Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Tìm hiểu catalogue filterkhoa điện lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 30 trang )

Khoa: công nghệ nhiệt
lạnh

Đề tài: Tìm hiểu catalogue filter, miệng
gió, ống gió,AHU và phòng sạch công
trình MaTai

GVHD:ThS Nguyễn Thị Tâm Thanh
SVTH: Nhóm 10



Nội dung trình bày
Phần I: Giới thiệu về phòng sạch
Phần II: Tìm hiểu catalogue trong phòng
sạch công trình MaTai


Phần I: Giới thiệu về phòng sạch
1. Định nghĩa phòng sạch
2. Tiêu chuẩn phòng sạch
3. Cấu tạo phòng sạch
4. Các yếu tố phòng sạch
5. Những trang bị cần thiết trong phòng
sạch
6. An toàn phòng sạch
7. Kết luận về phòng sạch


1. Phòng sạch là gì?
Phòng sạch (tiếng Anh là cleanroom - một danh


từ ghép), theo định nghĩa bởi tiêu chuẩn ISO 14644-1
là:
"Là một phòng mà nồng độ của hạt lơ lửng trong
không khí bị khống chế và nó được xây dựng và sử
dụng trong một kết cấu sao cho sự có mặt, sự sản
sinh và duy trì các hạt trong phòng được giảm đến
tối thiểu và các yếu tố khác trong phòng như nhiệt
độ, độ ẩm, áp suất đều có thể khống chế và điều
khiển"
Nói một cách đơn giản, phòng sạch là một phòng
kín mà trong đó, lượng bụi trong không khí, được
hạn chế ở mức thấp nhất nhằm tránh gây bẩn cho
các quá trình nghiên cứu, chế tạo và sản xuất. Đồng
thời, nhiệt độ, áp suất và độ ẩm của không khí cũng
được khống chế và điều khiển để có lợi nhất cho các
quá trình trên.


2. Tiêu chuẩn phòng sạch
Tiêu chuẩn đầu tiên của phòng sạch là hàm lượng bụi lơ
lửng trong không khí được khống chế đến mức cần thiết.
Nếu ta so sánh một cách hình tượng, đường kính sợi tóc
người vào cỡ 100 µm, hạt bụi trong phòng có thể có đường
kính từ 0,5 đến 50 µm
Hiện nay, nhiều quốc gia và tổ chức đã cho ra đời tiêu
chuẩn về phòng sạch của riêng mình, có thể kể đến như:
tiêu chuẩn của Anh, châu Âu, Nhật Bản, tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế (ISO), Mỹ,…Nhưng có lẽ, tiêu chuẩn có ảnh hưởng
lớn nhất hiện nay là tiêu chuẩn của Mỹ (FS209). Sau đây,
xin trình bày chi tiết về hệ thống tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn

FS 209: tiêu chuẩn này hiện nay có các phiên bản FS 209A,
FS 209B, FS 209C, FS 209D và FS 209E (mới nhất). Các
phiên bản từ A~D chỉ dùng hệ đơn vị của Anh, còn phiên
bản E dùng kết hợp cả hệ Anh và hệ ISO.


Dưới đây là bản chi tiết tiêu chuẩn FS 209E



Xem xét bảng trên ta thấy rằng, đối với hệ Anh, tiêu
chuẩn này chia phòng sạch theo 6 cấp: 1, 10, 100, 1000,
10000 và 100000. Lấy ví dụ theo cấp 10000 tiêu chuẩn
qui định: số lượng hạt có kích cỡ ≥0,5µm trong một ft3
phải ≤ 10000 hạt và số hạt có kích cỡ ≥ 5 µm phải ≤ 70
hạt. Tương tự như vậy đối với các cấp khác.
Đối với hệ SI, tiêu chuẩn này chia thành 13 cấp, gồm:
M1, M1.5, M2, M2.5, M3, M3.5, M4, M4.5, M5, M5.5, M6,
M6.5 và M7. Trong đó cấp M1 là sạch nhất và các cấp
càng lớn thì độ sạch càng giảm dần.


