Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu cho học sinh lớp 2 ở trường tiểu học thị trấn cẩm thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.41 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG LÀM TỐT
ĐOẠN VĂN NGẮN TỪ 3 ĐẾN 5 CÂU HỌC SINH LỚP 2
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN CẨM THỦY

Người thực hiện: Ngô Thị Quý
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

THANH HOÁ NĂM 2017


MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU

01

1. Lí do chọn đề tài

01

2. Mục đích nghiên cứu


01

3. Đối tượng nghiên cứu

02

4. Phương pháp nghiên cứu

02

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

03

1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

03

2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

03

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

05

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

13


III. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ

15

1. Kết luận

15

2. Kiến nghị - đề xuất

15

2


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Tiếng Việt là một môn học có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống
giao tiếp cũng như trong quá trình học tập của học sinh. Dạy học Tiếng Việt là
dạy học tiếng mẹ đẻ. Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kỹ năng cơ
bản: Nghe, nói, đọc, viết. Từ đó mở rộng vốn ngôn ngữ và sự hiểu biết về ngôn
ngữ. Tiếng Việt là chìa khoá để mở cánh cửa tri thức, là điều kiện phương tiện
để học tốt các môn học khác.
Môn Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học bao gồm các phân môn: Tập đọc,
Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Mỗi phân môn
đều có nhiệm vụ riêng của nó xong đều có một đặc điểm chung là hình thành và
phát triển 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Phân môn Tập làm văn có tính chất tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải bộc lộ
cả năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực Tiếng Việt lẫn khả năng cảm

thụ, thái độ, cảm xúc cá nhân. Phân môn Tập làm văn hơn bất kỳ một phân môn
nào khác đặt lên hàng đầu yêu cầu phát huy tính chủ động, sáng tạo của học
sinh. Do đó dạy Tập làm văn phải tích cực hoá được hoạt động học tập của học
sinh, phải tạo điều kiện để học sinh chủ động, tự do thể hiện cái “tôi” của mình
một cách rõ ràng, bộc bạch cái riêng của mình một cách trọn vẹn.
Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kỹ năng: nghe, nói,
đọc, viết. Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một phân môn khó. Bởi lứa tuổi các
em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn một số khó khăn
khách quan như học sinh vùng nông thôn, bố mẹ làm nghề nông, làm nghề tự
do các em ít có điều kiện giao tiếp, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu
kiến thức khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ… Điều này ảnh hưởng nhiều
đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em được
làm quen với đoạn văn và được rèn kỹ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu. Trong
quá trình làm bài, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều học sinh làm bài
chưa hoàn chỉnh, diễn đạt chưa rõ ý, lặp câu, lặp từ, dùng từ chưa phù hợp, câu
văn chưa có hình ảnh.
Năm học 2016- 2017 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 2, tôi rất băn
khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em thực hiện được mục tiêu đề ra?
Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng học
tập cho học sinh lớp mình phụ trách. Đây là lí do tôi quyết định chọn và áp
dụng: “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu
cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy.”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nắm bắt thực trạng về "Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu " của học sinh
lớp 2 Trường Tiểu học Thị Trấn.
3


- Nắm được nội dung, phương pháp dạy họcTiếng việt nói chung và

phương pháp dạy học tập làm văn nói riêng.
- Nhằm nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn cho học sinh lớp 2 từ đó rút
ra những kết luận sư phạm ứng dụng vào việc dạy tập làm văn ở tiểu học nói
riêng và giảng dạy các môn học khác nói chung.
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn ngắn và kĩ năng vận
dụng vốn từ vào trong giao tiếp và có vốn từ phong phú hơn.
- Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 làm tốt đoạn văn ngắn từ
3 đến 5 câu.
- Cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập phân
môn tập làm văn của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu, tổng kết một số kinh nghiệm trong dạy học tập làm văn
lớp 2 về kỹ năng làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.
làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu 4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Phân môn Tập làm văn có tính chất thực hành, tổng hợp các phân môn
của môn Tiếng Việt. Tập làm văn sử dụng toàn bộ các kỹ năng được hình thành
và phát triển do nhiều phân môn khác của môn Tiếng Việt đảm nhiệm (kỹ năng
đọc, nghe nói, viết chữ, viết chính tả, dùng từ đặt câu..). Tập làm văn còn đòi hỏi
học sinh huy động với kiến thức nhiều mặt (Từ hiểu biết về cuộc sống đến tri
thức về văn học, khoa học thường thức...) có liên quan đến đề bài.
Bài Tập làm văn là sản phẩm tổng hợp của vốn sống, vốn văn học, năng
lực tư duy, năng lực giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự
sáng tạo của cá nhân học sinh. Qua bài Tập làm văn (kết quả học tập phân môn

