Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đề xuất giải pháp thi công ép cọc bê tông cốt thép trong xây dựng nhà xây chen tại thành phố vĩnh long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HUỲNH PHƯỚC MINH

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THI CÔNG
ÉP CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG XÂY DỰNG
NHÀ XÂY CHEN TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN

Hà Nội - 2016



LỜI CẢM ƠN
Kính thưa quý Thầy, quý Cô. Cho đến hôm nay tác giả đã gần kết thúc
chương trình học Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình dân
dụng và công nghiệp. Khi hoàn tất Luận văn tốt nghiệp, tác giả muốn gửi lời
tri ân đến quý Thầy, quý Cô khoa Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Kiến
trúc Hà Nội đã giành nhiều thời gian vượt đường xa vào miền Nam để truyền
đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình tác giả theo học lớp Cao học
xây dựng 14X4-VL tại Vĩnh Long. Cảm ơn quý Thầy, quý Cô và những
người đã quan tâm, tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt khóa học và thời gian
thực hiện luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Bùi Mạnh
Hùng đã tận tình hướng dẫn, định hướng khoa học và thường xuyên giúp đỡ


về mọi mặt để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn quý Thầy trong Ban giám hiệu trường
Đại học Xây dựng Miền Tây đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh
phí giúp tác giả hoàn thành khóa học và luận văn; xin cảm ơn quý Thầy, quý
Cô trong các phòng, ban, khoa và các đồng nghiệp trường Đại học Xây dựng
Miền Tây đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn các anh chị trong sở Xây Dựng tỉnh Vĩnh Long đã
cung cấp các tài liệu cần thiết để tác giả hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với người thân trong gia đình
đã động viên khích lệ và chia sẻ những khó khăn với tác giả trong suốt thời
gian học tập và thực hiện luận văn.
Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
Tác giả

Huỳnh Phước Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 3
Kết cấu của đề tài ....................................................................................... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN SỬ DỤNG MÓNG CỌC XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH
LONG.............................................................................................. 4
1.1.Tổng quan về ép cọc ............................................................................. 4
1.2. Đặc điểm địa chất công trình khu vực thành phố Vĩnh Long ............... 4
1.2.1. Khái quát chung về điều kiện địa hình, địa chất công trình khu vực
thành phố Vĩnh Long .............................................................................. 4
1.2.2. Phân vùng địa chất công trình khu vực thành phố Vĩnh Long ..... 14
1.2.3. Nhận xét về điều kiện địa chất công trình khu vực thành phố Vĩnh
Long ..................................................................................................... 17
1.3. Thực trạng các giải pháp nền móng xây dựng công trình dân dụng tại
thành phố Vĩnh Long ................................................................................ 18
1.3.1. Đặc điểm các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố ......... 18
1.3.2. Các giải pháp móng tại thành phố ............................................... 20
1.3.3. Giải pháp xử lý nền tại thành phố ............................................... 24
1.4. Đánh giá thực trạng thi công nền móng cọc tại thành phố Vĩnh Long 29
1.4.1. Đánh giá việc sử dụng các giải pháp nền móng cho công trình dân
dụng: .................................................................................................... 29


1.4.2. Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng ........ 30
1.4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật về các giải pháp đã được sử
dụng ..................................................................................................... 30
1.4.4. Các tồn tại trong xây dựng nền móng công trình dân dụng ......... 31
1.4.5. Đánh giá giải pháp thi công có sử dụng cọc trong xây dựng công
trình dân dụng ...................................................................................... 32

