Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc trả nợ vay đúng hạn của hộ nông dân tại agribank thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 14 trang )

TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng tín dụng và các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại Agribank – thành phố
Cần Thơ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm
giảm thiểu nợ xấu của Ngân hàng và đưa ra những nội dung mang hàm ý quản trị
nhằm nâng cao việc trả nợ vay đúng hạn của nông hộ.
Đề tài có sử dụng những tài liệu tham khảo nghiên cứu về tín dụng nông thôn
trong thời gian gần đây nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc trả nợ vay
đúng hạn của nông hộ ở địa bàn, những rủi ro của việc sử dụng vốn vay không hiệu
quả kể cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Với 300 hộ điều tra được thu thập từ các nông hộ có vay vốn tín dụng chính
thức tại các quận, huyện của TP. Cần Thơ, đề tài đã sử dụng mô hình hồi quy probit
và phần mềm Stata để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng
hạn của nông hộ. Kết quả phân tích từ mô hình hồi quy cho thấy nhân tố: lãi suất vay
vốn có tương quan nghịch với trả nợ vay đúng hạn của nông hộ và các nhân tố: Mục
đích sử dụng vốn vay, thu nhập trong năm của nông hộ, số thành viên trong gia đình
có thu nhập và trình độ học vấn chủ hộ có tương quan thuận với việc trả nợ vay đúng
hạn của nông hộ.
Kết quả thu thập được qua nghiên cứu định lượng, đề tài đã xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến việc trả nợ vay đúng hạn và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn vay, nâng cao được việc trả nợ vay đúng hạn của nông hộ trên địa bàn.

-iii-


ABSTRACT
The aim of this study is that analyzes the real status of credit, factors affecting the
timely repayment ability of farm households at Agribank Can Tho branch. The results
of research shows out some methods to limit bad credit risks in the bank and how to help
customers get higher repayment sources.
The study uses references on rural credit in recent times to refer to the factors


affecting the timely repayment of loans to the farmers, a bad debt is created by the
objective and subjective reasons.
With 300 observations are collected from households with formal credit loans in
the districts of the Can Tho city, study used the probit regression model and Stata
software to analyze the factors that affect to ability of repaying loans on time. Analytical
results from the regression model showed that factor: interest rates has a negative
correlation with the timely repayment of the household and the factors: purpose of loans,
income of the household , some members of the family have income and level of
education of head of household have positive correlation’s relationship with the timely
repayment of farm loans.
Results obtained through quantitative researches, that identifies the factors
affecting the debt repayment schedule and works out some solutions to improving the
efficiency of using loans, improves the timely repayment of farmer’s loan, decreases bad
debt in the bank.

-iv-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC HÌNH....................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................ 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 2
2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3
3 CÂU HỎI CẦN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
4.2.1 Phạm vi về không gian ...........................................................................3
4.2.2 Phạm vi về thời gian...............................................................................4
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 4
5.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 4
5.2 Phương pháp phân tích ................................................................................. 6
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN .............................................................................. 9
7 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 11

-v-


1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................... 11
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về nông hộ ............................................................ 11
1.1.1.1 Khái niệm về nông hộ .......................................................................11
1.1.1.2 Bản chất kinh tế nông hộ...................................................................11
1.1.1.3 Nhu cầu vay vốn và khả năng vay vốn của nông hộ .........................12
1.1.1.4 Khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ.............................................12
1.1.1.5 Sự khác nhau giữa kinh tế nông hộ và các thành phần kinh tế khác 13
1.1.2 Những vấn đề chung về tín dụng và phân loại tín dụng .......................... 14
1.1.2.1 Khái niệm tín dụng ............................................................................14
1.1.2.2 Phân loại tín dụng..............................................................................14

