Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

SKKN GIÁO dục đạo đức CHO học SINH TRONG dạy học PHẦN “CÔNG dân với đạo đức” CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục CÔNG dân lớp 10 TRƯỜNG THPT l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.37 KB, 49 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: TRƯỜNG THPT LONG PHƯỚC
Mã số: .........................

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2015 - 2016

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN
“CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN
“CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG
LỚP 10 TRƯỜNG THPT LONG PHƯỚC
DÂN LỚP 10 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
Họ và tên: Mai Thị Mai – Thạc sĩ, Giáo viên
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Anh
Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học môn GDCD.

Năm học: 2016 - 2017


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Anh
2. Ngày tháng năm sinh: 07 – 04 – 1982
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 111 – Tổ 5 - Ấp 4 – Xã An Hòa – Thành phố Biên Hòa
5. Điện thoại: 0985 507 755
6. Email:


7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn GDCD khối 11, 10
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Long Phước

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng 2013
- Chuyên ngành đào tạo: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục
chính trị

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
Số năm có kinh nghiệm: 12
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phần “công dân với
đạo đức” chương trình môn GDCD lớp 10. (Năm học 2012 – 2013)
2. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo
đức cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay. (Năm học 2013 – 2014)


3. Giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ trong dạy học tích hợp
môn GDCD cho học sinh Trường THPT Long Phước. (Năm học 2015 – 2016)

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CNXH
GDCD
ĐC
GDĐĐ
GV
HS

PPDH
PT
THPT
TN
XHCN

Chủ nghĩa xã hội
Giáo dục công dân
Đối chứng
Giáo dục đạo đức
Giáo viên
Học sinh
Phương pháp dạy học
Phổ thông
Trung học phổ thông
Thực nghiệm
Xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC


Trang
Chương 1: CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP…………………………………………

1

1. Sự cần thiết hình thành giải pháp…………………………………………………...

1


2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp……………………………………..

1

3. Mục tiêu của giải pháp………………………………………………………...........

2

4. Căn cứ để giải pháp của tác giả là đúng đắn………………………………………...

2

5. Phương pháp thực hiện giải pháp ..............................................................................

7

6. Đối tượng và phạm vi áp dụng……………………………………………………...

7

Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP………….

8

I. Quá trình hình thành giải pháp………………………………………………….......

8

II. Nội dung giải pháp………………………………………………………………….


8

1. Tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho HS qua dạy học phần “Công
dân với đạo đức”………………………………………………………………………………

8

2. Giáo dục hành vi đạo đức, thói quen đạo đức cho học sinh qua dạy học phần
“Công dân với đạo đức”……………………………………………………………………

14

3. Giáo dục đạo đức cho học sinh qua các hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần
“Công dân với đạo đức”……………………………………………………….....................

15

4. Kết hợp giáo dục đạo đức qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” với vai trò
giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, của nhà trường, sự quan tâm của gia đình và
xã hội…………………………………………………………………………………………….

16

Chương 3: HIỆU QUẢ THỰC NGHIỆM…………………………………………..

18

1. Thời gian thực nghiệm (áp dụng) …………………………………………………..

18


2. Thiết kế giáo án thực nghiệm……………………………………………………….

18

3. Đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh lần 2............................................

18

4. Hiệu quả đạt được của giải pháp……………………………………..............

19

5. Khả năng triển khai và áp dụng giải pháp………………………………………….

25

6. Bài học kinh nghiệm………………………………………………………………...

25

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ……………………………………...

26

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………

28

PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM………………………………………………………………


29


Chương 1:
CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
Để vận dụng và tổ chức có hiệu quả quá trình GDĐĐ cho HS trong nhà trường phổ
thông thì giáo dục là một thành tố vô cùng quan trọng, vì việc vận dụng hợp lý các phương
pháp GDĐĐ với các PPDH, các phương pháp đó là cách thức hoạt động chung và giao lưu
giữa GV, tập thể HS và từng cá nhân HS nhằm lĩnh hội được nền văn hóa đạo đức của loài
người và của dân tộc để trở thành một nhân cách trọn vẹn. Cho nên, GDĐĐ cho HS luôn
luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng xác định: “Môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần
phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc
hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại”[9; Tr. 169].
Trong giai đoạn hiện nay, sự tác động sâu sắc của nền kinh tế nhiều thành phần đến tất
cả các vùng miền trong cả nước là nguyên nhân làm cho đạo đức của một bộ phận thanh,
thiếu niên, HS đang bị suy thoái. HS là “rường cột”, lực lượng kế thừa công cuộc xây dựng
đất nước, góp phần thay đổi đời sống ở địa phương. Vì vậy, GDĐĐ cho HS phải hiểu biết
đời sống tâm lý của từng đối tượng, về nhiều mặt trong điều kiện của nền kinh tế thị trường
là vô cùng cần thiết để có những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho
HS. Vì sự suy thoái đạo đức của HS sẽ tạo điều kiện cho các thế lực phản động thực hiện
âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, tiếp tay cho kẻ xấu hủy hoại môi sinh của
Tổ Quốc. Hơn nữa, việc GDĐĐ để HS có động cơ học tập đúng đắn, có lý tưởng sống đáp
ứng yêu cầu, mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đã đặt ra là vấn đề quan trọng và hết sức cấp
thiết.
2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
Vấn đề GDĐĐ ngày càng được xã hội quan tâm và đưa ra nhiều giải pháp để nâng
cao chất lượng GDĐĐ cho HS, sinh viên. Xuất phát từ vấn đề đó, cho đến nay đã được

nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Bản chất của con người đã được nhiều nhà tư tưởng, giáo dục ở phương Đông và
phương Tây, từ thời cổ đại đến nay đều được bàn đến. Như Xôcrát (469-399) và Platôn
(427-347) thì “cái thiện” là một ý niệm chung, phổ biến và bất biến là ý niệm cao nhất được
coi là chúa sáng thế, là mặt trời sinh ra muôn vật. Khổng tử (551- 479) và Mạnh tử (372289) thì cho rằng con người ta sinh ra đã mang bản chất, mầm mống của cái “thiện” “nhân
chi sơ tính bản thiện”. Người ta không ai là không thiện cũng như nước không lúc nào là
không chảy xuống chỗ trũng (nhân vô hữu bất thiện, thủy vô hữu bất hạ). Rõ ràng các quan


niệm trên đều cho thiện, ác như là những thuộc tính bản chất của con người từ lúc mới sinh
ra tính chất tiên thiên – tiền định. Theo quan điểm đạo đức học Mác –Lênin thì ý thức của
con người về thiện và ác không phải là sản phẩm trừu tượng thuần túy có tính chất tiên thiên
hoặc “mầm mống” di truyền. Ngược lại, nó là kết quả phản ánh những điều kiện kinh tế - xã
hội của một thời đại, một hoàn cảnh cụ thể. Ăng ghen chỉ ra rằng: “Tự giác hay không tự
giác, rút cuộc người ta đều lấy những quan điểm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tế
đã tạo thành cơ sở cho địa vị giai cấp của mình tức là những mối quan hệ kinh tế, trong đó
người ta tiến hành sản xuất và trao đổi” [1; tr. 161]. Còn Hồ Chí Minh đã khẳng định một
quan niệm khoa học về bản chất con người và tác dụng của giáo dục đối với con người,
nhưng quan điểm giáo dục của Hồ Chí Minh gần với nhận thức “nhân chi sơ tính bản thiện”.
Song, lại nhấn mạnh đến tác động của xã hội, ảnh hưởng của gia đình, nhanh chóng làm
thay đổi bản chất con người. Do đó, cần phải có giáo dục, nhưng không phải để cho việc
giáo dục tự nhiên diễn ra mà phải tiến hành giáo dục có định hướng theo một chủ đích nhất
định:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên”[6; tr. 383].
Ở Việt Nam tiêu biểu cho các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức như tác giả
Phạm Tất Dong đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục hướng nghiệp,
giáo dục lao động, dạy nghề với mục tiêu giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ; Cũng

như Hà Thế Ngữ chú trọng đến vấn đề tổ chức quá trình giáo dục đạo đức thông qua giảng
dạy các bộ môn khoa học, nhất là các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, rèn luyện
phương pháp tư duy khoa học để trên cơ sở đó giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, bồi
dưỡng ý thức đạo đức, hướng đến thực hiện các hành vi đạo đức cho học sinh.
Liên quan đến nội dung của đề tài PGS.TS. Nguyễn Lương Bằng có một số công
trình nghiên cứu như sau: Tiêu chí đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh phổ thông - một số
vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Đại học Sài Gòn, Số 8. 2012; Truyền thống
đạo đức trọng nhân nghĩa và ảnh hưởng của nó đối với sinh viên hiện nay, Tạp chí Giáo dục,
Số 4. 2006; Một số vấn đề đặt ra đối với môn Giáo dục công dân từ thực tiễn dạy học bộ
môn ở Nghệ An, Tạp chí Giáo dục, Số 66. 2003.


