Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiết kiệm tiền cho teen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.94 KB, 20 trang )

Độc chiêu siêu tiết kiệm của teen
Không phải cứ tích cực lùng hàng rẻ, tích cực 'cầm nhầm' mới là tiết kiệm đâu nhé.
Tiết kiệm = Tích cực lùng hàng rẻ
Bạn nghĩ rằng
Cũng với cùng một món đồ như thế nhưng nó rẻ hơn đến vài lần thì tội gì lại không mua.
Thế là bạn mặc nhiên mua những thứ trôi nổi, không rõ xuất xứ, nguồn gốc và cũng không
cần nghía đến bao bì, nhãn hiệu và hạn sử dụng. Chỉ cần 15k là mua được 2 đôi dép, cả
bộ phấn mắt 10 màu mà giá chỉ 20K. Xem phim ở một rạp chiếu phim không tên không tuổi
với giá vé chỉ 25K. Bạn tự hào vì mình đã tiết kiệm hết mức có thể và tích cóp được một
khoản rất khá?

Đừng tiết kiệm bằng cách mua những mỹ phẩm rẻ
tiền nhá, sẽ chẳng tốt một tí nào cho làn da của bạn
đâu.
Sự thật thì sao?
Hãy nhớ rằng những thứ rẻ đến bất ngờ luôn phải có những nguyên nhân của nó. Đó là
hàng lỗi, hàng kém chất lượng, hàng nhái hay hết “đát” là điều không cần phải chứng minh
đấy bạn ạ. Dép rẻ kinh dị là hàng "made in China” có thể gây ung thư da. Mỹ phẩm giá rẻ
thiệt nhưng nó là hàng cực kì kém chất lượng, sẵn sàng "ăn mòn" làn da của bạn.
Kim Ngân (nhà ở Q8, TPHCM) chia sẻ: "Cũng một lần vì ham rẻ, tớ và nhỏ bạn đến một
rạp chiếu phim hơi xập xệ một chút ở Q5. Có vào mới biết đó chỉ là một căn phòng bé tí, tối
ôm, ghế salon cho hai người và muốn ngồi đến khi nào thì ngồi, màn hình bé tí lại còn giựt
giựt nữa chứ. Kết quả là tớ đã có một buổi xem phim nhớ đời vì các cặp đôi vào đây đâu
phải để xem phim, hix!"
Bí quyết của một teen siêu tiết kiệm
Cũng là lùng hàng rẻ nhưng phải là hàng độc giá rẻ! Đó là không bao giờ được bỏ qua
những coupon, phiếu giảm giá. Các cửa hàng hiện nay đang có xu hướng liên kết với nhau
để cung chinh phục thị trường teen. Thế nên bạn sẽ chẳng bất ngờ nếu vào quán café


uống nước lại được nhận phiếu giảm giá cắt tóc đến 50% ở một nơi hơi bị hoành tráng


nhất nhì thành phố. Đi mua sắm lại được nhận phiếu giảm giá ăn kem Ý. Chẳng tội gì lại
không tận dụng những cơ hội tốt như thế cả. Và có một điều rất đáng để suy nghĩ là hầu
hết các hệ thống cửa hàng, rạp chiếu phim đều ưu đãi nếu bạn có thẻ học sinh-sinh viên,
off đến 20- 30%, iu chiếc thẻ của mình chưa!
Tiết kiệm = Cạch hết những khoản ăn chơi, mua sắm
Bạn nghĩ rằng
Thời buổi vất vả, giá cả leo thang nên cố gắng “thắt lưng buộc bụng”, cạch hết những
khoản dành cho giải trí, mua sắm và những lời rủ rê của bạn bè để tiết kiệm. Thế là những
thói quen xem phim, tậu sách mới, mua sắm, la cà trà sữa đều bị xếp xó không thương
tiếc.
Sự thật là…
Bạn đã biến mình từ một teen bình thường thành một teen ích kỷ và ki bo hết chỗ nói. Ăn
không dám ăn, mặc không dám mặc, đi chơi với bạn bè cũng chẳng dám vì sợ lãng phí.
Bạn cứ ru rú ở nhà ôm cái máy vi tính, ti vi rồi nằm dài chán đời trên giường.
Tớ cá rằng với bản tính năng động, bạn sẽ không chịu đựng nổi quá một tháng đâu. Tâm
trạng của bạn sẽ ngày một tồi tệ vì thấy mình cực kì cũ kỹ (chậc! cứ ru rú ở nhà thì làm sao
lên nổi?), cực kì buồn chán (vì có được gặp bạn bè cười nói hết ga đâu). Và điều tệ hại
nhất là bạn dễ có xu hướng “tự thưởng bản thân”. Đó là tâm lí tiêu tiền hết cỡ và tự lí giải
rằng “mình đã tiết kiệm lâu quá cũng phải tự thưởng một tí chứ”. Thế là số tiền mà bạn tư
thưởng cho mình trong niềm phấn khích nhất thời (có thể là một bữa ăn thịnh soạn, một bộ
cánh cực đắt) chiếm hết veo khoản tiền bạn dày công tiết kiệm!
Teen tiết kiệm chia sẻ rằng

