MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
NỘI DUNG
Mục lục
Phần I: Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phần II. Nội dung
Cơ sở lí luận
Thực trạng
Phần III: Các biện pháp thực hiện
TRANG
01
02
02
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn não bộ trẻ phát triển mạnh nhất, các
tế bào thần kinh đang hoàn thiện về số lượng và chất lượng thì thời kỳ từ 0 đến 3
tuổi não bộ đã phát triển 75 %. Trẻ đã có khái niệm ghi nhớ thông tin rất tốt.
1
trong thời kỳ này, não bộ của trẻ phát triển rất nhanh và mạnh mẽ. Và sự phát
triển này có thể chậm lại, hoặc được tiến triển nhanh hơn, nhờ có các tác động.
Chăm sóc giáo dục trẻ trong thời kỳ này quyết định đến sự hình thành tính cách
và năng lực của trẻ.
Thụy Điển đã coi giai đoạn mầm non là “Thời kỳ vàng của cuộc đời”. Ở
nước ta, Đảng và nhà nước luôn coi trọng giáo dục mầm non. Nhiều đề án, nhiều
chính sách đã được ra đời để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Quyết
định 161/2002/QĐ-TTG ngày 1/11/2002 của thủ tướng chính phủ về: “Một số
chính sách phát triển mầm non”. Đề án phát triển phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ em 5 tuổi và nhiều chính sách khác của nhà nước đã thể hiện sự quan tâm sâu
sắc của Đảng và nhà nước giành cho giáo dục mầm non.
Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển
kinh tế xã hội một cách mạnh mẽ thì việc cần thiết phải đào tạo những con người
nhanh nhẹn, thông minh, linh hoạt và có sức sáng tạo cao.
Tuy nhiên, thực tế ở trường mầm non hiện nay còn gặp rất nhiều khó
khăn, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, chưa thực
sự đáp ứng được sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Là một nhà quản lý, tôi xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu của ngành đề ra,
tôi nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của ngành nói
chung và đối với trường tôi đang công tác nói riêng là vô cùng cần thiết. Muốn
vậy thì cần thiết phải có sự bứt phá, phải mạnh dạn đổi mới về công tác quản lý
chỉ đạo để nhanh chóng đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường
ngày càng phát triển, đáp ứng với yêu cầu chung của đất nước.
Tôi mạnh dạn nghiên cứu tìm hiểu đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ờ trường mầm non Định Tăng”.
3. Mục đích nghiên cứu.
2
Nhằm tìm ra một số biện pháp chỉ đạo để góp phần nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non.
4. Đối tượng nghiên cứu.
- Về công tác quản lý chỉ đạo để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ.
- Trẻ trong độ tuổi ở trường mầm non Định Tăng.
- Năm học 2016-2017
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra khảo sát.
- Trao đổi với đồng nghiệp, với giáo viên.
- Phương pháp thảo luận.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo điều
23 mục 1 chương 2, luật giáo dục có chỉ rõ: “Nội dung giáo dục mầm non phải
đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em. Cần phải hài hòa giữa
nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục, giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối khỏe mạnh,
nhanh nhẹn, biết kính trọng, yêu mến lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô
giáo và người trên, yêu quý anh, chị, em, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên,
yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học”.
Chính vì điều đó, cha mẹ và hững người làm công tác giáo dục, chăm sóc,
nội dung trẻ mầm non phải xác định được vị trí, vai trò nội dung và nhiệm vụ
của mình, phải suy nghĩ làm thế nào để phát triển toàn diện các mặt: thể chất,
nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kĩ năng xã hội.
Để thực hiện nội dung đó một cách hiệu quả nhất, đòi hỏi người quản lý
phải có những biện pháp đổi mới trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động
chuyên môn, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường một cách khoa
3
học, hiệu quả, phù hợp với từng độ tuổi để chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo
kịp đáp ứng được với sự phát triển của xã hội hiện nay.
2. Thực trạng.
a. Thuận lợi.
- Luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương chỉ
đạo, xây dựng khu trung tâm giáo dục mầm non, từng bước bổ sung cơ sở vật
chất, trang thiết bị để nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và bán trú một
cách đồng loạt.
- Được Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo trực tiếp các hoạt động, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên. Do vậy
nhà trường luôn bám sát chương trình, tiếp cận kịp thời những cái mới.
