Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tieu luan ky thuat ĐO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.54 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ NGHIỆT LẠNH
BỘ MÔN: KỸ THUẬT ĐO

TIỂU LUẬN :

ĐO NHIỆT ĐỘ

SVTH
: Phạm Văn Sơn
Tạ Phương
Nam
Lê Minh Quang
Lớp
:
DHNL2
Khóa
: 2006-2010
GVHD : Bùi Trung Thành

GIÁO VIÊN HD : TRẦN VIỆT HÙNG
NHÓM SVTH : NHÓM 1
PHẠM VĂN SƠN
06051471
TẠ PHƯƠNG NAM
06053151
LÊ MINH QUANG
06054691
TRẦN QUANG PHƯƠNG 06049591
NGUYỄN VĂN LUÂN
06042081


NGUYỄN TRỌNG HOÀNG
06053501
1


TP.Hồ Chí Minh, tháng 10/2009
MỤC LỤC
Lời mở đầu
1. Mục tiêu thiết bị đo
2. Thiết bị dụng cụ và phương pháp đo nhiệt độ
2.1 Phương pháp đo trực tiếp
2.1.1 Cặp nhiệt điện ( Thermocouple )
2.1.2 Nhiệt điện trở ( RTD-resitance temperature detector )
2.1.3 Thermistor
2.1.4 Bán dẫn ( Diode, IC ,….)
2.2 phương pháp đo gián tiếp
2.2.1 Hỏa kế quang điện
2.2.2 Hỏa kế bức xạ toàn phần
2.2.3 Hỏa kế màu sắc
3. Phạm vi ứng dụng

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trước tiên, cảm biến là gì: Cảm biến là thiết bị dùng để đo, đếm, cảm nhận,…các
đại lượng vật lý không điện thành các tín hiệu điện. Ví dụ: Nhiệt độ là 1 đại lượng không
liên quan đến điện chúng ta phải chuyển nó về 1 đại lượng khác ( điện trở, điện áp ) để
phù hợp với các cơ cấu điện tử.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kĩ thuật nhiệt

đã có những khởi sắc đáng chú ý. Với xu hướng phát triển thành một ngành kĩ thuật thông
minh, thân thiện với môi trường. Không thể thiếu những công cụ cho phép chúng ta biết
được một cách chính xác nhiệt độ của một khu vực nào đó bằng các phương pháp đo nhiệt
độ. Nó được ví như con mắt trong hệ thống lạnh. Nhất là trong thời đại tự động hóa ngày
nay, nhiệm vụ của chúng ta là làm sao để tạo ra các cảm biến đo nhiệt độ thật chính xác
dựa theo các nguyên lý đo nhiệt độ đã được xây dựng. Với mong muốn nghiên cứu về các
phương pháp đo nhiệt độ, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài này để cùng nhau xây dựng.

3


1. Mục tiêu thiết bị đo
Trong đời sống hàng ngày cũng như trong sản xuất công nghiệp. Việc kiểm soát
nhiệt độ tại một môi trường theo mong muốn là rất quan trọng. Các thiết bị cảm biến
nhiệt độ được ví như con mắt của hệ thống vì chúng có thể đo được nhiệt đọ xung quanh
một cách dễ dàng và dựa vào những thiết bị xuất ra cho chúng ta biết nhiệt độ xung quanh
là bao nhiêu. Mục đích của cảm biến nhiệt độ là đo nhiệt xung quanh chúng và cấp dữ
liệu cho các thiết bị khác, như trong thermostat, khi nhiệt độ thấp các tiếp điểm sẽ đóng
lại cấp điện cho quá trình xả đá. Khi nhiệt độ đã đủ lớn kim loại dòng môi chất sẽ dãn ra
làm cho tiếp điểm mở ra tiếp tục làm lạnh. Việc tạo ra và duy trì nhiệt độ tại các hệ thống
lạnh, nóng nói chung có sự đóng góp rất lớn của các cảm biến nhiệt độ. Nó cho phép hệ
thống được hoạt động trơn chu và hiệu quả, tiết kiệm.
2 Thiết bị dụng cụ và phương pháp đo nhiệt độ
Có 2 phương pháp đo: đo trực tiếp và đo gián tiếp
2.1 Phương pháp đo trực tiếp: gồm có các loại cảm biến: Cặp nhiệt điện
( Thermocouple ), Nhiệt điện trở ( RTD-resitance temperature detector ), Thermistor, Bán
dẫn ( Diode, IC ,….)…
2.1.1 Cặp nhiệt điện ( Thermocouple ).
- Cấu tạo: Gồm 2 chất liệu kim loại khác nhau, hàn dính một đầu.
- Nguyên lý: Nhiệt độ thay đổi cho ra sức điện động thay đổi ( mV).