1.1.3 Rủi ro tín dụng ......................................................................................... 16
1.1.4 Nguyên nhân, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay không đúng hạn của
nông hộ ............................................................................................................ 16
1.1.4.1 Những nguyên nhân dẫn đến khả năng trả nợ vay không đúng hạn .16
1.1.4.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ..........................................................17
1.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................. 18
1.3 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU............................................. 19
CHƯƠNG 2: TỒNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ AGRIBANKTHÀNH PHỐ CẦN THƠ ....................................................................................... 22
2.1 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............... 22
2.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ......................................................................... 26
2.2.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng No&PTNT TP. Cần Thơ ................. 26
2.2.2 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 27
2.2.2.1 Sơ đồ tổ chức.....................................................................................27
2.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các Phòng, Ban ....................................28
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015 (tỷ đồng) ............... 32
2.3 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK-THÀNH PHỐ CẦN
THƠ GIAI ĐOẠN 2013-2015 .............................................................................. 34

-vi-


2.3.1 Nợ xấu theo thời hạn vay của nông hộ tại Agribank- thành phố Cần Thơ
(tỷ đồng) ........................................................................................................... 34
2.3.2 Tỷ lệ nợ xấu của Agribank-thành phố Cần Thơ (tính theo phần trăm trên
tổng dư nợ) ....................................................................................................... 35
2.4 KẾT LUẬN..................................................................................................... 36
CHƯƠNG 3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỂN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
ĐÚNG HẠN CỦA NÔNG HỘ TẠI AGRIBANK-THÀNH PHỐ CẦN THƠ... 37
3.1 THỰC TRẠNG VAY VÀ HOÀN TRẢ VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ QUA

MẪU ĐIỀU TRA.................................................................................................. 37
3.1.1 Đặc điểm cơ bản về hộ vay vốn .............................................................. 37
3.1.1.1 Đặc điểm về chủ hộ ...........................................................................37
3.1.1.2 Nhân khẩu và lao động của hộ vay vốn qua mẫu điều tra ................40
3.1.1.3 Nghề nghiệp chính của hộ vay vốn qua mẫu điều tra .......................40
3.1.1.4 Tình hình tiếp cận các hoạt động hỗ trợ sản xuất của hộ vay vốn qua
mẫu điều tra ...................................................................................................41
3.1.1.5 Thu nhập của hộ vay vốn ..................................................................43
3.1.1.6 Giá trị tài sản của hộ vay vốn (trừ nhà, đất) qua mẫu điều tra ..........44
3.1.2 Tình hình vay vốn và hoàn trả vốn vay của hộ điều tra .......................... 44
3.1.2.1 Thời hạn vay vốn...............................................................................44
3.1.2.2 Chi phí vay vốn .................................................................................45
3.1.2.3 Lãi suất vay .......................................................................................45
3.1.2.4 Mục đích sử dụng vốn vay ................................................................45
3.1.2.5 Tình hình trả nợ vay ..........................................................................46
3.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẢ NỢ VAY ĐÚNG
HẠN CỦA NÔNG HỘ TẠI AGRIBANK – THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............. 48
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HÀM Ý QUẢN TRỊ GIÚP NÔNG HỘ TRẢ
NỢ VAY ĐÚNG HẠN ............................................................................................ 54
4.l. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ..................................................................... 54

-vii-


4.2 NHỮNG GIẢI PHÁP HÀM Ý QUẢN TRỊ ĐỂ NÔNG DÂN TRẢ NỢ VAY
ĐÚNG HẠN ......................................................................................................... 55
4.2.1 Vai trò của Nhà nước ............................................................................... 55
4.2.1.1 Xóa quy hoạch “treo”, cải tiến triệt để cơ sở hạ tầng nông thôn ......55
4.2.1.2 Thông tin phải được đến với mọi người dân kịp thời .......................56
4.2.1.3 Nhân rộng mô hình nông dân sản xuất giỏi trong thành phố ............58

