Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Báo mạng điện tử blog đã được quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.98 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
Phải khẳng định ngay rằng Internet là một trong những phát minh vĩ đại mang
lại bước phát triển vượt bậc cho nhân loại. Internet giúp con người nối liền mọi
khoảng cách. Mọi rào cản về biên giới, địa lý, thời gian ... thông qua Internet xem
như đã bị xóa sổ. Đó chính là điều mà ngày nay người ta gọi là thế giới phẳng. Chỉ
cần có kỹ năng về sử dụng Internet là người trẻ đã có thể coi đó như một phương
thức cho quá trình học tập và tạo lập tương lai. Internet giúp bạn cập nhập tin tức
nhanh chóng. Thông qua các trang web, các diễn đàn trên Internet bạn có thể tìm
thấy nguồn tài liệu phong phú, bổ ích. Thay vì mất rất nhiều thời gian tìm kiếm tại
các thư viện. Bạn có thể rèn luyện tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp…thông qua
Internet. Cùng với đó, Internet giúp chúng ta kết nối những con người chung ý sở
thích, mục đích như. Khi bạn cần được giúp đỡ, chia sẻ, tư vấn Internet có thể
mang đến cho bạn địa chỉ tin cậy và những lời góp ý động viên đến từ mọi miền Tổ
Quốc, từ nhiều quốc gia để bạn thêm yêu cuộc sống.
Ở nước ta, Internet xuất hiện từ năm 1997 và mọi người dân hầu như đã được
sử dụng tất cả các tiện ích do Internet mang lại. Còn Blog xuất hiện tại Việt Nam
khoảng cuối năm 2005 và đến nay đã có một số lượng không nhỏ những người sử
dụng (blogger) không riêng giới trẻ mà ở nhiều lứa tuổi, nhiều nghề nghiệp khác
nhau. Cộng đồng blog thu hút nhiều người gia nhập xuất phát từ lý do blog giúp
cho người sở hữu nó có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm cá nhân một cách tự do.
Nhiều blog, nhiều trang web được sinh ra, tồn tại và có nội dung lành mạnh, bổ ích
và thậm chí còn được các phương tiện thông tin truyền thông chính thức của Nhà
nước giới thiệu, trân trọng. Nhiều blogger đã thực sử nổi tiếng trong lòng mọi
người. Hiện có rất nhiều nhà báo, nhà văn, nghệ sỹ ... đã viết blog. Có những blog
thu hút cả triệu lượt truy cập, trao đổi...
Cũng từ thông tin trên Interner, blog, không ít sự kiện đã trở thành vấn đề
1


mang tính thời sự, có tác động xã hội rộng lớn. Như phong trào tìm người thân,
giúp đỡ người nghèo, trao đổi khoa học... Gần đây nhất là việc các blogger “phát


hiện” ra những sai sót trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2008, việc hoa hậu Thùy
Dung chưa tốt nghiệp phổ thông ...
Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc của Internet, blog cũng có kéo theo những
điều bất cấp. Đó là bên cạnh những Blog lành mạnh, vẫn có những trang blog có
nội dung không lành mạnh, hoặc nhân danh “yêu nước” nhưng có nhiều entry có
quan điểm mang tính cực đoan, kích động hoặc thông tin mơ hồ, bịa đặt, thậm chí
nói xấu, xúc phạm đến uy tín, danh dự, đời tư người khác ...
Một vấn đề nữa là càng ngày cuộc sống của các bạn trẻ càng phụ thuộc vào
Internet. Điều đó dẫn đến nguy cơ bạn trẻ thu hẹp mình, không gian sống giao tiếp
chỉ còn là với màn hình vi tính. Điều đó dẫn đến hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo
chủ động của bạn trẻ. “Chúng ta đang đánh mất nhiều kỹ năng tư duy, những kỹ
năng đòi hỏi sự tập trung, sự lắng đọng, xem xét thấu đáo vấn đề. Không có thời
gian và không gian cho những điều đó trên Internet”. Một bộ phận giới trẻ khác
đang sử dụng Internet, blog vào những mục đích không lành mạnh như: truy cập
trang “web đen”, “chơi nổi” bằng việc, tung ảnh khiêu gợi, phát tán clip với nội
dung phản động, lừa đảo. Lợi dụng Internet, buôn bán những mặt hàng cấm: búp bê
tình dục, thuốc phiện, thuốc lắc… Như vậy, Internet, blog cũng có thể là một công
cụ tiếp tay cho những hành vi phạm pháp, đe dọa đến cuộc sống của người trẻ.
Với việc được bộc lộ mình một cách tự do đó đôi khi đã kéo theo những hệ
luỵ tiêu cực khiến chúng ta không thể kiểm soát được. Gần đây, có rất nhiều ý kiến
xoay quanh việc nên hay không nên quản lý blog.
Trước hết, cần khẳng định rằng sự lo ngại và phản ứng của dư luận đối với
vấn đề phát triển tự do của internet, blog hiện nay không phải là vô cớ. Trong thế
giới ảo ấy không tránh khỏi sự tồn tại của một số "hạt sạn" sẵn sàng lợi dụng quyền
tự do cá nhân để tấn công và bôi nhọ người khác, hoặc đưa ra những thông tin sai
2


lệch, gây tác hại cho xã hội. Đó là những đối tượng cần bị loại trừ ra khỏi cộng
đồng blog. Tuy nhiên, nếu nhận định một cách khách quan thì viết blog vẫn là một

hoạt động lành mạnh giúp cá nhân truyền tải, chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm,
cảm xúc đến mọi người xung quanh. Blog đã trở thành nơi giao lưu và tương tác
của số lượng người không nhỏ trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay. Khá nhiều bài
viết xuất hiện trên blog đã có ảnh hưởng tư tưởng tích cực đối với xã hội và nhận
được sự đánh giá cao của công chúng.
Bất kỳ một hoạt động nào diễn ra cũng đều ít nhiều cần sự điều chỉnh của pháp
luật hoặc các quy phạm xã hội nhất định. Hơn thế nữa, cho dù vô tình hay hữu ý thì
chính những blogger đang thực sự tạo ra một cuộc "cách mạng" dẫn đến một loại
kênh thông tin mới, cái gọi là "citizen journalism" - báo chí công dân. Vì vậy,
chúng ta không thể viện lý do rằng quản lý blog là một việc khó khăn để rơi vào
một trong hai xu hướng: thả lỏng hoặc hạn chế blog phát triển. Điều quan trọng là
phải định hướng hình thức thông tin này phát triển theo một quy tắc ứng xử vừa đủ
để không mất đi sự tự do vốn có của nó. Mỗi blogger chắc hẳn phải hiểu rằng:
không có tự do nào nằm ngoài khuôn khổ của luật pháp. Tuy nhiên, đưa blog vào
khuôn khổ bằng công cụ nào, thời điểm nào cho hợp lý và hiệu quả là một vấn đề
đáng cân nhắc. Đặc biệt, khi một số nước trong khu vực có nền văn hoá tương đồng
với Việt Nam cũng đã không thành công trong việc đưa ra quy định quản lý blog
như: Singapore, Malaysia, Trung Quốc, ...
Theo Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Lê Khắc Hợp khẳng định internet
và blog xuất hiện ở Việt Nam là tiến bộ ngoạn mục của loài người: "Một xã hội
thông thoáng, tự do cởi mở về thông tin, trao đổi với nhau qua blog là một xã hội
tốt. Phải ghi nhận điều đó. Thử hình dung nếu không có internet, không có blog
làm sao mọi người hiểu lẫn nhau như hiện nay. Đó là một vấn đề mang tính quy
luật. Khi đổi mới và hội nhập, cái gì thế giới có ta có, vấn đề chỉ là sớm và muộn,
nhanh và chậm, không ai đứng ngoài để trở thành ốc đảo". Bộ trưởng cũng khẳng
3


