Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề cương ôn tập thi HKI môn vật lý 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.04 KB, 6 trang )

Đề cương ôn tập thi HKI môn Vật Lý
Câu 1: Thế nào là nguồn sáng ? Cho ví dụ . Thế nào là vật sáng ? Cho ví dụ .
Trả lời :
- Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng .
Vd : Mặt Trời, ....
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu đến nó .
Vd : Mặt Trăng, ....
Câu 2:
a, Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng .
b, Nêu quy ước về biểu diễn đừơng truyền của ánh sáng .
c, Khái niệm về chùm sáng hội tụ, phân kì, song song . Vẽ hình .
Trả lời :
a, Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo
đường thẳng .
b, Ta quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng trong môi trường trong
suốt, đồng tính bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng, đường này được
gọi là tia sáng .
c, Chùm sáng hội tụ : Chùm sáng gồm các tia sáng tiến lại gần nhau khi
truyền đi .

Chùm sáng phân kì : Chùm sáng gồm các tia sáng ra xa nhau khi truyền đi.

Chùm sáng song song : Chùm sáng gồm các tia sáng mà khoảng cách giữa
chúng không đổi .

Câu 3 :


a, Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối ?
b, Thế nào là hiện tượng nhật thực ? Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trời,
Mặt Trăng và Trái Đất ở những vị trí nào so với nhau ? Hiện tượng này xảy ra


vào ban ngày hay ban đêm ?
c, Thế nào là hiện tượng nguyệt thực ? Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trời,
Mặt Trăng và Trái Đất ở những vị trí nào so với nhau ? Hiện tượng này xảy ra
vào ban ngày hay ban đêm ?
Trả lời :
a, Vùng phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền
tới được gọi là bóng tối .
Vùng phía sau vật cản nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng
truyền tới được gọi là bóng nửa tối .
b, Nhật thực là hiện tượng Mặt Trời ban ngày bị Mặt Trăng che khuất một
phần hoặc gần như hoàn toàn . Hiện tượng này xảy ra thẳng hàng khi Mặt Trăng
nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất . Hiện tượng này xảy ra vào ban ngày .
Nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng tròn ban đêm bị Trái Đất dần che
khuất, không được Mặt Trời chiếu sáng . Hiện tượng này xảy ra thẳng hàng khi
Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng . Hiện tượng này xảy ra vào ban đêm.
Câu 4: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng .
Trả lời :
Định luật phản xạ ánh sáng :
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại
điểm tới .
- Góc phản xạ bằng góc tới .
Câu 5:
a, Hãy nêu các đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng .
b, Hãy nêu giải thích vì sao ta có thể thấy ảnh của một vật sáng tạo bởi
gương phẳng nhưng lại không thể hứng ảnh này trên màn chắn.
Trả lời :
a, Vật sáng đặt trước một gương phẳng có ảnh ảo ở sau gương không ứng
được trên màn chắn và lớn bằng vật .
Một điểm trên vật và ảnh tạo bởi gương phẳng của điểm đó có vị trí
tương xứng nhau qua gương (chúng nằm trên cùng một đường thẳng vuông góc

với gương và có cùng khoảng cách đến gương) .
b, Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường thẳng
giao nhau tại S’ , giống như các tia này đi thẳng từ S’ đến mắt .


