Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc tại huyện trà cú, tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MỘNG THU

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
KINH TẾ NUÔI CÁ LÓC TẠI HUYỆN TRÀ CÚ,
TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MỘNG THU

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
KINH TẾ NUÔI CÁ LÓC TẠI HUYỆN TRÀ CÚ,
TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế nuôi cá lóc tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” là công trình nghiên cứu
của chính bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Ngày 26 tháng 06 năm 2017
Tác giả


MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ...................................................... 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................................3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................4

1.6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU .........................................................................4
1.7. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU .....................................................................................4
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................ 6
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................................6
2.1.1. Kinh tế hộ gia đình ............................................................................................6
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ..............................................7
2.1.3. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................9
2.1.4. Sản xuất ...........................................................................................................11
2.1.5. Lý thuyết kinh tế quy mô ................................................................................13
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............................................14


2.2.1. Các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp....................14
2.2.2. Các nghiên cứu về nghề nuôi cá lóc................................................................15
2.2.3. Đánh giá tổng quan tài liệu .............................................................................16
2.3. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .....................................................................................17
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 18
3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................18
3.1.1. Khung phân tích ..............................................................................................18
3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc của nông hộ .....................18
3.1.3. Mô hình định lượng đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc.............................19
3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................................................21
3.2.1. Dữ liệu thứ cấp ................................................................................................21
3.2.2. Dữ liệu sơ cấp..................................................................................................21
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................25
3.3. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .....................................................................................26
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 27
4.1. TỔNG QUAN HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH ......................................27
4.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................27
4.1.2. Địa hình ...........................................................................................................28

4.1.3. Khí hậu ............................................................................................................28
4.1.4. Thủy văn ..........................................................................................................29
4.1.5. Dân cư và lao động..........................................................................................30
4.1.6. Cơ cấu kinh tế .................................................................................................30
4.2. NGHỀ NUÔI CÁ LÓC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .......................31
4.2.1. Tình hình nuôi thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long ...................................31
4.2.2. Phân loại các loài cá lóc ..................................................................................31
4.3. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU .....................................................33
4.3.1. Cơ cấu mẫu điều tra ........................................................................................33
4.3.2. Đặc điểm canh tác của hộ................................................................................34
4.3.3. Sản lượng, năng suất và giá bán ......................................................................36


4.4. XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC ......................37
4.4.1. Doanh thu ........................................................................................................37
4.4.2. Chi phí sản xuất ...............................................................................................37
4.4.3. Xác định hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc .............................................................38
4.4.4. Nguyên nhân của hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc thấp........................................40
4.5. PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI CÁ
LÓC CỦA NÔNG HỘ ..............................................................................................43
4.5.1. Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc .....43
4.5.2. Thảo luận kết quả phân tích hồi quy ...............................................................45
4.6. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .....................................................................................49
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................... 50
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................50
5.1.1. Hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh ........................50
5.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc .................................50
5.2. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ......................................................................51
5.2.1. Giải pháp về quản lý chí phí đầu vào ..............................................................51
5.2.2. Giải pháp về kỹ thuật và kiểm soát dịch bệnh ................................................52

5.2.3. Giải pháp về nâng cao giá bán cá thương phẩm .............................................53
5.2.4. Các giải pháp hỗ trợ khác ................................................................................54
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ lvi
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ ......................................................... lix
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .................................................. lxiv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHI2

Giá trị kiểm định chi bình phương trong thống kê

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

NSNN

Ngân sách nhà nước

OLS

Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất

UBND


Ủy ban nhân dân

VIF

Độ phóng đại phương sai


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc ...........................20
Bảng 3.2: Cơ cấu mẫu điều tra ..................................................................................24
Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu điều tra ..................................................................................33
Bảng 4.2: Đặc điểm mẫu điều tra ..............................................................................34
Bảng 4.3: Đặc điểm canh tác.....................................................................................35
Bảng 4.4: Các yếu tố liên quan đến việc canh tác của các hộ ...................................35
Bảng 4.5: Các yếu tố liên quan đến việc canh tác của các hộ ...................................36
Bảng 4.6: Sản lượng, năng suất, giá bán bình quân của hộ trong năm 2016 ............36
Bảng 4.7: Doanh thu mô hình nuôi cá lóc .................................................................37
Bảng 4.8: Chi phí sản xuất ........................................................................................37
Bảng 4.9: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận tính theo hộ trong năm 2016 .....................39
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc ..............................................39
Bảng 4.11: So sánh hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc và các cây trồng, vật nuôi khác....40
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc .....43
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi .................44
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc với
vòng lặp Robustness ..................................................................................................45

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Tính kinh tế quy mô ..................................................................................13
Hình 3.1: Khung phân tích của đề tài........................................................................18