- Được phụ huynh quan tâm, ủng hộ nhà trường trong việc thực hiện các
hoạt động, làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
- Môi trường trong ngoài lớp sạch đẹp, thân thiện. Hàng năm đều trang bị
và bổ sung đồ dùng đồ chơi. Trong lớp đã có một số trang thiết bị hiện đại như:
Máy vi tính, ti vi to.
- Trường phân chia các lớp theo đúng độ tuổi.
- Trường tổ chức bán trú 100% trẻ đến trường.
- Trường hiện có 14 nhóm lớp với tổng số học sinh là 521 trẻ.
- Trong đó: + Nhà trẻ: 3 nhóm lớp: 95 trẻ.
+ Mẫu giáo: 11 nhóm lớp: 426 trẻ.
- Bản thân có kinh nghiệm 8 năm làm quản lý.
b. Khó khăn.
Trường thuộc địa bàn nông thôn, đời sống của nhân dân còn khó khăn, chủ
yếu là nông nghiệp. Kinh phí đầu tư cho giáo dục còn rất hạn chế. Chủ yếu là
xây dựng phòng ốc cho các trường. Tuy nhiên, phòng xây dựng cũng chưa đủ,
chưa đúng theo yêu cầu theo quy định của ngành.
4
Học sinh đi học đông, tăng nhanh so với những năm học trước, các lớp
tăng lên, trong đó khi đó việc xây dựng bổ sung phòng học của địa phương
không đáp ứng kịp thời. Vì vậy một số lớp phải học nhờ phòng chức năng vì
thiếu phòng.
Đội ngũ giáo viên còn thiếu so với quy định. Nếu theo quy định
3185/UBND Tỉnh ngày 23 tháng 8 năm 2016 thì còn thiếu 11 giáo viên còn theo
lớp thực tế nhà trường có 14 lớp mà chỉ có 25 giáo viên, không đủ 2 giáo viên/
lớp. Do vậy rất khó khăn trong việc tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ. Đây là yếu tố
rất quan trọng cản trở việc đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đi lên. Nhiều
giáo viên đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất
lượng chung của nhà trường.
Giáo viên trẻ ít kinh nghiệm, giáo viên có tuổi nhiều kinh nghiệm nhưng
để đáp ứng với việc áp dụng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, trong giảng
dạy thì còn hạn chế.
Chất lượng giáo viên chưa đồng đều.
- Đối với công tác bán trú.
Người nấu bếp do nhân dân đóng góp tiền thuê. Do vậy, với địa bàn nông
thôn, phụ huynh chỉ có thể trả cho nhân viên nấu bếp từ 1.700.000đ- 2.000.000đ/
tháng. Chính vì vậy, không thể thuê được những người có trình độ nấu ăn theo
đúng tiêu chuẩn.
Tôi tiến hành khảo sát tình hình, điều tra thực trạng.
Bảng 1: Chất lượng đội ngũ
Năm
học
TS
CB
GV
20152016 30
Trình độ CM
ĐH
26
CĐ
1
TC
3
XL theo Chuẩn nghề
nghiệp
Xuất
sắc
9
Khá
20
Trung
bình
1
Yếu
0
Kết quả xếp loại thi
đua
CST
Đ
2
Lao
động
tiến
tiến
2
SKKN
huyện,
tỉnh
9
Hội
thi
cấp
huyện
Giải
nhì
5
Bảng 2: Chất lượng học sinh
Năm
học
Đối
tượng
ST
20152016
NT
MG
67
411
Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
Cân nặng
Chiều cao
Bình thường Nhẹ cân
Bình thường Thấp còi
SL
%
SL
%
Sl
%
SL
%
64
95.5
3
4.5
63
94
4
6
395
96
16
4
392
95.3
19 4.7
CL giáo dục
Đạt
Chưa đạt
SL
%
64 95.5
398 96.8
SL
3
13
%
4.5
3.2
Qua khảo sát, đánh giá tình hình thực tế tôi thấy tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng
còn cao, tỉ lệ trẻ đạt về chất lượng giáo dục còn thấp, xuất phát từ thực trạng trên
tôi đã tìm ra một số biện pháp như sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình thực
tế của nhà trường để giải quyết tốt vấn đề bất cập về đội ngũ và cơ sở vật
chất.
Xây dựng kế hoạch là một biện pháp rất quan trọng, tính kế hoạch là đặc
trưng của quản lý, và quản lý bằng kế hoạch là phương pháp chủ đạo của quản
lý.
Trước thực trạng với những khó khăn mà nhà trường gặp phải, tôi đã xây
dựng kế hoạch ngay trước thềm năm học với nội dung .