- Ưu điểm: Bền, đo nhiệt độ cao.
- Khuyết điểm: Nhiều yếu tố ảnh hưởng làm sai số. Độ nhạy không cao.
- Thường dùng: Lò nhiệt, môi trường khắt nghiệt, đo nhiệt nhớt máy nén,…
- Tầm đo: -100 D.C <1400 D.C
4


- Gồm 2 dây kim loại khác nhau được hàn dính 1 đầu gọi là đầu nóng ( hay đầu đo), hai
đầu còn lại gọi là đầu lạnh ( hay là đầu chuẩn ). Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu
nóng và đầu lạnh thì sẽ phát sinh 1 sức điện động V tại đầu lạnh. Một vấn đề đặt ra là phải
ổn định và đo được nhiệt độ ở đầu lạnh, điều này tùy thuộc rất lớn vào chất liệu. Do vậy
mới cho ra các chủng loại cặp nhiệt độ, mỗi loại cho ra 1 sức điện động khác nhau: E, J,
K, R, S, T. Các bạn lưu ý điều này để chọn đầu dò và bộ điều khiển cho thích hợp.
- Dây của cặp nhiệt điện thì không dài để nối đến bộ điều khiển, yếu tố dẫn đến không
chính xác là chổ này, để giải quyết điều này chúng ta phải bù trừ cho nó ( offset trên bộ
điều khiển ).
Lưu ý khi sử dụng:
- Từ những yếu tố trên khi sử dụng loại cảm biến này chúng ta lưu ý là không nên nối
thêm dây ( vì tín hiệu cho ra là mV nối sẽ suy hao rất nhiều ). Cọng dây của cảm biến nên
để thông thoáng ( đừng cho cọng dây này dính vào môi trường đo ). Cuối cùng là nên
kiểm tra cẩn thận việc Offset thiết bị.
- Lưu ý: Vì tín hiệu cho ra là điện áp ( có cực âm và dương ) do vậy cần chú ý kí hiệu để
lắp đặt vào bộ khuếch đại cho đúng.

5


Hình cặp nhiệt điện
2.1.2 Nhiệt điện trở ( RTD-resitance temperature detector ).


Cấu tạo của nhiệt điện trở RTD
- Cấu tạo của RTD gồm có dây kim loại làm từ: Đồng, Nikel, Platinum,…được quấn tùy
theo hình dáng của đầu đo. Khi nhiệt độ thay đổi điện trở giữa hai đầu dây kim loại này sẽ
thay đổi, và tùy chất liệu kim loại sẽ có độ tuyến tính trong một khoảng nhiệt độ nhất
định.Phổ biến nhất của RTD là loại cảm biến Pt, được làm từ Platinum. Platinum có điện
trở suất cao, chống oxy hóa, độ nhạy cao, dải nhiệt đo được dài. Thường có các loại: 100,
200, 500, 1000 ohm tại 0 D.C. Điện trở càng cao thì độ nhạy nhiệt càng cao.
- RTD thường có loại 2 dây, 3 dây và 4 dây.
Lưu ý khi sử dụng:
- Loại RTD 4 dây giảm điện trở dây dẫn đi 1/2, giúp hạn chế sai số.
- Cách sử dụng của RTD khá dễ chịu hơn so với Thermocouple. Chúng ta có thể nối
thêm dây cho loại cảm biến này ( hàn kĩ, chất lượng dây tốt, có chống nhiễu ) và có thể đo
test bằng VOM được.
- Vì là biến thiên điện trở nên không quan tâm đến chiều đấu dây.