Tập làm văn) ta sẽ thấy trình độ sử dụng Tiếng Việt, những tri thức và hiểu biết
về cuộc sống của học sinh.
Phân môn tập làm văn lớp 2 giúp cho học sinh nắm vững đơn vị tri thức
cơ bản của khoa học Việt ngữ. Trên cơ sở hình thành kỹ năng: nghe, nói, đọc,
viết đạt đến trình độ đúng, tạo điều kiện học sinh nắm được tri thức khoa học
4


mới. Vì vậy dạy học sinh tiếp thu được chương trình mới, kiến thức Tập làm văn
là góp phần không nhỏ vào việc hình thành mục tiêu giáo dục và đào tạo.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Đặc điểm tình hình
Về giáo viên: Trường tiểu học Thị Trấn có đội ngũ giáo viên có trình độ
chuyên môn vững vàng, trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Tuổi đời còn
trẻ có tâm huyết với nghề nghiệp. Tất cả các cán bộ giáo viên đều được tham gia
các chuyên đề thay sách giáo khoa.
Về học sinh: Năm học 2016 - 2017 trường Tiểu học Thị Trấn có 103 học
sinh khối 2 được chia thành 3 lớp, lớp 2C do tôi phụ trách. Đa số các em học
sinh học đúng độ tuổi, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô. Các em có đủ sách
giáo khoa, đồ dùng học tập, chịu khó học bài, chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ
trước khi đến lớp.
Về nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên quan tâm chỉ
đạo sát sao đến công tác dạy và học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học
cho giáo viên và học sinh.
2.2. Thực trạng về việc dạy Tập làm văn của giáo viên
Qua một số năm thực hiện dạy học lớp 2 và thông qua việc dự giờ thăm
lớp và qua trao đổi với những giáo viên dạy lớp 2 tôi nhận thấy: Đa số các giáo
viên đều cho rằng dạy học sinh lớp 2 viết đoạn văn là một nội dung khó. Để học
sinh viết được một đoạn văn đạt kết quả cao đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn
bị một cách công phu vì vậy rất nhiều giáo viên rất ngại dạy môn Tập làm văn

nhất là khi được phân công dạy giờ thao giảng bởi vì khi dạy bài có nội dung
viết đoạn văn thì tốn rất nhiều thời gian chuẩn bị bài. Học sinh làm bài lâu dẫn
đến quá thời gian tiết học.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như tiến trình dạy học trên lớp
một số giáo viên còn phụ thuộc vào sách giáo viên, chưa có sự sáng tạo, linh
hoạt trong việc sử dụng các phương pháp cũng như các hình thức dạy học sao
cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh. Vì vậy chưa tạo được hứng
thú cho học sinh trong giờ học, chưa phát huy được vốn kiến thức sẵn có của các
em vào bài học.
2.3. Thực trạng về việc học Tập làm văn của học sinh
Qua quá trình dự giờ thăm lớp, qua việc chấm chữa bài của học sinh trong
lớp cũng như trong bài thi kiểm tra định kỳ của học sinh, tôi thấy chất lượng viết
đoạn văn của các em còn chưa tốt. Nhiều học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu, còn
lúng túng trong việc dùng từ đặt câu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ
sai chưa chính xác. Các em còn chưa biết sử dụng dấu câu, còn sử dụng một
cách tự do. Đặc biệt đối với lớp có học sinh Tân Thành - kĩ năng giao tiếp còn
5


hạn chế dẫn đến việc sử dụng từ ngữ đặt câu chưa hay chưa sáng tạo; câu văn bị
khô khan không có hình ảnh.
Trong các giờ học Tập làm văn có nội dung viết đoạn văn, học sinh
thường không làm bài xong trong tiết học mà phải làm bài tiếp ở buổi 2.
Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi luôn luôn
trăn trở trước thực trạng của học sinh khi viết đoạn văn. Vì vậy trong tuần học
thứ 8 các em bắt đầu được làm quen với bài tập viết đoạn văn. Để nắm bắt tình
hình thực tế của học sinh, sau khi học xong tiết Tập làm văn tuần 8, tôi đề nghị
với ban giám hiệu cho phép tôi được khảo sát chất lượng viết đoạn văn của học
sinh lớp 2C với đề bài: Viết đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu nói về cô giáo lớp 1
của em.

Kết quả khảo sát như sau:
Lớp

Sĩ số

2C

32

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

TL

SL

TL

SL

TL

10

31,5 %


15

47 %

7

21,5 %

Căn cứ vào bài làm của học sinh, thống kê các lỗi trong bài làm của học
sinh cho thấy có 7 bài chưa hoàn thành, các bài này có các lỗi phổ biến như sau:
- Chưa biết trình bày bài thành đoạn văn.
- Số lượng câu chưa đảm bảo.
- Chưa biết sử dụng dấu câu.
- Bài viết lặp từ, lặp câu.
Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến các lỗi trên, tôi nhận thấy lí do các em
mắc lỗi là do:
- Do viết đoạn văn là nội dung mới với các em nên chưa nắm được cách
trình bày bài.
- Học sinh chưa biết cách phát triển câu văn từ các câu hỏi gợi ý.
- Chưa hiểu chính xác về câu .
- Do vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn.
- Khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế.
Từ những thực trạng của việc dạy – học viết đoạn văn cho học sinh lớp 2,
tôi nhận thấy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn với nội
dung viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 đạt hiệu quả cao là một vấn đề đặt ra và
sớm được giải quyết.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