định thế giới có thể quản lý tốt blog và Việt Nam cũng có thể làm được điều này:
"Quản lý là quản có lý, bao gồm cả đạo lý và nguyên lý. Đạo lý là ủng hộ người tốt,

răn đe người không tốt. Nguyên lý là tạo hành lang cho người ta hành động. Đi
ngoài hành lang không được và không an toàn", và "Chúng ta không hạn chế phát
triển blog. Hiện nay Việt Nam có 1,1 triệu blogger, tương lai gần 3-5 triệu. Con số
hàng triệu người đặt ra vấn đề xã hội lớn cần quản lý. Quản lý tốt internet, blog,
hạn chế 2 vấn đề: một là hạn chế bôi nhọ, nói xấu, xuyên tạc cá nhân lẫn nhau, đặc
biệt những người đứng trong bộ máy công quyền, người đại diện cho dân. Nó làm
xã hội rối loạn, không thể phát triển. Hai là hạn chế những tuyên truyền, vận động
chống phá Nhà nước, ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc và phát triển kinh tế".
Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận rằng, Internet đã và đang trở thành
một phần không thể thiếu trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Tuy nhiên bên
cạnh rất nhiều những ích lợi mà Internet mang lại, chúng ta cũng không thể không
nhắc tới rất nhiều những vấn đề nảy sinh khi ngày càng có nhiều bạn trẻ đam mê
một cuộc sống ảo mà quên đi hiện thực bản thân và gia đình. chính vì vậy, việc đưa
ra các qui định để quản lý về mặt nguyên tắc, quan điểm... là cần thiết.
Một tỉ lệ khá lớn blogger là giới trẻ, nên vai trò giáo dục lối sống, nhân cách,
dẫn dắt, định hướng để mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, tham gia internet, blog một
cách lành mạnh là điều đặc biệt quan trọng. Với những lý do trên, tôi chọn “Sự
phát triển của Internet, blog ở nước ta và công tác quản lý nhà nước về internet và
Blog hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn giúp những người
sử dụng internet, blog có thêm hiểu biết, sử dụng internet, blog một cách đúng đắn
và có trách nhiệm.

4


NỘI DUNG
I. SỰ PHÁT TRIỂN INTERNET, BLOG Ở NƯỚC TA
I.1. Sự ra đời và phát triển của internet trên thế giới và tại Việt Nam
* Khái niệm Internet: Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được
truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này

truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một
giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng
ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các
trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.
I.1.1. Sự ra đời và phát triển Internet trên thế giới:
* Sự ra đời của internet
- Ngày 4/10/1957 được coi là ngày ra đời lần 1 của mạng Internet. Nhân sự kiện
Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đã khiến nước Mỹ thành lập Cơ quan về các dự án
Ngiên cứu tiên tiến(DARPA), mục tiêu của nó là tạo ra mạng không cần máy chủ, để
trong trường hợp nó bị tiêu diệt thì mạng vẫn không bị ảnh hưởng (đề phòng chiến
tranh hạt nhân). Đây là sự manh nha của ý tưởng về một mạng máy tính.
- Tháng 12/1969, lần đầu tiên 4 máy tính đã được kết nối với nhau vào mạng
ARPANET, từ đây ý tưởng về sự ra đời của mạng Internet đã được cất cánh. Đây là
lần khai sinh thứ 2.
- Ngày 1/1/1983, khi tất cả các máy tính kết mạng (Mạng Arpanet) đều chuyển
sang giao thức TCP/IP. Đó là một ngày trọng đại trong lịch sử của Internet và được
coi là ngày đánh dấu sự hoàn thiện của Internet.
- Năm 1989, khi Tim Berness Lee xây dựng được ngôn ngữ HTML (viết tắt cho
HyperText Markup Language) là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên
các trang web, tạo cơ sở cho mạng Web ngày nay. Đây là lần khai sinh thứ 3.
* Sự phát triển của internet:
5


- 1962: Ý tưởng đầu tiên về mạng kết nối các máy tính với nhau (J.C.R.
Licklider).
- 1965: Mạng gửi các dữ liệu đó được chia nhỏ thành từng paket, đi theo các
tuyến đường khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (Donald Dovies). Lauren
G.Roberts đã kết nối máy tính ở Massachussetts với một máy tính khác ở
California qua đường dây điện thoại.

- 1967: Lauren G.Roberts đề xuất ý tưởng mạng ARPANET (Advanced
Research Project Agency Network) tại một hội nghị ở Michigan.
- 1969: Mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền thân của Internet; Internet
- liên mạng bắt đầu xuất hiện khi nhiều mạng được kết nối với nhau.
- 1972: Thư điện tử bắt đầu được sử dụng (Ray Tomlinson).
- 1973: ARPANET lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường Đại học
London.
- 1984: Giao thức chuyển gởi tin TCP/IP (Transmision Control Protocol và
Internet Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ thống các tên miền
DNS (Domain Name System) ra đời để phân biệt các máy chủ; được chia thành sáu
loại chính: gov (government) thuộc chính phủ; mil (miltary) cho lĩnh vực quân
sự; .com (commercial) cho lĩnh vực thương mại; org (organization) cho các tổ
chức; net (network resources) cho các mạng; edu (education) cho lĩnh vực giáo dục.
- 1990: ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới.
- 1991: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup
Language) ra đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (HyperText
Transfer Protocol), Internet đã thực sự trở thành công cụ đắc lực với hàng loạt các
dịch vụ mới.
- world wide web (www) ra đời, đem lại cho người dùng khả năng tham chiếu
từ một văn bản đến nhiều văn bản khác, chuyển từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ
liệu khác với hình thức hấp dẫn và nội dung phong phú.
6


- Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm 1994.
- Các công ty IBM, Netsscape, tung ra các phần mềm ứng dụng để khai thác
thông tin trên Internet và ra chiến dịch quảng cáo cho các mô hình kinh doanh điện
tử năm 1997...
- Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có người sử dụng Internet ở
mức độ cao. Theo thống kê của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats năm

2006, trên thế giới có tới khoảng 694 triệu người sử dụng Internet. Mỹ là quốc gia
có số người sử dụng Internet nhiều nhất: 152 triệu. Đứng thứ 2 là Trung Quốc: 72
triệu. Nhưng tính đến năm 2008, số lượng người sử dụng Internet của Trung Quốc
đã vượt Mỹ, con số ước tính khoảng 221 triệu người: Nhật: 52 triệu ;Đức: 32 triệu;
Anh: 30 triệu; Hàn Quốc: 24.6 triệu; Pháp: 23,9 triệu; Canada: 19 triệu; Ý: 16,8
triệu; Ấn Độ: 16,7 triệu... Việt Nam đứng trong top 20 nước có số người sử dụng
Internet nhiều nhất trên thế giới với 15 triệu người (Số liệu năm 2006).
I.1.2. Sự ra đời và phát triển của Internet tại Việt Nam
* Sự ra đời của Internet tại Việt Nam:
Cách đây 14 năm, ngày 19/11/1997, dịch vụ internet chính thức có mặt tại Việt
Nam. Lúc đó, nó được xem là dịch vụ cao cấp dành cho một nhóm cá nhân, tập thể
thật sự có nhu cầu. Đến nay, dịch vụ internet không chỉ có mặt ở các đô thị, mà đã
lan tỏa rộng khắp 63 tỉnh, thành phố, từ những khu dân cư đông đúc đến các bản
làng xa xôi...Ban đầu, hạ tầng internet Việt Nam chỉ là một hệ thống thiết bị nhỏ,
được một đối tác của Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam (VNPT) lúc
bấy giờ (nay là Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam) đảm nhiệm.
Năm 2002, để tạo động lực cạnh tranh, nhà nước không còn cho phép VNPT
độc quyền khai thác hạ tầng kỹ thuật và cho phép thành lập các IXP khác. Quy định
này đã làm thị trường internet Việt Nam có sự đột phá mới. Giá cước ngày càng rẻ.
Thủ tục ngày càng đơn giản. Năm 2003, với các quyết định cho giảm cước truy cập
sử dụng internet ngang với các quốc gia trong khu vực, thậm chí có khung cước
7


còn rẻ hơn, đồng thời cho phép các doanh nghiệp tự mình áp dụng các chính sách
quản lý và ấn định mức cước, số khách hàng thuê bao của các ISP tăng đột biến:
VNPT tăng 258%, SPT - 255%, NetNam - 227%, Viettel - 184% và FPT - 174%.
Tháng 5-2003, dịch vụ internet băng thông rộng, gọi tắt là ADSL, được chính
thức tung ra thị trường. Ngay từ buổi ban đầu, dịch vụ này luôn trong tình trạng
cung không đủ cầu. Các nhà cung cấp lắp đặt cáp tới đâu, khách hàng đăng ký tới

đó. Có nhiều khu vực, dù chưa có cáp nhưng đã có khách hàng đăng ký “chờ”. Sau
5 tháng triển khai, số khách thuê bao dịch vụ ADSL của VNPT và FPT đã đạt đến
gần 20.000; sau một năm, số khách thuê bao đã tăng lên đến 71.000 và hiện nay đã
lên tới gần 30 triệu người. Chính nhờ công nghệ ADSL, dịch vụ nội dung trên môi
trường mạng phong phú hơn thuở ban đầu rất nhiều. Nhiều dịch vụ cao cấp hơn
như VoIP, Wi-Fi, các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng (chat, trò chơi trực tuyến,
blog...) ngày càng nhộn nhịp. Nhưng quan trọng hơn là khi băng thông lớn, tốc độ
truy cập nhanh, internet Việt Nam đã có sự phát triển đột biến. Bên cạnh các tờ báo
điện tử lớn như Vietnamnet, Vnexpress,... các trang web thông tin của các báo, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đều phát triển rất mạnh. Đây không chỉ là
nơi cung cấp thông tin cho người đọc mà còn là nơi trao đổi kinh nghiệm, là diễn
đàn mở về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của con người trong môi trường ảo.
Khi mới kết nối, hạ tầng internet Việt Nam chỉ có cổng kết nối đi Mỹ và Úc
với băng thông nhỏ, mức dự phòng thấp. Tháng 5-2005, hạ tầng internet Việt Nam
kết nối với quốc tế đã phát triển đa hướng, trong đó các hướng lớn qua Mỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Malaysia.
- Tháng 11/1997, Internet chính thức có mặt tại VN qua nhà cung cấp hệ thống
đường trục kết nối trong nước và quốc tế là Tổng công ty bưu chính Viễn thông
Việt Nam (VNPT) và 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet là VNPT, FPT, SPT và
NETNAM.
* Sự phát triển của internet tại Việt Nam
8


Có thể nói năm 1997 là mốc đáng nhớ khi chúng ta biến "giấc mơ Internet"
của Việt Nam thành hiện thực bằng việc kết nối mạng toàn cầu. Nhờ những chính
sách đúng đắn, quyết liệt đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin, đến nay, Việt
Nam đã trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực
và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới. Sự phát triển
của Internet thời gian qua là niềm tự hào của ngành công nghệ thông tin nước nhà.

Cùng với số lượng người sử dụng Internet tăng nhanh thì nhà cung cấp dịch vụ
cũng tăng không ngừng. Nếu như những năm đầu, Internet Việt Nam chỉ có một
nhà cung cấp dịch vụ duy nhất là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) thì nay
đã có hàng trăm doanh nghiệp.
Sau 14 năm kết nối với mạng Internet toàn cầu, đến thời điểm này, Việt Nam
có gần 27 triệu người sử dụng Internet, chiếm 31% dân số, với hàng trăm nhà cung
cấp dịch vụ. Đó là lý do vì sao Việt Nam hiện xếp thứ 18 trên thế giới xét về quốc
gia có người dùng internet nhiều nhất. Về tốc độ phát triển net, Việt Nam đứng thứ
6 trong khu vực Châu Á (theo số liệu của Bộ thông tin và Truyền thông). Đến nay
đã có 64/64 tỉnh thành có mạng Internet. Đặc biệt, Internet đã được sử dụng tại các
cơ quan nhà nước với dự án thành lập chính phủ điện tử.
- Với những tín hiệu khả quan của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh
doanh viễn thông nói riêng, hãng nghiên cứu Business Monitor International (Anh)
năm ngoái dự đoán Việt Nam sẽ đạt 31,5 triệu người kết nối mạng vào năm 2011.
Sự phát triển đó không chỉ góp phần to lớn vào sự vững mạnh chung về mọi
mặt của đất nước, mà còn khẳng định cơ chế mở của Đảng, Nhà nước với loại hình
công nghệ thông tin đặc biệt này.
I.2. Sự ra đời của blog và những mốc đáng ghi nhớ
* Khái niệm Blog: là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay
“Weblog” dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên
nền web hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hàng
9


ngày về một vấn đề gì đó.
Một ngày đầu tháng tư cách đây hơn 10 năm, nhà báo Dave Winer của tờ
Người New York đã trình làng bài viết đầu tiên trên trang web của mình có tên gọi
Scripting News. “Vào xem đi. Tuyệt lắm!”. Ít người biết rằng câu giới thiệu ngắn
gọn ấy đã mở màn cho sự ra đời của một thứ làm thay đổi diện mạo truyền thông
đại chúng trên toàn thế giới: blog (nhật ký điện tử).

