Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học ở trường THPT trần phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.19 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Trần Phú
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HỌC SINH BỎ HỌC
Ở TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

Người thực hiện: Hà Xuân Văn
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016-2017


BM02-LLKHSKKN



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Hà Xuân Văn
2. Ngày tháng năm sinh: 17/8/1962
3. Nam, nữ:

Nam

4. Địa chỉ: Trường THPT Trần Phú
5. Điện thoại:0613.726006 (CQ)/ 0613726632 (NR); ĐTDĐ: 0988863905
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Hiệu trưởng
8. Nhiệm vụ được giao: Phụ trách công tác quản lý nhân sự, tổ chức điều hành
các hoạt động chung trong nhà trường; dạy Toán lớp 12a4
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Toán
- Năm nhận bằng: 1983
- Chuyên ngành đào tạo: ĐH Sư phạm Toán
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy toán THPT
Số năm có kinh nghiệm: 34 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Sử dụng phương pháp toạ độ để giải các bài toán hình học không gian.
+ Một số biện pháp thúc đẩy việc sử dụng trang thiết bị trong giảng dạy ở

trường THPT Trần Phú

2


BM03-TMSKKN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HỌC SINH BỎ HỌC
Ở TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trường THPT Trần Phú được xây dựng mới hoàn toàn trên diện tích
10.000m2 thuộc địa phận xã Suối Tre, đây là ngôi trường có kiến trúc đẹp, trang
nhã giữa vườn cây xanh tốt, quanh năm phủ bóng mát, khung cảnh yên bình và
thân thiện. Khác với đa số các trường THPT khác, trường có một không gian yên
tĩnh, xung quanh không có hàng quán, không ồn ào bởi tiếng xe cộ rất phù hợp với
môi trường giáo dục.
Một ngôi trường với vẻ hấp dẫn như vậy nhưng nhiều năm gần đây trường
gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh. Kể từ năm 2010-2011, trường luôn
tuyển sinh không đạt chỉ tiêu (mặc dù chỉ tiêu rất khiêm nhường), do đó phải tuyển
hết tất cả các hồ sơ đăng ký dự tuyển, theo đó một tỷ lệ không nhỏ học sinh có lực
học yếu được tuyển vào. Hệ quả tất yếu là tập thể sư phạm nhà trường phải rất vất
vả trong hoạt động dạy – dỗ, và số học sinh yếu ấy sau một thời gian không đáp
ứng được nội dung chương trình giáo dục phổ thông nên đã phải nghỉ học hoặc
chuyển sang học nghề.
Một trong những nguyên nhân tuyển sinh không đủ chỉ tiêu là do vị trí địa lý
của trường chưa phù hợp: trường đặt trong khu vực cao su, mật độ dân cư thấp, xa
trung tâm…
Số lượng học sinh vơi đi sau mỗi năm học ở trường THPT Trần Phú là con
số đáng giật mình, có năm sĩ số cuối năm giảm hơn 100 học sinh vì mọi nguyên
nhân. Mặc dù nhà trường đã có những biện pháp ngăn chặn việc giảm sĩ số của học

sinh nhưng các biện pháp đó chưa thật sự có hiệu quả, nó mang tính giải pháp tình
thế và hành chính, chưa được tìm hiểu, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng.
Việc giảm sĩ số học sinh nhiều đồng nghĩa với hiệu quả đào tạo của nhà
trường thấp, bên cạnh đó về mặt xã hội nó để lại nhiều vấn đề rất quan trọng phải
giải quyết. Nếu học sinh chuyển trường hoặc đi học nghề thì không có vấn đề gì
phải suy nghĩ, vì đó cũng chính là sự phân luồng học sinh theo chủ trương của Nhà
nước. Song học sinh bỏ học thì vấn đề lại trở nên nghiêm trọng. Trước hết gia đình
tốn kém tiền bạc, công sức một cách vô ích; thứ hai, người học lãng phí một quãng
thời gian trong cuộc đời, cơ hội dành cho tương lai bị thu hẹp, không bằng những
người học hành đến nơi đến chốn; thứ ba, không học hành, không nghề nghiệp là
nguy cơ của các tệ nạn xã hội; thứ tư, không có trình độ, thiếu hiểu biết thì không
đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, nhất là trong xu hướng hội nhập
với quốc tế ngày nay, điều đó cũng là một lực cản đối với sự phát triển của đất
nước…
Với những phân tích ở trên thì việc học sinh bỏ học để lại một hậu quả rất
lớn. Việc giảm bớt số lượng học sinh bỏ học có một ý nghĩa quan trọng. Vậy làm
thế nào để góp phần ngăn chặn, giảm bớt tình trạng bỏ học của học sinh là câu hỏi
3


