Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài thu hoạch môn Báo mạng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 22 trang )

I. Đặt vấn đề :
Nói đến phản hồi của độc giả là nói đến tính tương tác. Trong các loại
hình báo chí truyền thông như báo in, báo phát thanh hay cả truyền hình
thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận ý kiến phản hồi vì phải
tiếp nhận qua đường thư tín, điện thoại. Đối với việc tiếp nhận qua đường
thư tín sẽ tốn rất nhiều thời gian, còn nếu qua điện thoại sẽ không lưu được
nội dung phản hồi.
Với báo in, hình thức phản hồi chủ yếu mà độc giả có thể áp dụng là
gửi thư phản hồi, đóng góp ý kiến qua đường thư tín với thời gian nhận được
thư và phàn hồi lại cho độc giả thì vấn đề không còn nóng hổi, không mang
tính thời sự nữa và độc giả có thể tìm câu trả lời ở nơi khác nhanh chóng
hơn. Do vậy để biết được ý kiến của độc giả các phóng viên buộc phải tiến
hành các cuộc điều tra thăm dò dư luận xã hội thu thập ý kiến công chúng,
có như vậy mới nhanh chóng có được những thông tin nóng hổi để tiếp tục
triển khai bài viết
Với báo phát thanh và truyền hình phương thức phản hồi của khán giả
thường là gọi điện trực tiếp đến để tìm câu trả lời, tuy nhiên phương pháp
này gây tốn kém cho công chúng, việc tiếp nhận phản hồi cũng khá là hạn
chế, hơn nữa việc phản hồi bằng điện thoại thường không được thu băng lại
nên nội dung phản ánh chỉ được phóng viên nhớ một cách mơ hồ hoặc
không nhớ đến, độ chính xác không cao. Hơn nữa trên làn sóng phát thanh
và truyền hình khung phát sóng dày đặc và thời lượng chương trình được ấn
dịnh một cách chi tiết rất khó để độc giả có thẻ tiếp nhận lại được các ý kiến
của chương trình trả lời lại phản hồi của khán giả
Nói chung, tương tác trên các loại hình kể trên là chưa thực sự hiệu
quả, bỏi sự bất tiện đến cả hai phía. Phía độc giả thì mong muốn một hình
thức phản hồi giá rẻ thuận tiện và nhanh chóng, còn về phía cơ quan báo chí


thì do hạn chế về thời lượng, khuôn khổ, số trang nên không thể hồi đáp
được tất cả các thư các, các ý kiến đóng góp của công chúng. Điều này đễ


tạo ra những phản cảm cho độc giả đối với cơ quan báo chí và cũng tạo ra sự
mệt mỏi, khó khăn cho cơ quan báo chí
Báo mạng điện tử ra đời với công nghệ hiện đại và tiếp thu những tinh
hoa của báo chí báo mạng đã cơ bản giải quyết được vấn đề nêu trên
II. Tương tác trong báo mạng điện tử :
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí mới ra đời, so với các loai hình
báo chí như báo in, phát thanh hay truyên hình thì báo mạng điện tử có tuổi
đời còn rất trẻ. Việt Nam nối mạng Internet toàn cầu vào ngày 19/11/1997,
điều này đã tạo sức thay đổi mới trong phương thức thông tin của xã hội.
Chỉ một tháng sau (31/12/1997) tạp chí quê hương đã trở thành tờ báo mạng
điện tử đầu tiên ở nước ta và liên tiếp những năm sau đó là sự ra đời của
hàng loạt các tờ báo mạng điện tử khác như: Nhân dân; Lao động;
VietnamNet; VNExpress; Dân trí; Đầu tư; Tiền phong.....
Gần đây nhất, cách đây 11 tháng theo thông tin từ bài viết “ Nhìn nhận để
bắt nhịp tương lai” của Vovnews.vn có những số liệu sau : Số liệu thống kê
của Bộ thông tin và truyền thông cho thấy, cả nước hiện có 32 tờ báo điện
tử, 180 trang thông tin điện tử của cơ quan báo chí và gần 200 giấy phép
trang thông tin diển tử tổng hợp; đa số các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương đã có trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin
điện tử ...
Báo mạng điện tử cung cấp lượng thông tin lớn, cập nhật, hấp dẫn, thu
hút sự quan tâm của đông đảo mọi người, đồng thời cũng thu hút người tiếp
nhận thông tin tham gia tích cực vào quá trình sản xuất thông tin và truyền
thông tin


Báo mạng điện tử giúp cho sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, quốc
gia thuận lợi, mở cánh cửa tri thức cho mọi đối tượng trong xã hội
Báo mạng điện tử cũng làm thay đổi lớn trong nghề báo. Nhà báo thay đổi
phương thức làm tin, mở rộng các nguồn thông tin: Phóng viên có thể thu

thập thông tin ở khắp mọi nơi một cách đễ dàng và nhanh chóng; thông tin
mang chiều sâu bản chất hoặc các thông tin từ các tổ chức, chính phủ
Nhờ khả năng đa phương tiện và tính tương tác cao, báo mạng điện tử đã
giúp cho nhà báo thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với công chúng
Cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khác như: báo in, báo phát
thanh, truyền hình, báo mạng điện tử ngày càng phát triển đen lại lợi ích xã
hội to lớn
Với những vai trò nêu trên có thể nói báo mạng có ưu thế vượt trội so
với các loại hình báo chí khác về nhiều mặt. Tính tương tác là những ưu thế
vượt trội đó
Ở báo mạng điện tử, với sự hỗ trợ của công nghệ cao, bạn đọc ngay
lập tức có thể gửi phản hồi của mình tới các bài viết dù bài viết đó mới được
đăng bằng nhiều hình thức khác nhau
Bạn dọc có thể gửi thư điện tử( Email) phản hồi ngay từng tin, bài với từng
tác giả bằng những thao tác hết sức đơn giản, thuận tiện mà chi phí thì không
đáng kể. Tòa soạn hầu như ngay lập tức có thể nhận được phản hồi của độc
giả, nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại các thông tin có thể lưu trữ và
sử lý nhanh chóng. Đồng thời thông qua Email tòa soạn có thể gửi đến độc
giả những bản tin tóm tắt theo định kỳ giúp cho độc giả tiết kiệm được thời
gian. Hình thức này đang được các tờ báo mạng sử dụng triệt để
Bạn đọc cũng có thể không gửi thư điện tử mà có thể viết phản hồi ngay ở
trang phản hồi ở cuối các bài viết. Bạn dọc có thể viết phản hồi của mình và
ấn “đăng” là ngay lập tức ý kiến phản hồi của bạn đến được tòa soạn và nhà


