Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

nâng cao đạo đức, lối sống cho thanh niên ở nước ta hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190 KB, 30 trang )

A. Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, tổng hợp những nguyên tắc,
quy định, chuẩn mực nhằm hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ; chống lại
cái giả dối, cái xấu…Trong thời đại lịch sử, đạo đức phù hợp với tiến bộ xã hội
sẽ giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình trong mối quan hệ giữa
người với người; giữa cá nhân với xã hội và giữa con người với tự nhiên. Vì vậy
đạo đức được hình thành từ rất sớm trong lịch sử và được mọi giai cấp, xã hội,
thời đại quan tâm.
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới,
hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, chúng ta cần phát huy mạnh mẽ những thành
tựu và bước tiến quan trọng đạt được trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của
gần 20 năm đổi mới. Mặt khác chúng ta cần chăm lo giáo dục đạo đức, lối sống
lành mạnh, đặc biệt phải tích cực đấu tranh với những hành vi, lối sống phi đạo
đức, chạy theo mặt trái của cơ chế thị trường, vị kỷ cá nhân, gây nguy hại đến
thuần phong mỹ tục của truyền thống văn hóa đạo đức văn hóa dân tộc, làm suy
thoái đọa đức lối sống ở bộ phận thanh niên nước ta hiện nay. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ phương hướng xây dựng nền đạo đức
mới cho cả xã hội ta là: “ Phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo
đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung,
tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng
đồng và xã hội”.
Đối với công tác tư tưởng nói riêng cần phải góp phần trực tiếp, tích
cực thực hiện có hiệu quả công cuộc vận đông xây dựng chỉnh đốn Đoàn, nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cán bộ Đoàn, đội, xây dựng đội ngũ
cán bộ, Đảng viên, các tổ chức Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, phấn
đấu từ nay đến Đại hội XI của Đảng ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham


những,lãng phí, khắc phục một bước quan trọng tình trạng suy thoái về chính trị,


tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ các thanh niên.
Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước,
nhờ có đường lối đúng đắn và sự nhiệt tình hưởng ứng của nhân dân mà đất
nước đã có nhiều bước tiến quan trọng trên hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội : kinh tế tăng trưởng phát triển với tốc độ cao, chính trị ổn định, nhiều
mặt của đời sống xã hội được lành mạnh. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng vầ
kinh tế - xã hội và chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Việc chuyển đất nước sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là một trong những nhân tố tạo ra sự chuyển biến tích cực trên đây. Nhưng
mặt trái của cơ chế thị trường đã bộc lộ và đang tác động không kém phần mạnh
mẽ. “ Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy
theo lối thực dụng, cá nhân vị kỷ…đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân
tộc…
Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận
không nhỏ các thanh niên, tình trạng đó đang tác động tiêu cực đến công
cuộc đổi mới của nước ta.
Vì vậy việc xác định vai trò của công tác trong việc ngăn ngừa sự suy
thoái đạo đức, lối sống ở đối tượng thanh niên, giúp ta có cái nhìn khách quan
và đúng đắn hơn về đề tài qua đó đề ra phương hướng cho hoạt động của Đoàn
nói chung và công tác tư tưởng nói riêng nhằm nâng cao đạo đức, lối sống cho
thanh niên ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài :
Ở nước ta, vấn đề đạo đức không chỉ được các nhà khoa học, các nhà giáo
dục nghiên cứu, mà được cả xã hội, các tầng lớp nhân dân quan tâm. Bởi vì đạo
đức là một thực thể không thể thiếu thuộc về những năng lực tinh thần của con
người, nhờ nó mà các năng lực thể chất của chủ thể mới được mới được định
hướng và phát triển đúng đắn. Đảng ta và Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của cả
dân tộc, luôn chăm lo giáo dục những phẩm chất đạo đức cho các thế hệ trẻ Việt



Nam. Theo Người, nhân cách cong người bao gồm cả đức và tài, trong đó Đức là
gốc, tìa là quan trọng. Với Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không phải từ trên
trường sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà được hình
thành, phát triển, củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
càng trong. Đó không chỉ là nguyên tắc, chân lý lý luận mà còn là định hướng
hoạt động thực tiễn, xây dựng Đảng ngang tầm thời đại, xây dựng con người mới
xã hội chủ nghĩa của nước ta.
Để thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, đưa đường lối của
Đảng vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu cách mạng trong giai đoạn hiện nay đã có
rất nhều tài liệu nghiên cứu về đạo đức, lối sống ở đối tượng các thanh niên, sự
suy thoái về đạo đức,lối sống đông thời xác định những nguyên tắc, phương
hướng, giải pháp xây dựng đạo đức cách mạng cho các thanh niên theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nó có ý nghĩa rất to lớn góp phần định hướng hoạt động
của công tác tahnh niên. Tuy nhiên, đạo đức vẫn còn là vấn đề nghiên cứu rộng
lớn và phong phú,và được cả xã hội quan tâm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
Mục đích nghiên cứu : Trên cơ sở nghiên cứu và làm rõ vai trò của công
tác tư tưởng trong việc khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống của thanh
niên, đề ra phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao đạo đức lối sống cho
thanh niên ở nước ta hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu :
Nghiên cứu những điểm cơ bản về đạo đức, lối sống của thanh niên,
vai trò của công tác tư tưởng trong việc khắc phục sự suy thoái đạo đức, lối sống
ở nước ta hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp tăng cường vai trò của công tác tưởng trong việc
rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên trong thời đại mới.
4. Cơ sở nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu :
Cơ sở nghiên cứu : Đề tài được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng cà duy vật lịch sử, đồng



thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như : phân tích và tổng hợp.
lịch sử - logic, nghiên cứu tài liệu, so sánh…để rút ra những nhận xét và kết luận
khách quan khoa học.
Phương pháp nghiên cứu : Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của
Đảng và nhà nước ta, đồng thời kế thừa hợp lý kết quả các công trình nghiên cứu
có liên quan đến lịch sử công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu : Đạo đức, lối sống và sự suy thoái đạo đức, lối
sống của thanh niên ở nước ta hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu : Tác động của công tác tư tưởng đối với việc hình
thành và nâng cao đạo đức, lối sống của thanh niên ở nước ta thời đại mới.
6. Ý nghĩa của tiểu luận :
Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những điểm cơ bản
trong đạo đức, lối sống, đưa ra những yêu cầu của công tác tư tưởng trong việc
ngăn chặn sự suy thoái đạo đức, lối sống cho thanh niên ở nước ta hiện nay, đưa
ra phương hướng và giải pháp. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho
người học các môn chuyện ngành liên quan.
7. Kết cấu đề tài :
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung của đề tài được kết cấu ba chương.

