Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TIN498DV01 thuc tap tot nghiep nganh CNTT dai hoc HK13 2a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.65 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
MSMH

Tên môn học

Số tín chỉ

TIN498DV01

Thực tập tốt nghiệp – Ngành CNTT
Hệ Đại Học

09

Graduation Internship

Sử dụng kể từ học kỳ: 13.2A năm học 2013-2014
theo quyết định số …… ngày …..….
A. Quy cách môn học:
Số tiết

Số tiết phòng học

Tổng
số tiết


thuyết

Bài tập


Thực
hành

Đi
thực tế

Tự
học

Phòng
lý thuyết

Phòng
thực hành

Đi
thực tế

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)


(7)

(8)

(9)

00

00

00

00

00

00

00

00

00

(1) = (2) + (3) + (4) + (5) = (7) + (8) + (9)
B. Liên hệ với môn học khác và điều kiện học môn học:
Liên hệ
Môn tiên quyết:
1.
Hoặc

2.

Mã số môn học
TIN330DV01
TIN339DV01
AV204DV01

Tên môn học
Đồ án chuyên ngành A
Thực tập nghề nghiệp
Anh văn Giao tiếp Quốc tế 4

Sinh viên phải có tổng số tín chỉ các môn không đạt không quá 12 tín chỉ và trong những môn không
đạt này không có quá 9 tín chỉ thuộc các môn chuyên ngành chính.
C. Tóm tắt nội dung môn học:
Đợt thực tập nhằm giúp sinh viên chuẩn bị cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp thông qua các công
việc được doanh nghiệp giao như một nhân viên tập sự tại doanh nghiệp. Và thực hiện đề tài nghiên
cứu hay thực tiễn được giao phù hợp với thực tế và nhu cầu của doanh nghiệp. Sinh viên sẽ bảo vệ
kết quả thực hiện đề tài trước Hội đồng đánh giá thực tập tốt nghiệp.
Cụ thể, đợt thực tập sẽ tạo điều kiện cho sinh viên:
1. Vận dụng những kiến thức đã học vào quá trình tin học hóa các hệ thống thông tin cũng như xây
dựng các phần mềm nhằm phục vụ cho các đơn vị, cá nhân.
2. Hội nhập và phát huy các kỹ năng chuyên ngành trong các khâu có thể như là: lấy yêu cầu, phân
tích thiết kế, phát triển, kiểm thử, và bảo trì phần mềm hay hệ thống thông tin.
3. Tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp và thiết lập các mối quan hệ tại doanh nghiệp


D. Mục tiêu của môn học:
STT


Mục tiêu của môn học

1

Phục vụ yêu cầu công tác tại nơi thực tập như một nhân viên thực thụ. Cụ thể là hỗ trợ
công việc của những nhân viên kinh nghiệm hơn; thực hiện những công việc ngắn
hạn hay thời vụ mà doanh nghiệp không cần tuyển nhân viên toàn thời gian, …

2

Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, xử lý các công việc thực tế cũng như các tình huống
phát sinh, biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học để tiến hành công tác một
cách hợp lý, bảo đảm chất lượng và hiệu quả.

3

Vận dụng các kiến thức và kỹ năng phân tích, thiết kế nhằm phát triển được các ứng
dụng trên nhiều môi trường khác nhau

E. Kết quả đạt được sau khi học môn học:
STT

Kết quả đạt được

1

Thực tập theo quy định của công ty (ví dụ: 8 giờ / 1 ngày, 5-6 ngày / 1 tuần) trong
suốt thời gian 15 tuần thực tập.

2


Tôn trọng kỷ luật và nội quy doanh nghiệp, có tác phong nghiêm túc, cẩn thận và hết
lòng vì công việc; sẵn sàng học hỏi, tiếp thu kiến thức mới với tinh thần cởi mở, tranh
thủ sự giúp đỡ của các nhân viên tại nơi thực tập.