Ảnh ảo S’ không hứng được trên màn chắn vì S’ không phải là nơi giao
nhau của các tia phản xạ mà chỉ là nơi giao nhau của đường thẳng của các tia
này .
Câu 6:
a, Nêu các đặc điểm của ảnh một vật sáng được tạo bởi gương cầu lồi .
b, Hãy so sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng khi các
gương có cùng khích thước và cùng vị trí đặt mắt trước gương.
c, Hãy nêu vài ứng dụng của gương cầu lồi trong cuộc sống .
Trả lời :
a, Ảnh của một vật sáng được tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo ở sau gương
và nhỏ hơn vật .
b, Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương
phẳng có cùng kích thước và có cùng vị trí đặt mắt .
c, Ứng dụng của gương cầu lồi trong cuộc sống : kính chiếu hậu, tròng
kính lão, ...
Câu 7:
a, Hãy nêu các đặc điểm của ảnh một vật được đặt gần gương cầu lõm .
b, Nêu đặc điểm của chùm tia phản xạ từ gương cầu lõm khi tia tới là chùm
tia song song; khi chùm tia tới phân kì .
c, Làm cách nào để tạo ra một chùm tia phản xạ song song từ một gương
cầu lõm .
d, Hãy nêu vài ứng dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống .
e, Bếp Mặt Trời hoạt động như thế nào ? Chóa đèn pin có tác dụng gì ?
Trả lời :
a, Ảnh của một vật sáng được đặt ở gần gương cầu lõm là ảnh ảo sau

gương và lớn hơn vật .
b, Chùm tia sáng song song tới một gương cầu lõm có chùm tia phản xạ
hội tụ vào một điểm ở trước gương .
Một nguồn sáng S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp sẽ tạo
ra một chùm tia phản xạ song song .
c, Để tạo ra một chùm tia phản xạ song song từ một gương cầu lõm bằng
cách tạo một nguồn sáng trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp .
d, Ứng dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống là : chóa đèn pin; tròng
kính cận; dùng trong các hệ thống an ninh (giúp máy quay có thể thấy nhiều


hơn một góc tại một thời điểm); làm gương trang điểm cho các diễn viên, kính
hiển vi, ...
e, Bếp Mặt Trời hoạt động là : Đặt nồi ở vị trí thích hợp trước . Chùm tia
sáng song song của Mặt Trời đến gương có chùm tia phản xạ hội tụ tại vị trí nồi.
Chóa đèn pin có tác dụng là : Giúp cho ánh sáng đi được xa mà vẫn thấy
rõ .
Câu 8:
a, Vật phát ra âm được gọi là gì ? Hãy kể tên một số vật phát ra âm .
b, Hãy nêu đặc điểm chung của các vật phát ra âm . Em hãy kể một số
nguồn âm và chỉ ra bộ phận dao động của các nguồn âm này .
Trả lời :
a, Ta gọi tắt âm thanh là âm .Vật phát ra âm được gọi là nguồn âm . Các
vật phát ra âm : tiếng chuông, tiếng trống, tiếng đàn, ...
b, Các vật phát ra âm đều nguồn âm . Một số nguồn âm : cái loa; con
ong, con muỗi, nhiều loại côn trùng khác cũng phát ra âm . Bộ phận dao động
của các nguồn âm là :
- Cái loa bộ phân dao động là khuếch đại âm thanh .
- Con ong, con muỗi, nhiều loại côn trùng khác bộ phận dao động là đôi
cánh khi bay .

Câu 9:
a, Thế nào là tần số dao động ? Đơn vị tần số là gì ?
b, Độ cao âm phụ thuộc vào tần số như thế nào ?
c, Trong 1min 30s một nguồn âm dao động 2325 . Âm thanh do nguồn âm
này phát ra cáo tần số bao nhiêu ? Ta có thể được âm thanh do nguồn âm này
phát ra không ? Vì sao ?
Trả lời :
a, Sự dao động trong 1 giây được gọi là tần số . Đơn vị tần số là Héc, kí
hiệu là Hz .
b, Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ .
c,

Đổi 1min 30s = 90 giây
Tần số dao động của âm thanh do nguồn âm này phát ra là :
2325 : 90 = 25,8 (Hz)


