Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Pháp luật hiện hành về vận tải hàng hóa bằng đường biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.03 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ ANH THƠ
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Yến

HÀ NỘI – NĂM 2017


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 . KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
VÀ PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 5
1.1. Khái quát về vận tải hàng hoá bằng đường biển 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vận tải hàng hóa bằng đường biển 5
1.1.2. Vai trò của vận tải hàng hóa bằng đường biển đối với nền kinh tế 7
1.1.3. Một số phương thức vận tải hàng hóa bằng đường biển 9
1.1.4. Vận đơn đường biển 13
1.1.5. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 20
1.1.6. Vận tải đa phương thức 24
1.2. Khái quát pháp luật về vận tải hàng hoá bằng đường biển 25
1.2.1. Khái niệm pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường biển 25


1.2.2. Nội dung pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường biển 27
1.2.3. Nguồn luật điều chỉnh vận tải hàng hóa bằng đường biển 29
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM 38
2.1. Thực trạng pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 38
2.1.1. Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 40
2.1.2. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển 41
2.1.3. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chuyến 45
2.1.4. Hợp đồng vận tải đa phương thức 49
2.2. Thực trạng pháp luật về vận đơn đường biển 49
2.3. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của người vận chuyển 55


2.3.1. Chế độ trách nhiệm 56
2.3.2. Cơ sở trách nhiệm của người vận chuyển 57
2.3.3. Thời hạn trách nhiệm của người vận chuyển 62
Nguyễn Thị Anh Thơ Luận văn thạc sĩ
2.3.4. Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển 64
2.3.5. Trách nhiệm của người vận chuyển trong một số tình huống đặc biệt 67
2.4. Thực trạng pháp luật về tranh chấp, khiếu nại 68
2.4.1. Thông báo tổn thất 68
2.4.2. Khiếu nại, khởi kiện 69
Chương 3 . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 74
3.1. Yêu cầu và định hướng hoàn thiện pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường biển 74
3.1.1. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường
biển 76
3.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường biển 79
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường biển 82
3.2.1. Bổ sung, hoàn thiện một số nội dung của Bộ luật hàng hải năm 2015 82

3.2.2. Nghiên cứu để gia nhập các Công ước quốc tế về vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển và ký kết các Hiệp định song phương, đa phương 83
3.2.3. Tăng cường nâng cao kiến thức pháp lý của khối doanh nghiệp Việt
Nam về pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường biển 85
3.2.4. Nâng cao năng lực của các thẩm phán, trọng tài viên Việt Nam trong xét xử tranh
chấp hàng hải nói chung và trong hợp đồng vận chuyển hànghóa bằng tàu biển nói riêng 87
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các
ngành kinh tế khác phát triển theo. Vận tải liên kết các nền kinh tế, rút ngắn
khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giá thành sản phẩm, thúc
đẩy thương mại phát triển, làm lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng.
Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa là
một xu hướng tất yếu và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nền kinh tế
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, trong đó ngành vận tải hàng hải
được xem như ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình hội nhập và phát triển.
Lĩnh vực này đã và đang được nước ta chú trọng phát triển cả chiều rộng lẫn
chiều sâu. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước đã đặt
ngành vận tải hàng hải đứng trước những thách thức thật sự cam go.
Việt Nam với những lợi thế lớn để phát triển hình thức vận tải biển như vị
trí địa lý có bờ biển trải dài hơn 3.200 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, nằm ở vị trí
mặt tiền của Đông Nam Á, có nhiều hệ thống sông lớn, có nhiều cửa biển sâu và
rộng thích hợp cho việc xây dựng hệ thống cảng biển. Từ khi Việt Nam thực
hiện chính sách mở cửa, ngành vận tải biển Việt Nam đã phát triển nhanh chóng,
thị trường vận tải biển Việt Nam mở rộng theo nhịp độ chung của xu thế thương
mại khu vực và toàn cầu. Trong những năm gần đây ngành vận tải biển của Việt

Nam không ngừng phát triển và vươn xa, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển
của nền kinh tế đất nước.
Về phương diện quốc gia, quan hệ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, nhu cầu phát triển


kinh tế của mỗi quốc gia. Về phương diện quốc tế, quan hệ chuyên chở được
thiết lập nhằm thỏa mãn nhu cầu di chuyển hàng hóa của thương nhân nước này
cho nước khác đồng thời đáp ứng nhu cầu thu tiền cước của người vận chuyển.
Nếu các quan hệ vận tải đường biển quốc gia, quốc tế không được điều chỉnh
bằng pháp luật thì những vướng mắc, tranh chấp phát sinh từ các quan hệ đó
phải giải quyết trong thời gian dài hoặc không thể giải quyết được cho nên ảnh
hưởng tiêu cực tới sự phát triển quan hệ thương mại quốc gia, quốc tế trong quá
trình hội nhập, tự do hóa thương mại.
Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư phát triển đội tàu biển, nâng cao năng lực
vận chuyển, mở rộng thị trường, đẩy mạnh buôn bán xuất nhập khẩu, đồng thời,
nước ta cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường
biển phù hợp với các quy định, tập quán pháp luật quốc tế tạo cơ sở pháp lý cho
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật hiện hành về vận
tải hàng hóa bằng đường biển” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ vai trò quan trọng của ngành vận tải biển mà đến nay vấn đề
này đã nhận được không ít sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học và đã
được đề cập đến trong nhiều giáo trình và sách chuyên khảo của các trường đại
học kinh tế, giao thông vận tải trong nước, có thể kể đến đó là Giáo trình vận tải
và giao nhận trong ngoại thương của trường Đại học Ngoại thương do tiến sĩ
Nguyễn Hồng Đàm chủ biên xuất bản năm 2003, Giáo trình vận tải và bảo hiểm
trong ngoại thương của trường Đại học Ngoại thương do tiến sĩ Trịnh Thị Thu
Hương chủ biên năm 2011.



Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào, kể cả giáo
trình giảng dạy ở các trường đại học luật trong nước, nghiên cứu về những vấn
đề lý luận cơ bản của pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường biển, cũng như
chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, bao quát về
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vận tải hàng hóa bằng đường biển. Các công
trình khoa học của các nhà luật học trong nước hiện nay mới chỉ dừng ở việc
nghiên cứu các nội dung riêng lẻ của pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường
biển như luận văn thạc sĩ của tác giả Trương Thị Thúy Nga với đề tài Hợp đồng
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam năm 2009, luận
văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hữu Nam với đề tài Pháp luật về hợp đồng vận
chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam năm 2014, luận văn thạc
sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng với đề tài Trách nhiệm của người vận
chuyển trong hợp đồng vận tải đa phương thức năm 2008 có đề cập đến vận tải
đa phương thức trong đó có một phương thức là vận tải đường biển. Do đó đây
sẽ là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên nghiên cứu tổng quát và toàn diện
pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường biển.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
- Một số vấn đề lý luận về hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển và
pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường biển.
- Hệ thống văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về vận tải hàng hóa
bằng đường biển.
* Phạm vi nghiên cứu


Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về vận tải hàng
hóa bằng đường biển và pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường biển như khái

niệm, đặc trưng của vận tải hàng hóa bằng đường biển, các phương thức vận tải
hàng hóa bằng đường biển, khái niệm, nội dung cơ bản của pháp luật về vận tải
hàng hóa bằng đường biển. Mặt khác, luận văn cũng nghiên cứu thực trạng pháp
luật về vận tải hàng hóa bằng đường biển tập trung vào các quy định của Bộ luật
Hàng hải Việt Nam năm 2015. Qua đó, luận văn đưa ra các đánh giá, quan điểm,
phương hướng hoàn thiện pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường biển.
4. Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu của luận văn
Bên cạnh việc khái quát những vấn đề lý luận của hoạt động vận tải hàng
hóa bằng đường biển, luận văn đồng thời cũng tiến hành nghiên cứu những chế
định pháp luật cơ bản về vận tải hàng hóa bằng đường biển theo quy định của
pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Trên cơ sở phân tích, so sánh để rút ra
ưu điểm và hạn chế của những chế định pháp luật, hướng tới việc đưa ra một số
ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về vấn đề này.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh nội dung vận tải
hàng hóa bằng đường biển;
- Nghiên cứu, so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy
định của pháp luật quốc tế về vận tải hàng hóa bằng đường biển;
- Đóng góp một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định
pháp luật điều chỉnh hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật
Việt Nam.


5. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời dựa trên nghiên cứu từ
thực tiễn vận tải hàng hóa bằng đường biển. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng
phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đối chiếu để làm rõ những quy định
của pháp luật Việt Nam với các điều ước quốc tế, từ đó phân tích, đánh giá về sự

phù hợp của pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề vận tải hàng hóa bằng đường
biển. Qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm hướng tới việc hoàn thiện các quy
định pháp luật về vận tải hàng hoá bằng đường biển.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận
Luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận, góp phần
giới thiệu và làm rõ những nội dung cơ bản của pháp luật vận tải hàng hóa bằng
đường biển và tầm quan trọng của phương thức vận tải này.
Luận văn nêu ra vấn đề hiện trạng quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực
vận tải hàng hóa bằng đường biển, từ đó nêu lên những thiếu sót và bất cập trong
những quy định pháp luật về vấn đề này trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay.
Luận văn đề ra một số kiến nghị và giải pháp có căn cứ, khoa học và có
tính khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường biển
cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tế.
- Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài có giá trị tham khảo trong việc sửa đổi pháp luật
và có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo ở các cơ sở đào tạo và nghiên cứu


về luật học.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về vận tải hàng hóa bằng đường biển và pháp luật về
vận tải hàng hóa bằng đường biển.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường biển ở
Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vận tải hàng hóa
bằng đường biển.



Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ
PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Khái quát về vận tải hàng hoá bằng đường biển
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vận tải hàng hóa bằng đường biển
Sự di chuyển về không gian và thời gian của công cụ sản xuất, sản phẩm
lao động và bản thân con người là một nhu cầu tất yếu của xã hội. Trong nghĩa
rộng, vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự dịch chuyển vị trí nào của
vật phẩm và con người. Còn với ý nghĩa kinh tế (nghĩa hẹp), vận tải chỉ bao gồm
những sự di chuyển của vật phẩm và con người khi thỏa mãn đồng thời hai tính
chất: là một hoạt động sản xuất vật chất và là một hoạt động kinh tế độc lập 1 . Từ
lâu, vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay đổi vị
trí của vật phẩm và bản thân con người từ nơi này tới nơi khác. Nhờ có vận tải,
con người đã chinh phục được khoảng cách không gian và đã tạo ra khả năng sử
dụng rộng rãi giá trị sử dụng của sản phẩm lao động và thỏa mãn nhu cầu đi lại
của con người.
Trong các phương thức vận tải, vận tải biển ra đời khá sớm so với các
phương thức khác. Từ khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển tới trình độ cao, con
người đã biết tận dụng những ưu thế của đại dương để chuyên chở hàng hóa giữa
các quốc gia trên thế giới bằng các công cụ vận tải thô sơ như tàu, thuyền buồm,
tàu biển nhỏ chạy bằng động cơ hơi nước sử dụng khí đốt là than, củi… Khi
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, quan hệ buôn bán quốc tế giữa các
nước tăng lên, dung lượng hàng hóa lưu chuyển giữa các nước tăng lên và tất
yếu nhu cầu chuyên chở hàng hóa tăng lên thì phương thức vận tải biển mới phát


triển một cách nhanh chóng. Cho đến nay vận tải biển đã trở thành ngành vận tải
hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.

Vận tải biển là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ
tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn
liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu
vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tàu biển, các thiết bị xếp dỡ… để
phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hóa trên những tuyến đường biển.
Vận tải hàng hóa bằng đường biển là quá trình sử dụng tàu biển vận
chuyển đồ vật theo tuyến đường cố định hoặc không cố định từ nơi này tới nơi
khác. Theo nghĩa rộng nó là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai
thác, chuyên chở bằng tàu biển một cách có hiệu quả hàng hóa. Vận tải hàng hóa
bằng đường biển được tiến hành thông qua các doanh nghiệp, tổ chức chuyên
ngành thực hiện.
Hoạt động kinh tế càng phát triển, lưu thông hàng hóa giữa các vùng
miền, các quốc gia càng phát triển. Do đó, vai trò của logistic thực hiện chuỗi
các dịch vụ liên quan đến lưu kho, phân phối và vận tải càng trở nên quan trọng.
Vận tải là một khâu trọng yếu của dây chuyền này, chất lượng của dịch vụ
logistic phụ thuộc không nhỏ vào chất lượng dịch vụ vận tải, trong đó ngành vận
tải biển giữ một vị trí quan trọng.
Trên cơ sở khái niệm như phân tích ở trên, vận tải hàng hóa bằng đường
biển có các đặc điểm pháp lý sau:
Về tính chất, vận tải hàng hóa bằng đường biển là một hoạt động thương
mại. Đặc điểm này cho phép khẳng định, vận tải hàng hóa bằng đường biển là
nhằm mục đích sinh lời và thường do thương nhân thực hiện. Vận tải hàng hóa


bằng đường biển là một hoạt động thương mại dịch vụ, không trực tiếp tạo ra sản
phẩm. Hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển có ý nghĩa hỗ trợ cho hoạt
động mua bán hàng hóa, tạo cơ hội khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động này
thực hiện với hiệu quả cao nhất.
Về chủ thể, chủ thể của hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển là
thương nhân. Vận tải hàng hóa bằng đường biển cũng là một trong các ngành

kinh doanh có điều kiện. Pháp luật Việt Nam có những quy định, điều kiện cụ
thể đối với kinh doanh vận tải biển. Khách hàng, người có nhu cầu gửi hoặc
nhận hàng có thể là thương nhân hoặc không.
Về cách thức thực hiện, hoạt động dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường
biển được thực hiện bằng cách sử dụng tàu biển, các tuyến đường biển để dịch
chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.
Về các mối quan hệ phát sinh, hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường
biển tồn tại hai quan hệ: quan hệ giữa người thuê vận chuyển và người vận
chuyển, quan hệ giữa người vận chuyển và người nhận hàng. Các quan hệ này
phát sinh trên cơ sở hợp đồng vận chuyển và vận đơn đường biển.
1.1.2. Vai trò của vận tải hàng hóa bằng đường biển đối với nền kinh tế
Hiện nay vận tải đường biển giữ vị trí rất quan trọng trong chuyên chở
hàng hóa trên thị trường thế giới. Vận tải đường biển là ngành vận tải chủ chốt
so với các phương tiện vận tải khác trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu,
nó đảm nhận chuyên chở gần 80% tổng khối lượng hàng hóa trong buôn bán
quốc tế. Nguyên tắc “tự do đi biển” đã tạo thuận lợi cho ngành vận tải đường
biển và nhờ đó tàu thuyền mang mọi quốc tịch được tự do hoạt động trên các
tuyến thương mại quốc tế. Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển


quốc tế tăng nhanh qua các giai đoạn.
Vai trò quan trọng của vận tải đường biển đối với nền kinh tế được thể
hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, vận tải đường biển là yếu tố không tách rời thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế và vận tải nói chung, vận tải đường biển nói riêng có
mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Vận tải hàng hóa bằng đường biển
được phát triển trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hóa giữa các nước với nhau.
Ngược lại, vận tải hàng hóa bằng đường biển phát triển sẽ làm giảm giá thành
chuyên chở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế,
tự do hóa thương mại, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Với mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ giữa thương mại và vận tải mà nhiều
nước đặt tên Luật hàng hải là Luật hàng hải thương mại (Merchant Marine
Transport Law). Nhật Bản, một trong những nước có nền thương mại và vận tải
phát triển nhất thế giới còn dành hẳn một quyển trong Bộ Luật Thương mại
(quyển 4 bao gồm 7 chương, 151 điều) để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ
thương mại hàng hải. Có thể nói giao nhận vận tải là một yếu tố quan trọng có
tác dụng khuyến khích hoặc kìm hãm sự phát triển của buôn bán giữa các nước.
Thứ hai, vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.
V.Lênin nói: “Vận tải là phương tiện vật chất của mối liên hệ kinh tế với
nước ngoài” 2 . Trước đây, khi vận tải quốc tế chưa phát triển rộng khắp, sức chở
của phương tiện vận tải biển nhỏ, công cụ vận tải thô sơ đã hạn chế việc mở rộng
buôn bán giữa các quốc gia. Ngày nay, hệ thống vận tải trên thế giới đã phát
triển tạo điều kiện mở rộng các thị trường tiêu thụ nên hoạt động xuất nhập khẩu
được thông suốt. Các nước xuất khẩu có khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình ở


những nước cách xa và các nước nhập khẩu cũng có điều kiện lựa chọn thị
trường cung cấp rộng rãi hơn.
Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm một tỷ trọng khá lớn trong
giá cả hàng hóa 3 . Vận tải đường biển có đặc điểm cước phí rẻ đo đó vận tải hàng
hóa bằng đường biển sẽ góp phần giảm giá thành sản phẩm do đó làm tăng khả
năng cạnh tranh của hàng hóa đó so với hàng hóa cùng loại của các nước khác.
Điều đó kích thích tiêu dùng của khách hàng, làm cho việc tiêu thụ hàng càng
nhanh chóng, thuận lợi với số lượng hàng lớn, kích thích sản xuất và hoạt động
mua bán phát triển. Như vậy vận tải hàng hóa bằng đường biển đã đóng vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa giữa các nước khi mà thị
trường trong nước đã trở nên quá chật hẹp.
Thứ ba, vận tải hàng hóa bằng đường biển góp phần làm thay đổi cơ cấu
hàng hóa và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.
Trước đây, khi vận tải đường biển chưa phát triển, công cụ vận tải thô sơ,

sức chở của phương tiện vận tải nhỏ, giá thành vận tải cao nên đã hạn chế việc mở
rộng buôn bán nhiều mặt hàng, đặc biệt là nguyên liệu và nhiên liệu. Sự ra đời của
các công cụ vận tải chuyên dùng có trọng tải lớn, đặc biệt là sự phát triển của vận tải
đường biển, mạng lưới các tuyến đường phát triển đã cho phép hạ giá thành vận tải,
điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng mặt hàng trong buôn bán quốc tế.
Sự thay đổi cơ cấu trong buôn bán quốc tế được thể hiện rõ nét nhất là phát triển
buôn bán mặt hàng lỏng, đặc biệt là dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ. Năm 1973, nhóm
hàng lỏng chỉ chiếm 22% tổng khối lượng hàng hóa chuyên chở đường biển quốc
tế. Những năm sau đại chiến thế giới lần thứ II, tỷ trọng mặt hàng lỏng trong
chuyên chở đường biển quốc tế tăng lên đều đặn và chiếm tỷ lệ 50%. Nguyên nhân


chính của tình hình này, một mặt do phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp
dầu mỏ, mặt khác do phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải đường biển thế giới 4 .
Khi vận tải đường biển chưa phát triển, hàng hoá chỉ có thể bán cho các
nước lân cận, ở thị trường gần. Ví dụ, Việt Nam bán hàng cho các nước Trung
Quốc, Lào, Thái Lan... Ngày nay, vận tải đường biển đã phát triển, hàng hoá có
thể được buôn bán ở bất kỳ thị trường nào trên thế giới. Vì vậy, vận tải đường
biển góp phần thay đổi thị trường hàng hoá.
Thứ tư, vận tải hàng hóa bằng đường biển có tác động tích cực hoặc làm
xấu đi cán cân thanh toán.
Xuất nhập khẩu sản phẩm hàng hải là một hình thức xuất nhập khẩu vô
hình rất quan trọng. Thu ngoại tệ trong vận tải đường biển và các dịch vụ liên
quan đến vận tải đường biển là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán
quốc tế. Phát triển vận tải đường biển có tác dụng làm tăng thêm nguồn thu
ngoại tệ bằng cách hạn chế nhập khẩu sản phẩm vận tải hàng hải. Do đó, vận tải
hàng hóa bằng đường biển ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên, nếu vận tải đường biển của một nước không đáp ứng được nhu
cầu chuyên chở hàng hoá ngoại thương thì phải chi ra một lượng ngoại tệ nhất
định để nhập khẩu sản phẩm vận tải. Sự thiếu hụt trong cán cân xuất nhập khẩu

