Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Giáo trình phương pháp dạy học nhiên xã hội ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.76 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SP TIỂU HỌC – MẦM NON
KHOA SP TIỂU HỌC – MẦM NON

GIÁO TRÌNH
TRÌNH
GIÁO
(Lưu hành nội bộ)
(Lưu hành nội bộ)

PHƯƠNG
PHÁP
DẠY
HỌC
GIÁO DỤC HÒA NHẬP
TN(Dành
- XH
ỞCĐGD
TIỂU
HỌC
cho hệ
Mầm non)
(Dành cho hệ CĐGD Mầm non)

Tác giả: Hoàng Thị Lê
Tác giả: Hoàng Thị Lê

Năm 2016
Năm 2016
1




MỤC LỤC
PHẦN I ........................................................................................................................ 4
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI I ............................ 4
CHƯƠNG 1: MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CẤU TRÚC...... 4
SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH GIÁO VIÊN MÔN TN - XH, .................................. 4
KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ Ở TIỂU HỌC ............................................... 4
1.1. Quan điểm xây dựng chương trình ................................................................ 4
1.2. Mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội .......................................................... 5
1.3. Nội dung chương trình ................................................................................... 6
1.4. Cấu trúc sách giáo khoa, sách giáo viên...................................................... 16
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ...... 19
Ở TIỂU HỌC ............................................................................................................ 19
2.1. Khái niệm phương tiện dạy học ................................................................... 19
2.2. Vai trò của phương tiện dạy học.................................................................. 20
2.3. Một số phương tiện dạy học......................................................................... 20
2.4. Thực hành hướng dẫn làm đồ dùng dạy học ............................................... 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ..... 28
Ở TIỂU HỌC ............................................................................................................ 28
3.1. Những nét đặc trưng riêng của từng môn học trong quá trình vận dụng các
phương pháp dạy học nêu trên ............................................................................ 28
3.2. Một số phương pháp dạy học....................................................................... 29
3. 3. Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học.................................................... 49
CHƯƠNG 4: HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TN - XH ................... 51
Ở TIỂU HỌC ............................................................................................................ 51
4.1. Dạy học trên lớp............................................................................................ 51
4.2. Dạy học ngoài lớp, tham quan ..................................................................... 54
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TỰ NHIÊN VÀ ........... 59
XÃ HỘI, KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ ...................................................... 59

5.1.Đánh giá môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2 và 3........................................... 59
5.2. Đánh giá kết quả học tập môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ...................... 61
PHẦN II..................................................................................................................... 64
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU II .......... 64
CHƯƠNG 1: HƯỚNG DẪN DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ......... 64
Ở TIỂU HỌC ............................................................................................................ 64
1.1. Nội dung dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 ..................................... 64
1.2. Một số điểm chung về phương pháp dạy học môn TN-XH lớp 1, 2, 3..... 66
1.3. Hướng dẫn lập kế hoạch dạy học................................................................. 67
CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA
LÝ Ở TIỂU HỌC...................................................................................................... 69
2.1. Hướng dẫn dẫn dạy học môn Khoa học lớp 4.5 ......................................... 69
2.2. Hướng đãn dạy học môn Lịch sử lớp 4, 5 ................................................... 71
2.3. Hướng dẫn dạy học môn Địa lí lớp 4, 5 ...................................................... 76

2


LỜI NÓI ĐẦU
Để góp phần cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tiểu học ở trường
Đại học Quảng Bình, tôi đã biên soạn tài liệu “Phương pháp dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội ở Tiểu học”. Tài liệu được biên soạn gồm có hai phần. Trong các
phần được phân bố theo các chương nhằm mục đích cung cấp cho người học
những hiểu biết kĩ năng cơ bản của người giáo viên Tiểu học trong việc tổ chức
dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo chương trình, sách giáo khoa Tiểu học.
Tài liệu gồm có hai phần
Phần I: có 05 chương
- Chương 1: Mục tiêu, nội dung chương trình, cấu trúc sách giáo khoa, sách
giáo viên môn TN - XH, KH, LS và ĐL ở Tiểu học.
- Chương 2: Phương tiện dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học

- Chương 3: Phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học
- Chương 4: Hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học
- Chương 5: Hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học
Phần II; Có 02 chương
- Chương 1: Hướng dẫn dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học
- Chương 2: Hướng dẫn dạy học môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở Tiểu
học.
Lần đầu tiên tác giả biên soạn tài liệu chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân
thành của sinh viên, giảng viên trường Đại học Quảng bình, giáo viên Tiểu học và
tất cả bạn đọc.
Trân trọng cám ơn!

3


PHẦN I
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI I
CHƯƠNG 1: MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CẤU TRÚC
SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH GIÁO VIÊN MÔN TN - XH,
KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ Ở TIỂU HỌC
1.1. Quan điểm xây dựng chương trình
1.1.1. Vị trí môn học
Điều 24, Luật Giáo dục ghi rõ: “Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học
sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người …”. Tự
nhiên, xã hội, con người là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội. Phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh bậc tiểu học, ác
nội dung được trình bày một cách đơn giản trong môn Tự nhiên và xã hội (lớp 1,
2, 3); môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý (lớp 4, 5). Học sinh có những hiểu biết cơ
bản, ban đầu về các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên, xã

hội, con người. Chúng sẽ được củng cố, phát triển bảo đảm cho học sinh có
những hiểu biết phổ thông cơ bản về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên ở Trung
học cơ sở trong các môn học độc lập như vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, …
Do đặc điểm nội dung của mình, môn Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử
và Địa lý ở tiểu học không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh một khối lượng
tri thức cần thiết, mà còn tập cho học sinh làm quen với cách tư duy khoa học, rèn
luyện kỹ năng liên hệ kiến thức với thực tế và ngược lại, giúp cho các em có được
những phẩm chất và năng lực cần thiết thích ứng với cuộc sống, hình thành ở các
em thái độ khám phá, tìm tòi thực tế.
1.1.2. Quan điểm xây dựng chương trình
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội mới đã được xây dựng theo những
quan điểm sau:
- Quán triệt tư tưởng tích hợp, coi tự nhiên, con người và xã hội là một thể
thống nhất có mối quan hệ qua lại, trong đó con người với những hoạt động của
mình vừa là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội vừa là tác động mạnh mẽ đến cả tự
nhiên và xã hội.

