Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÀI dự THI tìm HIỂU QUAN hệ VIỆT lào xã QUẢNG tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.5 KB, 8 trang )

Quảng Tâm, ngày 20 tháng 07 năm 2017

BÀI DỰ THI
Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam
- Họ và tên người dự thi: Lê Như Sỹ
- Sinh năm: 1948
- Nơi cư trú: Quảng Tâm, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
- Đơn vị công tác: Hội Cựu giáo chức Quảng Tâm, Thanh Hoá.
Nội dung: - Mối quan hệ thuỷ chung, son sắt của hai dân tộc Việt Nam –
Lào; Lào – Việt Nam dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước trong những
năm qua. Xây dựng cơ sở tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam –
Lào; Lào – Việt Nam. Phát triển liên minh chiến đấu đánh thắng các chiến lược
chiến tranh của đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn (1963 – 1975)
- Nền kinh tế hai nước ngày càng nhiều bước phát triển. Trải qua thời kỳ
dài của lịch sử Lào – Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Trải dài trên biên giới
Việt Nam – Lào đã có sự buôn bán, trao đổi hàng hoá, văn hoá xã hội hai dân tộc
càng trở nên thân thiện, mối tình hữu nghị được hình thành, phát triển lên một
tầm cao mới.
- Gần một thế kỷ, thực dân Pháp xâm lược các nước Đông Dương, hai
nước đã tự nguyện xây dựng liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung là thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ. Mối tình hữu nghị từ lâu đời đã tạo nên sức mạnh vượt
qua mọi khó khăn, thử thách và thành công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc của một trong hai đất nước. Tình hữu nghị Việt Nam – Lào; Lào – Việt
Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thành thơ:
“Việt – Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long”.
- Quan hệ ngoại giao của hai nước đã giải quyết kịp thời những vấn đề
phức tạp, do sự can thiệp của đế quốc Mỹ và lực lượng phản động can thiệp sâu
vào các nước Đông Dương. Từ đó tiếp tục gắn kết hai dân tộc lại với nhau trên
cùng một trận tuyến chống lại kẻ thù chung. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng/ Có tầm vóc lịch sử to lớn trong quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam


– Lào; Lào – Việt Nam. Góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy mối
quan hệ hợp tác thân thiện giữa hai dân tộc anh em tiến lên tầm cao mới. Nhờ đó
1


giải quyết được những khó khăn, thử thách mới do sự can thiệp ngày càng sâu
vào các nước Đông Dương của đế quốc Mỹ.
Năm 1930 Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, đã kịp thời lãnh đạo cách mạng từng nước Đông Dương, đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đặt nền móng
cho tình hữu nghị Lào – Việt Nam. Trải qua thời kỳ chống Pháp, tháng 8 năm
1945 Lào nổi dậy, đến ngày 12/10/1945 nước Lào tuyên bố là một vương quốc
độc lập, có chủ quyền. Đã được Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân
Lào có sự giúp đỡ của quân đội tình nguyện Việt Nam. Tháng 4 năm 1953 liên
minh Việt Nam – Lào mở chiến dịch ở thượng Lào, sau một tháng chiến đấu, đã
giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoản và tỉnh Phong Xa
Lì, 300.000 dân được giải phóng, diệt 2.800 tên địch. Căn cứ kháng chiến
Thượng Lào được mở rộng, nối liền với vùng Tây Bắc Việt Nam. Do thất bại
trên chiến trường Đông Dương, lực lượng quân đội Pháp bị suy yếu hẳn. Mâu
thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực Pháp ngày càng rõ rệt. Được Mỹ giúp
sức Pháp cử tướng Na Va sang Việt Nam làm tổng chỉ huy ở Đông Dương. Na
Va xây dựng căn cứ Điện Biên Phủ gồm 49 cử điểm mạnh, cho máy bay thả
truyền đơn thách thức bộ đội Việt Nam tấn công Điện Biên Phủ. Với tình bạn
chiến đấu sẵn sàng hy sinh vì tình hữu nghị anh em Việt Nam – Lào, để phân tán
lực lượng Pháp, tháng 12 năm 1953 liên minh Việt Nam – Lào đã lần lượt tấn
công Pháp ở Trung Lào, giải phóng thị xã Thà Khét và toàn bộ tỉnh Khâm
Muôn. Vì thế Pháp phải điều quân tập trung ở Sê Nô, lực lượng quân đội Pháp
đã bị phân tán tại Bắc Bộ Việt Nam. Cũng tháng 12 năm 1953 bộ đội Việt Nam
phối hợp với quân chủ lực Lào tấn công Pháp ở Sông Nam Hu, địch thất bại bỏ