- Phân công giáo viên đứng lớp phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, phù
hợp với năng lực của từng người.
- Nhà trường còn thiếu giáo viên, thiếu lớp học. Tôi phải dồn lớp, số lượng
học sinh đông hơn quy định .
- Đối với khối mẫu giáo lớn là đầu ra của bậc học, hơn nữa để đảm bảo
chất lượng phổ cập giáo dục mầm non, chuẩn bị hành trang tốt nhất cho trẻ vào
lớp 1. Tôi xếp 2 giáo viên/ lớp. Trong đó các giáo viên được phân công chủ
6
nhiệm lớp có năng lực, có kinh nghiệm, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin
tốt.
- Đối với khối nhà trẻ và mẫu giáo bé, đây là 2 độ tuổi cần sự chăm sóc,
nuôi dưỡng tốt, cẩn thận, tit mỉ. Vì vậy cũng cần phải bố trí 2 giáo viên/ lớp.
Giáo viên phụ trách của 2 độ tuổi này là những giáo viên chăm chỉ, cẩn thận và
nhẹ nhàng.
- Đối với khối mẫu giáo nhỡ, các cháu đã bước đầu biết tự phục vụ và đã
qua mẫu giáo bé nên nề nếp tốt hơn.Vì vậy với thực trạng thiếu giáo viên, tôi
phân công 1,5 cô/ lớp.
- Với các nội dung khác tôi cũng đưa ra mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể. Ra
quyết định thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức cá nhân trong
nhà trường:
+ Về nuôi dưỡng, chăm sóc: Thành lập tổ nuôi dưỡng, cử 1 đồng chí đảng
viên phụ trách và theo dõi, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, các hoạt động của
nhà bếp. Tuyển ít nhất 3 người có chứng chỉ nấu ăn, có kế hoạch bồi dưỡng cho
nhân viên nấu bếp làm quen với các món ăn của trẻ, kiến thức vệ sinh an toàn
thực phẩm.
+ Về giáo dục: Thành lập tổ chuyên môn, chọn giáo viên có trình độ năng
lực, tâm huyết với nghề và có kinh nghiệm trong giảng dạy để làm tổ trưởng.
- Đề ra mục tiêu phát triển giáo dục đại trà. Đối với học sinh lớp 5 tuổi
làm tốt công tác giáo dục phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi, đánh giá theo bộ chuẩn
phát triển trẻ em 5 tuổi.
Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho các nhóm lớp, và chủ
trương xã hội hóa, tham mưu với địa phương mua sắm đồ dùng, bàn ghế dụng
cụ phục vụ công tác bán trú, công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Đăng kí nội dung đổi mới quản lý và xây dựng kế hoạch thực hiện nội
dung đó một cách hiệu quả, thiết thực.
7
* Biện pháp 2: Xây dựng mối đoàn kết, thống nhất trong nhà trường.
Tổ chức học tập chính trị để nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị cho cán
bộ, giáo viên.
Trước hết, cán bộ quản lý và đặc biệt là bản thân tôi phải gương mẫu chấp
hành nghiêm túc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, chấp
hành nghiêm nội quy của nhà trường.
Trong các cuộc họp chi bộ, họp nhà trường chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ
năm học mới, tuyên truyền đến cán bộ ý thức trách nhiệm, nêu cao bản lĩnh
chính trị, tư tưởng vững vàng, thúc đẩy lòng hăng say yêu nghề của đội ngũ giáo
viên.
Phân tích những khó khăn, tình hình thực tế của huyện nhà nói chung và
trường mầm non nói riêng để cán bộ giáo viên có chí cố gắng khắc phục và cùng
nhau phấn đấu.
Thực hiện nghiêm túc các chương trình hành động của Đảng, các chỉ thị
nghị quyết của cấp trên.
Xây dựng tập thể nhà trường thành một khối thống nhất, đoàn kết từ Ban
giám hiệu đến đội ngũ giáo viên. Chỉ có sự đoàn kết mới đủ sức mạnh để vượt
qua khó khăn, giải quyết các mâu thuẫn nhỏ ở nội bộ ( Nếu có) và xây dựng môi
trường giáo dục thân thiện, nhân văn. Điều này được thể hiện ngay trong viêc
ứng xử hàng ngày giữa cán bộ với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giữa
giáo viên với phụ huynh học sinh.