B. Phần nội dung
CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý luận về công tác tư
tưởng, đạo đức. lối sống, và sự suy thoái đạo đức, lối
sống của thanh niên nước ta hiện nay.
1.1. Lý luận chung về công tác tư tưởng :
1.1.1. Khái niệm và chức năng công tác tư tưởng :



Tư tưởng là sản phẩm của tư duy con người phán ảnh hiện thực khách
quan, biểu hiện mối quan hệ của con với thế giới tự nhiên và biểu hiện mối quan
hệ của con người với con người.
Nghĩa rộng : Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai
cấp, một chính đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong
quần chúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích chung của chủ thể hệ tư
tưởng.
Công tác tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích
của Đảng Cộng sản và Nhà nước nhằm phát triển, truyền bá hệ tư tưởng xã hội
chủ nghĩa, biến hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chi phối, thống
trị trong đời sống tinh thần xã hội, động viên, cổ vũ tích cực, tự giác, sáng tạo
của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nghĩa hẹp : Công tác tư tưởng là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng và
đường lối, chính sách của Đảng trong quần chúng, động viên, cổ vũ quần chúng
tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong lịch sử, công tác tư tưởng xuất hiện và tồn tại khi có các điều kiện
sau:
Có hệ tư tưởng và có truyền bá, đấu tranh tư tưởng.
Có các thiết chế tư tưởng, bao gồm thiết chế nghiên cứu, sáng tạo, truyền
bá, lưu giữ hệ tư tưởng và thiết chế đào tạo các nhà tư tưởng.
Có đội ngũ những nhà tư tưởng lấy hoạt động nghiên cứu, phát triển,
truyền bá hệ tư tưởng cho một giai cấp nhất định làm nghề nghiệp của mình.
Công tác tư tưởng với tư cách là một hệ thống hoạt động và các thành
tố của nó chịu sự quy định của điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội
và văn hóa – xã hội…trong một chế độ xã hội nhất định. Chính vì vậy công tác
tư tưởng mang bản chất giai cấp sâu sắc và có tính chất lịch sử cụ thể.
Công tác tư tưởng có các chức năng sau :



Chức năng lý luận – tư tưởng : Chức năng cơ bản đầu tiên của công tác
tư tưởng là nghiên cứu để đề xuất lý luận – tư tưởng, hình thành, phát triển và
bảo vệ lý luận đó.
Chức năng giáo dục – tư tưởng : Nếu chức năng lý luận tư tưởng thực
hiện nhiệm vụ sáng tạo ra lý luận và đường lối chiến lược, sách lược thì chức
năng giáo dục – tư tưởng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục hệ tư tưởng
và đường lối chính trị trong quần chúng. Đây là chức năng cơ bản và hết sức
quan trọng của công tác tư tưởng. Vì vậy bất kỳ giai cấp nào, khi tiến hành công
tác tư tưởng đều rất coi trọng và thực hiện chức năng này.
Chức năng nhận thức – học vấn : Xét từ mục đích công tác tư tưởng là
hình thành ý thức xã hội,mà nội dung cốt lõi là thế giới quan thì công tác tư
tưởng có chắc năng nâng cao trình độ nhận thức – học vấn cho toàn xã hội. Bởi
vì, tri thức là một yếu tố cấu thành nên ý thức xã hội, là cơ sở để hình thành thế
giới quan và niềm tin khoa học. Việc giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, thực chất cũng là để giải quyết một trong số
các vấn đề nhận thức – học vấn cho nhân dân lao động.
Chức năng tổ chức : Vận động, thuyết phục quần chúng, tập hợp quần
chúng tham gia xây dựng và bảo vệ chế độ là mục đích của công tác tư tưởng.
Cho nên, tổ chức là một chức năng cơ bản của công tác tư tưởng. Nếu không
thực hiện chức năng tổ chức thì chức năng lý luận – tư tưởng và giáo dục – tư
tưởng về cơ bản không được hiện thực hóa và do đó không có ý nghĩa thực tế.
Chức năng phê phán : Quá trình tiến hành công tác tư tưởng, xây dựng hệ
tư tưởng mới – xã hôi chủ nghĩa diễn ra trong cuộc đấu tranh với các quan điểm
tư tưởng thù địch, với những tàn dư tư tưởng lạc hậu, lỗi thời của quá khứ, với
những quan điểm lệch lạc và đối lập với hệ tư tưởng Mác – Lênin, đường lối,
chính sách của Đảng.
Chức năng dự báo : Xã hội vận động có quy luật. Nắm được quy luật phát
triển của xã hội, nhận thức đúng quá khứ, hiện tại thì có thể dự báo được khả
năng phát triển của tương lai. Công tác tư tưởng là một khoa học. Trên cơ sở



nắm vững khoa học chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và bám sát
thực tiễn cách mạng của quần chúng, công tác tư tưởng thực hiên chức năng dự
báo.
Các chức năng đều quan trọng như nhau vì mỗi chức năng giữ một vai trò
riêng, không thể thay thế được khi thực hiện mục đích công tác tư tưởng. Trong
thực tiễn, có thể thực hiện từng chức năng riêng biệt cũng như toàn bộ các chức
năng thông qua sự phối hợp hoặc là một tỷ lệ cân đối cần thiết giữa các chức
năng. Tuy nhiên, không được coi nhẹ một chức năng nào để tránh phiến diện làm
cho công tác tư tưởng kém hiệu quả.
Đối với việc xác định vai trò của công tác tư tưởng đối với việc ngăn ngừa
sự suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ Đảng viên thì chức năng giáo dục – tư
tưởng và chức năng phê phán được phát huy mạnh mẽ.
1.2. Lý luận chung về đạo đức, lối sống, và sự suy thoái đạo đức, lối
sống
1.2.1. Khái niệm đạo đức :
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và
chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp với lợi ích,hạnh phúc của mình và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ
người và người, con người với tự nhiên.
Đạo đức là mặt cơ bản của văn hóa con người.
1.2.2. Đặc điểm đạo đức :
Thông thường sự thực hiện những yêu cầu đạo đức diễn ra một cách
tự giác ( dù rằng mức độ của tính tự giác này có thể khác nhau). Với nghĩa đó,
việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức mang tính “tự kiểm tra” bởi chính
chủ thể đạo đức.
Việc thực hiện những yêu cầu đạo đức bởi một cá nhân hay nhóm người
cũng diễn ra dưới sự kiểm tra của người khác .
Việc thực hiện các yêu cầu đạo đức chỉ chịu áp lực do những hình thức
tác động tinh thần ( như sự tán thành hay lên án của xã hội đối với hành vi đó).