sản phẩm vận tải sẽ ảnh hưởng xấu tới cán cân thanh toán quốc tế. Trái lại, dư
thừa trong cán cân thanh toán về vận tải có thể bù đắp một phần thiếu hụt trong
cán cân mậu dịch nói riêng và trong cán cân thanh toán quốc tế nói chung.
1.1.3. Một số phương thức vận tải hàng hóa bằng đường biển
1.1.3.1. Phương thức thuê tàu chợ
Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé


qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước. Tàu chợ hoạt động trên
tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tàu định tuyến. Lịch chạy tàu
thường được các hãng tàu công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để
phục vụ khách hàng.
Tàu chợ thường được sử dụng vận chuyển những lô hàng nhỏ, cảng xếp
cảng dỡ nằm trên tuyến đường kinh doanh của tàu. Dung tích của tàu không lớn
khoảng từ 6.000 đến 12.000 GRT.
Thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là lưu cước tàu chợ, là việc chủ hàng trực
tiếp hay thông qua người môi giới liên hệ với chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu yêu cầu
dành chỗ trên tàu để chuyên chở hàng hóa từ một cảng này đến một cảng khác.
Phương thức thuê tàu chợ có đặc điểm:
14Nguyễn Thị Anh Thơ Luận văn thạc sĩ
Thứ nhất, tàu chạy giữa các cảng theo một lịch trình công bố trước.
Thứ hai, chứng từ điều chỉnh các mối quan hệ trong thuê tàu chợ là vận
đơn đường biển. Vận đơn đường biển là bằng chứng của một hợp đồng vận tải
hàng hóa bằng đường biển.
Thứ ba, khi thuê tàu chợ, chủ hàng không được tự do thỏa thuận các điều
kiện, điều khoản chuyên chở mà phải tuân thủ các điều kiện in sẵn của vận đơn
đường biển.
Thứ tư, cước phí trong thuê tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ
hàng hóa và được tính toán theo biểu cước của hãng tàu. Biểu cước này có hiệu
lực trong thời gian tương đối dài, chủ tàu đóng vai trò là người vận chuyển.

Người vận chuyển là một bên của hợp đồng vận tải và là người phải chịu trách
nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.


Thứ năm, các chủ tàu chợ thường cùng nhau thành lập các Công hội tàu chợ
hoặc Công hội cước phí để khống chế thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Có thể sử dụng phương thức thuê tàu chợ khi chủ hàng có hàng bách hóa,
số lượng tùy ý và cảng xếp dỡ nằm trong lịch trình của tàu.
1.1.3.2. Phương thức thuê tàu chuyến
Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hoặc nhiều cảng theo yêu
cầu của chủ hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu. Tàu chuyến không chạy
thường xuyên một tuyến đường nhất định, không ghé qua những cảng nhất định
và không theo một lịch trình định trước.
Thuê tàu chuyến là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại diện của
chủ tàu yêu cầu thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hóa từ một hoặc nhiều
cảng xếp đến một hoặc nhiều cảng dỡ theo yêu cầu của chủ hàng.
Căn cứ vào định nghĩa của tàu chuyến và thuê tàu chuyến, có thể rút ra
những đặc điểm của phương thức thuê tàu chuyến như sau:
Thứ nhất, tàu không chạy theo lịch trình cố định như tàu chợ, mà theo yêu
cầu của chủ hàng.
Thứ hai, văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong thuê tàu
chuyến là Hợp đồng thuê tàu chuyến và Vận đơn đường biển. Hợp đồng thuê tàu
chuyến được ký kết giữa người thuê tàu và người vận chuyển (chủ tàu hoặc
người quản lý tàu), trong đó người vận chuyển cam kết chuyên chở hàng hóa để
giao cho người nhận hàng ở cảng đến, còn người thuê tàu cam kết trả tiền cước
chuyên chở theo mức hai bên đã thỏa thuận.
Khi xếp hàng lên tàu hoặc khi nhận hàng để xếp, người vận chuyển sẽ cấp
vận đơn đường biển. Vận đơn này điều chỉnh mối quan hệ giữa người vận