Ngoài ra, trong cách xử lý đó các tình huống trong cách thưởng phạt cũng
cần đưa mối đoàn kết lên hàng đầu. Là người đứng đầu của đơn vị cần phải tạo
ra một môi trường làm việc thoải mái về tư tưởng, có trách nhiệm nhưng không
nặng nề, tránh quan liêu.
Cán bộ quán lý phải đổi mới tư duy lãnh đạo, nhận thức rõ ràng, đúng
chức năng.
8
* Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên.
Đây là yếu tố rất quan trọng để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ. Bởi đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp thực hiện
các hoạt động mang lại hiệu quả. Các yếu tố khác mang tính gián tiếp còn đây là
yếu tố mang tính trực tiếp và có thể nó quyết định đến chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ trong nhà trường.
Khi giáo viên có kiến thức chuẩn sẽ biết điều gì là tốt, là xấu cho trẻ. Cô
có kiến thức chuẩn, sẽ truyền đạt đến trẻ một cách đúng đắn, và biết cách chăm
sóc trẻ phù hợp với từng độ tuổi.
Cần thiết phải bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về kỹ năng nghề nghiệp,
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức các hoạt động.
Hằng năm đánh giá đúng thực chất theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm
non theo quyết định số 02/2008/GĐ BGD&ĐT ngày 22/1/2008 của Bộ giáo dục
và đào tạo.
Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua:
- Các chuyên đề do cấp trên và do trường tổ chức.
- Chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên.
- Qua tài liệu, tập san, sách báo,…
- Bồi dưỡng tại chỗ thông qua kiểm tra, dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Bồi dưỡng chuyên môn thông qua các tiết dạy mẫu. Xây dựng tốt lớp
điểm.
* Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.
Có thể nói việc sinh hoạt tổ chuyên môn là điều rất cần thiết và cần phải
thực hiện một cách thường xuyên. Theo quy định tổ chuyên môn sinh hoạt 2
lần /tháng.
Tuy nhiên có thể sinh hoạt tổ đột xuất (nếu thực sự cần để bồi dưỡng tại
chỗ hoặc điều chỉnh kế hoạch hay nhắc nhở, rút kinh nghiệm).
9
- Trước hết, khi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và hiệu phó
phụ trách chuyên môn cần trao đổi trước nội dung sinh hoạt tổ, báo các với hiệu
trưởng nội dung và kế hoạch trong cuộc họp, giáo viên có thể nêu thắc mắc, yêu
cầu giúp đỡ hoặc có thể trao đổi, thảo luận về những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu.
Ngoài ra, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có thể nêu một số hoạt động
hay, sáng tạo và có hiệu quả cao để giáo viên khác học tập. Rút kinh nghiệm một
số hoạt động tổ chức còn đơn điệu hay sai lệch về kiến thức. Nhắc nhở giáo viên
thực hiện đúng quy chế chuyên môn, thực hiện nghiêm chế độ sinh hoạt một
ngày của trẻ.
- Hàng tháng, giáo viên tự đánh giá xếp loại bản thân và đồng nghiệp
thông qua các tiêu chí đã xây dựng từ đầu năm học.
- Hình thức sinh hoạt tổ cũng cần đổi mới, không cứng nhắc, đưa nội dung
các chuyên đề mà có thể một số giáo viên chưa nắm chắc vào để khắc sâu kiến
thức.
* Biện pháp 5: Khảo sát học sinh, kiểm tra đánh giá việc thực hiện
chương trình.
Có thể nói trong quản lý chỉ đạo không thể thiếu công tác kiểm tra. Đây
cũng là hoạt động khiến cho giáo viên thực hiện đúng chương trình một cách đều
đặn, thường xuyên.
Có kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Tuy
nhiên, trong những lần kiểm tra, ngoài việc đánh giá thi đua còn phải bồi dưỡng
tại chỗ cho đội ngũ giáo viên để nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ và nâng cao
kỹ năng sư nghề nghiệp.
Khảo sát dánh giá học sinh theo các mẫu phiếu của từng chủ đề. Qua quan
sát, trò chuyện với trẻ sẽ thấy được trẻ thực hiện các hoạt động đến đâu và kiến
thức trẻ tiếp thu được là gì?.
10
Qua dự giờ các nhóm lớp, sẽ đánh giá được kỹ năng của giáo viên và sự
tiếp thu, trải nghiệm của trẻ ở mỗi hoạt động, ở mỗi lĩnh vực.
