Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.43 KB, 4 trang )

Yêu Văn Học !!!
Đề: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ
“Sóng” của Xuân Quỳnh:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở ”
I.
II.

MỞ BÀI
1. Giới thiệu tác giả
2. Giới thiệu bài thơ và đoạn trích
THÂN BÀI
1. Đoạn thơ mở ra với nỗi nhớ bờ của sóng
A, Đó là nỗi nhớ xuyên suốt cả không gian và thời gian:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
- Cấu trúc song hành, đăng đối “dưới lòng sâu” - “trên mặt nước”, “ngày


– đêm” đã nói lên không gian và thời gian tồn tại của sóng. Nhưng dù ở
không gian, thời gian nào thì mọi con sóng đều thao thức trăn trở không
ngủ được vì nhớ bờ. Thao thức, trăn trở trở thành trạng thái tồn tại của
sóng. Kết hợp với phép nhân hóa, nhà thơ đã diễn tả một cách sinh động
gợi cảm nỗi nhớ bờ của những con sóng.

1


Yêu Văn Học !!!
-

Cái độc đáo ở đây là nhà nhơ đã dùng thước đo không gian và thời gian
để đo nỗi nhớ ấy. Với thước đo này nhà thơ đã diễn tả một nỗi nhớ như
bao trùm cả không gian và trải dài cả thời gian.

B, Từ những con sóng nhớ, nhà thơ liên tưởng đến tình yêu và chợt nhận ra
trái tim mình cũng như những con sóng:
-

Sóng nhớ bờ, em nhớ anh, sóng không ngủ còn em thì thức. Sự tương
đồng giữa sóng và em nói lên rằng trái tim người phụ nữ khi yêu là cả
một đại dương bao la được dệt nên bởi muôn vàn con sóng nhớ.
- Nếu sóng là sự sống của biển cả thì sự sống của tình yêu chính là nỗi
nhớ. Một trái tim ngừng nhớ là dấu hiệu của một mối tình đã tắt.
- Nhưng khác với nỗi nhớ bờ của sóng chỉ dừng lại ở cõi thực của ngày
và đêm, nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu còn tràn sang cả cõi mơ,
một nỗi nhớ đã lặng sâu vào tiềm thức. Trái tim người phụ nữ khi yêu
chỉ có thể so sánh với chính nó nên em và sóng ở đây lại tách ra trong
quan hệ song chiếu vừa tương đồng vừa khác biệt.

- Câu thơ “Cả trong mơ còn thức” đã nối dài đời sống bằng những giấc
mơ, xóa đi khoảng cách giữa thực và mộng, diễn tả một trạng thái yêu
mơ say đắm đuối. Cách nói đó tuy có cường điệu nhưng thật ra rất đúng
và chân thành, biểu lộ một tình yêu mãnh liệt.
2. Trong tình yêu, nỗi nhớ gắn với lòng chung thủy
A, Nhờ thơ nhận thấy mọi con sóng đều tìm đến bờ, cả những con sóng ở
ngoài đại dương xa tít tắp. Cách nói nghi vấn “Con nào chẳng tới bờ” nói lên một
quy luật: bờ là nơi hướng đến, tìm về của mọi con sóng dù phải vượt qua muôn
vời cách trở.

B, Soi mình vào sóng, nhà thơ nhận rra sự tương đồng giữa quy luật của sóng
và quy luật của trái tim: Nếu như mọi con sóng đều tìm đến bờ thì khi yêu người
phụ nữ luôn hướng về người mình yêu. Bởi trong tình yêu, trái tim định hướng cho
đôi mắt.
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”

2


Yêu Văn Học !!!
-

III.

Văn chương xưa nay đã nói rất hay về sự chung thủy trong tình yêu
nhưng Xuân Quỳnh vẫ có cách nói riêng. Thông thường, người ta nói
xuôi nam ngược bắc nhưng Xuân Quỳnh lại nói xuôi bắc ngược nam.

Nói ngược như vậy là để khẳng định lòng thủy chung son sắt của mình.
Dù cuộc đời có thay đổi, vũ trụ có chuyển dời thì anh vẫn là điểm
hướng đến tìm về trong hành trình xuôi ngược của em.
- Câu thơ “Hướng về anh một phương” có thể hiểu là hướng về phương
anh. Đời người có 4 phương 8 hướng nhưng với người phụ nữ đang yêu
thì chỉ có một hướng một phương là anh mà thôi.
- Tuy nhiên, đọc kĩ khổ thơ trên có thể thấy XQ không chạnh nghĩ đến
những cách trở. Điệp từ “dẫu” mang tính chất giả định cùng những đối
lập xuôi ngược, Bắc – Nam dựng nên môtj không gian biến động đầy
bất trắc. Sự cách trở trong tình yêu là điều có thể xáy ra nhưng nhà thơ
vẫn vững tin vào tình yêu. Cho nên giữa chiều ngang tương quan xuôi –
ngược, Bắc – Nam đầy biến động, nhà thơ dụng lên một chiều dọc đầy
thủy chung: “Hướng về anh một phương”. Câu thơ như thách thức mọi
bất trắc.
3. Về nghệ thuật
- Xuân Quỳnh đã sáng tạo nên hình tượng sóng để nhân hóa, ẩn dụ cho
nỗi nhớ và lòng chung thủy.
- Thể thơ 5 chữ, cứ một câu kết thúc vần bằng lại một câu kết thúc vần
trắc luân phiên, tự nó đã tạo nên cái nhịp nhàng của những con sóng
cũng là nhịp điệu sôi nổi của tình yêu.
- Nhịp điệu của câu thơ rất linh hoạt, có nhịp 2/3, có nhịp 3/2 trong cùng
một khổ thơ. Nó gợi lên nhịp sóng biển đầy biến động
- Ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời nói hàng ngày nhưng trong sáng tinh
tế.
KẾT BÀI

Part 3: Những khổ thơ còn lại (Không trọng tâm)
1. Khổ thơ “Ở ngoài kia đại dương…dù muôn vời cách trở” thể hiện niềm tin mãnh
liệt của Xuân Quỳnh về tình yêu dù có bao cách trở (tiếp nối ý đoạn trước)
2. Hai khổ cuối: thể hiện một cái tôi với khát vọng về tình yêu vĩnh hằng, bất tử:

-

Nhà thơ nhận ra sự hữu hạn của đời người trước sự trôi chảy của thời gian. Không
có gì là vô tận, là mãi mãi. Biển kia dẫu rộng nhưng cũng có bến bờ của nó, còn
tình yêu của em cũng chịu cái giới hạn của đời người.

3


Yêu Văn Học !!!
-

Vậy làm sao để giải quyết cái mâu thuẫn với khát vọng về tình yêu vĩnh hằng
trường cửu?
+ Nhà thơ ước muốn được tan ra thành sóng trên đại dương vô tận. Nhưng “tan ra”
không phải để biến mất mà là để tồn tại trong vô tận những con sóng khác. Chữ
“tan ra” nói lên cái khát vọng được hòa nhập, hóa thân vĩnh viễn
+ Đến đây sóng và em đã hòa lại làm một, em muốn tan ra thành “sóng” và biển
lớn đã là tình yêu nên tan thành sóng cũng là tan trong tình yêu. Đây là khát khao
được dâng hiến, được sống hết mình cho tình yêu, ngay cả khi không còn trên cõi
đời này
+ Khát vọng ấy bắt nguồn từ huyền thoại nàng tiên cá khi gặp bi kịch trong tình
yêu thì hóa thân vào bọt biển để hóa thân vào vĩnh cửu với tình yêu của mình.

4



×