Tận dụng những cơ hội tốt để mua đồ có chất lượng và
giá rẻ nhé


Châm ngôn của tỉ phú Mỹ Bill Gate là : “1 USD không đáng - không chi, 100 USD đáng chi”. Tiết kiệm không có nghĩa là bạn ngưng hết tất cả những thói quen tiêu tiền của mình
mà là tiêu nó một cách thông minh một chút. Tức là có kế hoạch đàng hoàng và phải hiểu
rõ tiêu tiền vì mục đích gì.

Mỗi tuần xem một bộ phim, mỗi tháng tậu ít nhất 1 quyển sách mới, một cái áo xinh xinh
cho cả tháng làm lụng vất vả chẳng có gì quá đáng hết! Và nếu tiên tiền thông minh bạn sẽ
biết được rằng: Ngày thứ 2 giá vé rạp BHD là 45K, thứ 4 giá vé Megastar Paragon chỉ có
40K, thứ 3 Galaxy là 40K. Nếu có thẻ học sinh-sinh viên, bạn sẽ được vào các rạp với giá
ưu đãi trong khi giá vé bình quân các ngày đều tầm trên 50K.
Tiết kiệm = Tăng thu, giảm chi, tích cực “cầm nhầm”
Bạn cứ nghĩ
Mua báo làm gì, mượn của cô bạn kế bên coi cũng được mà. Vào quán gọi nước làm gì,
uống của đám bạn mỗi đứa một ít cũng được vậy. Sắm sửa đồ dùng học tập chi cho phí,
đã có bóp viết hoành tráng của cô bạn kế bên… Cứ thế, bạn xài đồ bạn bè và tự hào vì
level tiết kiệm của mình khó ai bì kịp?
Sự thật thì sao?
Đúng là không bì kịp thật đấy bạn ạ và bạn đang nằm trong sổ bìa đen của bạn bè mình
đấy, biết không? Bạn trở thành một teen chuyên nhờ vả, mượn, xài tạm đồ của bạn bè. Từ
vô tư thành vô ý thức. Tệ nhất là cứ mượn tạm rồi bạn “cầm nhầm” luôn của bạn mình lúc
nào không hay. Mấy cuốn báo, truyện, vài cây viết chẳng đáng bao nhiêu nhưng nó lại làm
bạn xấu đi trong đôi mắt của người khác, đáng không?
Teen tiết kiệm tiết lộ

Đổi đồ đang là một xu hướng rất cool của teen chúng mình đấy.
Bạn vẫn có thể tiết kiệm nếu biết share, trao đổi cho nhau theo hướng đôi bên cùng có lợi


như “Tiệc đổi đồ” đang là xu hướng đấy teen. Vì tình bạn ngoài vui vẻ ra cũng cần chân
thực và công bằng nữa, phải không nào?
Thu Trang và Minh Ngọc (SV trường ĐHSP) là hai cô nàng ghiền đọc sách kinh khủng, thế
là lập kế hoạch góp tiền mua sách coi chung rồi chia ra giữ. Như seri sách Twilight, cuốn
nào cũng từ 100K trở lên, hai cô bạn share tiền mua cả 4 cuốn rồi chia nhau mỗi người giữ
hai cuốn, “coi đó là vật liên kết của hai đứa mình luôn hehe”.
Hãy là một teen tiết kiệm thông minh teen nhé!