Việc nắm rõ ba đặc điểm trên đây giúp chúng ta thấy rõ tầm quan trọng
như thế nào trong việc thực hiện những yêu cầu đạo đức. Thực tế cuộc sống
nhiều thế hệ cho thấy không có sức mạnh nào, không có áp lực xã hội nào mạnh
hơn nhân tố tự ý thức đạo đức của chủ thể khi thực hiện hành vi đạo đức, thực
hiện những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức. Nếu như sự yếu kém về vấn đề đạo đực
xuất hiện thì có thể sẽ vô hiệu hóa mọi tác động dư luận xã hội là rất lớn, nó liên
quan và đòi hỏi mọi cá nhân phải thực hiện hành vi đạo đức của cá nhân cũng
như xã hội.
Đạo đức có chức năng điều chỉnh, chức năng giáo dục, và chức năng
phản ánh.
Chức năng điều chỉnh : Đây là chức năng chủ yếu nhất. Chuẩn mực đạo
đức điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân và mối quan hệ giữa con người và con
người trong xã hội. Trong xã hội, quan niệm và hành vi đạo đức của người này
có tác động đến quan niệm và hành vi đạo đức của người khác và ngược lại.
Những chuẩn mực đạo đức được cộng đồng và toàn xã hội thừa nhận là công cụ
quan trọng để điều khiển hoạt động chung của cả cộng đồng đồng thời với pháp
luật và những quy định khác.
Chức năng giáo dục : Chuẩn mực đạo đức được tập thể và cộng đồng
chấp nhận tác động vào ý thức và hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, để mỗi cá
nhân tự giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của mình theo chuẩn mực
chung của xã hội. Mặt khác, khi đánh giá, nhận xét hành vi của người khác,
người nhận xét cũng tự điều chỉnh mình và qua đó làm chuẩn mực đạo đức
chung trong xã hội ngày càng hoàn chỉnh. Đạo đức được xem là mặt giá trị của
con người,nó hướng con người phát triển theo hướng người của người. Sự hình
thành, phát triển và hoàn thiện đạo đức là mặt cơ bản của sự hình thành phát
triển hoàn thiện con người. Nhờ chức năng này có thể tạo nên sự tiến bộ đạo đức
cho cả cá nhân và xã hội.
Chức năng phản ánh ( chức năng nhận thức) : Ý thức xã hội là sự phản

ánh của tồn tại xã hội. Thông qua ý thức xã hội chúng ta có thể biết được nét đại


thể của tồn tại xã hội nói riêng, đời sống xã hội nói chung. Là bộ phận của ý thức
xã hội, ý thức đạo đức cũng có tính chất phản ánh hiện thực đời sống xã hội.
Chức năng này thúc đẩy con người hành động nhằm hiện thực hóa chuẩn mực
đạo đức trong phạm vi tương ứng phù hợp với định hướng giá trị đạo đức.
1.2.2. Lý luận chung về lối sống
Lối sống là toàn bộ những hình thức họa động sống của con người trong
một xã hội nhất định được xem xét thống nhất với các điều kiện kinh tế - xã hội
nhất định. Lối sống bao gồm những mặt cơ bản : Lao động, tính tích cực chính
trị - xã hội, sinh hoạt tinh thần, văn hóa giáo dục.
Con người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước,
một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân
thủ những quy tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những quy tắc này
bao trùm tất cả các lĩnh vực : đạo đức, thẩm mỹ…Trong số đó, có những quy tắc
dần dần được cá nhân thừa nhận rộng rãi và trở thành thói quen. Đó là lối sống
cá nhân. Có những quy tắc được thừa nhận rộng rãi trong nội bộ một cộng đồng
nào đó. Chúng được người ta tuân thủ gần như vô điều kiện, gần như một lẽ
đương nhiên. Gần như một lẽ đương nhiên. Đó là lối sống cộng đồng.
Lối sống là một thói quen có định hướng, có tính lý tưởng. Lối sống
là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trưng của
một con người hay một cộng đồng. Lối sống là tiêu chí đầu tiên, tiêu chí tổng
hợp nhất thể hiện chất lượng văn hóa và trí tuệ của một con người. Lối sống
không chỉ là hành vi như cách đi lại, ăn nói,mó hành vi theo nghĩa rộng, bao gồm
tư duy, làm việc và phương cách xử lý các mối quan hệ.
Như thế ta có thể định nghĩa lối sống như cách thức, phép tắc tổ chức
và điều khiển đời sống cá nhân và cộng đồng thừa nhận rộng rãi và trở thành
thói quen. Lối sống có quan hệ chặt chẽ với phương thức sản xuất của mỗi thời
đại. Lối sống của con người luôn thay đổi không phải là lúc nào cũng theo

hướng tích cực.


Tha hóa về đạo đức, lối sống là một hiện tượng xã hội tất yếu nảy sinh
trong hoàn cảnh khi đất nước ta đang trong xu thế toàn cầu hóa. Tha hóa về đạo
đức, lối sống không chỉ diễn ra trong đời sống xã hội nói chung mà trong cả nội
bộ Đảng Cộng sản mà cụ thể là ở đối tượng cán bộ Đảng viên. Nghị quyết Đại
hội X đã nhận định: “ Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối
sống; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận
không nhỏ cán bộ, Đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, chưa được ngă chặn
đẩy lùi…làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là nguy cơ lớn liên
quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”.
1.3. khái niệm về thanh niên và vai trò của thanh niên
1.3.1. Khái niêm
Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương khóa X: Thanh niên là lực
lượng xã hội to lớn, một trong những yếu tố quan trọng định hướng tương lai,
vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những
công việc đòi hỏi sự hi sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên trong độ
tuổi sung sức nhất về vật chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo,
muốn tự khẳng định mình.
1.3.2. Vai trò
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai tró của thanh niên:Thanh niên là lớp
người kế tục tất yếu sự nghhieepj cách mạng của cha anh đưa đất nước đến một
tương lai tươi sáng, bởi “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do
thanh niên”. Mặc dù đánh giá cao vai trò của thanh niên “ vì thanh niên là lớp
người kế tục sự nghiệp cách mạng cho thanh niên già, đồng thời là người phụ
trách dìu dắt thế hệ thanh niên trong tương lai”. Song Bác vẫn xem thanh niên là
lớp người cần bồi dưỡng giáo dục phát triển toàn diện.
Quán triệt tư tương của Người, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III Họi Liên
Hiệp thanh niên Việt Nam, đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười đã nói: “thanh uy niên

có phát triển thì dân tộc mới trường tồn”. nhìn nhận đánh giá đúng đắn, vai trò
của thanh niên cũng như các vấn đề của thanh niên trong quá trình phát triển của


lịch sử và trong thời kỳ cách mạng để hiểu sâu, hiểu kỹ về thanh niên và các vấn
đề của thanh niên.

Chương 2: Thực trạng của đạo đức, lối sống của
thanh niên hiện nay và yêu cầu đặt ra cho công tác tư
tưởng trong việc ngăn chặn suy thoái đạo đức, lối sống
đó.
2.1 Tác động của tình hình trong nước và thế giới đối với lối sống,
đạo đức của thanh niên Việt Nam
Trong thời đại bùng nổ thông tin-kỉ nguyên của khoa học và công
nghệ ,gioi trẻ hiện nay đã được tiếp xúc với khoa học ,kĩ thuật từ rất sớm và
trong đó ,có thể nói Internet là hình thức phổ biến nhất .Thế nhưng tình hình
và mục đích tiếp cận những phát minh mới, những phương tiện tối tân của
giới trẻ hiện nay là gì ?Liệu chúng đã được sử dụng một cách triệt để cho việc
phát

triển

của

thế

hệ

tương


lai

Khách hàng ở các quán Internet đa phần là thanh thiếu niên. Họ dùng Internet
để chat (tán gẫu), trong đó phần lớn sử dụng phần mềm Yahoo!Messenger
(YM), số còn lại sử dụng các dịch vụ ICQ, AIM và các phòng chat công cộng. Khó
tưởng tượng là trong số những thanh thiếu niên thao tác "chat chit" trên YM
nhanh như chớp với những ngón tay thoăn thoắt, không ít người không biết
đến trình duyệt web là gì. Một số biết thì chỉ quanh quẩn truy cập một vài
website

rất

hạn

chế.

