Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả của tiết luyện nói trong môn ngữ văn lớp 7 ở trường THCS lương nội – bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.35 KB, 20 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu của trường THCS. Nó có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư
tưởng, tình cảm cho học sinh; giúp các em có năng lực thực hành và năng lực sử
dụng Tiếng việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp; tạo điều kiện để các em
hoà nhập một cách chủ động với xã hội, tự tin trước cuộc sống.
Dạy học Ngữ văn không chỉ cung cấp tri thức cho các em mà còn rèn
luyện cho các em bốn kỹ năng quan trọng, đó là: Nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên
thực tế cho thấy kỹ năng này chưa phát triển đồng đều ở học sinh, nhiều em thực
hiện kỹ năng nghe, nói rất tốt nhưng kỹ năng đọc, viết lại hạn chế; nhiều em
thực hiện kỹ năng nghe, đọc, viết tương đối thành thục nhưng kỹ năng nói lại
không lưu loát. Điều này thật đáng lo ngại, nhất là trong xã hội hội nhập như
hiện nay thì kỹ năng nói, ứng xử, giao tiếp cần thiết hơn bao giờ hết.
Có thể nói, bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết có ý nghĩa vô cùng to lớn
trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân, trong đó kĩ năng nói đang ngày càng
khẳng định vị trí lớn lao của nó. Nó chính là một loại công cụ cần thiết với tất cả
mọi người. Nếu có một kĩ năng nói tốt, thực hiện giao tiếp hiệu quả sẽ giúp con
người có cơ hội thể hiện ý tưởng của bản thân trong các tình huống giao tiếp.
Trong cuộc sống thường nhật, con người thường xuyên phải sử dụng ngôn
ngữ để trao đổi, giao tiếp. Tuy nhiên có người có người giao tiếp rất tốt để lại ấn
tượng với đối tượng giao tiếp, trái lại có nhiều người kỹ năng giao tiếp rất hạn
chế. Để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả và có sức thuyết phục điều cần thiết đối
với mỗi người là việc luyện nói từ khi còn nhỏ.
Vấn đề cần đặt ra là làm sao để giáo viên thấy rõ tầm quan trọng của kỹ
năng luyện nói trong phân môn Tập làm văn, đặc biệt là các tiết Luyện nói, giúp
học sinh phát triển kỹ năng nói ở mức cao hơn.
Trường THCS Lương Nội - Bá Thước đóng trên địa bàn một xã có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 100% là người dân tộc thiểu số, trình độ
dân trí chưa cao nên khả năng giao tiếp và việc sử dụng ngôn ngữ nói của các
em rất hạn chế.


Đứng trước nhu cầu hội nhập như hiện nay thì việc sử dụng ngôn ngữ nói,
khả năng trình bày vấn đề rất quan trọng. Để các em phát triển theo xu thế tự tin
hơn trong cuộc sống thì việc luyện nói rất quan trọng, “kĩ năng giao tiếp, thuyết
trình đã và đang trở thành những kĩ năng cơ bản, có ý nghĩa nền tảng để phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao của mỗi quốc gia, giúp người lao động có
thêm hành trang cần thiết vững bước vào cuộc cạnh tranh trong một nền kinh tế
toàn cầu và hội nhập” [1].
Với tâm huyết góp phần đào tạo thế hệ con em địa phương có kỹ năng sống
1


trong đó có kỹ năng nói, bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao hiệu quả của việc
dạy tiết Luyện nói trong phân môn Tập làm văn THCS là vô cùng quan trọng và
cần thiết. Tuy nhiên, hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào
vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết,
khắc phục vấn đề hạn chế trong kỹ năng nói của các em.
Xuất phát từ những lí do trên mà tôi đã có sáng kiến “Một số kinh nghiệm
nâng cao hiệu quả của tiết luyện nói trong môn Ngữ văn lớp 7 ở trường THCS
Lương Nội - Bá Thước”.
2. Mục đích nghiên cứu
Chọn sáng kiến “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả của tiết luyện
nói trong môn Ngữ văn lớp 7 ở trường THCS Lương Nội - Bá Thước” tôi muốn
đưa ra một số giải pháp đã làm và thấy hiệu quả nhằm truyền tải những kiến
thức về kỹ năng luyện nói đến học sinh một cách dễ hiểu nhất, sinh động nhất,
từ đó giúp học sinh nắm vững, nắm chắc các kiến thức về các kiểu bài làm văn
trong chương trình mà qua đó còn rèn cho học sinh hình thành bốn kĩ năng cơ
bản đó là nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là kĩ năng nói, làm nền móng, làm cơ sở
để các em nói tốt trong tương lai, khi đi ra xã hội các em có thể tự tin trước cuộc
sống, biết bảo vệ chính kiến, quan điểm của mình, đó là một kỹ năng sống rất
cần thiết.

Sáng kiến kinh nghiệm này còn nhằm giúp các em hứng thú hơn, tích cực
hơn khi học tiết Luyện nói và sẽ yêu thích tiết học này hơn, học tốt môn Ngữ văn
hơn.
Ngoài ra nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện
các hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS Lương Nội từ năm học
2014 - 2015.
Thông qua sáng kiến này tôi đưa ra một số kinh nghiệm và sáng kiến
trong việc tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp nhằm giúp giáo viên thuận lợi
trong việc thực hiện các kiến thức để dạy tiết Luyện nói một cách tốt nhất, giúp
các em giao tiếp tốt hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là quá trình dạy học
các tiết Luyện nói lớp 7 trong môn Ngữ văn bậc THCS tại trường THCS Lương
Nội - Bá Thước - Thanh Hóa trong năm học 2014- 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu vận dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin (từ học sinh,
giáo viên khác, phụ huynh);
2


- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. (Thống kê, xử lý số liệu học sinh ở
ba mức độ: Hứng thú, ít hứng thú hay không hứng thú với tiết Luyện nói sau khi
áp dụng sáng kiến này).
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong mục tiêu dạy học môn Ngữ văn THCS, về kỹ năng, chương
trình môn Ngữ văn đã nhấn mạnh và nêu rõ: “Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ
năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