6



Để việc dạy và học nội dung viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 đạt hiệu
quả hơn, tôi xin đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau:
Biện pháp 1. Nắm vững nội dung chương trình phân môn tập làm lớp
2 nói chung và nội dung viết đoạn văn nói riêng.
Dạy học tập làm văn cho học sinh lớp 2 là dạy cho học sinh các nội dung :
- Dạy thực hành các nghi thức lời nói tối thiểu như: chào hỏi, tự giới
thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ
chối, chia vui, chia buồn,..
- Dạy một số hiểu biết và kĩ năng phục vụ học tập và đời sống: Khai bản
tự thuật ngắn, viết bức thư ngắn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách
học sinh, tra mục lục sách, đọc thời khóa biểu, đọc và lập thời gian biểu,...
- Bước đầu dạy cách tổ chức đoạn văn, bài văn, rèn kĩ năng diễn đạt( nói,
viết) thông qua nhiệm vụ kể một sự việc đơn giản hoặc tả sơ lược về người, vật
xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi.
- Rèn luyện kĩ năng nghe thông qua các bài tập kể lại hoặc nêu ý chính
của mẩu chuyện đã nghe.
Trong các nội dung trên nội dung viết đoạn văn là nội dung khó đối với
học sinh lớp 2. Nội dung viết đoạn văn ngắn được đưa vào chương trình lớp 2 từ
tuần học thứ 8 trở đi. Nội dung viết đoạn văn trong chương trình sách giáo khoa
lớp 2 gồm có những nội dung sau:
- Viết đoạn văn về cô giáo( thầy giáo) lớp 1 của em : Tuần 8
- Viết đoạn văn về gia đình : Tuần 13
- Viết đoạn văn về một người thân : Tuần 10, Tuần 15, Tuần 34
- Viết về các mùa trong năm : Tuần 20
- Viết về một loài chim : Tuần 21
- Tả ngắn về biển: Tuần 26
- Viết về một con vật: Tuần 27
- Tả ngắn về một loại quả: Tuần 28

- Viết về Bác Hồ: Tuần 31
- Kể một việc làm tốt: Tuần 33
- Viết về một em bé: Tuần 35
- Viết về một loài cây: Tuần 35
Việc nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa giúp giáo viên nắm
vững nội dung yêu cầu của từng dạng bài, từ đó giáo viên có thể giúp học sinh
hệ thống hoá một cách chắc chắn, phân biệt rõ đặc điểm của các đối tượng sẽ
7


giúp các em tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc, ảnh hưởng đến chất lượng
bài viết của các em.
Biện pháp 2. Vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực
của học sinh
2.1 Kết hợp phương pháp quan sát và hỏi đáp:
Kỹ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn: Quan sát trên lớp theo
gợi ý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị ở nhà. Giáo viên
cần khai thác kỹ tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm nổi bật của đối
tượng, mục đích là giúp học sinh tránh được kiểu kể theo liệt kê. Bên cạnh đó tôi
cũng hướng dẫn học sinh cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận một
cách có cảm xúc về sự vật.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh quan sát tìm ra đặc điểm của con gà trống,
tôi cho học sinh quan sát tranh con gà trống và đặt câu hỏi:

- Trên đầu gà trống có gì? Học sinh sẽ nói trên đầu gà trống có một chiếc mào
màu đỏ. Tôi hỏi tiếp: Em thấy chiếc mào gà màu đỏ trông như cái gì? Học sinh
sẽ liên tưởng tới màu đỏ của bông hoa từ đó học sinh sẽ nói được câu văn có
hình ảnh hơn “ Trên đầu chú gà rung rinh một chiếc mào đỏ thắm như bông hoa
hồng…”
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm ra đặc điểm của con mèo, tôi cho học

sinh quan sát tranh con mèo và đặt câu hỏi:

8


Con mèo có bộ lông màu gì? HS sẽ nói con mèo có bộ lông màu xám tro.
Khi sờ tay vào bộ lông của nó em có cảm giác gì? HS trả lời: Bộ lông của nó
mềm, mượt như nhung, tôi hỏi tiếp: Đôi mắt của mèo giống với gì? HS sẽ liên
tưởng đến hai hòn bi,....
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm ra đặc điểm của quả cam, tôi cho học
sinh quan sát ảnh quả cam và đặt câu hỏi:

Quả cam có hình gì? Học sinh sẽ nói quả cam có hình tròn. Tôi hỏi tiếp:
Em thấy quả cam tròn như cái gì? Học sinh sẽ liên tưởng đến quả bóng ném từ
đó học sinh sẽ nói: Quả cam tròn như quả bóng ném, Vỏ quả cam có màu gì?
học sinh sẽ trả lời: Khi còn xanh quả có màu xanh đến khi chín có màu vàng.
Khi ăn cam em thấy có vị gì? học sinh trả lời: Khi ăn em thấy có vị ngọt và
chua,....
9


- Để học sinh quan sát và nêu được những câu văn có cảm xúc tôi thường
đặt câu hỏi như: Em yêu nhất cái gì? hoặc sự vật đó có gì đặc biệt? …
2. 2. Phương pháp thực hành giao tiếp
Thông qua phương pháp quan sát, giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng nói,
trình bày miệng bài nói trước khi làm bài viết. Trên cơ sở đó, giáo viên điều
chỉnh giúp học sinh hoàn thiện bài viết. Với phương pháp này tôi thường tổ chức
cho học sinh luyện nói cá nhân, luyện nói trong nhóm. Khi tổ chức luyện nói
trong nhóm tôi có thể cho học sinh kết nhóm theo ý thích, để có sự thoải mái tự
nhiên, tự tin khi tham gia làm việc trong nhóm.