“"Chẳng được ai hướng dẫn", đó là tình trạng chung của thanh thiếu niên hiện
nay đối với công nghệ thông tin nói chung và Internet nói riêng. Chúng ta
thường nói nhiều tới tầm quan trọng của công nghệ thông tin, nhu cầu nối
mạng toàn cầu để hội nhập và phát triển, thậm chí coi việc giới trẻ ngày càng
quan tâm và sử dụng Internet nhiều là một biểu hiện của sự nâng cao trình độ
tin học và phát triển giáo dục. Nhưng dường như chúng ta đang "quá tin


tưởng" hay đúng hơn là phó mặc cho khả năng tự tìm tòi của thanh thiếu
niên.”
Đó là những gì mà Hanoisofware đã nhận định về thực trạng sử dụng Internet
hiện nay của giới trẻ Việt Nam.Internet quả là một kho dữ liệu và kiến thức vô
giá nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi ,có thể làm hỏng thanh thiếu niên nếu
không có sựnquản lí và hướng dẫn chặt chẽ .Không ít những người trẻ tuổi có

ý thức đã tự nâng cao vốn kiến thức của m,ình bằng con đường đó .Nhưng rất
nhiều kẻ ham mê những thứ vô bổ ,sử dụng mạng với mục đích không chính
đáng để rồi trở nên hư hỏng ,phí phạm thời gian và tiền bạc.
Toàn cầu hóa cũng có ảnh hưởng lớn tới thanh niên nước ta. Có thể
khẳng định, chính nhờ quá trình toàn cầu hóa, con người có được những tiền
đề về cả vật chất lẫn tinh thần cho sự phát triển toàn diện của chính mình…
Toàn cầu hóa, đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế, một mặt, tạo cơ hội cho những
tổ chức, cá nhân có năng lực phát huy được tiềm năng của mình, đem lại lợi
ích cho cá nhân và cho cả xã hội. Nhưng mặt khác, toàn cầu hóa kinh tế cũng
đem đến tác động tiêu cực trong phát triển kinh tế. Đó là việc đặt mục tiêu
kinh tế lợi nhuận lên trên hết, do đó mà một số tổ chức, cá nhân làm giàu bất
chính bằng bất cứ giá nào. Điều đó góp phần làm băng họai nền đạo đức xã
hội, làm cho quan hệ giữa người với người trở nên lạnh lùng, xa lạ, "không
tình, không nghĩa" và đây thực sự là một nguy cơ của sự suy thóai đạo đức, lối
sống

con

người

Việt

Nam

hiện

nay.

Toàn cầu hóa đang đưa lối sống phương Tây vào nước ta. Lối sống ấy, một
mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ

thuộc, ỷ lại vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động,
tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Tuy nhiên, cũng
chính việc tiếp thu lối sống đó một cách thiếu định hướng (tiếp thu cả mặt tiêu
cực của nó) mà dẫn đến việc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc.


Các công nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng
bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống
truỵ lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực... Lối sống đó đang phần nào tác động đến
một bộ phận nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên sống ở các khu
đô thị lớn. Do bị kích động bởi việc tiếp xúc với những thước phim hành động
có tính bạo lực qua mạng Internet mà nhiều thanh, thiếu niên đã có những
hành động mang tính bạo lực, hung hãn, gây nên những hậu quả đau lòng.
Cùng với tâm lý sùng hàng ngoại, lối sống tự do kiểu phương Tây cũng đang
xâm nhập khá mạnh vào đời sống người Việt Nam, đặc biệt là trong thanh
niên và cả một bộ phận trong tầng lớp trí thức. Một số nam nữ thanh niên ở
các thành phố lớn muốn có tự do cá nhân cao, không muốn lập gia đình sớm
hoặc chủ trương sống độc thân suốt đời, nhưng lại có quan niệm khá thoải
mái

trong

quan

hệ

nam

nữ.


Đó chính là biểu hiện của sự xuống cấp về lối sống của một bộ phận thanh
niên Việt Nam, là biểu hiện của quan niệm "lệch chuẩn", đối lập với quan niệm
đạo đức truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. "Toàn cầu hóa các quan hệ
kinh tế sẽ đưa lại sự hưởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của nhân
loại với một giá rẻ hơn, tiện nghi phong phú hơn. Song mặt khác, chính sự giao
thoa về văn hóa, sự tràn ngập của hàng hóa đó đã tạo ra khả năng về sự tha
hóa nhân cách, đạo đức, làm rối loạn các giá trị truyền thống của dân tộc.
2.2 Thực trạng của sự suy thoái đạo đức, lối sống của thanh niên
Đứng trước những khó khăn thách thức của đất nước hiện nay về kinh tế,
xã hội và những tiêu cực, một bộ phận thanh niên có những biểu hiện suy thoái
đạo đức, lối sống. chúng ta có thể thấy điều đó qua những biểu hiện sau:
Suy thoái đạo đức:
Tình hình phạm tội trong lứa tuổi của thanh niên: từ năm 1997 đến nay,
tình hình phạm tội trong thanh niên diễn ra khá nghiêm trọng, có chiều hướng


gia tăng về số vụ, số loại tội phạm cả về tính chất, mức độ phạm tộ. Theo số liệu
của Tỏng cục Cảnh sát nhân dân, số người dưới 30 tuổi phạm pháp bị bắt giữ
năm 1997: 11.169 người; năm 1998: 10.041 người; năm 1999: 11.838 người;
năm 2000; 8.463 người; năm 2001: 9.136 người và đầu tháng 6 năm 2002 là
8.860 người. So với tổng số nười vi phạm trong toàn quốc, tỉ lệ thanh niên trên
khoảng 50% và có chiều hướng tăng ở các thành phố lớn,các khu đô thị tập
trung.
Đặc điểm chung tội phạm trong lứa tuổi thanh niên là:
1.

Cơ cấu tội phạm: do thanh niên thực hiện đa số ở thành thị.

Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên phạm tội kinh tế cũng không phải nhỏ.
2.


Các tội danh hình sự thanh niên thường vi phạm là: trộm cắp

tài sản công dân, cướp tài sản công dân, cướp giật tài sản công dân, gây rối trật
tự công cộng, hiếp dâm, và môi giới mại dâm, vi phạm an toàn giao thông.
Có một số tội hầu như chỉ có thanh niên vi phạm đó là cướp giật và tội
đua xe máy trái phép( khoảng 97%).
3.

Tính chất tội phạm do thanh niên thực hiện rất nghiêm trọng

và nguy hiểm đối với xã hội, thể hiện tính côn đồ trắng trợn ở tội cướp giật tài
sản công dân và tội cướp của, giết người, tính dã man, hung hãn ở tội hiếp dâm
trẻ em, tính liều lĩnh mạo hiểm ở tội đua xe máy trái phép.
4.