tiếng Việt khá thành thạo theo kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích
tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giảng văn
học”. Hiện thực hóa mục tiêu này của chương trình, sách giáo khoa Ngữ
văn THCS đã chú trọng hơn về việc hình thành và phát triển kỹ năng nói.
Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS chia làm ba phân môn: Văn học,
Tiếng việt và Tập làm văn. Trong đó Tập làm văn là phân môn mang tính thực
hành - Tổng hợp, giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng, trong đó có kỹ năng nói,
đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn là chủ yếu
dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung
thành, sáng tỏ chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói...” [2]. Nhưng thực tế
nhiều giáo viên xem nhẹ phân môn này so với phân môn Văn và Tiếng việt, vì
vậy đã hạn chế phần nào sự phát triển kỹ năng nói ở các em.
Kĩ năng nói là hình thức biểu hiện của năng lực giao tiếp bằng lời, dạng
hành động được thực hiện một cách tích cực, tự giác dựa trên sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa tri thức về ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói), những hiểu biết về
văn hoá, xã hội (liên quan đến hoạt động giao tiếp bằng lời)… và những điều
kiện sinh học - tâm lí của một cá thể (nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá
nhân…) để đạt được mục đích giao tiếp đặt ra. [3].
Có thể nói nghe và đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp
nhận thông tin còn nói, viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động truyền đạt
thông tin. Luyện nói trong nhà trường nhằm giúp học sinh có thói quen nói
trong những môi trường khác nhau. Luyện nói tốt sẽ giúp người học có được
một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống, xã hội. Mục đích của các giờ
học này là tiếp tục rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói trước tập thể về kiểu bài
văn vừa được học và thể hiện suy nghĩ cá nhân về những vấn đề gần gũi, thiết
thực với cuộc sống hàng ngày. Cụ thể là tạo điều kiện cho các em biết cách nói
ra quan điểm, ý kiến cá nhân theo đề đã chuẩn bị, từ đó phát triển tốt hơn kỹ
năng nói.
Như vậy, có thể nói rằng năng lực giao tiếp là một trong những năng lực
cần thiết nhất của con người, giúp con người có thêm nhiều cơ hội để thành

công trong cuộc sống. Mà mấu chốt của giao tiếp là nghe và nói. Do đó, việc
luyện nói cho học sinh về bản chất chính là hướng tới phát triển năng lực giao
3


tiếp cho người học. Việc phát triển kỹ năng nói cho các em trong các tiết Luyện
nói của phân môn tập làm văn là điều hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới nội
dung chương trình dạy học trong giai đoạn hiện nay.
Học tốt tiết Luyện nói nói riêng và học tốt môn Ngữ văn nói chung sẽ tạo
hứng thú trong học tập. Hứng thú là con đường bằng dẫn đến con đường dẫn
thành công. Khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở của hứng thú
nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái. Nó nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi
dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới
những đỉnh cao của việc nắm kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới, tích cực
sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn, giúp cuộc sống của các em trở nên
dễ dàng hơn.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Huyện Bá Thước - Thanh Hoá là một trong hơn 60 huyện nghèo nhất của
cả nước. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,
trong đó phải kể đến giáo dục mà chất lượng của môn Ngữ văn là điều đáng
được quan tâm. Chất lượng bộ môn Ngữ văn trên địa bàn toàn huyện Bá Thước
nói chung và ở trường THCS Lương Nội nói riêng tương đối thấp. Theo thống
kê thì kết quả những cuộc thi học sinh giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh môn Ngữ văn
những năm gần đây rất thấp, đặc biệt cuộc thi cấp Tỉnh có những năm gần như
trắng bảng.
Mặt khác, do xu thế lập thân lập nghiệp, rất ít những trường chuyên
nghiệp tuyển sinh môn Ngữ văn. Không những thế văn học là một môn học
mang tính nghệ thuật nên ngoài việc nắm vững kiến thức đòi hỏi phải có năng
khiếu mới có thể học tốt được. Vì vậy không phải ai cũng có thể học tốt môn
Ngữ văn. Những điều đó dẫn đến một hệ quả đáng buồn là ngay từ bậc THCS

rất nhiều học sinh có tâm lí ngại học văn và không thích học văn, nhiều phụ
huynh cũng đón nhận môn Ngữ văn không mấy mặn mà và họ thường hướng
cho con em mình học các môn tự nhiên. Tất cả những điều đó vô hình chung họ
đã phủ nhận vai trò rất lớn của môn Ngữ văn trong cuộc sống, đặc biệt là trong
việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói.
Mặt khác giáo viên dạy Ngữ văn của huyện được tham gia nhiều chuyên đề
để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa có chuyên đề nào về kỹ năng tổ
chức dạy học tiết luyện nói nên rất nhiều giáo viên còn lúng túng.
Từ năm 2002 chương trình thay sách giáo khoa mới bắt đầu đưa tiết luyện
nói vào khung chương trình nên giáo viên chưa có nhận thức thực sự sâu sắc về
tiết học này.
Tập làm văn là phân môn mang tính thực hành - tổng hợp nên nó được
nhận định là phân môn khó so với phần Văn và Tiếng việt. Chính vì vậy mà rất
nhiều giáo viên không thực sự hào hứng khi dạy Tập làm văn, đặc biệt là tiết
Luyện nói vì một tiết luyện nói 45 phút giáo viên đã giành thời gian cho việc
4


thảo luận 15 phút nhưng học sinh vẫn không thể nói được, giáo viên kéo dài thời
gian cho việc thảo luận thêm, cuối cùng chỉ có một vài em học khá, giỏi xung
phong trình bày, gọi được 2 - 3 em học sinh lên nói trước tập thể thì đã hết thời
gian tiết học gây tâm lí chán nản cho giáo viên và tiết dạy không đạt được mục
tiêu.
Do địa phương là một vùng miền núi khó khăn, phần lớn học sinh thuộc
hộ nghèo nên việc quan tâm đến học hành của con em còn hạn chế, ý thức học
của các em chưa cao nên việc soạn bài, chuẩn bị bài mới chỉ có ở một số ít học
sinh.
Là một vùng miền núi dân cư thưa thớt, xa các khu trung tâm, xa các
trường bạn, ít có điều kiện giao lưu nên kỹ năng giao tiếp, nói trước đám đông
của các em còn hạn chế.

100% học sinh là người dân tộc (dân tộc Mường), các em có thói quen nói
bằng tiếng dân tộc khi đến trường nên việc phát âm tiếng phổ thông ở một bộ
phận học sinh còn chưa chuẩn. Vì vậy yêu cầu các em trình bày vấn đề trong tiết
Luyện nói là một điều rất khó khăn. Học sinh phần lớn cũng không thích các tiết
học này, các em có tâm lí ngại và sợ các thầy cô gọi lên bảng trình bày vấn đề
trước tập thể trong khi kỹ năng nói của mình lại rất hạn chế.
Mặt khác do vốn từ vựng ít nên để chuẩn bị cho các tiết luyện nói các em
thường làm sẵn hoặc chép ở các bài văn mẫu ở nhà rồi học thuộc sau đó lên
bảng đọc thuộc lòng. Vì thế không đáp ứng được yêu cầu của bài luyện nói.
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành những khảo sát ban đầu và có kết quả
cụ thể sau đây:
Phân loại Số lượng,%

HS hứng thú với
tiết Luyện nói

Lớp,
Khối

Số lượng

%

Học sinh ít hứng
thú với tiết
Luyện nói

HS không hứng
thú với tiết
Luyện nói


Số lượng

Số lượng %

%

Lớp 7A (24HS)