2.3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết về khái niệm từ và câu mà
được hình thành thông qua thực hành luyện tập. Chính vì vậy, việc tăng cường
sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ rất cần thiết trong giờ học Tập làm
văn. Sử dụng phương pháp này để giáo viên có cơ sở giúp học sinh nhận ra cấu
tạo câu, nhằm giúp các em viết câu đúng, đủ bộ phận.
Ví dụ: Dựa vào các mẫu câu được học trong phân môn luyện từ và câu: “
Ai - là gì?, “ Ai - làm gì?”, “ Ai - thế nào ?”, Giáo viên hướng dẫn học sinh
nhận biết những vấn đề sau:
- Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Đâu là bộ phận trả lời cho
câu hỏi Ai? ( hoặc cái gì, con gì?), đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì ( hoặc
làm gì? / như thế nào? ( Đó chính là đảm bảo về mặt nghĩa). Trên cơ sở đó, giáo
viên hướng dẫn học sinh viết dấu chấm khi hết câu.
2.4. Phương pháp sử dụng từ ngữ trong câu:
Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, việc sử dụng từ ngữ trong bài Tập
làm văn còn nhiều hạn chế. Hầu hết học sinh sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, chưa
chính xác. Vì vậy, giáo viên cần giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ
ngữ cho hợp lí. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các
từ đồng nghĩa phù hợp với bài văn.
Ví dụ: Khi viết đoạn văn kể về người thân thì học sinh sẽ có nhiều bài làm
khác nhau, giáo viên cần giúp học sinh chọn lựa từ ngữ cho phù hợp, khi kể về
bố là thầy giáo thì từ ngữ phải khác với bài viết về bố là bộ đội hay bài viết về
bố làm nông nghiệp. Bài viết về mẹ làm giáo viên phải khác bài viết về mẹ làm
nông nghiệp. Viết về tình cảm của em đối với cha mẹ, ông bà thì dùng từ phải
khác với viết về tình cảm của mình đối với bạn bè. Viết về cảnh biển buổi sáng
có thể dùng các từ đồng nghĩa như: bình minh, hừng đông, sớm mai. Viết về gia
đình có các từ như đoàn tụ, sum họp, quây quần…, để tả mặt trời mùa hè có các
từ chói chang, gay gắt, đỏ rực, như mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửa…Giáo
viên cần chuẩn bị kỹ với mỗi bài để hướng dẫn học sinh vận dụng các từ ngữ
thích hợp vào bài viết.

10


2.5. Sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học
Về hình thức dạy học có rất nhiều hình thức dạy học như dạy học cá nhân,
nhóm, đồng loạt…Giáo viên cần phải căn cứ vào nội dung, mục đích yêu cầu
của từng bài để lựa chọn các hình thức dạy học cho phù hợp.
Biện pháp 3: Linh hoạt trong quá trình tổ chức hướng dẫn học sinh
viết đoạn văn
Để tránh tình trạng không làm được bài hoặc viết lan man quá nhiều câu
dẫn đến lạc đề, giáo viên giúp học sinh cần biết làm như thế nào để viết được và
cần phải viết những gì trong đoạn văn ấy.
Đối với học sinh lớp 2, năng lực tư duy của các em còn kém do vậy các em
không thể tự mình tìm hiểu được nội dung của bài viết mà cần phải có sự hướng
dẫn của giáo viên. Giáo viên cần giúp học sinh những vấn đề sau:
3.1. Xây dựng một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng:
Trong chương trình hầu hết các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ, đầy đủ.
Giáo viên tranh thủ thời gian cuối tiết học hướng dẫn học sinh chuẩn bị, đọc câu
hỏi gợi ý, suy nghĩ bài viết cho tiết học sau . Hoặc chuẩn bị phần tự học khi ở
nhà, trước khi lên lớp. Dựa vào các câu hỏi gợi ý này các em sẽ chuẩn bị cho bài
nói của mình trước lớp giúp cho học sinh tiết kiệm thời gian chuẩn bị bài mà
dành thời gian để học sinh trình bày bài nói trước lớp từ đó giáo viên có thể
hướng dẫn bổ sung bài cho học sinh được tốt hơn.
+ Đối với những bài có câu hỏi gợi ý giáo viên cụ thể hoá các câu hỏi
giúp học sinh dễ nói và viết được những câu văn khác nhau .
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn kể về gia đình sách giáo khoa
đã đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý như sau:
- Gia đình em gồm có mấy người? Đó là những ai?
- Nói về từng người trong gia đình em.?
- Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?