4


- Chương trình được phát triển theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ đơn giản
đến phức tạp.
- Nội dung được lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với học sinh, giúp
các em dễ dàng thích ứng với cuộc sống hàng ngày.
- Tăng cường tổ chức cho học sinh quan sát, thực hành để tìm tòi phát hiện
ra kiến thức và biết cách thực hiện những hành vi có lợi cho sức khoẻ cá nhân, gia
đình và cộng đồng.
- Chương trinh môn TN - XH được cấu trúc thành 3 chủ đề: Con người và
sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên.
- Chương trình môn Khoa học được cấu trúc thành các chủ đề: Con người và

sức khỏe, Vật chất và năng lượng, Động vật và thực vật, Con người và môi
trường.
- Chương trình môn Lịch sử và Địa lý được tích hợp theo quan điểm liên
môn, bao gồm các kiến thức về Lịch sử và Địa lý Việt Nam, sơ lược địa lý thế giới.
1.2. Mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội
Môn TN - XH nhằm giúp học sinh lĩnh hội những tri thức ban đầu và thiết
thực về con người, tự nhiên và xã hội xung quanh. Qua đó, phát triển cho các em
năng lực quan sát, năng lực tư duy, lòng ham hiểu biết khoa học và khả năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Cụ
thể:
1.2.1. Về kiến thức
Giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:
- Con người: hiểu biết cơ bản về con người ở các phương diện:
+ Sinh học: sơ lược về cấu tạo, chức phận và hoạt động của các cơ quan
trong cơ thể người và mối quan hệ giữa con người và môi trường.
+ Nhân văn: Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, các thành quả lao
động, sáng tạo của con người.
+ Sức khỏe: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng
tránh một số bệnh tật và tai nạn.
- Xã hội: Học sinh có những hiểu biết ban đầu về xã hội theo thời gian (Biết
được một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình trong lịch

5


sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay); theo không gian (Biết
được nơi bản thân, gia đình và cộng đồng cư trú, sơ lược về đất nước Việt Nam,
về các châu lục và các nước trên thế giới).
- Thế giới vật chất xung quanh:
+ Giới tự nhiên vô sinh: Các vật thể, các chất…

+ Giới tự nhiên hữu sinh: Động vật, thực vật.
Ngoài những tri thức cơ bản trên, học sinh còn được cung cấp một số vấn đề
về dân số, môi trường.
1.2.2. Về kỹ năng
- Biết quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản và
gần gũi với đời sống hàng ngày.
- Biết phân tích, so sánh, đánh giá một số mối quan hệ đơn giản, những dấu
hiệu chung và riêng của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
- Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, biết
phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
1.2.3. Về thái độ
Hình thành và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen như: ham hiểu biết
khoa học:
- Yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức bảo vệ môi trường tự
nhiên, môi trường sống.
- Hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn đối với bản thân, gia đình,
cộng đồng. Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia
đình và cộng đồng, sống hòa hợp với môi trường và cộng đồng.
1.3. Nội dung chương trình
1.3.1. Phân phối chương trình
Môn

TN - XH

Lớp

Số tiết/tuần

Tổng số

tiết

1

1

35

2

1

35

6


Khoa học

Lịch sử và Địa lý

3

2

70

4

2


70

5

2

70

4

2(ĐL:1,
LS:1)

70

5

2(ĐL:1,
LS:1)

70

1.3.2. Chương trình cụ thể qua các lớp
1.3.2.1. Môn Tự nhiên và Xã hội (Lớp 1,2, và 3)
Chủ đề

Lớp 1

Lớp 2


Lớp 3

Cơ thể người và các - Cơ quan vận động - Cơ quan hô hấp
giác quan, các bộ (cơ,

xương,

khớp (nhận biết trên sơ đồ;

phận của cơ thể xương; một số cử tập thở sâu; thở không
người, vai trò nhận động vận động, vai khí trong sạch; phòng
Con
người
và sức
khỏe

biết thế giới xung trò của cơ và xương một số bệnh lây qua
quanh của các giác trong vận động; đường hô hấp).
quan, vệ sinh cơ thể phòng cong vẹo cột - Cơ quan tuần hoàn
và các giác quan, vệ sống; tập thể dục (nhận biết trên sơ đồ;
sinh răng miệng. Ăn thường xuyên để cơ, hoạt động lao động và
đủ, uống đủ.
xương phát triển).
tập thể dục thể thao
- Cơ quan tiêu hóa vừa sức).
(nhận biết trên sơ đồ; - Cơ quan bài tiết
vai trò của từng bộ (nhận biết trên sơ đồ;
phận trong hoạt động giữ vệ sinh).
tiêu hóa) Ăn sạch, - Cơ quan thần kinh

uống

sạch,

phòng (nhận biết trên sơ đồ;

nhiễm giun.

ngủ, nghỉ ngơi và học
tập, làm việc điều độ).

- Gia đình: các thành - Gia đình: Công - Gia đình: Mối quan
viên trong gia đình; việc của các thành hệ họ hàng nội, ngoại

7


Nhà ở và các đồ viên trong gia đình; (cô dì, chú bác, cậu
dùng trong nhà (địa cách bảo quản và sử và các anh chị em
chỉ nhà ở, chỗ ăn, dụng một số đồ dùng họ); Quan hệ giữa sự
ngủ, làm việc, học trong nhà; giữ sạch tăng dân số trong gia
Xã hội

tập, tiếp khách, bếp, môi trường xung đình và số người
khu vệ sinh, … và quanh nhà ở và khu trong cộng đồng; An
các đồ dùng cần thiết vệ sinh, chuồng gia toàn khi ở nhà (phòng
trong nhà); Giữ gìn súc; An toàn khi ở cháy khi đun, nấu).
nhà ở sạch sẽ; An nhà
toàn


khi



(phòng

nhà ngộ độc).

tránh - Trường học: Một số
hoạt động chính ở nhà

(phòng tránh bỏng, - Trường học: Các trường tiểu học, vai
đứt tay chân, điện thành viên và công trò của giáo viên và
giật).
việc của họ; Cơ sở học sinh trong các
- Lớp học: Các thành vật chất của nhà hoạt động đó; An toàn
viên trong lớp học, trường; giữ vệ sinh khi ở trường: không
các đồ dùng trong trường học; an toàn chơi các trò nguy
lớp học, giữ lớp học khi ở trường.
hiểm.
sạch, đẹp.