Tội phạm ma túy diễn biến rất phức tạp, nhiều thanh niên

vừa là nạn nhân vừa là tội phạm tổ chức vận chuyển, buôn bán, sử dụng ma túy
trái phép. Thủ đoạn của các tội phạm này ngày càng tinh vi , xảo quyệt, tính chất
chống ối ngày càng quyết liệt như dùng súng, lựu đạn chống chả lực lượng vấy
bắt ở Lai Châu.
5.

Tình trạng tội phạm tập thể, tổ chức thành băng nhóm để

trộm cắp, cướp giật, đâm thuê, chém mướn, đua xe trái phép, tổ chức sử dụng ma
túy phát triển ở các thành phố lớn. Đáng chú ý là xảy ra một số vụ phạm tội có
tính chất băng, nhóm hoạt dọng theo kiểu xã hội đen để thanh toán lẫn nhau ở



thành phố Hồ Chí Minh. Nguy cơ trẻ em bị lôi kéo vào băng đảng tội phạm có tổ
chức để trộm cắp, cướp giật ngày càng tăng.
6.

Tội phạm chưa thành niên tăng đáng kể và diễn biến phức

tạp. Năm 2000, trung bình trong toàn quốc tỉ lệ người chưa thành niên phạm
pháp trong tổng số người bị bắt giữ là 16,3%; trong đó dưới 16 tuổi là 3,8%, từ
16 đến 18 là 12,4%.
Suy thoái lối sống và biểu hiện:
Một bộ phận thanh niên hiện nay có lối sống: sống buông thả bản thân;
hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật; sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, thiếu trách
nhiệm và nhiệt tình tuổi trẻ; sống hời hợt, a dua theo các trào lưu “thời thượng”
tiếp xúc xô bồ với ảnh hưởng văn minh, văn hóa bên ngoài.
Biểu hiện lối sống buông thả bản thân trong giới trẻ có những cấp độ biểu
hiện khác nhau: ở cấp độ 1, thanh niên rơi vào tình trạng buồn chán, thất vọng,
không muốn hoặc không thể làm việc, học tập và sinh hoạt như bình thường; ở
cấp độ 2, thanh niên bị lôi cuốn vào những hành vi thác loạn, có thể trở thành
nạn nhân của một hoặc nhiều tệ nạn xã hội cùng mọt lúc: như nghiện nét, nghiện
ma túy, bạo hành, sinh hoạt tình dục bừa bãi hoặc mại dâm,…ở cấp đọ 3, cấp độ
cao nhất, thanh niên bị rơi vào bế tắc tuyệt vọng, dễ dẫn đến tự tử, tự tử tập thể
hoặc giết người, giết người hàng loạt…
Theo báo cáo sơ bộ kết quả cuộc điều tra SAVY lần thứ 2 được công bố
vào tháng 6 năm 2010 thì sau 5 năm, tình trạng bi quan, chán nản trong thanh
niên có chiều hướng tăng lên một cách đáng lo ngại. Cụ thể như sau: 73,1%
từng có cảm giác buồn chán, 27,6% từng “rất buồn”, thấy mình vô tích sự đến lỗi
làm cho bản thân không muốn hoạt động như bình thường. có tới 21,3% từng
thất vọng hoàn toàn về tương lai và 4,1% nảy sinh ý nghĩ tự tử. Đặc biệt xu
hướng chung là càng ở nhóm tuổi trẻ hơn thì mức độ và tỉ lệ buồn chán càng cao.

Có tới 75% thanh niên được hỏi trong độ tuổi 14- 17 và 18- 21 từng trải qua
trạng thái đó, trong khi nhóm tuổi 22- 25 là hơn 65%.


Trong cuộc khảo sát: trong tổng số 2021 thanh niên tham gia trả lời
thì có ddeesn84,5% cho biết họ “chưa bao giờ” nghĩ đến việc tự tử, nhưng có
10,6% cho biết họ “hiếm khi”, 3,5% “thỉnh thoảng” , 1,4% “thường xuyên” hay
“rất thường xuyên” nghĩ đến việc tự tử.
ở cấp độ 1, đối với thanh niên còn đang đi học thi tình trạng lười học, lười
tìm tòi, chấp nhận “trung bình chủ nghĩa”. Theo báo cáo của hội sinh viên Việt
Nam những năm gần đây, tỉ lệ sinh viên có kết quả học tập trung bình và yếu
kém vẫn còn rất cao(66,15% trung bình, 10,85% yếu kém), trong khi tỉ lệ sinh
viên khá giỏi và xuất sắc chỉ chiếm 4,69%.
ở cấp độ 2, lối sống buông thả của thanh niên biểu hiện bằng các tệ nạn xã
hội, cách sống, cách sinh hoạt theo kiểu “bầy đàn”, lao theo các trào lưu
như hippies và punk hoặc bỏ nhà “đi bụi”,…Tuy chỉ có một phận nhỏ thanh niên
chịu ảnh hưởng của lối sống này nhưng đây là vấn đề cần đặc biệt cần lưu ý ở
hai khía cạnh, thứ nhất: đây là biểu hiện tiêu cực không lành mạnh, với rất nhiều
biểu hiện tiêu cực nguy hiểm, gây mất ổn định, làm băng hoại đạo đức xã hội
hủy hoại một bộ phận thanh niên và gây tăng khả năng xu hướng này. Đây chính
là vấn đề đòi hỏi cần có nhiều biện pháp thực tiễn để ngăn ngừa ảnh hưởng của
nó tới thanh niên, giúp cho thanh niên xa lánh hoặc có thể ‘kháng thể” phù hợp
để có thể đối phó với ảnh hưởng của nó.
ở cấp độ 3, xu hướng của lối sống buông thả bản thân là sự tuyệt vọng, bế
tắc, tuyệt vọng và từng nghĩ đến việc tự tử. Kết quả của nhiều cuộc khảo sát cho
thấy chỉ một bộ phận nhỏ thanh niên (không quá 7%) cho biết rằng họ từng bế
tắc, tuyệt vọng và từng nghĩ tới việc tự tử. Tuy nhiên, thực tế gần đây đã xuất
hiện một số trường hợp thanh niên tự tử, thậm chí tự sát tập thể chỉ vì những lý
do hết sức tầm thường( bị cha mẹ mắng, bị thầy cô giáo phê bình hay bị người
yêu phụ bạc,…) Do vây, đây cũng là vấn đề cần được quan tâm nghiêm túc và

thiết thực nhằm ngăn chặn có hiệu quả và kiên quyết.
Về xu hướng hành xử hung bạo và trái pháp luật, kết quả nghiên cứu cho
thấy thanh niên chịu ảnh hưởng của nó không nhiều. cuộc khảo sát vào đầu năm