chạy, liên quân Việt – Lào thừa thắng truy kích đến Luông Pha Băng, quân đội
Việt Nam thừa thắng tiến lên phía bắc Lào giải phóng hoàn toàn tỉnh Phong Xa
Lì. Căn cứ kháng chiến Lào được mở rộng, Pháp phải gấp rút tăng cường binh
lực cho Luông Pha Băng và Mường Sải, binh lực Pháp đã bị phân tán, không
còn tập trung nhiều ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Liên quân Việt Nam – Lào
đã mở nhiều chiến dịch lớn tấn công quân đội Pháp ở Thượng Lào vào tháng 12
năm 1953. Thuận lợi đã đến, quân đội Việt Nam đánh thắng Pháp tại cử điểm
Điện Biên Phủ năm 1954. Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, Việt Nam đã giải
2


phóng ở Miền Bắc, bạn Lào cũng chỉ giải phóng được hai tỉnh Sầm Nưa và
Phong Xa Lì, do vậy hai nước, hai dân tộc lại phải bước sang thời kỳ cách mạng
mới. Việt Nam – Lào lại sẵn sàng kề vai sát cánh chiến đấu, đem lại thống nhất
nước, độc lập dân chủ cho nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Xu
Pha Nu Vông là hai cây cổ thục đặt nền móng cách mạng giải phóng dân tộc và
cách mạng xã hội chủ nghĩa tại Đông Nam Á.
Từ năm 1953 đến 1968, âm mưu của đế quốc Mỹ là sau thất bại của thực
dân Pháp ở Việt Nam, chúng muốn hất cảng Pháp để độc chiếm Đông Dương,
nhằm biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Xây dựng căn cứ quân sự của
Mỹ để ngăn chặn phong trào cách mạng giải phóng dân tộc tại ba nước Đông
Nam Á. Để đập tan ý định của Mỹ, hai nước Lào – Việt Nam đã liên minh tự
nguyện, chiến đấu của các lực lượng vũ trang yêu nước Lào và quân tình nguyện
Việt Nam tại Lào đã đánh tan các cuộc xâm lược của Mỹ như: Chiến tranh đặc
biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hoá chiến tranh, Đông Dương hoá chiến
tranh.
Từ năm 1969 – 1973, quân dân Việt Nam cùng với quân dân 3 nước Đông
Dương (Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia) giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa chiến
lược trên mặt trận quân sự, chính trị. Ngày 18/3/1970 ba nước Việt Nam, Lào,
Căm Pu Chia họp hội nghị cấp cao, biểu thị quyết tâm đoàn kết đánh thắng đế

quốc Mỹ, giải phóng các thị xã A – Tô – Po, Xa Ra Van, giải phóng vùng Nam
Lào rộng lớn. Tiếp đó liên minh Việt Nam – Lào đã đập tan cuộc hành quân Lam
Sơn 719, chiếm giữ đường chiến Nam Lào của 4,5 vạn quân Mỹ - Nguỵ Sài
Gòn, liên minh quân sự Việt Nam – Lào loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 quân
lĩnh Mỹ - Nguỵ, quét hết quân địch còn lại ở đường 9 Nam Lào.
Từ năm 1973 – 1975 trong thời gian quyết liệt này, quân tình nguyện Việt
Nam đã cùng quân đội giải phóng nhân dân Lào mở nhiều chiến dịch, cùng hàng
loạt trận đánh đã đánh bại từng bước chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” rồi
“Chiến tranh đặt biệt tăng cường” của Mỹ - Nguỵ ở Lào, làm cho đế quốc Mỹ
phải phân tán lực lượng đối phó, góp phần hỗ trợ đắc lực, tạo thời cơ thuận lợi
cho các bước chuyển biến chiến tranh cách mạng ở Miền Nam Việt Nam. Tạo đà
phát triển đi lên của cách mạng Cam Pu Chia, dẫn tới thắng lợi hoàn toàn.
Từ một nước láng giềng thân thiện, điều kiện tự nhiên và văn hoá có
những nét tương đồng, mối tình hữu nghị anh em đã trở thành tình bạn chiến đấu
3