- Huyện hoặc quận - Tỉnh hoặc thành phố

- Thôn, xóm, xã hoặc nơi đang sống: Cảnh nơi đang sống: Một
đường phố, phường quan tự nhiên; Nghề số cơ sở hành chính,
nơi
đang
sống: chính của nhân dân; giáo dục, y tế, kinh tế;
Phong cách và hoạt Các đường giao Làng quê và đô thị;

động sinh sống của thông và phương tiện Giữ vệ sinh nơi công
nhân dân; An toàn giao thông: Một số cộng; An toàn giao
giao thông.

biển báo trên đường thông.
bộ, đường sắt; An
toàn giao thông.

- Thực vật và động - Thực vật và động - Thực vật và động
vật (một số cây cối vật (một số cây cối vật: Đặc điểm bên
và một số con vật và một số con vật ngoài của cây xanh và
phổ biến (tên gọi, sống ở trên mặt đất, một số con vật (nhận
đặc điểm và lị ích dưới nước và trên biết đặc điểm chung

8


Tự
nhiên

hoặc tác hại đối với không)

và riêng của cây xanh

con người).

và một số con vật).

-


Hiện

tượng

tự - Bầu trời ban ngày - Mặt Trời và Trái
nhiên: Một số hiện và ban đêm: Mặt Đất:
tượng của thời tiết trời,
cách
tìm * Mặt trời, nguồn
(nắng, mưa, gió, rét). phương hướng bằng sáng và nguồn nhiệt;
mặt trời. Mặt trăng Vai trò của mặt trời
và các vì sao.

đối với sự sống trên
trái đất; Trái đất trong
hệ mặt trời, mặt trăng
và trái đất. Quả địa
cầu. Sự chuyển động
của Trái Đất.
* Trái đất: Hình dạng,
đặc điểm bề mặt và sự
chuyển động của trái
đất, ngày đêm, năm
tháng và các mùa.

1.3.2.2. Môn Khoa học (Lớp 4 và 5)
Chủ đề

Lớp 4


Lớp 5

- Sự trao đổi chất của cơ thể - Sự sinh sản, sự lớn lên và phát
người với môi trường (cơ thể triển của cơ thể người; Vệ sinh
người sử dụng những gì từ môi học sinh gái, trai.
Con
người và
sức khỏe

trường và thải ra môi trường - An toàn và phòng chống bệnh
những gì).
tật và tai nạn: Không sử dụng
- Một số chất dinh dưỡng (chất các chất gây nghiện; Sử dụng
bột,

chất

đạm,

chất

béo, thuốc an toàn; Phòng tránh một

vitamin, chất khoáng, …) có số bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết,
trong thức ăn và nhu cầu dinh viêm
não,
viêm
gan,
dưỡng của cơ thể. Ăn uống khi HIV/AIDS); phòng chống xâm


9


đau ốm.

hại trẻ em; Phòng tránh tai nạn

- An toàn, phòng chống bệnh giao thông.
tật và tai nạn: Sử dụng thực
phẩm an toàn (rau sạch, thực
phẩm tươi sống, thức ăn đồ
uống đóng hộp,…); Phòng một
số bệnh do ăn thiếu hoặc thừa
chất dinh dưỡng; Phòng một số
bệnh lây qua đường tiêu hóa
(tiêu chảy, kiết lỵ); Phòng đuối
nước.
- Nước: Tính chất của nước, ba - Đặc điểm và ứng dụng của một
thể của nước, sự chuyển thể, số vật liệu thường dùng: tre,
vòng tuần hoàn nước; Vai trò mây song, kim loại (sắt, đồng,
của nước trong trong sản xuất nhôm) và hợp kim (gang, thép);
nông nghiệp, công nghiệp và đá vôi; gốm (gạch, ngói); xi
đời sống; Sự ô nhiễm nước; măng; thủy tinh; cao su; chất
Cách làm sạch nước; Sử dụng dẻo; tơ sợi.
nước hợp lý, bảo vệ nguồn - Sự biến đổi hóa học của một số
nước.
chất

Vật chất
và năng

lượng

- Không khí: Tính chất, thành - Sử dụng một số dạng năng
phần của không khí; Vai trò của lượng: than đá; dầu mỏ; khí đốt;
không khí đối với sự sống, sự Mặt trời; gió; nước; năng lượng
cháy; Sự chuyển động của điện.
không khí, gió, bão, phòng
chống bão; Sự ô nhiễm không
khí; Bảo vệ bầu không khí
trong sạch.
- Âm thanh: Các nguồn âm, sự
truyền âm, âm thanh trong đời
sống, chống tiếng ồn.
- Ánh sáng: Các nguồn sáng, sự

10


truyền sáng; Vai trò của ánh
sáng.
- Nhiệt: Cảm giác nóng, lạnh,
nhiệt độ, nhiệt kế, các nguồn
nhiệt: Vai trò của nhiệt.

Thực vật
và động
vật

- Sự trao đổi chất của thực vật - Sự sinh sản của cây xanh.
và động vật với môi trường - Sự sinh sản của một số động

(trong quá trình sống, thực vật vật: sự đẻ trứng và đẻ con của
và động vật sử dụng những gì một số động vật.
từ môi trường và thải ra môi
trường những gì).
Một số ví dụ về môi trường và

Môi

tài nguyên. Vai trò của môi

trường và
tài

trường đối với con người. Tác
dụng của con người đối với môi

nguyên

trường tự nhiên. Dân số và tài

thiên
nhiên

nguyên. Một số biện pháp bảo
vệ môi trường.

1.3.3.3. Môn Lịch sử và Địa lý (Lớp 4 và 5)
Lớp 4

Lớp 5


1. Buổi đầu dựng nước và giữ 1. Hơn 80 năm chống thực dân
nước (Cách đây hơn 2.000 đến Pháp xâm lược và đô hộ (1858 –
năm 179 TCN);

1945):

- Nước Văn Lang; nước Âu - Một số sự kiện, nhân vật tiêu
Lạc: Mấy nét chính của nền văn biểu trong phong trào chống
hóa Hòa Bình – Bắc sơn – Pháp (Cuối thế kỷ XIX - đầu thế
Đông Sơn; Sự ra đời của nước kỷ XX):
Văn Lang - Âu Lạc; Một số nét + Sự kiện thực dân Pháp xâm
về đời sống vật chất và tinh lược nước ta;
thần của cư dân Việt cổ; Thành + Cuộc kháng chiến chống Pháp

11


Lịch sử

Cổ Loa và cuộc kháng chiến của Trương Định;
chống Triệu Đà xâm lược.

