Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

KIỂM SOÁT SUY THOÁI tài NGUYÊN đất THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.47 KB, 144 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, do
tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của cá nhân,
tổ chức khác. Các số liệu, thông tin được trình bày trong luận văn có nguồn gốc
rõ ràng và tuân thủ nguyên tắc trích dẫn. Kết quả trình bày trong Luận văn là
trung thực. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản
của Luận văn.
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
PGS. TS. Vũ Thu Hạnh
Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2016
Học viên
Nguyễn Anh Hoàng Sơn
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng chân thành và sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn
tới PGS.TS. Vũ Thu Hạnh - người thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất
tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin gửi lời tri ân tới các thầy cô Khoa Pháp luật Kinh tế và các thầy cô bộ
môn Luật Môi trường đã trang bị cho tôi kiến thức nền trong suốt hai năm đào tạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Luật Hà
Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè
đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên


cứu và hoàn thành bài luận văn của mình.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
*****
BTN&MT Bộ tài nguyên và Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


Nxb. Nhà xuất bản
Tlđd Tài liệu đã dẫn
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
Tr. Trang
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số Tên bảng Trang
01 Hiện trạng sử dụng đất tính đến ngày 01/01/2014 của Tổng cục 51
quản lý đất đai
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số Tên biểu đồ Trang
01 Thống kê hoạt động của Cục Cảnh sát Môi trường (C49) từ năm
2006 – 2013
58


02 Mô hình tổ chức giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của
của Ủy ban giải quyết môi trường cấp Quốc gia
76
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Số Tên Phụ lục
01 Giới hạn tối đa hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong tầng đất
mặt
02 Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số kim loại nặng
trong đất
03 Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT
SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM

SOÁT SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT
6
1.1. Những vấn đề chung về suy thoái tài nguyên đất 6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tài nguyên đất 6
1.1.2. Khái niệm, nguyên nhân và ảnh hưởng của suy thoái tài
nguyên đất
9
1.2. Những vấn đề chung về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất 13


1.2.1. Chủ thể kiểm soát suy thoái tài nguyên đất 13
1.2.2. Đối tượng của kiểm soát suy thoái tài nguyên đất 15
1.2.3. Nguyên tắc của hoạt động kiểm soát suy thoái tài nguyên
đất
15
1.2.4. Các biện pháp kiểm soát suy thoái tài nguyên đất 17
1.3. Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất theo pháp luật 19
1.3.1. Nhận thức chung về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất theo
pháp luật
19
1.3.2. Vai trò của pháp luật đối với kiểm soát suy thoái tài nguyên
đất
20
1.3.3. Nội dung của pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên
đất
22
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất và bài
học rút ra cho Việt Nam
25
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất 25

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong kiểm soát


suy thoái tài nguyên đất
30
Kết luận chương I 32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
THI HÀNH PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT SUY THOÁI TÀI 33
NGUYÊN ĐẤT Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về kiểm soát suy thoái tài nguyên
đất
33
2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về phòng ngừa suy thoái tài
nguyên đất
34
2.1.2. Thực trạng quy định pháp luật về khắc phục hậu quả của
suy thoái tài nguyên đất
39
2.1.3. Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lí đối
với các hành vi vi phạm pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên
đất
43
2.1.4. Thực trạng quy định pháp luật về hệ thống các cơ quan
Nhà nước kiểm soát suy thoái tài nguyên đất
47


2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên
đất ở Việt Nam
50

2.2.1. Những kết quả đạt được 50
2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân 59
Kết luận chương II 63
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở
VIỆT NAM 64
3.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kiểm soát suy thoái tài nguyên đất
ở Việt Nam và định hướng hoàn thiện
64
3.1.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kiểm soát suy thoái tài
nguyên đất ở Việt Nam hiện nay
64
3.1.2. Định hướng hoàn thiện của Đảng và Nhà nước trong kiểm
soát suy thoái tài nguyên đất
65
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát suy thoái tài nguyên
đất ở Việt Nam
67


3.2.1. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kiểm soát
suy thoái tài nguyên đất
67
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về kiểm
soát suy thoái tài nguyên đất
78
Kết luận chương III 87
KẾT LUẬN 88
Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ
89