2

8.3

4

16.7

18

75

Lớp 7B (26 HS)

3

11.5

6

23.1


17

65.4

Khối 7(50 HS)

5

10

10

20

35

70

Qua việc khảo sát trên tôi thực sự lo ngại vì số lượng học sinh khối 7
hứng thú với tiết luyện nói quá ít (10%) trong khi số lượng học sinh không hứng
thú với tiết luyện nói lại rất cao (70%). Vì thế tôi đã mạnh dạn đưa sáng kiến
kinh nghiệm của mình áp dụng vào quá trình dạy học môn Ngữ văn Khối 7 cho
học sinh THCS Lương Nội - Bá Thước và bước đầu đã đạt hiệu quả tốt.
5


3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Trước hết giáo viên phải nắm vững hệ thống các tiết Luyện nói
Nắm vững hệ thống các tiết luyện nói trong phân môn Tập làm văn của

môn Ngữ văn ở THCS có vai trò quan trọng trong việc liên hệ qua lại giữa các
tiết, củng cố thêm kiến thức cho học sinh, hệ thống đó bao gồm:
* Lớp 6:
- Tiết 29: Luyện nói kể chuyện
- Tiết 43: Luyện nói kể chuyện
- Tiết 83, 84: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét
trong văn miêu tả.
- Tiết 96: Luyện nói về văn miêu tả.
* Lớp 7:
- Tiết 40: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người.
- Tiết 55, 56: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề.
* Lớp 8:
- Tiết 42: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu
cảm.
- Tiết 54: Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng
* Lớp 9:
- Tiết 65: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
- Tiết 140: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3.2. Cần hiểu rõ tầm quan trọng của tiết Luyện nói
Giáo viên cần hiểu rõ tiết luyện nói có vai trò cực kỳ quan trọng trong
việc giúp các em học sinh có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng việt
như một công cụ để tư duy và giao tiếp, tạo điều kiện để các em hoà nhập một
cách chủ động với xã hội, tự tin trước cuộc sống. Bản thân tôi đã rất tâm huyết
với tiết dạy và có sự chuẩn bị, nghiên cứu kỹ giáo án trước khi dạy. Đặc biệt, tôi
đã chuẩn bị bài nói mẫu cho học sinh trước khi các em trình bày trước tập thể và
cho các em xem các đoạn video các bài nói mẫu có chất lượng để các em học
tập.
3.3. Giáo viên phải dặn dò kĩ học sinh những câu hỏi, những đề hoặc
nội dung của tiết luyện nói trước khi học tiết học này ít nhất 1 tuần.

Việc dặn dò của giáo viên chuẩn bị cho việc luyện nói có vai trò hết sức
quan trọng vì nếu không có sự chuẩn bị của học sinh thì giờ luyện nói khó thành
6


công nếu không nói là thất bại. Việc hướng dẫn các em tự nghiên cứu, tìm hiểu
một vấn đề nào đó trước khi tiết học điễn ra là một vấn đề rất quan trọng. Tự các
em làm việc với chính mình trước bằng việc đọc tài liệu, trao đổi, học nhóm với
bạn bè ở nhà sẽ có tác dụng kích thích tinh thần hợp tác, nâng cao sự tự tin,
mạnh dạn và đồng thời kĩ năng nói của các em cũng nâng cao.
Chẳng hạn trước khi dạy tiết Tiết 40: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật,
con người. (Ngữ văn 7, tập I), tôi đã dặn dò kĩ học sinh trước ít nhất 1 tuần
những vấn đề sau đây:
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập
bến” tương lai.
Đề 2: Cảm nghĩ về sách vở mình học và đọc hàng ngày.
Để trình bày được hai vấn đề đó tôi yêu cầu học sinh phải thực hiện trước
ở nhà các bước sau đây:
- Đọc kĩ yêu cầu của đề và xác định đối tượng, thể loại cho từng đề, tôi
gợi ý nhanh cho học sinh xác định đúng để luyện nói ở nhà được tốt hơn:
Đề 1: - Đối tượng: Thầy, cô giáo
- Thể loại: Biểu cảm về con người
Đề 2: - Đối tượng: Sách, vở
- Thể loại: Biểu cảm về sự vật
- Sau đó tôi yêu cầu học sinh lập dàn ý, nêu ra những ý chính em cần trình
bày và nắm vững các ý chính đó và tôi yêu cầu các em nộp phần dàn ý này cho
tôi trước tiết Luyện nói 4 ngày để tôi kiểm tra và tranh thủ thống nhất lại dàn ý
một cách đầy đủ, chính xác nhất để các em đều nắm chắc kiến thức chính trước
khi nói và có thể tập trình bày ở nhà. (Yêu cầu các em tập trình bày trước
gươnghoặc trình bày trước nhóm bạn của các em).

Chẳng hạn đây là dàn ý sau khi giáo viên đã thống nhất lại từ dàn ý của
học sinh để chuẩn bị cho tiết 40: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người.
(Ngữ văn 7, tập I)
Dàn ý đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ
trẻ “cập bến” tương lai.
1. Mở bài: Nêu hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc về thầy cô(có thể nhân ngày
20/11; nhớ về một kỉ niệm)
2. Thân bài
- Hồi tưởng về thầy, cô giáo: Nhớ lại kỉ niệm về sự chăm sóc, bảo ban của
thầy cô -> nêu cảm xúc
- Suy nghĩ về hiện tại:
+ Thầy cô dạy hết lớp học sinh này đến lớp học sinh khác như chở những
7


chuyến đò. “Người lái đò” - người thầy đã đưa biết bao học sinh cập bến tương
lai, bao thế hệ học sinh đã trưởng thành
+ Vai trò của người thầy ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành của mỗi
người, đến sự phát triển của xã hội.
+ Nhớ mãi hình ảnh thầy cô với lòng biết ơn vô bờ bến.
3. Kết bài: Cảm xúc về thầy cô: Kính trọng, biết ơn. Nguyện ra sức rèn
luyện, học tập để báo đáp công ơn thầy cô.
Dàn ý đề 2: Cảm nghĩ về sách vở mình học và đọc hàng ngày.
1. Mở bài:
- Tình huống tạo cảm xúc (đến thư viện hoặc bắt gặp lại sách vở cũ).
- Giới thiệu cảm xúc chung.
2. Thân bài
- Kể hoặc tưởng tượng ra cảm xúc, suy nghĩ về sách vở
- Suy ngẫm về vai trò của sách vở:
+ Sách giáo khoa và vở học tập là người bạn thân thiết, gắn bó hằng ngày

với học sinh.
+ Sách khoa học: Mở rộng tầm hiểu biết
+ Sách văn học: Mở ra những chân trời cảm xúc, bồi dưỡng vốn sống,
hướng con người tới cái đẹp.
+….
+ Các phương tiện công nghệ hiện đại vẫn không thể thay thế sách vở.
2. Kết bài:
- Yêu thích đọc sách, giữ gìn sách vở
- Thi đua học tập.
Đây là dàn ý sau khi giáo viên đã thống nhất lại từ dàn ý của học sinh để
chuẩn bị cho tiết 55, 56: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chủ
Tịch
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
2. Thân bài
a) Hai câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên đêm trăng nơi núi rừng Việt
8