+ Những đề xuất đổi mới đất

2. Hơn 1.000 năm đấu tranh nước của Nguyễn Trường Tộ;
giành độc lập (từ năm 179 + Thái độ của Nhà Nguyễn trước
TCN đến năm 938);
sự xâm lược của thực dân Pháp
- Vài nét tiêu biểu về chính trị, (trong phong trào Cần Vương).

kinh tế, xã hội, văn hóa thời + Những chuyển biến về kinh tế,
Bắc thuộc.
xã hội nước ta đầu thế kỷ XX;
- Sơ lược Khởi nghĩa Hai bà + Sơ lược Phong trào Đông Du;
Trưng (40-43), ý nghĩa của + Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm
cuộc khởi nghĩa.

đường cứu nước;

- Chiến thắng Bạch Đằng (938), - Đảng Cộng sản Việt Nam và
chấm dứt hơn 1.000 năm đấu Cách mạng Tháng Tám (1945):
tranh giành độc lập.

+ Sự kiện Đảng Cộng sản Việt

3. Buổi đầu độc lập (Thế kỷ X): Nam ra đời;
- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ
+ Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 –
quân, thống nhất đất nước;
1931);
- Cuộc kháng chiến chống quân
+ Phong trào dân chủ (1936 –
Tống xâm lược lần thứ nhất
1939): Hình thức đấu tranh mới;
(981): Nhà Lê ; Sơ lược cuộc
+ Sơ lược về Cách mạng Tháng
kháng chiến (trận Chi Lăng –
Tám (1945);
Bạch Đằng); Kết quả của cuộc
+ Lễ tuyên ngôn độc lập.

kháng chiến.
4. Nước Đại Việt thời Lý (Thế 2. Chín năm kháng chiến bảo vệ
độc lập dân tộc (1946 - 1954):
kỷ XI – XII)
- Nhà Lý và việc dời đô ra + Sự kiện thực dân Pháp trở lại
xâm lược nước ta, lời kêu gọi
Thăng Long;
toàn quốc kháng chiến của Bác
- Chùa ở thời Lý;
Hồ; Hà nội trong những ngày
- Cuộc kháng chiến chống quân
đầu kháng chiến;
Tống xâm lược lần thứ hai
+ Sơ lược về chiến dịch Việt
(1075-1077); Tài quân sự của

12


vua quan thời Lý; Kết quả của Bắc Thu Đông 1947; Chiến dịch
cuộc kháng chiến.

biên giới Thu Đông 1950; vài
5. Nước Đại Việt thời Trần nét tiêu biểu về toàn dân kháng
chiến, toàn diện kháng chiến;
(Thế kỷ XIII - XV):
+ Chín năm kháng chiến thắng
- Nhà Trần thành lập;
- Nhà Trần với việc khai phá lợi: Chiến thắng Điện Biên Phủ.
vùng đất mới và việc đắp đê 3. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

làm thủy lợi;- Ba lần kháng miền Bắc và đấu tranh thống
chiến chống quân Mông - nhất đất nước (1954 - 1975):
Nguyên: Tinh thần đoàn kết, - Đất nước bị chia cắt thành hai
quyết tâm của toàn dân; Tài chỉ miền;
huy quân sự của vua quan Nhà - Đồng khởi ở miền Nam;
Trần; Kết quả ba lần kháng - Một số sự kiện tiêu biểu chống
chiến chống quân xâm lược chiến tranh phá hoại và chi viện
Mông-Nguyên;
cho miền Nam của nhân dân
- Nhà Trần suy tàn.
miền Bắc;
6. Nước Đại Việt thời Lê (Thế - Tổng tiến công và nổi dậy mùa
kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI):
xuân 1968;
- Khởi nghĩa Lam Sơn, nhà hậu - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
Lê ra đời.
sử (1975).
- Vài nét tiêu biểu về chính 4. Công cuộc xây dựng chủ
sách quản lý nhà nước. Khoa nghĩa xã hội (1975 đến nay):
học và giáo dục thời Lê.
- Đất nước thống nhất;
7. Thời Trịnh - Nguyễn phân - Một số thành tựu tiêu biểu của
tranh (thế kỷ XVI - XVIII):
công cuộc xây dựng đất nước.
- Trịnh - Nguyễn phân tranh: 5. Tìm hiểu địa phương
đất nước bị chia cắt
- Cuộc khẩn hoang ở Đàng
Trong với sự mở rộng cương
vực phía Nam;
- Thành thị phát triển (một số


13


nét tiêu biểu của Thăng Long,
Phố Hiến, Hội An).
8. Thời Tây Sơn (Thế kỷ XVIII
- đầu thế kỷ XIX):
- Sơ lược tiến trình Tây Sơn
tiến ra Thăng Long (mở đầu
việc thống nhất đất nước);
- Quang Trung Đại phá quân
Thanh (sơ lược diễn biến các
trận: Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Đống
Đa); Kết quả.
- Quang Trung và một số chính
sách xây dựng đất nước.
9. Thời Nguyễn (nửa đầu thế kỷ
XIX)
- Nhà Nguyễn thành lập
- Kinh thành Huế (sơ lược sự
hình thành và cấu trúc kinh
thành).
10. Tìm hiểu địa phương
1. Bản đồ và cách sử dụng. Bản 1. Địa lý Việt Nam
đồ hình thể Việt Nam.

+ Đặc điểm tự nhiên: Vị trí địa

2. Thiên nhiên và hoạt động lý; diện tích; lãnh thổ; lãnh hải;

sản xuất của con người ở miền địa hình; khoáng sản; khí hậu;
núi và trung du (Dãy Hoàng sông; biển; các loại đất chính và
Liên Sơn; trung du Bắc Bộ; động, thực vật.
Tây nguyên):

+ Đặc điểm dân cư: Số dân, sự

- Đặc điểm tiêu biểu của thiên gia tăng dân số và một số hậu
nhiên (địa hình, khí hậu, sông quả của nó, các dân tộc Việt
Địa lý

ngòi, rừng).

Nam, sư phân bố dân cư.

