Tải bản đầy đủ (.ppt) (66 trang)

KỸ THUẬT AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG CHÁY NỔ TRÊN CÔNG TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 66 trang )


KỸ THUẬT AN TOÀN PHÒNG, CHỐNG
CHÁY NỔ TRÊN CÔNG TRƯỜNG

Trình bày

: TRẦN THẾ HÙNG


1. Khái niệm
cháy là một phản ứng hóa học hoặc phân tích xảy ra
nhanh có phát nhiệt mạnh và phát quang.
2. Điều kiện và hình thức cháy Vật chất cháy
a. Điều kiện cháy
Để cho quá trình cháy xuất
hiện và phát triển, phải có
điều kiện cần và điều kiện
đủ.
Oxy
(Ở trạng thái tự
do)

Tỷ lệ
phù
hợp
Mồi lửa
(nguồn
nhiệt)

Sơ đồ mô tả điều kiện phát sinh cháy



* Điều kiện cần
- Vật chất cháy:
Trong thực tế, các chất
này có thể là gỗ, giấy,
xăng,

dầu,

nhựa,…v.v.

Đa phần, đó là hợp chất
hữu cơ hoặc vô cơ gồm
các thành phần chính là
cacbon (C), hiđrô (H) và
ôxy (O).


- Ôxy (Chất oxy hóa):
Trong thực tế, các đám cháy cần có oxy ở trạng thái tự do
trong không khí. Oxy cũng có thể thoát ra từ các chất khi nung
nóng như kali pecmanganat (KMnO4), amôn nitrat (NH4NO3),
kali clorat (KClO3), axit nitric (HNO3)…v.v.


- Mồi lửa (Nguồn nhiệt - Mồi gây cháy):
Mồi lửa có thể là ngọn lửa trần, tia
lửa điện, hồ quang điện, tia lửa sinh ra do
ma sát va đập, những hạt than cháy đỏ,
…v.v. Chúng là những mồi lửa phát

quang. Ngoài ra còn có những loại mồi
gây cháy không phát quang hay còn gọi
là mồi ẩn.


* Điều kiện đủ
- Có đầy đủ 3 tác nhân gây cháy nhưng nếu tỉ lệ của chúng
không phù hợp thì cháy vẫn không xảy ra hoặc sẽ bị ngừng lại.
- Như vậy không phải bất kỳ một mồi gây cháy nào cũng có thể
gây cháy. Muốn gây cháy đòi hỏi mồi cháy phải có đủ năng
lượng tối thiểu.
- Đám cháy trong ôxy nguyên chất sẽ đạt tốc độ lớn, khi nồng
độ ôxy trong không khí giảm, thì tốc độ cháy cũng giảm, khi
nồng độ giảm chỉ còn từ 14% ÷ 15% thì sự cháy sẽ bị ngừng.


b. Hình thức cháy
* Cháy hoàn toàn và cháy không hoàn toàn
- Cháy hoàn toàn diễn ra khi có đủ lượng không khí,
các sản phẩm tạo ra không có khả năng tiếp tục cháy.
Ví dụ như gỗ, giấy, xăng,…v.v. sau khi cháy thì sản
phẩm cháy là tro, khói, sẽ không thể cháy tiếp được.


- Cháy không hoàn toàn diễn ra khi thiếu không khí. Ví dụ
than đá là sản phẩm của sự cháy, nhưng khi đốt thì vẫn
cháy tiếp được.


* Cháy có ngọn lửa và cháy không có gọn lửa

Tất cả các chất cháy thể lỏng, thể khí và phần lớn các chất thể rắn,
khi cháy thì bốc lửa. Quá trình bốc cháy và cháy thường tiếp tục dưới
dạng hơi hoặc khí. Khi bốc cháy không phải là chính chất đó cháy mà là
các sản phẩm dưới dạng hơi hoặc khí bốc cháy trong quá trình chất cháy
bị phân tích dưới nhiệt độ cao.