3.Cấu tạo của phòng sạch:
Thành phần quan trọng nhất của phòng sạch là hệ
thống bơm và lọc khí. Hệ thống lọc này thay đổi tùy theo
độ sạch của phòng sạch, nhưng cơ bản, nguyên tắc của
hệ thống này là một máy lọc hút không khí bình thường,
sục qua nước để lọc bụi, sau đó lại được làm lạnh để
ngưng tụ hơi nước(còn đối với công trình MATAI thì lọc bụi
bằng túi vải,không khí từ ngoài trời đi vào bên trong túi ,bụi

được giữ lại bên trong túi rơi xuống ngăn lắng bụi và đưa
ra ngoài) . Nói chung có nhiều cách, nhưng đầu ra là
không khí không có bụi, độ ẩm thấp và có nhiệt độ ổn
định. Khối khí này được bơm vào phòng sạch từ trên trần
xuống, đảm bảo cho không có bụi lơ lửng trong không khí.
Ở dưới sàn, hoặc ở chân tường có hệ thống hút khí với
công suất bằng công suất khí bơm vào. Lượng khí hút ra
này có thể tái sử dụng cho bơm lọc khí vào sau khi được
lọc các hóa chất độc hại ở dạng khí.


4. Yếu tố phòng sạch


4.1 Áp suất phòng(Room Pressurization):
Nhiệm vụ chủ yếu là ngăn ngừa không cho không khí,hạt bụi,chất
nhiễm trùng…từ phòng,khu vực dơ hơn sang phòng,khu vực sạch
hơn.Nguyên tắc di chuyển căn bản của không khí là từ nơi có áp suất
cao tới nơi có áp suất thấp.Như vậy phòng có cấp độ sạch hơn thì có
áp cao hơn và ngược lại.Để kiểm soát áp suất phòng thì thường có
đồng hồ đo áp suất ,khi áp phòng vượt quá sẽ tự động tràn ra ngoài
thông qua cửa gió xì(Pass-Through Grilles)Thường thì những phòng
nào có yêu cầu cao mới gắn miệng gió xì. Việc tạo áp trong phòng khi
thiết kế phải quan tâm tới cột áp của quạt và chênh lệch giữa lương
gió cấp và hồi trong phòng sạch. Trong thiết kế nhà máy dược phẩm
theo tiêu chuẩn WHO-GMP(World Health Organization-Good
Manufacturing Practice)thì cấp áp suất lần lượt là +(15Pa), ++(30Pa),
+++(45Pa).



4. 2. Độ sạch (Cleanliness)
Độ sạch của phòng đường quyết định bởi hai yếu tố là số lần
trao đổi gió hay bội số tuần hoàn (Air Changes per Hour) và Phin
lọc.Thông thường đối với điều hòa không khí cho cao ốc văn
phòng có thể từ 2 tới 10 lần.Nhưng trong phòng sạch thì số lần
trao đổi gió lên tới 20 lần,đặc biệt trong phòng sạch cho sản
xuất chíp lên tới 100 lần.Tăng số lần trao đổi gió để làm giảm
nồng độ hạt bụi,chất ô nhiễm sinh ra trong phòng.Do vậy kết cấu
phòng sạch khác với những cao ốc văn phòng.Với các phòng có
yêu cầu cấp độ sạch khác nhau thì số lần trao đổi gió cũng khác
nhau.Ví dụ trong nhà máy sản xuất dược phẩm khu vực thay đồ
có cấp độ sạch E (cấp màu đen) có áp phòng là +(15Pa),số lần
trao đổi gió là 10 ,trong khi phòng pha chế có cấp độ sạch C có
áp phòng ++(30Pa),số lần trao đổi gió là 20,
phin lọc cấp H12. Phin lọc có nhiệm vụ là lọc bỏ những hạt bụi
của không khí trước khi vào phòng.Tùy theo yêu cầu của các
loại phòng sạch mà sử dụng phin lọc cho phù hợp. Thông
thường với các phòng trong nhà máy dược thì sử dụng loại lọc
hiệu suất cao HEPA(High Efficiency Particle Air).Vị trí bộ lọc có
thể gắn ngay tại AHU hoặc từng phòng.


4.3 Nhiễm chéo (Cross-Contamination)
Để hiểu rõ về nhiễm chéo ta định nghĩa về tạp nhiễm.Tạp nhiễm là sự
nhiễm (đưa vào) không mong muốn các tạp chất có bản chất hóa học
hoặc vi sinh vật,hoặc tiểu phân lạ vào trong hoặc lên trên một nguyên liệu
ban đầu hoặc thành phẩm trung gian trong quá trình sản xuất,lấy
mẫu,đóng gói,bảo quản và vận chuyển.
Như vậy nhiễm chéo là việc tạp nhiễm của một nguyên liệu ban đầu ,sản
phẩm trung gian,hoặc thành phẩm với một nguyên liệu ban đầu hay sản

phẩm khác trong quá trình sản xuất. Việc nhiễm chéo có cả nguyên nhân
bên ngoài và bên trong.Dưới đây là tổng hợp các nhân tố chính nhiễm
chéo trong nhà máy dược.
Vấn đề nhiễm chéo khá phức tạp đối với các phòng trong nhà máy
dược cũng như phòng mổ trong bệnh viện.Các phòng sạch cho công
nghệ cao thì ít hơn rất nhiều do chỉ sản xuất 1 loại sản phẩm trong một
khu lớn.
Thực tế thì các nhà máy dược Việt Nam sản xuất quá nhiều loại thuốc
khác nhau trong cùng một phòng nên yêu cầu cấp độ sạch rất cao và vấn
đề nhiễm chéo trở nên khó kiểm soát.Việc giải quyết nhiễm chéo là giải