- Cư dân (Mật độ dân số không + Đặc điểm kinh tế: Nông

14


lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
đặc trưng về trang phục và lễ công nghiệp, giao thông vận tải,
hội).
thương mại, du lịch.
- Hoạt động sản xuất gắn với tài 2. Địa lý thế giới
nguyên rừng, sức nước, đất, + Giới thiệu bản đồ thế giới.
khoáng sản (thủy điện, chế biến + Các châu lục và đại dương
khai thác gỗ, quặng, trồng trọt, trên thế giới.
chăn nuôi gia súc, …); hoạt
+ Một số khu vực và quốc gia ở

động dịch vụ (giao thông miền
các châu: Khu vực Đông Nam á,
núi và chợ phiên).
một số nước láng giềng, Nhật
- Thành phố vùng cao: Thành Bản, Nga, Pháp, Ai Cập, Hoa
phố Đà Lạt.3. Thiên nhiên và Kỳ, …
hoạt động sản xuất của con
3. Tìm hiểu địa phương
người ở miền đồng bằng: đồng
bằng Bắc Bộ; Người dân ở
đồng bằng Bắc Bộ; Hoạt động
sản xuất của người dân ở đồng
bằng Bắc Bộ; Thủ đô Hà Nội;
Thành phố Hải Phòng; Đồng
bằng Nam Bộ; Người dân ở
đồng bằng Nam Bộ; Thành phố
Hồ Chí Minh; Thành phố Cần
Thơ; Ôn tập;
4. Đồng bằng: Đồng bằng
duyên hải Miền Trung; Thành
phố Huế; Thành phố Đà Nẵng.
5. Biển đảo: Vùng biển Miền
Nam: Biển; đảo và các quần
đảo; Khai thác khoáng sản và
hải sản ở vùng biển Việt Nam;
Ôn tập.
6. Tìm hiểu địa phương

15



1.4. Cấu trúc sách giáo khoa, sách giáo viên
1.4.1. Cấu trúc sách giáo khoa
1.4.1.1. Cấu trúc sách giáo khoa môn TN và XH, môn Khoa học
- Cách trình bày chung của bộ sách
+ Khổ sách: SGK có kích thước là 17 x 24 cm
+ Cách trình bày:
Kênh hình: Được tăng lên một cách đáng kể so với bộ SGK cũ. Chức năng
của kênh hình không đơn thuần làm nhiệm vụ minh hoạ cho kênh chữ mà nó còn
làm nhiệm vụ cung cấp thông tin hoặc làm nhiệm vụ chỉ dẫn hoạt động học tập
cho học sinh và cách tổ chức dạy học cho giáo viên thông qua các kí hiệu:
“Kính lúp”: Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
“Dấu chấm hỏi”: Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế và trả lời.
“Cái kéo và quả đấm”: Yêu cầu học sinh thực hiện trò chơi học tập.
“Bút chì”: Yêu cầu học sinh vẽ nhũng gì đã học.
“Ống nhòm”: Yêu cầu học sinh làm nhiệm vụ thí nghiệm thực hành.
“Bóng đèn tỏa sáng”: Bạn cần biết.
+ Kênh chữ: Gồm một hệ thống câu hỏi và những “lệnh” yêu cầu học sinh
làm việc, thực hiện các hoạt động học tập để tự chiếm lĩnh tri thức. Các lớp 2 và 3
và nhất là trong môn Khoa học kênh chữ được tăng cường làm nhiệm vụ cung cấp
thông tin. Đặc biệt ngôn ngữ giao tiếp trong SGK cũng hoàn toàn đổi mới. cuốn
sách được coi là người bạn của học sinh. Vì vậy, cách xưng hô với học sinh là
“bạn”.
- Cách trình bày một chủ đề
Có một trang riêng để giới thiệu chủ đề bằng hình ảnh thể hiện nội dung cốt
lõi của chủ đề. Mỗi chủ đề được trình bày bằng màu sắc và kí hiệu riêng để phân
biệt với chủ đề khác. Đây là điểm hoàn toàn mới so với bộ SGK cũ.
- Cách trình bày một bài
Trong SGK mỗi bài học được trình bày gọn trong 2 trang mở liền nhau, giúp
học sinh dễ dàng theo dõi và có cái nhìn hệ thống toàn bài học. Tiến trình mỗi bài

học được sắp xếp theo một logic hợp lí. Thể hiện:

16


+ Bài học có thể bắt đầu bằng việc yêu cầu học sinh làm thực hành hoặc liên
hệ thực tế rồi mới đến quan sát các hình ảnh trong SGK để phát hiện những kiến
thức mới.
+ Có thể bắt đầu bằng việc học sinh quan sát tranh ảnh trong SGK hay quan
sát ngoài thiên nhiên, học ngoài hiện trường để tìm ra những kiến thức mới rồi
mới tới những câu hỏi nhằm áp dụng những điều đã học được vào thực tế cuộc
sống.
+ Kết thúc bài, học sinh được củng cố lại những điều đã học bằng nhiều hình
thức khác nhau như trò chơi, vẽ hình.... mà không đơn thuần chỉ trả lời câu hỏi.
Ngoài ra, ở phần kết thúc của một số bài còn yêu cầu học sinh sưu tầm các tranh
ảnh, mẫu vật để làm phong phú thêm những kiến thức đã được học trên lớp.
1.4.1.2. Cấu trúc sách giáo khoa môn Địa lý và Lịch sử
- Khổ sách: 17 X 24 cm
- Cách trình bày chung:
+ Kênh chữ: Đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp kiến thức.
+ Kênh hình: Đóng vai trò quan trọng, không chỉ làm nhiệm vụ minh hoạ
cho kênh chữ mà còn là nguồn cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học
sinh.
- Cách trình bày từng bài: gồm 3 phần:
+ Phần cung cấp kiến thức (thông tin) hoặc các hoạt động học tập (quan sát,
thực hành...): bằng kênh hình và kênh chữ.
+ Phần các câu hỏi hoặc yêu cầu hoạt động: Câu hỏi hoặc hoạt động ở giữa
bài nhằm gợi ý cho giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động để khai thác nội
dung (thông tin), rèn luyện các kỹ năng hoặc bồi dưỡng nhận thức, câu hỏi ở cuối
bài nhằm giúp giáo viên kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của bài và củng cố kiến

thức của học sinh sau mỗi bài học.
+ Phần tóm tắt trọng tâm của bài học được in đậm.
1.4.2. Cấu trúc sách giáo viên
1.4.2.1. Cấu trúc của bộ SGV
Sách giáo viên gồm 2 phần:

17


Phần I. Giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học từng lớp và
cách đánh giá học sinh trong quá trình học tập môn học. Giới thiệu SGV từng lớp.
Phần II. Đi sâu vào hướng dẫn từng bài, nhằm giúp giáo viên xác định rõ
mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ học sinh cần đạt được sau mỗi bài học.
Qua đó giáo viên có thể áp dụng sáng tạo các phương pháp dạy học phù hợp để
soạn ra những kế hoạch bài học riêng của mình cho phù hợp với trình độ nhận
thức của học sinh và thực tế của địa phương.
1.4.2.2. Cách lập kế hoạch dạy học từng bài
- Phần mục tiêu: Viết cho người học và được bắt đầu bằng những động từ chỉ
hành động cụ thể, thực tiễn phù hợp với các hoạt động học tập của học sinh. Qua
đó, giáo viên có thể đánh giá được kết quả học tập của học sinh về 3 mặt: kiến
thức, kỹ năng và thái độ.
- Phần đồ dùng dạy học: Đã có sự chuyển hướng rõ rệt từ đồ dùng dạy học
của giáo viên sang đồ dùng học tập của học sinh. Hầu hết các bài đều khuyến
khích sử dụng kênh hình trong SGK và chú trọng đến những đồ dùng học tập
khác cho cá nhân hoặc cho các nhóm học sinh.
- Phần hoạt động dạy - học: Được trình bày cụ thể, rõ ràng. Mỗi bài thường
có 2 đến 3 hoạt động không kể các hoạt động giới thiệu và củng cố bài học. Mỗi
hoạt động lại nêu rõ: Mục tiêu của hoạt động, cách tiến hành hoạt động theo từng
bước.
Với cách viết như trên, khi sử dụng phần hướng dẫn cụ thể từng bài, giáo

viên không chỉ nắm vững được mục tiêu chung của cả bài mà còn thấy rõ được
mỗi hoạt động học tập của học sinh nhằm đạt được mục tiêu cụ thể nào. Từ đó,
giáo viên có thể lựa chọn cách tiến hành khác (phù hợp với hoàn cảnh địa phương
và trình độ học tập của học sinh) nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu đề ra cho mỗi hoạt
động.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Phân tích các qun điểm xây dựng chương trình môn Tự nhiên và Xã
hội ở Tiểu học.
Câu 2: Thảo luận nhóm: Lập bảng thống kê nội dung chương trình môn Tự
nhiên và Xã hội ở Tiểu học

18


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Ở TIỂU HỌC
2.1. Khái niệm phương tiện dạy học
Tên gọi phương tiện trực quan đã có từ lâu, gắn liền với hệ thống các
phương pháp dạy học truyền thống theo quan điểm láy giáo viên làm trung tâm.
Chức năng minh họa của phương tiện trực quan được coi trọng và khai thác có
hiệu quả trong dạy học. Nhờ có các phương tiện trực quan, các biểu tượng được
hình thành rõ nét hơn, nhiều sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, khoa học, lịch sử,
địa lý gần gũi và dễ hiểu hơn đối với học sinh.
Tuy nhiên, các phương tiên trực quan không phải chỉ đơn giản là hình ảnh
bên ngoài của sự vật, hiện tượng mà quan trọng hơn, chúng là sự “vật chất hóa”
các tri thức. Các phương tiện trực quan chứa trong mình dưới dạng vật chất cả
hình ảnh bên ngoài lẫn những dấu hiệu, thuộc tính bên trong của các đối tượng,
nhờ sự phân tích, tìm tòi của học sinh các đặc điểm đó được biểu hiện ra bên
ngoài. Như vậy, phương tiện trực quan thực sự là nguồn tri thức đòi hỏi sự khám
phá, tìm tòi của học sinh. Vì vậy, tên gọi đầy đủ của phương tiện trực quan là

phương tiện dạy học.
Phương tiện dạy học là “hình ảnh ghép” của phương pháp dạy học. Mỗi
phương pháp dạy học – với đặc trưng là hệ thống các hoạt động của giáo viên và
học sinh nhằm đạt mục đích – đòi hỏi phải có phương tiện hoạt động phù hợp.
Phương pháp dạy học và phương tiện dạy học có sự thống nhất hữu cơ với nhau,
hòa nhập vào nhau ở một số khía cạnh nào đó.
Theo quy luật cơ bản của lý luận dạy học, nội dung dạy học quyết định đến
phương pháp dạy học. Nội dung dạy học được chứa đựng trong phương tiện dạy
học dưới dạng nguồn tri thức. Mặt khác, như đã nói, phương pháp dạy học và
phương tiện dạy học có sự thống nhất hữu cơ với nhau. Từ đó có thể đi đến kết
luận rằng chính phương tiện dạy học chính là sự tích hợp của nội dung dạy học và
phương pháp dạy học.
Từ đó dẫn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội phải đề cao hướng: xem chúng như công cụ để giáo viên tổ
chức, chỉ đạo hoạt động nhận thức của học sinh, đồng thời xem chúng là nguồn tri

19


thức để học sinh tìm tòi, khám phá, rút ra nội dung cần thiết cho nhận thức của
mình. Phương tiện dạy học là một yếu tố quan trọng để đạt đến mục tiêu dạy học.
2.2. Vai trò của phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng đối với môn Tự nhiên và xã hội ở
Tiểu học, thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội rõ nét hơn,
giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn;
- Giúp cho việc học dễ hiểu, dễ nhớ;
- Tạo “điểm tựa” cho hoạt động trí tuệ của học sinh, góp phần nâng cao năng
lực tư duy;
- Rèn luyện các kỹ năng: quan sát, so sánh, phán đoán và các phẩm chất: cẩn

thận, trung thực, cụ thể.
2.3. Một số phương tiện dạy học
2.3.1. Sách giáo khoa
Sách giáo khoa là tài liệu học tập chủ yếu của học sinh. Với cách trình bày
đảm bảo tính khoa học, sư phạm, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh,
sách giáo khoa là phương tiện phục vụ cho việc học tập của học sinh cả trên lớp
và việc học ở nhà.
2.3.2. Vật thật
Vật thật là những vật, bộ phận, chi tiết trong thực tế được đưa vào sử dụng
trong dạy học. Trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội thường được sử dụng các
vật như: một số máy móc, thiết bị điện hay chi tiết của chúng, địa bàn, nhiệt kế,
cây và các bộ phận của cây, một số con vật thường gặp.
2.3.3. Tranh ảnh
Tranh ảnh được sử dụng rất nhiều trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở
Tiểu học. Nó có thể ở dạng rời từng chiếc một, hoặc hệ thống thành bộ. Thường
có các loại tranh ảnh về: quê hương, nhà trường, gia đình, dân số, môi trường,
danh nhân, thiên nhiên, hoạt động sản xuất, v.v.
2.3.4. Hình vẽ trên bảng