thuỷ chung son sắt, hai dân tộc Lào – Việt Nam đã trở thành liên minh chiến đấu
chống kẻ thù chung, biết hy sinh xương máu vì sự nghiệp dân tộc ở vùng Đông
Nam Châu Á. Trong đó là nhờ Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng quan hệ,
xây dựng, tổ chức đứng ra chỉ đạo. Đó là tầm nhìn chiến lược của Người (Chủ
tịch Hồ Chí Minh).
- Về tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho nhân dân Lào,
Người đã giao trách nhiệm cho T.N thành lập các đội xung kích giúp Lào. Với
số quân 4.000 người huy động ở 34 tỉnh sang mở đường chiến lược Na Mèo đi
Sầm Nưa. Để đáp ứng yêu cầu chi viện, quân lương bộ giao thông vận tải Việt
Nam đã thành lập Ban xây dựng 64 thành lập hai công trường BI, BII và đội
khảo sát số 42 cùng lúc đoàn xe vận tải B142, X145, T146, B147, B148 thuộc
liên hiệp giao thông 8 với gần 5.000 lao động, 900 đầu máy thi công và cải tạo
luồng lạch trên sông Nam U, Sông Mã, tổng chiều dài 180km2. Bàn giao cho bạn

sử dụng 377km2 đường nhựa thông tuyến Na Mèo đi Mường Liệt, đường 7 từ
Phôn Xa đi Nậm Cấn, đường 8, đường 13, 42 cầu sắt, 1.800 cống. Về quân sự
Bộ quốc phòng Việt Nam giúp xây dựng, huấn luyện hai Tiểu đoàn 1 và 2 Pa
Thét Lào thành hai Tiểu đoàn chủ lực mạnh, đồng thời bổ sung vũ khí, đạn
dược, trang bị cùng chuyên gia sang giúp bạn Lào chiến đấu bảo vệ nước Lào
anh em. Nhờ có sự phối kết hợp giữa hai lực lượng cách mạng của hai nước và
nhân dân Lào – Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã “Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh
Mỹ”; Nhờ có sự giúp đỡ của Đảng, uỷ ban kháng chiến yêu nước, Lào chấp
thuận từng đoàn xe, quân lương, vũ khí tấp nập chi viện cho nước Lào và Miền
nam Việt Nam thuận lợi, an toàn. Đúng như Bác Hồ viết:
“Việt – Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long”.
Và lần sang thăm, chúc mừng đồng chí Cay Xơn Phản Vi Hản của đồng
chí Lê Duẫn có câu: “Lào – Việt Nam; Việt Nam – Lào, bát cơm chia đôi, cọng
rau bẻ nửa”.
Qua các thời kỳ cách mạng, cần khẳng định rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Chủ tịch Cay Xơn Phôn Vi Hản là người đặt nền móng cho mối quan hệ đặc
biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Đối với Chủ tịch Xu Pha Nu Vông là
nhân vật đặc biệt biểu tượng của mối quan hệ và tình đoàn kết trong hai cuộc

4


kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã tặng thưởng liên hiệp xây dựng công
trình giao thông 8, giai đoạn (1965 – 2000).
- Mười hai huân chương TSALA hạng nhất.
- Chín huân chương hữu nghị
- Năm huân chương lao động hạng nhất và 3 huân chương quyết thắng.
- Đối với cá nhân ó 3.686 đồng chí được chính phủ Lào tặng huân huy
chương các loại.