4.2.1.4 Phát triển hình thức tiết kiệm, hùn vốn theo nhóm, theo hội ở
địa phương ..................................................................................................58
4.2.1.5 Một số vai trò khác của Nhà nước đối với khu vực nông thôn .........59
4.2.2 Về phía nhà nông ..................................................................................... 60
4.2.3 Về phía các tổ chức tín dụng ................................................................... 61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 65
5.1 KẾT LUẬN..................................................................................................... 65
5.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 67
5.2.1 Đối với các tổ chức tín dụng chính thức.................................................. 67
5.3.2 Đối với Nhà nước .................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 70
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 72
PHỤ LỤC 1: MÔ HÌNH PROBIT........................................................................ 72
PHỤ LỤC 2: TÁC ĐỘNG BIÊN ......................................................................... 73
PHỤ LỤC 3: ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH..................................................... 74

-viii-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

LHPN

Liên hiệp Phụ nữ

NHNN & PTNT


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

TP

Thành phố

TCTD

Tổ chức tín dụng

-ix-


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1


Cơ cấu mẫu điều tra theo địa bàn Quận, huyện của Tp. Cần Thơ

5

Bảng 2

Diễn giải các biến độc lập yà kỳ vọng trong phân tích hồi quy

8

Đơn vị hành chính năm 2015 phân theo quận, huyện

23

Bảng 2.1
Bảng 2.2

Diện tích - Dân số - mật độ dân số năm 2015 phân theo
quận, huyện

23

Bảng 3.1

Tình hình tuổi của chủ hộ vay vốn

38

Bảng 3.2


Dân tộc của chủ hộ vay vốn

38

Bảng 3.3

Trình độ học vấn chủ hộ vay vốn

39

Bảng 3.4

Số năm sinh sống tại địa phương của chủ hộ vay vốn

40

Bảng 3.5

Tình hình nhân khẩu trung bình của 1 hộ vay vốn

40

Bảng 3.6

Nghề nghiệp chính của hộ vay vốn

41

Bảng 3.7


Tình hình tập huấn kỹ thuật sản xuất của hộ vay vốn

42

Bảng 3.8

Tình hình tiếp cận thông tin thị trường của hộ vay vốn

42

Bảng 3.9

Hiệu quả của hoạt động hỗ trợ thông tin sản xuất và thị trường

43

Bảng 3.10

Thu nhập trung bình của một hộ vay vốn

43

Bảng 3.11

Giá trị tài sản trung bình của một hộ vay vốn (trừ nhà, đất)

44

Bảng 3.12


Thời hạn vay của các hộ vay vốn

44

Bảng 3.13

Chi phí đi vay vốn của hộ đi vay vốn

45

Bảng 3.14

Lãi suất vay của hộ đi vay vốn

45

Bảng 3.15

Mục đích sử dụng vốn của hộ đi vay vốn

46

Bảng 3.16

Tình hình trả nợ của hộ vay vốn

46

Bảng 3.17


Lý do trả nợ không đúng hạn của hộ vay vốn

47

Bảng 3.18

Một số tiêu chí trong mẫu khảo sát

48

Bảng 3.19

Kết quả mô hình

49

-x-


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình
Hình 1.1
Hình 2.1

Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Tên hình

Mô hình nghiên cứu

Trang
18

Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ
Kết quả kinh doanh giai đoạn 2013-2015 của Agribank –
thành phố Cần Thơ
Nợ xấu theo thời hạn vay của hộ sản xuất giai đoạn 2013-2015
Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank – thành phố Cần Thơ giai đoạn
2013-2015

-xi-

27

33
35
35


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng trong
nền kinh tế Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển nông nghiệp và không
ngừng nâng cao đời sống nông dân là nhiệm vụ có tính chiến lược hàng đầu.Tuy
nhiên, nhìn vào thực tiễn, để tạo động lực phát triển toàn diện nông nghiệp nông thôn,
chúng ta có rất nhiều việc phải làm. Trong đó, vấn đề đáp ứng tín dụng là mấu chốt
quan trọng, là nền tảng cho các động lực phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam.