tôi muốn tìm hiểu và muốn có câu trả lời thấu đáo. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một
số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học ở trường THPT Trần Phú”
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Ngay khi Nhà nước Việt Nam non trẻ vừa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
rất chú trọng đến vấn đề giáo dục, Người đã nói “một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu” để khẳng định muốn quốc gia thịnh vượng, phát triển thì phải có tri thức.
Người cũng thường nói “giặc đói”, “giặc dốt” để nhắc nhở đói, dốt cũng như là
một thứ giặc.
Cha ông ta có truyền thống hiếu học. Kế tục tinh thần ấy, ngày 20/02/2013,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 281/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án

“Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến
năm 2020”
Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương
khoá XI về thay đổi căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong đó có nội dung:
“Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục
trung học phổ thông và tương đương”.
Điều lệ trường phổ thông quy định rõ các hoạt động trong nhà trường, trách
nhiệm, quyên lợi của giáo viên; quyền và nghĩa vụ của học sinh; quy định quan hệ
giũa nhà trường, gia đình vã xã hội...
Xác định thực trạng giáo dục Việt Nam trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT đã phát động trong toàn ngành thực hiện phong trào “trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
Xác định đúng tầm quan trọng và vai trò của ngành giáo dục trước nhân,
trước xã hội về vấn đề học sinh bỏ học, Sở Giáo dục – Đào tạo Đồng Nai, UBND
TX Long Khánh đã có những công văn chỉ đạo các cở sở giáo dục tìm mọi biện
pháp để ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ, sở Giáo dục và của các cấp chính
quyền địa phương, trường THPT Trần Phú đã tích cực xây dựng các giải pháp
nhằm hạn chế việc bỏ học của học sinh như khi học sinh bỏ học thì đến nhà vận
động; giao trách nhiệm cho GVCN đảm bảo sĩ số của lớp… Tuy nhiên những giải
pháp vừa nêu trên chỉ là giải pháp phần ngọn, chưa đi đúng vào trọng tâm của vấn
đề, chưa có sự tìm hiểu nguyên, nguồn gốc của vấn đề. Vì vậy, hiệu quả đem lại
còn hạn chế, chưa xứng với công sức bỏ ra.
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả các biện pháp đã áp dụng, tôi đã lấy số liệu
học sinh bỏ học của 3 năm trước bao gồm số học sinh bỏ học, các nguyên nhân bỏ
học, nguyên nhân nào có tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất, nguyên nhân nào là bất
khả kháng. Từ các nguyên nhân đó thì giải pháp đã áp dụng như thế nào, hiệu quả
tới đâu?
Bảng sau đây là số liệu đã thống kê được:
4



Trong đó bỏ học vì nguyên nhân

Nguyên
nhân
khác

Năm học

Số HS
bỏ học

Hoàn
cảnh khó
khăn

Học
yếu

Xa
trường

Ham chơi

Cha, mẹ
không
quan tâm

2014-2015


90

11

46

20

8

3

2

2015-2016

74

14

38

17

3

2

2


Kết quả vận động học sinh quay trở lại trường lớp:
Số học sinh trở lại học sau khi được vận động

