Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Việt bắc phân tích đoạn thơ đầu bài thơ việt bắc của tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.06 KB, 3 trang )

Yêu Văn Học !!!
Đề: Phân tích đoạn thơ đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
I. Mở bài:
1. Giới thiệu tác giả:
Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, là lá cờ đầu trong của nền thơ cách mạng Việt
Nam. Ở mỗi bước ngoặt trong đời sống cách mạng của dân tộc, hồn thơ Tố Hưu thường
rung động nhạy bén và dạt dào cảm hứng, kết tinh trong những bài thơ đặc sắc, nhận
được sự đồng cảm và hưởng ứng rộng rãi của đông đảo công chúng.
2. Giới thiệu tác phẩm:
Việt Bắc là một trong những đỉnh cao của thơ ca Tố Hữu, bài thơ không chỉ là khúc hát
ân tình quân dân Việt Bắc mà còn được ví như bản tổng kết bằng thơ cho chặng đường
mười lăm năm kháng chiến chống Pháp gian khó mà vẻ vang tột bậc.
3. Giới thiệu đoạn trích:
Đoạn thơ mở đầu cho bài thơ Việt Bắc bằng những dòng tha thiết, đong đầy tình cảm
cách mạng lớn lao, đó chính là tình cảm gắn bó sâu nặng giữa chiến sĩ và người dân chiến
khu.
II. Thân bài:
1. Tổng:
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, mở ra một trang cho
lịch sử dân tộc. Tháng 10-1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến
khu về Hà Nội sau mười lăm năm gắn bó cùng đất và người nơi đây. Trong không khí
lịch sử và tâm trạng khi chia tay ấy, Tố Hữu đã sáng tác nên bài thơ Việt Bắc.
Đoạn tám câu đầu tái hiện khung cảnh chia tay và tâm trạng của người đi – kẻ ở. Từ một
sự kiện chính trị, tác giả đã sử dụng một cách tài tình 2 đại từ “mình – ta” trong lối đối
đáp giao duyên, tưởng tượng thành cuộc chia tay có người ở người về để nói lên tình cảm
của mình với chiến khu Việt Bắc.
2. Phân:


* Bốn câu đầu thể hiện tâm trạng người ở lại, lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm một thời đã
qua, về không gian, cội nguồn nghĩa tình.
1


Yêu Văn Học !!!
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
- Câu hỏi tu từ “mình về mình có nhớ ta”, “mình về mình có nhớ không” vang lên da diết,
như những lời nhắn nhủ dạt dào tình cảm mến thương của người dân Việt Bắc gửi gắm
các chiến sĩ cách mạng trong phút chia tay.
- Cách sử dụng đại từ “mình – ta”: “Mình” chỉ người cán bộ về xuôi, “ta” là những người
dân Việt Bắc. Nghĩa tình quân dân dạt dào nồng thắm được tô đậm qua cách sử dụng lối
hát giao duyên ngọt ngào, đậm chất dân ca với đại từ “mình – ta” : “Mình về ta chẳng cho
về/ Ta nắm vạt áo ta đề bài thơ.”
- “Mười lăm năm”: gợi thời gian – tưởng như rất riêng tư, đằm thắm nhưng thực chất là
thời gian kháng chiến, kể từ ngày xây dựng căn cứ ở Việt Bắc, đây là khoảng thời gian
gắn bó keo sơn, chung lưng đấu cật của quân dân Việt Bắc; kết hợp cùng “thiết tha mặn
nồng” câu thơ chất chứa tình cảm, kỉ niệm thân thương chỉ có người trong cuộc mới hiểu
rõ.
- Điệp từ “nhớ” gợi nỗi nhớ triền miên, khắc sâu tâm trạng, tấm lòng nhớ thương của
người đi – kẻ ở.
- “Nhìn cây nhớ núi”, “nhìn sông nhớ nguồn”:
+gợi không gian núi rừng Tây Bắc; đây là cách diễn đạt, liên tưởng chân phương, hồn
nhiên của những người dân miền núi, gửi gắm vào đó lời nhắn nhủ người ra đi đừng bao
giờ quên Tây Bắc.
+ Ta cũng có thể hiểu câu thơ khẳng định Việt Bắc là cội nguồn cách mạng, qua đó thể
hiện lời nhắn nhủ của Tố Hữu với thế hệ con cháu về truyền thống “Uống nước nhớ

nguồn”: hãy luôn ghi nhớ gốc gác con người, hướng về cội nguồn dân tộc.
* Bốn câu thơ tiếp theo: nói lên tiếng lòng của người về xuôi bâng khuâng lưu luyến
“ – Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
- “ai” cách gọi thiết tha trìu mến, “tiếng ai” đầy tha thiết ấy chính là những lời nhắn dạt
dào tình cảm của người dân Việt Bắc
- “bên cồn” gợi ra không gian đơn sơ của buổi chia tay
- “Bâng khuâng” nghĩa là cảm xúc nhớ nhung luyến tiếc, buồn vui lẫn lộn (buồn vì xa
Việt Bắc cũng như hân hoan khi sắp trở lại thủ đô).
- “Bồn chồn” từ láy chỉ cảm xúc day dứt, hồi hộp nôn nao trong lòng bước đi cũng theo
2


Yêu Văn Học !!!
dòng cảm xúc mà ngập ngừng, bịn rịn “Bước đi một bước lâu lâu lại dừng”
Câu thơ diễn tả trực tiếp tâm trạng người đi – kẻ ở, tô đậm thêm cảm xúc bịn rịn, không
nỡ rời chân của những người sắp ra đi.
- “Áo chàm” hình ảnh hoán dụ cho con người núi rừng Việt Bắc lam lũ khó nghèo nhưng
đậm đà tình nghĩa
- “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”:
+ Cách ngắt nhịp 3/3/2 có sự thay đổi so với nhịp thơ đều đặn của thể thơ lục bát diễn tả
trọn vẹn giây phút chia tay xao xuyến, ngập ngừng sâu lắng.
+ “Cầm tay” hành động thân tình, gắn bó nói lên tình cảm đoàn kết keo sơn cùng cảm
giác lưu luyến, không nỡ rời xa giữa quân và dân Việt Bắc.
+ Không biết nói gì không phải do không có gì để nói mà vì kỉ niệm quá nhiều đến nỗi
không biết nói từ đâu cùng cảm xúc trào dâng nghẹn ngào không thốt nên lời.
+ Dấu “…” ở cuối đoạn thơ nhưng một nốt lặng trên khuôn nhạc, niềm thương nỗi nhớ
vang ra mãi, hoài vào không gian mênh mông của sóng lòng, sóng tình.

3. Tổng kết:
-Nội dung: Đoạn thơ thể hiện tình cảm cách mạng lớn lao giữa quân và dân Việt Bắc.
Đoạn thơ cũng là tiền đề để tác giả tái hiện giai đoạn gian khổ mà vẻ vang của cách mạng
ở chiến khu Việt Bắc.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát đậm đà bản sắc dân tộc, đôi chỗ cách tân, vận dụng sáng tạo làm tứ thơ
thêm sâu lắng.
+ Cách sử dụng đại từ “mình – ta” khiến ân tình cách mạng trở nên ngọt ngào, da diết
như tình cảm của những đôi lứa yêu nhau.
+ Sử dụng khéo léo các phép tu từ (câu hỏi tu từ, hoán dụ).
+ Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.

3



×