chuyển với người gửi hàng, giữa người vận chuyển với người nhận hàng hoặc
người cầm vận đơn.
Thứ ba, người thuê tàu có thể tự do thỏa thuận, mặc cả về các điều kiện
chuyên chở và giá cước trong hợp đồng thuê tàu.
Thứ tư, giá cước trong thuê tàu chuyến có thể gồm cả chi phí xếp dỡ hoặc
không là do thỏa thuận của hai bên. Giá cước được tính theo trọng lượng hàng,
thể tích hàng hoặc theo giá thuê bao cho một chuyến.
Thứ năm, chủ tàu có thể đóng vai là người vận chuyển hoặc không.
Thứ sáu, tàu chuyến thường được dùng khi thuê chở dầu và hàng khối
lượng lớn như: than đá, quặng, ngũ cốc, bốc xít, phốt phát, xi măng, phân bón…
và người thuê tàu phải có một khối lượng hàng hóa tương đối lớn đủ xếp một tàu.
Có thể thuê tàu chuyến theo các hình thức sau:
- Thuê chuyến một, tức là thuê tàu để chở hàng từ một cảng đến một cảng
khác. Ví dụ thuê tàu chở hàng từ cảng Sài Gòn đi cảng Singapore.
- Thuê chuyến khứ hồi, tức là thuê tàu chở hàng từ một cảng này đến một
cảng khác, rồi lại chở hàng từ cảng đó về cảng khởi hành.
- Thuê chuyến một liên tục, tức là thuê tàu chở hàng từ một cảng này đến
cảng khác nhiều chuyến liên tiếp nhau. Ví dụ thuê tàu chở than từ Cẩm Phả đi
Kobe (Nhật), chở xong chuyến này lại chở tiếp chuyến khác.
- Thuê tàu theo hợp đồng có khối lượng lớn hàng hóa. Các chủ hàng có khối
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, ổn định trên một tuyến đường nhất định,
thường ký hợp đồng với chủ tàu để thuê chuyên chở một số chuyến nhất định trong
một năm hay một khối lượng hàng hóa nhất định trên một tuyến đường trong một
thời gian nhất định. Giá cước thuê tàu trong trường hợp này cũng được tính theo


trọng lượng hoặc thể tích, nhưng với mức cước rẻ hơn giá thị trường.
1.1.3.3. Phương thức thuê tàu định hạn
Thuê tàu định hạn hay còn gọi là thuê tàu theo thời hạn là việc chủ tàu cho
người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu, có thể gồm cả một thuyền bộ (thuyền trưởng

và tập thể thủy thủ) hoặc không, để kinh doanh chuyên chở hàng hóa trong một
thời gian nhất định, còn người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu và các chi phí hoạt
động của con tàu.
Phương thức thuê tàu này có đặc điểm:
Thứ nhất, người thuê tàu được quyền quản lý và sử dụng con tàu trong
một thời gian nhất định. Người thuê tàu phải tìm hàng hóa để chuyên chở trong
thời gian thuê.
Thứ hai, văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu là
hợp đồng thuê tàu định hạn. Hợp đồng thuê tàu định hạn mang tính chất là một
hợp đồng thuê tài sản được ký kết giữa chủ tàu và người thuê tàu, quy định
những nội dung: tên chủ tàu, người thuê tàu, tên tàu, trọng tải, dung tích đăng ký,
dung tích chứa hàng, khả năng đi biển của tàu, thời gian và địa điểm giao tàu, trả
tàu, thời gian thuê, vùng biển được phép kinh doanh, tiền thuê, phân chia một số
chi phí hoạt động của tàu như: nhiên liệu, nước ngọt…
Thứ ba, người thuê tàu phải trả cho chủ tàu tiền thuê, chứ không phải tiền
cước. Tiền thuê tàu được tính theo ngày hoặc tháng cho toàn bộ tàu hoặc theo
một đơn vị trọng tải hay dung tích của tàu. Ngoài tiền thuê tàu, người thuê tàu
còn phải chịu các chi phí hoạt động của con tàu như: nhiên liệu, nước ngọt, cảng
phí, đại lý phí, hoa hồng môi giới, vật liệu chèn lót…
Thứ tư, chủ tàu không đóng vai trò là người vận chuyển. Khi đi chở thuê


theo chuyến thì người thuê tàu sẽ đóng vai trò là người vận chuyển, chứ không
phải là chủ tàu.
Với những đặc điểm trên, người thuê tàu thường sử dụng phương thức
thuê tàu định hạn khi thị trường thuê tàu nhộn nhịp, giá cước có xu hướng tăng,
việc thuê tàu chuyến khó khăn.
Có thể thuê tàu định hạn theo các hình thức sau:
- Thuê toàn bộ: tức là thuê toàn bộ con tàu cùng thuyền bộ (thuyền
trưởng, sỹ quan, thủy thủ). Trong hình thức này có hai cách:

Thuê theo thời hạn: tức là thuê tàu trong một thời gian, có thể là sáu
tháng, một năm, nhiều năm…
Thuê định hạn chuyến: tức là thuê kiểu định hạn, nhưng chỉ một chuyến.
- Thuê định hạn trơn: Chủ tàu cho người thuê tàu thuê con tàu mà không
có thuyền bộ. Trong trường hợp này, người thuê tàu phải biên chế một thuyền bộ
mới có thể khai thác con tàu được.
1.1.4. Vận đơn đường biển
1.1.4.1. Khái niệm vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
do người vận chuyển hoặc đại diện của người vận chuyển cấp phát cho người
gửi hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.
Theo từ điển hàng hải của nhà xuất bản Lloyd’s London 1994, trang 17 thì
vận đơn là một chứng từ do người vận chuyển cấp cho người gửi hàng. Nó là
bằng chứng của hợp đồng vận chuyển, là biên lai nhận hàng và là chứng từ sở
hữu hàng hóa. Với tư cách là biên lai nhận hàng, vận đơn miêu tả đặc điểm lô
hàng về số lượng, ký mã hiệu, khi tàu nhận hàng nếu tình trạng bên ngoài không