Hình 4.1: Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh ..............................................................27
Hình 4.2: Các loại cá lóc ...........................................................................................32
Hình 4.3: Cơ cấu chi phí sản xuất .............................................................................38


1

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành cung cấp nhiều thực phẩm
trong cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần cải thiện sinh kế của người dân cũng như
phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Năm 2011, sản lượng nuôi trồng
thủy sản của Việt Nam đạt 3 triệu tấn, tăng gấp 9,7 lần năm 1990, bình quân tăng
12,02%/năm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012).
Đến nay, ngành nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Thủy sản không chỉ
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người, còn là một
ngành kinh tế tạo công ăn việc làm cho lao động, nhất là lao động ở nông thôn. Phát
triển nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản phục vụ tiêu dùng trong nước
và hoạt động xuất khẩu là một trong những mục tiêu sống còn của nền kinh tế Việt
Nam.
Trà Vinh là một trong những tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
vùng phát triển ngư nghiệp mạnh nhất ở Việt Nam. Với diện tích tự nhiên 2.292
km2, dân số khoảng 1,1 triệu người, diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2015 là
62.000 ha, sản lượng nuôi trồng thủy sản 90.000 tấn, trong đó, sản lượng cá là
52.000 tấn/năm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, 2016).
Việc lựa chọn mô hình, đối tượng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
nông hộ là rất quan trọng. Mô hình nuôi cá lóc rất được tỉnh Trà Vinh quan tâm
trong chuyển đổi sản xuất của ngành nông nghiệp, xem đây là một trong những
hướng đi mới. Nuôi cá lóc trong ao mang lại mức lợi nhuận khá cao, theo Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh (2015), niên vụ 2014 – 2015, nuôi cá
lóc đạt lợi nhuận trung bình đạt 150 triệu đồng/1.000m2.
Trà Cú nằm ven sông Hậu, là vùng trọng điểm nuôi cá lóc của tỉnh Trà Vinh.
Do nguồn thu nhập từ nuôi cá lóc khá cao, nên nhiều hộ nông dân tại huyện Trà Cú
đã chuyển từ trồng lúa, mía, cây ăn trái sang nuôi cá lóc. Năm 2011, Trà Cú có diện


2

tích mặt nước nuôi cá lóc 74,4 ha với 345 hộ thả nuôi, sản lượng cá lóc 3.231 tấn thì
đến năm 2016, có đến 1.607 hộ thả nuôi với diện tích mặt nước 228,8 ha, chiếm đến
80% diện tích nuôi cá lóc toàn tỉnh Trà Vinh (Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện Trà Cú, 2016).
Tuy nhiên, giá cá lóc thương phẩm không ổn định do chủ yếu tiêu thụ nội địa,
xuất khẩu rất hạn chế. Việc nuôi cá lóc trong ao với diện tích ngày càng mở rộng,
sản lượng cá tăng nhanh. Đến cuối năm 2016, cung vượt cầu đã làm cho giá cá lóc
sụt giảm mạnh, chỉ còn 26.000 - 27.000 đồng/kg, giảm mạnh so với đầu năm 2016,
trong khi giá thành nuôi 30.000 - 35.000 đồng/kg, tính ra người nuôi thua lỗ 4.000 8.000 đồng/kg (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú, 2016).
Ngoài ra, nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi
nhuận của người nuôi cá lóc. Như vậy, nghề nuôi cá lóc trên địa huyện Trà Cú chịu
ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Vấn đề đặt ra là những yếu tố nào ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc? Và mức độ ảnh hưởng ra sao?
Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc
tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh để đưa ra các chính sách phát triển mô hình nuôi cá
lóc một cách hợp lý, bền vững, cũng như tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
mô hình nuôi cá lóc trên địa bàn huyện Trà Cú là rất cần thiết. Xuất phát từ tình
hình trên đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc tại
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” được lựa chọn để nghiên cứu.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ nuôi cá lóc
để từ đó đề xuất các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc của
nông hộ trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu cụ thể sau:
Xác định hiệu quả kinh tế của nông hộ nuôi cá lóc trên địa bàn huyện Trà Cú,
tỉnh Trà Vinh, có so sánh với hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng khác.


3

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc của các nông
hộ trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả nuôi cá lóc của nông hộ trên
địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh trong những năm tới.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mô hình nuôi cá lóc tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có hiệu quả kinh tế hay
không?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc của nông hộ tại
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh và mức độ ảnh hưởng mạnh, yếu của từng yếu tố như
thế nào?
Những chính sách hay giải pháp nào là quan trọng để phát triển nghề nuôi cá
lóc tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh?