Về cơ bản các giải pháp đã nêu trên, đã được các tác giả đề cập đến khá sâu sắc dưới
nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các công trình đó vẫn là cái chung trên bình diện rộng,
đã cung cấp cho tôi về phương pháp lý luận làm cơ sở, tiền đề nghiên cứu cho giải pháp,
nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu, khảo sát về thực trạng đạo đức và
GDĐĐ học sinh trường THPT Long Phước nhằm đưa ra phương hướng và giải pháp cho
vấn đề này. Còn bản thân tôi là GV đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi muốn đi tìm hiểu
sâu hơn trong tiết học cụ thể của bộ môn GDCD trong phạm vi nghiên cứu hẹp hơn là Giáo
dục đạo đức cho học sinh qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” chương trình giáo
dục công dân lớp 10 trường THPT Long Phước. Vì vậy, những giải pháp của các tác giả
trên đã cho tôi có cái nhìn cụ thể hơn, giúp cho giải pháp của tôi hoàn thiện hơn.

3. Mục tiêu của giải pháp
Nghiên cứu thực trạng đạo đức của HS THPT trên địa bàn huyện Long Thành, nhằm
đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh
4. Căn cứ để giải pháp của tác giả là đúng đắn
Thứ nhất, xuất phát về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục đạo đức
Với sự hình thành và phát triển của trường THPT Long Phước đã khẳng định được vị

trí trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà. Đội ngũ CB-GV-CNV với lòng nhiệt huyết yêu
nghề, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng tự học tập, rèn luyện và phấn đấu
hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và công tác. Vì vậy, hàng năm thu hút khá đông HS khá,
giỏi vào học, điểm tuyển đầu vào lớp 10 thường năm sau cao hơn năm trước. Trong quá
trình giảng dạy thầy cô luôn tìm tòi giải pháp mới, tiên phong trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào bài giảng. Phần đông HS luôn cố gắng học tập và rèn luyện, nên tỉ lệ HS
khá giỏi cao. Tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT luôn cao hơn mặt bằng của tỉnh. Hàng năm
trường luôn có nhiều HS đạt giải cao trong các kì thi chọn HS giỏi cấp tỉnh. Với sự lớn
mạnh của nhà trường, GV không ngừng nâng cao trình độ vươn lên tự khẳng định chất
lượng, làm tốt công tác giảng dạy, rèn luyện đạo đức, lối sống cho HS, góp phần đảm bảo
chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Để có được những thành tựu đó, thì đòi hỏi
người GV, người làm công tác quản lý phải hiểu được các mối quan hệ của đạo đức. Vậy
đạo đức là gì?
Đạo đức là một hiện tượng xã hội phản ánh những quan hệ xã hội hiện thực (có tính
lịch sử - tính giai cấp) hình thành từ bản thân cuộc sống con người. Cuộc sống của mỗi con
người họ phải ý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của mình, trong quá khứ, hiện tại và


nhu cầu cần phải làm gì trong tương lai. Những hoạt động đó bao giờ cũng có mối tương
quan giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội cho phép tới một giới hạn nhất định trong
vòng trật tự chung của cộng đồng của dân tộc nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả các thành
viên vươn lên một cách tích cực, tự giác trở thành động lực phát triển của cả xã hội. Đó
chính là các quy tắc, chuẩn mực tự giác trong hành động để đánh giá con người có đạo đức
hay không có đạo đức.
Thứ hai, chức năng của đạo đức
+ Chức năng định hướng giáo dục đạo đức
Công tác GDĐĐ góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách.
Nó cung cấp cho con người nhân sinh quan phù hợp với chuẩn mực xã hội, làm cho các
chuẩn mực đạo đức lành mạnh trở thành nhu cầu, tình cảm đạo đức, ý thức tự nguyện, tự
giác giúp bản thân tự củng cố, xem xét, đánh giá hành vi của mình, trau dồi đạo đức tiến bộ.

Con người muốn làm điều thiện, tránh được điều ác, muốn cho những hành vi của mình
được mọi người chấp nhận, không bị dư luận xã hội lên án thì họ phải nắm được những
quan điểm, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản. Con người không thể tự
hoàn thiện và phát triển nhân cách, có hành vi ứng xử tự nguyện, tự giác phù hợp với chuẩn
mực đạo đức khi không có quá trình giáo dục. Cùng với quá trình giáo dục nhờ vào hoạt
động và giao lưu tích cực con người càng hiểu rõ vai trò to lớn về lương tâm, danh dự, nhân
phẩm, hạnh phúc, công bằng và những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử của con
người. Nhờ có chức năng giáo dục và khả năng tự giáo dục mà con người học tập được
những tấm gương đạo đức cao cả xả thân làm việc nghĩa, hi sinh quên mình cho đất nước,
kiên cường đấu tranh bất khuất cho chân lý, góp phần làm cho xã hội ngày càng công bằng,
văn minh tiến bộ. Hồ Chủ Tịch là vị lãnh tụ vĩ đại đã nêu một tấm gương sáng chói về đạo
đức cách mạng để cho thế hệ chúng ta học tập noi theo; để cho đạo đức của dân tộc ngày
càng thêm trong sáng, cao đẹp.
+ Chức năng điều chỉnh hành vi
Để đảm bảo cho xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp tất yếu phải có một hệ thống quy
tắc, nguyên tắc, chuẩn mực nhằm kết hợp lợi ích của cá nhân và xã hội. Tuy nhiên việc điều
chỉnh hành vi của cá nhân do nhiều thiết chế xã hội như: pháp luật, phong tục tập quán,
nhưng về phía đạo đức là do dư luận xã hội lên án. Vì vậy, các quan hệ xã hội có liên quan
đến lợi ích giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội chúng luôn có mối giằng xé
nhau, cho nên chủ thể đạo đức phải đấu tranh vô cùng quyết liệt, nếu không dựa vào một hệ


thống quy tắc nguyên tắc, chuẩn mực của xã hội thì cá nhân không thể lựa chọn, cân nhắc
và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Như vậy, Chức năng giáo dục và điều chỉnh
của đạo đức luôn gắn liền với nhau trong đời sống đạo đức.
+ Chức năng kiểm tra đánh giá: trên cơ sở của những điều kiện kinh tế, vật chất xã hội nhất
định, thời đại nào cũng có yêu cầu về tri thức, đạo đức tương ứng làm nền tảng cho cuộc
sống. Mỗi cá nhân, vì cuộc sống của mình và vì hoạt động cho tiến bộ của xã hội đều phải
có những phẩm chất, đạo đức và năng lực nhất định. Vì vậy, họ phải nắm vững được những
tri thức phản ánh đời sống xã hội một cách tích cực đó là những quan điểm, tư tưởng, những