Bắc
- Nghệ thuật so sánh độc đáo: “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
⇒ Ấn tượng tiếng suối trong trẻo, ấm áp, gần gũi với con người.
- Điệp từ “lồng”
⇒ Bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, hình khối
⇒ Bức tranh thiên nhiên đẹp lung linh, sự cảm nhận tinh tế, tình yêu thiên
nhiên tha thiết của nhà thơ.
b) Hai câu thơ cuối: Tâm trạng của nhà thơ
- Điệp ngữ liên tiếp: “ Chưa ngủ”: Vì cảnh thiên nhiên đẹp như vẽ và vì

một lẽ lớn lao hơn là Bác lo cho vận mệnh đất nước
⇒ Cảm phục, kính trọng trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Tình cảm của em với Bác
Đây là dàn bài cho đề 2 khi dạy tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích
một vấn đề: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề “ Sống chết mặc bay”
cho truyện ngắn của mình.
1.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Thân bài
- Giải thích thành ngữ “Sống chết mặc bay”
- Tìm các luận cứ, lí lẽ:
+ Quan phụ mẫu sống xa hoa
+ Ăn chơi, bài bạc thản nhiên, ung dung
+ Đê sắp vỡ! Mặc!
+ Quan ù thông, vuốt râu… Sống chết mặc bay”
+ Người nhà quê vào báo đê vỡ thì sai lính đuổi người này ra khỏi đình
+ Quan vỗ tay xuống sập kêu to, miệng cười. Quan sung sướng ù ván bài
khi đê vỡ.
+ Tìm một số câu tục ngữ trái ngược với “Sống chết mặc bay”
3. Kết bài:
Truyện ngắn có giá trị tố cáo cao.
3.4. Phải nêu yêu cầu của bài luyện nói
Trước khi luyện nói tôi đã nêu những yêu cầu của một bài luyện nói cho
9


học sinh nắm được để có thể nói một cách tốt nhất. Lâu nay nhiều giáo viên chỉ
có thói quen nêu yêu cầu với người nói mà quên mất một đối tượng góp phần
không nhỏ cho hiệu quả của bài nói chính là người nghe. Vì vậy tôi đã nêu rõ

yêu cầu cho cả người nói và người nghe, cụ thể là:
a) Đối với người nói:
Nói trước tập thể nên ban đầu và khi kết thúc bài nói cần có màn chào hỏi:
Chẳng hạn, trước khi trình bày vấn đề tôi đã hướng dẫn các em nên có câu chào
hỏi: Kính thưa thầy giáo(cô giáo) và các bạn! Sau đây em xin trình bày vấn
đề.....Khi kết thúc bài nói cũng cần phải tôn trọng người nghe và có thể kết thúc
bài nói bằng những câu sau: Em đã trình bày xong bài nói của mình, cảm ơn
thầy (cô) và các bạn đã chú ý lắng nghe! Kính mong thầy (cô) và các bạn góp ý,
nhận xét để em có thể rút kinh nghiệm cho bài nói sau. Em xin cảm ơn! Theo tác
giả Dale Carnegie trong cuốn “Nghệ thuật nói trước công chúng” thì “Người nói
phải biết một cách chính xác ý tưởng mình muốn trình bày ở phần kết thúc, nên
có sự nối kết nhất định với phần mở đầu để tạo một cảm giác trọn vẹn, đầy đủ
với người nghe” [4]. Bài luyện nói có mở đầu và kết thúc sẽ để lại cho người
nghe những ấn tượng tốt và thiện cảm.
Khi nói phải dựa vào dàn ý (Không viết thành bài văn), nói rõ ràng, mạch
lạc.
Lời nói phải trong sáng, chuẩn mực, nói diễn cảm, trôi chảy với âm lượng
vừa đủ. Điều này sẽ đánh giá khả năng sử dụng từ ngữ, ngữ pháp của người nói.
Phải sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ: chú ý tới đối tượng nghe thông qua
nét mặt, ánh mắt, cử chỉ... làm tăng hiệu lực của lời nói tác động đến người
nghe, giúp người nghe thấy được sự giao lưu, gửi gắm tình cảm, thái độ, tinh
thần hợp tác của người nói dành cho mình.
Tác phong mạnh dạn, tự tin.
Vị trí trình bày: Yêu cầu học sinh đứng hẳn trên bục giảng của giáo viên
để nói sao cho có thể nhìn rõ được người nghe và chú ý là mắt luôn hướng thẳng
vào các bạn trong lớp.
b) Đối với người nghe:
Tôi yêu cầu các em ngồi dưới lớp chú ý lắng nghe, ghi chép. Nhận xét ưu,
khuyết điểm của bạn:
+ Nội dung được trình bày ra sao, bộc lộ cảm xúc như thế nào? Cần bổ

sung điều gì?
+ Phong cách, ngôn ngữ của người có hấp dẫn không? Có tạo được hứng
thú không?
+ Phần mở đầu, kết thúc ra sao?
+ Có những giao cảm bằng mắt không? Tư thế tác phong như thế nào?
10


3.5. Cả giáo viên và học sinh đều ứng dụng Công nghệ thông tin trước và
trong tiết Luyện nói
a) Đối với giáo viên:
Thực tế tôi đã nghiên cứu, học hỏi và đã có kĩ năng tương đối tốt trong
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Ngữ văn nói chung và các tiết
luyện nói nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin học sinh sẽ rất hào hứng
vì được xem các hình ảnh minh họa giúp các em dễ liên tưởng, tưởng tượng và
tác động sâu sắc hơn tới việc cảm thụ của các em, góp phần thay đổi phương
pháp, từ đó giúp cho bài nói của các em sẽ hiệu quả hơn.
Chẳng hạn khi dạy tiết 55, 56: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác
phẩm văn học, cụ thể là đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya”
của Hồ Chủ Tịch, tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách chiếu cho học
sinh xem những hình ảnh minh họa cho bài thơ (hình ảnh suối chảy, hình ảnh
trăng đang lồng vào các cây cổ thu giữa rừng vào đêm khuya...) để học sinh dễ
cảm nhận, nắm bắt.
Hoặc khi dạy Tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề. Cụ thể,
khi luyện nói đề 2:Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề “Sống chết
mặc bay” cho truyện ngắn của mình, tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin bằng
cách chiếu cho học sinh xem những hình ảnh minh họa cho truyện ngắn để học
sinh dễ cảm nhận, nắm bắt (Chiếu hai hình ảnh đối lập là cảnh dân phu đang tập
trung hộ đê và cảnh quan phụ mẫu đang ung dung, thản nhiên đánh bài trong
đình).