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc của nông hộ tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nội dung nghiên cứu: Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế
phải được đánh giá trên ba phương diện: Hiệu quả tài chính, xã hội và hiệu quả môi
trường. Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu hiệu quả kinh tế
trên phương diện tài chính, thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận, thu nhập và tỷ suất lợi
nhuận của mô hình nuôi cá lóc.
Giới hạn vùng nghiên cứu: Nghiên cứu này được tiến hành ở 3 xã Đại An, Lưu
Nghiệp Anh và xã Hàm Tân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Lý do chọn 3 xã này vì
đây là xã có số lượng nông hộ nuôi cá lóc nhiều nhất huyện Trà Cú.
Phạm vi về thời gian: Các số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được giới hạn
trong 2 năm, 2015 - 2016. Số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian từ tháng
12/2016 đến tháng 02/2017.


4

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng chủ yếu 2 phương pháp nghiên cứu: (1) Phương pháp thống kê
mô tả: Bao gồm giá trị trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất, độ lệch chuẩn, tổng giá trị của
biến, tỷ lệ phần trăm. Được dùng để mô tả các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế
cũng như nhận thức của các hộ nuôi cá lóc; (2) Phương pháp phân tích hồi quy đa
biến dùng để xác định mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng (biến độc lập) đến
lợi nhuận (biến phụ thuộc).

1.6. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp xác định được hiệu quả kinh tế để từ đó có
giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ nuôi cá, phát triển
nghề nuôi cá lóc trên địa bàn huyện.
Kết quả nghiên cứu giúp làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và
đề ra giải pháp có cơ sở khoa học cho việc định hướng chính sách. Vì vậy, đề tài có

giá trị thực tiễn, giải quyết vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài, đồng thời
góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, nhận thức sâu sắc hơn các vấn đề liên quan
đến hiệu quả nuôi trồng cho nông hộ trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

1.7. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu. Chương này giới thiệu sự cần thiết
nghiên cứu; mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Trình bày cơ sở lý luận về
hiệu quả kinh tế; Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu bao gồm mô hình nghiên cứu; Phương
pháp thu thập và kỹ thuật phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày thực trạng
nuôi cá lóc tại huyện Trà Cú; Thống kê mô tả về mẫu dữ liệu nghiên cứu; Xác định
hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc của nông hộ; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế nuôi cá lóc của các nông hộ.
Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị chính sách. Trình bày tóm tắt kết quả


5

nghiên cứu; Khuyến nghị các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả nuôi cá lóc của
nông hộ trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Đồng thời, chỉ ra những hạn chế
của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1. Kinh tế hộ gia đình
2.1.1.1. Khái niệm
Hộ gia đình là đơn vị sản xuất và tiêu dùng, sử dụng lao động và nguồn vốn
cho sản xuất có quy mô nhỏ, sản xuất phân tán, tính chuyên môn hóa trong sản xuất
chưa cao (Đào Công Tiến, 2000).
Kinh tế hộ gia đình là hoạt động kinh tế gắn liền với gia đình và gia đình là
người đứng ra tổ chức hoạt động đó. Một phần sản phẩm làm ra được sử dụng cho
tiêu dùng của gia đình (Đào Công Tiến, 2000).
2.1.1.2. Đặc trưng của kinh tế nông hộ
Theo Đào Công Tiến (2000), nông hộ có 2 đặc trưng cơ bản:
Về mặt kinh tế: Nông hộ vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng. Quan
hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện trình độ kinh tế của nông hộ. Các nông hộ
ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp với các
mức độ khác nhau. Để thực hiện được các quan hệ kinh tế, nông hộ tiến hành các
hoạt động quản trị từ sản xuất, trao đổi, phân phối đến tiêu dùng.
Về mặt xã hội: Các thành viên trong nông hộ có quan hệ huyết thống, thân
thuộc và quan hệ hôn nhân. Quan hệ này chi phối mọi hoạt động kinh tế-xã hội của
các thành viên. Họ quan tâm đến việc làm, giáo dục, chăm sóc lẫn nhau, xây dựng
và phát triển các truyền thống gia đình.
Nông hộ sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất kinh doanh. Ở nông
hộ chỉ tiêu thu nhập là quan trọng nhất, không kể thu nhập đó từ nguồn nào, trồng
trọt, chăn nuôi hay từ nghề ngoài nông nghiệp. Đó là kết quả chung của lao động
gia đình. Người nông dân không tính được cụ thể bằng tiền lao động gia đình đã bỏ
ra, mà chỉ tính chi phí cơ hội của lao động gia đình khi tham gia sản xuất.
2.1.1.3. Thu nhập nông hộ
Thu nhập nông hộ là phần tiền còn lại của hộ nông dân sau khi trừ tất cả các


