không thỏa mãn các
yêu cầu theo quy định, trong vòng 07 ngày làm việc cơ quan đánh giá công nhận sẽ trả
lời hoặc hướng dẫn bằng văn bản cho cơ sở quản lý phòng thí nghiệm để bổ sung và hoàn
thiện hồ sơ.
1.2. Đánh giá năng lực phòng thí nghiệm
Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 4


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

Đối với phòng thí nghiệm công nhận lần đầu, tuỳ theo quy mô, tính chất phức tạp
và số lượng các phép thử, Bộ Giao thông vận tải (hoặc Bộ Xây dựng) sẽ quyết định số
lượng và thành phần của Đoàn kiểm tra, đánh giá để tiến hành đánh giá năng lực của
phòng thí nghiệm. Thành phần Đoàn kiểm tra, đánh giá bao gồm các thành viên của cơ
quan đánh giá công nhận, đại diện Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường Bộ Xây dựng
và chuyên gia lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành.
Đối với phòng thí nghiệm đánh giá định kỳ để công nhận lại, thành phần Đoàn
kiểm tra, đánh giá bao gồm các thành viên của cơ quan đánh giá công nhận.
Đánh giá phòng thí nghiệm bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Quyết định thành lập phòng thí nghiệm, quyết định bổ nhiệm trưởng phòng thí
nghiệm;
- Đối chiếu hợp đồng mua, hóa đơn và biên bản bàn giao trang thiết bị thí

nghiệm/văn bản điều chuyển trang thiết bị của cấp có thẩm quyền; hợp đồng lao động của
các cán bộ quản lý và nhân viên thí nghiệm được đăng ký;
- Xác định sự phù hợp với tiêu chuẩn TCXDVN 297-2003, bao gồm: điều kiện
môi trường làm việc của phòng thí nghiệm; chứng chỉ đào tạo cán bộ quản lý và các nhân
viên thí nghiệm; tình trạng trang thiết bị và chứng chỉ kiểm định/hiệu chuẩn thiết bị; các
tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật của phòng thí nghiệm đối với nội dung đăng ký của cơ sở;
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng phòng thí nghiệm, bao gồm: quy trình khảo
sát, lấy mẫu tại hiện trường; hướng dẫn sử dụng, vận hành thiết bị và quy trình thí
nghiệm cho mỗi phép thử; các sổ sách ghi chép (giao nhận mẫu; kết quả quá trình thí
nghiệm; lưu mẫu); phiếu kết quả thí nghiệm; chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng của
phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 (đối với các cơ sở đăng ký công
nhận lại).
Trình tự công nhận phòng thí nghiệm gồm các bước sau:
- Kết thúc công việc đánh giá tại phòng thí nghiệm, Đoàn kiểm tra, đánh giá sẽ có
báo cáo kết quả đánh giá (theo mẫu).
- Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá, nếu đảm bảo các yêu cầu theo quy định, cơ
quan đánh giá công nhận sẽ làm thủ tục đề nghị Bộ Xây dựng xem xét chấp thuận để cấp
mã số LAS-XD (đối với các cơ sở đăng ký công nhận lại không phải tiến hành thủ tục
này).
- Sau khi có mã số LAS-XD do Bộ Xây dựng cấp, Bộ Giao thông vận tải ra quyết
định công nhận phòng thí nghiệm (theo mẫu).

Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 5


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

MỤC 2:

YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH
2.1. Các phương pháp khảo sát và đánh giá chất lượng vật liệu
Khi nghiên cứu trạng thái làm việc, khả năng chịu lực, tuổi thọ các đối tượng cho
thấy yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên là chất lượng của vật liệu. Chất lượng đó được
thể hiện qua các loại cường độ, tính chất và số lượng các khuyết tật đã tồn tại hoặc xuất
hiện mới trong quá trình đối tượng làm việc.
Hiện nay, việc khảo sát và xác định các đặc trưng cơ bản của vật liệu bằng thực
nghiệm thường được thực hiện theo 2 phương pháp cơ bản:
2.1.1. Phương pháp phá hoại mẫu và lập biểu đồ đặc trưng vật liệu
Hình dạng và kích thước mẫu thử xác định tùy vào: cấu tạo vật liệu, mục đích
nghiên cứu, tiêu chuẩn qui phạm nhà nước.
Các mẫu được thí nghiệm tương ứng với trạng thái làm việc của vật liệu (kéo, nén,
uốn, xoắn) tăng dần tải trọng từng cấp cho đến khi phá hoại. Ứng với các cấp tải p i ta thu
được εi , σi và vẽ được đường cong biểu diễn quan hệ ƯS-BD và được gọi là biểu đồ đặc
trưng của vật liệu bởi vì qua đó ta có thể xác định các đặc trưng cơ lý của vật liệu.
Phương pháp phá hoại mẫu chịu ảnh hưởng trực tiếp các yếu tố:
- Tốc độ gia tải
- Nhiệt độ môi trường
- Trạng thái ứng suất tác dụng
2.1.2. Phương pháp không phá hoại và lập biểu đồ chuyển đổi chuẩn của vật liệu
Phương pháp này thường giải quyết hai nhiệm vụ:
- Xác định cường độ tại nhiều vị trí khác nhau, qua đó đánh giá được mức độ đồng
nhất của vật liệu.
- Phát hiện các khuyết tật tồn tại bên trong môi trường vật liệu do quá trình chế
tạo, do ảnh hưởng các tác động bên ngoài, hoặc do tải trọng.
2.3. Các phép thử quan trọng trong thí nghiệm cần thiết khi giám sát công trình
2.3.1. Thí nghiệm xi măng
1. Cơ lý xi măng
TT
1