b) Đối với học sinh:
Kết hợp với thời gian của các tiết ngoại khóa hoặc thời gian của các tiết
hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi đã dành thời gian để hướng dẫn các em biết cách
trình chiếu các nội dung trên màn hình. Mục đích của tôi là giúp các em ở những
tiết luyện nói sau đó đại diện nhóm lên bàn giáo viên trực tiếp chiếu các hình
ảnh minh họa kết hợp với dàn bài để tổ viên của mình trình bày phần luyện nói
của mình dựa trên các hiệu ứng sile đó. Điều đó sẽ giúp các em hoạt bát, tự tin
hơn góp phần không nhỏ vào sự tự tin khi trình bày bài nói. Các em được chủ
động hoạt động của mình một cách hợp tác, còn giáo viên chỉ đóng vai trò là
người nghe và ngồi phía dưới lớp. Thực tế tôi đã thực hiện điều này khi dạy tiết
Luyện nói cuối cùng của chương trình ngữ văn 7 bằng cách cụ thể sau:
Sau khi học sinh nộp dàn ý của đề Luyện nói trước khi thực hiện dạy tiết
Luyện nói, cả giáo viên và toàn thể học sinh trong tập thể lớp thống nhất dàn bài
chung.
Tôi đưa dàn bài đó vào sile để có thể trình chiếu vào tiết Luyện nói (Do
học sinh chưa đủ khả năng thực hiện).Việc này tôi thực hiện trước 4 ngày.
Sau đó tôi yêu cầu đại diện 4 nhóm của lớp dành 30 phút ngoài giờ học để
tôi hướng dẫn kĩ cách trình chiếu các sile liên quan đến dàn bài của đề Luyện
11


nói.
Đến giờ luyện nói: Sau khi xong 15 phút thảo luận tôi đã gọi lần lượt các
nhóm lên trình bày bài nói: Mỗi nhóm có hai người đại diện: Trưởng nhóm lên
lần lượt trình chiếu chậm các sile, tổ viên nói theo các hiệu ứng sile đó(Hoặc có
nhóm chỉ có một học sinh đại diện vừa trình chiếu vừa thực hiện bài nói như đại
diện nhóm 3 của lớp 7A - em Cao Thúy Hiện). Sau những bài nói đó là những
tràng pháo tay khích lệ các bạn một cách nhiệt tình.
Tiết dạy đó lần đầu tiên học sinh được làm chủ mình, được hợp tác vui vẻ
và cũng là lần đầu được sử dụng công nghệ thông tin trước đối tượng người

nghe là tất cả các bạn và giáo viên. Tuy có đôi chỗ lúng túng nhưng tôi cảm
nhận được những ánh mắt tươi vui và sự tự tin hiếm gặp của các em trong các
tiết Luyện nói trước đó. Chính điều này giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp và
nhận ra vai trò của việc Luyện nói.
3.6. Giáo viên cần linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động cho học
sinh: Hoạt động nhóm, nhận xét, đánh giá.
Trước khi luyện nói tôi đã tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Tôi quy
định thời gian thảo luận rất rõ ràng (15 phút). Nếu có nhóm nào chưa thảo luận
xong cũng không được kéo dài thời gian thảo luận tránh mất thời gian cho việc
luyện nói. Trong quá trình thảo luận tôi để cho các em thảo luận tự do, bộc lộ rõ
quan điểm của mình, có thể tiết học sẽ hơi ồn nhưng đó là sự ồn ào có hiệu quả.
Sau khi thảo luận xong tôi gọi một nhóm ít nhất hai học sinh lên trình
bày; các nhóm khác nhận xét, đánh giá, sau đó tôi tổng kết chung, đồng thời
nhận xét sửa chữa để giúp học sinh hiểu nội dung, kiến thức đồng thời nhận thức
được yêu cầu nói cái gì, nói thế nào, có đầy đủ thông tin và biết chọn lọc nói
đúng mục đích đối tượng giao tiếp.
3.7. Giáo viên thường xuyên cởi mở, thân thiện; quan tâm đến học
sinh và hướng dẫn cho các em thói quen tích luỹ tri thức Văn học.
Sự cởi mở, thân thiện của giáo viên có tác động mạnh mẽ đến học sinh. Ý
thức được điều đó tôi thường xuyên luôn mỉm cười và có sự giao lưu thân thiện
với học sinh, hỏi han các em nhiều hơn về bố mẹ, gia đình, công việc ở nhà của
các em… để các em thoát khỏi tâm lí sợ sệt, ngại ngùng khi đứng gần thầy cô.
Chỉ có sự thân thiện ấy học sinh mới có thể tự tin, mạnh dạn đứng trên bục giảng
để trình bày bài nói của mình trước tập thể. Cần tránh trường hợp một số giáo
viên quá nghiêm khắc, không thân thiện với học sinh khiến các em có tâm lí sợ
và ngại trình bày vấn đề.
Tôi cũng thường xuyên động viên, khuyến khích những học sinh có học
lực yếu, tính tình nhút nhát bằng cách cho những đối tượng học sinh này nói
những phần ngắn, dễ như phần mở bài. Có thể các em nói chưa tốt tôi cũng
khuyến khích cho điểm. Điều này khích lệ học sinh, giúp các em thêm tự tin hơn

để có thể nói được nhiều hơn, thậm chí nói được hoàn chỉnh cả bài nói ở các tiết
12


luyện nói tiếp theo.
Tôi cũng thường xuyên yêu cầu, nhắc nhở các em nói tiếng phổ thông khi
đến trường ( không được nói tiếng dân tộc ở trường ); động viên, khích lệ các
em (chú ý các em có bản tính nhút nhát, thiếu tự tin) tích cực tham gia các hoạt
động ngoại khoá, hoạt động thi đua trong nhà trường và ngoài xã hội để có thêm
vốn sống, vốn từ vựng, nâng cao kỹ năng giao tiếp và độ tự tin trước đám đông.
Chẳng hạn trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi thường xuyên
lồng ghép vào việc khích lệ các em thể hiện năng khiếu và các ý kiến trước tập
thể như khích lệ các em hát các bài hát các em yêu thích; thi hát, thi kể chuyện
giữa các tổ; thi trả lời các câu hỏi bằng hình thức lên bục hái hoa dân chủ...
Ngoài ra trong tháng 11 của năm học tôi đã thực hiện chương trình “mỗi
ngày một lớp trưởng”. Nghĩa là tôi hướng dẫn những việc mà một lớp trưởng
cần làm trong một ngày và cho lần lượt 24 học sinh lớp 7A (đồng thời là lớp tôi
chủ nhiệm) làm lớp trưởng trong một ngày dưới sự “cố vấn” của lớp trưởng
chính thức của lớp. Kết quả rất ngạc nhiên: Các em tuy có hơi rụt rè ban đầu
nhưng với sự khích lệ của giáo viên chủ nhiệm và được sự đồng tình của giáo
viên bộ môn các em đã tự tin hơn rất nhiều với vai trò mới của mình (mặc dù chỉ
trong một ngày).
Ngoài ra trong quá trình dạy học tôi đã thường xuyên kết hợp với tổ chức
Đội trong việc hướng dẫn, động viên các em tham gia các hoạt động bề nổi như
dẫn các chương trình văn nghệ, biểu diễn văn nghệ, tham gia các trò chơi dân
gian...Từ đó các em ngày càng mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi đứng trước đám
đông và trình bày vấn đề trước tập thể, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao
hiệu quả bài nói của các em trong các tiết Luyện nói
Mặt khác trong khi gần gũi các em tôi đã giáo dục cho các em hiểu rõ
tầm quan trọng của việc đọc sách và tích luỹ tri thức, đồng thời nhắc nhở các em