tốt thì người vận chuyển sẽ có những ghi chú phù hợp về tình trạng đó của hàng.
Với tư cách là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển, vận đơn chứa đựng các
điều kiện và điều khoản của hợp đồng đó; trong trường hợp vận đơn được cấp
theo hợp đồng thuê tàu chuyến thì vận đơn sẽ dẫn chiếu tới hợp đồng thuê tàu.
Với tư cách là chứng từ sở hữu hàng hóa, bên thứ ba sẽ sử dụng nó để nhận hàng
từ tàu khi đến cảng đích.
Mục đích chính của vận đơn là cho phép người sở hữu hàng hóa có khả
năng tiêu thụ hàng hóa một cách nhanh chóng mặc dù hàng hóa chưa nằm trong
tay của họ mà còn được vận chuyển trên biển. Như vậy khi nhận được vận đơn,
người mua trở thành chủ sở hữu của hàng hóa 5 .
Như vậy từ khái niệm vận đơn đường biển nêu trên chúng ta có thể rút ra
những nội dung cụ thể sau:

Người cấp vận đơn: Theo thông lệ hàng hải quốc tế chỉ có người vận
chuyển mới có quyền cấp vận đơn. Người vận chuyển có thể là chủ tàu, người
được chủ tàu ủy quyền quản lý và khai thác con tàu, người thuê tàu định hạn,
thuê tàu trần. Người giao nhận khi đóng vai trò là người vận chuyển cũng có
quyền cấp vận đơn. Trong thực tiễn, người vận chuyển có thể tự mình ký phát
vận đơn hoặc ủy quyền cho thuyền trưởng hoặc đại lý ký phát. Khi vận đơn do
thuyền trưởng hoặc đại lý ký phát thì phải hiểu rằng họ luôn luôn hành động
nhân danh và vì quyền lợi của người vận chuyển. Điều này có nghĩa, người vận
chuyển bị ràng buộc bở các nội dung, các điều kiện và điều khoản đã ghi trong
vận đơn mặc dầu bản thân mình không trực tiếp ký phát.
Thời điểm cấp phát vận đơn: Như khái niệm đã nêu, thời điểm để người vận
chuyển hoặc đại diện của người vận chuyển cấp phát vận đơn có thể có hai trường


hợp: sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.
1.1.4.2. Phân loại vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển rất đa dạng và phong phú, trong thương mại và hàng
hải quốc tế, người ta sử dụng vận đơn vào nhiều công việc khác nhau tùy theo
nội dung mà nó thể hiện. Việc nhận biết các loại vận đơn và ý nghĩa của nó trong
buôn bán quốc tế là vấn đề hết sức quan trọng đối với những người sử dụng vận
đơn. Dưới đây là một số tiêu chí phổ biến được sử dụng để phân loại vận đơn
đường biển:
Thứ nhất, căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa, vận đơn đường biển
được chia làm hai loại:
Vận đơn đã xếp hàng là loại vận đơn được phát hành sau khi hàng hóa đã
được xếp lên tàu. Vận đơn đã xếp hàng là bằng chứng chứng minh hàng đã được
xếp lên tàu để chuyên chở và người bán đã hoàn thành trách nhiệm giao hàng
cho người mua theo đúng hợp đồng mua bán. Chính vì vậy nếu không có quy
định gì khác thì ngân hàng chỉ chấp nhận thanh toán bộ chứng từ có vận đơn đã
xếp hàng.

Vận đơn nhận hàng để xếp là loại vận đơn được phát hành sau khi người
vận chuyển nhận hàng và cam kết sẽ xếp hàng và vận chuyển hàng hóa bằng con
tàu ghi trên vận đơn.
Khác với vận đơn đã xếp hàng, vận đơn nhận hàng để xếp là loại vận đơn
được phát hành khi hàng hóa chưa được xếp lên tàu mà có thể còn đang ở cầu
cảng hoặc kho bãi cảng… Ở đây người vận chuyển mới chỉ nhận hàng để xếp
chứ chưa xếp lên tàu.
Thứ hai, căn cứ vào khả năng chuyển nhượng và lưu thông của vận