báo và được đăng ngay dưới bài viết, phản hồi của bạn bất ai đọc bài viết
cũng có thể đọc được.Cũng nhờ vào khả năng tương tác vượt trội này mà
báo mạng điện tử có thể thiết lập được những diễn dàn thảo luận sôi nổi vè
vấn đề gì đó mà họ cùng quan tâm; hay thực hiện các cuộc bỏ phiếu(vote)
giúp cho công tác điều tra xã hội học và dư luận xã hội trở nên vô cùng đơn

giản, thuận tiện, nhanh chóng
Theo cuốn “Nhập môn báo mạng điện tử” do Học viện báo chí và
tuyên truyền do thạc sĩ Nguyễn Thị Trường Giang và Nguyễn Thị Thoa khoa
phát thanh truyền hình viết. Tính tương tác của báo mạng điện tử được hiểu
ở ba góc độ :
+ Tương tác có định hướng: là sự dịnh vị trên các văn bản, như các
nút “trang tiếp”, “trở về đầu trang”. Đây là tính tương tác cơ bản mà bất cứ
trang báo nào cũng có
+ Tương tác chức năng: Là sự linh hoạt của các đường đẫn cho phép
người đọc khả năng tham chiếu tới các nội dung khác. Các siêu liên
kết( hyper link) tổ chức thông tin thành từng lớp, tạo mối quan hệ giữa các
thông tin mới nhất với các thông tin tham chiếu, bổ xung thông tin trong
cùng một chủ đề. Siêu liên kết có thể có mặt ở mọi trang báo khiến các trang
báo mạng điện tử không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà được gắn kết với nhau
thành kho thông tin, tư liệu khổng lồ. Người đọc có thể thu thập thông tin
phong phú sâu sắc về mọi vấn đề mà mình muốn tìm hiểu. Ví dụ tại các
trang báo điện tử của Việt Nam đều có mục theo dòng sự kiện: tập hợp rất
nhiều các bài viết về cùng một sự kiện được độc giả quan tâm, các bài viết
được phát triển và bổ xung cho nhau hay các báo điện tử như báo Dân trí và
báo Thế giới và Việt Nam trực thuộc bộ ngoại giao liên kết với nhau trao đổi
chia sẻ thông tin


Tương tác chức năng biểu thị khả năng truyền tải thông tin không hạn chế và
mức độ lan tỏa rất rộng của thông tin báo mạng điện tử
+ Tương tác tùy biến: là tính thông minh ở các công cụ cá nhân( hộp
thư điện tử), ở các site có nội dung chia sẻ và thảo luận( Email, Gmail,
Facebook, Yahoo, Google booknart, in bài viết...). Tương tác tùy biến cho
phép báo mạng điện tử tự thích ứng để tiếp đón công chúng của mình( người
truy cập vào tờ báo), nhận sự phản hồi của họ về từng bài viết, về tác giả bài

báo, về hình thức tờ báo... Như: “Bạn đọc viết”, “ý kiến bạn đọc”, “hộp thư
bạn đọc”, “diễn đàn”...
Hầu như tòa soạn tức thời nhận được ý kiến phản hồi của độc giả,
ngay sau khi bài báo được đăng tải. Quá trình chọn lọc, xử lý, trả lời bạn đọc
cung rất nhanh nhờ sự hỗ trợ của công nghệ cao. Tòa soạn báo mạng điện tử
cũng sử dụng hộp thư điện tử để thiết lập các diễn đàn công cộng, thu hút ý
kiến của bạn đọc về chủ đề do tòa soạn nêu lên, tạo sự tranh luận qua lại,
hoặc lôi cuốn, hoặc gay gắt, hoặc kéo dài trong một thời gian dài.Như báo
điện tử Dân trí hộp thư điện tử để thành lập các diễn đàn do báo lập ra là

Tuy nhiên kết luận vấn đề của diễn đàn là do quyền quyết định của tòa soạn.
Tính tương tác cao này là điển ưu thế của báo mạng điện tử so với các loại
hình báo chí khác. Nhờ nó mà công chúng cảm thấy tự tin, mạnh dạn, cmar
thấy được coi trọng khi đến với các báo điện tử, còn tòa soạn báo lại có thể
điều chỉnh nội dung và hình thức cho phù hợp với nhu cầu người đọc
Trong ba hình thức tương tác trên thì tương tác tùy biến chính là điểm hấp
đẫn nhất đối với độc giả của báo mạng và là hình thức thu thập được một
lượng thông tin lớn của độc giả qua các ý kiến phản hồi, nhờ nó mà chính
độc giả được tham gia vào quá trình làm báo và người làm báo thực sự đến
được với công chúng của mình một cách trọn vẹn