Tên phép thử
Xác định độ mịn của bột xi măng

Tên tiêu chuẩn
TCVN 4030: 1985

2

Xác định khối lượng riêng của xi măng

TCVN 4030: 1985

3

Xác định độ dẻo tiêu chuẩn, thời gían đông kết, độ
ổn định thể tích

TCVN 6017: 1995

4
5

Xác định độ bền nén
Xác định độ uốn

Trường Cao đẳng GTVT

TCVN 6016: 1995-ISO
679: 1989

CĐ6-Tr 6


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

6

Xác định độ nở sun phát của xi măng

TCVN 6068: 1995

2.3.2. Thí nghiệm bê tông
1. Cốt liệu nhỏ (cát)
TT

Tên phép thử

Tên tiêu chuẩn

1

Xác định thành phần khoáng vật của cát

TCVN 338: 1986

2

Xác định khối lượng riêng của cát

TCVN 339: 1986


3

Xác định khối lượng thể tích xốp và độ xốp

TCVN 340: 1986

4

Xác định độ ẩm của cát

TCVN 341: 1986

5

Xác định thành phần hạt và mô đun độ lớn của cát

TCVN 342: 1986

6
7

Xác định hàm lượng chung bụi, bùn, sét
Xác định hàm lượng sét

TCVN 343: 1986
TCVN 344: 1986

8


Xác định lượng tạp chất hữu cơ

TCVN 345: 1986

9

Xác định hàm lượng sunphat, sunphit

TCVN 346: 1986

10

Xác định hàm lượng mica trong cát

TCVN 4376: 1986

2. Cốt liệu đá dăm (Sỏi)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên phép thử

Xác định khối lượng riêng của đá nguyên khai, đá
dăm (sỏi)
Xác định khối lượng thể tích của đá nguyên khai và
đá dăm (sỏi)
Xác định khối lượng thể tích xốp của đá dăm (sỏi)
Xác định độ rỗng của đá nguyên khai, đá dăm (sỏi)
Xác định độ hỗng giữa các hạt đá dăm (sỏi)
Xác định thành phần hạt của đá dăm (sỏi)
Xác định hàm lượng bụi, bùn, sét trong đá dăm (sỏi)
Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt trong đá dăm (sỏi)
Xác định hàm lượng hạt mềm yếu và phong hoá
trong đá dăm (sỏi)
Xác định độ ẩm của đá dăm (sỏi)

Tên tiêu chuẩn
TCVN 1772: 1987
TCVN 1772: 1987
TCVN 1772: 1987
TCVN 1772: 1987
TCVN 1772: 1987
TCVN 1772: 1987
TCVN 1772: 1987
TCVN 1772: 1987
TCVN 1772: 1987
TCVN 1772: 1987

12
13

Xác định độ hút nước của đá nguyên khai, đá dăm

(sỏi)
Xác định giới hạn bền khi nén của đá nguyên khai
Xác định độ nén dập của đá dăm (sỏi) trong xi lanh

14

Xác định hệ số hoá mềm của đá nguyên khai

TCVN 1772: 1987

15

Xác định hệ số hoá mềm của đá dăm (sỏi)

TCVN 1772: 1987

11

Trường Cao đẳng GTVT

TCVN 1772: 1987
TCVN 1772: 1987
TCVN 1772: 1987

CĐ6-Tr 7


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

16


Xác định độ mài mòn của đá dăm (sỏi)

TCVN 1772: 1987

17

Xác định độ chống va đập của đá dăm (sỏi)

TCVN 1772: 1987

18

Xác định hàm lượng tạp chất hữu cơ trong sỏi

TCVN 1772: 1987

19
20

TT
1
2
3

Xác định hàm lượng hạt đập vỡ trong sỏi dăm đập từ
cuội
Phương pháp hóa học xác định khả năng phản ứng
kiềm – silic


TCVN 1772: 1987
TCXD 238: 1999

3. Cơ lý bê tông và hỗn hợp bê tông
Tên phép thử
Tên tiêu chuẩn
Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử
TCVN 3105: 1993
Xác định độ sụt của hỗn hợp bê tông nặng
TCVN 3106: 1993
TCVN 3107: 1993

6

Xác định độ cứng VEBE của hỗn hợp BT
Xác định khối lượng thể tích của hỗn hợp bê
tông nặng
Xác định độ tách nước và tách vữa của hỗn
hợp bê tông nặng
Phân tích thành phần hỗn hợp bê tông nặng

7

Xác định hàm lượng bọt khí của bê tông

TCVN 3111: 1993

8
9
10

11
12
13
14
15
16

Xác định khối lượng riêng của bê tông nặng
Xác định độ hút nước của bê tông
Xác định độ mài mòn của bê tông
Xác định khối lượng thể tích của bê tông
Xác định độ chống thấm nước
Xác định độ co của bê tông
Xác định cường độ nén của bê tông
Xác định cường độ kéo khi uốn
Xác định cường độ kéo khi bửa
Xác định cường độ lăng trụ và mô đun đàn
hồi khi nén tĩnh
Xác định cường độ của cột điện bê tông cốt
thép ly tâm
Lấy mẫu bê tông bằng khoan từ cấu kiện
Thử áp lực ống nước bê tông - ống cao áp và
ống thường

TCVN 3112: 1993
TCVN 3113: 1993
TCVN 3114: 1993
TCVN 3115: 1993
TCVN 3116: 1993
TCVN 3117: 1993

TCVN 3118: 1993
TCVN 3119: 1993
TCVN 3120: 1993

4
5

17
18
19
20

TT
1
2
3

TCVN 3108: 1993
TCVN 3109: 1993
TCVN 3110: 1993

TCVN 5726: 1993
TCVN 5847: 1994
ASTM C 42- 1990
AASHTO T280- 94

4. Cơ lý Vữa và hỗn hợp vữa Xây dựng
Tên phép thử
Tên tiêu chuẩn
Lấy mẫu hỗn hợp vữa

TCVN 3121: 1979
Xác định độ lưu động của hỗn hợp vữa
TCVN 3121: 1979
Xác định độ phân tầng của hỗn hợp vữa
TCVN 3121: 1979

Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 8


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

4
5
6
7
8
9

Xác định khối lượng thể tích của hỗn hợp vữa
Xác định khả năng giữ nước của hỗn hợp vữa
Xác định giơi hạn bền khi uốn của vữa
Xác định giới hạn bền khi nén của vữa
Xác định độ hút nước của vữa
Xác định khối lượng riêng của vữa
Xác định độ bám dính nền bằng phương pháp
kéo đứt