Với trình độ và khả năng của học sinh lớp 2 các em sẽ khó khăn trước câu
hỏi gợi ý thứ 2 vì vậy khi hướng dẫn giáo viên cần gợi ý để các em có thể kể về
tuổi tác, công việc hoặc tình cảm hay sự quan tâm của từng người đối với em.
Tuỳ vào từng đối tượng học sinh kể mà tôi đưa ra những câu hỏi cho phù hợp.
Ví dụ khi học sinh kể về người anh hoặc chị đã lớn tuổi trưởng thành thì tôi
đặt câu hỏi gợi ý như sau:
Anh (chị) của em năm nay bao nhiêu tuổi? Làm việc gì? ở đâu? khi kể về
người anh, chị hoặc em đang còn đi học thì tôi gợi ý để học sinh kể: Anh, chị
hoặc em của em năm nay bao nhiêu tuổi ? Đang học lớp mấy? Trường nào? Với
những câu hỏi như vậy thì học sinh sẽ nói và viết câu văn dễ dàng hơn.
11


Hay đối với bài tập làm văn tuần 25- 26 sách giáo khoa đưa ra các câu hỏi:
a) Tranh vẽ cảnh gì?
b) Sóng biển như thế nào?
c) Trên mặt biển có những gì?
d) Trên bầu trời có những gì?
Với bài tập này các em chỉ dựa vào 4 câu hỏi này thì các em chỉ trả lời
đơn giản là: “Tranh vẽ cảnh biển. Sóng biển đang dềnh lên. Trên mặt biển có
những cánh buồm và những con hải âu. Trên bầu trời có ông mặt trời và những
đám mây…” thì đây mới chỉ là những câu trả lời khô khan, sơ lược về nội dung
bức tranh, chưa phải là những câu văn hay, có hình ảnh. Để học sinh nêu được
những câu trả lời mở rộng hơn, phong phú hơn, từ các câu hỏi gợi ý sách giáo
khoa tôi có thể phát triển các câu hỏi trên như sau:
Từ câu hỏi a tôi có thể hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? Vào lúc nào? với câu hỏi
này học sinh sẽ trả lời : Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng, khi mặt trời đỏ rực đang
từ dưới biển nhô lên bầu trời.
Với câu hỏi c tôi có thể phát triển thành các câu hỏi như: Trên mặt biển có
những gì? Sau khi học sinh trả lời được trên mặt biển có những cánh buồm và

những con hải âu. Tôi đưa ra câu hỏi tiếp: Những cánh buồm như thế nào?
Những con hải âu đang làm gì? với cách hỏi như vậy học sinh có thể trả lời
được: Trên mặt biển có những cánh buồm với đủ màu sắc đang ra khơi đánh cá.
Những chú hải âu đang chao lượn trên mặt biển xanh.
Với câu hỏi d tôi có thể hỏi thêm: Ông mặt trời như thế nào? Những đám
mây ra sao? Khi tôi đưa thêm những câu hỏi này thì học sinh trả lời được: Trên
bầu trời có ông mặt trời màu đỏ treo lơ lửng giữa không trung. Những đám mây
trắng đang bồng bềnh trôi.
+ Đối với những bài không có câu hỏi gợi ý giáo viên soạn câu hỏi cung
cấp cho các em .
Ví dụ : * Bài viết về người thân:)
- Người thân của em là ai?
- Năm nay người ấy bao nhiêu tuổi? Làm công việc gì?
- Tình cảm của người ấy đối với em ra sao?
- Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của người ấy dành cho em?
* Viết về em và trường em:
- Em tên là gì? năm nay em bao nhiêu tuổi, học lớp mấy trường nào?
- Trường em có bao nhiêu lớp? Mọi người trong trường đối xử với nhau
như thế nào?
- Em có suỹ nghĩ gì về trường em .
12


* Bài viết về một loại quả:
- Tên loại quả ấy là gì? Em nhìn thấy nó ở đâu?
- Hình dáng bên ngoài quả ra sao? (Quả màu gì? Quả hình gì? Quả to
bằng chừng nào? …)
- Bên trong quả như thế nào?
- Vì sao em thích loại quả ấy?
* Bài viết về một loài hoa:

- Loài hoa ấy là hoa gì ? Em thấy ở đâu?
- Hoa đó có những đặc điểm gì? ( màu sắc, các bộ phận: cánh hoa, nhuỵ
hoa, hương thơm của hoa…)
- Em có yêu thích loài hoa đó không ? Vì sao em thích loài hoa ấy?
* Viết về một con vật:
- Con vật em định kể là con gì?
- Nó sống ở đâu? Hình dáng nó như thế nào?
- Hoạt động của nó có gì nổi bật?
- Vì sao em thích con vật đó?
* Bài viết kể về một việc làm tốt mà em hoặc bạn em đã làm:
- Em (Bạn em ) đã làm việc làm tốt nào? ở đâu? Đó là việc gì?
- Em ( Bạn ấy) đã làm như thế nào?
- Em suy nghĩ gì khi làm ( hoặc thấy bạn làm ) việc tốt đó?
3.2 Giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn
- Viết câu mở đầu đoạn văn: Giới thiệu đối tượng cần viết.
- Phát triển đoạn văn: Kể về đối tượng
Giáo viên hướng dẫn học sinh có thể dựa theo các câu hỏi gợi ý, mỗi gợi ý
có thể diễn đạt bằng 2 hoặc 3 câu ... tuỳ theo năng lực học sinh.
- Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ,
mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của
đối tượng đó đối với cuộc sống, với mọi người.
Ví dụ: Khi viết về con mèo, tôi đưa ra các câu hỏi gợi ý:
- Con vật em định kể là con gì?
- Hình dáng nó như thế nào?
- Hoạt động của nó có gì nổi bật?
- Vì sao em thích con vật đó?
Câu mở đầu: Giới - Nhà em có nuôi rất nhiều con vật nhưng con vật mà em
thiệu con con mèo yêu quý nhất là còn mèo. Hoặc: “ Meo! Meo! Meo! Các
13



bạn có biết đấy là tiếng gì không? Đó chính là tiếng của
chú mèo mướp nhà mình đấy...
- Chú mèo nhà em có tên là Mi Mi. Chú có cái đầu tròn
Phát triển : Kể về như quả cam. Đôi mắt tròn và sáng long lanh. Đôi tai rất
con mèo
thính. Mi Mi rất siêng bắt chuột. Nhờ có Mi Mi mà nhà
em không còn bóng chuột nào.
Câu kết thúc: Tình
cảm của em đối - Em rất yêu quý Mi Mi và sẽ chăm sóc nó thật chu đáo.
với con mèo.
Giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu có nhiều cách diễn đạt để bài làm
các em phong phú, tránh tình trạng dạy học sinh làm văn mẫu. Cần chủ động
hình thành kỹ năng từng bước ở từng thời điểm thích hợp. Không nên áp đặt và
đòi hỏi các em phải thể hiện được ngay những kỹ năng mới được hình thành.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải kiên nhẫn hướng dẫn cho học sinh
trong suốt năm học, giúp học sinh có được nền móng tốt cho việc học phân môn
Tập làm văn ở các lớp trên.
3.3. Hướng dẫn học sinh hình thành đoạn văn trên cơ sở các câu hỏi
gợi ý
Khi hướng dẫn học sinh hình thành đoạn văn trên cơ sở các câu hỏi gợi ý,
tôi thường hướng dẫn học sinh theo các bước:
Hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời miệng từng câu hỏi. Gợi ý cho học
sinh trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau, định hướng cho học sinh cách trả lời
hay nhất.
Ví dụ: Khi viết về con mèo, khi giới thiệu về con mèo có em nói: Con vật
mà em muốn kể là con mèo. Có em nói: Nhà em nuôi rất nhiều con vật nhưng
con vật mà em yêu quý nhất là con mèo. Có em lại nói: Meo ! Meo ! Meo! Các
bạn có biết đấy là tiếng gì không? Đó chính là tiếng kêu của chú mèo mướp nhà
mình đấy...

Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng; cung cấp và gợi ý để các
em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thế cho từ cũ, có thể hướng dẫn cho các em
nói những câu văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá để bài làm thêm sinh động
hơn (Trong trường hợp này giáo viên khuyến khích học sinh có năng khiếu vận
dụng, không bắt buộc tất cả đối tượng học sinh thực hiện vì đây là phần kiến
thức chưa học, giáo viên gợi ý hướng dẫn mẫu và cung cấp các thành ngữ so
sánh, cách nhân hoá nhưng không đưa ra thuật ngữ này ra với đối tượng học
sinh lớp Hai).
Ví dụ : Khi nói về con mèo để tránh lặp từ “ con mèo” tôi hướng dẫn học
sinh sử dụng các từ thay thế như: nó, chú hoặc thay bằng các từ chỉ tên của nó
14


như Miu Miu…Khi nói về đặc điểm của con mèo giáo viên gợi ý để học sinh sử
dụng hình ảnh so sánh như “ Đầu tròn như quả cam. Đôi mắt tròn như hai hòn bi
ve...” Hay nói về con gà trống học sinh có thể nói “ Chú gà trống nhà em như
một chiếc đồng hồ báo thức…”
- Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lí để
hoàn chỉnh bài làm miệng.
- Cho học sinh làm miệng cả bài. Sau đó hướng dẫn học sinh viết liền
mạch các câu trả lời thành một đoạn văn.
- Giới thiệu những bài văn hay của học sinh năm trước nhằm kích thích
tinh thần học tập của học sinh.
3.4. Liên hệ mở rộng kiến thức cho học sinh:
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần liên hệ những nội dung kiến thức
có liên quan đến chủ đề học tập trong các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu
với phân môn Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về sự
vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề để học sinh có kiến thức, không bỡ ngỡ
khi gặp những đề bài mới chưa được luyện tập trên lớp. Giúp học sinh có hiểu
biết về đề tài, vận dụng kỹ năng thực hành để bài viết đạt hiệu quả.

