Tải bản đầy đủ (.ppt) (11 trang)

Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.36 KB, 11 trang )

ĐẶC ĐiỂM HỆ HÔ HẤP
TRẺ EM


DỊCH TỄ HỌC

 Bệnh lý hô hấp (đứng đầu là NKHHC) có tỷ lệ mắc và tử vong đứng đầu ở trẻ
em

 Nắm được đặc điểm về giải phẫu và sinh lý hệ hô hấp giúp ta hiểu được các bất
thường xảy ra trong quá trình phát triển của trẻ cũng như các bệnh lý thường gặp


ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU
Hệ hô hấp gồm: trung tâm hô hấp, lồng ngực, cơ hô hấp, đường dẫn khí:




Đường hô hấp trên: mũi, miệng, hầu, thanh quản
Đường hô hấp dưới: khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi


1.
.

Phế quản phổi:
Sự phát triển của hệ HH qua 3 giai đoạn: tạo hình, thích nghi sau sinh và tăng
trưởng kích thước

.



Tổn thương lên hệ HH nếu xảy ra trong giai đoạn tạo hình → cấu trúc HH
thường không phù hợp với sự sống

.

Nếu tổn thương xảy ra trong giai đoạn tăng trưởng → thường hồi phục được


a)
•)
•)
•)
•)
•)

Phát triển trước sinh: tạo hình gồm 5 giai đoạn:
Gđ phôi bắt đầu lúc thai 4 tuần
Gđ giả tuyến: lúc thai được 6 tuần, bất thường trong giai đoạn này gây dị tật
dò khí - thực quản, thoát vị hoành qua khe Bochdalek gây giảm sản phổi
Gđ thành lập ống từ tuần 16 → 26 là gđ hình thành tế bào phế nang type 1 và
type 2
Gđ thành lập túi từ giữa tuần 26 → 28
Gđ phế nang: phế nang phát triển hoàn tất vào tuần 32 của thai kỳ, chịu ảnh
hưởng của sự điều hòa nội tiết (glucocorticoid)


b) Thích nghi sau sinh





Sau nhịp thở đầu tiên, surfactant – một phức hợp giữa phospholipid và protein
được bài tiết vào phế nang bởi tế bào phế nang type 2 làm giảm sức căng bề
mặt, ngăn cản dính các phế nang với nhau → ngăn xẹp phổi
Glucocorticoid tăng tổng hợp cả apoprotein và lipid nên được dùng trước sinh
để ngừa hội chứng suy hô hấp ở sơ sinh non tháng





Phổi thai là cơ quan bài tiết nên khi chuẩn bị sinh phổi sản xuất dịch chậm dần
vào cuối thai kỳ. Sau sinh lượng dịch còn lại được hấp thu vào hệ tuần hoàn qua
mạch máu phổi và hệ bạch huyết
Sau sinh sức cản tuần hoàn phổi giảm do tăng nồng độ oxy trong phế nang làm
giải phóng chất dãn mạch nội sinh. Lỗ bầu dục và ống động mạch đóng lại làm
tách biệt tuần hoàn phổi khỏi tuần hoàn hệ thống

c) Phát triển sau sinh: là giai đoạn tăng trưởng về kích thước


2. Đường hô hấp trên

a) Mũi – xoang:
. Mũi sơ sinh nhỏ, ngắn do xương mặt chưa phát triển
. Trẻ càng nhỏ niêm mạc mũi càng mỏng, nhiều mao mạch, dễ sung huyết → trẻ
khó thở vì không thở miệng được

. Mới sinh trẻ đã có xoang hàm, xoang sàng. Xoang trán bắt đầu phát triển từ

ngày thứ 5 sau sinh cho đến tuổi dậy thì

b) Miệng – hầu

. Khoang miệng rất hẹp ở sơ sinh
. Tổ chức lympho ở niêm mạc họng chưa phát triển nên dễ bị nhiễm trùng
. Amidan phát triển tối đa từ 4 – 10 tuổi và teo dần cho đến tuổi dậy thì
c) Thanh quản

. Càng nhỏ thanh quản càng hẹp, khi viêm dễ gây khó thở
. Phản xạ thanh quản gây ức chế hô hấp ở sơ sinh rất mạnh, việc hít sặc có thể
gây ngưng thở


3) Lồng ngực và các cơ hô hấp: phát triển dần theo tuổi
4) Trung tâm hô hấp ở não phát triển đầy đủ vào tuần 20 – 22 của thai kỳ. Ở sơ sinh
hoạt động của vỏ não và sự dẫn truyền thần kinh chưa hoàn chỉnh nên việc điều
hòa hô hấp chưa tốt, thỉnh thoảng có cơn ngưng thở hoặc thở không đều


ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ



Tần số hô hấp:

 Sơ sinh đủ tháng 40 lần/phút
 Sơ sinh non tháng 60 lần/phút
 Nhiệt độ, độ ẩm:
 Một lít khí hít vào ở nhiệt độ môi trường chứa 10 – 20mg hơi nước (độ bão

hòa 30 – 60% ở 25 độ C)


Khí được làm ấm và ẩm qua hốc mũi, hầu đến thanh quản, nhiệt độ của khí là 32
– 33 độ C và chứa 33mg hơi nước/lít không khí

 Đến phế nang, khí bão hòa ở 37 độ C và chứa 43,3mg hơi nước, khí chứa ít hơi
nước khi đến khí quản sẽ làm khô màng nhày và gây xuất tiết nhày bất thường

 Do đó trong điều trị cần làm ấm và ẩm không khí hít vào để lông mao và các
chất tiết của màng nhầy hoạt động bình thường



×