1.4.6. Khuyến cáo về giải pháp nền móng cho các công trình dân dụng 35

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ MÓNG
CỌC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG........................ 38
2.1. Nguyên tắc chung về thiết kế nền, móng ........................................... 38
2.1.1. Các bước tính toán, thiết kế nền, móng ....................................... 38
2.1.2. Công tác địa kỹ thuật .................................................................. 39
2.1.3. Yêu cầu đặc biệt của công trình .................................................. 41
2.1.4. Công nghệ thi công nền móng .................................................... 41
2.2. Giải pháp nền, móng thông dụng cho công trình dân dụng ................ 42
2.2.1. Giải pháp thiết kế móng .............................................................. 42
2.2.2. Giải pháp thiết kế xử lý nền ........................................................ 50
2.2.3. Kinh nghiệm và yêu cầu từ thực tế về giải pháp nền móng ......... 56
2.3. Giải pháp thiết kế và thi công móng cọc ép cho công trình dân dụng . 59
2.3.1. Giải pháp thiết kế móng cọc ép ................................................... 59
2.3.2. Giải pháp thi công móng cọc ép .................................................. 60
2.3.3. Hạn chế của giải pháp kỹ thuật thi công ép cọc trong đô thị........ 61
2.4. Cơ sở pháp lý liên quan đến móng cọc .............................................. 61
2.4.1. Tiêu chuẩn thiết kế, thí nghiệm và thi công cọc .......................... 61
2.4.2. Tiêu chuẩn xây dựng xác định sức chịu tải của cọc ..................... 67


CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC BÊ
TÔNG CỐT THÉP TIẾT DIỆN NHỎ XÂY DỰNG NHÀ THẤP
TẦNG XÂY CHEN TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG.............. 76
3.1. Đề xuất giải pháp ép và dàn ép cọc tại thành phố Vĩnh Long ............. 76
3.1.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật ép cọc bê tông cốt thép tiết diện nhỏ sử
dụng tại thành phố Vĩnh Long .............................................................. 76
3.1.2. Đề xuất sản xuất dàn ép cọc ........................................................ 77
3.2. Đề xuất quy trình ép cọc bê tông cốt thép tiết diện nhỏ đối với nhà xây

chen .......................................................................................................... 81
3.2.1. Quy trình ép cọc bê tông tiết diện nhỏ ........................................ 81
3.2.2. Thời gian tác dụng các cấp tải đối với cọc thử ............................ 84
3.3. Đánh giá kết quả của đề xuất qua thử nghiệm .................................... 92
3.3.1. Kết quả thu được từ cọc thử ........................................................ 92
3.3.2. Kết quả sức chịu tải cực hạn của đất nền..................................... 93
3.3.3. Ưu điểm của kết quả nghiên cứu và tồn tại cần nghiên cứu tiếp .. 96
3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế qua kết quả thử nghiệm............................. 97
3.4.1. Đánh giá hiệu quả về kinh tế và về môi trường: .......................... 97
3.4.2. So sánh hiệu quả kinh tế giữa phương án đề xuất với phương án cừ
tràm ...................................................................................................... 98
3.5. Chi phí chế tạo dàn ép cọc ............................................................... 100
3.6. Hình ảnh minh họa .......................................................................... 101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 104
1. Kết luận .............................................................................................. 104
2. Kiến nghị ............................................................................................ 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BT

Bê tông


BTCT

Bê tông cốt thép

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐHXDMT

Đại học xây dựng Miền Tây

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020


Hình 1.2.

Bản đồ phân khu địa chất thành phố Vĩnh Long

Hình 1.3.

Đổ bê tông móng đơn

Hình 1.4.

Công tác ghép cốp pha, cốt thép móng băng

Hình 1.5.

Lắp dựng cốt thép móng bè

Hình 1.6.

Móng xây bằng vật liệu gạch

Hình 1.7.

Cọc xi măng - đất

Hình 1.8.

Đóng cọc tràm

Hình 2.1.


Cọc xi măng đất

Hình 2.2.

Thi công gia cố nền móng bằng cọc tre

Hình 2.3.

Ép cọc bê tông cốt thép đúc sẵn.

Hình 2.4.

Biểu đồ xác định hệ số p và fL

Hình 3.1.

Tổng thể dàn ép cọc.

Hình 3.2.

Mô phỏng sơ đồ dàn ép

Hình 3.3.

Liên kết 2 thanh dọc và 2 dàn ngang bằng 8 bu lông M14

Hình 3.4.

Liên kết chân tháp và thân tháp


Hình 3.5.

Cấu tạo khung cố định và khung di động

Hình 3.6.

Dây cáp, tời điều khiển và buli

Hình 3.7.

Chất tải thử tĩnh cọc C1

Hình 3.8.

Chất tải thử tĩnh cọc C2

Hình 3.9.

Chất tải thử tĩnh cọc C3


Số hiệu hình

Tên hình

Hình 3.10.

Chất tải thử tĩnh cọc C4

Hình 3.11.