Ngày 18 tháng 7 năm 1977, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được ký
két. Hiệp ước toàn diện đặc biệt quan trọng này mang tính chất chiến lược, là cơ
sở chính trị và pháp lý quan trọng để củng cố, tăng cương lâu dài, bền chắc tình
đoàn kết, mối quan hệ hai dân tộc Việt Nam – Lào.
Hiệp ước khẳng định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt liên minh đoàn kết,
chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ chủ quyền và bảo vệ tổ quốc sau chiến
tranh.
- Hiệp ước còn có ý nghĩa quốc tế trong sáng giữa các nước đang cùng
hướng tới mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát huy ảnh hưởng tích cực
trong khu vực. Đặc biệt về quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục,
y tế, quốc phòng và an ninh khu vực.
Gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào, gìn giữ thành quả
cách mạng. truyền thống và bản sắc tốt đẹp của nhân dân hai nước vì sự phát
triển bền vững, là góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của mọi thế lực
phản động hòng xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc Việt –
Lào.
Gìn giữ và phát huy nền văn hoá Lào – Việt, hai nước có nền văn hoá lâu
đời, được hội tụ không ngừng, phát triển theo thời gian vô cùng phong phú và đa
dạng. Tuy có những nét chung của văn hoá Đông nam Á, nhưng văn hoá nước
Lào có nhiều nét riêng, đó là bản sắc văn hoá dân tộc Lào.
+ Văn hoá vật chất,
+ Văn hoá tinh thần.
- Nhân dân hai nước Việt – Lào đều có tính cần cù, chăm chỉ và ham học
hỏi, luôn luôn có tinh thần vươn lên khắc phục mói khó khăn trong lao động, sản
xuất cũng như chống giặc ngoại xâm.
5


Từ một nước láng giềng thân thiện, điều kiện tự nhiên và nền văn hoá có

những nét tương đồng, mối tình anh em đã trở thành tình đồng chí thuỷ chung,
son sắc, hai dân tộc Lào – Việt đã liên minh chiến đấu, chống lại mọi kẻ thù, biết
hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc ở vùng Đông nam Châu Á,
trong đó có thành quả giải phóng dân tộc của chính mình. Thế hệ trẻ Việt Nam –
Lào phát huy những kinh nghiệm đã được đúc kết trong lịch sử giữ nước chung
và riêng của hai dân tộc anh em.
Hợp tác lâu dài về chính trị, đối ngoại: Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng,
hai bên phải thường xuyên có các cuộc tiếp xúc trao đổi đoàn cấp cao thông báo
cho nhau tình hình phát triển của mỗi nước và cùng nhau hợp tác giải quyết
những vấn đề liên quan đến mối quan hệ đặc biệt cũng như vấn đề quốc tế.
Hợp tác quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, trước sự biến đổi mạnh
mẽ của tình hình thế giới hiện nay và lâu dài. Phòng và chống các thế lực thù
địch, phản động chia rẽ mối tình quan hệ đặc biệt này. Tăng cường quốc phòng,
an ninh trong giai đoạn cách mạng mới là việc làm để gìn giữ và phát huy tình
hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam đã được hun
đúc và cũng cố hàng nghìn năm lịch sử.
Phải đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật.
Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển cách mạng hai nước, cả
hiện tại và tương lai. Với những thành tựu đã đạt được, quan hệ hợp tác kinh tế,
văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai nước đang trở thành yếu tố quyết định trong
việc cũng cố và phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào và Lào –
Việt Nam, tạo tiền đề cho việc tăng cường mở rộng hợp tác toàn diện Lào – Việt
Nam, Việt Nam – Lào lên tầm cao mới.
Phải thắt chặt hợp tác giữa các địa phương và các tầng lớp nhân dân hai
nước, không chỉ nhân dân địa phương vùng biên giới. Thông qua hình thức kết
nghĩa, liên hiệp hữu nghị Lào – Việt Nam và Việt Nam – Lào.
Phải tích cực tuyên truyền giáo dục để nhân dân hai nước hiểu rõ về lịch
sử mối quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam, Việt Nam – Lào. Hiện nay, do tình
hình chung của thế giới đã xuất hiện nhiều hình thức liên kết hợp tác song
phương và đa phương với nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy hai nước chúng ta