6 CHIÊU TIẾT KIỆM TIỀN CHO TEEN
Trong thời buổi giá cả thị trường tăng vùn vụt như hiện nay thì việc teen để dành được tiền
là... rất khó.
Ngoài việc chi tiêu lặt vặt, ăn uống với bạn bè, teen còn có những khoản phát sinh đột xuất
như đi sinh nhật, đi chơi...(^^).Vì vậy, để dành được tiền rất khó bởi chúng ta còn lệ thuộc
vào phụ huynh và chưa kiếm ra tiền. Hì, không sao, MTO sẽ bật mí cho bạn những "chiêu"
tiết kiệm tiền hiệu quả nè.


1. Chia làm hai khoản
Ví dụ, khi bạn để dành 100k thì bạn phải chia ra hai phần: một phần 75k (khoản chính) và
25k (khoản phụ). Như vậy, khi thiếu hụt vào cuối tháng hay có chuyện đột xuất cần chi tiền,
chỉ cần "đụng" vào khoản phụ một ít. Vậy là "tài khoản tiết kiệm chính" vẫn còn nguyên đấy
nhé!
2. Một ống tiết kiệm "hoành tráng"
Thử nhớ lại xem, bạn đã mua bao nhiêu con heo đất rồi? Bạn sẽ dễ dàng đập nát hoặc
"cạy đít" nó khi không còn tiền xài. Ống tiết kiệm thì sao? Chỉ cần mở khóa là tha hồ mua
sắm. Thế còn ống heo nhựa? Một cái tuốc-nơ-vít là có thể "giải phẫu" con heo tanh bành.
Gay nhỉ! Vì vậy, hãy mua một ống tiết kiệm thật to, thật đẹp và đắt tiền. Sẽ không hề uổng
phí đâu vì nó quá rẻ so với hàng chục con heo đất mà bạn "đập rồi mua, mua rồi đập". Nhìn
ống tiết kiệm đẹp, to và "hoành tráng" thế kia, ai nỡ đập nhỉ, phí phạm thế là cùng! Có ống
tiết kiệm ấy, bạn sẽ được một động lực vô hình "thúc đẩy", buộc bạn phải bỏ tiền vào. Và
khi đã bỏ vào rồi thì bạn sẽ không muốn lấy ra nữa. Không tin à? Thử đi nào!
3. Sáng suốt
Sẽ không hay tí nào khi bạn cứ liên tục "cho heo ăn", còn mình thì...tàn tạ. Vì vậy, hãy bỏ
(tiền) vào có chừng mực, như vậy con heo của bạn sẽ không bị "làm phiền" mỗi khi bạn
"kẹt". Khi đi mua sắm, đi chơi, hoặc thậm chí đi học, đừng mang theo hết số tiền tiêu vặt
mà bạn có vì nó sẽ sớm vơi đi bởi sự "ngứa tay" của bạn. Đem vừa đủ tiền thôi, và nên
nhớ "vay nóng" bạn bè cũng không phải là giải pháp hay khi bạn để hết tiền ở nhà đâu nhé!
Bạn khó chịu khi cho người khác mượn tiền ra sao thì người khác cũng y như bạn vậy.

Chưa kể bạn “vô tình”...quên trả khiến uy tín của bạn giảm giá trầm trọng.
4.Tích tiểu thành đại