Cọc xuyên qua các lớp đất

Hình 3.12.

Máy ép cọc

Hình 3.13.

Ép cọc trên nền nhà hiện hữu

Hình 3.14.

Thi công cọc cạnh công trình hiện hữu

Hình 3.15.

Chuẩn bị lắp đặt thép móng

Hình 3.16.

Lắp đặt cốt thép và cốp pha móng

Hình 3.17.

Đổ bê tông móng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng


Tên bảng

Bảng 1.1.

Các phân vị địa tầng trong cấu trúc nền

Bảng 1.2.

Các phân vị địa chất công trình thành phố Vĩnh Long

Bảng 3.1.

Bảng thời gian tác dụng các cấp tải cọc C1

Bảng 3.2.

Bảng thời gian tác dụng các cấp tải cọc C2

Bảng 3.3.

Bảng thời gian tác dụng các cấp tải cọc C3

Bảng 3.4.

Bảng thời gian tác dụng các cấp tải cọc C4

Bảng 3.5.

Ép cọc và thử tĩnh trên các loại đất nền


Bảng 3.6.

Kích thước và khối lượng cọc

Bảng 3.7.

Tính chất cơ lý của các lớp đất

Bảng 3.8.

Bảng so sánh móng cừ tràm và móng cọc BTCT

Bảng 3.9.

Chi phí chế tạo dàn ép cọc


1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang trên đà phát triển nhanh chóng, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ngành xây dựng trong
đó có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là ở khu vực trung tâm các thành phố.
Thành phố Vĩnh Long nằm cặp sông Cổ Chiên với ba mặt Bắc, Đông,
Nam giáp huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long và Tây giáp tỉnh Đồng Tháp. Về
hành chính, thành phố Vĩnh Long có 7 phường (gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5,
8, và 9) và bốn xã (xã Tân Hội, xã Tân Hòa, xã Tân Ngãi, xã Trường An).
Trong tương lai bốn xã này sẽ trở thành phường. Toàn thành phố có diện tích
tự nhiên 48,01km2; dân số 147.039 người; mật độ 3.063 người/km2.

Thành phố Vĩnh Long là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của
tỉnh, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và xã hội được quan tâm đầu tư và phát
triển đã làm cho bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng, đồng thời là nơi tập trung
các cơ quan hành chính sự nghiệp đầu ngành của tỉnh, các doanh nghiệp Nhà
nước… đã làm tăng thêm nguồn lực cho sự phát triển. Đội ngũ cán bộ khoa học
kỹ thuật không ngừng lớn mạnh là động lực lớn cho sự phát triển của thành
phố. Cùng với sự phát triển mạnh của thành phố Vĩnh Long, nhu cầu xây dựng
các công trình dân dụng và công nghiệp trong khu vực cũng rất lớn.
Để công trình xây dựng an toàn và sử dụng theo đúng công năng thiết kế
thì trước hết nền và móng của chúng phải hợp lý, đảm bảo cho công trình xây
dựng đạt được độ ổn định theo các yêu cầu kỹ thuật quy định và giá thành lại
tiết kiệm. Muốn có các giải pháp nền, móng khả dĩ vừa đảm bảo về mặt kỹ
thuật, vừa đảm bảo về hiệu quả kinh tế, đòi hỏi người thiết kế, thi công phải
có sự hiểu biết thực tế của điều kiện địa chất, sao cho các giải pháp nền móng
phù hợp với đặc điểm điều kiện địa chất công trình tại khu vực xây dựng và


2

công nghệ thi công thích hợp. Nhất là đối với những công trình thấp tầng xây
chen trong đô thị.
Do vậy, đề tài luận văn thạc sỹ “Đề xuất giải pháp thi công ép cọc bê
tông cốt thép trong xây dựng nhà xây chen tại thành phố Vĩnh Long” sẽ
góp phần định hướng cho các chủ đầu tư, người thiết kế, cơ quan quản lý chất
lượng xây dựng sử dụng hợp lý công nghệ, máy và thiết bị thi công khi xử lý
nền móng trong điều kiện mặt bằng chật hẹp.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn tập trung vào nội dung sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xử lý nền móng nhà thấp tầng.
- Đề xuất phương án gia cố nền móng thích hợp cho khu vực thành phố