10


TCVN 3121: 1979
TCVN 3121: 1979
TCVN 3121: 1979
TCVN 3121: 1979
TCVN 3121: 1979
TCVN 3121: 1979
TCXD 236: 1999

2.3.3. Thí nghiệm vật liệu xây dựng
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

1. Vật liệu hữu cơ (bê tông nhựa)
Tên phép thử

Xác định khối lượng thể tích
Xác định khối lượng riêng của các vật liệu thành
phần trong bê tông nhựa
Xác định khối lượng riêng của bê tông nhựa
bằng phương pháp tỷ trọng kế và phương pháp
tính toán
Độ rỗng của cốt liệu và độ rỗng dư ở trạng
thái đầm chặt
Độ bão hoà nước của bê tông nhựa
Hệ số trương nở của bê tông nhựa sau khi bão
hòa nước
Cường độ chịu nén của bê tông nhựa
Hệ số ổn định nước và ổn định nhiệt của bê
tông nhựa
Hệ số chịu nước sau khi bão hòa nước lâu của
bê tông nhựa
Thí nghiệm Marshall xác định độ bền và độ
dẻo của bê tông nhựa
Xác định hàm lượng bitum trong bê tông nhựa
bằng phương pháp chiết
Xác định thành phần của hỗn hợp bê tông
nhựa sau khi chiết
Xác định hàm lượng bitum và thành phần hạt
trong hỗn hợp bê tông nhựa theo phương pháp
nhanh
Thành phần cấp phối hạt vật liệu bê tông nhựa
Xác định mô đun đàn hồi của vật liệu đá gia
cố chất vô cơ
Cường đô ép chẻ của vật liệu hạt liên kết bằng
các chất kết dính vô cơ


Tên tiêu chuẩn
22TCN 62: 1984
22TCN 62: 1984
22TCN 62: 1984
22TCN 62: 1984
22TCN 62: 1984
22TCN 62: 1984
22TCN 62: 1984
22TCN 62: 1984
22TCN 62: 1984
22TCN 62: 1984
22TCN 62: 1984
22TCN 62: 1984
22TCN 62: 1984
22TCN 57: 1984
22TCN 59:1984
22TCN 73:1984

2. Vật liệu bittum (Vật liệu nhựa đường đặc)
Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 9


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

TT
1
2

3

Tên phép thử
Lấy mẫu vật liệu nhựa
Xác định độ kim lún
Xác định độ kéo dài

Tên tiêu chuẩn
22TCN 231: 1996
22TCN 279: 2001
22TCN 279: 2001

4

Xác định nhiệt độ hoá mềm

22TCN 279: 2001

5

Xác định độ bám dính với đá

22TCN 279-2001

6

Xác định nhiệt độ bắt lửa

22TCN 279: 2001


7

XĐ tỷ lệ kim lún khi đun ở 1630C trong 5h

22TCN 279: 2001

8

Xác định lượng hòa tan của nhựa trong
tricloretylen

22TCN 279: 2001

9

Xác định khối lượng riêng (tỷ trọng)

22TCN 279: 2001

10

Xác định hàm lượng chất thu được khi chưng cất

22TCN 279: 2001

11

Xác định hàm lượng paraphin

22TCN 279: 2001


5

3. Vật liệu bittum (Vật liệu nhựa nhũ tương)
Tên phép thử
Xác định hàm lượng nước, nhựa đường và tính chất
của nhựa lấy từ nhũ tương nhựa đường
Xác định độ nhớt của nhựa đường
Xác định lượng chất thu được khi chưng cất
Xác định độ đồng đều và độ ổn định của nhũ tương
nhựa đường
Xác định lượng hao tổn và phần còn lại sau khi sấy

6

Xác định độ phân tách của nhũ tương nhựa đường

TT
1
2
3
4

Tên tiêu chuẩn
22TCN 63: 1984
22TCN 63: 1984
22TCN 63: 1984
22TCN 63: 1984
22TCN 63: 1984
22TCN 63: 1984


2.3.4. Thí nghiệm địa kỹ thuật
1. Thí nghiệm đất trong phòng
TT

Tên phép thử

Tên tiêu chuẩn

1

Hướng dẫn thu thập, vận chuyển và lưu giữ mẫu đất

TCVN 5960: 1995

2

Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu

TCVN 2683: 1991

3

Đất xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng
riêng trong phòng thí nghiệm

3.1
3.2
4


Khối lượng riêng của đất không chứa muối
Khối lượng riêng của đất có chứa muối
Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm và độ
hút ẩm trong phòng thí nghiệm

Trường Cao đẳng GTVT

TCVN 4195: 1995
TCVN 4196: 1995

CĐ6-Tr 10


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

4.1
4.2
5

Phương pháp xác định độ ẩm
Phương pháp xác định độ hút ẩm
Đất xây dựng - Phương pháp xác định giới hạn dẻo
và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm

TCVN 4197: 1995

6

Đất xây dựng - Các phương pháp xác định thành
phần hạt trong phòng thí nghiệm


TCVN 4198: 1995

7

Đất xây dựng - Phương pháp xác định sức chống cắt
ở máy cắt phẳng trong phòng thí nghiệm

TCVN 4199: 1995

8

Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún
trong phòng thí nghiệm

TCVN 4200: 1995

9

Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ chặt tiêu
chuẩn trong phòng thí nghiệm

TCVN 4201: 1995

10

Đất xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng
thể tích trong phòng thí nghiệm

10.1

10.2
10.3

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Phương pháp dao vòng
Phương pháp bọc sáp
Phương pháp đo thể tích bằng dầu hoả
2. Thí nghiệm đất hiện trường
Tên phép thử
Thí nghiệm xuyên tĩnh
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn
TN tải trọng tĩnh nén dọc trục
Trắc địa công trình xây dựng
XĐ thành phần cỡ hạt của đá dăm (sỏi)

Xác định mô đun đàn hồi của đất và vật liệu áo
đường tại hiện trường
Xác định mô đun đàn hồi theo độ võng đàn hồi
dưới bánh xe bằng cần Benkelman
Xác định độ bằng phẳng bằng thước 3m
Xác định khối lượng thể tích của đất tại hiện
trường bằng phương pháp rót cát
Xác định khối lượng thể tích của đất tại hiện
trường bằng phương pháp dao đai
Xác định độ nhám mặt đường bằng phương
pháp rắc cát
Xác định tải trọng tĩnh của đất tại hiện trường
Xác định độ chặt của đất bằng xuyên vít
Đo chuyển vị, độ võng, ứng suất cọc cầu
Đo điện trở đất

Trường Cao đẳng GTVT

TCVN 4202: 1995

Tên tiêu chuẩn
TCXD 174-1989
TCXD 226: 1999
TCXD 269-1902
TCVN 3972: 1985
22TCN 57: 1984
22TCN 211: 1993
22TCN 251: 1998
22TCN 16: 1979
22TCN 13: 1979