2010 cho kết quả: 75,1% thanh niên trả lời là “chưa bao giờ đánh nhau”. Tuy
nhiên, vẫn có 18,8% cho biết họ “hiếm khi đánh nhau”, 4% “thỉnh thoảng” , 2%
“rất thường xuyên và thường xuyên đánh nhau” . Trước đó, năm 2003, cuộc
điều tra SAVY ghi nhận: chỉ có 2,5% thanh niên thừa nhận họ thường tập trung
gây rối, trong đó thanh niên thành thị chiếm tỉ lệ cao hơn(4,7%). Đặc biệt, tỉ lệ
này đạt tới 8% ở đói tượng nam thanh thị từ nhóm tuổi từ 18- 21. Cũng trong
cuộc điều tra này chủ yếu là nam thanh niên (4% sinh viên nữ là 0,5%). Trả lời
câu hỏi “ bạn đã từng hành hung gây thương tích cho người khác chưa” có tới
3% số thanh niên trả lời là “có”. Tuy tỉ lệ thanh niên này là khá nhỏ, nhưng
chúng ta đã từng chứng kiến trong những năm gần đây hàng chục vụ thanh niên
gây trọng án vì những xung đột, thâm chí chỉ là một cái “nhìn đểu”. Chừng đó
đủ cho thấy tính chất nguy hại và tác động gê gớm của xu hướng lối sống này.
Trong xu hướng hành xử bạo lực của một bộ phận thanh niên hiện nay,
đặc biệt là hình thành băng nhóm, các đảng “ đầu gấu”, côn đồ kiểu giang hồ, xã
hội đen. Loại thứ nhất là các băng đảng, nhóm “các giang hồ nhí” phần lớn là
các học sinh hư, tụ tập với nhau gây gổ, ăn chơi, trấn lột, gây sự, đánh nhau.
Loại thứ hai, là các băng đảng giang hồ “ thứ thiệt” của một bộ phận thanh niên
ngoài trường. trong những năm gần đây, các loại băng đảng này tăng khá nhanh
chóng ở nhiều địa phương, nhất là các thàh phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh, và đặc biệt là ở Hải Phòng.
Về xu hướng thờ ơ, ích kỉ, vô cảm, thiếu trách nhiệm và thiếu nhiệt tình
của tuổi trẻ đó là một sự lựa chọn cách sống của thiểu số mọt bộ phận thanh niên
hiện nay. Qua quan sát đinh tính cho thấy hiện nay phong trào thanh niên khó tổ
chức hơn, ít sôi nổi, ít có các phong trào lôi cuốn được đông đảo thanh niên tham
gia nhiệt tình như trước đây. Ngay cả phong trào thanh niên tình nguyện- một

trong những phong trào tiên tiến nhất của nước ta hiện nay trong thời kỳ Đổi
mới, cũng chỉ thu hút được một bộ phận thanh iên tiên tiến. Qua khảo sát có tới
47,9% chưa bao giờ tham gia các phong trào này.


Về xu hướn sống hời hợt, a dua theo các trào lưu thời thượng chủ yếu
được du nhập từ nước ngoài, qua khảo sát cho thấy tuy chỉ có một bộ phận thanh
niên hiện nay song nó lại có xu hướng tăng lên trong quá trình hội nhập kinh tế
với hình thức cà cấp đọ biểu hiện khác nhau. Biểu hiện rõ nhất của lối sống này
là cách phục trang lố lăng, hở hang phản cảm; ở thị hiếu âm nhạc là việc tôn
sùng “dòng nhạc thị trường” với các ca khúc có ca từ vô nghĩa, lai căng, những
kí hiệu đặc biệt mang tính “thế hệ” của một nhóm thanh niên; ở cách lạm dụng
Internet và các phương tiện truyền thông công nghệ cao như vừa lái xe vừa sử
dụng điện thoại di động, nghiện chơi game olnie, đánh mất mình trong thế giới
ảo, “khoe hàng”, rao bán mình trên mạng và đặc biệt là trong cách yêu và quan
hệ tình dục như sống thử, quan hệ tình dục tập thể, trao đổi bạn tình…
Sự hình thành và định hướng những lối sống hiện nay của thanh niên
nước ta chắc chắn là kết quả của sự tác động tổng hợp của yếu tố nội sinh và
ngoại sinh.
2.3 Nguyên nhân của sự suy thoái đạo đức, lối sống của thanh niên
Việt Nam hiện nay.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên của thanh niên sau đây
là một số nguyên nhân cơ bản.
1.

Nguyên nhân về tâm lý lứa tuổi

Theo kết quả của Viện Nghiên cứu Thanh niên Trung ương Đoàn về các
nguyên nhân chủ yếu của thanh, thiếu niên phạm pháp và mắc tệ nạn xã hội thì
nguyên nhân vè tâm lý lứa tuổi “thanh, thiếu nhi còn nông nổi, bột phát đua đòi”,

số người được xếp vào thứ hạng thứ hạng cao nhất: 75,6%.
Các đặc điểm của tuổi trẻ như ưa phiêu lưu, mạo hiểm, thích cảm giác
mạnh, liều lĩnh…là nguyên nhân làm cho một số đối tượng mắc tọi cướp giật,
đua xe máy do không làm chủ bản thân và không được giáo dục kịp thời.
_ Nguyên nhân từ phía gia đình


Kết quả của Viện Nghiên cứu Thanh niên năm 1999 cho thấy, có 68,8%
số người được hỏi rằng nguyên nhân từ phía gia đình gây ra tình trạng tội phạm
và tệ nạn xã hội trong thanh, thiếu niên.
_ Nguyên nhân do ảnh hưởng của sách, báo, phim ảnh kích dâm, bạo lực
Trong thực tế trong thực tế có rất nhiều trường hợp thanh, thiếu nhi xem
băng, sách, báo, phim ảnh độc hại đã kích thích dẫn tới cuồng loạn, hành động
bản năng tầm thường, không kiểm soát được hành vi suy nghĩ của mình.
Các tội danh thường xảy ra ở đối tượng phạm pháp sau khi xem tranh, ảnh
kích động: cướp giật, giết người, hiếp dâm, cố ý đánh người gây thương tích, gây
rối trật tự công cộng. các tện nạn xã hội nghiêm trọng như ma túy, mại dâm cũng
có nguyên nhân ảnh hưởng của văn hóa độc hại.
2.

Nguyên nhân do nhận thức pháp luật của thanh niên còn yếu

Theo ý kiến của cán bộ cảnh sát công an điều tra và nhiều nhà nghiên
cứu thì còn một nguyên nhân khá quan trọng của đối tượng này là nhận thức
pháp luật còn hạn chế. Do đó, họ không ý thức được mối nguy hiểm và hậu
quả hành vi phạm tội của mình và chỉ hành động theo bản năng cảm tính. Có
một số đối tượng khi bị mắt mới biết mình phạm tội ngiêm trọng.
- Nguyên nhân do nhân thức pháp luật của thanh còn yếu
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp thanh, thiếu nhi sau khi xem băng,
sách, báo, phim ảnh độc hại đã bị kích động tới cuồng loạn, hành động the bản

năng tầm thường, không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình.
Các tội danh thường xảy ra ở đối tượng phạm pháp sau khi xem phim ảnh
bạo lực, kích động là; cướp giật, giết người, hiếp dâm, cố ý gây thương tích, gây
mất trật tự nơi công cộng(đua xe máy). Các tệ nạn xã hội nghiêm trọng như ma
túy, mại dâm có nhiều nguyên nhân là do ảnh hưởng của văn hóa độc hại.
2.3.3 Nguyên nhân từ phía môi trường xã hội
Có rất nhiều nguyên nhân từ phía môi trường xã hội ảnh hưởng tiêu
cực đến thanh, thiếu niên, đó là:


_Ảnh hưởng của các nhóm bạn xấu, các băng nhóm tội phạm với nhiều
thủ đoạn tinh vi lôi kéo, kích động dễ dẫn đến các thanh thiếu niên thiếu sự quan
tâm giáo dục của gia đình, thiếu bản lĩnh và nhận thức pháp luật tới sa ngã vào
các tệ nạn xã hội hoặc phạm pháp.
_Môi trường sống của thanh, thiếu niên nhiều nơi bị
ô “nhiễm” ngiêm trọng ở những xóm liều, xóm ma túy, thanh, thiếu niên rất
dễ sa ngã hoặc có đi cải tạo về lại tiếp tục tái phạm.
_Sự thực thi pháp luật chưa ngiêm: ở nhiều lúc, nhiều nơi còn xảy ra
tình trạng nơi lỏng quản lý, còn tình trạng xem thường hoặc lợi dụng kẽ hở của
pháp luật để làm ăn phi pháp, giải quyết các mối quan hệ cá nhân…nên dễ dẫn
đến các hiện tượng thanh thiếu niên có biểu hiện coi thường pháp luật(con em
cán bộ đua xe máy được “bảo lãnh”, “bắt cửa trước, ra cửa sau”.
Nguyên nhân kinh tế

4.

Là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng thanh
thiếu, niên vi phạm pháp luật, cụ thể:
_Một bộ phận thanh niên không có việc làm, sinh túng quẫn làm liều.
_ Sức hấp dẫn của tài sản, tiền bạc, lợi nhuận khổng lồ do cướp giật,

buôn bán ma túy, tổ chức mại dâm mà có.
_ Kinh tế thị trường mở ra nhiều dịch vụ du lịch, dịch vụ dễ tạo ra
nhiều lối sống ăn chơi, sa đọa, hưởng lạc…đưa mức độ “cầu” lên quá lớn, kéo
theo các tệ nạn xã hội phát triển mà thanh, thiếu niên bị tấn công đầu tiên.
5.

Nguyên nhân do hạn chế của công tác Đoàn, Hội, Đội

Công tác Đoàn, Hội, Đội còn chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu quản
lý và tập hợp giáo dục thanh, thiếu niên chậm tiến, phạm pháp, mắc các tệ nạn xã
hội hiện nay.
Một thực tế cho thấy là đa số thanh, thiếu niên phạm pháp mắc các tệ nạn
xã hội thường không tham gia các tổ chức xã hội nào, ảnh hưởng của tổ chức
Đoàn, Hội, Đội đối với họ mờ nhạt và không thường xuyên. Chính vì vậy, họ
không được giáo dục đạo đức, lối sống, không được giáo dục pháp luật, không


được sự thu hút vào các sân chơi lành mạnh để xử dụng thời gian dỗi một cách
bổ ích và tiếp thu các chuẩn mực xã hội tiến bộ…nên họ dễ bị nhóm người xấu
kích động, lôi kéo.
2.4 Yêu cầu đặt ra cho công tác tư tưởng trong việc ngăn chặn sự suy
thoái đạo đức, lối sống cho thanh niên hiện nay.
Trước thách thức của thời đại với nhưng thành tựu đã đạt được công
tác tư tưởng đứng trước những nhiệm vụ mới, đòi hỏi công tác tư tưởng phải tập
trung, phát huy cao độ trí tuệ, tâm huyết, kinh nghiệm, khắc phục được những
yếu kém, bất cập, đổi mới mạnh mẽ nội dung phương pháp, không ngừng nâng
cao chất lượng hiệu quả hoạt động, góp phần trực tiếp để đất nước vượt qua thời
kỳ nhiều khó khăn, thách thức này, tận dụng tốt thời cơ mới, nỗ lực phấn đấu
thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng đã đề ra.
Công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay cân tập trung thực hện

có hiệu quả cao mục tiêu vừa cơ bản, vừa cụ thể là góp phần váo việc thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ mà Đại hội Đảng đã đề ra, củng cố tăng cường sự thống nhất
về tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận về chính trị và tinh thần trong
nhân dân, tiếp tục giữ vững và mở rộng trận địa tư tưởng của Đảng, phát triển
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy mạnh mẽ sưc mạnh của
nền dân chủ xẫ họi chủ nghĩa, đại đoàn kết dân tộc, nâng cao ý chí vượt qua thử
thách, khó khăn, kiên trì đưa sự nghiệp đổi mới phát triển toàn diện, đi vào chiều
sâu trên tất cả các lĩnh vực của đất nước.
Công tác tư tưởng phải góp phần trực tiếp,tích cực có hiệu quả công
cuộc vận động xây dựng các tổ chức Đoàn, Đội,Hội, nâng cao năng lực lãnh đạo
của các tổ chức đó, khắc phục một bước quan trọng tình trạng suy thoái về đạo
đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ thanh niên nước ta hiện nay.
Công tác tư tưởng cần đẩy mạnh hoạt động ở các đơn vị cơ sở, các địa
phương ở nông thôn, miền núi, những nới còn khó khăn đang rất cần cán bộ và
thiếu cán bộ tuyên truyền về những hành vi đạo đức lối sống đẹp, huy động đông
đảo các tầng lớp thanh, thiếu niên tham gia, hưởng ứng đông thời phê phán đạo


đức, lối sống thiếu lành mạnh. Công tác này cần đẩy mạnh hơn nữa đặc biệt là ở
thành thị vì đây là nơi mà tình trạng thanh, thiếu niên bị suy thoái đạo đức, lối
sống nhiều nhất.
Khơi dậy và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, hình thành
và phát triển các giá trị mới của chủ nghĩa xã hội, góp phần xây dựng nên văn
hóa

Việt

Nam

tiên


tiến,

đậm

đà

bản

sắc

dân

tộc.

Là một bộ phận cốt lõi của văn hóa và thể hiện sự thấm đượm của văn hóa
trong toàn bộ đời sống xã hội, đạo đức, lối sống có vai trò định hướng sự phát
triển của các yếu tố hợp thành nên văn hóa. Một xã hội tiến bộ, tốt đẹp cần phải
có một nền đạo đức tiến bộ làm nền tảng, Nếu thiếu yếu tố đạo đức mới của nền
văn hóa xã hội sẽ phát triển không bình thường, thậm chí biến dạng.
Chúng ta không tiếp nhận, thậm chí ngăn chặn một số sản phẩm văn hóa
phương Tây, vì chúng chứa đựng những yếu tố tiêu cực của đạo đức tư sản, như
sung bái bạo lực, đồng tiền, coi rẻ nhân phẩm con người…Chúng ta kiên quyết
ngăn chặn mọi biểu hiện thương mại hóa giáo dục, y tế, văn học, nghệ thuật, vì
đó là cong đường biến các giá trị , tình cảm , đạo đức của con người thành hàng
hóa một cách phổ biến. Khi mà lương tâm, danh dự đã biến thành hàng hóa, có
thể mua bán, trao đổi thì đạo thày trò, y đức, các giá trị nhân văn sẽ trở nên giả
dối, bế tắc.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp ngăn ngừa suy thoái đạo đức,
lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay.