nguyên tắc, chuẩn mực, hành vi đạo đức tiến bộ, nhờ đó mà các chủ thể đạo đức phân biệt
được cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác trong thực tiễn cuộc sống thường xuyên biến đổi và
định hướng chính xác, tin tưởng vào hành vi của mình. Mặt khác, giáo dục tri thức đạo đức
tạo tiền đề cho sự hình thành ý thức đạo đức. Giáo dục tri thức đạo đức phải gắn liền với bồi
dưỡng tình cảm đạo đức vì thiếu tình cảm đạo đức, con người trở nên thờ ơ, vô cảm trước
các hiện tượng xã hội, không định hướng được thái độ, dần mất đi năng lực đánh giá và thực
hiện hành vi đạo đức. Chính vì vậy, GDĐĐ không thể tách rời giáo dục lý tưởng đạo đức.
Lý tưởng đạo đức giúp tình cảm đạo đức không chệch hướng, tác động mãnh liệt đến tri
thức đạo đức, chỉ đạo hành vi đạo đức của cá nhân, phù hợp với lý tưởng của dân tộc. Đó là
sự hòa quyện tinh tế, là dòng chảy hài hòa nhưng mãnh liệt trong mỗi cá nhân.
Thứ ba, vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay
GDĐĐ là cái cốt lõi, nền tảng trong quá trình giáo dục. Nếu không có đạo đức, tri thức
và năng lực của con người dễ gieo mầm cho chủ nghĩa cá nhân phát triển, hủy hoại xã hội.
Theo quan điểm Macxít, đạo đức luôn gắn liền với một giai cấp nhất định. GDĐĐ cho HS là
GDĐĐ cách mạng, đạo đức cộng sản để làm chủ tương lai của đất nước. Bên cạnh dạy chữ
cho HS còn phải dạy làm người, phải giáo dục toàn diện cả “đức” và “trí”, thái độ học tập
đúng đắn và nghiêm túc. Bồi dưỡng tình cảm đối với làng xóm, quê hương rộng hơn nữa là
đất nước Việt Nam; khơi dậy lòng yêu thương con người; khơi dậy trách nhiệm bản thân và
ý thức tập thể khi hòa nhập vào cộng đồng trường học, xã hội…Đó là những phẩm chất đạo
đức mới của lực lượng kế cận sự nghiệp xây dựng CNXH của đất nước. Vì vậy, Cần phải
giáo dục ý thức và năng lực thực hiện hành vi đạo đức khi HS hòa nhập với cộng đồng. Bác
Hồ đã dạy: “không những dạy đọc, dạy viết, mà còn phải chú trọng dạy đạo đức công dân”
[8; tr. 65]. GDĐĐ cho HS là vô cùng quan trọng, là một trong những nhiệm vụ cấp bách. Nó
không những ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của một vài địa phương trong một thời


gian ngắn mà còn tác động lâu dài đến sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình
hội nhập.
Thứ tư, nội dung chương trình môn GDCD trong phần “Công dân với đạo đức”
Phần “Công dân với đạo đức” - học phần thứ hai trong chương trình GDCD lớp 10

cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản của đạo đức học. Đây là bước hệ thống lại những
kiến thức đạo đức mà HS đã học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở, đồng thời với những tri
thức đạo đức được khái quát ở trình độ lý luận giúp định hướng nhận thức và hành động,
giáo dục ý thức và thái độ đúng đắn trong mối các quan hệ xã hội.
Học phần “Công dân với đạo đức” gồm 7 bài được khái quát thành hai nhóm nội dung:
+ Giáo dục những tri thức đạo đức cơ bản để hoàn thiện nhân cách và bản thân HS,
bao gồm: Bài “Quan niệm về đạo đức”; “Những phạm trù cơ bản của đạo đức học”; “Tự
hoàn thiện bản thân”.
Nhóm bài học trên cung cấp cho HS quan niệm về đạo đức tiến bộ, phạm trù về nhân
phẩm, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự và hạnh phúc giúp điều chỉnh hành vi của con người
phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. Đạo đức điều chỉnh hành vi con người một cách tự
nguyện, tự giác, làm cho cá nhân có nhu cầu và động cơ thực hiện hành vi đạo đức. Khác
với phương pháp điều chỉnh hành vi của pháp luật, con người phải thực hiện những yêu cầu,
lợi ích chung của xã hội một cách bắt buộc, cưỡng chế. Giáo dục các phạm trù đạo đức,
giúp con người vượt qua khó khăn thử thách, những cám dỗ trong cuộc sống, giữ gìn nhân
phẩm và lương tâm trong sáng, tiến đến hoàn thiện bản thân, tạo nên giá trị đạo đức riêng
mình dựa trên những chuẩn mực đạo đức của xã hội.
+Giáo dục những giá trị đạo đức của con người cần đạt được trong các mối quan hệ từ
phạm vi hẹp đến phạm vi rộng, bao gồm: Quan hệ với người khác: Bài “Công dân với tình
yêu, hôn nhân và gia đình”; Quan hệ với cộng đồng: Bài “Công dân với cộng đồng”; Quan
hệ với quê hương, đất nước: Bài “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”;
Quan hệ với nhân loại: Bài “Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại”.
Nội dung bài học giáo dục thái độ, cách ứng xử theo lẽ phải, những hành động nên và
không nên làm trong tình yêu, hôn nhân, gia đình. Trách nhiệm của bản thân đối với cộng
đồng, xã hội và nhân loại.
Đây là những kiến thức cơ bản, trọng tâm và cốt lõi để hình thành nên nhân cách của
HS THPT, lứa tuổi đang bắt đầu dần hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho cả
quãng đời sau này của con người. Việc giáo dục qua dạy học phần “Công dân với đạo đức”
có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành ý thức đạo đức, định hướng thái độ
và hành vi đạo đức của HS. Đó là đạo đức XHCN. Không giáo dục những tri thức đạo đức



cho lứa tuổi nhạy cảm này, với những tác động của nhiều yếu tố trong giai đoạn hiện nay,
HS khó định hướng cho bản thân trong thực hiện hành vi đạo đức. Các tri thức đạo đức đã
được lĩnh hội ở các bậc học dần bị mai một, nhường chỗ cho biểu hiện của sự lười nhác, thờ
ơ, vô cảm, thiếu văn hóa, những hành vi mang tính ác và tệ hại hơn là những tấm bi kịch
của bản thân HS, gia đình và xã hội. Giáo dục tri thức đạo đức cho HS THPT qua dạy học
phần “Công dân với đạo đức” không chỉ là sự can thiệp kịp thời, định hướng sự hình thành
nhân cách trước những tác động tất yếu của thời đại mà còn là sự cần thiết mang tính lâu dài
vì lợi ích “trăm năm trồng người” của dân tộc.
Tuy nhiên, chương trình GDCD ở bậc THPT là khung chương trình chung cho HS
trong cả nước. Xét về mức độ nhận thức, năng lực lĩnh hội của HS ở những vùng miền khác
nhau không đồng đều. Do vậy, giảng dạy để vừa đảm bảo kiến thức chung, vừa phù hợp với
trình độ, năng lực nhận thức của HS là điều không dễ dàng. Kết quả của việc truyền thụ tri
thức được đo bằng những hành vi đạo đức của HS trong quan hệ với thầy cô, bạn bè, cộng
đồng, xã hội và đất nước. Đó mới là yêu cầu, mục đích cuối cùng của GDĐĐ.
Phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng HS, dễ tiếp thu kiến thức, đảm bảo
kiến thức trọng tâm, gắn lý luận với thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả cao trong GDĐĐ đối
với HS, đáp ứng yêu cầu của xã hội là trách nhiệm của GV giảng dạy bộ môn GDCD.
Thứ năm, những yếu tố cơ bản tác động đến đạo đức của học sinh trung học phổ thông
trong giai đoạn hiện nay
+ Về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông
Với lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi, HS THPT có những thay đổi lớn về về thể chất và trí
tuệ, sự biến đổi cảm xúc cũng là một trong những đặc trưng của HS THPT. HS ở lứa tuổi
này, nhân cách đang trong giai đoạn hình thành và chưa ổn định, cùng với sự phát triển về
thể chất và trí tuệ, sự biến đổi cảm xúc trở nên phức tạp, nhạy cảm, tò mò và thích khám
phá bản thân và các hiện tượng xã hội như sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ: điện
thoại, internet, games bạo lực có tính kích động dễ nảy sinh các tâm lý lệch lạc dẫn đến
hành vi vi phạm. Chính vì vậy, Một số HS thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu thường
xuyên (sự tự giáo dục của HS chưa cao), tác động tiêu cực của bạn bè, khi mà những HS

sống trong môi trường không lành mạnh và lại mất đi sự bảo ban, hướng dẫn chính xác, kịp
thời thì sẽ kìm hãm sự phát triển về năng lực tư duy khoa học và năng lực hoàn thiện nhân
cách của HS.
+ Sự tác động của gia đình đến việc hình thành đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
Do tác động thị trường xu hướng lao động công nghiệp, một số gia đình do mải làm
ăn phát triển kinh tế nên không có nhiều thời gian chăm lo giáo dục con cái mà chỉ trông
cậy vào sự giáo dục của nhà trường; sự tiếp xúc giữa cha mẹ và con cái ngày càng trở nên ít