Năm học

Số HS
trở lại
học/ số
bỏ học

Hoàn
cảnh khó
khăn

Học
yếu

Xa
trường

Ham chơi

Cha, mẹ
không
quan tâm

2014-2015

12/90


3

5

2

2

0

0

2015-2016

10/74

5

3

1

0

1

0

Nguyên

nhân
khác

Từ bảng thống kê trên cho thấy học sinh bỏ học nhiều vì các nguyên nhân
sau chủ yếu sau: Học yếu, xa trường và có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn.
Một số bỏ học vì ham chơi (nghiện game, bị bạn bè không còn đi học rủ rê), một
số khác cha mẹ mãi lo làm ăn, không để ý đến học hành của con cái, khi con vi
phạm nội quy nề nếp của nhà trường thì thiếu sự phối hợp, cho con muốn học thì
học, không học thì thôi; những mặt trái của xã hội ngược với những gì nhà trường,
thầy cô dạy dỗ; học xong cao đẳng, đại học thất nghiệp trong khi các khu công
nghiệp ở Long Khánh đang cần nhiều lao động và mức lương cao cũng là nguyên
nhân tác động đến nhận thức, suy nghĩ của cha mẹ và học sinh; số còn lại ở một vài
nguyên nhân khác như cha mẹ ly hôn, gia đình bất hoà, sa vào yêu đương, tình
cảm…
Khi có học sinh bỏ học thì biện pháp thông thường là đến nhà học sinh vận
động đi học trở lại. Kết quả thu được là rất ít học sinh trong số đó quay trở lại học
hoặc có quay trở lại thì sau đó lại tiếp tục bỏ học. Rõ ràng đây là biện pháp hết sức
thụ động và dùng chung cho mọi trường hợp nghỉ học, thay vì phải tìm hiểu kỹ
nguyên nhân bỏ học, tuỳ từng trường hợp mà có giải pháp phù hợp để lôi kéo học
sinh quay trở lại trường lớp như vậy giải pháp mới mang tính khoa học và bền
vững hơn.
Tại sao không chủ động phát hiện sớm những học sinh có nguy cơ bỏ học để
có để có những giải pháp phù hợp để tác động hoặc trợ giúp kịp thời cho học sinh
đó ngay? Đây là một trong những vấn đề đặt ra và phải được quan tâm đúng mức.
Việc học sinh của nhà trường bỏ học với số lượng lớn trong một số năm trở
lại đây khiến tôi thấy day dứt. Nhất là sau mỗi cuối năm học khi so sánh số học
sinh ở đầu năm học và số học sinh ở cuối năm học. Phải tìm hiểu một cách nghiêm
5



túc, thấu đáo nguyên nhân vì sao. Tôi đã ấp ủ điều này từ những năm trước nhưng
chưa có thời gian để thực hiện.
Trên cơ sở các giải pháp đã có, từ việc nghiên cứu khoa học và thực tiễn của
bản thân trong đề tài này tôi muốn tìm hiểu, phân tích, cải tiến để với mục đích vận
dụng một các sâu sắc hơn, đồng thời bổ sung thêm một số giải pháp nhằm mang lại
hiệu quả tốt hơn cho hoạt động này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Từ những phân tích trên tôi đưa ra các giải pháp sau:
1. Giải pháp 1: Rà soát, thông kê số lượng học sinh có nguy cơ bỏ học
ngay từ đầu năm học, phân loại từng đối tượng học sinh
Bước 1: Lập phiếu khảo sát các đối tượng học sinh để phát hiện những
trường hợp cần được quan tâm giúp đỡ.
Ngay từ đầu năm học tổ chức cho GVCN nắm bắt các đối tượng học sinh có
hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, hoàn cảnh gia đình, địa bàn dân cư và những đặc
điểm riêng biệt khác (cá tính, tâm lý, sở thích …). Đối với học sinh khối 11, 12 thì
GV có thể tìm hiểu thông qua GVCN của lớp cũ. Công việc này hoàn thành sau
tuần học thứ hai của năm học; đối với học sinh khối 10 hoàn thành khảo sát sau
tuần thứ 4 năm học.
Sau đây là mẫu phiếu khảo sát các đối tượng học sinh:
PHIẾU KHẢO SÁT
Họ tên học sinh: …………………………………………..Lớp…
Họ tên cha: ……………………………………………….
Sinh năm………………….Nghề nghiệp…………………
Họ tên mẹ
Năm sinh…………………Nghề nghiệp………………….
Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………….
……………………………………………………………………………..
Với mục đích hiểu rõ hoàn cảnh của học sinh để nhà trường, thầy cô có thể
giúp đỡ em đi học một cách tốt nhất, em vui lòng điền ghi các thông tin theo mẫu
sau:

1. Hoàn cảnh kinh tế gia đình
Khá

Trung bình

Khó khăn

Rất khó khăn









2. Khoảng cách từ nhà đến trường: ………km
3. Đường đến trường
6


Dễ đi

Khó đi

Rất khó đi








Xe buýt

Xe gắn máy

Xe đạp

Cha mẹ đưa









4. Phương tiện đến trường

5. Môn học nào em không thích nhất?
Toán Văn AV












Hoá Sinh Công Tin
nghệ









Sử

Địa





GDCD TD






QP



6. Ngoài việc học tập em cần sự giúp đỡ nào khác:
………………………………………………………………………………...
Từ phiếu khảo sát các đối tượng học sinh, kết hợp với báo cáo của giáo viên
chủ nhiệm (sau khi nghiên cứu học bạ) lọc ra được danh sách học sinh cần được
quan tâm, đó là những học sinh có học lực yếu, HK trung bình; những học sinh có
hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn; những học sinh ở xa trường (Xuân Bảo, Xuân
Phú, Xuân Thiện, Xã Lộ 25, Suối Nho…) những học sinh có vấn đề về cha, mẹ…
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tiếp cận để nắm bắt cụ thể vấn đề của từng em,
đồng thời từ các kênh thông tin khác phát hiện thêm các trường hợp mà học sinh
ngại không nêu ra trong phiếu điều tra.
Kết quả khảo sát thu được số học sinh có nguy cơ bỏ học ở mỗi lớp như sau:
TT

Lớp

1

10A1

2

10A2

3

Nguy cơ

Học lực yếu

Xa trường

Hoàn cảnh
gia đình

Nguyên
nhân khác

6

5

3

4

4

10A3

4

5

3

4


10A4

4

6

2

5

10A5

3

7

4

6

10A6

6

8

3

7


10A7

5

6

4

8

11A1

7

5

2

9

11A2

3

6

3

2


10

11A3

3

7

2

1

11

11A4

2

6

3
7


TT

Lớp

Nguy cơ
Học lực yếu


Xa trường

Hoàn cảnh
gia đình

Nguyên
nhân khác

12

11A5

2

7

2

2

13

11A6

2

6

3


14

11A7

3

7

3

1

15

12A1

5

1

2

16

12A2

2

7


2

1

17

12A3

2

6

4

1

18

12A4

4

8

2

2

19


12A5

4

6

2

1

20

12A6

6

4

2

GV Theo dõi các dấu hiệu bất thường trong các buổi học như hay nghỉ học
nhiều, chán học, học sa sút, hay ngủ gật hoặc có những biểu hiện bất cần, thường
vi phạm nội quy…
Xây dựng mạng lưới học sinh tích cực để nắm bắt thông tin từ phía học sinh
có nguy cơ bị học như: than vãn chán học (vì buồn chuyện gia đình bất hoà, vì ghét
giáo viên nào đó, vì nhà nghèo phải đi làm kiếm tiền…), tâm sự với bạn sẽ nghỉ
học vv.
Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm đến thăm nhà học sinh trong danh sách đã lập
ra.

Việc làm này rất có ý nghĩa: vừa tạo được sự quan tâm, gần gũi, thân thiện
ban đầu qua đó gắn kết được mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình, đồng thời
lại nắm được tình hình thực tế của học sinh để từ đó xây dựng kế hoạch giúp đỡ.
Bước 3: Lập kế hoạch giúp đỡ
a. Đối tượng học sinh có lực học yếu
Giáo viên chủ nhiệm cung cấp cho GVBM danh sách đã thống kê được.
Trong tiết dạy của mình, GVBM cần lưu ý không tạo ra áp lực đối với các học sinh
này; cần thể hiện sự quan tâm thông qua lời thăm hỏi; dành những câu hỏi, kiến
thức đơn giản nhất cho các em, gợi ý, định hướng nội dung trả lời, khen, động viên
khi có câu trả lời đúng.
Giao GVCN liên hệ với cha mẹ học sinh, thông tin cho phụ huynh biết thời
khoá biểu, giờ học trái buổi; thời gian tự học buổi tối ở nhà phải bao nhiêu tiếng thì
mới có thể đáp ứng cho buối học ngày mai.
GVCN đã chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn của lớp nhờ dạy kèm
(miễn phí, ngoài giờ phụ đạo của nhà trường) cho một số học sinh mất căn bản như
12A2, 12a4, 12a6, 11A5, 11a7, 10a6, 10a7 dạy các môn Toán, Văn, Hoá, Tiếng
Anh.
8