20


Tùy vào từng nội dung cụ thể, giáo viên dùng hình vẽ trên bảng để giúp học
sinh hiểu bài nhanh hơn. Thông thường các hình vẽ này dùng để minh họa về cấu
tạo đơn giản của một sự vật, diễn biến khái quát của một hiện tượng.
2.3.5. Mô hình
Mô hình là loại phương tiện dạy học hình khối, phản ánh mô phỏng hoặc
tương tự cấu tạo, hình dáng bên ngoài của vật thật, chúng được làm bằng các loại
vật liệu như nhựa, chất dẻo PVC, đất sét, thạch cao,…. Mô hình có thể ở dạng
tĩnh như mô hình các địa hình (đồng bằng, núi, núi, …), phương tiện giao thông

(ô tô, máy bay, tàu thủy, …), nhưng cũng có thể ở dạng tĩnh như: quả địa cầu,
đường đi của thức ăn trong hệ tiêu hóa. Một số loại có thể tháo lắp được như mô
hình về các hệ cơ quan trong cơ thể người.
2.3.6. Dụng cụ thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm thường được sử dụng trong dạy học môn Khoa học gồm
đèn cồn, các loại cốc thủy tinh trong suốt, các ống nghiệm, chậu thủy tinh, bình
thủy tinh, dân dẫn điện, ống nhựa, pin, bóng điện, …
2.3.7. Sơ đồ
Các sơ đồ dùng để biểu diễn mối liên hệ giữa các kiến thức hoặc tổng hợp
kiến thức. Sơ dồ có tác dụng biểu diễn kiến thức có hệ thống và trực quan.
2.3.8. Bảng thống kê
Bảng thống kê nhằm hệ thống hóa các số liệu có quan hệ với nhau theo cột
dọc, hàng ngang về một chủ đề, đối tượng, sự vật, hiện tượng của bài học.
2.3.9. Bảng tổng kết kiến thức
Về hình thức, bảng tổng kết kiến thức tương tự bảng số liệu nhưng nội dung
của nó chứa đựng các kiến thức cần nêu lên ngắn gon, cô đọng.
2.3.10. Biểu đồ
Biểu đồ có nhiều loại khác nhau: Hình cột, hình tròn, hình sin. Có thể biểu
diễn bằng 2 chiều hoặc 3 chiều.
2.3.11. Bản đồ, lược đồ
Bản đồ và lược đồ được sử dụng nhiều trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý.
Lược đồ khác với bản đồ ở chỗ không có tỷ lệ, không có kinh tuyến, vĩ tuyến, các
nội dung và ký hiệu sơ lược, đơn giản.

21


2.3.12. Các phương tiện nghe - nhìn
Phương tiện nghe - nhìn gồm nhiều loại: kính lúp, kính thiên văn, kính hiển
vi, ống nhòm, phim đèn chiếu, phim vòng, phim dương bản, máy chiếu, máy

video và máy chiếu phim, máy thu thanh và máy ghi âm, máy vi tính, các loại
bảng dạy học.
2.4. Thực hành hướng dẫn làm đồ dùng dạy học
2.4.1. Giới thiệu một số đồ dùng dạy học
Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học tư duy cụ thể còn chiếm ưu
thế nên trong môn học Tự nhiên và xã hội rất cần có nhiều đồ dùng dạy học. Các
loại đồ dùng dạy học trong môn Tự nhiên và xã hội như: Tranh vẽ về các hệ cơ
quan trong cơ thể người, mô hình răng, cân sức khỏe, biển báo giao thông, tranh
ảnh về các con vật, loài hoa, loài rau …, quả địa cầu, mô hình về sự chuyển động
của trái đất, mặt trời. Trong đó, có những đồ dùng sẵn có nhưng cũng có những
loại giáo viên tự làm. Tuy nhiên, môn Tự nhiên và xã hội có nhiệm vụ giúp học
sinh tiếp cận với môi trường tự nhiên, xã hội nơi các em đang sống. Do đó, việc
dạy học này không thể thiếu những sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh học
sinh như cây cối, con vật, con người … ở địa phương. Điều này có thể được thể
hiện qua việc làm đồ dùng dạy học bằng các nguyên liệu có sẵn ở địa phương.
2.4.2. Gợi ý cách làm đồ dùng dạy học
2.4.2.1. Sưu tầm mẫu vật
- Sưu tầm vật còn tươi sống trực tiếp giới thiệu khi giảng dạy.
- Làm mẫu khô, mẫu ngâm,…
* Mẫu thực vật khô
Nguyên liệu: Các loại mẫu cây (hoa, rau, cây sống trên can, cây sống dưới
nước, các loại lá).
Hóa chất: DDT, CuSO4;
Dụng cụ: Dao, kéo, giấy báo, giấy thấm, bìa cứng, chỉ khâu, …
Cách làm
- Lấy mẫu: nguyên cây hay một phần, một bộ phận. Nêu lấy nguyên cây phải
chọn cây có độ cao phù hợp kích thước giấy. Nếu lấy từng bộ phận phải chọn
phần điển hình (thường chọn đủ 3 phần gốc, giữa và ngọn).