Sự chào đời của Scripting News tuy vậy lại chẳng mấy nổi đình đám. Những
bài viết (entry) đầu tiên chỉ đơn thuần là danh sách các website mà Dave đã vào
xem trong ngày hôm đó. Dù chẳng có gì hấp dẫn nhưng nó vẫn thu hút được khá
đông cư dân mạng, nhanh chóng trở thành điểm hẹn online của những người thích
chia sẻ thông tin. Phải hai năm sau, từ “blog” mới chính thức ra đời, nhưng nhiều
người vẫn ghé Scripting News để chúc mừng sinh nhật tuổi lên 10 của blog.
Kể từ buổi sơ khai năm 1997 đến nay, blog đã phát triển chóng mặt như một
đoàn tàu không phanh, tăng vùn vụt về số lượng và ngày càng chứng minh sức ảnh
hưởng to lớn. Hiện có khoảng 70 triệu trang blog tồn tại, với khoảng 1,5 triệu bài
viết mới mỗi ngày! Không thể kể hết các tác động của blog đến đời sống nhân loại
trên khắp hành tinh, nhưng có thể khẳng định một điều nó đã vượt ra khỏi phạm vi
màn hình 17 inch của chiếc máy tính. Người ta tìm thấy một nửa của mình từ blog,
vận động tranh cử bằng blog, lôi nhau ra tòa vì blog, và nhiều sự kiện trên thế giới
ra đời chính bởi blog.
Mặc dù vậy, không phải ai cũng tin rằng tác động của blog là vĩnh viễn. Điển
hình là Andrew Keen - một cựu doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
tác giả của quyển sách sắp xuất bản Đam mê của kẻ ngoại đạo: Internet ngày nay
đang giết chết văn hóa của chúng ta ra sao. Ông cho rằng sở dĩ blog “được mùa” là
do nó khiến người ta tin rằng họ có nhiều chuyện để nói và bản thân họ hay ho hơn
họ nghĩ. “Vấn đề thật sự là liệu những việc ấy có đóng góp chút gì cho đời sống
văn hóa của chúng ta hay không. Đa số blog đều chỉ là những dòng nhật ký hời hợt,
10


sớm nở tối tàn. Đó chẳng qua chỉ là một phương tiện để thể hiện cái tôi trong kỷ
nguyên truyền thông thế hệ mới”.
Nhưng dù yêu thích hay ghét bỏ, người ta không thể phủ nhận sự tồn tại và
phát triển kinh hoàng của blog. Sự phát triển đến chóng mặt của những trang nhật
ký điện tử trong một thập niên qua đã khiến người ta thay đổi thái độ về blog. Nếu
như trước đây blog chỉ được xem là thú tiêu khiển cá nhân thì giờ đây đã được nhìn

nhận như “tương lai của ngành truyền thông”.
Truy cập bất cứ website của tờ báo hay hãng tin lớn như BBC, CNN,
Guardian, Independent..., người ta dễ dàng nhìn thấy phần blog của độc giả chiếm
một vị trí quan trọng. Đây là kênh thông tin do cơ quan truyền thông tạo ra nhằm
đưa độc giả đến gần hơn với phóng viên. Dan Gillmor, tác giả quyển sách về nhà
báo công dân We the media (Truyền thông là chúng ta), nhận xét: “Blog là công cụ
sơ khai của một trang web đọc - viết đúng nghĩa. Nó biến những khách hàng của
giới truyền thông (độc giả, thính giả, khán giả) thành người tạo ra nội dung và biến
những người tạo ra nội dung thành cộng tác viên. Chúng ta chỉ mới cảm nhận được
tác động của sự thay đổi này chứ chưa thật sự hiểu rõ về nó”.
Những cột mốc đáng nhớ:
- 4/1997. Scripting News - blog đầu tiên trên thế giới ra đời. Chữ “weblog” được
nhắc đến lần đầu tiên vào tháng mười hai cùng năm để mô tả về hiện tượng này.
- 8/1999: Trang web blogger.com chính thức mở cửa.
- 9/2001. Số lượng blog tăng vọt ở Mỹ sau sự kiện khủng bố 11-9.
- 12/2002. Áp lực từ các blogger khiến thượng nghị sĩ Trent Lott, chủ tịch khối
đa số Cộng hòa ở Thượng viện Mỹ, bị mất chức sau khi ông này lên tiếng ủng hộ
phân biệt chủng tộc.
- 2/2003, Google mua lại blogger.com.
- 10/2003: Belle de Jour, một tác giả blog ẩn danh ở London (Anh), ký hợp
đồng xuất bản sách từ blog của mình, tạo tiền đề cho khái niệm “blook” (sách xuất
11


bản từ blog).
- 7/2005: Thế giới blog tăng gấp đôi về qui mô sau mỗi 5 tháng.
- 4/2007. Theo trang web quản lý blog Technorati, mỗi ngày có 120.000 blog
mới khai sinh (1,4 blog mới trình làng mỗi giây); 2/3 số lượng bài viết trên các blog
là bằng tiếng Anh và tiếng Nhật.
Dưới góc độ xã hội, trào lưu blog đang hình thành nên một cộng đồng trẻ năng