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổng diện tích đất tự nhiên trên thế giới là 14,8× 10 9 (148 triệu km 2 ), trong
đó đất tốt thích hợp cho sản xuất nông nghiệp (đất phù sa, đất rừng nâu, đất đen)
chiếm 12,6%, còn lại là đất xấu (như tuyết, băng hà, đất hoang mạc, đất núi, đất
đài nguyên) chiếm đến 40,5%. Toàn bộ đất đai có thể khai khẩn dễ dàng cho
nhiều mục đích khác nhau hầu như đã được sử dụng hết và chiếm hơn 50% diện
tích đất nổi. Hiện tại, tài nguyên đất hiện bị suy giảm do áp lực tăng dân số
(200.000 người/ngày), giảm diện tích đất trồng để xây nhà (đô thị hóa), làm đường
cao tốc và nhà máy công nghiệp (tại Mỹ khoảng 2 triệu acre đất trồng được dùng
để phát triển đô thị, 1 triệu acre bị ngập nước), đất bị xói mòn do gió và nước.
Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm


trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hóa, chua hóa, mặn hóa, ô
nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Mỗi năm, trên thế giới xói mòn
chiếm 15% nguyên nhân thoái hóa đất, trong đó nước chiếm 55,7% vai trò, gió
chiếm 28% vai trò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai
trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi
xói mòn hằng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn. Bên cạnh đó, quá trình hoang mạc hóa
cũng diễn ra ngày càng trầm trọng. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong
vùng khô hạn và hằng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc, mất khả năng
canh tác do những hoạt động của con người.
Nguy cơ xảy ra suy thoái tài nguyên đất đã và đang diễn biến nghiêm trọng.
Môi trường đất phải đối mặt với sự ô nhiễm và thoái hóa trầm trọng. Mặc dù có
nhiều giải pháp được tiến hành nhưng hiệu quả thực sự không cao, pháp luật
Việt Nam quy định các vấn đề liên quan đến kiểm soát suy thoái tài nguyên đất
còn nhiều hạn chế và thiếu sót.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu vấn đề kiểm soát suy thoái tài nguyên
đất theo pháp luật Việt Nam nhằm làm sáng tỏ cơ sở lí luận, đánh giá thực trạng

pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam về kiểm soát suy thoái tài
nguyên đất, chỉ ra những bất cập, hạn chế để từ đó đề xuất những giải pháp hoàn
Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ
89
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về kiểm soát suy thoái tài


nguyên đất là một đòi hỏi cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Kiểm soát suy thoái tài nguyên đẩt đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm,
đặc biệt khi dân số ngày càng tăng cao thì nhu cầu về đất cũng tăng lên. Vì vậy, có
một số đề tài và công trình nghiên cứu được công bố liên quan đến lĩnh vực này.
Một số đề tài nghiên cứu nổi bật như: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
của việc đánh giá tiềm năng đất đai nhằm góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ
nguồn tài nguyên đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”
của Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, do TS. Bùi Văn Sỹ làm Chủ nhiệm;
"Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng quy định kỹ thuật về điều tra,
đánh giá chất lượng đất phục vụ quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên đất" của
Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, do KS. Phạm Đức Minh làm Chủ nhiệm,…
Nhìn chung, những đề tài trong nước nêu trên đã nghiên cứu về các hoạt
động liên quan đến tài nguyên đất, tuy không đề cập trực tiếp đến kiểm soát suy
thoái tài nguyên đất nhưng ít nhiều có liên quan và làm cơ sở cho kiểm soát suy
thoái tài nguyên đất.
Tóm lại, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện
ở cấp độ thạc sĩ về những vấn đề lí luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi
hành pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất để đưa ra những giải pháp
hoàn thiện và nâng cao vấn đề này. Đề tài: “Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất
theo pháp luật Việt Nam” về cơ bản là đề tài mới trong lĩnh vực khoa học pháp
lý.