đơn, vận đơn đường biển được chia thành ba loại:
Vận đơn theo lệnh là vận đơn trên đó không ghi rõ tên, địa chỉ của người
nhận hàng mà ghi chữ “theo lệnh” (to Order) hoặc có ghi tên người nhận hàng
đồng thời ghi thêm chữ “hoặc theo lệnh” (or Order). Trên vận đơn theo lệnh có
thể ghi rõ theo lệnh của người gửi hàng, của người nhận hàng, của Ngân hàng.
Nếu không ghi rõ theo lệnh của ai thì hiểu là theo lệnh của người gửi hàng.
Vận đơn theo lệnh được sử dụng rộng rãi trong buôn bán và vận tải quốc
tế vì nó là một chứng từ lưu thông được. Vận đơn theo lệnh được chuyển
nhượng bằng phương pháp ký hậu. Ký hậu là một thủ tục chuyển nhượng quyền
sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi
khác. Người ký hậu phải ký tên, đóng dấu vào mặt sau tờ vận đơn và trao vận
đơn cho người được chuyển nhượng. Về mặt pháp lý, hành vi ký hậu của người
ký tên trên vận đơn thừa nhận từ bỏ quyền sở hữu vận đơn cho người khác được
hưởng. Mặt khác, hành vi ký hậu trên vận đơn còn có ý nghĩa xác nhận trách
nhiệm của người ký hậu đối với việc giao hàng ghi trên vận đơn cho người
hưởng lợi từ vận đơn.
Vận đơn đích danh là vận đơn mà trên đó có ghi rõ tên, địa chỉ của người
nhận hàng. Người vận chuyển chỉ giao hàng cho ai là người có tên trên vận đơn.
Loại vận đơn này ít được sử dụng vì không được chuyển nhượng
Vận đơn vô danh là vận đơn trên đó không ghi tên người nhận hàng và

cũng không ghi theo lệnh. Thuyền trưởng sẽ giao hàng cho người nào cầm vận
đơn và xuất trình cho họ. Vận đơn này được chuyển nhượng bằng cách trao tay
vì ai cầm vận đơn đều có thể nhận được hàng. Vận đơn này có nhiều rủi ro đối
với người gửi hàng vì bất kỳ người nào có vận đơn trong tay đều có thể nhận


được hàng.
Thứ ba, căn cứ vào nhận xét, ghi chú trên vận đơn, vận đơn đường biển
được phân thành hai loại:
Vận đơn sạch hay hoàn hảo là vận đơn mà trên đó không có những điều
khoản nói rõ ràng rằng hàng hóa hoặc bao bì có khuyết tật. Hay nói một cách
khác, trên vận đơn không có những ghi chú, những nhận xét xấu hoặc những bảo
lưu về tình trạng bên ngoài của hàng hóa.
Những ghi chú chung chung như “người gửi hàng xếp và đếm, niêm
phong và kẹp chì”, “không biết về số lượng, phẩm chất, nội dung bên trong”,
“bao bì dùng lại, thùng cũ”… không làm mất tính hoàn hảo của vận đơn. Một
vận đơn mà người vận chuyển hay đại diện của họ không ghi chú gì thì cũng coi
là vận đơn hoàn hảo.
Lấy được vận đơn hoàn hảo có ý nghĩa quan trọng trong thương mại quốc
tế. Người mua cũng như Ngân hàng đều yêu cầu phải có vận đơn hoàn hảo, vận
đơn hoàn hảo là bằng chứng hiển nhiên của việc xếp hàng tốt. Vận đơn hoàn hảo
cũng là bằng chứng chứng minh người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
như đã cam kết. Hơn nữa là một trong những căn cứ để chứng minh về khối
lượng, chất lượng bao bì của hàng hóa lúc giao hàng, nói cách khác là người bán
đã hoàn thành tốt trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng mua bán.
Vận đơn không hoàn hảo là vận đơn trên đó có những ghi chú, nhận xét
xấu hoặc những bảo lưu về hàng hóa, tình trạng của hàng hóa và bao bì.
Khi nhận hàng để chở, nếu hàng hóa không đảm bảo như vỡ, bẹp, rách, ký
mã hiệu không rõ… hoặc có nghi ngờ về tình trạng của hàng hóa… thì người vận
chuyển sẽ ghi bảo lưu vào vận đơn để tránh bị khiếu nại ở cảng đến lúc giao hàng.



Vận đơn không hoàn hảo là chứng cứ để suy đoán rằng người bán giao
hàng cho người mua trong tình trạng không tốt. Nếu không có quy định gì khác
ở hợp đồng mua bán tín dụng chứng từ thì loại vận đơn này thường sẽ bị ngân
hàng từ chối thanh toán tiền hàng. Vì vậy khi giao hàng, cầm vận đơn chủ hàng
cần hết sức lưu ý với những nội dung của lời lẽ ghi chú trên vận đơn để tránh
những tranh chấp phát sinh sau này.
Thứ tư, căn cứ vào hành trình vận chuyển, vận đơn đường biển được
phân thành ba loại:
Vận đơn đi thẳng là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được
chuyên chở thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà không có chuyển tải
cảng dọc đường.
Vận đơn đi suốt là là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa
được chuyên chở từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng hai hay
nhiều con tàu của hai hay nhiều người vận chuyển, tức hàng hóa phải chuyển tải
ở cảng dọc đường.
Vận đơn (chứng từ) đa phương thức (hay vận đơn vận tải liên hợp) là vận
đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở từ nơi đi đến nơi
đến bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau.
Ngoài ra trên thực tế còn nhiều loại vận đơn, chứng từ khác:
Vận đơn do người giao nhận cấp: Trong những năm gần đây, người giao
nhận không chỉ làm đại lý, nhận ủy thác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu mà
họ còn cung cấp dịch vụ vận tải, tức là đóng vai trò người vận chuyển. Khi đã
đóng vai trò là người vận chuyển thì họ có thể cấp vận đơn. Vận đơn mà người
giao nhận cấp là các vận đơn do FIATA (Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao


×