động, tự tin và gắn kết hơn. Nhiều vấn đề thời sự, thiết thực đã được các bạn đưa
lên blog để bàn luận. Blog thậm chí là nơi để kêu gọi và chia sẻ sự giúp đỡ, tìm
hiểu và củng cố kiến thức của giới trẻ. Một cách tự nhiên, thế hệ tương lai đã, đang
và sẽ quan tâm đến cuộc sống quanh họ nhiều hơn. Các kiến thức trong giao tiếp,
công việc, giáo dục giới tính cũng như những lời kêu gọi từ thiện hay việc phát
động phòng chống hút thuốc lá đều được blogger tiếp nhận và bình luận sôi nổi.
Nếu trước đây, những lời kêu gọi này chỉ phát tán trong cộng đồng mạng ảo
thông qua tin nhắn Yahoo Messenger thì hiện tại, chúng còn xuất hiện rất nhiều ở các
blog. Blog, một hình thức viết nhật ký trên mạng đã và đang lan rộng, phổ cập mạnh
mẽ trong giới trẻ. Tại đây người ta có thể nói, làm và thể hiện bất cứ điều gì họ muốn.
Họ có thể chia sẻ những điều rất riêng với một thế giới bạn bè chung, từ những chuyện
nhỏ nhặt như ngày hôm nay ăn mấy bát cơm cho tới những vấn đề lớn lao như thi đại
học nên chọn trường nào, công việc này có phù hợp không; từ những chuyện tình cảm
cá nhân cho tới các vấn đề gia đình; từ việc chia sẻ kiến thức, thông tin hữu ích cho tới
việc xin lời khuyên; hay đơn giản nhất là việc xả stress.
Các blogger - người viết blog thuộc nhiều thành phần xã hội phong phú, không
phân biệt giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn hay địa vị xã hội. Đọc và cảm nhận
những suy tư trong blog của một bạn tiến sĩ trẻ chân thành thế nào thì sẽ thấy điều
tốt đẹp tương tự trong blog của một bạn học sinh nhỏ tuổi. Tất tần tật những băn
khoăn, trăn trở, khát vọng, ước mơ trong cuộc sống thường ngày đều được blogger
"bê" nguyên lên mạng để giãi bày, tâm sự với bạn bè.
12


II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ INTERNET VÀ BLOG
HIỆN NAY
Thực tế là thời gian qua, các cơ quan chức năng đã nhận được nhiều lời phản
ảnh, phàn nàn về những vấn đề tiêu cực nảy sinh từ môi trường internet, nhật ký
online như: blog sex, thông tin không lành mạnh, bôi xấu cá nhân khác... Hiện tại,
tất cả các blog cá nhân đều hoạt động khá tự do mà không phải tuân thủ theo một

quy chế bắt buộc nào về mặt nội dung. Các dịch vụ blog, mạng xã hội ảo, nhà quản
lý thường phải tự đề ra quy chế riêng của mình cho các thành viên.
Điển hình như nhà quản trị của dịch vụ web Ngôi Sao Blog, nơi tập trung hơn
24 nghìn thành viên và khoảng 63.000 bài viết, yêu cầu thành viên phải đồng ý với
các quy định như: luôn giữ mình là một người văn minh, có văn hoá, không gửi
hoặc để link hình ảnh mang tính khiêu khích, phản động hoặc có tính kích dục,
không gửi bài viết, bình luận kích động, truyền bá ấn phẩm hoặc mất văn hoá. Với
bất cứ vi phạm nào, tài khoản sẽ nhanh chóng bị khóa không báo trước. Để chặt chẽ
trong khâu kiểm duyệt nội dung thông tin, biên tập viên buộc phải đọc hết các bài
viết, thường xuyên thông báo đến member hoặc gửi thư riêng cho blogger. Tất
nhiên, thi thoảng cũng có sót vài nội dung không tốt nhưng độc giả phát hiện báo
lại là họ xoá ngay.
Tuy nhiên, nhiều quan điểm từ các blogger hay giới chuyên môn cũng cho
rằng rất có thể môi trường nhật ký mạng sẽ bị ảnh hưởng nếu người làm luật không
tham khảo hoặc lấy ý kiến của blogger không đến nơi đến chốn. Ở góc độ là một
chuyên gia an ninh mạng, Giám đốc BKIS Nguyễn Tử Quảng cho rằng mỗi blog
như một trang web nhưng do 1 cá nhân chủ trì. Vì thế, số lượng sẽ thiên biến vạn
hóa hơn 1 website khiến việc quản lý cũng sẽ khó hơn. "Về kỹ thuật, nếu một blog
vi phạm pháp luật thì có thể ngăn truy cập như với website, truy tìm chủ nhân nếu
cần. Nhưng do số lượng nhiều và thường việc quảng bá blog thông qua kênh trực
tiếp như gửi e-mail, tin nhắn... nên nếu chỉ biện pháp kỹ thuật là không đủ".
13


Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thông tin cũng thừa nhận, việc đánh sập các blog
đen không thể coi là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc xử lý vi phạm. Do đó, đề
kháng lớn nhất chính là nâng cao nhận thức của người dùng, sao cho những nội
dung đưa lên blog phải hợp lý. Theo Vụ trưởng Vụ phổ biến pháp luật Vũ Tất Viễn,
Bộ Tư pháp sẽ cùng bàn luận với Bộ Văn hóa Thông tin để có giải pháp quản lý
internet, blog vì có nhiều lỗ hổng trong vấn đề này.

Có thể nói, Quản lý Internet và blog trở thành vấn đề "nóng" đối với quản lý
Nhà nước và là một trong mười bốn vấn đề lớn của ngành thông tin và truyền thông
cả nước. Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp, quản lý Internet
và blog là vấn đề “nóng” nhưng quan điểm của Bộ là quản lý theo hướng mở, tạo
điều kiện cho Internet phát triển. Quản lý Internet và blog (nhật ký cá nhân trên
mạng) là vấn đề “nóng” và là vấn đề trọng điểm của ngành thông tin và truyền
thông. Đây là vấn đề gần đây phát triển rất phức tạp, tuy nhiên quan điểm quản lý
của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ theo hướng mở để quản lý, tạo điều kiện cho
Internet phát triển. Việc quản lý blog sẽ theo hướng hậu kiểm, trong đó chú trọng
hoàn thiện bộ luật dân sự để có chế tài xử lý thích đáng vi phạm trên môi trường
mạng, trong đó có blog.
Cũng như bất kỳ quốc gia nào khác, Chính phủ Việt Nam phải có trách nhiệm
quản lý công cụ thông tin hiện đại này. Các chính sách quản lý internet, blog chủ
yếu gồm:
- Ngày 28-8-2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định 97/2008/NĐ-CP (có hiệu
lực sau 15 ngày, thay thế cho NĐ 55/2001-NĐ-CP ban hành từ 8/2001 nay đã trở
nên quá lạc hậu, không theo kịp với sự phát triển của các dịch vụ trên internet cũng
như thực thế hoạt động của lĩnh vực này tại Việt Nam trong vài năm gần đây), qui
định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên
Internet. Điểm đặc biệt mới của Nghị định 97/2008 là việc nhà nước đã “mở ra” và
cho phép các cá nhân, tổ chức được quyền thiết lập website – điều mà trước đây
14