Trong nông nghiệp, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu và là yếu tố quyết định
trong việc sản xuất kinh doanh, nông hộ luôn rất cần vốn để mua máy móc thiết bị,
vật tư nông nghiệp, giống, thuê lao động. Nhằm đảm bảo tính thời vụ và phóng tránh
rủi ro, từ đó làm tăng thu nhập.Vốn dành cho sản xuất nông nghiệp xuất phát từ nhiều
nguồn vốn khác nhau. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, thu nhập của nông hộ còn
thấp nên thường không đủ tích lũy để tái đầu tư, còn vốn đầu tư từ ngân sách thì bị
hạn chế vì phải san sẽ cho các khu vực khác của nền kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp thì không đáng kể. Do đó, nguồn vốn cho vay
từ các tổ chức tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh
doanh của nông hộ, đặc biệt là nguồn vốn vay từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, một ngân hàng luôn giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường
tài chính nông thôn Việt Nam.
Thành phố Cần Thơ có vị trí trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long, có
tiềm năng phát triển kinh tế phong phú và đa dạng. Vì vậy, nhu cầu vốn để phục vụ
cho sự phát triển kinh tế là rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nên
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ đã đặt ra cho
mình một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đáp
ứng nhu cầu vốn của khách hàng một cách hợp lý nhất và đồng thời thu hồi vốn một
cách hiệu quả nhất.

-1-


Nông dân TP. Cần Thơ hiện nay cuộc sống vẫn còn rất khó khăn, thu nhập chủ
yếu từ sản xuất lúa, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Những năm được mùa thì rớt
giá, chi phí cao... nông dân không có lãi, không có vốn để hiện đại hóa nông nghiệp,
mở rộng phương án sản xuất cải thiện đời sống; trong những năm thất mùa thì cuộc
sống càng khó khăn hơn.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào việc quản trị nợ
xấu; Nợ xấu là vấn đề “nhạy cảm” nhất của các tổ chức tín dụng hiện nay,vì nợ xấu

ngân hàng có tác động lớn tới hoạt động của hệ thống, ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế và thu Ngân sách Nhà nước. Công tác xử lý nợ xấu được xác định là nhiệm
vụ trọng tâm của ngành ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu :
Có thể là nguyên nhân khách quan (như môi trường thiên nhiên, kinh tế,
pháp lý,…);
Có thể là nguyên nhân chủ quan (như chính sách tín dụng kém, kiểm tra, giám
sát chưa chặt chẽ,…);
Từ thực tiễn chỉ đạo xử lý nợ xấu của Thống đốc NHNN cùng với việc tìm
hiểu nguyên nhân phát sinh nợ xấu đối với nông hộ tại Agribank – thành phố Cần
Thơ .Và vấn đề làm thế nào để xác định được các nhân tố tác động đến khả năng trả
nợ vay của nông hộ để việc vay vốn của khách hàng và cho vay của Ngân hàng cùng
phát huy hiệu quả tối ưu.
Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu "Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến việc trả nợ vay đúng hạn của hộ nông dân tại Agribank - thành phố
Cần Thơ" qua đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của nông hộ
để có những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đúng mục đích của hộ nông
dân, nó không chỉ giúp cho hộ nông dân làm ăn có hiệu quả, thanh toán nợ Ngân hàng
đúng hạn mà còn góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của thành phố Cần Thơ.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ vay đúng hạn của nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