Bạn vừa bán được hai kí giấy vụn? Nhét số tiền ít ỏi đó vào heo đi bạn. Bạn vừa được chú
giữ xe thối cho năm đồng xu 200? Bỏ vào heo đi. Đi mua hàng cho mẹ, mẹ cho mấy đồng
lẻ còn thừa? Chẳng mua được gì nhiều cả, lại lỉnh kỉnh nữa, đưa vào heo cho rồi. Mỗi khi
có những đồng xu lẻ, thay vì đặt ở chỗ nào đó rồi lại quên khuấy thì bạn hãy “cất” vào heo.
Tuy ít nhưng nếu cứ liên tục như vậy thì dần dần bạn sẽ có một khoản tiền lớn không ngờ
luôn đó. Lúc ấy, bạn sẽ hiểu hết được giá trị của những đồng bạc lẻ. Người ta thường nói
“tích tiểu thành đại” mà!
5. "Nghề tay trái”
Bạn không bao giờ có tiền nhiều khi bạn chỉ biết “hưởng” mà không biết “làm”. Tiền không
đến với những người chây lười. Vì vậy, hãy thử làm một cái gì đó xem. Kinh doanh nho nhỏ
trong lớp, chẳng hạn như bán thiệp vào dịp Noel,năm mời, dụng cụ học tập, kẹp tóc…cũng
là một giải pháp hay. Hoặc bạn cũng có thể tận dụng năng khiếu của mình để kinh doanh
như: viết thư pháp, vẽ graffity, design blog, viết báo…vừa kiếm được một khoản tiền nhỏ để
dùng vừa học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Hay đấy nhỉ?
6. Chiến thắng bản thân
Trước khi quyết định mua một thứ gì đó bạn thích, hãy trả lời dứt khoát “có” hoặc “không”
trước ba câu hỏi:
- Mình có thật sự cần điều này không?
- Có còn cách giải quyết nào khác mà mình chưa nhận ra không?
- Mình có lường trước được tất cả các tình huống xảy ra khi quyết định như thế này không?
Trả lời được một cách dứt khoát, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy không muốn mua những món
đồ không thật sự cần thiết. Vậy là tiết kiệm được một khoản tiền kha khá rồi còn gì!


Hi vọng qua những cách này, bạn sẽ có được một khoản tiền để dành theo ý muốn để làm
những việc mình thích.

6 CHIÊU TIẾT KIỆM TIỀN CHO TEEN
Trong thời buổi giá cả thị trường tăng vùn vụt như hiện nay thì việc teen để dành được tiền
là... rất khó.
Ngoài việc chi tiêu lặt vặt, ăn uống với bạn bè, teen còn có những khoản phát sinh đột xuất
như đi sinh nhật, đi chơi...(^^).Vì vậy, để dành được tiền rất khó bởi chúng ta còn lệ thuộc
vào phụ huynh và chưa kiếm ra tiền. Hì, không sao, MTO sẽ bật mí cho bạn những "chiêu"
tiết kiệm tiền hiệu quả nè.

1. Chia làm hai khoản


Ví dụ, khi bạn để dành 100k thì bạn phải chia ra hai phần: một phần 75k (khoản chính) và
25k (khoản phụ). Như vậy, khi thiếu hụt vào cuối tháng hay có chuyện đột xuất cần chi tiền,
chỉ cần "đụng" vào khoản phụ một ít. Vậy là "tài khoản tiết kiệm chính" vẫn còn nguyên đấy
nhé!
2. Một ống tiết kiệm "hoành tráng"
Thử nhớ lại xem, bạn đã mua bao nhiêu con heo đất rồi? Bạn sẽ dễ dàng đập nát hoặc
"cạy đít" nó khi không còn tiền xài. Ống tiết kiệm thì sao? Chỉ cần mở khóa là tha hồ mua
sắm. Thế còn ống heo nhựa? Một cái tuốc-nơ-vít là có thể "giải phẫu" con heo tanh bành.
Gay nhỉ! Vì vậy, hãy mua một ống tiết kiệm thật to, thật đẹp và đắt tiền. Sẽ không hề uổng
phí đâu vì nó quá rẻ so với hàng chục con heo đất mà bạn "đập rồi mua, mua rồi đập". Nhìn
ống tiết kiệm đẹp, to và "hoành tráng" thế kia, ai nỡ đập nhỉ, phí phạm thế là cùng! Có ống
tiết kiệm ấy, bạn sẽ được một động lực vô hình "thúc đẩy", buộc bạn phải bỏ tiền vào. Và
khi đã bỏ vào rồi thì bạn sẽ không muốn lấy ra nữa. Không tin à? Thử đi nào!
3. Sáng suốt
Sẽ không hay tí nào khi bạn cứ liên tục "cho heo ăn", còn mình thì...tàn tạ. Vì vậy, hãy bỏ
(tiền) vào có chừng mực, như vậy con heo của bạn sẽ không bị "làm phiền" mỗi khi bạn
"kẹt". Khi đi mua sắm, đi chơi, hoặc thậm chí đi học, đừng mang theo hết số tiền tiêu vặt
mà bạn có vì nó sẽ sớm vơi đi bởi sự "ngứa tay" của bạn. Đem vừa đủ tiền thôi, và nên
nhớ "vay nóng" bạn bè cũng không phải là giải pháp hay khi bạn để hết tiền ở nhà đâu nhé!