không có. Nghị định 97/2008 đã đưa ra khái niệm “trang thông tin điện tử” trên
Internet, được hiểu là trang thông tin hoặc tập hợp các trang thông tin phục vụ cho
việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trường Internet. Theo đó, trang thông
tin điện tử bao gồm : Trang thông tin điện tử (website); Blog (Trang thông tin điện
tử cá nhân); Cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tương tự khác.
- Thông tư số 04/2001/TT-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện về quản lý, cung cấp

và sử dụng dịch vụ internet, và dịch vụ kết nối.
- Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT Bộ Văn hoá Thông tin về quản lý và cấp
phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên internet.
- Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA (A11) về đảm bảo an toàn, an ninh trong
hoạt động quản lý, sử dụng internet tại Việt Nam...
Trên thế giới, cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều biểu hiện lợi dụng internet để
thực hiện các hoạt động tiêu cực, không phù hợp với đạo lý, nhân phẩm, văn hóa
truyền thống và nền văn minh hiện đại. Việt Nam cũng không là một ngoại lệ.
Tháng 7-2009, cơ quan chức năng đã thanh, kiểm tra 895 đại lý internet trên toàn
quốc, trong đó xử lý vi phạm hành chính 205 đại lý, 58 đại lý bị xử phạt vi phạm
hành chính gần 80 triệu đồng, tịch thu gần 20 bộ CPU máy vi tính. Những vi phạm
của các đại lý internet chủ yếu là để khách hàng sử dụng dịch vụ quá giờ quy định,
để khách hàng truy cập vào các website đồi trụy, lưu trữ phim ảnh đồi trụy trong
máy tính. Ngoài ra, nhiều cơ sở kinh doanh không ký hợp đồng đại lý internet với
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, không niêm yết nội quy sử dụng, không đảm bảo
công tác an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy. Toàn quốc hiện có 18 doanh
nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực trò chơi trực tuyến (games online), trong
đó, Hà Nội có 5 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cung cấp trên thị trường khoảng
72 trò chơi trực tuyến được Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) cấp phép.
Đồng thời, hàng trăm game từ các máy chủ nước ngoài, đĩa lậu mà hầu hết là
games bạo lực. Trong số, 72 games online được phép lưu hành, chỉ có 1 games
15


“Thuận Thiên Kiếm” do Việt Nam sản xuất, còn lại chủ yếu của Trung Quốc và
Hàn Quốc…\
Trước tình hình đó, theo yêu cầu của đông đảo các tầng lớp dân cư, các cơ
quan chức năng đã xây dựng hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ để quản
lý hoạt động internet. Mục tiêu đặt ra là vừa đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển cơ
sở hạ tầng viễn thông internet, vừa đáp ứng nhu cầu quản lý nội dung thông tin trên

Internet. Cần đồng thời đảm bảo quyền được thông tin của người dân và nhu cầu
phòng chống những thông tin độc hại, ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần, thuần
phong mỹ tục, trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt là bảo vệ giới trẻ. Chính phủ Việt
Nam xác định, để ngăn chặn các tiêu cực của internet, phải kết hợp đồng thời cả 3
biện pháp gồm: hành chính, kỹ thuật và giáo dục, trong đó đặc biệt coi trọng biện
pháp giáo dục từ gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội… nhằm hướng dẫn, nâng
cao ý thức sử dụng thông tin trên internet của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Người sử dụng Internet sẽ phải nâng cao ý thức sử dụng thông tin, tự mình chắt lọc
những nội dung để khai thác những thông tin có lợi, loại bỏ những thông tin xấu.
Ngày 13/4/2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra dự thảo về Qui chế quản
lý trò chơi trực tuyến, quy định các đại lý internet trên địa bàn Hà Nội chỉ được mở
cửa lúc 8 giờ cho đến 22 giờ hàng ngày. Ngay sau đó, ngày 26 tháng 4 năm 2010,
UBND thành phố Hà Nội tiếp tục ban hành Qui định số 15/2010/QĐ – UBND. Qui
định về việc quản lý giờ giấc hoạt động của các đại lý internet và hành vi người sử
dụng. Trẻ em dưới 14 tuổi không được vào các đại lý internet một mình; các đại lý
internet phải cách xa trường học ít nhất 200m; phải gắn các phần mềm quản lý của
các cơ quan chức năng vào các máy kết nối…
Hiện nay, mọi cá nhân, tổ chức đều có thể mở trang web (trang thông tin điện
tử) mà không cần phải xin phép. Với việc qui định blog là một “trang thông tin điện
tử cá nhân”, từ nay Nhà nước cũng đã chính thức quản lý những nội dung mà các
bloger đưa lên trong blog của mình. Nghị định 97/2008 đã qui định như vậy. Bộ
16


Thông tin - truyền thông đã ban hành thông tư hướng dẫn một số nội dung về hoạt
động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân (blog).
* Cấm đưa tin sai sự thật, xâm hại đến người khác
Thông tư này cũng đã tạo ra “hành lang” cụ thể cho người tham gia môi
trường Internet có mở trang thông tin cá nhân, thông qua năm loại hành vi thuộc
danh mục cấm. Cụ thể, 5 hành vi bị cấm trong cung cấp thông tin trên trang điện tử

cá nhân gồm:
Một, lợi dụng blog để cung cấp, truyền đi hoặc đặt đường liên kết trực tiếp đến
những thông tin vi phạm các quy định tại Điều 6 Nghị định 97/2008 (về cấm lợi
dụng Internet để thông tin xuyên tạc, làm lộ bí mật nhà nước, tuyên truyền văn hóa
phẩm đồi trụy, dâm ô, quảng cáo mua bán, tuyên truyền hàng cấm...).
Hai, tạo blog giả mạo cá nhân, tổ chức khác; sử dụng trái phép tài khoản trang
thông tin điện tử cá nhân của cá nhân khác; thông tin sai sự thật, xâm hại đến quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ba, truyền bá tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học nghệ thuật, các xuất bản
phẩm vi phạm quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản.
Bốn, sử dụng thông tin hình ảnh của cá nhân mà vi phạm các quy định tại Điều
31 và 38 Bộ luật Dân sự (về quyền của cá nhân đối với hình ảnh: Việc sử dụng hình
ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; quyền bí mật đời tư của cá nhân: Việc
thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng
ý).
Năm, cung cấp thông tin trên trang điện tử cá nhân mà vi phạm quy định về sở
hữu trí tuệ, giao dịch thương mại điện tử và quy định khác của pháp luật có liên
quan.
Ngoài ra, nhà nước cũng khuyến khích phát triển và sử dụng trang thông tin
điện tử cá nhân (blog) giúp cá nhân mở rộng khả năng tương tác trên môi trường
Internet để trao đổi, chia sẻ các thông tin phù hợp thuần phong mỹ tục và các quy
17