-2-


Việt Nam chi nhánh thành phố Cần Thơ (sau đây gọi tắt là Agribank - thành phố Cần
Thơ) và đề xuất hàm ý quản trị trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại Agribank -thành
phố Cần Thơ.
2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng trả nợ vay của nông hộ tại Agribank - thành
phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc trả nợ vay đúng hạn
của nông hộ tại Agribank - thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp hàm ý quản trị trả nợ vay đúng hạn của
nông hộ tại Agribank - thành phố Cần Thơ nhằm nâng cao khả năng trả nợ và giảm
thiểu nợ xấu trong cho vay nông hộ tại Ngân hàng.
3 CÂU HỎI CẦN NGHIÊN CỨU
- Thực trạng vay vốn và khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại
Agribank - thành phố Cần Thơ trong thời gian qua như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của nông hộ tại
Agribank -thành phố Cần Thơ?
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố, các mối quan hệ có ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng vốn vay, ảnh hưởng đến trả nợ của hộ nông dân tại Agribank thành phố Cần Thơ.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Phạm vi về không gian
- Địa bàn nghiên cứu: các chi nhánh quận, huyện của Agribank - thành phố Cần
Thơ (trừ quận Ninh Kiều).
- Nguồn vốn tiếp cận trong đề tài là nguồn vốn vay tại Agribank -thành phố
Cần Thơ.
- Điều kiện tiếp cận thông qua việc điều tra chọn 300 quan sát từ các hộ nông
dân trên các quận, huyện của Agribank - thành phố Cần Thơ (trừ quận Ninh Kiều).
Các quan sát lựa chọn là những nông hộ có vay vốn trong 3 năm (từ năm 2013-2015)

-3-


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
[1]. Âu Vi Đức (2008), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tỉnh Hậu
Giang, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
[2]. Frank Ellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp,
NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
[3]. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội.
[4]. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB
Tài chính.
[5]. Nguyển Ngọc Lam (2007), Phân tích tình hình tiếp cận tín dụng của nông hộ ở
Đồng bằng Sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ.
[6]. Luật tín dụng (2004), NXB Chính trị quốc gia.
[7]. Nguyễn Văn Luân, Trần Viết Hùng, Cung Trần Việt (2007), Các nguyên lỵ tiền
tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[8]. Nguyễn Xuân Lai, Phạm Bảo Dương, Huỳnh Viết Khải (2008), Nghiên cứu các
giải pháp hỗ trợ người nghèo cho Khu vực ĐBSCL, Báo cáo Hỗ trợ cải thiện và
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo - Dự án
VIE/02/001.
[9]. Võ Thị Thanh Lộc (1997), Các nhân tố quyết định đến việc vay và sử dụng vốn
vay của phụ nữ Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại
học Cần Thơ.
[10]. Trương Đông Lộc, Nguyễn Thanh Bình (2011), "Các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang", Tạp chí
Ngân hàng, (64), tr.12.
[11]. Mai Văn Nam (2006), Giáo trình kinh tế lượng, NXB Thống kê.
[12]. Lê Khương Ninh (2008), Tài chính vi mô, giáo trình giảng dạy, Đại học Cần Thơ.
[13]. Vũ Xuân Sáng (2008), Phân tích rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại
nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học
Cần Thơ.

-70-



[14]. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
[15]. Lê Đình Thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất
hàng hóa, NXB Nông nghiệp.
Tiếng Anh
[16]. A.H. Roslan, Mohd Abd Karim (2009), Determinants of Microcredit Repayment
in Malaysia: The Case of Agrobank, Humanity & Sciences Journal.
[17]. Aghion, Beatriz Armendariz de, Jonathan Morduch (2006), The Economics of
Microfinance, The MIT Press Cambridge, Massachusetts London, England.
[18]. J.S. Orebiyi (2002), Research on the ability to repay the loan on time and the
determinants of rural credit markets in Imo, Southwest Nigeria, Journal of
Agriculture Rural Development.
[19]. Kim Young Chul (1978), The factors affecting the ability to repay in small farm:
Korean studies, Rural Development magazine.
[20]. Pham Bao Duong, Izumida, Yoichi (2002), Rural Development Finance in
Vietnam: A Microeconometric Analysis of Household Surveys, University of
Tokyo, Japan.
[21]. Pham Thi Thu Tra, Lensink, Robert (2007), Lending policies of informal,
formal and semiformal lender, Economic of Transition, pp. 181-209.

-71-



×