III. Tương tác tùy biến và sự phản hồi của độc giả :
Thực chất, tương tác tùy biến chính là sự phản hồi của độc giả tới cơ
quan báo chí và nhà báo. Như đã nói ở trên, tương tác tùy biến là tính thông
minh ở các công cụ các nhân, ở các side có nội dung chia sẻ và thảo luận,
với các công cụ cá nhân rõ ràng nhất là các hộp thư điện tử, cho phép người
đọc gửi bài viết vào hòm của một người khác mà người đọc muốn chia sẻ,
hay viết ý kiến của mình rồi gửi vào hòm thư điện tử của tòa soạn, việc gửi
thư điện tử đảm bảo cho việc lưu trữ an toàn các thông tin phản hồi hay bài

viết. Đối với các side có nội dung chia sẻ như Facebook hay twitter ... người
đọc qua các side mà trang báo hỗ trợ có thẻ đưa các bài báo lên các trang
thông tin của mình như Facebook đi chia sẻ, bình luận cùng với mọi người
rất nhanh chóng
Tương tác tùy biến cho phép tự thích ứng để đón tiếp công chúng của
mình, nhận sự phản hồi của họ về từng tin bài, về tác giả bài báo về hình
thức tờ báo, nó được hỗ trợ ngay ở cuối mỗi bài viết, người đọc chỉ cần gõ
phản hồi của mình và nhấn vào ô “đăng” là ngay lập tức phản hồi của bạn đã
được đăng ở ngay dưới bài viết hay còn gọi là comment
Đây là hình thức phản hồi đễ thực hiện nhất, nhanh chóng nhất và thuận tiện
nhất nó còn cho phép cả những người đọc khác cũng thấy được bình luận
của người đọc trước đó( nếu có) nên dễ dàng tạo ra một diễn đàn trao đổi,
tranh luận ngay trên bài viết, thúc đẩy độc giả quan tâm tới bài báo và lan
truyền thông tin bài báo
Do thuận tiện như vậy nên rất nhiều độc giả sử dụng hình thức
comment ngay tại bài viết, có những bài viết số lượng ý kiến phản hồi của
độc giả lên trên con số 50, nhất là nhưng bài viết mang tính thời sự nóng
bỏng được toàn thể dư luận và xã hội quan tâm


Các trang báo điện tử tại Việt Nam cũng rất chú ý đến sự phản hồi của
độc giả. Trong bài viết “Nhìn nhận để bắt nhịp tương lai” của phóng viên
Vovnews.vn ghi lại những suy nghĩ, trăn trở của những người phụ trách báo
điện tử tại Việt Nam và hiện trạng cũng như xu thế phát triển để bắt nhịp với
thế giới. Trong bài viết này, ông Lê Quốc Minh, tổng biên tập viên
VietNamplus có nói: “báo điện tử Việt Nam còn thua xa thế giới và tính
chuyên nghiệp, chuyên sâu và ứng dụng các tính năng. Cho đến giờ phút này
nội dung báo điện tử Viêt Nam mới chỉ dừng lại ở dạng tin bài bằng văn bản,
hình ảnh, video và tương tác ở các cuộc giao lưu trực tuyến, phản hồi của
độc giả hay một số báo điện tử làm cầu kì hơn thế tại các dòng sự kiện

đường link ... mà chưa có sự kết nhần nhuyễn giữa các hình thức này
Có thể nói, chú trọng đến sự tương tác là một vấn mà theo ông Minh các tờ
báo mạng điện tử Việt Nam cần chú trọng hơn nữa nhằm tránh sự tụt hậu
Một trong những tờ báo mạng lớn và có số lượng độc giả truy cập nhiều nhất
tại Việt Nam hiện nay là Vnxpress cũng không ngừng hướng tới tính tương
tác với độc giả
Trong bài viết “Vnxpress hướng tới tính tương tác với độc giả”
ICTnews đưa tin: “ ngày 24/2, báo điện tử Vnxpress tổ chức kỉ niệm sinh
nhật lần thứ 10. Trong một thập kỉ phát triển, Vnxpress hiện là tờ báo điện tử
tiếng việt có lượng độc giả truy cập lớn nhất hiện nay
Những năm gần đây, Vnxpress hướng nhiều hơn tới tính tương tác với độc
giả thông qua các hình thức như : Bình luận( comment), vote, chia sẻ hình
ảnh và các video clip. Những công cụ này không chỉ đem đến hiệu quả về
chỉ số truy cập mà còn giúp gia tăng giá trị thông tin. Hiện nay, người đọc tin
tức trên máy tính độc giả có thể tiếp cận Vnxpress trên các thiết bị di động
với giao diện tương thích...
(Thu Trang)


Có thể nói, phản hồi của độc giả là một điều quan trọng trên báo chí
và được phát huy mạnh trên báo mạng điện tử. Từ các phản hồi này, nhà báo
biết được các nhu cầu của độc giả và từ các phản hồi, nhà báo có thể triển
khai, phát triển các bài viết để tạo thành dòng sự kiện.


Giao diện tương tác phản hồi của báo điện tử Dân trí

Giao diện tương tác phản hồi của báo điện tử VietNamNet



Giao diện tương tác phản hồi của báo điện tử VnExpress

Giao diện tương tác phản hồi của báo điện tử 24h
IV. Phản hồi của độc giả và sự phát triển bài viết :
Khi một vấn đề được đăng tải lên, điều mà nhà báo và tòa soạn quan
tâm chính là phản ứng thái độ của công chúng đối với tin bài ấy. Chính
những phản ứng đấy cho thấy chất lượng của bài viết
Tất nhiên một bài viết hay và gây được sự chú ý của độc giả phải bắt đầu từ
người viết( nhà báo), nhà báo là người tiến hành nghiên cứu, xác minh trọn
lọc các thông tin và viết bài nhưng để bài viết đó trở thành một chủ đề mới
của dư luận xã hội thì lại nhờ độc giả tiếp nhận. Như đã nói ở trên, phản hồi