ỏi. Đây chính là nguyên nhân khiến cho một số em chưa chú trọng rèn luyên làm theo
những đức hi sinh, lòng nhân ái... Hơn nữa, cũng có nhiều bậc cha mẹ có quan điểm: để cho
con cái phát triển một cách tự nhiên, quan hệ bạn bè theo sở thích, gia đình không can thiệp
sâu vào việc học cũng như mối quan hệ của con cái nhằm tạo cho chúng một tâm lý thoải
mái, không gò bó, khuôn khổ nhưng quên rằng các em chưa đủ nhận thức để nhận biết mặt
trái của vấn đề, chúng sẽ dễ bị lôi kéo, sa ngã bởi tác động của những mối quan hệ xã hội
khác.
+ Sự tác động của nhà trường đến việc hình thành đạo đức học sinh trung học phổ thông
Vai trò của nhà trường trong việc tác động đến đạo đức của HS THPT là vô cùng to
lớn. Nhà trường là môi trường giáo dục thứ hai giúp con người hình thành các giá trị đạo
đức tiến bộ, tạo điều kiện để HS THPT tiếp thu kiến thức, rèn luyện đạo đức, định hướng
nghề nghiệp. Với hệ thống chương trình khoa học, các phương tiện dạy học và hỗ trợ dạy
học, đội ngũ nhà giáo với trình độ ngày càng được chuẩn hóa, đủ năng lực hướng dẫn HS
tiếp thu tri thức, rèn đức luyện tài.
Năng lực lãnh đạo quản lý, giảng dạy cũng như các mối quan hệ của những người
làm công tác giáo dục có tác động trược tiếp đến GDĐĐ của HS. Cho nên, việc GDĐĐ
không chỉ ở một môn học mà ta đặt cho cái tên “môn đạo đức và môn giáo dục công dân”
mà còn phải giáo dục trong các môn học khác, bởi lẽ GDĐĐ không thể độc lập với giáo dục
trí tuệ, vì bất kì môn học nào cũng đều chứa đựng phần kiến thức, phần tình cảm và tâm lí
động cơ, điều đó muốn nói lên không có một Thầy Cô giáo nào có thể quan niệm rằng
nhiệm vụ của mình chỉ là đào luyện kiến thức, chữ nghĩa mà không phải là “đào tạo con

người”. Vì vậy, những lời nói của Thầy Cô giáo là sự mời mọc người nghe cần phải suy
nghĩ, từng hành động của người Thầy Cô giáo đều yêu cầu người học phải hành động như
mình. Điều đó đã chứng minh rằng việc đánh giá kết quả học tập hay thái độ trong giảng
dạy, cư xử cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm, tâm hồn nhạy cảm và hình thành đạo đức
của HS.
+ Môi trường xã hội tác động đến việc hình thành đạo đức học sinh trung học phổ thông
Trong thời kỳ mở cửa với sự bùng nổ công nghệ thông tin, phát triển kinh tế trở nên
năng động, sự giao lưu hội nhập của các trào lưu văn hóa đang tác động một cách trực tiếp
đến đạo đức thế hệ trẻ tương lai. Trong đó, có HS THPT - những thanh thiếu niên ở tuổi
năng động, thích nghi nhanh, hiếu kỳ, tò mò luôn muốn phám phá và chinh phục cái mới.
Sự thay đổi ấy có ảnh hưởng tích cực đến đạo đức, thúc giục con người không ngừng lao
động và sáng tạo, hình thành nên ở thế hệ tương lai những phẩm chất đạo đức mới: đó là
tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, ý chí thép vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Bên


cạnh đó, những ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức con người là không nhỏ. Đó là cuộc chạy
theo lợi ích cá nhân, lương tâm của con người bị che mờ, sống thực dụng bằng những thủ
đoạn bất chính… làm phá vỡ các giá trị truyền thống của dân tộc. Sự tha hóa về lối sống
dẫm đạp lên các chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội. Mặt khác, xã hội như biển lớn mà HS
luôn tìm cách khám phá, thể hiện mình, tồn tại trong nó những mặt tích cực và hạn chế tác
động đến đạo đức của HS. Nước nhà thịnh hay suy tùy thuộc vào trí tuệ, bản lĩnh của thế hệ
thanh niên. Sẽ là bi kịch cho gia đình, đất nước khi thế hệ tương lai không có đạo đức của
con người ở thời đại mới.
5- Phương pháp thực hiện giải pháp
Để thực hiện sáng kiến này, ngoài sử dụng phương pháp luận của việc nghiên cứu là
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về
GDĐĐ cho thanh niên, trong đề tài tôi còn vận dụng các phương pháp mang tính đặc thù
sau đây: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khảo sát, đánh giá thực tế, so sánh, thống kê,
điều tra xã hội học và một số phương pháp khác.
6- Đối tượng và phạm vi áp dụng

6.1. Đối tượng áp dụng
- HS lớp 10 trường THPT Long Phước
- Giáo dục đạo đức cho HS lớp 10, chương trình GDCD lớp 10 phần “Công dân với
đạo đức” .
6.2. Phạm vi áp dụng

- Trường THPT Long Phước huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Chương 2:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP
I. Quá trình hình thành giải pháp
Trong những năm qua tình trạng học sinh vi phạm kỉ luật dưới nhiều hình thức khác
nhau như: nói tục, chửi thề, bạo lực học đường, gian lận trong thi cử… vẫn diễn ra. Dù nhà
trường luôn cố gắng đề ra những giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng, nhưng chưa đạt được
hiệu quả so với mục tiêu giáo dục mà nhà trường đề ra là “xây dựng môi trường giáo dục
không có bạo lực học đường” và một “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nên tôi đã
có ý tưởng đưa ra giải pháp “Giáo dục đạo đức cho học sinh qua dạy học phần “Công dân
với đạo đức” chương trình giáo dục công dân lớp 10” được hình thành từ năm học 20132014, góp phần giáo dục ý thức, thái độ và rèn luyện thói quen trong hành vi đạo đức giúp
HS xác định đúng mục tiêu trong học tập và rèn luyện. Trong quá trình giảng dạy


phần“Công dân với đạo đức” chương trình giáo dục công dân lớp 10” và đã áp dụng trong
giảng dạy cho lớp 10/mỗi năm học tại trường THPT Long Phước, từ năm học 2013 cho đến
năm học 2017 thì trong quá trình thực hiện giải pháp, chúng tôi luôn nhận được sự tín
nhiệm Ban giám hiệu và hưởng ứng toàn thể Hội đồng giáo dục nhà trường. Đối tượng HS
để chúng tôi thực nghiệm sư phạm có mặt bằng về năng lực học tập tương đối đồng đều, các
em đều cộng tác rất tích cực trong hoạt động dạy học cũng như trong khảo sát hiệu quả của
giải pháp.
II. Nội dung giải pháp
1. Tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho HS qua dạy học phần “Công dân
với đạo đức”

Thứ nhất: Giáo dục tình cảm, ý thức kỷ luật qua kể chuyện về Bác Hồ và tấm gương
đạo đức của Người trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”
Mục tiêu: Qua các bài giảng trong phần “Công dân với đạo đức”, giúp HS hình thành
tình cảm đạo đức và ý thức kỷ luật trong việc chấp hành nội quy nhà trường, có mục đích
học tập, phấn đấu, rèn luyện nhân cách trên cơ sở tác động vào tình cảm của HS thông qua
những câu chuyện về cuộc đời và tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
Nội dung: Dựa trên sự kính trọng của đồng bào dành cho Bác, giáo dục tình cảm và ý
thức kỷ luật mang đến cho HS sự gần gũi, yêu thương, cảm giác được vỗ về. Nó không gò
bó, bắt buộc như những giờ học lý thuyết. Kể chuyện về Bác Hồ và tấm gương đạo đức của
Người qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” khơi dậy trong tâm hồn mỗi HS, giúp HS
thực hiện hành vi đạo đức, sống kỷ luật, có nghĩa tình. Kể chuyện về Bác Hồ được cụ thể
trong giảng dạy như sau:
Stt

Bài

Tên câu chuyện

Nội dung

Địa
chỉ

Ghi
chú

1

10


Gia đình và thời thơ ấu Sự giáo dục từ gia đình hình Mục 2 Kết hợp
[5; tr. 7]
thành nhân cách của cá
2a và
nhân.
2b

2

11

Gặp lại chị và người Nghĩa vụ của cá nhân đối 1a
anh cả [5; tr. 127]
với cộng đồng.