3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những khái niệm về suy thoái tài
nguyên đất, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất; những vấn đề lí luận về kiểm
soát suy thoái tài nguyên đất bằng pháp luật; các quy định của pháp luật Việt
Nam về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất và thực tiễn thi hành những quy
định này hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ
89
Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học khác nhau như khoa học quản lí môi trường, kinh tế môi trường
đất, xã hội học môi trường đất,… Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất thuộc đối
tượng điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như pháp luật quốc tế,
các điều ước quốc tế có liên quan và hệ thống pháp luật quốc gia. Dưới góc độ
pháp lí, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiều
ngành luật như: Dân sự, Kinh tế, Hành chính,… Mỗi ngành luật lại nghiên cứu
vấn đề dưới các nội dung khác nhau.
Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề kiểm soát suy
thoái tài nguyên đất theo các quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời có
tham khảo một số quy định pháp luật của các quốc gia khác về vấn đề này. Tuy


nhiên, luận văn nghiên cứu xem xét các vấn đề nêu trên dưới góc độ pháp luật
kinh tế. Điều này có nghĩa là trên cơ sở tiếp cận toàn diện các nội dung liên quan
đến kiểm soát suy thoái tài nguyên đất dưới các góc độ khác nhau, luận văn nhấn
mạnh đến cách tiếp cận của pháp luật kinh tế được thể hiện qua các chế định
pháp lí, các công cụ, phương tiện, các cách tiếp cận việc kiểm soát suy thoái tài
nguyên đất mang nội dung kinh tế, phản ánh các yêu cầu, quy luật kinh tế.

Trong khoa học pháp lí hiện đại, Luật môi trường là lĩnh vực tương đối
phức tạp xét từ đối tượng điều chỉnh của chúng. Theo đó, luận văn “Kiểm soát
suy thoái tài nguyên đất theo pháp luật Việt Nam” được thực hiện trong phạm vi
chuyên ngành Luật kinh tế, lấy khía cạnh pháp luật kinh tế làm trung tâm. Đây
cũng là cách tiếp cận phù hợp với hướng nghiên cứu của các ngành khoa học
liên quan đến môi trường nói chung như khoa học quản lí môi trường, kinh tế
học môi trường, xã hội học môi trường…
4. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
Một là, làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về kiểm soát suy thoái tài nguyên
đất và pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất;
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn
thi hành pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam;
Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ
89


Ba là, chỉ ra những thiếu sót hoặc hạn chế trong kiểm soát suy thoái tài
nguyên đất, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành
kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện các mục tiêu trên, luận văn đề ra nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Làm rõ sự cần thiết của kiểm soát suy thoái tài nguyên đất, nghiên cứu lí
luận về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất và pháp luật về kiểm soát suy thoái tài
nguyên đất;
Tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống các quy định của pháp luật Việt
Nam về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất;
Nhận thức được tình hình thực tiễn thi hành pháp luật kiểm soát suy thoái
tài nguyên đất ở Việt Nam và chỉ ra những hạn chế, bất cập còn tồn tại;

Luận giải về phương hướng và đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đặt ra một số câu hỏi khi nghiên cứu
Luận văn, bao gồm:
Một là, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là gì? Tại sao cần phải có sự điều
chỉnh của pháp luật về vấn đề này?
Hai là, pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất được xây dựng trên
cơ sở và có những nội dung cơ bản nào? Thực trạng quy định của pháp luật Việt


Nam có phù hợp với những cơ sở và nội dung đó hay không?
Ba là, việc thi hành pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt
Nam như thế nào? Còn tồn tại những vướng mắc, khó khăn nào?
Bốn là, các quốc gia khác thực hiện kiểm soát suy thoái tài nguyên đất như
thế nào? Những kinh nghiệm đó có thể áp dụng ở Việt Nam để nâng cao hiệu
quả kiểm soát suy thoái tài nguyên đất hay không?
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác– Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền.
Các phương pháp nghiên cứu: phân tích, thống kê, đối chiếu, lịch sử, chứng
minh, tổng hợp, quy nạp. Trong đó, phân tích, thống kê, so sánh và chứng minh
Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ
89
được xác định là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn. Cụ thể
như sau:
- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của luận
văn để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
- Phương pháp thống kê được sử dụng ở cả ba chương để tập hợp, xử lí các
tài liệu, số liệu,… phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận điểm ở
chương I, các nhận định về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật
về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam tại chương II và các yêu cầu,


đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam
tại chương III của luận văn.
- Phương pháp tổng hợp, quy nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra
những kết luận của từng chương và kết luận chung của luận văn.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và các phụ lục. Nội dung được bố cục thành ba chương. Tên của các
chương cụ thể như sau:
Chương I: Những vấn đề lí luận về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất,
pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất
Chương II: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm
soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam
Chương III: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát suy
thoái tài nguyên đất ở Việt Nam
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
KIỂM SOÁT SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT, PHÁP LUẬT
VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT
1.1. Những vấn đề chung về suy thoái tài nguyên đất
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tài nguyên đất
 Khái niệm tài nguyên đất
Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ


89
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình

thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu
cầu trong cuộc sống. Con người khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất
hàng hóa phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, trữ
lượng, chất lượng mà phân ra làm nhiều loại tài nguyên. Trong đó, phải kể đến
một tài nguyên rất quan trọng trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động sản
xuất của con người - đó là tài nguyên đất.
Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về đất, trong đó định nghĩa về đất
được thừa nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của nhà thổ nhưỡng học người Nga
Đacutraep (1879): “Đất là vật thể thiên nhiên được hình thành qua một thời gian
dài do kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu,
địa hình và thời gian”. Đây là định nghĩa đầu tiên và cũng là định nghĩa phản
ánh xác thực nguồn gốc hình thành đất1. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, đất là
phần chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt trái đất, gồm các hạt rời, ít gắn
kết với nhau và có thể trồng trọt được. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi
với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản
xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có
đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành
sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay.
Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ
một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Luật Đất


đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi:“Đất đai là
tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều
thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn
đất đai như ngày nay!”
 Đặc điểm của tài nguyên đất
Ðất là vật thể tự nhiên được hình thành lâu đời từ khi có sự sống xuất hiện

trên Trái đất, là kết quả của một quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố gồm:
1 TS. Đỗ Thị Lan, TS. Đỗ Anh Tài (đồng tác giả, 2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất,
Trường Đại học
Nông Lâm- Đại học Thái Nguyên, Nxb. Nông nghiệp, tr.5
Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ
89
mẫu thạch, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Sau này nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng, cần bổ sung thêm vào một yếu tố khác nữa đó là con người; chính
con người khi tác động vào đất làm thay đổi khá nhiều tính chất vật lý, hóa học
và sinh học của đất tự nhiên và từ đó đã hình thành nên những loại đất mới
không thể tìm thấy được trong tự nhiên.
Thứ nhất, đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được, tính cố
định vị trí quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi
phối của các yếu tố môi trường nơi có đất2. Mặt khác, đất đai không giống các


hàng hóa khác có thể sản sinh qua quá trình sản xuất. Do đó, đất đai là có hạn.
Tuy nhiên, giá trị của đất đai ở các vị trí khác nhau lại không giống nhau. Đất
đai là một tài sản không hao mòn theo thời gian và giá trị đất đai luôn có xu
hướng tăng lên theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế, với tác động của con
người cùng với một số yếu tố tự nhiên, đất đai đang dần bị hao mòn về cả mặt
chất lượng và số lượng3.
Thứ hai, đất đai có tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng
đất đai và phù hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai sử dụng vào mục đích
nông nghiệp thì tính đa dạng phong phú của đất đai do khả năng thích nghi cuả
các loại cây, con quyết định và đất tốt hay xấu xét trong từng loại đất để làm gì,
đất tốt cho mục đích này nhưng lại không tốt cho mục đích khác. Từ những cách
phân loại khác nhau, đất đai cũng được phân chia thành nhiều loại riêng biệt.
Thứ ba, đất đai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con
người. Con người tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho

các nhu cầu của cuộc sống. Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và làm
thay đổi tính chất của đất đai; có thể chuyển đất hoang thành đất sử dụng được
hoặc là chuyển mục đích sử dụng đất. Tất cả những tác động đó của con người
biến đất đai từ một sản phẩm của tự nhiên thành sản phẩm của lao động. Trong
nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiều, quyền sử
dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường
đất đai. Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá và là hàng hoá đặc biệt.