Sau thời gian học từ đầu năm đến giữa tháng 10, một số học sinh học quá
yếu (gần như không biết gì) nhà trường mời phụ huynh lên trao đổi để tìm giải
pháp tốt nhất cho các em theo hướng: 1. nhờ bạn, nhờ thầy dạy kèm; 2. chuyển qua
lạo trường vừa dạy văn hoá vừa học nghề vì đây cũng chính là mục tiêu phân luồng
của Nhà nước; 3. xác định theo học nhưng có thể sẽ phải lưu ban lại để học cho tốt
hơn.
b. Đối tượng học sinh ở xa trường thuộc các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ,
Thống Nhất hoặc các xã Bàu Sen, Bình Lộc của TX Long Khánh
Những học sinh ngoài TX Long Khánh học tại trường phần lớn là do các em
không trúng tuyển tại các trường THPT huyện nhà. Ở mỗi địa phương có một vài

em lại ở rải rác nên không có nhà xe nào chịu hợp đồng đưa rước học sinh.
Nếu các em không ở trọ thì tìm hiểu để biết các em đến trường bằng phương
tiện nào: xe buýt, xe gắn máy, xe đò hay phụ huynh đưa đón. Đây là những trường
hợp GVCN phải liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh thông qua điện thoại, vì
những trường hợp này thường hay đi trễ. Tuỳ từng trường hợp mà có sự động viên
giúp đỡ. Nếu học sinh đến trường bằng xe buýt thì có những buổi học bị trễ từ 3
đến 5 phút, đây là yếu tố khách quan nên linh động giải quyết cho các em vào học
bình thường (những trường hợp đi trễ khác thường bị cờ đỏ trường trừ điểm thi
đua, lặp lại nhiều lần thì xử lý ở mức cao hơn). Nếu các em đi bằng xe gắn máy thì
linh động giải quyết cho các em trong những ngày mưa gió, thời tiết bất thường.
Nếu các em ở trọ thì kết hợp với công an xã Suối Tre xác định địa chỉ ở trọ
để theo dõi và đến chỗ trọ của các em để nắm tình hình (thường thì ở trọng tại các
nhà trọ gần trường nên giáo viên cưng có những thuận tiện khi đến thăm các em)
c. Đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế
Những trường hợp này thì chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm một mặt phải tế nhị
khi nhắc nhở các khoản thu, mặt khác lập kế hoạch hỗ trợ để giảm bớt chi phí như
tặng SGK cũ, tập viết, đóng giúp một phần tiền Bảo hiểm y tế, giảm tiền quỹ Hội
cha mẹ học sinh, tìm kiếm các mạnh thường quân tặng học bổng…
Từ những giải pháp trên, trong Hội nghị Cha mẹ học sinh GVCN đã vận
động chi hội cha mẹ học sinh của lớp đóng góp tiền hỗ trợ mua Bảo hiểm Y tế,
tặng tập cho học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn của lớp (riêng lớp 11A7 còn
lập được quỹ hỗ trợ từng tháng cho 02 học sinh). Bên cạnh đó nhà trường cũng
miễn giảm cho một số khoản tiền khác: quỹ hội, hồ sơ biểu mẫu, học phí tăng
tiết… đồng thời vận động CB-GV, NV đóng góp quỹ giúp đỡ học sinh nghèo (năm
học 2016-2017 vận động được 7.600.000 đồng)
d. Đối với những trường hợp cá biệt khác như ra yêu sách với cha mẹ (do từ
trước luôn được cha mẹ chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu) nhưng không được
đáp ứng; cha mẹ ly hôn; gia đình bất hoà; tác động xấu từ xã hội v.v …thì cần phải
tốn nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, thông cảm, chia xẻ, trao đổi, động viên và phải
tác động nhiều vào tư tưởng. Những trường hợp này cần có thêm sự góp sức của

giáo viên bộ môn, nhất là những giáo viên có thâm niên trong nghề được học sinh
quý trọng.
9