Bạn khó chịu khi cho người khác mượn tiền ra sao thì người khác cũng y như bạn vậy.
Chưa kể bạn “vô tình”...quên trả khiến uy tín của bạn giảm giá trầm trọng.
4.Tích tiểu thành đại
Bạn vừa bán được hai kí giấy vụn? Nhét số tiền ít ỏi đó vào heo đi bạn. Bạn vừa được chú
giữ xe thối cho năm đồng xu 200? Bỏ vào heo đi. Đi mua hàng cho mẹ, mẹ cho mấy đồng
lẻ còn thừa? Chẳng mua được gì nhiều cả, lại lỉnh kỉnh nữa, đưa vào heo cho rồi. Mỗi khi


có những đồng xu lẻ, thay vì đặt ở chỗ nào đó rồi lại quên khuấy thì bạn hãy “cất” vào heo.
Tuy ít nhưng nếu cứ liên tục như vậy thì dần dần bạn sẽ có một khoản tiền lớn không ngờ
luôn đó. Lúc ấy, bạn sẽ hiểu hết được giá trị của những đồng bạc lẻ. Người ta thường nói
“tích tiểu thành đại” mà!
5. "Nghề tay trái”
Bạn không bao giờ có tiền nhiều khi bạn chỉ biết “hưởng” mà không biết “làm”. Tiền không
đến với những người chây lười. Vì vậy, hãy thử làm một cái gì đó xem. Kinh doanh nho nhỏ
trong lớp, chẳng hạn như bán thiệp vào dịp Noel,năm mời, dụng cụ học tập, kẹp tóc…cũng
là một giải pháp hay. Hoặc bạn cũng có thể tận dụng năng khiếu của mình để kinh doanh
như: viết thư pháp, vẽ graffity, design blog, viết báo…vừa kiếm được một khoản tiền nhỏ để
dùng vừa học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Hay đấy nhỉ?
6. Chiến thắng bản thân
Trước khi quyết định mua một thứ gì đó bạn thích, hãy trả lời dứt khoát “có” hoặc “không”
trước ba câu hỏi:
- Mình có thật sự cần điều này không?
- Có còn cách giải quyết nào khác mà mình chưa nhận ra không?
- Mình có lường trước được tất cả các tình huống xảy ra khi quyết định như thế này không?
Trả lời được một cách dứt khoát, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy không muốn mua những món
đồ không thật sự cần thiết. Vậy là tiết kiệm được một khoản tiền kha khá rồi còn gì!
Hi vọng qua những cách này, bạn sẽ có được một khoản tiền để dành theo ý muốn để làm
những việc mình thích.



Tips giúp teen tiết kiệm tiền hiệu
quả
Chỉ toàn những việc cực đơn giản mà ai cũng làm được nhé.

Tiết kiệm là một chuyện cực kỳ tốt nhưng quan trọng là không phải ai
cũng làm được. Nhiều teen cho rằng kết quả của việc tiết kiệm có tốt
hay không chỉ là phụ thuộc vào từng người thôi. Nếu bạn nào được bố
mẹ cho nhiều tiền ắt hẳn sẽ có tiền dư, chứ còn với những ai chỉ được
bố mẹ cho không tới 100 nghìn phí sinh hoạt một tuần thì nội việc uống
trà sữa ăn quà bánh cũng không đủ chứ nói chi đến việc tiết kiệm, nuôi
thêm
con
heo
"rỗng
ruột"

nhà!