của độc giả sau mỗi bài viết là vô cùng quan trọng, trên báo mạng điện tử nó
đã trở thành một kênh thông tin không thể thiếu
Nhờ có sự phản hồi của độc giả mà tòa soạn hay tòa báo nắm bắt được
nhu cầu thông tin của công chúng, công chúng suy nghĩ ra sao về vấn đề
được đưa ra trong bài viết, lượng thông tin mà nhà báo dưa ra trong bài viết
đã dúng, chính xác hay chưa, và cũng qua nhưng phản hồi này mà nắm bắt
được mức độ quan tâm của công chúng tới thông tin được đăng hay điều mà
công chúng muốn nhà báo viết tiếp trong bài báo tiếp theo
Khi tòa soạn hay nhà báo nắm bắt được đầy đủ các ý kiến phản hồi
của công chúng họ sẽ tự tiến hành bước tiếp theo là sàng lọc thông tin. Các
thông tin phản hồi không phải lúc nào cũng khác quan và chân thật nhà báo
cần chọn lọc lấy thông tin hữu ích nhất cho mình, phản hồi đo phải mang
tính khác quan, không mang màu sắc phiến diện hay theo chủ nghĩa độc tôn
cá nhân hay các thông tin phản hồi mang các thông tin cần thiết cho nhà báo
đi tiếp tục viết như một vấn đề mà nhà báo chưa triển khai hay vẫn còn sơ
sài hoặc là một gợi ý cho hướng đi tiếp theo của nhà báo
Sự trao đổi qua lại nhanh chóng giữa công chúng và nhà báo tạo nên sự tăng

trưởng nhanh chóng và chất lượng cũng như số lượng tin bài của mỗi cơ
quan báo chí. Việc công chúng thấy mình được tham gia vào quá trình sản
xuất thông tin bài báo sẽ tăng cường niềm tin của người dân vào cơ quan báo
chí đó cũng giúp cho công chúng thấy thoải mái, tự tin hơn khi đến với tờ
báo mà mình được đưa ra ý kiến của riêng mình
Với tòa soạn báo, họ được lợi rất lớn từ nhưng thông tin mà độc giả
cung cấp để phát triển bài viết, tòa soạn cung nhanh chóng điều chỉnh lại nội
dung và hình thức cho phù hợp với nhu cầu người đọc
Nhờ có được tính tương tác đơn giản và thuận tiện nên báo mạng điện tử thu
hút rất đông sự quan tâm của độc giả


Có thể khẳng định phản hồi của độc giả chính là nhân tố quan trọng
trong việc phát triển bài viết trên báo mạng điện tử. Các tòa soạn báo mạng
điện tử hiện nay trong mục tương tác của mình luôn có một mục “Theo dòng
sự kiện” chính là nơi tập hợp những bài viết liên quan đến một sự việc hiện
tượng được dư luận xã hội và công chúng quan tâm, phản hồi với số lượng
lớn và được cơ quan báo chí triển khai nhiều bài viết trong một khoảng thời
gian tương đối dài. Biến những điều mà công chúng quan tâm thành những
bài viết dựa trên chính những phản hồi mà độc giả gửi tới tòa soạn
V. Khảo sát :
Để thấy rõ vai trò của phản hồi từ độc giả đến sự phát triển của bài
viết trong báo mạng điện tử, tôi tiến hành một khảo sát nhỏ tại 3 tờ báo
mạng điện tử có uy tín tại Việt Nam hiên nay là Dân trí, Vnxpress và
VietNamNet
Nội dung: chon ra ở sự kiện tiêu biểu từng được dư luận quan tâm, thống kê
số bài viết cũng như comment của độc giả với 3 sự kiện trên 3 tờ báo
1. Sự kiện được chon là :
- Rùa hồ Gươm, quá trình chữa bệnh cho cụ rùa
- Bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa hành hạ trẻ em tại Đồng Nai

- Lật nhà hàng nổi 2 tầng Dìn Kí tại Bình Dương
2. Khảo sát tại báo Dân trí – Báo điện tử của trung ương hội khuyến học
Việt Nam :
- Bài viết liên quan đến “ Khẩn cấp cứu cụ rùa Hồ Gươm”
Có 15 bài viết liên quan đến chủ đề này
23 lượt comment ở 4 bài đầu tiên, đa phần tở sự quan tâm tới tình hình của
cụ rùa
Các bài viết về vấn đề này nằm trong dòng sự kiện chính
- Bài viết: “Trẻ mầm non bị bạo hành tại Đồng Nai”


Có 16 bài viết liên quan đến chủ đề này được cập nhật trong thời gian ngắn
do sự quan tâm đặc biệt của dư luận
Các bài viết này nằm trong dòng sự kiện chính
- Bài viết: “Lật nhà hàng nổi tại Bình Dương”
Tính tới thời điển hiện tại có 16 bài viết về vấn đề này
Bài viết đầu tiên đăng lúc 21h50 ngày 20/5/2011 chỉ vài giờ sau khi vụ việc
xảy ra có tới 51 lượt comment
Tại các bài viết trên báo Dân trí đã thiết lập một diễn đàn tập hợp ý kiến của
độc giả tại địa chỉ Email:
3. Khảo sát tại Vnxpress- Tin nhanh Việt Nam :
- Bài viết: “Đưa cụ rùa Hồ Gươm lên bờ chữa bệnh”
Đưa tin vào ngày 15/2/2011 với 35 lượt comment
3 bài viết có liên quan được triển khai
- Bài viêt: “Xử án Quản Thị Kim Hoa”
Tìm được 2 bài viết trong đó có 1 bài viết của bạn đọc còn đăng Vnxpress
Các bài viết khác về vấn đề trên không còn được lưu trữ trên Vnxpress
nhưng tìm thấy bản lưu của các báo khác trích nguồn từ Vnxpress: 5 bài
Không có ý kiến phản hồi
- Bài viết: “Lật nhà hàng nổi hai tầng tại Bình Dương”

Bài viết đầu tiên được đăng lúc 21h37 ngày 20/5/2011
23 bài viết được đăng tử sự kiện trên
Nằm trong dòng sự kiện
Được bạn đọc quan tâm đặc biệt – 4 bài viết của bạn đọc được đăng trong
mục “bạn đọc viết” nhiều lượt comment tai các bài viết này. Tiêu biểu như: “
Học được gì sau vụ chìm tàu Dìm kí”... của độc giả MinhNho. Bài viết có 5
lượt comment
4. Khảo sát tai VietNamNet:


-

Bài

viết:

“Chữa

bệnh

cho

cụ

rùa

Hồ

Gươm”


25 bài viết được triển khai từ chủ đề này
Trải rộng trong tháng 2, 3, 4 năm 2011
Được xếp vào danh mục bài viết “Phản hồi nhiều nhất”
Tìm được 3 bài viết
Không có lượt comment nào
- Bài viết: “Lật nhà hàng nổi tại Bình Dương”
23 bài viết được triển khai từ chủ đề này
Nằm trong dòng sự kiện được phản hồi nhiều nhất

 Qua khảo sát nhỏ ở trên có thể thấy được những sự kiện có nhiều bài
viết nhất chính là sự kiện được sự quan tâm của đông đảo những độc
giả qua những comment, Email mà độc giả gửi tới cơ quan báo chí
như sự kiện chữa bệnh cho cụ rùa Hồ Gươm,đặc biệt là vụ chìm tàu
Dìm kí tại Bình Dương,số lượng bài viết lên trên con số 20

 Khảo sát trên cũng một lần nữa cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa
phản hồi của độc giả và sự phát triển của bài viết trên báo mạng điện
tử. Đặc biệt tại tờ báo Dân trí, những phản hồi từ độc giả về vụ việc
nóng hổi khiến đông đảo quần chúng quan tâm còn được phóng viên
tòa soạn chọn lọc và tập hợp lại thành một bài viết hoàn chỉnh. Như
bài viết về vụ bạo hành trẻ em tại Đồng Nai: “Độc giả sốc, giận, bất
bình!”
Thứ Tư, 16/01/2008 - 15:06

Vụ bạo hành trẻ ở Đồng Nai:
Độc giả sốc, giận, bất bình!
Tôi run người lên khi thấy người đàn bà to béo cầm thước đánh vào mặt 3 đứa trẻ, cầm bát cơm
hất ngược lên cằm 1 bé khác, tức điên người khi thấy cô gái trẻ giật ngược tóc bé gái và 1 thanh niên đá
vào mông các bé trai.


Pháp luật cần ra tay để trừng trị những con người vô nhân tính này. Đồng thời cũng cần
kiểm điểm trách nhiệm của các nhà quản lý địa phương về buông lỏng quản lý việc nuôi
dạy trẻ và hành vi “xâm hại thân thể người khác” của gia đình nhà bà Hoa kéo dài từ 3
năm “mà không ai hay biết”.


Mong rằng dư luận và pháp luật có biện pháp mạnh và có cơ chế kiểm tra, đào tạo, giáo
dục các cơ sở này để chúng tôi yên tâm gửi con của mình.
Tâm sự của anh Nguyễn Văn Thắng () - người cha của 2 đứa
trẻ cùng độ tuổi với các cháu ở nhà trẻ của bà Hoa - cũng là nỗi lòng của hàng trăm độc
giả Dân trí sau khi xem phóng sự cảnh bạo hành của những người trông trẻ mất nhân
tính.
Nguyen Thi Thanh Tam ()
Tôi thực sự bức xúc khi xem những hình ảnh bạo hành trẻ em ở một trường trông
trẻ của thành phố Biên Hòa. Những cô bảo mẫu ở đây chính là những “phù thủy của thế
kỷ 21”.
Những làm cha làm mẹ có biết được 8 tiếng đồng hồ đi làm của mình cũng là 8 tiếng
đồng hồ con cái mình phải chịu sự áp bức dã man như vậy? Các bạn có bao giờ lắng nghe
con mình nói mỗi khi đến đón con không? Có nhìn vào mắt con trẻ để nhận thấy sự sợ
hãi trong đó chưa? Hãy lắng nghe con trẻ nói, chúng không bao giờ nói dối!
Sự hèn nhát của những người khi biết chuyện mà không dám lên tiếng cùng là có tội. Đó
là tội vô tâm trước nỗi đau thể chất cùng như tinh thần của người khác, mà đây lại là các
em bé chưa biết tự bảo vệ mình trước áp bức của người lớn.
Nguyen Duy Thanh ()
Cả gia đình tôi xem đoạn phóng sự đã hết sức bàng hoàng vì sự dã man của người
giữ trẻ. Con tôi mới 2 tuổi xem tivi phải khóc thét lên vì nhìn thấy cảnh tượng dã man đó.
Tôi đề nghị cần phải xử lý thích đáng với khung hình phạt cao nhất ở hành vi ngược đãi
trẻ em. Và khen thưởng những người tố giác, người quay được đoạn phim đó phần
thưởng xứng đáng trong việc có công lớn giải thoát các em.
Pham Thu Nga ()

Khi xem đoạn video các bé bị bạo hành em đang bế bé con (mới 6 tháng tuổi). Em vừa
xem vừa khóc khi nhìn thấy các em bé bị đánh rất tàn nhẫn, em tự hỏi liệu bố mẹ các bé
nhìn thấy cảnh trên có phẫn nộ muốn.... giết chết (xin lỗi vì em quá bức xúc) những kẻ
kia không? Còn em xem xong rồi cả đêm không ngủ nổi với hình ảnh em bé khoảng 2
năm tuổi ngồi khóc không nấc nổi với thìa cơm và các cái tát như trời giáng kia.
Em cũng có con nhỏ, cũng yêu con hơn cả bản thân mình, nhìn các bé bị đánh đập em xót
như con em vậy. Các bé còn nhỏ chưa có khả năng tự vệ, cũng chưa nhận biết rõ ràng là
mình đang bị hành hạ. Các bé chỉ biết khóc, rồi lâu dần hình thành những vết thương
trong tâm hồn cũng như thể xác.