(Lào – Việt Nam, Việt Nam – Lào) phải:

6


+ Đoàn kết quốc tế theo lịch sử đương đại, đồng thời cũng cố bền vững
của mỗi nước, gắn bó chặt chẽ bên nhau, cùng nhau xây đắp mối quan hệ đặc
biệt Lào – Việt Nam, Việt Nam – Lào.
+ Ngăn chặn kịp thời những biểu hiện “Tự diễn biến, tự chuyển hoá”
trong tư tưởng của một bộ phận cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân ở mỗi
nước.
+ Khắc phục mọi hình thức lệch lạc, cá nhân chủ nghĩa xuyên tạc, chia rẽ
mối quan hệ lâu đời của hai Đảng, hai dân tộc.
+ Phải yêu thương, gắn bó như tình hữu nghị đã xây đắp từ lâu đời để trở
thành quy luật sống còn Lào – Việt Nam, Việt Nam – Lào. Dù gian nan, nguy
hiểm đến đâu cũng không thể chia tác hại nước được.
Nhận thức về mối quan hệ giữa 2 đất nước Lào – Việt Nam đã thực hiện
tốt nhiệm vụ xây dựng và phát triển toàn diện về mọi mặt như: Hợp tác chính trị,
kinh tế, văn hoá, quốc phòng và an ninh của hai Đảng, hai chính phủ Lào – Việt
Nam, Việt Nam – Lào từ khi ký hiệp định đến nay.
Nhận thức về mối quan hệ giữa hai tỉnh nói riêng, tỉnh Thanh Hoá và tỉnh
Hủa Phăn.
- Trước khi có Đảng, tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Sầm Nưa, nhân dân đã tự
dựa vào nhau để làm nương, phát rẫy, tự qua lại giao dịch, buôn bán, gìn giữ,
bảo vệ quê hương, đất nước của mình, họ giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và cuộc
sống, chia sẻ cho nhau từng hạt muối, cọng rau, đúng như câu nói của đồng chí
Cay Xơn Phôn Vi Hản.
“Bát cơm chia đôi,
Cọng rau bẻ nửa”
Qua thời kỳ cách mạng: Những người con ưu tú nghe tiếng gọi của Đảng

(Tỉnh Thanh Hoá – Tỉnh Sầm Nưa) đã góp phần xây dựng Đảng bộ Việt Nam –
Lào ngày càng vững mạnh, vận động nhân dân tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền về tay các bộ tộc Lào.
Từ năm 1945 – 1975 qua hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp và đế
quốc Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá vừa tích cực chi viện cho chiến
trường, vừa là hậu phương của cách mạng Việt Nam – Lào. Luôn luôn trao đổi
hợp tác về quân sự, chính trị, kinh tế, bảo vệ nền độc lập và xây dựng quê hương

7


đất nước, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng vừa có tinh thần yêu
nước, vừa có quan điểm quốc tế trong sáng, thuỷ chung như T72.
Trong quá trình hợp tác Thanh Hoá – Hủa Phăn đã giúp đỡ nhau thực hiện
tốt các nhiệm vụ mà Đảng giao; xây dựng và phát triển toàn diện về chính trị,
kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh của hai tỉnh. Thực hiện tốt mối quan hệ
hợp tác đặc biệt trên là nhờ công lao to lớn của các cấp lãnh đạo 2 tỉnh, hai nhà
nước và chung lòng, chung sức của các tầng lớp nhân dân. Đây cũng là vấn đề
có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp phát triển cách mạng hai tỉnh nói riêng,
hai nước Lào – Việt Nam nói chung ở cả hiện tại và tương lai.
Ngày 20 tháng 7 năm 2017
Người dự thi

Lê Như Sỹ

8




×