Vĩnh Long trên cơ sở tổng kết và đánh giá công trình nghiên cứu thực nghiệm
về ép cọc bê tông cốt thép tiết diện nhỏ.
Ngoài ra mục tiêu nghiên cứu nhằm ứng dụng cho loại công trình xây
dựng dân dụng cấp 4 gồm: xây mới; sửa chữa, nâng cấp. Vì hiện nay, để ứng
phó với tình hình biến đổi khí hậu và chống ngập, cao độ của các công trình
giao thông hầu như đều được nâng lên, xu hướng nâng nền nhà ở trở thành
nhu cầu cấp thiết. Giải pháp đặt móng trên nền đất hiện hữu vừa thuận tiện
cho thi công, vừa có thể kết hợp với móng cũ và tận dụng tường có sẳn sẽ góp
phần giảm giá thành cho công trình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác thi công xử lý nền bằng cọc bê tông cốt
thép tiết diện nhỏ có cạnh từ 10 - 20cm, chiều dài cọc từ 2,5 - 4,0m.
Phạm vi nghiên cứu: Các công trình xây dựng dân dụng cấp 4, chiều cao
tới 3 tầng, thi công trong điều kiện chật hẹp trong phạm vi thành phố Vĩnh
Long.


3

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp và
phương pháp chuyên gia để phân tích so sánh định tính và định lượng.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Góp phần cải tiến phương pháp xử lý nền móng trong
điều kiện mặt bằng chật hẹp ở thành phố Vĩnh Long.
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao chất lượng công trình, giảm giá
thành xây dựng và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phẩn mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn có kết cấu gồm 3
chương:

Chương 1: Tổng quan sử dụng móng cọc xây dựng công trình dân dụng tại
thành phố Vĩnh Long.
Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý về móng cọc xây dựng công trình dân
dụng.
Chương 3: Đề xuất giải pháp thi công ép cọc bê tông cốt thép tiết diện nhỏ
xây dựng nhà thấp tầng xây chen tại thành phố Vĩnh Long.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận văn nghiên cứu “Đề xuất giải pháp thi công ép cọc bê tông cốt
thép trong xây dựng nhà xây chen tại thành phố Vĩnh Long” với mục tiêu
nghiên cứu là đề xuất phương án gia cố nền móng thích hợp cho khu vực
thành phố Vĩnh Long sẽ góp phần định hướng cho chủ đầu tư, tư vấn thiết kế,
cơ quan quản lý chất lượng xây dựng sử dụng hợp lý công nghệ, máy và thiết
bị thi công khi xử lý nền móng trong điều kiện mặt bằng chật hẹp.
Giải pháp này ứng dụng cho các loại công trình xây dựng dân dụng cấp

4, chiều cao tới 3 tầng, thi công trong điều kiện chật hẹp cho công trình xây
mới, sửa chữa, nâng cấp sẽ làm tăng hiệu quả cho chủ đầu tư công trình. Đây là
giải pháp đặt móng trên nền đất hiện hữu vừa thuận tiện cho thi công, vừa tận
dụng được sức chịu tải của lớp đất mặt, đạt được độ ổn định theo các yêu cầu
kỹ thuật quy định và có thể kết hợp với móng cũ, tận dụng tường có sẵn sẽ góp
phần đẩy nhanh tiến độ thi công và giảm giá thành xây dựng công trình.
Vì vậy, nếu áp dụng giải pháp này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao
trong việc xây dựng các công trình nhà ở gia đình (tới 3 tầng), đồng thời hạn
chế được các tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường như: tiếng ồn phát ra từ
động cơ, bụi, bùn, đất.
2. Kiến nghị
- Đối với thiết bị ép cọc: Cần cải tiến thiết bị ép cọc để tháo lắp các bộ
phận được dễ dàng hơn, có thể cơ động di chuyển trong phạm vi mặt bằng
chật hẹp và có thể thi công cọc bê tông cốt thép có tiết diện 20x20cm, dài 4m.
Đồng thời nghiên cứu tiếp giải pháp neo vào đất để thay đối trọng áp dụng
cho những công trình trong địa bàn quá chật hẹp, việc vận chuyển đối trọng
vào vị trí thi công khó khăn.