Thật không thể hình dung hết hậu quả của việc bạo hành với các em bé như thế này.
Em vô cùng phẫn nộ và giận lây cả các gia đình của các cháu, giận cả các cấp chính
quyền, các đơn vị bảo vệ quyền trẻ em, tại sao lại để con em mình chịu đau đơn như thế.
Có lý do nào mà nhà trẻ ấy (và còn biết bao nhiêu nhà trẻ khác tương tự) vẫn hoạt động 3
năm giữa khu dân cư. Tiếng khóc của các em bé lẽ nào không động lòng các vị ấy sao?
Hoang Ngoc Thanh ()
Trong bữa cơm tối ngày 15/1, gia đình chúng tôi có xem chương trình về việc bạo
hành với trẻ em tại Đồng Nai. Cả nhà chúng tôi đều thật sự sửng sốt, thậm chí cá nhân tôi
còn bị shock vì những gì mình được chứng kiến. Một số thành viên trong gia đình thậm
chí còn không thể tin được đây là một đoạn phóng sự quay được thật.
Chúng tôi đều là những bậc cha mẹ có con nhỏ trong lứa tuổi với các cháu ở nhà trẻ của
bà Hoa và tôi không thể tin rằng ở đâu đó lại có những cảnh tượng dã man đến như vậy,
tuy cũng biết bạo hành trẻ em thì ở đâu cũng có.
Tôi thực sự bức xúc và cảm thông với các vị phụ huynh có con gửi tại địa chỉ giữ trẻ đó.
Kính mong các đơn vị hữu quan nhanh chóng có những hành động trừng phạt đích đáng
với những kẻ có thể gọi là “không còn nhân tính” này!
Huynh Anh Phuong ()
Tôi vừa xem video về hành vi ngược đãi trẻ ở Đồng Nai. Thật sự đau lòng và
chua xót. Giữa phố phường tấp nập người qua lại, lại có những cảnh tượng ngược đãi trẻ

em như thế này.
Tôi là một người mẹ, có con nhỏ đang học mẫu giáo ở một trường công lập tại thành phố.
Mỗi lần tôi nghe con bảo là ghét cô giáo vì cô ấy la con là tôi đã thấy xót xa lắm rồi.
Huống chi những ông bố bà mẹ có con gửi ở đây, nhìn thấy cảnh tượng này thì thật
không thể nào diễn tả được họ sẽ đau xót như thế nào.
Chúng ta nói nhiều đến pháp luật về Bảo vệ trẻ em, nhưng nếu không có những người
phóng viên quay những cảnh như thế này, không có ai lên tiếng. Liệu có ai đảm bảo con
cái mình không bị ngược đãi như thế này không? Tôi thật sự boăn khoăn, thật sự lo lắng
với những gì đang diễn ra ở xã hội của chúng ta hiện nay.
Chúng ta nói nhiều đến dân chủ và công bằng, nói nhiều đến bảo vệ trẻ em. Nhưng pháp
luật thực sự đã làm được gì trong thực tế. Thực tế là lâu nay chúng ta đã quá buông lỏng
thực thi pháp luật, vì thế mới có nhiều những nhà trẻ tư nhân mọc lên, có nhiều những
giáo viên chưa đủ trình độ giảng dạy và quản lý... Chỉ khi những hành động ngược đãi
được tung lên các phương tiện truyền thông, thì lúc ấy các vị đại diện cho pháp luật mới
lên tiếng. Trong khi đó chỉ là một trong muôn ngàn, muôn vạn những trường hợp trong
thực tế. Thật đáng buồn thay!


Minh Tran ()
Sau khi tôi cùng gia đình được xem đoạn video trên truyền hình và báo
Dantri.com.vn chúng tôi thực sự cảm thấy đau xót cho các cháu bé. Ở một xã hội như bây
giờ vẫn còn có nhiều người vô cảm với đồng loại như vậy. Không hiểu bố, mẹ các cháu
bé đó nghĩ gì khi được xem cảnh còn mình bị tra tấn dã man như vậy. Một cháu gái
khoảng 2-3 tuổi bị cô giáo giật ngược tóc ra đằng sau để cho ăn, uống sau đó bị hắt cả bát
nước canh vào mặt, rồi các cháu trai ăn một miếng bị tát một cái. Thử hỏi đó có phải là
con người nữa hay không?
Chúng tôi đề nghị các cấp, cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan báo đài vào cuộc tố giác
đưa bọn tội phạm đó ra trước công chúng để làm gương cho mọi người.
Hoang Thi Hang Hoang ()
Đúng ra tôi chẳng thể dùng nổi từ nào để định nghĩa những “con ...” đó. Sự tàn ác

đến lạnh xương sống, không chút lương tâm, không lòng trắc ẩn, nỗi khổ hạnh của những
tấm thân bé dại. Ai đó cần phải vào cuộc ngay để cứu các cháu, những đứa trẻ non nớt
chưa thể nói, chỉ biết khóc và... khóc nhưng họ không cho phép các cháu lên tiếng bằng
cách quật thước vào mặt, bạt tai, hất cả bát cơm vào mặt, giật ngược đầu bằng cách nắm
tóc... Bọn chúng cần phải bị trừng phạt thật thích đáng!
Nguyễn Thị Hoàng Vũ ()
Thật đau xót khi xem đoạn phóng sự đó. Những đứa trẻ đó không phải là con của
tôi, nhưng nỗi đau trong tôi rất ầm ĩ và nỗi tức giận những “cô giữ trẻ phù thủy” đó...
Con chúng ta là BÁU VẬT - con đau - ta ước gì được đau thay con gấp ngàn lần - con
bệnh - ta ước gì bệnh thay con gấp triệu lần. Những lúc con quậy phá, mặc dù rất bực bội
trong lòng nhưng vẫn nhỏ nhẹ khuyên con dù con chưa nói được hết...
Làm sao tôi có thể nào chịu nỗi được khi vô tình gởi con cho mụ phù thủy đó. Tôi có nói
quá nặng về bà ta? Không! Không nặng chút nào! Hàng ngàn, hàng triệu người dân, phụ
huynh bức xúc mà pháp luật đành bó tay sao. Qua thư này, tôi muốn kêu gọi mọi người
dân hãy cam đảm tố cáo với cơ quan thẩm quyền can thiệp và Bộ GD-ĐT phải lên tiếng
về vấn đề này.
Kha Nguyen Tran Le ()
Sau khi gia đình tôi xem phóng sự, đến giờ này tôi vẫn còn bàng hoàng và lo sợ.
Vì 2 vợ chồng tôi vừa sinh được cháu trai nên cũng tính đến việc sau này cho cháu đi nhà
trẻ. Cũng như những bậc phụ huynh khác, chúng tôi rất quan tâm về con của mình nhưng
không biết phải tính sao đây khi phần lớn thời gian các cháu ở trường nhiều hơn. Nói như
thế, không phải chúng tôi muốn phó thác tất cả cho nhà trường nhưng thật sự là như vậy.
Đến khi trẻ về nhà thì chỉ ăn cơm chiều và tối phải đi ngủ.