Chính vì thế, chúng tớ sẽ gợi ý cho các bạn một vài cách tiết kiệm rất
khả thi, dù đấy chỉ là những thứ cực kì nhỏ trong cuộc sống thôi nhá, cả
cách thúc đẩy động lực để nuôi chú heo ngày càng béo ú hơn phòng
trường
hợp
cần
thiết.
Tránh

nhìn


những

thứ

mình

thích

Nghe thì có vẻ hơi bị kì cục đúng không nào. Tuy nhiên, dù đó chỉ là
một cái áo, cái nón hay là bất cứ thứ gì nằm trong gu sở thích của bạn
thì tốt hơn hết không nên chú ý, tuyệt đối "vẫy khăn" chào chào "em
ấy" để tránh tình trạng "động lòng" rung rinh con tim mà phút chốc
không kịp suy nghĩ cứ thế mà xòe tiền ra mua thì khổ lắm.
Giảm

cân

cho



bao

tử

Với thế giới ẩm thực đa dạng và "sống động" của teen mà nói thì ăn
vặt, hàng rong, uống trà sữa... chính là những thứ không thể thiếu,
thậm chí chúng tớ còn biết đối với nhiều bạn mà nói tiền sinh hoạt cho



một ngày đã chiếm hết 70% khoảng cung cấp "nhiên liệu" cho bé bao
tử. Vì thế đã đến lúc cần phải cho em ấy "thư giãn" và giảm cân đi nhé.
Các bạn có thể nhịn một chút tiền mua bánh tráng, nước ngọt hay
snack... để nhét vào con heo, cũng nên hạn chế việc tụ họp bạn bè ở
những buổi trong tuần. Thế là lại kiếm được một mớ tiền kha khá "bón"
cho
chú
heo
nhà
ta
rồi!
Sử

dụng

điện

thoại

cũng

phải

khéo

léo

Đây sẽ là cách tiết kiệm nhiều nhất dành cho những bạn nào đang
nghiện
chat

chit
với
bạn
bè,
hay
người
yêu
đây.
Với người nghiện dùng điện thoại thì khoảng thời gian nhắn tin, trò
chuyện với nhau dường như là vô tận, bất kể đang ở trên lớp hay nửa
đêm cũng có thể ngồi "tút tít" hàng giờ, tâm sự hay bàn chuyện phiếm.
Cho nên các bạn phải cố nhịn lại một ít thời gian như thế đi, nhất là
mỗi
khi
đang
ngồi
trong
lớp
học.
Một bạn tên Trang (Q.Tân Phú) cho chúng tớ biết, ngày xưa bạn í
cũng có thói quen nghiện nhắn tin với bạn trai kinh khủng, nội tiền phí
sinh hoạt bố cho mỗi ngày là 50 nghìn cũng không đủ xài, có khi một
ngày nạp vào tài khoản điện thoại hơn 60 nghìn nên một tuần tiền điện
thoại của Trang không đã lên đến hơn 400 nghìn, đó là chưa kể cần
phải sắm sửa dụng cụ học tập, ăn uống, chơi bời với đám bạn. Thế
nên Trang đã cố hạn chế lại, mỗi ngày hai đứa chỉ nhắn tin vào ban
đêm, và mỗi khi thật sự cần thiết. Sau tuần đầu tiên, Trang đã có được
200
nghìn
cho

vào
quỹ
đen
của
mình.
Làm

sổ

nhật



trong

ngày

Rất đơn giản nhé, bạn nào đang có ý định làm theo thì hãy mau chóng
sắm cho mình một quyển sổ tay đi là vừa. Bắt đầu từ bây giờ, bạn sẽ
có nhiệm vụ ghi chép lại toàn bộ và thật chi tiết trong ngày bạn đã


mua những gì, chi gì, sắm gì. Đây cũng là một cách để bạn nhìn thấy
mỗi tuần, hoặc mỗi tháng bạn đã chi tiêu như thế nào.