định của pháp luật, làm phong phú thêm đời sống xã hội và tinh thần gắn kết cộng
đồng. Khuyến khích sử dụng tiếng Việt trong sáng, lành mạnh trên các trang blog.
Khuyến khích sử dụng blog trên các mạng xã hội trực tuyến đã đăng ký hoạt động
theo quy định của pháp luật.
* Các bloger phải tự chịu trách nhiệm về mọi thông tin trên blog của mình
Theo thông tư, blogger phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thông tin cung cấp

trên blog: từ việc dẫn lại từ tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật đến vấn đề sử
dụng hình ảnh, thông tin cá nhân và chịu trách nhiệm về vấn đề sở hữu trí tuệ của
những thông tin đưa trên blog. Việc chịu trách nhiệm của chủ blog không chỉ thể
hiện ở việc phải tự bảo quản các thông tin cá nhân mà còn phải bảo quản mật khẩu,
khóa mật mã. blogger không thể viện cớ bị đánh cắp mật khẩu để chối bỏ trách
nhiệm khi đưa những thông tin thuộc danh mục cấm trong Nghị định 97/2008 lên
trang cá nhân của mình.
Đồng thời, blogger hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về các vấn đề về sở hữu
trí tuệ đối với các thông tin trên trang cá nhân của mình. Việc cung cấp thông tin
trên trang vi phạm quy định về quyền tác giả nói riêng và các quy định về sở hữu trí
tuệ nói chung đều bị coi là hành vi trái pháp luật và bị cấm.
* Blogger phải chịu trách nhiệm về nội dung bài viết của mình
Người chủ blog (gồm cả blog cá nhân và blog tập thể) nay được xem là ”người
sử dụng dịch vụ Internet”. Về nguyên tắc, chủ blog phải chịu trách nhiệm về những
nội dung thông tin do mình đưa vào, lưu trữ, truyền đi trên Internet theo quy định
của pháp luật. Nói nôm na là các blogger nay phải chịu trách nhiệm đối với các
entry của mình.
Nghị định 97/2008 cũng qui định các blogger không được đưa lên trang thông
tin điện tử (blog) của mình những thông tin có nội dung chống lại Nhà nước, kích
động bạo lực, đồi trụy, mê tín dị đoan, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế ... cũng như
không được đưa các thông tin có nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín
18


của tổ chức; danh dự, nhân phẩm của công dân. Bí mật đối với các thông tin riêng
trên Internet của tổ chức, cá nhân được bảo đảm theo quy định của Hiến pháp và
pháp luật.
Nếu vi phạm các điều cấm trên, người đưa thông tin sẽ phải chịu trách nhiệm
về hành vi của mình theo các qui định của pháp luật hiện hành. Điều này cũng có
nghĩa là các blogger không được xâm phạm đến các vấn đề như quyền nhân thân

của người khác : gồm bí mật đời tư, hình ảnh cá nhân... Đây là những vấn đề đã
được pháp luật qui định và điều chỉnh trong Bộ luật dân sự. Ngoài ra, nếu việc đưa
thông tin nhằm mục đích xấu, vu khống người khác... thì thậm chí còn có thể bị
truy cứu trách nhiệm theo qui định tại Bộ luật hình sự.
* Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội có trách nhiệm liên đới. Theo thông tư,
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến (gọi tắt là nhà cung cấp)
cũng phải chịu trách nhiệm về “khách hàng” của mình.
Cụ thể, nhà cung cấp phải ban hành rõ quy chế hoạt động cung cấp thông tin
trên trang blog cá nhân. Đồng thời, phải có biện pháp xử lý thích hợp đối với trang
blog cá nhân vi phạm quy chế hoạt động cung cấp thông tin của doanh nghiệp. Nhà
cung cấp cũng phải xây dựng cơ sở dữ liệu về trang cá nhân và cung cấp cho cơ
quan quản lý khi có yêu cầu. nhà cung cấp phải ngăn chặn và loại bỏ những nội
dung thông tin vi phạm pháp luật và thông tin thuộc các trường hợp cấm nói trên.
Mỗi năm hai lần, nhà cung cấp phải gửi báo cáo về Cục Quản lý phát thanh, truyền
hình và thông tin điện tử.
Vấn đề là trang cá nhân có đảm bảo các thông tin khai trong blog cá nhân có
đúng sự thật không và làm thế nào để xử lý hoặc từ chối vĩnh viễn việc cung cấp
dịch vụ đối với một khách hàng nếu không xác định được thông tin của chủ blog
trên trang này là giả hay thật.
Tuy nhiên, các vấn đề chế tài đối với hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, bản
quyền tác giả đối với các thông tin đưa ra trên trang cá nhân, cũng như việc chế tài
19


trách nhiệm của blogger đến đâu nếu xâm phạm bí mật đời tư hoặc đưa hình ảnh
không xin phép trên trang cá nhân... chưa được quy định cụ thể trong thông tư này.
* Đối với các tổ chức
• Các cơ quan báo chí đã được cấp Giấy phép hoạt động báo điện tử theo quy
định của pháp luật về báo chí được thiết lập trang thông tin điện tử sử dụng cho
hoạt động báo chí.

• Các tổ chức, doanh nghiệp muốn thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
phải có giấy phép do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
• Các doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử để cung cấp dịch vụ mạng
xã hội trực tuyến phải đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông.
• Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử và sử dụng
Internet để cung cấp dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên Internet thực hiện theo
các quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định liên quan tại Nghị định
này.
Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thiết lập các trang thông tin điện tử không
thuộc các đối tượng quy định như trên thì không cần giấy phép và không cần đăng
ký, nhưng phải tuân theo các quy định tại Nghị định này và các quy định về quản lý
thông tin điện tử trên Internet.
Với qui định như vậy, có nghĩa là từ nay người sử dụng dịch vụ Internet tại
Việt Nam có quyền được sử dụng tất cả các dịch vụ Internet, có quyền mở trang
web cá nhân theo dạng website chính thức hoặc trang web các nhân ”ký gửi” trong
các mạng xã hội như Blog trong Yahoo 360* - đã quá phổ biến ở Việt Nam từ vài
năm qua.
Và cũng do vậy, xem như từ nay các trang blog cá nhân trên Internet đã chính
thức được Nhà nước thừa nhận và quản lý. Không còn tình trạng có ”khoảng trống”
giữa thực tế và các qui định của pháp luật trong lĩnh vực này như lâu nay.
Có thể khẳng định, những công cụ quản lý do Chính phủ ban hành đến nay
20


hoàn toàn không phải là để ngăn cấm internet, mà là để tăng cường sử dụng nó một
cách hữu hiệu. Hệ thống giải pháp quản lý vừa mang tính lâu dài, vừa mang tính
tình thế. Trong kế hoạch năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục trình
Chính phủ Nghị định bổ sung, sửa đổi Nghị định 97 về quản lý internet trên cơ sở
tập hợp ý kiến của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức… có liên quan. Đây là
quyền và là trách nhiệm của chính phủ của một quốc gia trong thế giới hiện đại, vì

cuộc sống văn minh, lành mạnh không chỉ của công dân nước mình, mà còn vì sự
an toàn của công dân toàn cầu.
Nhìn nhận như vậy, chắc hẳn mọi lo ngại xung quanh sự quản lý internet, blog
ở Việt Nam không còn lý do tồn tại. Thay vào đó, nên là thái độ đồng tình và, nếu
được, là sự hợp tác chân thành vì lợi ích chung !