nên đọc sách hàng ngày; trong quá trình đọc sách nếu bắt gặp những câu thơ
hay, những đoạn văn hay, giàu cảm xúc và ý nghĩa các em nên chép vào quyển
sổ tích luỹ của các em để tham khảo để có thể vận dụng một cách linh hoạt trong
giao tiếp, từ đó giúp kỹ năng nói của các em ngày một nâng cao.
3.8. Sử dụng phương pháp tích cực trong quá trình dạy học
Nếu giáo viên chỉ nhất thời muốn nâng cao hiệu quả của tiết Luyện nói mà
không chú ý đến các phương pháp dạy học trong cả quá trình dạy học thì hiệu
quả của tiết Luyện nói sẽ không cao. Để tiết Luyện nói đạt hiệu quả đáp ứng mục
tiêu bài học tôi đã thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
trong quá trình dạy học, đó là các phương pháp sau đây:
- Dạy học vấn đáp, đàm thoại: Đây là phương pháp trong đó giáo viên đặt
ra những câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả
giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Phương pháp này
nhằm nâng cao chất lượng của giờ học bằng cách tăng cường hình thức hỏi 13


đáp, đàm thoại giữa giáo viên và học sinh, rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả
năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể. Với mục đích to lớn của phương pháp
này thì việc học sinh trình bày vấn đề trong các tiết Luyện nói sẽ có hiệu quả cao
hơn.
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:
Vấn đề cốt yếu của phương pháp này là thông qua quá trình gợi ý, dẫn
dắt, nêu câu hỏi, giả định, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tranh luận, tìm
tòi, phát hiện vấn đề thông qua các tình huống có vấn đề. Cần trân trọng, khuyến
khích những phát hiện của học sinh, tạo cơ hội cho các em tranh luận, đưa ra ý
kiến, nhận định, đánh giá cá nhân trước nhóm và trước tập thể. Sử dụng phương
pháp này trong quá trình dạy học giúp học sinh luôn mạnh dạn, sẵn sàng tiếp
nhận, lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, phát triển tư duy tích cực sáng tạo. Các yếu tố
đó dễ dàng hơn cho học sinh trong việc trình bày một vấn đề trước tập thể trong
tiết luyện nói.

Tôi thường xuyên tạo hoàn cảnh giao tiếp cho học sinh bằng cách đặt câu
hỏi, đặt vấn đề thảo luận, biết động viên khích lệ, tạo điều kiện cho các em cùng
tham gia, hợp tác.
Chẳng hạn khi dạy tiết 5,6: Cuộc chia tay của những con búp bê của nhà
văn Khánh Hoài (Ngữ văn 7, Tập I), sau khi tìm hiểu về cuộc chia tay của hai
anh em Thành và Thủy, tôi đã nêu vấn đề sau đây: Nhan đề câu chuyện là
“Cuộc chia tay của những con búp bê” nhưng những con búp bê có phải chia
tay không? Ai phải chia tay? Thủy để con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ nhằm gửi
gắm điều gì?
Hoặc khi dạy tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương
ngẫu thư) của Hạ Tri Chương (Ngữ văn 7, tập I), khi bắt đầu tìm hiểu hai câu
cuối bài tôi đưa ra vấn đề sau: ? Có tình huống khá bất ngờ nào xảy ra khi nhà
thơ vừa đặt chân về làng? Em có thể tưởng tượng và kể lại tình huống này bằng
lời của em?
Khi dạy tiết 2: Mẹ Tôi của Etmônđôđơ Amixi (Ngữ văn 7, tập I), sau khi
dạy xong phần Tổng kết, tôi củng cố bài học cho học sinh bằng hai câu hỏi sau:
- Đã có lần nào em nói năng thiếu lễ độ với cha mẹ chưa? Nếu có thì văn bản
này gợi cho em suy nghĩ gì?
- Tại sao nói câu: “Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên
tình yêu thương đó” là 1 câu thể hiện sự liên kết xúc cảm lớn nhất của người
cha với 1 lời khuyên dịu dàng.
Tôi nhận thấy khi đưa ra những câu hỏi, những tình huống có vấn đề như
vậy trong quá trình dạy học thì học sinh rất hứng thú; các em hăng say trao đổi,
tranh luận, rút ra vấn đề để trình bày trước nhóm, trước tập thể. Sau đó các học
sinh khác có thể nhận xét, phản hồi. Quá trình đó giúp các em tự tin hơn trước
đám đông và kỹ năng nói cũng ngày càng được nâng cao.
14