22TCN 02:1971
22TCN 278: 2001
TCXD 80: 2002
TCXD 112: 1984
22TCN 170: 1987
TCXD 46: 1984
CĐ6-Tr 11


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

3. Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc
TT
1
2
3
4

Tên phép thử
Xác định sức chịu tải của cọc
Thí nghiệm biến dạng lớn
Thí nghiệm biến dạng nhỏ
Chất lượng bê tông thân cọc khoan
nhồi bằng phương pháp siêu âm

Tên tiêu chuẩn
TCXDVN 269:2002
ASTMD 4945: 1989
TCXD 206: 1998
BS 1881-phần 203, AFNOR P18418-12-89


2.3.5. Thí nghiệm môi trường
1. Phân tích hoá nước xây dựng
TT
1
2
3
4
5
6

Tên phép thử
Xác định độ pH
Hàm lượng clorua ClHàm lượng SO42
Lượng muối hoà tan
Lượng cặn không tan
Lượng chất hữu cơ

Tên tiêu chuẩn
TCVN 2655: 1978
TCVN 2656:1978
TCVN 2659:1978
TCVN 4506: 1987
TCVN 4506: 1987
TCVN 2671:1978

2. Phân tích hoá nước thải
TT

Tên phép thử


Tên tiêu chuẩn

1

Nhiệt độ

TCVN 4557-1988

2

Độ pH

TCVN 4559:1988

3
4
5

Hàm lượng BOD5 (Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày)
Hàm lượng COD (Nhu cầu oxy hóa học)
Hàm lượng chất rắn lơ lửng

TCVN 6001-1995
TCVN 6491-1995
TCVN 4560:1988

6

Hàm lượng Mangan (Mn)


TCVN 4578: 1988

7

Hàm lượng Đồng (Cu)

TCVN 4572:1988

8

Hàm lượng Kẽm (Zn)

TCVN 4575:1988

9

Hàm lượng Niken (Ni)

TCVN 4577:1988

10

Coliform

TCVN 4684:1996
3. Tiếng ồn
Tên phép thử

TT


Tên tiêu chuẩn

1

Tiếng ồn phương tiện GTVT đường bộ

TCVN 5964: 1995

2

Tiếng ồn khu vực công cộng, dân cư và
khu công nghiệp

TCVN 5964: 1995

2.4. Giám sát công tác thí nghiệm hiện trường đánh giá chất lượng đường ôtô
Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 12


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

2.4.1. Các chỉ tiêu chủ yếu phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá chất lượng đường ôtô
sau khi thi công
Chất lượng đường ô tô được biểu thị và đánh giá qua 3 chỉ tiêu chính sau:
Độ bằng phẳng mặt đường
Độ bằng phẳng mặt đường có thể định nghĩa là sai lệch theo phương thẳng đứng
của bề mặt đường so với một mặt chuẩn. Những sai lệch này phản ánh biến dạng lồi lõm

theo phương thẳng đứng của bề mặt đường, có ảnh hưởng đến đặc tính động lực của xe
cộ, ảnh hưởng đến chất lượng chạy xe.
Độ bằng phẳng là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực phục vụ của đường, đó
cũng là vấn đề quan tâm trước tiên của những người sử dụng đường.
Chất lượng thi công nền, móng mặt đường kém: không đủ dộ chặt, bề mặt các lớp
vật liệu nền, móng không bằng phẳng…dẫn tới mặt đường kém bằng phẳng. Qua thời
gian, dưới tác động của xe cộ và môi trường, độ bằng phẳng mặt đường càng kém đi, dẫn
tới chất lượng chạy xe, giá thành vận doanh ngày càng tăng lên.
Độ nhám mặt đường
Độ nhám mặt đường hoặc là khả năng chống trơn trượt của mặt đường phản ánh
tính năng sử dụng mặt đường về mặt an toàn chạy xe. Độ nhám mặt đường là một chỉ tiêu
quan trọng của đường ô tô có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả khai thác, đảm bảo an toàn
cho xe chạy với vận tốc thiết kế ngày càng cao, nhất là trong điều kiện ẩm ướt, trên các
đường ô tô cấp cao và đường cao tốc.
Mô đun đàn hồi mặt đường
Là nhân tố chủ yếu phản ánh tính năng sử dụng của đường về mặt kết cấu thông
qua chỉ tiêu mô đun đàn hồi có thể xác định được sức chịu tải mặt đường tại thời điểm đo
và qua đó có thể xác định được tuổi thọ còn lại của đường, từ đó dự báo được thời điểm
cần tiến hành cải tạo, đồng thời cung cấp thông tin tin cậy cho việc thiết kế tăng cường.
Do tác dụng lặp của tải trọng của các phương tiện giao thông cộng thêm với các
yếu tố bất lợi của môi trường, chất lượng của đường ô tô theo thời gian không ngừng suy
giảm, trong quá trình khai thác, các chỉ tiêu: độ bằng phẳng, độ nhám, mô đun đàn hồi
mặt đường càng giảm đi, các hiện tượng hư hỏng mặt đường dần xuất hiện và cuối cùng
dẫn tới trạng thái hư hỏng đến mức con đường không thể tiếp tục khai thác một cách hiệu
quả được nữa.
Các giải pháp duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tăng cường đường nếu được áp dụng
đúng lúc và thích đáng thì tính năng sử dụng của mặt đường có thể sẽ có khả năng khôi
phục một phần, thậm chí còn được tăng thêm.
Việc quyết định thời điểm duy tu thích hợp, lựa chọn giải pháp duy tu, bảo dưỡng
và giải pháp tiến hành tăng cường hoặc cải tạo đường chỉ có hiệu quả kinh tế cao nếu có

các dữ liệu tin cậy về việc điều tra phân tích tình trạng mặt đường hiện có và các dự báo
về tính năng sử dụng trước mắt và tương lai của mặt đường.
Việc kiểm tra chất lượng đường ô tô sau khi thi công với 3 chỉ tiêu: độ bằng
phẳng, độ nhám, mô đun đàn hồi của mặt đường là cẩn thiết, ngoài ra việc thí nghiệm
với 3 chỉ tiêu trên còn nhằm mục đích thu thập số liệu để phục vụ cho việc lập kế hoạch
duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp đường ô tô trong thời kỳ khai thác.
Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 13