Cảm biến dạng NTD
6


2.1.3 Thermistor.
-Cấu tạo: Làm từ hổn hợp các oxid kim loại: mangan, nickel, cobalt,…
- Nguyên lý: Thay đổi điện trở khi nhiệt độ thay đổi.
- Ưu điểm: Bền, rẽ tiền, dễ chế tạo.
- Khuyết điểm: Dãy tuyến tính hẹp.
- Thường dùng: Làm các chức năng bảo vệ, ép vào cuộn dây động cơ, mạch điện tử.
- Tầm đo: 50 <150 D.C.

Cấu tạo Thermistor.
- Thermistor được cấu tạo từ hổn hợp các bột ocid. Các bột này được hòa trộn theo tỉ lệ
và khối lượng nhất định sau đó được nén chặt và nung ở nhiệt độ cao. Và mức độ dẫn

điện của hổn hợp này sẽ thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
- Có hai loại thermistor: Hệ số nhiệt dương PTC- điện trở tăng theo nhiệt độ; Hệ số nhiệt
âm NTC – điện trở giảm theo nhiệt độ. Thường dùng nhất là loại NTC.
-Thermistor chỉ tuyển tính trong khoảng nhiệt độ nhất định 50-150D.C do vậy người ta ít
dùng để dùng làm cảm biến đo nhiệt. Chỉ sử dụng trong các mục đích bảo vệ, ngắt nhiệt,
các bác nhà ta thường gọi là Tẹt-mít. Cái Block lạnh nào cũng có một vài bộ gắn chặt vào
cuộn dây động cơ.
7


Lưu ý khi sử dụng:
- Tùy vào nhiệt độ môi trường nào mà chọn Thermistor cho thích hợp, lưu ý hai loại
PTC và NTC ( gọi nôm na là thường đóng/ thường hở ) Có thể test dễ dàng với đồng hồ
VOM.
- Nên ép chặt vào bề mặt cần đo.
- Tránh làm hỏng vỏ bảo vệ.
- Vì biến thiên điện trở nên không quan tâm chiều đấu dây.

Hình thermistor.
2.1.4 Bán dẫn ( Diode, IC ,….)
- Cấu tạo: Làm từ các loại chất bán dẫn.
- Nguyên lý: Sự phân cực của các chất bán dẫn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
- Ưu điểm: Rẽ tiền, dễ chế tạo, độ nhạy cao, chống nhiễu tốt, mạch xử lý đơn giản.
- Khuyết điểm: Không chịu nhiệt độ cao, kém bền.
- Thường dùng: Đo nhiệt độ không khí, dùng trong các thiết bị đo, bảo vệ các mạch điện
tử.
-Tầm đo: -50 <150 D.C.

8



- Cảm biến nhiệt Bán Dẫn là những loại cảm biến được chế tạo từ những chất bán dẫn.
Có các loại như Diode, Transistor, IC. Nguyên lý của chúng là dựa trên mức độ phân cực
của các lớp P-N tuyến tính với nhiệt độ môi trường. Ngày nay với sự phát triển của ngành
công nghệ bán dẫn đã cho ra đời rất nhiều loại cảm biến nhiệt với sự tích hợp của nhiều
ưu điểm: Độ chính xác cao, chống nhiễu tốt, hoạt động ổn định, mạch điện xử lý đơn
giản,

rẽ

tiền,….

- Ta dễ dàng bắt gặp các cảm biến loại này dưới dạng diode ( hình dáng tương tự Pt100),
các loại IC như: LM35, LM335, LM45. Nguyên lý của chúng là nhiệt độ thay đổi sẽ cho
ra điện áp thay đổi. Điện áp này được phân áp từ một điện áp chuẩn có trong mạch.

IC cảm biến nhiệt LM35

Cảm biến nhiệt dạng Diode

Gần đây có cho ra đời IC cảm biến nhiệt cao cấp, chúng hổ trợ luôn cả chuẩn truyền
thông I2C ( DS18B20 ) mở ra một xu hướng mới trong “ thế giới cảm biến”.

IC cảm biến nhiệt DS18B20
Lưu ý khi sử dụng:
- Vì được chế tạo từ các thành phần bán dẫn nên cảm biến nhiệt Bán Dẫn kém bền,
không chịu nhiệt độ cao. Nếu vượt ngưỡng bảo vệ có thể làm hỏng cảm biến.
- Cảm biến bán dẫn mỗi loại chỉ tuyến tính trong một giới hạn nào đó, ngoài dải này cảm
biến sẽ mất tác dụng. Hết sức quan tâm đến tầm đo của loại cảm biến này để đạt được sự
chính xác.