7


chi phí có liên quan mua ngoài như: chi phí vật chất, chi phí thuê lao động. Ở nông
hộ, thu nhập chủ yếu dựa vào công lao động của gia đình bỏ ra.
Các thành phần cấu thành thu nhập nông hộ: Ở nông thôn thu nhập của người
dân chủ yếu dựa vào thu nhập trong nông nghiệp bao gồm các nguồn thu từ nông
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hay làm thuê trong nông
nghiệp. Ngoài ra còn có thu nhập từ phi nông nghiệp gồm các nguồn thu như tiền
lương, trợ cấp, tiền thu từ các hoạt động thương mại, dịch vụ và các nguồn khác.
2.1.1.4. Vai trò của nông hộ
Nông thôn nước ta đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước đang tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi
nông nghiệp nông thôn là tiền đề phát triển của đất nước và đóng vai trò đặc biệt
quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả nước, đảm bảo
lương thực cho quốc gia, cho dự trữ và xuất khẩu.
Hơn thế nữa, hộ nông dân và xã hội nông thôn còn là nguồn cung cấp lao động
dồi dào để phát triển các ngành nghề ở nông thôn nói riêng và đáp ứng nhu cầu
cung cấp lao động cho ngành công nghiệp, du lịch để góp phần phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
2.1.2.1. Vốn trong nông nghiệp
Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu
tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Vốn trong nông nghiệp được phân thành
vốn cố định và vốn lưu động. Vốn sản xuất nông nghiệp có đặc điểm là tính thời vụ,
do đặc điểm của tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp và đầu tư vốn trong nông
nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro vì kết quả sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều
vào tự nhiên. Do chu kỳ sản xuất của nông nghiệp dài nên vốn dùng trong nông
nghiệp có mức lưu chuyển chậm.
Vốn trong nông nghiệp được hình thành chủ yếu từ các nguồn vốn sau: vốn
tích lũy từ trong khu vực nông nghiệp, vốn đầu tư của ngân hàng, vốn tín dụng nông



8

thôn và nguồn vốn nước ngoài.
2.1.2.2. Nguồn lao động nông nghiệp
Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia vào sản
xuất nông nghiệp. Nguồn lao động trong nông nghiệp là yếu tố sản xuất đặc biệt
tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng người lao động mà còn cả
chất lượng nguồn lao động.
Đặc biệt là yếu tố phi vật chất của lao động như kỹ năng, kiến thức, kinh
nghiệm lao động được xem như yếu tố ảnh hưởng đến gia tăng sản lượng. Do đó,
đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động chính là đầu tư làm gia tăng giá trị yếu
tố đầu vào đặc biệt này.
2.1.2.3. Đất đai trong nông nghiệp
Đất đai giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai là cơ sở tự
nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất. Đất đai tham gia hầu hết vào
các quá trình sản xuất của xã hội nhưng tùy thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò
của đất đai có sự khác nhau (Đinh Phi Hổ, 2010).
Nếu trong công nghiệp, thương mại, giao thông, đất đai là sơ sở, nền móng để
xây dựng nhà xưởng, cửa hàng, mạng lưới đường giao thông thì ngược lại trong
nông nghiệp, đất đai tham gia với tư cách là yếu tố tích cực của sản xuất và là tư
liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được.
2.1.2.4. Giống cây trồng, vật nuôi
Các loại giống cây, con có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt cho phép
tăng quy mô sản lượng hàng hoá. Các loại giống mới có sức kháng chịu dịch bệnh
cao giúp ổn định năng suất cây trồng, vật nuôi; ổn định sản lượng hàng hoá.
2.1.2.5. Công nghệ và kỹ thuật canh tác
Công nghệ: Công nghệ được xem là đầu vào quan trọng làm thay đổi phương
pháp sản xuất, năng suất lao động. Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất sẽ nâng
cao hiệu quả sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm lao động, chi phí sản xuất,

do đó tác động đến gia tăng lợi nhuận cho nông hộ.
Kỹ thuật canh tác: Việc ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến cũng góp phần