3

11

Cây sáo trúc [4; 94]

Danh dự của cá nhân.

3b

4

13

Tấm lòng Bác Hồ với Sống nhân nghĩa,

thương binh liệt sỹ [4; thương mọi người.
tr. 46]

yêu 2a

5

13

Bữa cơm ở bản [4; Sống hoà đồng không xa 2b


tr.143]

lánh mọi người.

6

13

Thư gửi HS trường Sư Tinh thần đoàn kết các dân 2c
phạm miền núi trung tộc.
ương nhân dịp trường
khai giảng [7; tr.496]

7

14

Quê hương nghĩa nặng Giáo dục lòng yêu nước qua 2a, 2b

tình sâu [5; tr.122]
tình cảm gắn bó với quê
hương.

8

14

Hỡi ai bưng bát cơm Quý giá trị thành quả lao 1b
đầy [4; tr.131]
động của nhân dân.

9

15

Phải bảo vệ từng cành Bảo vệ môi trường.
cây [4; tr.89]

10

16

1b

Trường học của Bác Tự hoàn thiện bản thân.
2a
[4; tr.216]
Thông qua kể chuyện, những chuẩn mực đạo đức, giá trị truyền thống của dân tộc khơi


nguồn cho những xúc cảm con người. Sự kết hợp giữa tri thức và tình cảm, hình thành nên
niềm tin để HS thực hiện hành vi đạo đức.
Thứ hai: Tăng cường giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc qua hoạt động nhóm, trò
chơi mang tính tập thể và liên hệ thực tiễn trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”
Mục tiêu: Tăng cường giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc giúp HS hiểu rõ vai trò của
nó đối với sự phát triển của Trường THPT Long Phước. Ý thức được điều này, HS hòa
nhập, đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong học tập, sinh hoạt, tránh gây mâu thuẫn, bất hòa
và có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
Nội dung: Qua mục 2b, 2c bài 13 “Công dân với cộng đồng”, GV làm rõ:
Tinh thần đoàn kết dân tộc tạo nên môi trường thân thiện;
Tinh thần đoàn kết dân tộc giúp mang lại hiệu quả cao trong học tập;
Đoàn kết tham gia các hoạt động chung của cộng đồng mang lại hiệu quả tích cực, tạo
điều kiện thuận lợi để HS tiến bộ và phát triển.
Trong bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, mục 1b, GV cần
làm rõ tinh thần đoàn kết là truyền thống của dân tộc, là sức mạnh để khắc phục khó khăn
trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Trong mục 2 và 3 của bài học, GV bám sát tình hình
thực tế của địa phương, đất nước và đặc điểm HS, nhấn mạnh tinh thần đoàn tạo nên sức
mạnh, chống lại các quan điểm sai trái, luận điệu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch,
hòng phá hoại chế độ XHCN ở nước ta.


Với nội dung bài 15 “Một số vấn đề cấp thiết của nhân loại”, GV cần giáo dục tinh
thần đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết của nhân
loại: Ô nhiễm môi trường; Sự bùng nổ dân số; Phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm
nghèo. Đó chính là đạo đức mới của thanh niên trong thời đại mới - Thời đại của hội nhập
và toàn cầu hóa.
Tăng cường giáo dục ý thức, kỹ năng làm việc, thảo luận nhóm trong hoạt động dạy và
học giúp HS hình thành thói quen làm việc tập thể. Việc đòi hỏi phải hoàn thành nội dung
GV yêu cầu giúp HS ý thức được tinh thần đoàn kết quyết định sự thành công và hiệu quả
công việc.

Phương pháp tổ chức lồng ghép những trò chơi mang tính tập thể trong tìm kiếm tri
thức mới, tạo không khí sôi nổi trong giờ học, sự liên kết, gắn bó giữa những HS. Từ đầu
nội dung của chương trình cho đến bài 13, mục “Trách nhiệm của công dân đối với cộng
đồng” và bài 14, mục “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam”, GV cần nhấn mạnh,
chốt vấn đề một cách bao quát vai trò cũng như ý nghĩa của tinh thần đoàn kết.
Bài học thực tế luôn mang tính thuyết phục cao. Sự trải nghiệm giúp HS tiếp cận và
lĩnh hội tri thức một cách chắc chắn, nhìn nhận đúng đắn vai trò của tinh thần đoàn kết từ
phạm vi hẹp đến rộng, từ cái riêng đến cái chung, từ trường học đến cuộc sống, như việc
học tập, rèn luyện đạo đức hôm nay đến ý thức xây dựng bản làng, quê hương, đất nước mai
sau.
Thứ ba: Giáo dục ý thức tập thể và ý thức tự giác theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh qua dạy học phần “Công dân với đạo đức”
Mục tiêu: Rèn luyện ý thức tập thể và ý thức tự giác trong mọi hoạt động của kí túc xá,
lớp học. Khắc phục thói ích kỷ, cá nhân, lười biếng, nhút nhát, suy bì, kiêu căng. Đối lập với
ý thức tập thể trong chủ nghĩa tập thể là chủ nghĩa cá nhân.
Nội dung: Sống cộng đồng đa dân tộc, ý thức tập thể là động lực giúp HS thể hiện
mình qua những hành động tích cực, có ích cho cộng đồng, xã hội và tạo nên giá trị làm
người của con người. Những cá nhân biết hy sinh lợi ích của mình vì cộng đồng, xã hội, biết
vun vén, chăm lo cho cộng đồng mà không cần sự chỉ định, ép buộc. Sống trong ý thức tập
thể, cá nhân tránh được thói ích kỷ, nhỏ nhen, ghanh đua, tị nạnh. Chính nó là sức cản lớn
cho quá trình phát triển của cộng đồng. Ý thức tập thể là sống “mình vì mọi người, mọi
người vì mình”, tạo cho cộng đồng sự an toàn, ổn định và phát triển.
Tính tự giác giúp nâng cao nhận thức và hành động của HS trong học tập, lao động,
tham gia phong trào văn nghệ, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ tài sản của nhà trường,
giữ gìn an ninh trật tự trường học, đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bên


cạnh đó, tính tự giác cần được phát huy ở thái độ phê phán, lên án thói hư, tật xấu làm ảnh
hưởng đến cộng đồng. Những nội dung trên cần được phân tích xuyên suốt trong dạy học
phần “Công dân với đạo đức”, đặc biệt chú trọng các phạm trù của đạo đức học.

Hình thức: Thông qua việc phát huy tính tích cực, khuyến khích HS chủ động tìm hiểu
tri thức, sáng tạo trong học tập. Qua dạy học phần “Công dân với đạo đức”, GV cần rèn
luyện và phát huy năng lực đánh giá và tự đánh giá hành vi đạo đức của HS ở bài 11 “Một
số phạm trù cơ bản của đạo đức học”. Danh dự, nhân phẩm của con người làm nên giá trị
của mỗi con người. Lương tâm, lòng tự trọng giúp giữ vững giá trị ấy. Đây chính là sự tự so
sánh và đối chiếu, hoàn thiện mình trên tinh thần học theo điều hay, lẽ phải, phê phán với
cái xấu, những hành vi trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Giáo dục cho HS ý thức
thường xuyên tự đánh giá và đánh giá hành vi đạo đức trong cuộc sống. Tấm gương “Người
tốt, việc tốt” khi được tuyên dương trước cờ, hay những hành vi vi phạm đạo đức đáng bị
khiển trách cũng là những bài học mà HS được lĩnh hội qua việc giảng dạy tri thức đạo đức
trong phần “Công dân với đạo đức”. Rèn luyện năng lực tự đánh giá là cách để nâng cao
nhận thức về bản thân, phát huy ý thức tập thể, ý thức tự giác trong cộng đồng.
Thứ tư: Chú trọng giáo dục tinh thần hăng say học tập, lao động qua việc khuyến
khích và phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh qua dạy học phần “Công dân với
đạo đức”
Mục tiêu: Con người trong xã hội mới phải luôn có tinh thần hăng say học tập, lao
động. Quá trình học tập và lao động một cách nghiêm túc, tích cực giúp con người nhận
thấy giá trị của lao động trong cuộc sống, hướng con người phấn đấu nỗ lực không ngừng,
làm giàu chân chính góp phần xây dựng quê hương.
Nội dung: Tinh thần hăng say học tập, lao động là nội dung xuyên suốt trong dạy học
phần “Công dân với đạo đức”, nhưng nó thường mang tính chất củng cố khi GV truyền thụ
tri thức. Qua học phần “Công dân với đạo đức”, GV cần nhấn mạnh tinh thần hăng say học
tập, lao động giúp HS tự vươn lên tiếp cận tri thức, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã
hội; là biểu hiện của lòng yêu nước; góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo sự tin tưởng
của cộng đồng đối với bản thân HS; kéo ngắn dần sự tụt hậu của bản thân đối với sự vận
động của xã hội. Đó là đạo đức của con người mới trong xã hội mới.
Nội dung trên được triển khai xuyên suốt trong chương trình giảng dạy phần “Công
dân với đạo đức” như sau:



- Các phạm trù: Nghĩa vụ, nhân phẩm, danh dự, nghĩa vụ, lương tâm, hạnh phúc, bài
“Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”.
- Nội dung “Gia đình, mối quan hệ và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình”,
bài “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”.
- Nội dung “ Hợp tác”, bài “Công dân với cộng đồng”.
- Bài “Trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.
- Bài “Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại”.
- Nội dung “Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?” của bài “Tự hoàn thiện bản thân”.
Hình thức: GV khuyến khích, hướng dẫn HS tiếp cận tri thức trước khi lên lớp một
cách cặn kẽ, cụ thể, rõ ràng. Những câu hỏi mang tính chất trọng tâm, những vấn đề cần
thảo luận trong tiết học phải được giao cho HS ở tiết học trước. GV hướng dẫn giải quyết
vấn đề, cung cấp nguồn thông tin, khuyến khích HS nỗ lực tìm kiếm tri thức, chủ động sáng
tạo xây dựng nội dung bài học. GV cần chú ý tính vừa sức và phát huy sở trường, năng
khiếu diễn xuất, hội họa, âm nhạc, kể chuyện phù hợp với nội dung bài học, khắc phục sự
thụ động, khích lệ HS hăng hái xây dựng bài, làm cho nội dung bài học thêm phong phú.
Để có tiết học phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh GV hướng dẫn HS biết tự
phân công nhiệm vụ cho nhau khi được giao vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, đối với
những HS có sức học quá yếu, GV cần chú ý quan tâm và phân công cho HS những công
việc phù hợp với năng lực của HS. Nếu trong tiết học, HS thụ động đến mức không xây
dựng bài, không tự tin trình bày nội dung bài học, GV nên dành ít thời gian để quan tâm đến
HS, gọi và động viên HS xây dựng bài với những câu hỏi ở mức độ dễ, khuyến khích bằng
lời khen khi HS có câu trả lời đúng, tạo sự tự tin về bản thân. Qua nhiều tiết học, HS sẽ dần
thích nghi và hăng hái trong học tập. Hơn nữa, GV cần có kế hoạch cụ thể trong giáo án,
xem đây là bước luyện tập cho HS thái độ, kỹ năng học tập, lao động một cách nghiêm túc.
GV không nên nghiêm khắc, tránh thái độ chê bai khi HS thực hiện nhiệm vụ chưa đạt yêu
cầu, tinh thần làm việc nghiêm túc nhưng luôn tạo không khí nhẹ nhàng trong giờ học. GV
cần hiểu tâm lý và khuyến khích HS làm từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. Khi HS làm được
việc tốt, mang lại hiệu quả trong giờ học, hay từ những tấm gương tốt về tinh thần hăng say
học tập và lao động, GV phân tích vai trò của tinh thần ấy trong cuộc sống và những hậu
quả của nó khi bản thân mỗi con người không có tinh thần hăng say học tập và lao động.

Bên cạnh đó, GV phải có tinh thần học hỏi, luôn học tập, trau dồi tri thức, là tấm gương
sáng cho HS noi theo. Ngoài ra, GV xác định trọng tâm cần giáo dục, tùy vào tình huống sư
phạm được tạo ra trong tiết học, GV chủ động, sáng tạo lồng ghép nội dung bằng nhiều hình


thức khác nhau, tránh sự lập đi lập lại hình thức giáo dục ở các tiết học. Cần chốt lại vấn đề
theo đúng mục đích đã đề ra, tránh lan man, dài dòng, làm loãng nội dung cần giáo dục.
Giáo dục nhận thức cho HS, GV cần kết hợp giáo dục tri thức đạo đức và tình cảm đạo
đức. Từ nội dung trọng tâm của bài học, GV cần đề cập, khai thác những vấn đề gần gũi với
HS và địa phương. Tri thức đạo đức được truyền thụ một cách nhẹ nhàng dễ tác động vào
tình cảm giúp HS thực hiện hành vi đạo đức.
Thứ năm: Giáo dục nhận thức chính trị, giác ngộ lý tưởng cách mạng thông qua làm
rõ vai trò của học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong dạy học phần
“Công dân với đạo đức”
Mục tiêu: Cung cấp kiến thức cơ bản về định hướng độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH ở nước ta, giác ngộ lý tưởng cách mạng cho HS trong điều kiện hội nhập quốc tế của
đất nước. Khái quát nhiệm vụ, vai trò của thanh niên Việt Nam nói chung và HS nói riêng,
gắn quyền lợi và trách nhiệm của HS trong điều kiện hiện nay với địa phương và đất nước.
Nội dung: HS là đối tượng nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, lực lượng
kế thừa sự nghiệp xây dựng quê hương. Xu thế hội nhập mở ra cánh cửa lớn tạo cơ hội và
thách thức lớn cho thế hệ thanh niên Việt Nam. Nhưng những biểu hiện vi phạm đạo đức
cùng với sự thờ ơ trước sự phát triển của địa phương, đất nước cho thấy HS chưa có nhận
thức chính trị đúng đắn, không có lý tưởng cách mạng. Đây là dấu hiệu đáng lo cho thế hệ
thanh niên với nghĩa vụ học tập và rèn luyện đạo đức góp phần xây dựng và phát triển đất
nước, giữ gìn môi trường, tài nguyên, củng cố an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân của
Tổ Quốc.
Nhận thức chính trị là sự hiểu biết các vấn đề về lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp gắn
với những hoạt động giành và giữ chính quyền. Giáo dục nhận thức chính trị và giác ngộ lý
tưởng cách mạng cho HS không phải bằng những học thuyết hàn lâm, khó hiểu. Trong phạm
trù Nghĩa vụ, bài “Công dân với cộng đồng”, “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc” và “Tự hoàn thiện bản thân”, GV cần làm rõ các nội dung một cách ngắn gọn, súc
tích, cô đọng, dễ hiểu. Bao gồm:
- Nội dung của “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” là âm mưu thâm độc của Chủ
nghĩa tư bản, Chủ nghĩa đế quốc chống phá tiến trình xây dựng CNXH ở nước ta trên các
lĩnh vực: văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc,
Trong đó, thanh niên là một trong những đối tượng của âm mưu này.
- Những người vì lợi ích của cá nhân mình, bất chấp thủ đoạn tàn phá rừng, khai thác
tài nguyên, săn bắn động vật quý hiếm gây mất cân bằng môi trường sinh thái làm ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và nhân loại.