Ngoài ra còn có thể đánh giá trẻ tại các buổi chơi, các hội thi, các ngày lễ
hội, các hoạt động tập thể mà nhà trường tổ chức.
*Biện pháp 6: Làm tốt công tác tham mưu với địa phương và công tác
xã hội hóa giáo dục để mua sắm bổ sung trang thiết bị cho các nhóm lớp và
nhà bếp và xây dựng khuôn viên.
Có thể nói cơ sở vật chất, trang thiết bị là một trong những các yếu tố vô
cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, là chất xúc tác để dẫn
đến một kết quả như mong đợi. Với thực tế của nhà trường, tuy vừa xây dựng
thêm khu phòng học bổ sung để trẻ học nhưng Ủy ban nhân dân xã mới chỉ xây
dựng cơ bản, không đầu tư trang thiết bị đồ dùng.
Ngay đầu năm học, những khó khăn chồng chất khó khăn, không được địa
phương đầu tư, nhân dân thì đời sống còn khó khăn, giáo viên thiếu, học sinh
đông. Qua khảo sát chất lượng trước tôi thấy những gánh nặng đè lên vai đội ngũ
cán bộ giáo viên trong trường.
Tôi đã làm tờ trình xin Ủy ban nhân dân xã hỗ trợ mua sắm bàn ghế, sạp
giường, giá góc cho các lớp mới; tham mưu với địa phương trong các cuộc họp:
Tiếp xúc cử tri, họp hội đồng nhân dân, họp dân chính mở rộng, các cuộc họp
khác,…
Và mời lãnh đạo địa phương sang dự các hoạt động thực tế bên trường.
Đầu năm, thiếu bàn ghế các cháu phải ngồi chiếu ăn, lớp học trống trơ không có
giá góc đựng đồ chơi, đồ dùng. Sự chênh lệch giữa các lớp mới và lớp cũ rõ rệt
khiến phụ huynh phản ánh rất nhiều.
Qua thăm trường và dự trực tiếp các hoạt động trong một ngày của trẻ, các
đồng chí lãnh đạo địa phương đưa ra quyết sách mua ngay bàn ghế, sạp, giá góc
để đảm bảo sinh hoạt cho trẻ.
11
Cùng thời điểm đó tôi xin chủ trương để xã hội hóa, xin phụ huynh hỗ trợ.
Qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, bằng sự cố gắng nỗ lực, được sự thể hiện qua
các báo cáo, qua phân tích và thăm thực tế nhà trường, phụ huynh đac đồng tình
rất cá sẽ ủng hộ nhà trường để mua sắm trang thiết bị.
Tôi đã cùng với ban đại diện hội cha mẹ học sinh bàn bạc và đã tiến hành
xã hội hóa để thực hiện các nội dung sau: Lắp đặt mành rèm tại các nhóm lớp
mới xây, do khu nhà hướng tây nên rất nắng nóng, mua tủ cơm nấu bằng ga, mua
sắm bếp ga, bình ga và làm lại hệ thống bếp nấu, tu sửa bếp đảm bảo về sinh,
thuận tiện cho công tác bán trú. Mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi trên các nhóm
lớp, làm giá dựng đồ trong các nhà kho, tu sửa nhà vệ sinh các lớp, đổ đất trong
khuôn viên, mua thêm 4 ti vi cho các lớp mới. Tổng xã hội hóa đầu năm được
121.000.000đ.
Hết học kỳ I, tôi cho họp phụ huynh các lớp thông báo tình hình công tác
chăm sóc và giáo dục của trẻ, đồng thời báo cáo cho phụ huynh nắm được các
việc mà nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh đã làm.
Đợt 2: Nhà trường đã tiếp tục tham mưu với chính quyền địa phương và
xin chủ trương tiếp tục xã hội hóa để làm vườn hoa, vườn cổ tích, xây bể nước,
khoan thêm giếng. Tổng huy động được 75.000.000đ. Trong đó của phụ huynh
đóng góp là 55.000.000đ và 2 gia đình hảo tâm tại địa phương hỗ trợ mỗi gia
dình 10.000.000đ.
Như vậy, với cố gắng và nổ lực của Ban giám hiệu và giáo viên, cùng với
sự giúp đỡ nhiệt tình của ban phụ huynh học sinh, sự chỉ đạo sát sao của địa
phương. Nhà trường đã trang bị tương đối đảm bảo đồ dùng, trang thiết bị cho
các lớp.