Qua việc này, tôi nghĩ các bậc phụ huynh cần phải quan tâm nhiều đến con em chúng ta
hơn nữa và đồng thời các cơ quan có trách nhiệm tăng cường kiểm tra những cơ sở hành
nghề giữ trẻ.
Hoang Son ()
Tôi cũng là người mẹ đang có con nhỏ, khi nhìn những hình ảnh được phát trên

vô tuyến tôi thực sự bức xúc. Hình như những con người đó chỉ còn tồn tại phần “CON”
thôi không còn sót lại chút ít nhân văn của con người. Pháp luật cần trừng trị những kẻ
vô lương tâm, họ không xứng đáng nhận giử trẻ. Những mầm non của tương lai không có
tội cần phải được bảo vệ.
Vu Quoc Binh ()
Tôi đã được xem đoạn băng ghi hình cảnh các cô giữ trẻ đánh các cháu trong lúc
ăn. Lúc đó con gái tôi 4 tuổi cũng ngồi cạnh và cháu rất sợ hãi. Tôi đã phải ôm cháu vào
lòng để cháu bớt xúc động. Chúng ta đã có luật, có các tổ chức, uỷ ban bảo vệ bà mẹ và
trẻ em từ cập quốc gia đến địa phương. Vậy thì những người trông giữ trẻ mà đánh đập
trẻ dã man như vậy sẽ bị xử lý thế nào? Vai trò của các tổ chức này để làm gì, nếu họ
không trực tiếp là những người tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu để làm giảm bớt tình trạng
bạo hành trẻ em hiện nay???
Truc Dao ()
Tôi rất đau lòng khi nhìn thấy những đứa trẻ bị bà Hoa đánh tát, chửi mắng khi
cho trẻ ăn. Tôi cũng là một người mẹ có con nhỏ đang gửi nhà trẻ, tôi thật sự không chịu
nỗi cảnh tượng khủng khiếp này. Tôi rất thông cảm và xin được chia sẻ nỗi đau với
những phụ huynh có con gửi tại đây. Rất mong luật pháp can thiệp, trừng trị thích đáng
những người lòng dạ như thú này và nên tuyên truyền giáo dục vấn đề bạo hành trẻ em để
sau nay không bao giờ có cảnh tượng bạo hành trẻ em xảy ra nữa.
Nhu Quynh ()
Tôi không thể chấp nhận được và quá phẫn nộ việc đánh những đứa trẻ còn quá nhỏ như
vậy, đặc biệt là khi bọn trẻ đang ăn. Tôi rất mong qua Diễn đàn Dân trí các ban ngành
như cơ quan công an là cơ quan bảo vệ luật pháp, Quỹ bảo trợ trẻ em... hãy vào cuộc, cho
toàn bộ những đối tượng ở nhà bà Huệ vào tù để làm gương, luật pháp có nghiêm minh
thì gia đình, xã hội mới phát triển, nói thì nhiều nhưng không có hành động thiết thực thì
cũng vậy thôi.
NTHAO ()
Xin thưa rằng việc phụ huynh phải gửi trẻ ở những điểm như thế này còn đầy
khắp trong xã hội chúng ta, vì sao? Chúng tôi, những người phụ nữ có con nhỏ, phải đi
làm trở lại sau bốn tháng nghỉ thai sản, nhưng trường giữ trẻ ở tuổi này thì quá ít ỏi, cả

một quận chỉ có một đến hai trường và sĩ số trẻ thì rất hạn chế. Vậy chúng tôi chỉ có hai
con đường để lựa chọn hoặc nghỉ hẳn ở nhà chăm cho đến khi con đủ ba tuổi, hoặc là