Ta có thể nghe được âm thanh do nguồn âm này phát ra vì tai người có thể nghe
được từ 20 Hz đến 20.000 Hz mà tần số dao động của nguồn âm này là 25,8 Hz
nằm trong khoảng tai người nghe được .
Câu 10:
a, Một nguồn âm đang phát ra âm . Nếu biên độ của nguồn âm tăng lên thì
ta nghe được độ to của âm thay đổi như thế nào ?
b,Khi biên độ dao động của nguồn âm giảm đi, âm phát ra mạnh hơn hay
yếu đi ? Các máy đo độ mạnh của âm có đơn vị là gì ?
Trả lời :
a, Một nguồn âm đang phát ra âm . Nếu biên động của nguồn âm tăng lên
thì ta nghe được độ to của âm to .
b, Khi biên độ dao động của nguồn âm giảm đi, âm phát ra yếu đi. Các

máy đo độ mạnh của âm có đơn vị là : Đềxiben (kí hiệu là dB).
Câu 11:
a, Những môi trường nào có thể truyền được âm thanh ? Ở đâu thì âm
không thể truyền được ?
b, Không khí và thép môi trường nào truyền đi nhanh hơn, môi trường nào
là âm truyền đi được xa hơn ?
Trả lời :
a, Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm. Ở chân
không không thể truyền được âm .
b, Thép là môi trường truyền đi nhanh hơn, môi trường truyền âm xa hơn .
Câu 12:
a, Thế nào là âm phản xạ ? Thế nào là vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm
kém ? Cho 2 ví dụ vật phản xạ âm tốt, 2 ví dụ vật phản xạ âm kém .
b, Khi nào ta nghe được tiếng vang ? Một người đứng hét to trong hang
động và nghe được tiếng vang sau 1/10s . Hỏi khoảng cách từ người này đến
vách đá cách bao nhiêu mét ?
Trả lời :
a, Âm dội lại khi gặp một mặt chắn gọi là âm phản xạ .
Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém)
Những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém .
2 ví dụ vật phản xạ âm tốt : mặt gương, tấm kim loại, mặt tường nhẵn, ...
2 ví dụ vật phản xạ âm kém : miếng xốp, tường sần sùi, cây xanh, ...


b, Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ đến tai ta chậm hơn âm truyền
trực tiếp đến tai một khoảng thời gian ít nhất là : 1/15s .
Câu 13: Thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm ? Cho ví dụ một số trường hợp bị ô
nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống của em và nêu biện pháp hạn chế tiếng ồn gây ô
nhiễm trong ví dụ vừa nêu .
Trả lời :

Ô nhiễm do tiếng ồn xảy ra khi tiếng to và kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe và sinh hoạt của con người .
* Một số trường hợp bị ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống là :
- Âm thanh to, ồn ào của những chiếc loa phát nhạc hoặc quảng cáo trước một
số cửa hàng thương mại khiến người xung quanh nhức đầu, không thể trò
chuyện, sinh hoạt bình thường .
- Tiếng xe máy nổ lớn, tiếng còi inh ỏi trên đường phố những lúc đông người .
- Tiếng ồn trong chợ, siêu thị, trên đường phố đông người đi bộ .
* Biện pháp hạn chế tiếng ồn gây ô nhiễm :
1. Treo biển báo ʽʽCấm bóp còi ” ở gần nơi công cộng .
2. Trồng nhiều cây xanh để phân tán âm truyền đi .
3. Sử dụng các vật liệu cách âm trong xây dựng (tấm xốp ốp vào trần nhà, cửa
kính, vách tường dày, cửa và cửa sổ treo rèm vải nhung) .
4. Sử dụng nút tai khi phải tiếp xúc với tiếng ồn gây ô nhiễm .
5. Tuyên truyền, phổ biến và thực hiện quy định của Chính phủ về tiếng ồn cho
phép ở các khu vực dân cư (thường không quá 55 dB đến 70 dB) .
Câu 14:
a, Khi nào vật sẽ phát ra âm thấp ? Khi nào vật sẽ phát âm to ?
b, Vật có tần số dao động 120 Hz thì dao động bao nhiêu trong 2 giây ?
Trả lời :
a, Vật sẽ phát ra âm thấp khi tần số dao động thấp . Vật sẽ phát ra âm to
khi biên độ dao động càng lớn .
b,

Số dao động trong 2 giây là :
120 x 2 = 240 (Hz)
ĐS : 240 Hz




×