Các chất cháy rắn, ví dụ
như than cốc, than gỗ, mồ
hóng, kim cương cháy không
bốc lửa vì khi bị đốt nóng các
chất này hoặc không tạo ra
hoặc tạo ra ít các sản phẩm
hơi và khí, không đủ để bốc
lửa. Các chất này khi bị đốt
nóng không bị nóng chảy,
không bị phân tích, chúng chỉ
bị ôxy hóa trên bề mặt và sau
đó bị rữa ra.


* Cháy thường và cháy động lý học
Cháy thường (khuếch tán) là sự cháy mà tốc độ của nó
phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán của ôxy trong vùng cháy.
Cháy động lý học (nổ) là sự cháy của hỗn hợp đã được
chuẩn bị trước, tốc độ của nó không phụ thuộc vào sự khuếch
tán của ôxy trong vùng cháy mà quyết định bởi tốc độ truyền
nhiệt do tính dẫn nhiệt từ vùng cháy đến chỗ hỗn hợp cháy.
Tốc độ cháy (nổ) đặc trưng bởi tốc độ truyền lan trung bình
của ngọn lửa, tốc độ này không vượt quá một vài mét trong

một giây. Với tốc độ này ở trong thể tích kín sẽ gây nổ.


3. Nguy cơ cháy, nổ trên công trường xây dựng
- Nguy cơ do bảo quản và sử dụng các vật liệu hoặc
nguyên liệu dễ bắt lửa: Trên công trường xây dựng, có rất
nhiều các vật liệu, nhiên liệu dễ bắt lửa như giấy, gỗ, nhựa,
dung môi, xăng hoặc dầu,…


- Hàn điện, hàn xì oxi - axetylen mà môi trường có thể có
hơi xăng, hơi dầu, bụi than hoặc bụi gỗ…xuất hiện bất ngờ
từ các nguồn như can, thùng phi, téc, bể chứa hoặc các nơi
khai thác và chế biến.
- Dùng đèn dầu để kiểm tra hệ thống cung cấp năng lượng
như xăng, dầu, khí gas…v.v.


- Dùng các que bằng kim loại để cạy hoặc mở can, phi hoặc
téc xăng hoặc dầu.
- Vứt tàn thuốc hoặc tàn lửa bay vào nơi có nhiều vật liệu dễ
cháy như giấy, gỗ vụn, xăng hoặc dầu,…v.v.
- Các thiết bị hoặc máy thi công khi sử dụng bị quá tải gây
quá nóng và có thể gây cháy.


- Các thiết bị như dây cu roa khi
sử dụng hoặc khi nghiền nhỏ
các vật rắn mà phát sinh tĩnh
điện trong môi trường có nhiều

hơi xăng, dầu, hoặc bụi
than,..v.v
- Hệ thống điện bị chập hoặc
quá tải và gây cháy.
- Lán trại, nhà làm việc hoặc
công trình bị sét đánh và gây
cháy.


4. Quy tắc an toàn đề phòng cháy nổ
Cần đảm bảo hai hệ thống là hệ thống phòng cháy và hệ
thống chữa cháy hoạt động hiệu quả.
• Đối với hệ thống phòng cháy, cần nghiên cứu cho các công
trường cụ thể, bao gồm các vấn đề về tổ chức cũng như bảo
quản và sử dụng các nguyên liệu, nhiên liệu hoặc vật liệu dễ
cháy, nổ trên công trường.
• Đối với hệ thống chữa cháy, cũng cần nghiên cứu đối với
mỗi công trường cụ thể sao cho nhanh chóng dập tắt đám
cháy, bảo vệ được con người, tài sản và công trình.


a. Về tổ chức công trường
* Kế hoạch phòng chống cháy, nổ.
Kế hoạch về phòng chống cháy, nổ là rất cần thiết đối với
một công trường xây dựng.
Dựa vào các điều kiện riêng của công trình trong từng
giai đoạn thi công mà đơn vị lập kế hoạch có:
- Cách sử dụng và bảo quản các vật liệu dễ cháy, nổ; thiết
kế đường ra, vào công trường cũng như đường thoát người
khi có cháy

- Lập ra hệ thống cảnh báo khi có cháy; chỉ ra hệ thống
phương tiện và trang thiết bị chữa cháy; thành lập đội chữa
cháy nghĩa vụ


- Thiết lập các đường dây nóng tới các đơn vị chữa cháy
chuyên nghiệp; yêu cầu về trang thiết bị phòng hộ cá nhân;
lên kế hoạch huấn luyện, tuyên truyền về công tác phòng,
chữa cháy trên công trường; và thiết kế các chương trình
tập luyện giả định khi có cháy.