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

2.4.2. Đo độ bằng phẳng mặt đường bằng thước 3m
Quy trình thí nghiệm:
Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 16-79 “Quy trình kỹ thuật đo độ bằng phẳng mặt đường
bằng thước dài 3 mét”
2.4.3. Đo độ bằng phẳng mặt đường theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI (International
Roughness Index)
Quy trình thí nghiệm:
Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 277-01 “Tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá độ bằng phẳng
mặt đường theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI”.
2.4.4. Thí nghiệm xác định độ nhám của mặt đường bằng phương pháp rắc cát
Quy trình thí nghiệm:
Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 278-01 “Quy trình thí nghiệm xác định độ nhám của
mặt đường đo bằng phương pháp rắc cát”
2.4.5. Xác định mô đun đàn hồi của áo đường mềm bằng cần đo độ võng Benkelman
Quy trình thí nghiệm:
Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 251-98 “quy trình thử nghiệm xác định mô đun đàn
hồi chung của áo đường mềm bằng cần đo võng Benkelman”.

2.5. Giám sát công tác kiểm định
2.5.1. Phương pháp thử động biến dạng lớn PDA
Các cơ sở của phương pháp:
Về cơ sở khoa học, nguyên lý của thử động biến dạng lớn và thiết bị phân tích
động cọc PDA dựa trên lý thuyết truyền sóng ứng suất trong bài toàn va chạm của cọc,
các đặc trưng động của đất theo Smith và dựa vào các thành tựu của kỹ thuật điện tử và
tin học hiện đại...
Phương trình truyền sóng:
- Với giả thiết :
+ Cọc đàn hồi đồng nhất
+ Đất làm việc dẻo lý tưởng.
- Từ các kết quả lý thuyết phương trình truyền sóng ta có thể xác định được lực
kháng tổng cộng của đất khi đóng cọc theo biểu thức sau:
R = F(t1) + F(t2) + {v(t1) - v(t2)} MC/L/2
Trong đó:
R :Sức kháng tổng cộng của đất.
F: lực đo được tại đầu cọc
v : vận tốc đo được tại đầu cọc.
M: Trọng lượng cọc.
C: Tốc độ truyền sóng ứng suất trong cọc
Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 14


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

t1 : Thời điểm va chạm toàn phần (lực va chạm cực đại)
t2 : Thời điểm sóng ứng suất đi hết một chu kỳ từ đầu đến mũi cọc và phản
xạ trở lại

Phương pháp Case:
- Xét theo bản chất vật lý:
R= Rs + Rd
Trong đó:
Rs: Sức chịu tải tĩnh, là giá trị người thiết kế quan tâm và thu được khi thử
tải tĩnh, phụ thuộc vào chuyển vị.
Rd: sức chịu tải động, do việc đóng cọc, sức cản động phụ thuộc vào tốc độ.
- Để có thể loại bỏ sức cản động khi tính Rs, Rd được định nghĩa như sau:
Rd = JZVmũi cọc
Trong đó :
J: Hệ số sức cản động
Z: Trở kháng của cọc
Vmũi cọc: Tốc độ tại mũi cọc, theo lý thuyết truyền sóng có thể tính được từ
tốc độ đo được tại thời điểm t1 ở đầu cọc.
Vmũi cọc = 2*v(t1) - R/Z.
Sau một số biến đổi sẽ có :
Rs = (1- J)F(t1) + Zv(t1)/2 + (1+ J)F(t2) - Zv(t2)/2
- Để tìm hệ số sức cản động J, Smith dùng phương pháp so sánh với kết quả tĩnh
và gắn với kích cỡ hạt đất:
Đối với:

Cát sạch

J = 0.10 - 0.15

Cát bùn

J = 0.15 - 0.25

Bùn


J = 0.25 - 0.40

Bùn sét

J = 0.40 - 0.70

Sét

J = 0.70 - 1.00

Phần mềm CAPWAP (Case Pile Wave Analysis Program)
- Để giải bài toán búa-cọc-đất sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn. Cọc được
chia thành nhiều phân đoạn, sức cản đất sử dụng mô hình của Smith
- Sức cản chung (tĩnh cộng động) của đất tại phân đoạn i gồm 2 thành phần:
Ri = Rsi + Rdi
Trong mô hình trên :
qi - quake hay chuyển vị tương đối giới hạn.
Ji - Hệ số sức cản động (damping factor) Smith.
Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 15


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

Cấu tạo thiết bị PDA (Mỹ)
Cấu tạo của thiết bị đóng cọc - PDA sử dụng trong phương pháp thử động biến
dạng lớn bao gồm:
- Máy tính phân tích chuyên dụng (1 máy)

- Đầu đo ứng suất (2 đầu đo): Các đầu đo này có khả năng đo độc lập ứng suất
theo thời gian tại vị trí gắn trên cọc trong một chu kỳ va chạm.
- Đầu đo gia tốc (2 đầu đo): Các số liệu thu được nhờ 2 gia tốc kế với tần số
cộng hưởng khoảng 7500Hz đặt ở khoảng cách xuyên tâm đều nhau ở hai mặt đối diện.
- Đầu đo lực (4 đầu đo)
- Máy tính điện tử có gắn bộ biến đổi số liệu: Các tín hiệu từ các đầu đo sẽ
được truyền qua cáp nối chống nhiễu đến thiết bị ghi và biến đổi số liệu. Thiết bị này còn
có một osciloscope để giao tiếp với người sử dụng và trình diễn các đồ thị : lực, tốc độ.
Tất cả thiết bị này được gắn bên trong một máy tính hiện đại.
- Các thiết bị phụ trợ:

Máy in
Modem
Máy ghi băng

Hình : Máy tính phân tích chuyên dụng và cáp truyền số liệu
Các kết quả đưa ra
Thiết bị phân tích đóng cọc - PDA có thể đưa ra các kết quả như sau:
- Sức chịu tải của cọc
+ Sức chịu tải của cọc tại từng nhát búa, từng cao độ ngập đất.
+ Ma sát thành bên.
+ Sức kháng của mũi cọc.
- Ứng suất trong cọc:
+ Ứng suất nén lớn nhất.
+ Ứng suất kéo lớn nhất.
+ Ứng suất nén tại mũi cọc.
Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 16



Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

- Hoạt động của búa:
+ Năng lượng truyền lớn nhất của búa lên đầu mũi cọc.
+ Lực tác dụng lớn nhất lên đầu mũi cọc.
+ Độ lệch tâm giữa búa và cọc.
+ Hiệu suất hoạt động của búa.
+ Tổng số nhát búa. Số nhát búa trong 1 phút.
+ Chiều cao rơi búa hoặc độ nảy của phần va đập.
- Tính nguyên dạng hoặc hư hỏng của cọc:
+ Xác định mức độ hoặc vị trí hư hỏng của cọc.
Trình tự thí nghiệm:
Phương pháp thử động biến dạng lớn, sử dụng thiết bị phân tích đóng cọc - PDA
có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các loại cọc nói chung: đóng và khoan nhồi.
- Đối với cọc đóng:
+ Gắn các đầu đo lên cọc (hai đầu đo ứng suất và hai đầu đo gia tốc) cách đỉnh
cọc từ 1.5 đến 3 lần đường kính.
+ Sử dụng một búa đóng cọc đủ để cọc chuyển dịch vào trong đất.
+ Các đầu đo được nối với một máy tính chuyên dụng có gắn các bộ phận
chuyển đổi tín hiệu, tự động kiểm tra, lọc, hiệu chỉnh và ghi lại toàn bộ các kết quả trong
quá trình đóng cọc.
+ Các số liệu trong quá trình đóng cọc sẽ được lưu lại dưới dạng số. Các kết
quả hiện trường này sẽ được phân tích lại bằng phần mềm chuyên dụng CAPWAP để đưa
ra kết quả cuối cùng.
- Đối với cọc khoan nhồi:
+ Phá bỏ phần bê tông xấu đầu cọc. Nếu nối thêm phần bê tông tốt đầu cọc để
đảm bảo cọc lộ lên trên mặt đất ít nhất 2 lần đường kính cọc để gắn đầu đo. Phần bê tông
đổ thêm đảm bảo giống như bê tông phần cọc đưa vào sử dụng sau này. Bề mặt đỉnh cọc
được tạo phẳng và cứng.

+ Trọng lượng quả búa rơi trong phạm vi 1-2 % sức chịu tải của cọc.
+ Sử dụng các tấm đệm bằng gỗ dán và đệm thép có chiều dầy theo tính toán
và có diện tích từ 70-90% diện tích đỉnh cọc, nhưng không nhỏ hơn diện tích bề mặt va
chạm của quả búa rơi. Và được đặt lên trên tấm gỗ dán.
+ Gắn đầu đo lên trên đầu cọc và nối chúng với thiết bị phân tích đóng cọc PDA.
+ Cho quả búa đã chọn rơi tự do với chiều cao rơi đã tính toán. Thiết bị phân
tích đóng cọc sẽ cung cấp các kết quả đo cần thiết về cọc.
Phạm vi sử dụng:
Qua nhiều thí nghiệm, so sánh, nghiên cứu và đánh giá, các nhà khoa học đã đưa
ra một số nhận xét về phương pháp thử động biến dạng lớn sử dụng phương trình truyền
sóng:
Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 17


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

- Phương pháp thử động không hoàn toàn thay được phương pháp thử tĩnh nhưng
các kết quả thử động biến dạng lớn sử dụng thiết bị phân tích đóng cọc - PDA được phân
tích chi tiết, so sánh với thử tĩnh và phân tích CAPWAP tương đương sẽ giúp giảm bớt
thử tĩnh.
- Đối với các dự án trên thuỷ như : cầu, cảng,... hoặc các dự án nhỏ, thử tĩnh gặp
khó khăn trong điều kiện thi công, thời gian chờ đợi, giá thành công trình cao, việc thử
động biến dạng lớn bằng thiết bị phân tích đóng cọc - PDA là cần thiết và thích hợp.
- Sử dụng thiết bị phân tích đóng cọc - PDA giúp kiểm soát được chất lượng cọc
trong quá trình thi công. Theo dõi những vấn đề có thể xảy ra đối với búa, cọc, đất. Phát
hiện sớm để xử lý kịp thời những vấn đề ảnh hưởng tới thi công và giảm chi phí.
- Thời gian thử nhanh hơn tĩnh. Chi phí thấp. Thử được nhiều cọc trong ngày.
- Lựa chọn được hệ thống đóng cọc hợp lý.

- Dễ dàng kiểm soát được sự phục hồi hay giãn ra của đất sau khi đóng đi và vỗ
lại. Xác định được sức chịu tải của cọc tại từng thời điểm cao độ trong quá trình đóng
cọc. Qua đó lựa chọn được chiều dài cọc phù hợp.
- Tiêu chuẩn áp dụng : Theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM - D4945.
Báo cáo kết quả thí nghiệm:
1. Tên, vị trí công trình. Chủ đầu tư, Tư vấnthiết kế/giám sát, Nhà thầu thi công cọc,
Đơn vị thí nghiệm
2. Các biểu đồ quan hệ lực, vận tốc, sức chịu tải. Số liệu về cọc thí nghiệm như kích
thước cọc, ngày đóng cọc/đổ bê tông, ngày thí nghiệm
3. Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm
4. Năng lượng theo thời gian
5. Biểu đồ quan hệ Tải trọng-Biến dạng và các bản tính nếu có phân tích CAPWAP

2.5.2. Phương pháp thử động biến dạng nhỏ PIT (Pile Integrity Tester)
Mục đích của thí nghiệm: Xác định vị trí và mức độ khuyết tật (nếu có) của cọc
đóng/cọc khoan nhồi dựa trên sóng phản hồi ghi được trên đỉnh cọc
Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 18


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

Nguyên lý: Dùng một có gắn đầu đo lực gõ lên trên đầu cọc tạo ra một sóng ứng
suất đi xuống dọc thân cọc.
Trên đầu cọc gắn một đầu đo gia tốc thu nhận sóng đi lên khi phản hồi ở đáy cọc
và ở những chỗ có thay đổi trở kháng. Một phần mềm chuyên dụng (PITWAP) ứng dụng
phân tích phương trình truyền sóng có thể chỉ ra vị trí và các mức độ khuyết tật nếu có
trong cọc.
Phạm vi áp dụng:

- Phương pháp thử động biến dạng nhỏ áp dụng được cho mọi loại cọc đóng và khoan
nhồi có tỷ lệ chiều dài chia cho đường kính cọc không lớn hơn 30 lần, vì lớn hơn nữa tín hiệu
sẽ phản hồi từ đáy cọc yếu không đảm bảo cho độ đánh giá đồng nhất chính xác.
- Phương pháp này thường được dùng để đánh giá sơ bộ, vì nó nhanh, rẻ, dễ thực
hiện. Khi phát hiện có nghi vấn thường dùng thêm các phương pháp khác như khoan lõi,
siêu âm hay thử tải động đêt kết luận.
- Nhược điểm chính của phương pháp này là tín hiệu dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố do năng lượng va chạm quá nhỏ, vì vậy việc đánh giá kết quả phải hết sức thận trọng.
Phương pháp thí nghiệm: Đo ghi sóng lan truyền trong thân cọc khi tác động
một xung lực nhẹ lên đầu cọc
Qui trình thí nghiệm: Theo ASTM D5882-00 hoặc theo các tiểu chuẩn riêng do
Tư vấn thiết kế quy định.
Thứ tự các bước thực hiện như sau:
1. Làm sạch đầu cọc
2. Dán đầu đo gia tốc lên mặt đỉnh cọc
3. Bật máy vào các thông số cần thiết
4. Dùng búa chuyên dụng gõ lên đầu cọc 5 nhát
5. Kiểm tra tín hiệu ghi được của từng nhát búa, nếu tín hiệu không tốt gõ lại
6. "Phân tích" tín hiệu ghi được
7. Tắt máy chuyển sang cọc khác
Báo cáo kết quả thí nghiệm:
1. Tên, vị trí công trình
2. Chủ đầu tư, Tư vấnthiết kế/giám sát, Nhà thầu thi công cọc, đơn vị thí nghiệm
3. Các số liệu về cọc thí nghiệm như kích thước cọc, ngày đổ bê tông, ngày thí nghiệm
4. Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm
5. Biểu đồ sóng truyền trong thân cọc
6. Kết luận chung và khuyến nghị biện pháp xử lý trong trường hợp cọc bị
khuyết tật

Trường Cao đẳng GTVT


CĐ6-Tr 19


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

2.5.3. Quy trình công nghệ thí nghiệm siêu âm cọc (SONIC)
Mục đích của thí nghiệm: Xác định tính đồng nhất của cọc khoan
nhồi/barette/tường trong đất/bê tông liền khối lớn dựa trên biểu đồ phổ siêu âm và tốc độ
sóng lan truyền
Phương pháp thí nghiệm: Đo ghi thời gian và năng lượng sóng siêu âm truyền
trong bê tông bằng một đầu phát và một đầu thu thả trong ống để sẵn trong thân cấu kiện
Qui trình thí nghiệm:Theo qui trình riêng của từng hãng sản xuất thiết bị hoặc
theo các tiểu chuẩn riêng do Tư vấn thiết kế quy định
Thứ tự các bước thực hiện như sau:
1.

Kiểm tra ống siêu âm xem có chứa đầy nước và đã được thông

2.

Thả đồng thời 2 đầu đo xuống tận đáy ống

3.

Bật máy vào các thông số cần thiết

4.

Chạy test kiểm tra tín hiệu thu


5.

Kéo đều 2 đầu đo lên theo một vận tốc nhất định

6.

Scan tín hiệu để có được phổ siêu âm và các biểu đồ cần thiết khác

7.
Kiểm tra kết quả thu được và đo lại những điểm nghi vấn khuyết tật
nếu thấy cần thiết
8.

Làm tương tự với cặp ống siêu âm khác

9.

Chuyển sang cấu kiện thí nghiệm tiếp theo

Báo cáo kết quả thí nghiệm:
1.

Tên, vị trí công trình

2.

Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế/giám sát, Nhà thầu thi công cọc, Đơn vị

thí nghiệm

3.
Các số liệu về cấu kiện thí nghiệm như kích thước, ngày đổ bê tông,
ngày thí nghiệm
4.
Trường Cao đẳng GTVT

Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm
CĐ6-Tr 20


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

5.

Biểu đồ phổ siêu âm và biểu đồ vận tốc sóng theo chiều sâu cấu kiện

6.
Kết luận chung và khuyến nghị biện pháp xử lý trong trường hợp
cấu kiện có khuyết tật

2.5.4. Quy trình công nghệ thí nghiệm nén tĩnh cọc nền

Mục đích của thí nghiệm: Xác định sức chịu tải của cọc và thiết lập biểu đồ quan
hệ tải trọng biến dạng
Phương pháp thí nghiệm: Nén nhanh (thời gian gia tải không đổi; gia tải nhanh;
tốc độ chuyển vị không đổi) hoặc giữ tải từng cấp theo chu kỳ
Quy trình thí nghiệm: Theo TCXDVN 269:2002 ,ASTM D1143-81 hoặc theo
các tiểu chuẩn riêng do Tư vấn thiết kế quy định
Thứ tự các bước thực hiện:
1.


Gia công đầu cọc và đặt hệ kích

2.

Cắt tẩy đầu cọc đến phần bê tông đặc chắc, tạo phẳng bề mặt

3.

Lắp đặt hệ kích và căn chỉnh

4.

Gia cố nền và lắp đặt gối đỡ, dàn tải trọng

5.

Lắp đặt dầm chính, dầm phụ, lắp đặt đối trọng

6.

Lắp đặt hệ đồng hồ đo chuyển vị, lắp đặt máy trắc đạc (nếu có yêu cầu)

7.

Lắp đặt hệ bơm, đồng hồ thuỷ lực

8.

Gia tải theo quy trình và ghi chép số liệu hiện trường


Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 21


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

Báo cáo kết quả thí nghiệm:
1.
2.
thí nghiệm

Tên, vị trí công trình
Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế/giám sát, nhà thầu thi công cọc, đơn vị

3.

Hồ sơ cọc thí nghiệm

4.

Số liệu ghi chép hiện trường

5.

Biểu đồ quan hệ tải trọng và độ lún

6.


Biểu đồ quan hệ tải trọng, độ lún và thời gian

7.