9

làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Hiện nước ta đã và đang đầu tư cho đội ngũ
cán bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư các trung tâm nghiên cứu, hệ thống khuyến nông,
do đó, rút ngắn được thời gian chuyển tải kỹ thuật mới đến người nông dân.
2.1.3. Hiệu quả kinh tế
2.1.3.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ tỷ số giữa đầu ra với đầu vào được sử
dụng. Đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn hay thời gian lao động hao phí, chi
phí thường xuyên. Đầu ra thường dùng giá trị tăng thêm (Lê Dân, 2006).
Hoàng Hùng (2007) cho rằng hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết
quả thu được với chi phí bỏ ra. Nó được tính toán khi kết thúc một quá trình sản
xuất kinh doanh.
Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế nên được đánh giá trên ba phương
diện: Hiệu quả tài chính, xã hội và hiệu quả môi trường. Hiệu quả tài chính mà
trước đây ta quen gọi là hiệu quả kinh tế thường được thể hiện bằng những chỉ tiêu
như lợi nhuận, giá thành, tỷ lệ hoàn vốn, thời gian hoàn vốn. Hiệu quả xã hội của
một dự án phát triển bao gồm lợi ích xã hội mà dự án đem lại như: Việc làm, mức
tăng GDP do tác động của dự án, sự công bằng xã hội, sự tự lập của cộng đồng và
sự được bảo vệ hoàn thiện hơn của môi trường sinh thái.
Một số tác giả khi đánh giá hiệu quả kinh tế cho rằng cần phân biệt hai khái
niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương
quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Còn hiệu quả xã
hội là mối tương quan so sánh giữa các lợi ích xã hội thu được và tổng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền
đề của nhau và là phạm trù thống nhất.

Việc phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả xã hội là tùy theo phạm vi và
mức độ của sự phân tích là của cá nhân hay cả xã hội khi xem xét. Hiệu quả tài
chính được phân tích trên quan điểm lợi ích cá nhân của từng người đầu tư; chỉ tính
toán những lợi lãi thông thường trong phạm vi tài chính để cho người đầu tư ra
quyết định đầu tư.


10

Hiệu quả xã hội thì được phân tích trên lợi ích của toàn xã hội để xem xét sự
phát triển chung của xã hội như mức tăng trưởng, sự công bằng xã hội và sự phát
triển cộng đồng và cả vấn đề về môi trường. Vì vậy, tùy theo phạm vi xem xét là
của cá nhân hay toàn xã hội mà có hiệu quả tài chính hay hiệu quả xã hội.
Quan niệm mới về hiệu quả đầu tư cho pháp đánh giá toàn diện hơn các tác
động do dự án mang lại, phù hợp với xu thế thời đại và chiến lược tăng trưởng và
phát triển bền vững của quốc gia ngày nay.
2.1.3.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan
điểm khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất của nó. Người sản xuất muốn
có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là: nhân lực,
vật lực, vốn và chi phí khác. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một
quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự chênh
lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết
kiệm lao động xã hội. Nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã
hội là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, hai mặt này có mối quan hệ mật
thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền kinh tế xã hội, là quy luật
tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian.
Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được hiệu quả tối đa về chi
phí nhất định hoặc ngược lại, đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi

phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng
thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội.
2.1.3.3. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp giúp cho người sản xuất, nhà
hoạch định chính sách biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản
xuất nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp
thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, hiệu quả kinh tế còn là căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng


11

trưởng cao trong sản xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể
tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược
lại đạt được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ.
2.1.4. Sản xuất
2.1.4.1. Khái niệm sản xuất
Sản xuất là hoạt động nhằm chuyển hóa những yếu tố của sản xuất (đầu vào)
thành những sản phẩm đầu ra. Có thể chia các đầu vào thành nhiều loại lớn đó là lao
động, nguyên liệu và vốn, mỗi loại lại bao gồm những thứ hẹp hơn. Các đầu vào là
lao động bao gồm những người lao động là công nhân lành nghề như kỹ sư, những
lao động nông nghiệp cũng như những cố gắng kinh doanh của những người quản
lý hãng. Nguyên vật liệu bao gồm điện, nước và những thứ hàng hóa khác mà hãng
mua về để chế biến; vốn bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị và hàng dự trữ.
Sản xuất là một quá trình là sự kết hợp của các loại nguyên liệu đầu vào vật
chất và phi vật chất (kế hoạch, bí quyết, kỹ năng) khác nhau để nhằm tạo ra sản
phẩm cho tiêu dùng. Đó là hoạt động tạo ra sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ, có giá
trị sử dụng và mang lại ích lợi cho người sử dụng.
2.1.4.2. Hàm sản xuất
Quan hệ giữa các đầu vào của quá trình sản xuất và đầu ra, do đó mà nó được

mô tả bằng một hàm sản xuất. Một hàm sản xuất chỉ rõ đầu ra tối đa Y mà một
hãng/hộ sản xuất có thể sản xuất được bằng mọi cách để tổ hợp các đầu vào đã được
ấn định. Hàm sản xuất là một hàm số biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ
giữa đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Vậy hàm sản xuất thông thường viết
dưới dạng:
Y = f (X1, X2, X3, X4, …, Xn)
Trong đó: Y là sản lượng đầu ra. X1, X2, X3, X4, …, Xn : là các yếu tố đầu vào.
Các biến trong hàm sản xuất được giả định là dương, liên tục và các yếu tố
đầu vào được xem là có thể thay thế cho nhau tại một mức sản lượng. Hàm sản xuất
cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng mỗi phương án kết hợp với các yếu
tố đầu vào cho trước.


