Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

HỆ TIÊU HÓA TRẺ EM ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 19 trang )

HỆ TIÊU HÓA TRẺ EM
BS Nguyễn Ngọc Thương
BM Bệnh học lâm sàng – Khoa ĐD KTYH


MIỆNG VÀ CÁC BỘ PHẬN KHOANG MIỆNG
Hốc miệng:
Ở trẻ bú mẹ, hốc miệng nhỏ, vòm thẳng, các cơ môi phát triển mạnh, lợi có nhiều
nếp nhăn. Những đặc điểm này có tác dụng rất lớn đối với động tác bú.

Niêm mạc miệng mềm mại, khô, có nhiều mạch máu nên dễ bị tổn thương, dễ bị
các bệnh nấm ở miệng.

Lưỡi:
Tương đối to, rộng và dày ở lứa tuổi sơ sinh và bú mẹ. Đặc điểm này làm cho trẻ
mút có hiệu quả hơn


MIỆNG VÀ CÁC BỘ PHẬN KHOANG MIỆNG
Khi bú khoang miệng và lưỡi hoạt động như 1 pit tông
Bú là một phản xạ không điều kiện, bẩm sinh. Phản xạ bú mạnh mẽ nhất vào
tháng thứ 3 sau sinh và biến mất dần vào tháng thứ 6. Phản xạ bú cũng được
củng cố bằng những phản xạ có điều kiện như những động tác để chuẩn bị cho
bú: tư thế nằm của trẻ khi bú, mùi vị sữa. 


MIỆNG VÀ CÁC BỘ PHẬN KHOANG MIỆNG
Tuyến nước bọt:

Trẻ sơ sinh còn ở trong tình trạng sơ khai, chưa biệt hóa. Đến tháng thứ 3 - 4 mới
phát triển hoàn toàn. Cùng vớisự phát triển của hệ thần kinh, số lượng nước bọt


tăng dần lên.

Đến tháng thứ 4 - 5, nước bọt trẻ tiết ra nhiều thường gọi là hiện tượng chảy nước
bọt sinh lý

Răng:

Thường trẻ bắt đầu mọc răng từ 5 - 6 tháng cho đến 24 tháng thì hết mọc răng
sữa. Từ 6 tuổi trở đi, răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn.


THỰC QUẢN
Thực quản trẻ sơ sinh có hình phễu.
Thành thực quản của trẻ mỏng.
Niêm mạc thực quản mỏng, có ít tổ chức tuyến, nhiều mạch máu.
Cơ và tổ chức đàn hồi phát triển yếu.


THỰC QUẢN
Chiều dài thực quản thay đổi theo tuổi
Trẻ sơ sinh:   10 - 11 cm.
Trẻ 1 tuổi:      12        cm.
Trẻ 5 tuổi:      16        cm.
Trẻ 10 tuổi:    18        cm.
Trẻ 15 tuổi:    20        cm.
Người lớn:    25 - 32 cm.

Để tính khoảng cách từ răng đến tâm vị có thể dựa theo công thức:
X(cm) = 1/5 chiều cao + 6,3 cm



THỰC QUẢN
Đường kính lòng thực quản của trẻ em tăng theo lứa tuổi
Trẻ sơ sinh:               0,7cm.
Trẻ < 2 tháng:           0,8 - 0,9cm.
Trẻ 2 - 6 tháng:         0,9 - 1,2cm.
Trẻ 9 - 18 tháng:       1,2 - 1,5cm.
Trẻ 2 - 12 tuổi:           1,3 - 1,7cm.

Chúng ta cần biết chiều dài và đường kính thực quản theo từng lứa tuổi để
chọn các ống thông dạ dày cho thích hợp.


DẠ DÀY
Dạ dày của trẻ sơ sinh hình tròn, lúc 1 tuổi có hình dài thuôn thuôn và sau 7 tuổi
có hình dáng như người lớn.

Dạ dày của trẻ nhỏ nằm cao, nằm ngang. Đến 12 tháng thì dạ dày bắt đầu nằm
đứng, sau 7 - 11 tuổi giống người lớn.

Trẻ nhỏ: phần đáy, hang vị và tổ chức tuyến chưa phát triển.


DẠ DÀY
Độ pH trong dịch vị tuỳ theo lứa tuổi
Thời kỳ bú mẹ: pH: 5,8- 3,8.
Trẻ càng lớn độ toan càng tăng.
Người lớn pH = 1,5 - 2.

Độ toan toàn phần và HCl tự do của trẻ em đều thấp hơn so với người lớn.

Dịch vị của trẻ gồm các men: Pepsin, Labferment, Catepsin, Lipase.