- Dạy học và hợp tác trong nhóm nhỏ: Phương pháp này giúp các thành

viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau
tìm ra những điều mới mẻ. Trong quá trình nói ra ý kiến của mình mỗi thành
viên sẽ nhận ra được sự nhận thức vấn đề của mình đến đâu, cần học hỏi bạn
những gì, đồng thời rèn luyện được năng lực hợp tác giữa các thành viên trong
nhóm. Tôi luôn có ý thức đưa phương pháp này một cách hợp lý trong quá trình
dạy học của mình, vì vậy việc tổ chức hoạt động nhóm trong tiết luyện nói đã
diễn ra linh hoạt, hiệu quả vì các em đã được thực hiện cả trong quá trình học
tập. Cần tránh trường hợp đáng buồn là giáo viên không thường xuyên sử dụng
phương pháp này trong quá trình dạy học, đến khi dạy tiết luyện nói cần thiết
phải sử dụng phương pháp này thì cả giáo viên và học sinh đều lúng túng, mất
thời gian, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả tiết học.
Chẳng hạn khi dạy tiết 40: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người
(Ngữ văn 7, tập I), tôi chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, các nhóm thực hiện các nhiệm
vụ cụ thể sau đây:
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập
bến” tương lai (Nhóm 1,3)
Đề 2: Cảm nghĩ về sách vở mình học và đọc hàng ngày (Nhóm 2,4)
Sau khi giáo viên cùng tập thể lớp trao đổi, tìm ra các ý chính ở mỗi
nhiệm vụ thì các em họp nhóm, trao đổi, thảo luận trong vòng 15 phút sau đó đại
diện các nhóm lên trình bày vấn đề, các nhóm khác nhận xét những ưu điểm,
hạn chế ở bài nói của các nhóm khác. Tôi luôn nhấn mạnh lại các ưu điểm ở một
số bài nói tốt để các em phát huy và nhắc một số hạn chế ở các bài nói chưa tốt
để các em rút kinh nghiệm ở những bài luyện nói sau.
3.9. Dạy học theo hướng tích hợp các phân môn trong quá trình dạy
học môn Ngữ văn.
Để nâng cao hiệu quả của tiết luyện nói, trong cả quá trình dạy học Ngữ
văn tôi luôn có ý thức nâng cao kĩ năng nói cho các em, đặc biệt là trong việc
dạy học theo hướng tích hợp. Khi dạy phần văn bản bao giờ cũng có phần giải
thích từ khó, các từ khó trong các văn bản thường là các từ hay, giàu ý nghĩa
nhưng thực tế nhiều giáo viên lại xem nhẹ hoặc bỏ qua. Nhận thức sâu sắc điều

đó, trước khi học các văn bản này ngoài việc hướng dẫn các em soạn bài tôi
thường xuyên dặn dò các em tìm hiểu, nghiên cứu các từ khó đã được sách giáo
khoa giải thích rất rõ trong phần chú thích. Khi dạy các văn bản này tôi đã nhấn
mạnh một số từ khó và giải thích các từ khó nằm trong văn bản mà các em chưa
hiểu. Khi giáo viên chú trọng phần giải thích từ khó thì vốn từ vựng của các em
phong phú hơn rất nhiều, góp phần không nhỏ vào việc dùng từ, đặt câu làm cho
lời nói của các em lưu loát hơn, ý nghĩa hơn.
Chẳng hạn khi dạy bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng
(Ngữ văn 7, Tập II) tôi đã giải thích các từ khó và nhấn mạnh một số từ khó mà
15


đa số các em không hiểu hoặc chưa hiểu rõ, cụ thể là các từ sau:
- Chân lí: Sự phản ánh sự vật, hiện tượng của hiện thực vào nhận thức
con người một cách đúng đắn, khách quan.
- Hiền triết: Người có tư tưởng, đức độ và hiểu biết cao sâu, được người
đời tôn sùng.
Từ việc tìm hiểu các từ khó các em có thể vận dụng vào lời nói của mình
trong giao tiếp cũng như trong các tiết luyện nói một cách linh hoạt, phù hợp,
hiệu quả.
Ngoài ra khi dạy phần văn bản, tôi thường cho các em học sinh làm các
bài luyện tập, trong đó đa số là dạng bài viết đoạn văn ngắn hoặc các dạng bài
sưu tầm, nhưng tôi vẫn chú trọng các dạng bài tập nói... Đối với dạng bài luyện
tập này tôi yêu cầu các em làm dàn ý, sau đó gọi lên bảng trình bày vấn đề.
Chẳng hạn khi dạy tiết 63, văn bản Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng), trong
phần Luyện tập tôi sẽ yêu cầu học sinh lập dàn ý cho đề bài sau và lên bảng trình
bày: Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu của một mùa trong năm ở quê hương
mình đang sống thì em sẽ nói những gì? (Trong trường hợp hết thời gian tôi sẽ
gọi các em lên bảng trình bày vấn đề vào đầu tiết học tiếp theo và cho vào điểm
miệng).

Với việc làm các bài luyện tập, trong đó có các bài luyện nói ngắn như
vậy các em đã tự tin hơn, phát triển năng lực tư duy, góp phần không nhỏ vào
việc trình bày các vấn đề trong tiết luyện nói.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Năm học 2013 - 2014 tôi được phân công giảng dạy khối 7, áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm này vào khối 7 tôi đã đạt được những hiệu quả bước đầu:
- Tiết Luyện nói đầu của chương trình Ngữ văn của năm học (Tiết 40:
Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người), tôi nhận thấy học sinh trình bày
vấn đề trước tập thể trong giờ luyện nói rất hạn chế. Các em thường nhút nhát,
thiếu tự tin và đặc biệt đang còn lẫn lộn giữa nói với đọc.Thời gian các em thảo
luận chiếm rất nhiều thời gian, khi gọi rất ít học sinh xung phong trình bày, vì
vậy giáo viên phải kéo dài thời gian thảo luận. Đến khi hết giờ chỉ có số ít học
sinh trình bày, gây tâm lí chán nản cho giáo viên.
- Tiếp tục áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào quá trình giảng dạy, khi
dạy đến các tiết Luyện nói tiếp theo tôi đã bước đầu thu được một số kết quả
nhất định:
Tiết 55, 56: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học, học sinh
đã phân biệt được giữa nói và đọc thuộc lòng, tác phong đã mạnh dạn, tự tin
hơn, tuy nhiên sắc thái biểu đạt vấn đề trước đám đông còn hạn chế.
Tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề thì học sinh đã thực hiện
16


tương đối tốt, trình bày vấn đề rõ ràng với tác phong chững chạc, phần nào đã
biết tỏ sắc thái biểu cảm đối với vấn đề mình trình bày và trước đông người.
( Tuy nhiên số lượng học sinh xung phong trình bày còn rất ít). Số học sinh học
lực yếu, hay rụt rè đã bắt đầu có những biểu hiện tích cực hơn, các em cũng đã
thảo luận nhiều hơn chứ không ngồi im như các tiết Luyện nói trước đó. Giáo
viên đã thoát khỏi tâm lí chán nản khi dạy các tiết Luyện nói.