12

2.1.4.3. Đo lường chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất
Chi phí sản xuất: Là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi để
mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích
thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế hàng hóa, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải
quan tâm đến chi phí sản xuất. Việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tăng
lợi nhuận. Tuy nhiên, chi phí sản xuất chỉ là một phần của chi phí sản phẩm. Khi
cấu thành giá của một sản phẩm, phải xem xét toàn bộ chi phí, không thể chỉ nhìn
thấy chi phí sản xuất.
Chi phí cố định (định phí): Là các chi phí gắn liền với yếu tố sản xuất cố định,
không thay đổi trong ngắn hạn và không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất
ra như đất đai, công cụ, ...
Chi phí biến đổi (biến phí): Là các chi phí phát sinh từ việc sử dụng các yếu tố
sản xuất biến đổi như chi phí giống, thức ăn, lao động, chăm sóc. Các chi phí này
chỉ phát sinh trong quá trình sản xuất, khi ngừng sản xuất thì chi phí này bằng
không (Nguyễn Thị Song An, 2001).

Chi phí cơ hội: Là thu nhập tối đa có thể được tạo ra bởi các nguồn lực khi
được sử dụng một cách có lựa chọn, có thể bao gồm việc sử dụng các nguồn lực
nông nghiệp và phi nông nghiệp. Ví dụ đất nông nghiệp có thể kiếm được nhiều tiền
hơn bằng cách biến đất đó thành nơi nghỉ mát, thì chi phí cơ hội của việc tiếp tục sử
dụng đất đó vào việc nuôi trồng chính là thu nhập có thể có được bằng cách chuyển
đất đó cho người khác thuê để làm khách sạn (Ellis,1993).
Tổng chi phí: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí đã bỏ ra để sản xuất ra một
sản lượng hàng hóa nhất định. Trong sản xuất, tổng chi phí gồm chi phí cố định và
chi phí biến đổi. Tổng chi phí sản xuất trong nông nghiệp bao gồm: cây giống, con
giống, phân bón/thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, lao động, nhiên liệu, khấu hao công
cụ dụng cụ, chi phí vận chuyển, lãi vay,…
Tổng chi phí = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi + Chi phí cơ hội
Doanh thu là chỉ tiêu cho biết tổng số tiền thu được cùng với mức sản lượng
và mức giá bán đơn vị sản phẩm. Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá bán sản phẩm.


13

Lợi nhuận là phần thu được sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí bao gồm cả
chi phí do gia đình đóng góp. Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí.
Thu nhập: là phần thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí sản xuất không
kể đến chi phí cơ hội. Thu nhập = Doanh thu - (Tổng chi phí - Chi phí cơ hội).
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng.
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng chi phí = Lợi nhuận/Tổng chi phí.
Tỷ suất lợi nhuận lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận/Doanh thu. Tỷ số này
cho biết trong một đồng doanh thu của nông hộ sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.1.5. Lý thuyết kinh tế quy mô
Kinh tế quy mô (economies of scale) hay kinh tế bậc thang là chiến lược được
hoạch định và sử dụng triệt để trong sản xuất. Nội dung chính là nếu sản xuất với

quy mô càng lớn thì chi phí và giá thành trên một đơn vị sản phẩm sẽ càng giảm,
làm gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.

Hình 2.1: Tính kinh tế quy mô
Nguồn: Panzar, J.C and R.D. Willig (1977)
Hình 2.1 minh họa tính kinh tế quy mô. Trục hoành biểu diễn sản lượng. Trục
tung thể hiện chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm. Đường cong là đường chi
phí bình quân dài hạn. Khi quy mô sản xuất được mở rộng để sản lượng tăng từ Q