Qua quá trình thực hiện đã vận động được một số em trở lại học tập như
12A3 vận động được 02 học sinh, 11A1 được 01 học sinh, 11A7 được 01 học sinh,
10A2 được 01 học sinh, 10A6 được 02 học sinh, 10A7 được 01 học sinh…
2. Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp giảng dạy; quan tâm, động viên
các đối tượng học sinh; tạo môi trường giáo dục thân thiện; tổ chức các hoạt
động văn nghệ, thể dục thể thao; các hoạt động mang tính chất học mà chơi,
chơi mà học.
“Chương trình học ở một số môn còn nặng, cách giảng dạy và kiểm tra
nhiều môn còn nặng về đọc chép, học thuộc lòng để đối phó thi, kiểm tra. Trình độ
giáo viên còn hạn chế, nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức hỗ trợ các em học yếu
kém, nên các em học yếu ngày càng yếu hơn, chán học, bỏ học.” (trích Văn bản số
4302/BGDĐT-VP ngày 16/5/2008 v/v Báo cáo tình hình học sinh phổ thông bỏ học
và các giải pháp khắc phục).
Từ nhận định trên cho thấy tác động đến tình trạng học sinh bỏ học còn đến
từ chính ngành giáo dục, vì vậy bản thân các nhà trường, thầy cô cũng phải xem
đây là trách nhiệm không của riêng ai, phải nỗ lực thực hiện để khắc phục những
hạn chế trên.
a. Đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá
Hiệu trưởng đã chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng nội dung chương
trình sát với đối tượng học sinh: Ưu tiên lựa chọn các kiến thức cơ bản trong bài
dạy hoặc theo chuyên đề, dạy kỹ, học kỹ; các nội dung khó hoặc mang tính chất
hàn lâm chỉ hướng dẫn, giới cho học sinh có mức học trung bình trở xuống còn học
sinh khá, giỏi thì được giảng dạy kỹ để phát triển tư duy cho các em.
Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để bài dạy trực
quan, dễ hiểu, lôi cuốn và hấp dẫn hơn. Những tiết dạy công nghệ thông tin không

hiệu quả thì tổ trưởng chuyên môn không duyệt.
Bài kiểm tra được tổ/nhóm chuyên môn thảo luận và xây dựng ma trận chu
đáo, có phân loại được đối tượng học sinh nhưng phần nhận biết, thông hiểu chiếm
tỷ lệ tối thiểu 60%. Việc cho điểm kiểm tra thường xuyên được xác định theo
hướng tích luỹ, nghĩa là giáo viên có thể cho điểm sau một số lần các em tham gia
phát biểu xây dựng bài hoặc có thể tự hoàn thành kiến thức sau một nhóm bài theo
yêu cầu của giáo viên. Bên cạnh đó giáo viên cũng giao nhiệm vụ theo nhóm học
sinh và cho điểm theo nhóm sau khi đã kiểm tra kết quả hoạt động của mỗi thành
viên trong nhóm.
Những hoạt động trên đã có kết qua tốt. Đó là học sinh thấy nội dung bài
học vừa sức; tự giác, chủ động xung phong xây dựng bài; phấn khởi vì được thầy
cô ghi nhận sự tich cực của bản thân thông qua lời khen, điểm số; tự tin khi làm bài
kiểm tra; giảm bớt số học sinh có tư tưởng chán học.
b. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông; ma
tuý học đường; phòng chống bạo lực học đường; giáo dục sức khoẻ vị thành niên;
giáo dục kỹ năng sống.
10


Nhà trường mời cán bộ phòng Tư pháp, công an giao thông, công an phòng
chống ma tuý, Trung tâm Y tế thị xã Long Khánh tham gia cố vấn, đổi mới hình
thức tuyên truyền như sân khấu hoá, tổ chức đố vui, thi xử lý tình huống…và đã
tạo được sự thu hút học sinh.
c. Đoàn trường, công đoàn tổ chức các hoạt văn hoá văn nghệ, trò chơi dân
gian; thi nấu ăn, thi cắm hoa, hội chợ ẩm thực; tổ chức trò chơi “Rung chuông
vàng”; thi đấu bóng chuyền, cầu lông. Các hoạt động này đã tạo sân chơi bổ ích
cho học sinh, phát huy được khả năng vốn có của các em mà trong giờ học văn hoá
các em không có cơ hội để “trổ tài”. Những hoạt động như thế các em rất hăng say,
không những được giảm áp lực trong học tập mà còn tạo ra được môi trường thân
thiện, tạo được sự gắn kết bạn bè với nhau, yêu trường, yêu lớp hơn, tư tưởng bỏ

học cũng vì thế mà giảm đi.