Một quyển sổ tay là rất công hiệu đấy.
Từ trước đến nay không có bạn nào tự để ý đến việc này. Nhưng thật sự
nếu bạn chịu khó tỉ mỉ ghi lại hết như một quyển nhật ký thì chắc chắn
bạn sẽ phải "giật bắn" cả người khi nhìn lại các khoảng tiêu tiền không
hợp lý của mình đấy. Như thế để còn lần sau mà rút kinh nghiệm, và

luyện khả năng cẩn thận, suy nghĩ thật kỹ trước khi mua một món nào
đó
nữa.
Tự

đặt

giới

hạn

cho

bản

thân

Đây cũng là biện pháp tốt nhất dành cho bạn nào không có động lực để
tiết kiệm. Phải tự đưa ra giới hạn cho bản thân một ngày phải cho chú
heo "ăn" bao nhiêu, và sau một tháng phải có được bao nhiêu. Nghe có
vẻ "áp đảo" tinh thần một tý, nhưng đây lại là biện pháp rèn luyện thói
quen
tiết
kiệm
cực
kỳ
tốt
đấy.
Không


được

xem

trước

tiền

tiết

kiệm


Nhiều bạn nói rằng mỗi ngày tớ cần phải đếm xem mình đã tiết kiệm
được bao nhiêu trước khi bỏ thêm tiền mới. Tuy nhiên nếu làm như thế
thì bạn sẽ rất mau chán, và sẽ không cố gắng nữa.

Nên mua những chú heo đất không có lỗ móc tiền ra nhé.

Tuyệt đối không nên ngồi lật chú heo ra đếm mỗi ngày, giống như nuôi
heo chưa lớn mà đã đem đi cân thì quả là không có ổn lắm nhỉ. Tốt
nhất sau một vài tháng thì ngồi tổng kết để còn biết mà quản lý tiền
của mình. Đấy cũng là nguyên nhân vì sao các chú heo đất ngày xưa
không có cái lỗ lấy tiền giống như mấy chú heo ngày nay đấy!


Đấy chỉ là một vài cách cơ bản, tất nhiên còn phải tùy thuộc vào ý chí
của từng bạn thôi. Tiết kiệm được là cực kỳ tốt, còn bạn nào vẫn đang
chi tiêu một cách không hợp lý, đụng đâu mua đó thì cũng nên làm thử
để cái thiện thói quen của mình đi nhé.


Bí quyết tiết kiệm tiền của giới trẻ
Nếu bạn sử dụng hiệu quả và khôn ngoan từng đồng tiền, bạn có thể tiết kiệm
được rất nhiều mỗi năm.
Có một câu nói rằng: “Trẻ cậy cha, già cậy cây”. Cái cây mà chúng ta nói không chỉ là
“cây gậy” theo nghĩa đen, mà còn được hiểu theo nghĩa bóng, đó là “cây tài chính”.
Hãy trồng cho mình một cái cây để lúc già hưởng bóng mát của nó. Hãy gieo hạt từ
lúc chúng ta còn trẻ bằng những đồng tiền nhỏ tích cóp từ đồng lương mình, rồi sẽ
đến lúc “kiến tha lâu cũng đầy tổ”.


Có nhiều cách để tiết kiệm tiền và ngay khi bạn bắt đầu khám phá ra nhiều cách ti ết kiệm tiền, b ạn s ẽ
nhận thấy tiết kiệm tiền dễ dàng hơn trước.

Tiết kiệm thức ăn
Mua hàng tạp hóa số lượng lớn, bạn có thể tiết kiệm thay vì mua từng thứ một. Nấu ăn
ở nhà. Còn nếu bạn ăn ở ngoài, hãy dùng coupon. Khi ra cửa hàng tạp hóa, hãy lên
thực đơn trước khi mua đồ.
Tiết kiệm chi phí cá nhân
Chăm sóc quần áo bạn đã mua. Giặt không đúng cách có thể tiêu tốn tiền của bạn bạn
phải mua lại một cái giống như vậy.


Mua đồ giảm giá, và chỉ mua những món hàng cần thiết. Cần một chiếc váy mới cho
đám cưới bạn thân? Đi thẳng tới những buổi sale đồ trưng bày, sale cuối năm hay sale
trên mạng thay vì trả giá gốc.