Ví dụ: Khi học về chủ đề “Ông bà” “cha mẹ”, “anh em” ( Từ tuần 10 đến tuần
15), với rất nhiều những bài học thắm đượm tình cảm thương yêu trong gia đình,
cùng với những tiết học phân môn Luyện từ và câu cung cấp, mở rộng vốn từ
ngữ cho học sinh, ngoài việc giúp học sinh hiểu rõ và nắm chắc người thân của
mình là những ai, ngoài việc khai thác và giáo dục tình cảm cho học sinh thông
qua các nhân vật trong bài tập đọc, nhấn mạnh cái hay, cái đẹp của nội dung bài,
hướng dẫn học sinh liên hệ đến bản thân, gia đình, người thân của mình, tôi còn
cung cấp thêm từ ngữ, hướng dẫn các em hệ thống lại, lựa chọn, ghi nhớ các từ
ngữ phù hợp với đề tài( ông bà, cha mẹ, anh em) để chuẩn bị cho bài làm văn
sắp tới ( Viết về người thân), tôi luôn nói với các em sự cần thiết phải học thuộc
và lựa chọn những từ ngữ đã học để các em vận dụng vào bài Tập làm văn, khơi
gợi và kích thích tinh thần học tập của các em.
Biện pháp 4. Thực hiện nghiêm túc việc chấm và chữa bài
Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp học sinh nhận ra lỗi sai để điều
chỉnh, sửa chữa, hoàn chỉnh bài văn. Học sinh lớp 2 chưa được học và luyện tập
nhiều về từ ngữ, ngữ pháp, chắc chắn trong bài viết của các em sẽ rất nhiều lỗi
sai. Trong quá trình chấm bài, giáo viên phát hiện, giúp học sinh khắc phục, biết
giúp học sinh gọt giũa, trau chuốt thêm cho bài văn được hay hơn.
Thực hiện theo thông tư 30 và thông tư 22 của Bộ GD&ĐT, việc chấm bài
không dùng điểm số nên trong quá trình chấm bài giáo viên phải thực hiện chấm
bài bằng nhận xét giúp học sinh nhận thấy thiếu sót, sai lầm trong bài làm của
mình từ đó giúp học sinh tự sửa lỗi. Khi nhận xét bài làm của học sinh giáo viên
15


cần lựa chọn câu nhận xét phù hợp nhằm chỉ ra những lỗi sai cũng như hướng
khắc phục cho học sinh.
Giáo viên giới thiệu những bài làm hay ở năm học trước, hoặc những bài
văn hay của học sinh trong lớp cho các em tham khảo, từ đó nhận thấy sự khác
nhau về cách diễn đạt trong cùng một đề bài để các em hiểu rằng những bài làm

thể hiện suy nghĩ độc lập của cá nhân luôn được khích lệ và tôn trọng. Giáo viên
cần đánh giá cao cũng như là tuyên dương đối với những bài thể hiện được
những suy nghĩ độc lập của cá nhân.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
4.1. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục và bản thân:
Trong quá trình dạy học, bản thân tôi đã trực tiếp áp dụng các biện pháp đã
được đề xuất trong sáng kiến vào giảng dạy phân môn Tập làm văn phần viết
đoạn văn cho học sinh lớp 2 của lớp mình phụ trách. Sau khi sử dụng các biện
pháp trên tôi nhận thấy kết quả viết đoạn văn của học sinh lớp tôi đã được nâng
lên một cách rõ rệt.
Để đánh giá tính khả thi của những biện pháp đã được đề xuất và thực
hiện, tôi đề xuất với ban giám hiệu cho phép tôi được kiểm tra về nội dung viết
đoạn văn đối với học sinh lớp tôi phụ trách
* Nội dung kiểm tra:
Sau khi học sinh học hết tuần 26, tôi đề nghị với ban giám hiệu cho HS lớp
tôi viết đoạn văn ngắn tả về biển (bài tập 2)
Đề bài: Viết lại những câu trả lời ở bài tập 3 tuần 25 để tạo thành một
đoạn văn ngắn tả cảnh biển.
Sau khi học sinh làm xong tôi đã chấm bài của cả lớp và nhận thấy:
Bài làm của học sinh có nội dung phong phú không rập khuôn, các em đã
biết sử dụng dấu câu thích hợp, không bị lặp từ, lặp câu trong đoạn văn, câu văn
có hình ảnh, phát huy được sự sáng tạo của học sinh.
* Kết quả trước khi áp dụng phương pháp:
Lớp