105

- Do luận văn chỉ nghiên chỉ cứu công trình xây dựng nhà dân dụng cấp
4, chiều cao tới 3 tầng. Vì vậy, tải trọng truyền xuống móng không quá lớn
nên có thể thử tĩnh bằng phương pháp đã nêu. Hướng tới, nếu thực hiện công
trình có quy mô lớn hơn thì cần phải có thiết bị thử tĩnh theo tiêu chuẩn để
xác định số liệu chính xác hơn.
- Hiện nay, nhu cầu nhà ở ngày càng phát triển, chủ đầu tư và đơn vị tư
vấn thiết kế luôn chọn phương án an toàn và hiệu quả. Vì vậy, giải pháp này
có thể nghiên cứu tiếp để thực hiện xây dựng các công trình dân dụng trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Châu Ngọc Ẩn (2008), Nền móng công trình, Nhà xuất bản Xây dựng,
Hà Nội.

2.

Nguyễn Ngọc Bích (2013), Các phương pháp cải tạo đất yếu trong xây
dựng, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

3.

Nguyễn Ngọc Bích, Lê Thị Thanh Bình, Vũ Đình Phụng (2005), Đất xây
dựng, địa chất công trình và kỹ thuật cải tạo đất trong xây dựng, tr.159171, 293-312, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

4.

Đỗ Đình Đức, Lê Kiều (2004), Kỹ thuật thi công (tập 1), Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội

5.

Hà Huy Hoàng (2014), Nghiên cứu ứng dụng cọc nhỏ trong xây dựng
công trình tại khu vực Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, trường Đại học
Kiến Trúc Hà Nội.

6.


Liên đoàn địa chất thủy văn - địa chất công trình Miền Nam (1998), Báo
cáo điều tra địa chất đô thị vùng đô thị Vĩnh Long, Hà Nội.

7.

Vũ Công Ngữ, Nguyễn Văn Dũng (2006), Cơ học đất, Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8.

Vũ Công Ngữ, Nguyễn Thái (2006), Móng cọc - Phân tích và thiết kế,
Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

9.

Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Hữu Kháng, Uông Đình Chất (2009), Nền
và móng các công trình dân dụng - công nghiệp, Nhà xuất bản Xây
dựng, Hà Nội.

10.

Đinh Minh Thảo (2011), Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nền móng cho
nhà cao đến 25 tầng phù hợp địa chất TP.Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ
xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, trường Đại học Kiến
Trúc, Hà Nội.


11.


Lê Quốc Tiến (2014), Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nền móng hợp lý
với điều kiện địa chất công trình xây dựng ở thành phố Vĩnh Long, Luận
văn thạc sĩ xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, trường Đại
học Kiến Trúc, Hà Nội.

12. Tiêu chuẩn Việt Nam 9362 (2012), Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công
trình, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
13. Tiêu chuẩn Việt Nam 9394 (2012), Đóng và ép cọc. Tiêu chuẩn thi công
và nghiệm thu, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
14. Tiêu chuẩn Việt Nam 10304 (2014), Móng cọc. Tiêu chuẩn thiết kế, Nhà
xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
15. Tiêu chuẩn xây dựng 189 (1996), Móng cọc tiết diện nhỏ. Tiêu chuẩn
thiết kế, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
16. Tiêu chuẩn xây dựng 190 (1996), Móng cọc tiết diện nhỏ. Tiêu chuẩn thi
công và nghiệm thu, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
17. Tiêu chuẩn xây dựng 206 (1998), Cọc khoan nhồi. Yêu cầu về chất lượng
thi công, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
18. Đoàn Thế Tường, Lê Thuận Đăng (2004), Thí nghiệm đất và nền móng
công trình, tr.155-198, 232-235, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà
Nội.
19.

Nguyễn Uyên (2006), Khảo sát địa chất để thiết kế các loại công trình,
tr.5-165, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

20. Viện Nghiên cứu nền và công trình ngầm - Viện Thiết kế nền móng quốc
gia - Viện Thiết kế móng (Nga), Sổ tay thiết kế nền và móng (bản dịch
1995 - người dịch: Đinh Xuân Bảng, Vũ Công Ngữ và Lê Đức Thắng)
21. Trần Văn Việt (2006), Cẩm nang dùng cho kỹ sư địa kỹ thuật, tr.216304, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.




×