- Loại cảm biến này kém chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt: Ẩm cao, hóa chất có
tính ăn mòn, rung sốc va chạm mạnh.

9


2.2 phương pháp đo gián tiếp: loại loại đo nhiệt không tiếp xúc ( hỏa kế- Pyrometer )
dùng hồng ngoại hay lazer.
- Cấu tạo: Làm từ mạch điện tử, quang học.
- Nguyên lý: Đo tính chất bức xạ năng lượng của môi trường mang nhiệt.
- Ưu điểm: Dùng trong môi trường khắc nghiệt, không cần tiếp xúc với môi trường đo.
- Khuyết điểm: Độ chính xác không cao, đắt tiền.
- Thường dùng: Làm các thiết bị đo cho lò nung.
- Tầm đo: -54 <1000 D.F.

- Nhiệt kế bức xạ ( hỏa kế ) là loại thiết bị chuyên dụng dùng để đo nhiệt độ của những
môi trường mà các cảm biến thông thường không thể tiếp xúc được ( lò nung thép, hóa
chất ăn mòn mạnh, khó đặt cảm biến).
- Gồm có các loại: Hỏa kế bức xạ, hỏa kế cường độ sáng, hỏa kế màu sắc. Chúng hoạt
động dựa trên nguyên tắc các vật mang nhiệt sẽ có hiện tượng bức xạ năng lượng. Và
năng lượng bức xạ sẽ có một bước sóng nhất định. Hỏa kế sẽ thu nhận bước sóng này và
phân tích để cho ra nhiệt độ của vật cần đo.
2.2.1 Hỏa kế quang điện

Nguyên tắc đo nhiệt độ của hỏa kế quang điện cũng tương tự như hỏa kế quang
học song nhờ dung đèn quang điện làm bộ phận nhạy cảm và thực hiện điều chỉnh độ
sang của bóng đèn một cách tự động nên hỏa kế quang điện là dụng cụ tự động đo được
nhiệt độ các quá trình biến đổi nhanh có thể tự ghi số đo một cách liên tục và dung trong
các hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ.


10


Phạm vi đo 600-2000C đặc biệt khi sử dụng kính mờ có thể đo đến 40000C.
2.2.2 Hỏa kế bức xạ toàn phần
Nguyên lý: ứng dụng định luật bức xạ toàn phần của Boltzman

Chùm tia phát xạ được kính hội tụ trên tấm nhận bức xạ (nhiệt điện trở) và đốt nóng nó.
11


Nhiệt điện trở được mắc vào một nhánh cầu tự cân bằng cung cấp từ nguồn điện xoay
chiều tần số 50HZ.
Nhiệt độ đo được của vật Tđ bao giờ cũng nhỏ hơn nhiệt độ tính toán Tt
Theo định luật Stefan-Boltzman ta có:
hệ số bức xạ tổng xác định tính chất của vật và nhiệt độ của nó.
- Khoảng đo từ 18000C đến 35000C.
2.2.3 Hoả kế so màu sắc

So sánh cường độ bức xạ hoặc độ sáng với hai bức xạ khác nhau trong trường hợp này gọi
là nhiệt độ so độ sắc.
Nguyên lý làm việc : cường độ bức xạ từ một vật đo qua một thấu kính hội tụ và tập
trung ánh sáng qua đĩa quay. Đĩa này xoay quanh trục nhờ động cơ xoay chiều. Sau khi
ánh sáng đi qua đĩa thì đi đến phần từ quang điện. Trên đĩa này có khoan một số lỗ, trong
đó đặt một nửa bộ lọc màu đỏ còn đĩa kia đặt bộ lọc màu xanh. Sự chênh lệch giữa hai
dòng điện do các sung lượng tạo ra gây nên trong BKĐ, một tín hiệu tỉ lệ với logarit tự
nhiên của tỷ số 2 dòng quang điện khi tấm chắn quay.
Ưu điểm
- Nhiệt độ màu sắc gần giống nhiệt độ thực hơn so với nhiệt độ ánh sáng và nhiệt độ bức
xạ