3

Đảm bảo thực hiện tốt công việc tại nơi thực tập với trách nhiệm cao, chính xác, đúng
thời hạn, đảm bảo các nguyên tắc bí mật về thông tin, số liệu, dữ liệu của nơi thực tập.

4

Tạo mối quan hệ tốt với nhân viên và khách hàng trong và ngoài đơn vị thực tập.

5

Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực tập; tận dụng
các cơ hội học tập thực tiễn do đơn vị tổ chức như: chương trình đào tạo, hội thảo, …

6

Hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao; sắp xếp thời gian viết báo cáo thực tập tốt
nghiệp có chất lượng và đúng thời hạn quy định.

7

Tích lũy được kinh nghiệm đầu tiên trong môi trường thực tế của các quy trình : lấy
yêu cầu, phân tích thiết kế, phát triển, kiểm thử phần mềm hay hệ thống thông tin.

F. Phương thức tiến hành môn học:

STT
1

Loại hình phòng

Số tiết

Phòng lý thuyết

00

Tổng cộng

00

1. Công việc chuẩn bị trước khi thực tập


Sinh viên cần chuẩn bị Resume (lý lịch, bảng thông tin cá nhân), CV (Curiculum Vitae; bảng
tóm tắt quá trình hoc tập, hoạt động) và Application letter (thư xin thực tập, thuyết phục công
ty nhận thực tập); chuẩn bị các kỹ năng phỏng vấn phụ hợp; gửi các thông tin đến các công ty
có nhu cầu tuyển thực tập sinh trong lĩnh vực quan tâm.



Sinh viên được khuyến khích tự tìm chỗ thực tập liên quan đến chuyên ngành học. Trong
trường hợp sinh viên cần nhà trường hỗ trợ tìm công ty thực tập thì sinh viên cần thiết chấp
nhận công ty được giới thiệu (cho dù sau đó có tự tìm được chỗ khác mà sinh viên cho là tốt



hơn). Việc sinh viên tự ý bỏ công ty thực tập mà nhà trường giới thiệu thì nhận được hình thức
kỷ luật cao nhất là bị 0 điểm.


Sinh viên sau khi có công ty nhận thực tập phải chuyển phiếu tiếp nhận thực tập đến công ty
để xác nhận thực tập và gửi lại văn phòng Khoa Khoa Học và Công Nghệ.



Sinh viên cần thiết tự ghi ra những mục tiêu, những mong muốn đạt được từ đợt thực tập để
sau này so sánh với những gì thực sự đạt được.

2. Trách nhiệm của sinh viên thực tập


Chấp hành quyết định phân công, quy chế thực tập của trường và nội quy của đơn vị tiếp nhận,
có tác phong nghiêm túc, cẩn thận và hết lòng vì công việc.



Làm việc với tư cách là một nhân viên hợp đồng (về mặt nghĩa vụ) của đơn vị tiếp nhận.



Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cán bộ hướng dẫn tại đơn vị tiếp nhận. Khi các chỉ thị của Cố vấn
học tập khác với chỉ đạo này, phải ưu tiên chấp hành chỉ đạo của đơn vị tiếp nhận đồng thời
báo cáo để Cố vấn học tập biết và xử lý.




Không được tự ý thay đổi chỗ thực tập.



Nếu vì lý do riêng, không thể hoàn thành thực tập, phải trình bày để xin ý kiến chấp thuận
bằng văn bản của trường và của đơn vị tiếp nhận thực tập.



Đề xuất với trường các biện pháp về nâng cao chất lượng và hiệu quả thực tập.



Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không chỉ là để học tập
chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao
tiếp và xử thế.



Luôn trung thực trong lời nói và hành động. Giữ sự đoàn kết, hòa nhã với các thành viên khác
tại đơn vị thực tập. Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, lịch sự.