2 TS. Lương Văn Hinh, TS. Nguyễn Ngọc Nông, ThS. Nguyễn Đình Thi; Chủ biên: TS.
Lương Văn Hinh
(2002), Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất đai, Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Thái
Nguyên, Nxb.
Nông nghiệp Hà Nội.
3 Theo Thư viện Học liệu mở Việt Nam truy cập ngày 15/07/2016, va-dacdiem-cua- dat-dai/8af8e894.
Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ
89
Thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến động
của thị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư.
 Vai trò của tài nguyên đất
Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và tài nguyên đất
ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất trở thành nguồn của cải vô tận của con
người, con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống mình. Đất đai là
một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu có của một quốc gia.
Đồng thời, đất đai còn là sự bảo hiểm của cuộc sống, bảo hiểm về tài chính, như
là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các
mục đích tiêu dùng4.
Như vậy, tài nguyên đất có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người
cũng như tự nhiên, cụ thể:
Thứ nhất, đất là một bộ phận quan trọng của môi trường. Đất đai là cơ sở



của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi
trường sống cho sinh vật và đến di truyền để bảo tồn cho thực vật, động vật và
các cơ thể sống cả trên đất và dưới mặt nước.
Thứ hai, đất là nền tảng không gian để phân bố dân cư và các hoạt động kinh tế
- xã hội. Vai trò của đất đai càng lớn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu về nơi cư
trú cũng như sản xuất ngày càng tăng.
Thứ ba, đất là đối tượng sản xuất, tư liệu sản xuất không thể thay thế trong
nông nghiệp, lâm nghiệp. Con người sử dụng tài nguyên đất để khai thác và sử
dụng tạo nên của cải vật chất. Đặc biệt ở các quốc gia nông nghiệp, vai trò của
đất càng trở nên quan trọng.
Thứ tư, là chỗ dựa cho tất cả các hệ sinh thái. Đất giữ vai trò tích cực trong
việc phát tán nòi giống của các sinh vật, đất còn là môi trường sống của nhiều
loài sinh vật. Bên cạnh đó, đất giữ mối quan hệ mật thiết với các hệ sinh thái
khác như rừng, nước,… Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm
xanh, hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất – sự phản xạ, hấp thụ và
chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và của tuần hoàn khí quyển địa cầu.
4 TS. Đỗ Thị Lan, TS. Đỗ Anh Tài (đồng tác giả, 2007), tlđd chú thích 1, tr.6.
Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ
89
Thứ năm, tài nguyên đất có vai trò đảm bảo an ninh lương thực. Môi trường
sống của thực phẩm hầu hết là đất đai, cho nên việc khai thác tài nguyên đất
cũng đồng nghĩa với việc tạo ra lương thực cho dân cư.


1.1.2. Khái niệm, nguyên nhân và ảnh hưởng của suy thoái tài nguyên đất
 Khái niệm suy thoái tài nguyên đất
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 quy định: “Suy thoái môi
trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường,

gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.”5
Từ khái niệm trên có thể định nghĩa, suy thoái tài nguyên đất là tình trạng đất
mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu do những nguyên nhân tác động
nhất định theo thời gian. Suy thoái tài nguyên đất bao gồm hai dạng là ô nhiễm
môi trường đất và thoái hóa đất. Trong đó, ô nhiễm môi trường đất là tất cả các
hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất (nồng độ các chất độc hại tăng lên quá
mức an toàn) bởi các chất gây ô nhiễm. Còn thoái hóa đất là các hiện tượng làm
suy giảm cả về số lượng và chất lượng của tài nguyên đất. Các loại hình thoái hóa
đất bao gồm xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì thấp và mất cân bằng dinh dưỡng,
chua hóa, mặn hóa, khô hạn và sa mạc hóa, ngập úng, thoái hóa hữu cơ,…
Có thể thấy, suy thoái tài nguyên đất được nhận diện ở hai trạng thái: ô
nhiễm đất và thoái hóa đất, khác với một số yếu tố môi trường khác. Ví dụ như
không khí, suy thoái không khí thường được hiểu là ô nhiễm không khí. Ô
nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ trong không khí hay là sự biến
đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
con người, sinh vật và các hệ sinh thái khác6. Chất gây ô nhiễm môi trường
không khí là những chất mà sự có mặt của nó trong không khí gây ra những


ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sự sinh trưởng và phát triển của động
thực vật,… Còn với tài nguyên rừng, suy thoái rừng được hiểu là việc suy
giảm, thoái hóa về chất lượng cũng như số lượng rừng, trong đó bao gồm: suy
giảm diện tích che phủ của rừng; suy giảm sinh khối và chất lượng của rừng;
5 Khoản 9 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014
6 Văn Hữu Tập (2016), Tình hình ô nhiễm không khí, khongkhi/, Môi trường Việt Nam, truy cập ngày 16/07/2016.
Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ
89
suy giảm các chức năng của rừng; suy giảm nguồn gen, thành phần loài, số
lượng và chất lượng các hệ sinh thái.
 Nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất

Dựa theo cách phân loại, nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên đất bao
gồm nhiều yếu tố khác nhau. Trong phạm vi bài luận văn này, nguyên nhân suy
thoái tài nguyên đất được phân loại dựa trên tác động của con người. Như vậy,
nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất sẽ bao gồm: Nguyên nhân từ tự nhiên và
nguyên nhân do con người.
Thứ nhất, nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất từ tự nhiên.
Sự phân bố về đồi núi, sông ngòi ở từng quốc gia có ảnh hưởng lớn đến tài
nguyên đất. Ở vùng nhiệt đới và xích đạo, sự thành lập tầng đất mặt mới ước
lượng khoảng 2,5 cm trong 500 năm, trong khi đó sự xói mòn trên đất canh tác


có tỉ lệ gấp 18-100 lần sự thành lập tầng đất mặt mới trong tự nhiên. Sự xói mòn
của đất cũng xảy ra ở đất rừng nhưng ít nghiêm trọng hơn như ở đất canh tác
nông nghiệp, mặc dù vậy nhưng việc quản lý, bảo vệ để chống lại sự xói mòn đất
rừng cũng là điều hết sức được quan tâm vì tỉ lệ tái tạo lại đất rừng thấp hơn 2-3
lần đất canh tác. Hiện trạng thế giới ngày nay, sự xói mòn đất mặt của đất canh
tác có tốc độ lớn hơn sự đổi mới thành lập tầng đất mặt, phần lớn tầng đất mặt bị
rửa trôi được đưa vào sông hồ, đại dương; người ta ước tính trên thế giới có
khoảng 7% lớp đất mặt của đất canh tác bị rửa trôi trong một chu kỳ là 10 năm.
Bên cạnh đó, khí hậu, độ ẩm, lượng mưa cũng tác động tới chất lượng của
tài nguyên đất. Mặt khác do một số nguyên nhân khác như hàm lượng chất hữu
cơ trong đất thấp do khoáng hóa mạnh và xói mòn, hàm lượng chất dinh dưỡng
kém do bị rửa trôi, tầng đất mỏng do bị xói mòn hoặc cấu trúc đất bị phá vỡ…
Ngoài ra, tác động từ các nguồn tài nguyên khác cũng gây ra suy thoái tài
nguyên đất. Sự vận động không tốt của tài nguyên nước gây lũ lụt, ngập úng, sự
phân bố không đều của dòng chảy trên đất làm cho đất bị rửa trôi, bào mòn, thoái
hóa biến chất hay bạc màu,… Mất rừng gây ra lũ lụt, hạn hán tài nguyên nước ngầm
suy giảm, mương xói, khe rãnh phát triển mạnh, cân bằng sinh thái bị phá hoại dẫn
đến xói mòn đất, đe dọa nghiêm trọng vùng đất dốc khi canh tác nông nghiệp.
Thứ hai, nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất từ con người.

Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ
89
Có thể nói, suy thoái tài nguyên đất có nguyên nhân chủ yếu từ con người


bởi con người là chủ thể trực tiếp khai thác, sử dụng nguồn lợi thiên nhiên này.
Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều
và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp.
Con người tăng cường sử dụng hóa chất như bón phân vô cơ, thuốc diệt cỏ,
thuốc trừ sâu. Trên thực tế, con người đã phải sử dụng lượng phân bón tăng gấp
9 lần, thủy lợi tăng gấp 3 lần trong các thập niên từ 1950 - 1987, điều này tạm
thời đã che dấu được sự suy thoái đất. Tuy nhiên, trên thực tế phân bón không đủ
chất để làm phục hồi lại độ phì nhiêu của đất như đất tự nhiên được vì có những
chất không thể tổng hợp được bằng phương pháp hóa học, điều này chứng tỏ
nguồn tài nguyên này càng cạn kiệt hơn.
Con người sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo
nguồn lợi cho thu hoạch. Trong hoạt động nông nghiệp, không có biện pháp bồi
dưỡng, bảo vệ đất như bón phân hữu cơ, trồng xen hoặc luân canh các loài cây
phân xanh, cây họ đậu, trồng độc canh. Vì vậy, cho dù đất phù sa phì nhiêu màu
mỡ, sau một thời gian canh tác độc canh sẽ dẫn đến đất bị thoái hóa theo con
đường bạc màu hóa hoặc bạc điền hóa (đất chua, mất phần tử cơ giới limon và
sét trên tầng mặt, mất chất hữu cơ, mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng),
làm giảm khả năng sản xuất, năng suất cây trồng thấp và bấp bênh.
Đồng thời, việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao
thông làm cho đất bị ô nhiễm. Tài nguyên đất không chỉ phải chịu lượng nước thải
sinh hoạt, mà còn phải gánh chịu chất thải công nghiệp từ nhiều nhà máy, công ty.