* Đường ra, vào, nơi đỗ xe và đường thoát người
Trên công trường xây dựng, đường ra, vào và nơi đỗ xe
cũng như đường thoát người khi có cháy được thiết kế cùng
với tổng mặt bằng thi công. Lối thoát người nên có biển hoặc
các ký hiệu chỉ dẫn rõ ràng đảm bảo cho mọi người trên công
trường hiểu việc họ phải làm khi có cháy là phải nhanh chóng
thoát ra khỏi khu vực cháy.


Các đèn báo cháy phải đặt dọc theo các hành lang
hoặc đường thoát người và có độ sáng cao để người người
làm việc có thể nhận ra (không bị lẫn với ánh lửa) và đi theo
chúng để thoát ra ngoài. Cầu thang nên sử dụng vật liệu
khó cháy như bằng thép có bọc nhựa cứng chống cháy.
Trong trường hợp có cháy, sau khi người đã thoát ra,
phải đếm lại xem đã đủ số quân số chưa để khẳng định xem
còn ai chưa thoát ra ngòai hay không.



* Biện pháp hạn chế đám cháy lan rộng
Biện pháp này chủ yếu là thuộc về thiết kế quy hoạch, kiến trúc, kết
cấu trong xây dựng: phân vùng xây dựng, bố trí phân nhóm nhà cửa,
công trình đúng đắn theo mức nguy hiểm cháy trong khu vực nhà máy,
xí nghiệp, khu dân cư phù hợp với điều kiện địa hình và khí tượng thủy
văn.
Ví dụ: công trình có nguy cơ cháy nổ bố trí ở cuối hướng gió, ở chỗ thấp,
ở cuối theo dòng chảy của sông…; sử dụng vật liệu không cháy, khó
cháy để xây dựng; bảo đảm các khoảng cách chống cháy; phân chia
ngôi nhà ra thành các đoạn, khu bằng các chướng ngại chống cháy
(khoang, tường, sàn, cửa chống cháy…); trồng cây xanh, đắp đê ngăn
cách…


* Bảo quản và sử dụng các vật liệu dễ bắt lửa
Luôn thực hiện đúng các qui định của nhà sản xuất
hoặc cung cấp các vật liệu, nguyên liệu hoặc nhiên liệu liên
quan tới các qui định về phòng chống cháy, nổ.
Đối với các vật liệu nói chung mà không có các hướng
dẫn cụ thể, công trường cần thiết kế và bố trí vật liệu tại các
khu vực theo qui phạm về phòng và chữa cháy.


* Hệ thống cảnh báo khi có cháy.
Hệ thống cảnh báo khi có cháy là những thiết bị có thể
phát ra tín hiệu như âm thanh (còi hú, kẻng…) hoặc ánh
sáng (đèn nhấp nháy đỏ…) khi cháy xuất hiện.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống này để luôn đảm bảo
rằng nó vẫn làm việc tốt. Đặc biệt lưu ý tới hệ thống cảnh

báo tự động cũng như hệ thống chuông, còi báo cháy dùng
tay….v.v.


* Công tác huấn luyện và tuyên truyền.
Đây là công tác chủ yếu để tạo ra ý thức về an toàn lao
động nói chung và về phòng cháy và chữa cháy nói riêng đối
với những người làm việc trên công
Trước khi bước vào một gia đoạn thi công nào đó, công
tác tuyên truyền và huấn luyện cần được thực hiện đối với
những người làm việc, bao gồm: tổ chức huấn luyện cho cán
bộ, công nhân, nhân viên phục vụ các quy định và kỹ thuật
an toàn phòng cháy chữa cháy; phổ biến các tiêu chuẩn và
quy phạm kỹ thuật an toàn cháy…


×