14

lên Q2, chi phí bình quân giảm từ C xuống C1. Trong kinh tế học vi mô, kinh tế quy
mô chính là lợi thế chi phí mà nhà sản xuất có được nhờ vào quy mô sản xuất hoặc
quy mô hoạt động, với chi phí trên mỗi đơn vị đầu ra thường giảm đi với quy mô
ngày càng tăng khi chi phí cố định được chia đều trên mỗi đơn vị đầu ra. Thông
thường, hoạt động sẽ hiệu quả hơn khi quy mô được mở rộng, đồng thời dẫn đến
việc giảm các chi phí biến đổi.
Kinh tế quy mô áp dụng được ở các cấp độ khác nhau, chẳng hạn như một
doanh nghiệp, một nhà máy hay chỉ là hộ sản xuất. Một cơ sở sản xuất lớn được kỳ
vọng sẽ có chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra thấp hơn so với một cơ sở sản
xuất nhỏ hơn, với điều kiện các yếu tố khác là như nhau.
Tuy nhiên, kinh tế quy mô thường vẫn còn một số hạn chế; Chẳng hạn như khi
vượt qua điểm tối ưu, nơi mà chi phí cho mỗi đơn vị gia tăng bắt đầu tăng lên. Tính
phi kinh tế quy mô hay còn gọi là lợi nhuận giảm dần theo quy mô, được bộc lộ khi
chi phí bình quân dài hạn tăng lên theo đà sản lượng tăng lên hoặc không tăng. Khi
đường chi phí bình quân dài hạn đi xuống, chi phí bình quân cho quá trình sản xuất
giảm dần khi sản lượng tăng lên và như vậy có được kinh tế quy mô.
Theo Amalendu (2010) cho rằng khi quy mô càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Tuy nhiên, quan điểm ngược lại cho rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô

và hiệu quả. Nếu quy mô công ty quá lớn nhiều khi lại tác động ngược chiều đến
hiệu quả do quá trình kiểm soát kém, điều này cũng gây tác động ngược chiều đến
hiệu quả (Yuqi, 2008).

2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.2.1. Các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
Nguyễn Thanh Long (2014) đã tiến hành nghiên cứu mô hình nuôi cá rô đầu
vuông của 45 hộ nuôi cá rô đầu vuông ở tỉnh Hậu Giang vào năm 2014 và đã sử
dụng chỉ tiêu lợi nhuận đạt được trên 1 hecta để đánh giá hiệu quả sản xuất của các
hộ nuôi này. Kết quả là các hộ nuôi cá rô đầu vuông ở Hậu Giang đạt được năng
suất trung bình 87,7 tấn/ha. Nông dân bị thua lỗ trung bình là 37,4 triệu đồng/ha và
có đến 54,8% hộ nuôi bị thua lỗ từ mô hình nuôi này.


15

Nguyễn Thị Hường và Hà Thị Thanh Tuyền (2016), đã tiến hành nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá tra và thu nhập của người nuôi tỉnh An
Giang. Số liệu sơ cấp được thu thập từ 106 cơ sở sản xuất tại Thành phố Long
Xuyên, 2 huyện Châu Phú và Phú Tân của tỉnh An Giang. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp phân tích chi phí (CBA: Cost benefit analysis) và mô hình hồi quy
OLS để xác định năng suất và thu nhập của nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang.
Kết quả cho thấy, năng suất của nông hộ chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố gồm: chi
phí thức ăn, chi phí sên vét ao nuôi, kiểm tra chất lượng cá giống, số vụ nuôi, chi
phí thuốc thú y thủy sản. Thu nhập của nông hộ nuôi cá tra chịu ảnh hưởng của 4
yếu tố: diện tích nuôi, mật độ nuôi, tham gia tập huấn kỹ thuật và kinh nghiệm.
2.2.2. Các nghiên cứu về nghề nuôi cá lóc
Theo hiểu biết của tác giả, trên thế giới có rất ít công trình nghiên cứu hiệu
quả kinh tế nuôi cá lóc. Do vậy, tác giả chỉ lược khảo các nghiên cứu về hiệu quả
kinh tế nuôi cá lóc tại Việt Nam. Có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình như:

Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009) khảo sát tình hình nuôi cá lóc ở
Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã xác định được 5 yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa
thống kê đối với năng suất cá lóc nuôi: (1) Loài nuôi là cá lóc bông hay cá lóc đen;
(2) Mức độ ngập lũ hằng năm của vùng nuôi; (3) Mật độ thả nuôi/vụ; (4) Chi phí
thuốc phòng trị bệnh và (5) Hộ được tập huấn kỹ thuật nuôi.
Chi phí nuôi cá/đơn vị thể tích cao nhất đối với nuôi lồng bè và thấp nhất đối
với nuôi vèo. Nếu phải mua hầu hết thức ăn thì nuôi cá lóc mang lại lợi nhuận khá
thấp, tỷ lệ số hộ thua lỗ cao. Nếu nuôi với quy mô nhỏ, tận dụng lao động gia đình
khai thác cá tạp vào mùa lũ thì người nuôi cá lóc vẫn có lời cao.
Cá lóc thương phẩm chủ yếu được bán ra thông qua thương lái và giá cá lóc
thường tăng cao vào mùa khô, nếu thu hoạch cá trong thời gian này sẽ mang lại lợi
nhuận cao hơn.
Trần Hoàng Tuân và cộng sự (2014) cũng đã tiến hành một nghiên cứu đánh
giá hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá lóc ở hai tỉnh An Giang và Trà Vinh, thông
qua việc sử dụng các chỉ tiêu về năng suất nuôi. Đồng thời sử dụng kiểm định t-test