Những yếu tố trên làm cho mục tiêu xây dựng xã hội tiến bộ bị cản trở, ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi ích của toàn dân. Qua đó, GV cần làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa quyền lợi
mà HS đang được hưởng và nghĩa vụ bảo vệ những quyền lợi ấy. Không có lý tưởng, con
người sẽ không thể đi đúng hướng và kiên định trong suốt quá trình thực hiện mục đích của
bản thân, của xã hội. Lý tưởng là ngọn đuốc soi đường. Thiếu lý tưởng, con người sẽ mất
phương hướng, lạc lõng mình trước những tác động tiêu cực của xã hội hiện đại. Giác ngộ
lý tưởng là vạch ra con đường để HS thẳng bước tiến, có ý thức lập thân, lập nghiệp, xây
dựng thôn, xóm, giữ vững độc lập dân tộc.
VD: Về giáo dục nhận thức chính trị
Qua phạm trù nghĩa vụ, GV phát phiếu học tập cho HS với câu hỏi: “Cho biết nghĩa vụ
hiện nay của em là gì? Vì sao em xác định được nghĩa vụ đó?”. Yêu cầu HS trả lời bằng
những ý kiến ngắn gọn. GV triển khai ý kiến HS trả lời, lồng ghép nội dung đã xác định để
giáo dục nhận thức chính trị.
VD: Về giác ngộ lý tưởng cách mạng
Tác động vào tình cảm trên cơ sở làm rõ vị trí, vai trò của HS, GV cần đưa vào các ca
khúc mang tính giáo dục về truyền thống, khát vọng thanh niên trong mỗi tiết học. Nội dung
bài học, mạch cảm xúc, khả năng cảm thụ và độ nhạy cảm của HS là cánh cửa giúp GV xác
định thời điểm thích hợp để giác ngộ lý tưởng cách mạng. Những bài hát điển hình cần được
lồng ghép:



Stt
1
2
3
4
5

Bài
11
12
13
14
14

Mục
Bài hát
1b
Khát vọng tuổi trẻ
1
Em vẫn đợi anh về
2a Bác Hồ - Một tình yêu bao la
1b
Ngọn lửa tuổi 20
3
Một đời người, một rừng cây

Tác giả
Vũ Hoàng

Hoàng Hiệp, Lê Giang Ca
Thuận Yến
Thanh Bình
Trần Long Ẩn

GV khuyến khích HS tìm hiểu các ca khúc trên và tự thể hiện trong tiết học.
Giáo dục nhận thức chính trị và giác ngộ lý tưởng cách mạng cho HS không phải nhồi
nhét những bài chính trị khô cứng, hay những học thuyết chính trị. Nội dung bài học và mục
đích của GDĐĐ cho thế hệ thanh niên trong thời đại mới diễn ra nhẹ nhàng, không gò bó,
gượng ép.
2. Giáo dục hành vi đạo đức, thói quen đạo đức cho học qua dạy học phần “Công dân
với đạo đức”
Thứ nhất: Giáo dục hành vi đạo đức qua việc làm rõ giá trị Thiện và Ác trong các
phạm trù của đạo đức học
Mục tiêu: Con người trong xã hội XHCN cần có thái độ dứt khoát với cái ác, luôn
hướng tới cái thiện, định hướng hành vi đạo đức của mình. HS cần hiểu rõ giá trị Thiện và
Ác - làm nền tảng xây dựng thế giới quan khoa học để phân biệt và lựa chọn giữa điều tốt và
xấu, nên và không nên làm trong cuộc sống, hình thành giá trị, nhân cách của bản thân.
Nội dung: Bản thân mỗi người khi sinh ra, chưa hiểu được thế nào là Thiện và Ác.
Sống trong môi trường trong sạch, nhân cách con người được hướng thiện, hành vi đạo đức
cũng mang tính thiện. Ngược lại, sống trong môi trường đầy rẫy cái xấu và tội ác, khi con
người chưa có những tri thức nhất định về Thiện và Ác, nhân cách ấy cũng bị nhòa theo
những điều xấu xa, những lợi ích thấp hèn. Để có nhân cách trong sáng, con người cần thiết
phải được giáo dục. Làm rõ giá trị của Thiện - Ác qua các phạm trù cơ bản của đạo đức học
trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” là nội dung cơ bản cần được chú trọng qua các
phạm trù: Lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
Trong phạm trù Lương tâm, bao hàm năng lực đánh giá hành vi. Đó là năng lực tư duy
về điều thiện và điều ác dẫn đến điều chỉnh bản thân thực hiện hành vi đạo đức. Khi cá nhân
thực hiện điều thiện, lương tâm cảm thấy thanh thản. Lương tâm trỗi dậy, làm cho bản thân
thấy tội lỗi, ăn năn, hối hận khi nhúng tay vào điều ác. Thiện và Ác - hai mảng sáng, tối của

thế giới tồn tại đan xen nhau. Nhận thức non nớt của HS đang cần được định hướng giữa
điều thiện và điều ác. Làm rõ giá trị của Thiện và Ác dựa vào thái độ yêu điều thiện và căm


ghét điều ác nhằm khơi gợi cho HS luôn giữ gìn lương tâm trong sáng. Nó là động cơ thúc
đẩy HS thực hiện hành vi đạo đức mang tính thiện dựa vào khả năng đánh giá bản chất của
hành vi đó trên cơ sở nhận định đâu là thiện, đâu là ác.
Để được mọi người đánh giá cao phẩm chất của mình, con người cần phải có nhu cầu
chính đáng, hành động mang tính thiện. Nhân phẩm và danh dự hình thành dựa trên hành vi
đạo đức mà người đó thực hiện trong suốt cuộc đời mình. Nó làm nên giá trị làm người. Khi
nhúng tay vào điều ác, bị dư luận xã hội lên án, con người không còn danh dự. Hành vi đạo
đức được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp, con người được tôn trọng và đánh giá
cao. Đó là nhân phẩm và danh dự của mỗi người.
Qua phạm trù nhân phẩm và danh dự, GV làm rõ giá trị của Thiện và Ác với nội dung
thực hiện hành vi đạo đức tốt đẹp, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
Thứ hai: Giáo dục hành vi đạo đức trong tình yêu qua việc tăng cường giáo dục “Giới
tính” và “Sức khỏe sinh sản” trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”
Mục tiêu: HS sống ở môi trường tập thể. Thời gian làm cho HS sự thích nghi với môi
trường mới và cũng tạo điều kiện cho những tình cảm khác giới nảy sinh. Giáo dục hành vi
đạo đức trong tình yêu nhằm định hướng cho HS có những hiểu biết cơ bản để thực hiện
hành vi đạo đức trong tình yêu, trong mối quan hệ với người khác giới.
Nội dung: “Giáo dục giới tính” và “Sức khỏe sinh sản” qua dạy học phần “Công dân
với đạo đức” được xem là nội dung “tích hợp” không thể thiếu, cung cấp những kiến thức
cơ bản nhất về cảm xúc của tình cảm khác giới, sức khỏe sinh sản của thanh niên. Không đi
sâu vào phân tích tâm lý lứa tuổi hay những kiến thức sinh học về sức khỏe sinh sản, GV
cần khái quát nhằm giáo dục cho HS những kỹ năng để thực hiện hành vi đạo đức trong tình
bạn, tình yêu.
Ở lớp 10, mối quan hệ giữa nam và nữ khá e dè, rụt rè, nhưng nếu không được giáo
dục những kiến thức cơ bản về “Giới tính và sức khỏe sinh sản”, khi HS học lớp 11, 12,
những hành vi đáng tiếc xảy ra, ảnh hưởng đến học tập và tương lai sau này.

Giáo dục hành vi đạo đức trong tình yêu để HS hiểu rõ mối quan hệ trong tình yêu.
Nó thể hiện trách nhiệm đạo đức của mỗi HS đối với xã hội và đối với bản thân.
Trong mục 1a, 1b của bài 12 “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”, GV cần
cung cấp những luận cứ cơ bản nhất với mục đích gợi ý cho HS tự xác định, phân biệt tình
cảm của mình với “Tình yêu chân chính”. GV không nên phủ định hoàn toàn, sạch trơn dẫn
tới bác bỏ những rung động đầu đời của HS. Với vai trò là người Thầy, người tư vấn mà HS
có thể tin cậy, người bạn, GV cần có những định hướng nhất định cho tình cảm ấy, hướng


dẫn để HS có khả năng kiểm soát tình cảm, hành vi bản thân bằng những hoạt động tích
cực.
Trong mục 1c “Một số điều cần tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên” là phần
giáo dục hành vi đạo đức trong tình yêu, lồng ghép với giáo dục “Sức khỏe sinh sản”. Đây
là vấn đề nhạy cảm, khó nói. Đối với HS, đây là nội dung không thể giảng qua loa, đại khái.
GV cần phát huy, động viên HS mạnh dạn xây dựng bài. Những vấn đề: yêu đương quá
sớm, yêu một lúc nhiều người, quan hệ tình dục trước hôn nhân có mối quan hệ với nhau,
chúng để lại những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và tương lai của HS. Đó còn là biểu
hiện của đạo đức con người. Nội dung trên cần được truyền thụ đến HS như một thông điệp
về tình yêu chân chính, về những hoài bão, khát vọng vươn lên trên hành trình đi tìm tương
lai cho bản thân, gia đình, cống hiến sức mình cho sự phát triển của xã hội và một tình yêu
chân chính khi trưởng thành.
3. Giáo dục đạo đức cho học sinh qua các hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần
“Công dân với đạo đức”
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa mang tính giáo dục, nhằm tạo điều kiện cho HS tiếp
xúc với thực tế, tai nghe, mắt thấy, cảm nhận được những hương sắc với những giá trị đạo
đức sâu sắc, minh chứng cho những giờ học trên lớp, sự tổng hợp những mảng kiến thức
trên ghế nhà trường, hỗ trợ quá trình hình thành tình cảm và niềm tin đạo đức.
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tham quan những di tích lịch sử của địa
phương trong giờ ngoại khóa
Bài học về lòng nhân nghĩa, truyền thống kiên cường đấu tranh, đoàn kết dân tộc trong