Trong nhiều trường hợp, tài nguyên đất vượt ngưỡng nhiễm chất độc kim loại.
 Ảnh hưởng của suy thoái tài nguyên đất

Với những nguyên nhân trên, suy thoái tài nguyên đất đã và đang diễn ra
ngày càng nhanh và phức tạp. Suy thoái tài nguyên đất đã gây ra nhiều ảnh
hưởng đến những vấn đề khác.
Thứ nhất, suy thoái tài nguyên đất ảnh hưởng tới các thành phần môi trường.
Đối với tài nguyên nước, sự ô nhiễm tài nguyên đất ảnh hưởng trực tiếp tới
chất lượng tài nguyên nước. Đặc biệt là vấn đề nước ngầm, nguồn nước chủ yếu
cung cấp nước sạch cho con người.
Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ
89
Đối với tài nguyên rừng, có thể nói sự suy thoái tài nguyên rừng là một
trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới suy thoái tài nguyên đất nhưng mối
quan hệ này là quan hệ hai chiều, qua lại lẫn nhau. Bởi lẽ, khi tài nguyên đất bị
suy thoái thì thảm thực vật bị ảnh hưởng xấu, dẫn đến sự phát triển của rừng
cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Đối với tài nguyên sinh vật, diện tích đất suy giảm làm suy giảm tính đa
dạng sinh học; số lượng loài động, thực vật bị tuyệt chủng ngày càng tăng. Đồng
thời, thực phẩm, lương thực cũng bị ảnh hưởng.
Thứ hai, suy thoái tài nguyên đất ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội.
Suy thoái tài nguyên đất đồng nghĩa với việc mất đất, mất đi diện tích hoặc giảm
sút chất lượng của lượng đất đó. Như vậy, giá trị kinh tế của tài nguyên đất bị


giảm sút và hạn chế các hoạt động sử dụng, khai thác tài nguyên này. Việc thoái
hóa đất, hoang mạc hóa đất sẽ dẫn đến các thiên tai như hạn hán, lũ lụt ảnh
hưởng đến đời sống xã hội. Suy thoái tài nguyên đất gây ra đói kém, dịch bệnh.
Đối với nhiều quốc gia đang phát triển, sản phẩm nông nghiệp là nguồn thu
chính, thì việc tài nguyên đất bị suy thoái ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế. Đồng
thời, khi tài nguyên đất bị suy giảm, an ninh lương thực không được đảm bảo,
dẫn tới nạn đói ở nhiều quốc gia.
Thứ ba, suy thoái tài nguyên đất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Đất bị ô nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua việc tiếp
xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm
đất. Từ đó, gây ra những tổn thương cho gan, thận và hệ thống thần kinh trung
ương. Ảnh hưởng đến sức khỏe như nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, kích ứng mắt
và phát ban da. Ngoài ra, thực vật trồng trên đất ô nhiễm sẽ bị nhiễm bệnh, con
người ăn vào cũng sẽ nhiễm bệnh.
1.2. Những vấn đề chung về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, kiểm soát là kiểm tra, xem xét nhằm ngăn ngừa
những sai phạm của các quy định. Hiểu một cách chung nhất, đây là thuật ngữ
dùng để chỉ hoạt động của các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ, quyền hạn dể
xem xét, đánh giá, xử lí đối với hành vi trong quá trình thực hiện các quy định của
pháp luật. Kiểm soát nhằm giám sát và đánh giá quá trình thực hiện công việc
được giao để hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra. Đây là cách để các cá nhân,


×