Biến nhà bạn thành phòng tập thể dục. Tất cả những gì bạn cần là một đôi giầy. Đi bộ
và chạy là miễn phí và bạn có thể làm theo những hướng dẫn tập luyện trên mạng.
Thêm vào một cặp tạ, một bộ dây nhảy và thảm tập là bạn có thể làm săn chắc cơ thể

và săn chắc luôn tài khoản của mình.
Tiết kiệm tiền đi lại
Hãy biết khi nào nên mua vé máy bay, sẽ có những ngày vé rẻ hơn.
Chú ý xem bạn có thực sự cần tất cả các chi phí bảo hiểm xe ô tô, bao gồm nhiều phụ
phí, ví dụ như phí kéo xe, thuê xe…
Nếu bạn đi xe máy, hãy tìm chỗ đổ xăng tốt - tức là vừa tiện đường mà lại không bị
“rút lõi” từ người bán. Thường xuyên dọn dẹp xe, cân nặng tăng thêm sẽ làm tăng
thêm xăng xe. Hãy tìm một bộ lọc không khí tốt để cải thiện lượng xăng tiêu thụ.
Việc phải đổ xăng liên tục khiến nhiều người đau đầu tính toán, nhất là trong thời
điểm giá xăng ngày càng tăng cao. Hãy nghĩ tới việc đầu tư một chiếc xe điện mới.
Loại phương tiện này đang rất được quan tâm bởi ngoài mẫu mã đẹp mắt thì việc sử
dụng điện năng thay vì xăng sẽ đem lại khoản lợi không nhỏ.


Còn nếu không thích xe máy vì ô nhiễm và ngốn xăng, hãy đi xe điện.

Hiện nay dòng xe đạp điện chạy pin Zinger Extra của HKbike ứng dụng pin Lithiumion - công nghệ FLiP, chỉ cần dùng 0,65 số điện cho một lần sạc đầy để đi quãng
đường lên tới 90 km. Làm một phép tính chi li hơn sẽ được kết quả rất khả quan khi
xe chỉ tốn 14,4 đồng cho 1 km đi được. Trong khi đó, xe tay ga chạy xăng dù trang bị
công nghệ phun xăng điện tử giảm thiểu nhiên liệu cũng sẽ tiêu tốn khoảng 686 đồng.
Nếu trung bình một người đi 20 km mỗi ngày thì cả năm họ chỉ tiêu hết 105.000 đồng
tiền điện cho việc sạc pin.


Sở hữu chiếc xe điện, những chi phí khác sẽ gần như bằng 0.


Thêm vào đó, chi phí gửi xe điện hiện nay được tính như xe đạp thông thường, nên về lâu dài, người
dùng sẽ “bỏ túi” được một khoản không nhỏ.


Ngoài ra hãy luân phiên lốp xe của bạn, cách này rẻ và có thể thực sự nâng cao tuổi
thọ của lốp xe. Cũng không cần thiết thay dầu xe liên tục.
Tiết kiệm thu nhập
Đây là một cách để đảm bảo cuộc sống bền vững. Bạn hãy chia thu nhập của mình ra
làm 4 phần: 50% cho chi tiêu gia đình, 20% cho cá nhân, 20% cho quỹ dự phòng, còn
lại 10% cho quỹ đầu tư. Quỹ này sẽ cho chúng ta một cuộc sống vui vẻ lúc tuổi già.
Tích tiểu thành đại. Nếu tiết kiệm được 2-3 triệu mỗi tháng là quá cao với bạn, hãy đặt
ra mục tiêu 500.000-700.000 đồng mỗi tuần. Một chút khác biệt trong tâm trí có thể
giúp ích rất nhiều.


Tiết kiệm các khoản khác
Theo dõi các khoản chi tiêu của bạn. Nếu bạn không giỏi quản lý nguồn tiền, hãy lập
ngân sách để biết chính xác những khoản chi tiêu của bạn ở từng mục. Sử dụng quy
tắc làm tròn, cứ mỗi lần tiêu 3.000 đồng, bạn hãy làm tròn lên 10.000 đồng và tiết
kiệm phần dư.

Thêm vào đó, chi phí gửi xe điện hiện nay được tính như xe đạp thông thường, nên về lâu dài, người
dùng sẽ “bỏ túi” được một khoản không nhỏ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×