Hình ảnh HĐ ngoại khoá (sân khấu hoá các tác phẩm văn học)

11


Sản phẩm thi cắm hoa

Hội diễn văn nghệ

d. Phát huy vai trò của học sinh
Đối với các em học sinh đã bỏ học hoặc có tư tưởng muốn bỏ học thường bi
quan, chán nản và thiếu tự tin ở bản thân mình. Nhà trường đã có nhiều buổi sinh
hoạt chủ nhiệm bàn về vấn đề học sinh bỏ học. Một trong những giải pháp được
Ban giám hiệu đưa ra là giáo viên chủ nhiệm phải tạo ra được môi trường thân
thiện, khéo léo lôi cuốn những đối tượng học sinh này vào các hoạt động tập thể
của lớp, khích lệ và phát huy khả năng của em, đề cao vai trò trong các hoạt động
12


phong trào của lớp như trang trí lớp học, làm báo tường, tập văn nghệ... Làm cho
em thấy sự tham gia của em là vô cùng cần thiết để lớp được thành công trong
cuộc thi vv…

Học sinh tự trang trí lớp học

Giải pháp này, theo báo cáo của giáo viên chủ nhiệm là có nhiều chuyển
biến tich cực. Chẳng hạn: Lớp 12a4 có học sinh chán chường, tư tưởng dao động
tự tách mình ra khỏi các hoạt động của lớp, muốn nghỉ học nhưng khi giáo viên

chủ nhiệm động viên tham gia biểu diễn võ thuật trong một chương trình hoạt động
ngoại khoá và được bạn bè, thầy cô khen ngợi thì sau đó tinh thần của em phấn
chấn hẳn lên, tích cực tham gia các hoạt động khác của lớp, hay một học sinh lớp
10a6 chán học nhưng gia đình bắt phải đi học, em đến lớp chỉ chọc phá bạn bè. Khi
được giáo viên chủ nhiệm động viên tham gia cuộc thi nấu ăn và đạt giải, được các
bạn khen ngợi thì đã thay đổi tư tưởng, thích đi học trở lại và là thành viên tích cực
của lớp trong các phong trào. Còn nhiều trường hợp khác mà không thể nêu hết
trong phạm vi đề tài này
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Các giải pháp trên đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các nguyên nhân học
sinh của nhà trường bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học để chủ động tìm cách ngăn
ngừa, hạn chế. Trong các nguyên nhân nêu trên, có những nguyên nhân chung mà
ở các trường THPT đều có, song cũng có những nguyên nhân riêng của nhà trường
THPT Trần Phú.
Sau một năm thực hiện kết quả thu được là khả quan: số học sinh bỏ học
giảm đi, số học sinh đã bỏ học sau khi được vận động đã quay trở lại trường tiếp
tục học nhiều hơn. Đây là kết quả còn mang một ý nghĩa xã hội to lớn: giảm bớt
được một học sinh bỏ học là giảm bớt một nguy cơ tiêu cực.
13


Một số học sinh có lực học quá yếu, ham chơi được tư vấn chuyển hướng
sang học nghề, vì 100% các em ở dạng này sau một học kỳ là bỏ học. Giải pháp
này đã giúp cha mẹ các em khỏi lãng phí tiền bạc, các em không bị lãng phí thời
gian. Việc này cũng góp phần thực hiện chủ trương của Nhà nước về định hướng
phân luồng học sinh.
Hiệu quả của đề tài đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục: tỷ lệ xếp loại
học lực, hạnh kiểm loại yếu giảm nhiều; nhà trường duy trì được sĩ số học sinh,
nghĩa là tăng hiệu quả đào tạo. Qua đó nhà trường tạo được niềm tin từ phụ huynh
và nhân dân, nâng cao uy tín của nhà trường lên.

Sau đây là số liệu thống kê, so sánh với các năm học trước
* Số liệu học sinh bỏ học (sau khi đã trừ số học sinh chuyển trường, học
nghề):
Năm học

Số học sinh
đầu năm

Số HS
cuối năm

Số HS bỏ học

2014-2015

798

704

67

2015-2016

770

670

58

2016-2017


746

703

21

* Bảng thống kê học lực
Năm học

TS
HS

HỌC LỰC
GIỎI

KHÁ

TB

YẾU

SL T.lệ SL T.lệ SL T.lệ
2014-2015
20 29.
704 14
2
5
1 393
56

2015-2016
25 38.
44.
670 30 4.5
6
2 299
6
2016-2017
44.
46.
703 41 5.8 312
4 330
9