phải gởi con vào những nơi như thế này để đi làm.... Cuối cùng kính mong các Nhà Chức
trách về Giáo dục và Xã hội nên xem xét vấn đề một cách nghiêm túc và rốt ráo.
Lê Việt Hiền - TP Thanh Hoá
Thật là buồn, lâu nay báo đài vẫn thường nói về sự xuống cấp đạo đức, ta bắt gặp
cũng chẳng phải hiếm những chuyện về đạo đức con người. Từ chuyện con cái cãi lại cha
mẹ, anh chị em đánh chửi lẫn nhau cho đến chuyện đồi bại về đạo đức.
Từ những việc bịt mệng trẻ bằng băng keo đến việc cho trẻ uống thuốc tăng trọng… Đến
cả việc con cái dục cha mẹ đi thăm thầy cô nhân các ngày lễ, văn hoá quà biếu, phong bì
đã ăn sâu vào tiềm thức của trẻ thơ. Chúng ta đang trồng người như vậy đó? Theo kiểu
trồng này liệu chúng ta sẽ gặt được những gì đây, quả đắng?
Nay đến việc bạo hành trẻ em, đã đến lúc phải đưa những con người này ra ánh sáng và
phải có những biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn những hành động nói trên.
Ngoc Lan Pham ()
Bất cứ một ai ngồi trước màn hình vô tuyến tối ngày hôm qua đều phải ngỡ ngàng
và phẫn nộ hình ảnh đưa tin về nhà trẻ gia đình của bà Huệ ở Đồng Nai. Vợ chồng tôi
nhìn nhau không thể nói lên được câu nào. Đau lòng hơn nữa vì không trả lời được câu
hỏi với ánh mắt hốt hoảng của con gái thứ 2 chúng tôi (năm nay cháu 4 tuổi): Bố mẹ ơi
em bé bị làm sao thế kia?
Xã hội lên án, nhưng cá nhân tôi nghĩ cần phải truy tố và có những biện pháp cứng rắn
của chính quyền để không thể có những hình ảnh như thế này xảy ra.
Thu Hien ()
Sau khi xem xong video về trẻ em bị bạo hành ở Đồng Nai tôi vô cùng bức xúc.
Tôi tự hỏi không biết những người trông giữ trẻ ở cơ sở này có còn nhân tính nữa không?
Cái cách họ cho trẻ ăn, ngủ thể hiện rõ bản chất côn đồ, vô giáo dục, mất nhân tính. Họ
trông trẻ được trả công cơ mà. Họ có những bực mình hay bức xúc gì mà trút hết lên đầu
con trẻ - những đứa trẻ quá nhỏ bé để hiểu được lý do vì sao chúng lại bị đối xử như

vậy???
Tôi không thể diễn tả nổi sự uất nghẹn trong tim mình khi xem đoạn video trên. Bạn hãy
tưởng tượng khi con bạn khóc, bị ngã bạn có thấy xót xa không? Các bậc phụ huỵnh đang
gửi con ở cơ sớ này nghĩ gì khi được xem đoạn clip trên?
Tôi đề nghị dẹp bỏ cơ sỏ trông trẻ này và phải đưa những kẻ đội lốt người kia ra trừng trị.
Ho Huong ()


Tôi thực sự bị shock khi chứng kiến những hình ảnh này. Đề nghị Công an Đồng
Nai sớm vào cuộc và phải xử phạt thật nặng với những kẻ có hành vi ngược đãi trẻ em
đặc biệt là mụ phù thủy độc ác tên Huệ kia!
Không biết chính quyền địa phương ở đâu mà để nhóm giữ trẻ này hoạt động suốt 3 năm
trời như vậy? Thật đau xót và phẫn nộ!
Nguyen Van Thang ()
Thật sự tôi không tin vào mắt mình trước những cảnh tượng là những cái tát thẳng
tay, giật ngược tóc khi cho trẻ ăn là lời mắng chửi, nhục mạ của những “cô giáo phù
thủy”.
Tôi là một thanh niên chưa vợ (27 tuổi) nhưng khi tôi xem xong chương trình đó tôi đã
chảy nước mắt vì thương những cháu bé và quá đau buồn cho những gia đình đã có con
trẻ gửi tại đây.
Bui Xuan Linh ()
Nếu báo chí đã từng phản ánh việc “cơm tù” như là 1 chuyện ghê gớm cho những
ai đi xe đò đường xa, nhưng tôi thấy “cơm tù” vẫn còn tốt hơn rất nhiều so với “lớp học
bạo lực” của bà Hoa.
“Cơm tù” dù ăn hay không ăn, ta chỉ trả tiền là không có vấn đề. Nhưng ở lớp học của
các cháu bé, cha mẹ phụ huynh đã trả tiền, cơm ăn hay không nhưng đòn vẫn bị đánh
thậm tệ hàng ngày. Tôi nghĩ với các cháu bé này, lớp học là địa ngục mỗi ngày khi cha
mẹ đem đi gửi.
Nên chăng bắt luôn những người có liên quan như gã đàn ông mặc áo thun ba lỗ trắng, cô
phụ việc... để việc điều tra sẽ thuận lợi hơn. Mong pháp luật trừng trị thật thích đáng với

những người vô lương tâm như thế!
P.V
(Tổng hợp)

VI. Tổng hợp
Tóm lại , trong báo mạng điện tử tương tác phản hồi với độc giả là vô cùng
quan trọng , trở thành một ưu thế hàng đầu giúp báo mạnh điện tử cạnh tranh
với các loại hình báo chí khác như báo in , phát thanh hay truyền hình. Nhờ
có tương tác phản hồi từ độc giả mà nhà báo cũng như tóa soạn trở nên
nhanh nhạy hơn với việc tiếp thu thông tin va triển khai bài viết thành các
dòng sự kiện được đông đảo công chúng quan tâm . Chắc chắn trong tương
lai với thế mạnh này báo mạng điện tử sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa,đáp


ứng được nhu cầu thông tin của người dân, thành một kênh thông tin hàng
đầu , để có thể được như vậy các tờ báo mạnh cần thúc đảy hơn nữa tính
tương tác phản hồi của mình, tiếp thu chọn loc các thông tin từ độc giả , bám
sát vào nhưng gì mà công chúng, dư luận quan tâm đông thời cũng không
ngừng hoàn thiện mình để có được sự quan tâm từ độc giả, nâng cao hơn
nữa chất lương bài viết.

Tài liệu tham khảo :
- Nhập môn báo mạng điện tử - Khoa phanh truyền hình, Học viện báo
chí và tuyên truyền. Th.s Nguyễn Thị Trường Giang.
- Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản – Nxb Chinh trị - Hành chính
Quốc gia. Nguyến Thị Trường Giang.


- Cơ sở lý luận báo chí truyền thông – Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
Dưng Xuân Sơn – Đinh Xuân Trường – Trần Quay.

- Truyền thông, lý thuyết và kĩ năng cơ bản – Học viện báo chí và tuyên
truyền, Nxb lý luận chính trị. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên)
và trang thông tin.
- Các báo điện tử:
+ Vietnamnet.net
+ VnExpress.vn
+ Dantri.com
+ 24h.com
+ Songtre.vn

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................22



×