hai cuộc kháng chiến chống giặc giữ nước luôn là bài ca bi tráng để lại dấu ấn trong lòng
bao thế hệ thanh niên. Những chuyến thực tế “Về nguồn” là bài học của sự trải nghiệm bổ
ích cho quá trình GDĐĐ. Tham quan những di tích lịch sử luôn để lại cho HS những ấn
tượng sâu sắc. Bản thân HS được thể hiện tấm lòng thành khi thắp nén hương cho người đã
hy sinh để các em có cuộc sống yên bình, tự do, hạnh phúc. Qua đó thể hiện đạo lý ngàn đời
của dân tộc “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
Tổ chức cho học sinh lao động giúp nhân dân, giúp cộng đồng qua hoạt động ngoại
khóa
Không phải ngẫu nhiên mà HS không biết quý trọng thành quả lao động của nhân dân,
không ý thức được tài sản được nhà nước đầu tư hàng chục tỉ đồng trong thời gian dài cần
phải được bảo vệ. Không ai có thể hiểu được giá trị của lao động khi chỉ biết hưởng thụ
thành quả lao động.


Giáo dục để HS hiểu giá trị của lao động qua bài giảng đạo đức trong bốn bức tường là
không khó. Nhưng để HS biết bảo vệ thành quả lao động của nhân dân - cái mà HS đang
được hưởng là điều khó khăn. Tổ chức cho HS lao động giúp nhân dân bằng những phong
trào mang tính tình nguyện: “chủ nhật xanh”, “góp sức cùng dân”, “lao động xây dựng nông
thôn mới”…là những hoạt động thiết thực giúp HS rèn luyện tinh thần hăng say lao động,
hiểu và quý trọng thành quả lao động, ý thức xây dựng quê hương, ra sức học tập, rèn luyện
đạo đức, tránh thái độ dựa dẫm, ỷ lại ….Đây là điều rất cần thiết đối với sự giáo dục mang
tính đặc thù của trường THPT Long Phước. Giáo dục toàn diện, bao quát, tác động trực tiếp
vào HS. Tạo điều kiện cho HS tự rèn luyện bản thân, xây dựng nền tảng cho quá trình tự
giáo dục.
4. Kết hợp giáo dục đạo đức qua dạy học phần “Công dân với đạo đức” với vai trò giáo
dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, của nhà trường, sự quan tâm của gia đình và xã hội
Kết hợp việc giảng dạy phần “Công dân với đạo đức” với hoạt động ngoài giờ lên lớp
GDĐĐ cho HS đòi hỏi tính đồng bộ, không chỉ là trách nhiệm của môn GDCD, cũng
như muốn mang lại hiệu quả cao phải kết hợp với các môn học khác. Trong đó, hoạt động
ngoài giờ lên lớp là môn kết hợp giáo dục cần thiết. Đây là hoạt động giúp HS có những kỹ

năng mềm, ý thức trong giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, ý thức bảo vệ môi trường
thông qua hình thức: trò chơi, thảo luận nhằm vừa phát huy khả năng hoạt động tích cực của
HS, vừa rèn luyện ý thức trong việc hoàn thiện bản thân.
Những nội dung trên, phần lớn đều nằm trong yêu cầu của chương trình dạy học
phần “Công dân với đạo đức”. Kết hợp hai môn học này tăng thời gian thực hành, giúp nâng
cao hoạt động nhận thức, tránh được sự chồng chéo trong việc truyền thụ kiến thức, giảm sự
gò bó khi giáo dục trong phạm vi chật hẹp. Từ đó, tạo điều kiện cho HS tiếp thu kiến thức
và rèn luyện kỹ năng, rèn luyện đạo đức một cách có hệ thống, có khoa học mang tính thực
tiễn. Hơn nữa, tránh sự nhàm chán, trở nên nhẹ nhàng, lôi cuốn. GV có điều kiện quan sát
theo dõi sự hình thành nhân cách và kịp thời định hướng để HS có nhận thức và hành động
đúng đắn.
Kết hợp việc giảng dạy phần “Công dân với đạo đức” với nội dung “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh .
Thứ nhất: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn.
Thứ hai: Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của mỗi học sinh ở địa
phương.
Thứ ba: Rèn luyện kỹ năng sống cho HS.


Thứ tư: Phát triển các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành
mạnh trong nhà trường.
Thứ năm: Chăm sóc, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng
của quốc gia và địa phương.
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” có phần lớn nội dung trong học phần
“Công dân với đạo đức”. Các hoạt động nhằm xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, tạo
điều kiện cho hoạt động dạy và học, giúp HS tự tin, chủ động, rèn luyện kỹ năng trong hoạt
động tập thể góp phần rèn luyện đạo đức, hình thành nhân cách. Hoạt động này hỗ trợ cho
tri thức được giảng dạy trong học phần “Công dân với đạo đức”. Những phạm trù đạo đức,
kỹ năng trong hoạt động, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc được cụ thể bằng những
việc làm thiết thực nhằm xây dựng môi trường học tập lành mạnh, an toàn.

Việc kết hợp đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa đến nội dung phần “Công dân với đạo đức”
của Ban giám hiệu nhà trường, xem đây là một trong những nội dung phải được giảng dạy,
tuyên truyền, giáo dục qua dạy học môn GDCD. Thấy được mối liên hệ giữa nội dung giảng
dạy và xây dựng trường học thân thiện, nhà trường cùng phối hợp với nhóm chuyên môn có
những hoạt động trọng tâm, điển hình đi sâu vào nội dung giáo dục. Các hoạt động mang
tính liên tục: “Giáo dục kỹ năng sống”, “Giáo dục sức khỏe sinh sản”, “Nói không với ma
túy”, “Nói không với bạo lực học đường ”… cần được phối hợp với nhóm chuyên môn
GDCD. Những hoạt động trên không chỉ mang tính chất tuyên truyền mà còn là những hoạt
động mang ý nghĩa thực hành, rèn luyện qua nội dung bài học đạo đức, có kiểm tra, đánh
giá. Qua nhiều hoạt động, kết quả của sự đánh giá phản ánh chất lượng giáo dục một cách
toàn diện. Kết hợp hai nội dung trên mang lại hiệu quả cho quá trình GDĐĐ, tránh sự chồng
chéo, lập đi lập lại một cách nhàm chán giữa các tiết học.
Phối hợp giáo dục đồng bộ giữa dạy học phần “Công dân với đạo đức”và giáo dục
của nhà trường, sự quan tâm đúng mức của gia đình, xã hội đối với học sinh
Nhà trường với các hoạt động: giảng dạy, nuôi dưỡng và thể dục thể thao, văn hóa, văn
nghệ…tạo điều kiện tốt nhất để HS an tâm học tập. Tuy nhiên, GDĐĐ cho HS chưa có sự
quan tâm đúng mức từ xã hội. Các giải pháp nhà trường đề ra nhằm tìm cách tháo gỡ, giải
quyết thực trạng suy thoái đạo đức đang diễn ra, nhưng chưa có kế hoạch hay nội dung cụ
thể. Một số bộ phậm HS sống xa nhà, thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình, phó mặc tương
lai con mình cho nhà trường. Điều này, không tạo nên tính thống nhất, đồng bộ trong
GDĐĐ. Vì thế, hiệu quả mang lại trong công tác GDĐĐ không cao. Giữa nhà trường, gia
đình, xã hội và hoạt động dạy học phải có sự kết hợp, liên kết với nhau tạo nên sự đồng bộ,


×