22



- Sửa mẫu: Sau khi lấy mẫu xong, tỉa bớt lá hoặc lật ngửa một số lá để thấy
được cả hai mặt lá.
- Xếp mẫu vào giữa hai lớp giấy báo
- Dùng bàn là là nhẹ lên mẫu cây ở giữa hai lớp giấy đó, làm vài lần thì thay
lớp giấy báo và là cho đến khi mẫu khô hẳn.
- Xếp và đính mẫu vật đã khô lên bìa cứng, sát trùng bằng hóa chất. Sau đó
ghi chú thích, đóng thành quyển và đưa lên bàn ép.
- Bảo quản: Cất mẫu vào tủ, thường xuyên phơưi nắng nhưng tránh để ánh
sáng chiếu thẳng vào mẫu.
* Mẫu thực vật ngâm
Nguyên liệu: Có thể ngâm các loại trái cây hoặc cả cây gồm rễ, thân, lá.
Hóa chất: dung dịch foocmon 2%, axit axêtic 3%, dấm ăn, cồn 90 0 pha thêm
nước cất.
Dụng cụ: Lọ Thủy tinh có nắp đậy.
Cách làm
Cho mẫu vào lọ thủy tinh, đổ dung dịch ngâm vào mẫu, những lần đầu màu
dun dịch có thể sẫm và đục, ta thay dung dịch khác và cứ nhiều lần như vậy thì
màu dung dịch sẽ trong suốt và ta được mẫu ngâm. Ghi chú thích lên nhãn và dán
góc lọ (tên cây, quả, nơi lấy, ngày lấy, người lấy mẫu).
* Mẫu động vật khô
Nguyên liệu: Các loại động vật nhỏ như sâu, bọ, chim, gà,…
Cách làm: Trình bày mẫu lên lấm gỗ mềm bằng đinh ghim rồi phơi khô. Khi
phơi cần che giấy đen (hay phơi trong bóng râm) để tránh mất màu. Nếu mẫu bẩn
ta có thể dùng cồn rửa sạch. Muốn giữ mẫu được lâu ta tiêm dung dịch bảo quản
vào con vật.
Đối với động vật như chim, gà, rắn … ta mổ gần hậu môn lấy hết ruột, gan
và dùng bông tẩm cồn rửa sạch khoang bụng, dùng bột thạch cao trôn nước nhồi
vào khoang bụng rồi khâu lại. Các bộ phận như não, bắp thịt ta tiêm dung dịch

bảo quản sau đó trình bày con vật theo nhu cầu (gà, chim để đứng trên cành cây,
rắn để uốn cong ngẩng đầu).

23


Bảo quản: Để mẫu nơi khô ráo, thường xuyên phơi và kiểm tra mẫu.
* Mẫu động vật ngâm
Nguyên liệu: Tất cả các con vật dùng trong dạy học như cá, giun, ếch, …
Dụng cụ:
- Bộ đồ mổ động vật gồm dao, kéo, bông, khay, kim tiêm, sơranh.
- Bình thủy tinh có nắp đậy.
- Tấm gỗ, tấm thủy tinh có kích thước bằng mẫu vật, đinh ghim, chỉ
bền.
Hóa chất: foocmon, phèn chua, muối ăn, cồn 90 0, paraphin, keo dán.
Cách làm
- Chọn con vật chết còn tươi, nếu con vật còn sống thì phải làm chết (bằng
cách cho ngửi ête tẩm bông hoặc ngâm nước cho đến chết) sau đo rửa sạch.
- Cố định con vật lên tấm gỗ hay tấm kính theo đúng tư thế yêu cầu.
- Cho vật vào bình thủy tinh, đổ ngập dung dịch định hình vào cho ngập
mẫu. Đối với động vật lớn như cá trên 0,5 kg ta cần mổ bụng lấy hết ruột rồi mới
ngâm.
- Thời gian ngâm 2 – 7 ngày, sau đó vớt mẫu ở dung dịch định hình ra rửa
thật sạch rồi ngâm trong cồn 24 giờ cho đến khi mẫu có màu như vật thật. Vớt
mẫu ra rửa sạch , trình bày trên tấm kính. Dán các co số chỉ dẫn các bộ phận. Cho
tấm kính có vật mẫu vào lọ thủy tinh, đổ dung dịch bảo quản vào. Đậy kín nắp lọ
và gắn bằng paraphin. Dán nhãn và ghi chú thích dưới bình.
- Cách pha dung dịch định hình: 100cm3 foocmon 40%, 45 gram muối ăn, 30
gram phèn chua và 200cm3 nước.
- Cách pha dung dịch bảo quản: foocmon 3% - 5% cho ngập mẫu hay 50

gram phèn chua + 50 gram muối ăn + 100cm3 nước cất.
2.4.2.2. Sưu tầm tranh ảnh
- Nguồn sưu tầm
Hiện nay nguồn tranh ảnh có rất nhiều trên báo chí, báo ảnh và một số sách
tham khảo dành cho thiếu nhi, các bưu ảnh. Giáo viên có thể hướng dẫn cho học
sinh sưu tầm tranh ảnh, bưu thiếp, ảnh màu … về gia đình (kiểu nhà ở, các đồ

24


dùng trong gia đình, công việc của mỗi người trong gia đình), trường học, thiên
nhiên xung quanh, các cơ sở sản xuất, con vật, cây hoa, …
- Một số yêu cầu đối với việc sưu tầm tranh ảnh
Hình ảnh tuyển chọn phải tiêu biểu điển hình, phản ánh trung thực, đúng đắn
với sự vật, hiện tượng được phản ánh trong tiết học, tránh khuynh hướng tích lũy
quá nhiều hình ảnh dễ làm cho học sinh phân tán, sa vào những kiến thức phụ.
Hình ảnh phải có kích thước đủ lớn đảm bảo cho học sinh nhìn rõ những đối
tượng chính, màu sức phải tươi sáng, hài hòa có tác dụng bồi dưỡng thẩm mỹ cho
học sinh.
2.4.2.3. Tự vẽ tranh
- Giáo viên tự vẽ tranh: Dựa vào những bức tranh trong sách giáo khoa hoặc
các tài liệu sưu tầm, giáo viên có thể phóng to hoặc thu nhỏ làm đồ dùng dạy học.
- Tổ chức cho học sinh vẽ tranh: Có thể tổ chức cho học sinh tự vẽ phác họa
như vẽ về những người trong gia đình, về ngôi nhà của em, về trường, về làng
quê của em…Có thể chọn tranhđẹp để làm tư liệu cho những lần dạy sau.
2.4.2.4. Lập sơ đồ
Để đơn giản hóa kiến thức hoặc vạch ra mối liên hệ giữa các kiến thức riêng
lẻ, giáo viên có thể tự vẽ sơ đồ.
2.5. Bảng tổng kết kiến thức
Có thể được phóng to từ những bảng có sẵn trong sách giáo khoa hoặc được

giáo viên rút ra từ kinh nghiệm dạy học. Ví dụ Bảng tổng kết kiến thức thực vật ở
lớp 3:
Các bộ
phận chính
của cây

Đặc điểm
cấu tạo

Vai trò đối

Vai trò đối

với cây
xanh

với con
người

Rễ cây
Thân cây
Lá cây
Hoa
Quả

25


×