Tuân thủ nội quy của đơn vị thực tập về việc sử dụng trang thiết bị (bao gồm cả máy tính),
không được tự tiện, lãng phí trong việc sử dụng.



Nếu vì thiếu trách nhiệm làm hư hỏng thiết bị, phải chịu kỷ luật và bồi thường tương xứng với

thiệt hại gây ra.



Tuyệt đối không mang dĩa riêng vào cơ quan để đề phòng mang virus vào máy tính. Không
được tự ý sao chép phần mềm của cơ quan.

3. Các thông tin sẽ được giảng viên điều phối công bố chi tiết:


Thời gian thực tập



Phản ánh thực tập



Hạn nộp báo cáo (dự kiến)



Lịch thuyết trình báo cáo (dự kiến)



Thư ký Khoa hỗ trợ

4. Các tài liệu, hồ sơ cần phải nộp sau đợt thực tập



[1] Sổ nhật ký thực tập:
- Viết theo ngày


- Nội dung công việc
- Cách thực hiện công việc (kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, kỹ năng phân tích, …)
- Kết quả thực hiện
- Sổ nhật ký phải được công ty xác nhận theo tuần.


[2] Phiếu nhận xét sinh viên thực tập của cơ quan tiếp nhận



[3] Báo cáo thực tập (xem hướng dẫn về cấu trúc của báo cáo phía tiếp theo)



[4] Phiếu khảo sát thực tập của sinh viên



[5] Phiếu khảo sát thực tập của đơn vị thực tập

5. Cấu trúc chung của bài báo cáo:


Các trang thông tin tổng quát
- Trang bìa

- Trang dẫn
- [i] Tóm tắt
- [ii] Lời cảm ơn
- [iii] Mục lục
- [iv] Danh mục bảng biểu (nếu có)
- [v] Danh mục hình ảnh (nếu có)
- [vi] Danh mục từ viết tắt (nếu có)



Các trang thông tin chính
- Mở đầu
1) Tổng quan công ty thực tập [tên công ty …]
- Thông tin chung (thông tin liên hệ, hình thức sở hữu, ngành hoạt động, …)
- Thông tin của phòng ban thực tập, …
2) Thực trạng hoạt động [kinh doanh] của công ty thực tập [tên công ty …]
- Các sản phẩm / dịch vụ của công ty
- Thông tin từ nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, …
- Thông tin tình hình kinh doanh trong thời gian gần đây, …
3) Công việc thực hiện tại công ty thực tập [tên công ty …]
- Công việc chuyên ngành (tên công việc, mô tả, cách thực hiện, kết quả thực hiện, kinh
nghiệm, …)
- Công việc hỗ trợ (tên công việc, mô tả, cách thực hiện, kết quả thực hiện, kinh nghiệm, …)
4) Chuyên đề thực tập: [Tên chuyên đề của đợt thực tập]
- Những vấn đề phát hiện trong quá trình thực tập tại công ty


- Cơ sở lý luận (khuyến khích SV sử dụng các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đó
để đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề)
- Những giải pháp (định hướng) để giải quyết vấn đề phát hiện (liên kết chặt chẽ với những

vấn đề phát hiện trong quá trình thực tập và những cơ sở lý luận)
- Những đánh giá của các giải pháp đã đề xuất (đánh giá của công ty và của tự chính sinh viên
về tính kết quả cũng như hiệu quả của giải pháp đã đề xuất)
- Những định hướng tiếp theo để giải quyết vấn đề trong tương lai
- Một số chuyên đề thực tập gợi ý:
 Tin học hóa một trong những quy trình nghiệp vụ của cty: quản lý nhân sự, quản lý
chuổi cung ứng, quản lý tài chánh, v.v…
 Lấy và phân tích yêu cầu
 Phân tích và thiết kế hệ thống
 Xây dựng cơ sở dữ liệu
 Kiểm thử phần mềm
 Bảo trì phần mềm
 Phát triển ứng dụng hoặc công cụ có thể dùng tại công ty.
- Kết luận