3.1. Phương hướng
Có rất nhiều phương hướng để giáo dục ngăn chặn suy thoái đạo đức, lối
sống của thanh niên hiện nay. Đây là một số phương hướng thể hiện “sự kết
hợp” các mặt trong quá trình giáo dục. Đó là:
3.1.1 Giáo dục gia đình kết hết hợp với giáo dục xã hội


Giáo dục gia đình kết hợp với giáo dục xã hội là phương thức quan
trọng, có ý nghiax lớn trong việc hình thành nhân cách nói chung và đạo đức nói
riêng của con người.
Giáo dục gia đình là hoạt động giáo dục đầu tiên và thường xuyên đói
với mỗi con người. Giáo dục gia đình có hiệu quả cao vì nó dực trên quan hệ
truyền thống, trên tình yêu thương thực sự và bao quát trên tất cả các hoạt động
của con người. Vì vậy, muốn phát huy giáo dục đạo đứcc ủa gia đình thì trước
hết gia đình phải là một môi trường đạo đức tôt đẹp, là tấm gương,là dìu dắt,
giáo dục con người theo những chuẩn mực xã hội đề ra.
Ngoài gia đình con người còn chịu sự tác động của xã hội. Càng lớn
lên, con người càng mở rộng mối quan hệ xa hội, do đó cũng chịu đựng những
tác động của quan hệ xã hội trong việc hình thành đạo đức.
3.1.2 Kết hợp giáo dục và tự giáo dục
Giáo dục đạo đức có ý nghĩa vạch ra phương hướng, chuẩn mực, quy
tắc,...để mọi thành viên trong xã hội thực hiện. Nhưng thực hiện những phương
thức, chuẩn mực, quy tắc đạo đức ấy như thế nào là thuộc vào mỗi cá nhân, vào
kết quả của tự giáo dục.
Giáo dục là điều kiện, tiền đề cho sự tự giáo dục. Song tự giáo dục
mới phản ánh kết quả của giáo dục, hơn nữa, đó mới là những kết quả bền vững.
Những hành vi của đạo đức được thực hiện trên cơ sở tự nguyện mới được coi là
những hành vi mang tính đạo đức. Vì vậy, phải hết sức coi trọng yếu tố tự giáo
dục.
Để thực hiện phương thức này, một mặt phải tăng cường các hoạt động

giáo dục nói chung, mặt khác phải quan tâm đích đáng tới giáo dục và các nhóm
nhỏ và giáo dục đặc biệt, phải chú ý sử dụng các phương pháp khích lệ, đọng
viên, nêu gương...tạo điều kiện để mọi người được thể nghiệm và rút ra những
kết luận đạo đức cho riêng mình.
3.1.3 Kết hợp giáo dục đạo đức và các nội dung giáo dục khác


Việc phân chia các nội dung giáo dục riêng biệt chủ yếu là để phục
vụ cho việc phân tích, nghiên cứu. Trong thực tế các nội dung giáo dục có sự
đan xen lẫn nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, nằm trong nhau. Hơn nữa,
hoạt động của con người mang tính tổng hòa. Mỗi hoạt đọng của họ là sự phản
ánh nhân cách tổng hợp của họ, chứ không chỉ là những yếu tố nhân cách riêng
biệt.
Vì vậy, việc kết hợp giáo dục với các nội dung giáo dục khác trong
hoạt động giáo dục tư tưởng khác với trong hoạt đọng giáo dục là phương thức
mang tính tất yếu.
Công tác giáo dục phải phù hợp và được sắp xếp hợp lý sao cho
phù hợp với công tác tư tưởng trong từng thời kì.
3.1.4 Kết hợp “xây” và “chống” trong giáo dục đạo đứcao Như mọi hoạt
động khác trong công tác tư tưởng, giáo dục đạo đức cần phải thườn xuyên thực
hiện phương châm giữa “xây” và “chống”.
Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội.
Vì vậy, những tàn dư của đạo đức xã hội cũ không thích hợp với tồn tại xã hội
mí vẫn còn tồn tại dai dẳng. Muốn cho xã hội phát triển, chúng ta phải đấu tranh
chống lại những tàn dư bảo thủ, lạc hậu xã hội cũ.
Vì vậy, muốn xây dựng đạo đức mới phải phê phán, đấu tranh chống
lại đạo đức lạc hậu, phản động.
Trong bất cứ hoạt động nào cũng phải thực hiện kết hợp giữa “xây” và
“chống”. kinh nghiệm thực tế chỉ cho ta rằng “xây” mà không “chống” hoặc chỉ
“chống” mà không “ xây” thì không thể thành công. Chống là tiền đề, là điều

kiện để “xây”và “xây” là mục đích của “chống”. Do đó, quá trình kết hợp diễn
ra liên tục cho tới khi đạt được mục đích xây dựng đạo đức mới.
Trên đây là những phương thức cơ bản mà các chủ thể công tác
tư tưởng cần coi trọng để tiến hành vận dụng trong giáo dục đạo đức.
3.2 Giải pháp


Có rất nhiều giải pháp giúp ngăn ngừa suy thoái đạo đức, lối sống cho
thanh niên. Sau đây là một số giải pháp cơ bản:
Một là: Củng cố tăng cường sự kết hợp giữa nhà trường và cộng đồng,
gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên. Một
trong những thiếu sót của chúng ta là chưa quan tâm đúng mức tới vai trò của gia
đình và cộng đồng.
Gia đình là tế bào, là hạt nhân của xã hội. Gia đình không bình yên
thì xã hội không ổn định. Đạo đức và lối sống con người hình thành từ thời
thơ ấu trong gia tj đình. Nhà trường có vai trò quan trọng trong giáo dục con
người nhưng không thể thay thế vai trò của gia đình. Cùng với phong trào xây
dựng văn hóa cần có những quy định có tính rằng buộc, có tính pháp lí về vai
trò, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. Cần huy động sức mạnh của
dư luận xã hội, của những tỏ hòa giải tham gia củng cố gia đình- một trong
những nhân tố quan trọng góp phần giúp hình thành thế hệ trẻ- tương lai của đất
nước.
Hai là: Tổ chức phong trào thi đua nhằm giáo dục truyền thống, rèn
luyện đạo đức cho thanh niên. Cần đem lại cho thanh niên những hiểu biết về
truyền thống đạo đức, lẽ sống mà các thế hệ cha anh đã vun đắp. Những truyền
thống tốt đẹp đó là nền tảng “giá đỡ” tạo nên niềm tợ hào dân tộc, đề cao phẩm
chất ý thức, nhân cách của thế hệ trẻ để họ vươn lên. Kịp thời đề ra chủ trương
giáo dục, biểu dương nhưng thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại
hóa đất nước.
Tổ chức các hoat động văn hóa, văn nghệ để thanh niên hình thành phẩm

chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh. Và tổ chức các hoạt đọng xã hội
khác như: thăm viếng và chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương
binh, liệt sỹ và các phong trào trở về nguồn cội, quên góp, ủng hộ, giúp đỡ các
gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn...
Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục đạo đức, lối sống khơi dạy tinh thần
tương thân tương ái truyền thống đạo đức của con người Việt Nam.


×