Kết quả cụ thể như sau:
Phân loại

HS hứng thú với
Số lượng, % tiết Luyện nói

Lớp,

Học sinh ít hứng
thú với tiết Luyện
nói

HS không hứng
thú với tiết
Luyện nói

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Lớp 7A (24HS)


9

37.5

7

29.2

8

33.3

Lớp 7B (26 HS)

11

42.3

9

34.6

6

23.1

Khối 7 (50 HS)

20


40

16

32

14

28

Khối

Qua khảo sát trên tôi nhận thấy số lượng học sinh khối 7 hứng thú với tiết
luyện nói chưa cao (40%) và số lượng học sinh không hứng thú với tiết luyện
nói còn đáng kể (28%) nhưng so với số liệu khảo sát ban đầu khi chưa áp dụng
sáng kiến này thì đây là kết quả tích cực (Trước khi áp dụng sáng kiến, học sinh
khối 7 hứng thú với tiết luyện nói chỉ có 10% trong khi số lượng học sinh không
hứng thú với tiết luyện nói là 70%).
Ngoài ra trong tháng 3/2014 Liên đội trường THCS Lương Nội đã tổ chức
cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và ngày thành lập Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh 26/3. Trong cuộc thi này các em đã biết dẫn chương trình
văn nghệ của đội mình một cách tự tin, lưu loát và biểu diễn các tiết mục văn
nghệ rất thành công. Tiêu biểu là em Cao Thúy Hiện, em Trương Thị Quỳnh,
Bùi Thị Tươi… (lớp 7A) em Trương Thị Anh Đào, em Trương Thị Tình, em
Trương Công Hải…(lớp 7B)
Không những vậy trong các buổi sinh hoạt Chi đội các em khối 7 đã tự tin
hơn rất nhiều, biết dẫn chương trình văn nghệ, biết đọc thơ trước tập thể một
cách tự tin... Có thể kết quả chưa cao nhưng đã có sự thay đổi tích cực trong
nhận thức và tư duy của các em.
Với sự kiên trì, nỗ lực không ngừng của bản thân trong những năm học

tiếp theo( năm học 2015 - 2016 và năm học 2016 - 2017) tôi cũng đã thu được
những kết quả cao hơn. Các em đã tự tin hơn rất nhiều trong học tập cũng như
trong giao tiếp.
17


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sáng kiến kinh nghiệm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc
giảng dạy phân môn Tập làm văn của môn Ngữ văn THCS, đặc biệt là các tiết
Luyện nói. Uỷ ban giáo dục đi vào thế kỉ XXI của UNESCO đã đưa ra bốn
nguyên lí của giáo dục trong thời đại mới là học để biết, học để làm, học để
chung sống và học để khẳng định mình. Điều tôi muốn đề cập ở bài viết này là
nâng cao kĩ năng nói cho học sinh THCS để các em hiểu biết hơn, để biết làm,
để chung sống và tự khẳng định mình trong nền kinh tế tri thức.
Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm này, bản thân đã đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Việc dặn dò học sinh trước tiết học là điều không bao giờ được quên, đặc
biệt với tiết luyện nói thì việc dặn dò học sinh phải trước ít nhất một tuần…
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của học sinh.
- Giáo viên cần phải nắm đặc trưng của bộ môn, có phương pháp dạy học
linh hoạt sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân môn theo
hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ
pháp sinh động, hấp dẫn.
- Phương tiện dạy học phải tương đối đầy đủ, giáo viên phải biết sử dụng
phương tiện dạy học một cách nhuần nhuyễn. Đặc biệt phải kiểm tra kĩ hệ thống
dàn bài luyện nói của các em để đưa vào các sile, chuẩn bị cho tiết dạy ứng
dụng công nghệ thông tin.
- Trong các tiết học phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu đến hết tiết học,

tạo cho các em sự hứng thú vui tươi, tránh gò ép đối với học sinh.
- Tăng cường các hoạt động luyện nói trong lớp, trong trường bằng hình thức
tổ chức hội thi văn nghệ; ngoại khóa; giao lưu, thân thiện với học sinh…
Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả, đòi hỏi mỗi giáo viên
phải không ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình một trình độ chuyên môn
vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm qua các tiết dạy và học hỏi
đồng nghiệp.
Người tổ chức các hoạt động giáo dục phải là người khởi xướng, khơi
nguồn cảm hứng học tập cho học sinh, phải là người giúp học sinh tự phát hiện
ra khả năng tiềm ẩn trong bản thân của các em, qua đó người tổ chức các hoạt
động giáo dục cũng tự thay đổi mình cho phù hợp với quá trình giáo dục đó.
Thực hiện tốt sáng kiến kinh nghiệm này sẽ tạo môi trường thuận lợi, rất
thú vị vì điều kiện khách quan tiếp cận học sinh một cách đơn giản nhất, nhưng
cũng đòi hỏi người tổ chức và người giáo viên khi thực hiện phải tận tâm, tận
lực.
18


Theo phương pháp dạy học đổi mới như hiện nay, tôi mong muốn rằng
sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp thêm một định hướng mới giúp nâng cao hiệu
quả các tiết Luyện nói của phân môn Tập làm văn, giúp cho kĩ năng nói của học
sinh phát triển hơn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, của thời đại. Tôi hi vọng
sáng kiến này sẽ được phát triển ở một bước cao hơn và được áp dụng rộng hơn
trong thời gian tới.
2. Kiến nghị:
Sở giáo dục & Đào tạo Thanh Hoá cần tổ chức chuyên đề về kỹ năng tổ
chức dạy học tiết luyện nói trong môn Ngữ văn THCS cho cốt cán Ngữ văn của
các huyện để Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện có thể tổ chức triển khai chuyên
đề này tới các giáo viên dạy Ngữ văn THCS trong huyện nhằm nâng cao hơn
nữa kết quả dạy học tiết học này.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn rằng sáng kiến kinh nghiệm này
không tránh khỏi những hạn chế, tôi mong muốn sẽ nhận được sự góp ý, bổ
sung của các nhà sư phạm, của đồng nghiệp để sáng kiến này thực sự đi vào
thực tiễn giáo dục.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Bá Thước, ngày 13 tháng 3 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
H
à Thị Kim Duyên

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhật Bản nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên,Trường Sinh (theo
Mainichi Daily News ); 12/01/2010
2. Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Phạm Văn Đồng, Nghiên cứu
giáo dục, số 28,11/1973.
3. Xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho sinh viên sư phạm ở học
phần Tiếng việt thực hành, Đỗ Thu Hà, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, 2014.
4. Nghệ thuật nói trước công chúng, Dale Carnegie, NXB Văn hóa Thông tin
(2011).
5 Phân phối chương trình Ngữ văn THCS; Bộ GD&ĐT; 2005
6. SGK Ngữ văn 6; NXBGD; 2011
7. SGK Ngữ văn 7 ; NXBGD; 2011

8. SGK Ngữ văn 8; ; NXBGD; 2011
9.SGK Ngữ văn 9; ; NXBGD; 2011
10. Để học tốt Ngữ văn 6; tập 2; . PGS.TS. Vũ Nho - PGS.TS. Nguyễn Quang
Ninh - TS. Nguyễn Trọng Hoàn - TS. Lê Hữu Tỉnh; NXBGD; 2010
11. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn trung học cơ
sở; Phạm Thị Ngọc Trâm ( Chủ biên) - Nguyễn Hải Châu- Nguyễn Thị Thu Hà Lê Thị Hằng - Trần Thị Nga; NXBGD; 2010.
12. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở; Bộ giáo dục và
đào tạo; NXBGD; 2007.
13. và một số trang web khác về giáo dục.

20



×