DẠ DÀY
Thời gian lưu thức ăn ở dạ dày phụ thuốc vào tính chất thức ăn:
Sữa mẹ lưu ở dạ dày từ 2 - 3 giờ.
Sữa bò lưu ở dạ dày lâu hơn, từ 3 - 4 giờ.
Thức ăn có nhiều mỡ sẽ lưu ở dạ dày lâu hơn nữa.
Do đó các bữa ăn của trẻ nên cách nhau từ 2,5 - 3 giờ.


RUỘT
Ruột của trẻ em tương đối dài hơn so với người lớn
Ruột của trẻ em dài gấp 6 lần chiều dài cơ thể, trong khi ruột của người lớn chỉ
dài gấp 4 lần.

Ruột của trẻ sẽ dài ra khi bị giảm trương lực cơ và thường gặp trong các bệnh
như suy dinh dưỡng, còi xương, ỉa chảy kéo dài.

Niêm mạc ruột có nhiều nếp nhăn, nhiều lông ruột, nhiều mạch máu, do đó dễ
hấp thụ, song cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập.


Đặc điểm Vi khuẩn ở ruột
Giai đoạn vô khuẩn: trong vòng 8 giờ sau đẻ, trong dạ dày và ruột của trẻ em
hầu như không có vi khuẩn.

Sau đẻ 8 giờ, vi khuẩn xâm nhập vào ruột qua miệng, hô hấp và trực tràng, do
đó mức độ và thành phần vi khuẩn phụ thuộc nhiều vào môi trường.


Đến ngày thứ 3 sau đẻ, lượng vi trùng trong ruột tăng rất cao (giai đoạn nhiễm
trùng phát triển).

Sau đó thành phần vi khuẩn phụ thuộc vào chế độ ăn của trẻ:
Trẻ bú mẹ: vi khuẩn Bifidus chiếm ưu thế và ức chế E. Coli.
Trẻ ăn nhân tạo: có nhiều vi khuẩn E.coli.


TỤY
Trẻ sơ sinh tuỵ có hình lăng trụ (3 mặt), phần đầu tương đối nhỏ hơn phần thân
và đuôi. Khi 5 - 6 tuổi có hình dáng giống như người lớn.

Trọng lượng tụy tăng dần theo tuổi
Trẻ sơ sinh:               2 - 4g.
Trẻ 5-10 tuổi:             30 - 36g.
15 tuổi:                       50g.


GAN
Gan của trẻ sơ sinh tương đối to, chiếm 4,4% trọng lượng cơ thể, trong khi gan
của người lớn chỉ chiếm 2,4 - 2,8%.

Trẻ sơ sinh: Thuỳ trái của gan to hơn thuỳ phải, sau này thuỳ phải phát triển
nhanh hơn, nên sẽ to hơn.

Gan trẻ nhỏ dễ di động
Tổ chức gan có nhiều mạch máu, tế bào phát triển chưa đầy đủ, còn nhiều hốc
sinh sản máu.

Chức năng gan ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, dễ có phản ứng khi trẻ bị nhiễm

trùng, nhiễm độc và dễ bị thoái hoá mỡ.


GAN
Dưới mũi ức

Dưới bờ sườn phải

Trẻ sơ sinh

3 - 4 cm

2,5 - 3cm

1 - 2 tuổi

3 - 4 cm

2 cm

3 - 7 tuổi

2 - 3 cm

1 cm


PHÂN TRẺ EM
Số lần đi tiêu:


Trong tuần đầu sau đẻ:      4 - 5 lần.
Trẻ dưới 1 tháng tuổi:        2 - 3 lần.
Trẻ trên 1 tháng tuổi:          1 - 2 lần.
Trẻ trên 1 tuổi:                      1 lần


PHÂN TRẺ EM
Phân su

Phân su là một chất màu xanh thâm, không mùi, có từ tháng thứ 4 trong bào thai.
Được trẻ đi ỉa ra trong ngày đầu sau đẻ, không có vi khuẩn

Phân của trẻ bú mẹ

Có màu vàng ánh (do bilirubin chứ không phải là stercobilin như ở người lớn), sền
sệt, mùi chua và có phản ứng toan.

Số lượng phân chiếm khoảng 1 - 3% lượng sữa bú vào: 25g/ngày.


PHÂN TRẺ EM
Phân của trẻ ăn sữa bò

Có màu vàng nhạt (do bilirubin bị oxy hoá), đặc, dẻo, có mùi nặng hơn phân của
trẻ bú mẹ và có phản ứng trung tính.

Số lượng phân nhiều hơn so với trẻ bú mẹ, tới 100g /ngày.
Số lần đi ỉa trong một ngày ít hơn trẻ bú mẹ.



HẾT



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×