KÉM

SL T.lệ SL T.lệ
12.
87
4 5 0.7
12.
85
7 0 0.0
20

2.8

0

0.0


* Bảng thống kê Hạnh kiểm
Năm học

TS
HS

2014-2015
704
2015-2016
670
2016-2017
703

HẠNH KIỂM
TỐT

SL

T.lệ
47.
332
2
47.
321
9
57.
403
3


KHÁ

SL

TB

T.lệ SL T.lệ
35.
252
8 101
14
34.
15.
233
8 104
5
33.
232
0 62 8.8

YẾU

SL

T.lệ

19

2.7


12

1.8

6

0.9
14


IV.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Mặc dù sau khi thực hiện đề tài đã có những hiệu quả nhất định, song mục
tiêu đặt ra đối với trường THPT Trần Phú là phải giảm số học sinh bỏ học xuống
nữa để phấn đấu năm 2018, cùng với các tiêu chuẩn khác trường THPT Trần Phú
đạt chuẩn quốc gia.
Để thực hiện được các giải pháp nói trên cần phải dựa vào một lực lượng
chủ chốt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, phải có trách nhiệm, phải có tâm. Ban
giám hiệu phải kề vai sát cánh cùng giải quyết những tình huống khó khăn với giáo
viên chủ nhiệm, phải có sự động viên, khích lệ thầy cô. Mỗi một học sinh không
bỏ học là một thành công, là một niềm vui nhưng cũng tốn hết bao thời gian công
sức. Bên cạnh đó cần có sự góp sức của đội ngũ giáo viên, các tổ chức đoàn thể
trong nhà trường như Đoàn thanh niên CSHCM, công đoàn, Hội khuyến học, Hội
cha mẹ học sinh… nói rộng ra, cần có sự chung tay của toàn xã hội.
Đề tài được áp dụng trong phạm vi trường THPT Trần Phú và những trường
có đặc điểm tương tự: địa điểm trường xa khu vực trung tâm, tuyển sinh khó khăn,
chất lượng đầu vào không cao, xa trường và có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Với những trường có những khó khăn như trên, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực
của trường là chính thì đề nghị các cấp lãnh đạo cũng quan tâm theo dõi nhiều hơn
để động viên, khich lệ, vì những trường như vậy thường không được đánh giá cao
và không được chú ý khi xét thi đua.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ghi tài liệu tham khảo theo thứ tự được sử dụng trong nội dung sáng kiến
kinh nghiệm. Cách ghi theo hướng dẫn tại phần Một số điểm cần lưu ý kèm theo
Mẫu này.
1. Nghị Quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương
khoá XI về thay đổi căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, và trường có
nhiều cấp học
3. Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017
của ngành Giáo dục.
4. Văn bản số 4302/BGDĐT-VP ngày 16/5/2008 v/v Báo cáo tình hình học
sinh phổ thông bỏ học và các giải pháp khắc phục.
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

15


Hà Xuân Văn
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT Trần Phú
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
………………………………, ngày
tháng
năm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2016-2017
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ nhất
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học ở trường

THPT Trần Phú
Họ và tên tác giả: Hà Xuân Văn

Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị: Trường THPT Trần Phú
Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và
Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng
kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2.

16


GIÁM KHẢO 1
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT Trần Phú
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
…………………………………….,, ngày
tháng
năm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016-2017
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ hai
–––––––––––––––––


Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học ở trường

THPT Trần Phú
Họ và tên tác giả: Hà Xuân Văn

Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị: Trường THPT Trần Phú.
Họ và tên giám khảo 2: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 2 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo;
ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 2 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền
trước Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị.

17


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT Trần Phú
–––––––––––

GIÁM KHẢO 2
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
................................, ngày
tháng
năm

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016-2017
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp hạn chế học sinh bỏ học ở trường

THPT Trần Phú
Họ và tên tác giả: Hà Xuân Văn Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị: THPT Trần Phú
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)

- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác: ........................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban 

Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực
hiện tại đơn vị, được Hội đồng khoa học, sáng kiến đơn vị xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại
theo quy định.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền,
đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm.

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ

18



(Ký tên và ghi rõ họ tên)

họ tên và đóng dấu của đơn vị)

19



×