21


KẾT LUẬN
Sự phát triển vượt bậc của Internet tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua là điều
dễ nhận thấy. Sự phát triển đó không chỉ thể hiện ở những con số về tốc độ tăng
trưởng, loại hình dịch vụ, số lượng truy cập mà còn thể hiện qua việc người dân có
thể truy cập Internet ở mọi lúc, mọi nơi. Điều đó, khẳng định sự quan tâm và một
cơ chế mở của Đảng và Nhà nước đối với Internet tại Việt Nam.
Internet đã đặt ra khá nhiều thách thức cho các nhà quản lý ở các nước. Trong
số đó, những cuộc tranh luận của các blogger về các vấn đề quốc kế dân sinh của
chính phủ đã vượt ra khỏi những quy định thông thường về truyền thông. Pháp luật
các nước lâu nay vẫn có những quy định bảo vệ công dân trước những trang web
đen, những thông tin sai lạc, lừa đảo, bạo lực, kích động, vu cáo…, nhưng điều
chỉnh Internet, blog bằng pháp luật, trong trường hợp này là những bình luận về
chính trị trên blog (political blogging- blog chính trị) thì quả là còn khó khăn hơn
nhiều.
Như vậy, ở đâu cũng thế, internet, blog vừa mang lại một luồng gió mới cho xã
hội, nhưng cũng để lọt những cơn gió độc. Điều chỉnh Internet nói chung vốn đã
khó, điều chỉnh blog lại càng khó hơn. Nhưng nói chung, người ta không cố đi làm
cái chuyện “trói cẳng chim trời”, mà tạo một “miệt vườn” cho các loài chim về đậu
khoe tiếng, khoe sắc. Đồng thời, người ta cũng cố gắng không để những loại ác
điểu được vào khu vườn đó, tuy mỗi nơi làm một cách.
Quản lý internet, blog cần phải theo hướng là định ra những tiêu chí cho nó

hoạt động. Có nghĩa là trong xã hội, trước bất cứ một hoạt động nào, người ta biết
mình cần làm những gì, không nên làm những gì. Quản lý blog cũng cần phải có
những tiêu chí vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể, để khi hoạt động trong lĩnh
vực này, người ta biết việc nào thì mình được làm việc nào mình không được làm.
Đồng thời, các cơ quan khi cần xử lý cũng có các tiêu chí để xem xét và định chế
22


xử lý. Tuy nhiên, quản lý ở đây không chỉ thuần tuý là vấn đề hành chính, không
phải chỉ là chuyện cấm hay không cấm, hay đề ra những phép tắc. Quản lý có nhiều
nguyên tắc và phải đề ra được khung để cho người ta biết cái gì phải tránh, cái gì
được làm, cái gì không được làm. Nếu hiểu blog là trang nhật ký cá nhân thì anh
chỉ việc nói những vấn đề hoàn toàn cá nhân hoặc những cái chỉ có anh biết hoặc
anh đọc. Nhưng khi anh viết cho quảng đại, cho nhiều người đọc thì anh phải tuân
thủ chế tài hoặc nhiều định chế khác.
Với các cơ quan quản lý, blog cũng sẽ là một thách thức mới về mặt truyền
thông. Nhưng hãy biến thách thức thành cơ hội để quản lý xã hội tốt hơn, nắm sát ý
kiến, quan điểm và nguyện vọng của người dân hơn. Đó chính là bản lĩnh, năng lực
của cơ quan quản lý nhà nước trong thời đại Internet.
Xét cho cùng, đối tượng nhà nước quản lý là nội dung của các blog chứ không
phải là quản lý các công dân đang sở hữu blog. Tuy vậy, người sáng tạo ra nội dung
của blog chính là những con người cụ thể - blogger. Công cụ pháp lý là cần thiết để
điều chỉnh hành vi của các blogger và định hướng cho các trang blog không vi
phạm pháp luật nhưng như vậy vẫn là chưa đủ. Một tác động hữu hiệu mà chúng ta
không thể xem nhẹ, đó là tác động của dư luận xã hội, phản ứng của cộng đồng
blogger. Khi sử dụng kênh thông tin blog có nghĩa là chủ sở hữu blog đã tự đặt
mình vào trong môi trường giao tiếp với những người khác bằng phương thức diễn
đàn - phản hồi. Cách xử sự của blogger luôn chịu sự điều chỉnh của những quy tắc
riêng trong cộng đồng blogger. Do đó, chúng ta cần khuyến khích các mạng xã hội
phát triển ở Việt Nam thay thế cho các mạng cung cấp dịch vụ của nước ngoài.

Chúng ta cũng cần quan tâm đến loại hình "báo chí công dân" này bằng cách tổ
chức các cuộc thi blog theo chuyên đề khác nhau, nhằm định hướng cho các "nhà
báo công dân" tư tưởng và nội dung phát ngôn.
Dẫu biết rằng thế giới blog là thế giới ảo, nhưng những con người làm ra blog
thì lại là những con người bằng xương, bằng thịt trong thế giới thực, có nhân cách,
23


có lối sống và có đạo đức. Vì vậy, các blogger không thể loại trừ trách nhiệm với
chính nhân cách của họ. Quy định và văn bản pháp luật của nhà nước chắc hẳn sẽ
dung hoà sao cho vừa đảm bảo quyền lợi riêng tư của cá nhân mà vấn hạn chế được
tình trạng lợi dụng quyền riêng tư ấy để làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng
đồng xã hội. Tự do của mỗi cá nhân phải nằm trong một hành lang, khuôn khổ của
pháp luật và chuẩn mực đạo đức.
Chúng ta đón chào và tôn trọng blog trong đời sống xã hội hôm nay, đồng thời
hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng blog lành mạnh, minh bạch, để qua đó giới
thiệu với thế giới một đất nước Việt Nam, một dân tộc Việt Nam thân thiện, vị tha,
trí tuệ và có nhân cách.

24


Tài liệu tham khảo
1. Khoa Báo chí: Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, tập II, Nxb Văn hóa –
Thông tin, HN2001.
2. Tạ Ngọc Tấn: Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, HN 2001.
3. Trần Hữu Quang: Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ, HN 2006.

25



×