5. Trang bị cần thiết cho phòng sạch
Con người làm việc trong phòng sạch là một nguồn tạo ra
bụi bẩn cho phòng. Khi con người di chuyển, có thể sản sinh tới
100000 hạt (kích thước lớn hơn 0,5 m) và hàng ngàn hạt bụi cỡ
micron mang theo người mỗi phút. Do vậy, với mỗi phòng sạch,
người ta đều có giới hạn số người làm việc tương ứng với quy
mô của phòng. Và để đảm bảo cho môi trường trong phòng,
ngoài các máy móc trang bị cho các công việc thiết yếu trong
phòng sạch, thì trang bị cho con người là rất cần thiết để giảm
thiểu lượng bụi sản sinh. Các trang thiết bị cần thiết cho người
làm việc gồm: –


Quần áo bảo hộ: Thường là áo và
quần liền một khối. – Mũ bảo hộ
để chùm đầu (ta nhớ tóc người
cũng là nguồn bắt bụi) – Giầy vải

chùm kín chân – Mặt nạ chùm
mặt, có thể có cả bộ lọc khí thở ở
mặt nạ, kính bảo vệ mắt, găng
tay Quần áo, mũ, mặt nạ, giầy
thường làm bằng vải, có bên
ngoài là bề mặt trơn, không bắt
bụi, đồng thời đảm bảo cho con
người dễ dàng di chuyển và hoạt
động


6. An toàn trong phòng sạch
Trong phòng sạch, ngoài việc độ sạch không khí được khống chế, còn các
yếu tố khác là độ ẩm phải điều khiển ở mức đủ thấp, áp suất, nhiệt độ… được
duy trì ở mức độ thích hợp, đảm bảo vô trùng. Vì thế, điều đầu tiên mà mỗi người
làm việc trong phòng sạch đều phải tuân thủ đó là các quy tắc an toàn lao động
để đảm bảo an toàn. Ở các nước phát triển, mỗi người trước khi vào làm ở
phòng sạch đều được học rất cẩn thận các quy tắc làm việc trong phòng sạch,
mà ban đầu luôn là các quy tắc an toàn lao động:
- Thoát ra khỏi phòng sạch như thế nào khi có các tai nạn đột xuất (cháy, nổ,
chập điện…); các xử lý cần thiết cho các tai nạn này.
- Làm thế nào để giảm thiểu các tai nạn và đảm bảo an toàn lao động bằng
các quy tắc sử dụng cũng như làm việc trong phòng một cách khoa học và chính
xác.
- Các quy tắc để không làm nhiễm bẩn phòng: bỏ các vật dụng có thể dễ bắt
bụi như áo len, mỹ, găng tay ấm, áo khoác… – Sử dụng, di chuyển, và bỏ các
hóa chất, các vật dụng thí nghiệm đúng quy tắc.
- Sử dụng các thiết bị trong phòng đúng quy trình




7. Kết luận
Phòng sạch là một hệ thống làm việc cực kỳ tinh vi và hiện
đại, và nó chẳng xa lạ gì ở các nước có nền khoa học và công
nghệ tiên tiến. Ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế và nền khoa
học còn kém phát triển, phòng sạch vẫn còn rất xa lạ, và dù đã
có đơn vị khoa học có trang bị phòng sạch, nhưng cá nhân tôi
tin là các phòng sạch đó chẳng thể hoạt động được do nó đòi
hỏi kinh phí hoạt động (running cost) quá cao so với điều kiện
kinh tế của các đơn vị. Chính vì thế, có lẽ phòng sạch ở Việt
Nam ta vẫn còn mang tính chất “trang trí” nhiều hơn là mang
lại hiệu quả nghiên cứu (hi vọng nhận xét này của tôi là sai).
Là một người làm nghiên cứu và cũng phải làm nhiều công
đoạn trong phòng sạch, cá nhân tôi vẫn mong sao phòng sạch
sẽ sớm trở nên phổ thông hơn ở Việt Nam ta để dân nghiên
cứu có cơ hội phát triển và cả cá nhân tôi sau này trở lại đất
nước có cơ hội sử dụng những kiến thức đã được học ở nước
ngoài.


Những hình ảnh về phòng sạch






×