16

để kiểm tra sự khác biệt về năng suất nuôi giữa hai tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho
thấy năng suất nuôi giữa hai tỉnh không có sự khác biệt đáng kể.
Ngô Thị Minh Thúy và Trương Đông Lộc (2014) tiến hành phân tích hiệu
quả tài chính của mô hình nuôi cá lóc đen và nhận thức của người nuôi ở ĐBSCL.
Khảo sát thông qua số liệu điều tra trực tiếp từ 205 hộ ở các tỉnh ĐBSCL nuôi cá
lóc đen theo hai mô hình và áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy, các yếu
tố tác động đến lợi nhuận trung bình của hộ nuôi là: Mật độ thả giống, số vụ nuôi,
giá bán, vùng nuôi cá lóc, hệ số thức ăn, giá thức ăn, giá thuốc phòng trị bệnh và mô
hình nuôi cá lóc (thâm canh, bán thâm canh).
Lợi nhuận của nông hộ nuôi cá lóc trung bình đạt 846,7 ngàn đồng/m3/vụ, cao
nhất là mô hình nuôi vèo đạt đến 1.384,1 ngàn đồng/m3/vụ, nuôi ao thu được lợi

nhuận thấp hơn chỉ đạt 409,2 ngàn đồng/m3/vụ. Trung bình các nông hộ bỏ ra một
đồng chi phí nuôi cá thì thu được 1,52 đồng lợi nhuận.
Lê Thị Thùy Dung (2009) đã khảo sát tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở
tỉnh Hậu Giang. Có 2 mô hình nuôi cá lóc chủ yếu ở Hậu Giang được khảo sát gồm:
vèo ao thu được 33 mẫu và vèo sông thu được 37 mẫu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, về năng suất thì mô hình vèo sông cho năng suất
cá cao hơn vèo ao (vèo sông: 44,2 tấn/1000m3/vụ, vèo ao: 23,1 tấn/1000m3/vụ).
Lợi nhuận bình quân 169,9 triệu đồng/1000m3, vèo sông cao hơn vèo ao, tương tự
tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả chi phí của vèo sông cũng cao hơn vèo ao.
Trong các mô hình nuôi cá còn tồn tại nhiều khó khăn như thiếu vốn, dịch
bệnh lây lan, thiếu kiến thức về kỹ thuật nuôi, giá đầu ra không ổn định, vấn đề về
thời tiết, nguồn thức ăn tự nhiên suy giảm, tốn công chăm sóc là những vấn đề quan
trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất.
2.2.3. Đánh giá tổng quan tài liệu
Qua lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả rút ra một số nội
dung quan trọng để làm cơ sở cho mô hình nghiên cứu:
Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu thuộc lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thường sử
dụng phương pháp phân tích hiệu quả tài chính đơn giản để đánh giá hiệu quả sản


17

xuất của các hộ nuôi thủy sản. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp này phần lớn
chỉ ra được hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi thông qua các chỉ tiêu như năng suất
nuôi, lợi nhuận trên 1 hecta, tỷ suất lợi nhuận.
Thứ hai, các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc trong thời gian từ năm
2009 đến 2014 cho thấy mô hình nuôi cá lóc mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thứ ba, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp: (1) Các yếu tố về nhân khẩu học như tuổi, học vấn, kinh nghiệm, giới tính.
(2) Điều kiện canh tác: Diện tích canh tác, loại đất canh tác (Đinh Phi Hổ, 2008);

(3) Tham gia tổ chức chính trị, xã hội, vay vốn.
Thứ tư, riêng đối với nghề nuôi cá lóc, hiệu quả kinh tế còn bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố như: Mật độ thả giống, số vụ nuôi, giá bán, vùng nuôi cá lóc, hệ số thức
ăn, giá thức ăn và mô hình nuôi cá lóc (Ngô Thị Minh Thúy và Trương Đông Lộc
(2014), hộ được tập huấn kỹ thuật nuôi (Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009).

2.3. TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp; Tổng quan về nghề nuôi cá lóc ở ĐBSCL. Ngoài ra, chương này cũng lược
khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài và rút ra một số nhận xét quan
trọng làm cơ sở hình thành phương pháp nghiên cứu ở chương 3


×