Ngoài ra còn khoan được giếng nước sạch, khuôn viên vườn hoa, vườn cổ
tích sạch đẹp, sinh động, giúp trẻ được tìm hiểu, trải nghiệm và vô cùng thích thú
trong các giờ chơi.
12
Bếp nấu cũng được tu sửa và trang bị các đồ dùng mới, hiện đại đảm bảo
sạch sẽ, an toàn và chất lượng bữa ăn cũng được nâng lên. Thực hiện đúng thực
đơn giúp các con ăn ngon miệng hết xuất và đảm bảo tỷ lệ phát triển bình thường
về chiều cao và cân nặng…
* Kết quả so sánh giữa đánh giá đầu năm và cuối năm
Bảng 1: Chất lượng đội ngũ
Năm
học
Trình độ CM
TS
CB
GV
ĐH
20162017 28
27
CĐ
0
TC
1
XL theo Chuẩn nghề
nghiệp
Xuất
sắc
14
Khá
13
Trung
bình
1
Yếu
Kết quả xếp loại thi đua
CSTĐ
0
Lao
động
tiến
tiến
2
Hội
thi
cấp
huyện
SKKN
huyện,
tỉnh
Giải
ba
2
Bảng 2: Chất lượng học sinh
Năm
học
Đối
tượng
ST
20162017
NT
MG
95
426
Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
Cân nặng
Chiều cao
Bình thường Nhẹ cân
Bình thường Thấp còi
SL
%
SL
%
Sl
%
SL
%
93
97.8
2
2.2
92
96.8
3
3.2
417
98
9
2
415
97.4
11 2.6
CL giáo dục
Đạt
Chưa đạt
SL
%
93 97.8
420 98.5
SL
2
6
%
2.2
1.5
Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng trẻ đến lớp tăng so với khảo sát từ đầu
năm, tăng về chất lượng giáo dục, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể chiều cao và cân
nặng giảm.
Điều này chứng tỏ rằng các biện pháp tôi đề ra là có hiệu quả.
Phụ huynh học sinh thấy được rõ nét sự thay đổi của nhà trường từ chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ tới cảnh quan môi trường và sự thay đổi trong lớp
học, trong cách chăm sóc giáo dục trẻ của đội ngũ giáo viên.
Được lãnh đạo địa phương và cấp học ghi nhận bộ mặt của nhà trường
cũng được thay đổi, bên cạnh đó luôn có dự đoàn kết, ủng hộ của đội ngũ cán bộ
giáo viên.
13
Tạo nên một môi trường “ trường học thân thiện học sinh tích cực”
IV. KẾT LUẬN.
1. Kết luận
Sau thời gian nghiên cứu đề tài về “Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục cho trẻ tại trường”. Tôi rút ra một số kết luận về công tác này như sau:
- Tổ chức nào cũng cần có sự quản lý, chỉ đạo. tuy nhiên để quản lý đạt
được hiệu quả cao và đạt được nhiệm vụ đề ra thì hoạt động quản lý vừa khoa
học và vừa phải có nghệ thuật. Sử dụng các biện pháp khác nhau, phù hợp với
từng thời điểm.
- Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục người quản lý cần quan tâm
đến các yếu tố tác động đến nó và các yếu tố cản trở việc thực hiện nó. Từ đó sẽ
có những giải pháp giải quyết vấn đề một cách thiết thực hiệu quả.
Đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ ờ trường mầm non Định Tăng”đã góp phần nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ được phát huy khả năng sáng tạo, có kiến thức vững
vàng, có hành vi ứng xử tốt, văn minh, có thể lực khỏe, đẹp, nhanh nhẹn và ứng
phó được với thời tiết trong các hoàn cảnh khác nhau.
2. Kiến nghị.
- Đối với nhà trường
+ Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Vừa nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ không phải là công việc của
riêng ai, mà là hoạt động của mỗi người.
- Đối với cấp trên.
+ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho các hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ.
+ Bổ sung đội ngũ cán bộ kịp thời để nhà trường có thể tiến hành được
nhiệm vụ đề ra.
14
Trên đây là một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ tại trường mầm non Định Tăng. Rất mong HĐKH các cấp đóng góp
ý kiến bổ sung để đề tài mang tính hiệu quả cao.
Tôi xin trân thành cảm ơn.
Xác nhận của thủ trưởng
Định Tăng, ngày 10 tháng 4 năm 2017
đơn vị
Tôi xin cam đoan đây là SKKN tôi tự viết
không sao chép nội dung của
người khác
Người viết sáng kiến
Trần Thị Nguyệt
15