Các trang thông tin tổng quát (tt)
- [a] Tài liệu tham khảo (nếu có)
- [b] Phụ lục (nên đưa danh mục sản phẩm thực tập vào đây nếu có)
- [c] Nhận xét của công ty thực tập
- [d] Thông tin liên hệ sinh viên

G. Tài liệu học tập:
1. Tài liệu bắt buộc:
a) Sổ tay Hướng dẫn Khóa luận Tốt nghiệp (chú trọng phần hình thức của báo cáo)
2. Tài liệu không bắt buộc (tham khảo)
H. Đánh giá kết quả học tập môn học:
1. Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập



Sổ nhật ký thực tập:

10%



Điểm của công ty tiếp nhận thực tập:

20%



Điểm chấm cuốn báo cáo thực tập:

20%



Điểm thuyết trình báo cáo thực tập tại hội đồng: 50%

Điểm cộng khuyến khích


Chủ động đề xuất các giải pháp có thể thực thi tại công ty. Tối đa 10%


1.1 Điểm chấm cuốn báo cáo thực tập:
1.1.1. Điểm hình thức của cuốn báo cáo (điểm tối đa là 3,0 điểm):
Những yêu cầu của hình thức cuốn báo cáo được căn cứ theo các tiêu chí:
- Trang bìa: có đầy đủ thông tin theo yêu cầu

- Trang Mục lục: có sử dụng tính năng tạo mục lục của MS Word
- Trang Danh mục bảng biểu: theo yêu cầu
- Trang Tài liệu tham khảo: theo yêu cầu
- Viết đúng chính tả
- Cách sử dụng số liệu, bảng biểu, đồ thị, …
Cần tham khảo toàn bộ Mục 2. của Sổ tay Hướng dẫn Khóa luận Tốt nghiệp để thực hiện đúng
yêu cầu về hình thức của báo cáo.
1.1.2. Điểm nội dung của cuốn báo cáo (điểm tối đa là 7,0 điểm)
Những yêu cầu của nội dung cuốn báo cáo được căn cứ theo các tiêu chí: mức độ thông tin chi
tiết, đầy đủ, chính xác của các thông tin
- Thông tin tổng quan công ty thực tập
- Thông tin thực trạng hoạt động [kinh doanh] của công ty thực tập
- Thông tin công việc thực hiện tại công ty thực tập
- Thông tin chuyên đề thực tập
1.2 Điểm thuyết trình báo cáo thực tập tại hội đồng:
Những yêu cầu của phần thuyết trình được căn cứ theo các tiêu chí (áp dụng cho từng thành viên
tham gia hội đồng):
- Chuẩn bị: điểm tối đa là 1,0 điểm
- Thuyết trình: điểm tối đa là 5,0 điểm
- Trả lời câu hỏi: điểm tối đa là 4,0 điểm
2. Tóm tắt cách đánh giá kết quả học tập
Thành
phần

Thời
lượng

Tóm tắt biện pháp đánh giá

Trọng

số

1

Sổ nhật ký thực tập

10%

2

Điểm của công ty tiếp nhận thực tập

20%

3

Điểm chấm cuốn báo cáo thực tập

20%

4

Điểm thuyết trình báo cáo thực tập tại hội đồng

50%

Tổng

Thời điểm


100%

3. Tính chính trực trong học thuật (academic integrity)
Chính trực là một giá trị cốt lõi và mang tính quyết định cho chất lượng đào tạo của một trường đại học.
Vì vậy, đảm bảo sự chính trực trong giảng dạy, học tập, và nghiên cứu luôn được chú trọng tại Đại học