- Việc xác định
đối với các đối tượng rất khó, trái lại xác định tỷ số độ đen của hai
sóng bức xạ
dễ dàng và chính xác nên số bổ chính tìm được đáng tin cậy hơn, và sai
số giảm đi nhiều.
- Ảnh hưởng do bức xạ của môi trường giảm rất nhỏ so với các hoả kế khác.
Lưu ý khi sử dụng:
- Tùy theo thông số của nhà sản xuất mà hỏa kế có các tầm đo khác nhau, tuy nhiên đa số
hỏa kế đo ở khoảng nhiệt độ cao. Và vì đặc điểm không tiếp xúc trực tiếp với vật cần đo
12


nên mức độ chính xác của hỏa kế không cao, chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường xung
quanh ( góc độ đo, rung tay, ánh sáng môi trường ).

Hình hỏa kế
3 Phạm vi ứng dụng
Có một số thiết bị thường được sử dụng để đo lường trong các ứng dụng công
nghiệp. Nhiệt ngẫu, nhiệt kế điện tử, bộ dò nhiệt độ điện trở (RTDs) là các thiết bị thường
được sử dụng trong một số ứng dụng đo nhiệt độ như trong các ngành dược phẩm, thực
phẩm và đồ uống

Mỗi thiết bị đều có những ưu thế riêng, tuy nhiên một số thiết bị lại chỉ thích hợp
trong một số ứng dụng cụ thể. Có thể cũng có những thiết bị sử dụng phù hợp hay không
phù hợp với ứng dụng của bạn, cảm biến nhiệt độ được thiết kế mới kết hợp chặt chẽ các
đặc điểm nhằm hỗ trợ về tính khả dụng cũng như tính năng.
Chúng ta hãy so sánh một số công nghệ khác nhau. Một thí dụ là nhiệt ngẫu. Cảm biến
này chứa hai kim loại không giống nhau được gắn với nhau tại một chỗ nối. Điểm nối hai
kim loại phát triển một mức điện áp nhỏ, chỉ vào khoảng 50μV trên mỗi độ Celsius, mức
điện áp này thay đổi theo nhiệt độ. Nhà sản xuất cung cấp các bảng thông số để chuyển

điện áp thành nhiệt độ.
Nhiệt ngẫu là thiết bị đơn giản, rẻ tiền. Hạn chế lớn nhất của nhiệt ngẫu là độ chính
xác, có thể khó mà đạt được sai số hệ thống thấp hơn 1°C. Nguyên nhân chính của lỗi
trong một nhiệt ngẫu là điệp áp tạp phát triển trong hệ thống nơi kết nối dây của nhiệt
13


ngẫu được gắn với thiết bị đo lường. Để giải quyết điều này, chúng đòi hỏi phải bù điểm
nối nguội, thường được thực hiện bằng cách phơi bày một điểm nối trước một nhiệt độ
tham chiếu, thông thường là 0°C, cũng như nhiệt độ đo mong muốn. Kết nối dây nhiệt
ngẫu phải chạy trên toàn bộ khoảng cách giữa điểm đo và bộ xử lí. Nhiệt ngẫu thường có
độ lặp ít hơn và ít ổn định bằng các thiết bị cảm ứng.
Nhiệt ngẫu là những bộ kháng bằng phi kim có thể đo sự thay đổi nhiệt độ thông
qua điện trở. Nhiệt ngẫu thường được làm bằng gốm và oxide kim loại và do đó có thể đo
nhiệt độ cao hơn nhiều so với nhiệt ngẫu và RTD. Nhiệt ngẫu thường được sử dụng trong
các ứng dụng chỉ đòi hỏi đo nhiệt độ nhỏ do đầu vào của họ có thể tính gần đúng theo
tuyến tính trên một phạm vi hẹp. Đầu ra của họ về bản chất có dạng hằng số mũ.
Có hai loại nhiệt ngẫu: nhiệt ngẫu hệ số nhiệt độ dương (PTC) khi điện trở tăng thì nhiệt
độ tăng, và nhiệt ngẫu hệ số nhiệt độ âm với điện trở giảm khi nhiệt độ tăng. Với nhịêt
ngẫu PTC, thường có một sự tăng rõ nét về điện trở ở nhiệt độ thực, trong khi đó nhiệt
ngẫu NTC được sử dụng như nhiệt ngẫu kháng trong các ứng dụng nhiệt độ thấp.
RTDs cũng sử dụng điện trở để đo nhiệt độ. Chúng đòi hỏi phải có nguồn nhỏ để đo điện
trở. Điện trở được đo bằng cảm biến tỉ lệ thuận với biến đổi nhiệt độ được đo bằng
phương tiện được cảm ứng. RTDs có kết nối dây platinum được quấn xung quang một lõi
hay được lấy mẫu theo một đoạn film nhỏ.
IEC 751:1983 của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế xác định sai số và nhiệt độ đối với điện
trở cho nhiệt ngẫu platinum. Thiết bị phổ biến nhất được sử dụng trong công nghiệp, Pt100s, có điện trở 100 ohms ở 0°C. Pt-1000s đo 1000 ohms ở 0 °C, và có một độ phân giải
cao hơn nhưng có phạm vi hoạt động nhỏ hơn của Pt-100. Mọi cảm biến Pt-100 được sản
xuất với tiêu chuẩn điện trở 100 ohm để tạo ra đọ tin cậy và chính xác cao. Tuy nhiên, có
hai tiêu chuẩn kỹ thuật tồn tại: tiêu chuẩn châu Âu a = 0.00385, và tiêu chuẩn Hoa Kỳ a =