Sĩ số

2C


32

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

TL

SL

TL

SL

TL

10

31,5 %

15

47 %

7


21,5 %

* Kết quả sau khi áp dụng phương pháp:
Lớp

Sĩ số

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành
16


2C

32

SL

TL

SL

TL

SL

TL


20

62,5%

12

37,5%

0

0

Từ kết quả trên cho thấy, chất lượng làm bài văn của lớp 2C do tôi phụ
trách có kết quả rất khả quan. Ban giám hiệu đã kiểm tra việc chấm bài của giáo
viên đều cho rằng giáo viên đã chấm bài một cách nghiêm túc khách quan và
công bằng. Qua kiểm tra việc chấm chữa bài, ban giám hiệu nhận xét bài viết
của học sinh lớp 2C đã có nhiều tiến bộ hơn so với đầu năm. Đặc biệt các em đã
biết sử dụng dấu câu rất tốt. Nội dung đoạn văn phong phú hơn. Chất lượng bài
viết môn tiếng việt đặc biệt là phân môn tập làm văn của lớp tôi phụ trách đã có
kết quả cao hơn.
4.2. Hiệu quả của SKKN đối với đồng nghiệp và nhà trường:
Qua quá trình áp dụng các biện pháp nêu trên vào quá trình giảng dạy, tôi
thấy kết quả dạy – học tập làm văn của lớp tôi đã được nâng lên một cách rõ rệt.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, khối; Sinh hoạt chuyên môn nhà
trường, tôi đã mạnh dạn trao đổi những kinh nghiệm đã thực hiện với các giáo
viên trực tiếp dạy khối lớp 2 Các đồng chí cũng đồng tình với phương pháp mà
tôi đã đưa ra và áp dụng vào trong quá trình dạy học đặc biệt là dạy phân môn
tập làm văn lớp 2. Từ đó cũng đã phần nào giúp giáo viên dạy khối 2 nâng cao
chất lượng dạy và học tập làm văn của lớp mình và góp phần nâng cao chất

lượng giáo dục chung trong nhà trường.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên trong quá trình giảng dạy, tôi
rút ra một số kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho
học sinh lớp 2 như sau:
- Nắm vững nội dung, yêu cầu của bài tập và dự đoán trước những khó
khăn của học sinh khi làm bài tập để tìm cách tháo gỡ.
- Giáo viên cần hết sức linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các tài liệu
dạy học cũng như việc vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
để xây dựng kế hoạch bài học và tổ chức tiết học Tập làm văn một cách sôi nổi,
nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách tích cực.
- Thực hiện nghiêm túc việc chấm và chữa bài
- Quan sát thực tế, sử dụng đồ dùng dạy học, sử dụng các câu hỏi gợi ý,
đẫn dắt học sinh hình thành kĩ năng và kiến thức mới.
- Khen thưởng kịp thời để khuyến khích các em nỗ lực học tập. Mỗi giờ
học giáo viên cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh của lớp.
17


2. Kiến nghị, đề xuất
* Đối với nhà trường:
Phân môn Tập làm văn là một phân môn khó không những đối với học
sinh lớp 2 mà là phân môn khó đối với toàn cấp học vì vậy tôi đề nghị với nhà
trường trong các buổi sinh hoạt chuyên môn nhà trường cần tích cực, thường
xuyên hơn phối hợp với các giáo viên trong tổ, khối xây dựng nhiều tiết dạy Tập
làm văn để nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy.
Bổ sung thêm những tài liệu có liên quan đến nội dung và phương pháp
dạy học tập làm văn để giáo viên tham khảo.
Nhà trường tăng cường việc tổ chức hoạt động của “Câu lạc bộ Tiếng

Việt” để tạo cơ hội cho các em giao tiếp, củng cố và mở rộng vốn từ, phát triển
vốn từ để sử dụng có hiệu quả trong học tập, tạo sự hứng thú say mê học, hiểu
tiếng mẹ đẻ.
* Đối với phòng giáo dục
Đề nghị phòng giáo dục tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường xây
dựng tiết dạy Tập làm văn để giáo viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của
trường bạn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tập làm văn trên toàn
huyện.
Đề nghị các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo về
chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên có thêm kinh nghiệm
trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Do trình độ năng lực và thời gian có hạn, sáng kiến kinh nghiệm của tôi
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội
đồng khoa học các cấp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thị Trấn, ngày 10 tháng 3 năm 2017
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

Ngô Thị Quý

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Để nghiên cứu viết được sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã tham khảo một
số tài liệu sau:
1. Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học (Nhà xuất bản Giáo dụcBộ GD & ĐT - Xuất bản năm 2007)
2. Sách thiết kế bài giảng Tiếng việt lớp 2 ( Nhà xuất bản Giáo dục- Bộ
GD & ĐT - Xuất bản năm 2007)
3. Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 2 (Nhà xuất bản Giáo dục- Bộ GD & ĐT
- Xuất bản năm 2010)
4. Sách giáo viên Tiếng việt lớp 2 ( Nhà xuất bản Giáo dục- Bộ GD & ĐT
- Xuất bản năm 2003)
5. Những bài văn mẫu lớp 2 ( Nhà xuất bản Giáo dục- Bộ GD & ĐT Xuất bản năm 2003)
6. Để học tốt Tiếng việt lớp 2 ( Nhà xuất bản Giáo dục- Bộ GD & ĐT Xuất bản năm 2003)

19


Nhận xét của Hội đồng khoa học cấp Trường
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………...
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………...
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………

20


Nhận xét của Hội đồng khoa học Phòng GD & ĐT Cẩm Thủy
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………...
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………...
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………

21


Nhận xét của Hội đồng khoa học Sở GD & ĐT Thanh Hóa
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………...
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

22


23


24




×