Các nhận xét trong đó có đưa ra tải trọng giới hạn theo De Beer, Chin

2.5.5. Quy trình công nghệ dịch chuyển nền đất (Inclinometer)

- Quan trắc sự chuyển dịch của sườn dốc hay khối trượt, xác định cung trượt để đề
ra biện pháp khắc phục kịp thời.
Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 22


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

- Quan trắc sự chuyển dịch của tường chắn để đề ra biện pháp chống hoắc neo giữ
ổn định hố đào hoặc có biện pháp bảo vệ các công trình lân cận khỏi ảnh hưởng của sự
chuyển dịch đất nền.
- Quan trắc ảnh hưởng của hoạt động xây dựng đường hầm để có biện pháp bảo vệ
các công trình lân cận.
- Quan trắc lún và biến dạng cho các công trình đập, móng lớn, và các loại công
trình khác (hệ đo nằm ngang).
2.5.6. Quy trình công nghệ quan trắc áp lực nước lỗ rỗng (Piezometter)

Thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng cho phép đo áp lực nước lỗ rỗng của các địa tầng
nhằm cung cấp số liệu cho nhà Tư vấn thiết kế tính toán tiến độ thi công, biện pháp thi
công và dự báo ảnh hưởng của công tác thi công tới môi trường và ngược lại.
Có nhiều phương pháp để xác định trị số áp lực nước lỗ rỗng. Nguyên tắc chung là

phải lắp đặt một đầu đo tại độ sâu cần đo. Tín hiệu đo được của đầu đo này sẽ phản ánh
thông qua các biện pháp truyền tín hiệu, đo và diễn giảI thông tin khác nhau. Các biện
pháp này bao gồm:
- Biện pháp đo kiểu ống đứng: áp lực được thể hiện bằng chiều cao cột nước dâng
trong ống
- Biện pháp đo kiểu khí áp: áp lực nước bên ngoàI đầu đo cân bằng áp lực khí áp
bên trong đầu đo và máy đo, và được hiển thị trên đồng hồ khí áp.
- Biện pháp đo kiểu dây rung: áp lực nước lỗ rỗng tạo ra sức căng trên màng cảm biến,
sức căng này được chuyển hoá thành tín hiệu tần số sung điện từ rồi được máy đo chuyển
hoá thành đơn vị áp lực.
2.5.7. Quy trình công nghệ thí nghiệm đo ứng suất cọc kết cấu công trình
Ứng dụng đo xác định ứng suất trong các kết cấu:
- Cọc nhồi, cọc barrets, tường chắn
- Sàn tầng hầm, dầm cầu,
- Thanh chống hố đào
Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 23


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

- Thanh neo, dây neo tường chắn
Các đầu đo cảm biến kiểu dây rung được lắp cố định vào kết cấu. Một dây dẫn
truyền tín hiệu được nối giữa đầu đo và máy đo. ứng xuất trong kết cấu được phản ánh
bằng tín hiệu tần số điện từ. Máy đo sẽ ghi lại tín hiệu điện từ và chuyển thành giá trị ứng
xuất cần đo.

2.5.8. Quy trình công nghệ quan trắc lún công trình (Extensometter)


Thiết bị extensometer dùng để đo lún nền đất công trình đất đắp, móng, đập,
đường dẫn... Thiết bị này cho phép xác định độ lún của từng lớp đất cũng như độ lún tổng
thể do công trình gây ra.
Hệ thống đo lún này bao gồm một đầu cảm ứng từ nối với một dây dẫn có thước
đo. Một ống định hướng nhựa sẽ được lắp vào trong nền đất khu vực xảy ra lún. Các thiết
bị phản ánh có từ tính được lắp đồng tâm và độc lập chuyển vị so với ống định hướng.
Khi sảy ra hiện tượng lún nền đất sẽ kéo theo sự chuyển vị tương đương của các thiết bị
phản ánh này.
Vị trí của các thiết bị phản ánh này so với các mốc chuẩn được xác định bởi đầu
đo cảm ứng từ. Khi kéo thả đầu đo này trong ống định hướng, tới vị trí các thiết bị phản
ánh, đầu đo sẽ cảm nhận tín hiệu từ và báo cho người đo bằng đèn hiệu và tiếng chuông.
Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 24


Chuyên đề 6: Giám sát thí nghiệm,quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình

Sự thay đổi vị trí của các thiết bị phản ánh sẽ cho ta số liệu về độ lún của các lớp
đất phía dưới của công trình.
2.5.9. Quy trình công nghệ thí nghiệm kiểm định máy và thiết bị thi công
Đặc điểm của công tác kiểm định Máy và Thiết bị:
Các máy móc và thiết bị khi đánh giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng tối thiểu
phải đạt được các chỉ tiêu về động lực học, về thẩm mỹ và tiêu thụ năng lượng.
Máy hoặc thiết bị được đánh giá là tốt phải đạt được tối thiểu các chỉ tiêu như:
- Hiệu suất truyền động
- Suất tiêu hao năng lượng
- Sự cứng vững của kết cấu
- Các chỉ tiêu về vệ sinh môi trường…
Phần lớn để thực hiện các bước đánh giá chất lượng máy hoặc thiết bị đều phải

thông qua các phép đo gián tiếp, bằng nhiều phương tiện và thiết bị đo khác nhau. Mỗi
phép đo đều phải có công tác chuẩn bị trong phòng thí nghiệm và đo thực tế hiện trường.
Kết quả hoặc chỉ tiêu để đánh giá cuối cùng là phải căn cứ vào catalog kỹ thuật
của Máy và thiết bị hoặc dựa vào tiêu chuẩn chế tạo…
Đặc điểm của kiểm định Máy là tốn nhiều nhân công; chất xám. Thiết bị đo cũng
đòi hỏi tinh xảo và có độ chính xác cao vì các phép đo đều là gián tiếp. Xử lý kết quả thí
nghiệm cũng đòi hỏi các cán bộ có trình độ cao hơn.
Nội dung công tác kiểm định đối với một vài phép đo
Để đưa ra các thông số cần thiết đánh giá chất lượng máy, ta có thể phân tích một
vài đặc điểm sau:
- Để đánh giá hiệu suất truyền động cần có các phép đo sau:
+ Công suất tiêu thụ trên trục:
• Đo mô men (M)
• Đo vận tốc (v)
• Đo lực (F)
+ Đo công suất phát ra cũng tương tự:
• Đo mô men (M)
• Đo vận tốc (v)
• Đo lực (F)
- Đo sự cứng vững kết cấu khi hoạt động:
• Đo biến dạng kết cấu  đo F hay đo δ
• Đo dao động kết cấu  đo F và M; v và a.
- Đo suất tiêu hao nhiên liệu, đo công suất dòng chảy:
• Đo vận tốc  đo v
Trường Cao đẳng GTVT

CĐ6-Tr 25



×