0.003916. Cả hai tiêu chuẩn này đều được sử dụng phổ biến và điều quan trọng là xác
định tiêu chuẩn nào được bộ xử lí chấp nhận.
Nhà sản xuất thường kết hợp công nghệ Pt-100 cơ bản vào công nghệ cảm ứng
nhiệt độ tiên tiến để làm cho toàn bộ gói sản phẩm này có thể đo nhiệt độ theo ý muốn
của người sử dụng. Mặc dù chúng thường có giá cao hơn, cảm biến này thường được thiết
kế với các tính năng mới giúp chúng được sử dụng dễ dàng, giống như việc lập trình và
14


điều khiển nút ấn, với kết quả đọc số có tính trực quan cao. Một số nhà sản xuất cũng thiết
kế cảm biến Pt-100 của mình với vỏ bọc nhỏ gọn cho phép sử dụng trong những vị trí
chật chội, khó tiếp cận.
Khi ứng dụng cảm biến nhiệt độ, điều quan trọng là cân nhắc tất cả các phụ kiện
giúp cho hệ thống vận hành. Thông thường, khi ứng dụng một RTD, có nhiều linh kiện
lắp đặt dễ dàng. Hộp đo nhiệt và cơ cấu nén cho phép RTDs được lắp đặt trong ống, thùng
cũng như các ứng dụng khác đòi hỏi kết nối quá trình đặc biệt, như cơ cấu làm sạch. Hộp
đo nhiệt cho phép người sử dụng chèn hộp đo nhiệt độ vào quá trình để gỡ/chèn RTD theo
yêu cầu. Hộp đo nhiệt tạo ra giới hạn giữa RTD và phương tiện được đo, và do đó gimả
thiểu được thời gian đáp ứng của cảm biến đồng thời bảo vệ cuộn cảm. Cơ cấu nén gắn
ren vào ống hay thùng và sau đó nén trên cuộn cảm cố định trong khoang làm việc.
RTDs có rất nhiều kiểu khác nhau tương ứng vói các ứng dụng khác nhau. Hiện có các
cuộn cảm phù hợp với các ứng dụng không bẩn, cũng như các phiên bản cáp. Ngoài ra,
kết nối từ xa cho phép đo nhiệt độ cao hơn. Khi bộ xử lí điện tử được di chuyển ra khỏi
vùng nhiệt độ cao và được kết nối với cuộn dò thông qua cáp, mức đo nhiệt độ có thể lên
đến 900°F.
Rất nhiều cảm biến nhiệt độ khác nhau tồn tại cho các ứng dụng đòi hỏi đo nhiệt
độ. Lựa chọn công nghệ đo nhiệt độ cho ứng dụng của bạn phụ thuộc vào một số nhân tố.
Trong khi đó, có thể có giải pháp đúng hay không đúng cho ứng dụng, các công nghệ
khác nhau đã, đang và sẽ được phát triển để đáp ứng nhu cầu ứng dụng cảm ứng nhiệt độ
mới


15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×