Hoa Sen. Cụ thể, sinh viên cần thực hiện những điều sau:
3.1

3.2

i.
ii.
iii.
iv.
3.3

Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm tra cá nhân
nhằm đánh giá khả năng của từng sinh viên. Sinh viên phải tự mình thực hiện những bài tập
này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác. Sinh viên cũng không được phép giúp đỡ bạn
khác trong lớp nếu không được sự đồng ý của giảng viên. Đối với bài kiểm tra (cả tại lớp và tự
làm ở nhà), sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào.
Không đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là việc sử dụng ý, câu văn, hoặc bài viết của người
khác trong bài viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp. Sinh viên sẽ bị xem là đạo văn
nếu:
Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và không có
trích dẫn phù hợp.
Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác.
Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) ý tưởng, đoạn văn của người khác mà không có

trích dẫn phù hợp.
Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ yếu của một
đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay nhiều) lớp khác nhau.
Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay báo cáo
nhóm vẫn phải thể hiện sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau. Báo cáo cuối kỳ
của sinh viên nên có phần ghi nhận những đóng góp cá nhân này.

Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm nào (kể
cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối với phần kiểm
tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ môn học tùy vào mức độ. (tham khảo Chính sách Phòng
tránh Đạo văn tại: Để nêu cao và giữ
vững tính chính trực, nhà trường cũng khuyến khích sinh viên báo cáo cho giảng viên và Trưởng Khoa
những trường hợp gian lận mà mình biết được.
I. Phân công giảng dạy:
STT

Họ và tên

Email, Điện thoại, Phòng làm việc

1

Nguyễn Ngọc Tú

Tu.NguyenNgoc @hoasen.edu.vn

2

Trang Hồng Sơn




3

Lê Thanh Tùng



Lịch tiếp SV

Vị trí giảng dạy

J. Kế hoạch giảng dạy:
Tài liệu bắt buộc /
tham khảo

Công việc sinh viên
phải hoàn thành

Tuần

Tựa đề bài giảng

0

Sinh viên thực hiện:
- Đăng ký nhà trường hỗ trợ công ty để
thực tập

Theo dõi thông tin từ

Khoa KHCN

1

Phản ánh thực tập (lần 1)
- Phòng hỗ trợ sinh viên trao đổi về
công ty tiếp nhận sinh viên thực tập
- Giảng viên điều phối trao đổi về yêu
cầu của thực tập

Theo dõi thông tin từ
Khoa KHCN

2

Sinh viên thực hiện:

Nộp phiếu tiếp nhận


- Hoàn tất việc chọn công ty tiếp nhận
thực tập
- Nhận thông tin về GVHD cho từng
nhóm sinh viên

thực tập (bảng phụ) tại
khoa KHCN
Theo dõi thông tin từ
Khoa KHCN


3–9

Sinh viên thực hiện:
- Chủ động liên hệ với GV hướng dẫn
- Thực hiện báo cáo

Liên hệ với GV hướng
dẫn

10

Phản ánh thực tập (lần 2)
- Phòng hỗ trợ sinh viên trao đổi các
thắc mắc của sinh viên về các công
việc sinh viên thực hiện tại công ty
tiếp nhận thực tập
- Giảng viên điều phối trao đổi về yêu
cầu của thực tập

Theo dõi thông tin từ
Khoa KHCN

11 – 13

Sinh viên thực hiện:
- Chủ động liên hệ với GV hướng dẫn
- Thực hiện báo cáo

Liên hệ với GV hướng
dẫn


14

Nộp các thông tin liên quan:
- Sổ nhật ký thực tập:
- Phiếu nhận xét sinh viên thực tập của
cơ quan tiếp nhận
- Báo cáo thực tập (khuyến khích in
trắng/đen, in 2 mặt)

Theo dõi lịch nộp các
thông tin từ khoa
KHCN

- Phiếu khảo sát thực tập của sinh viên
- Phiếu khảo sát thực tập của đơn vị
thực tập
15 – 16

Sinh viên thuyết trình thực tập

Theo dõi lịch thuyết
trình từ khoa KHCN



×