Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
LỜI GIỚI THIỆU
Lịch sử báo chí truyền thông phát triển mạnh với các loại hình báo chí
như báo in, báo phát thanh, báo Truyền hình, và sau đó là Báo mạng điện tử.
Báo mạng tuy ra đời muộn nhất trong tất cả các loại hình báo chí song lại có một
tốc độ phát tương đối nhanh và mạnh mẽ. Cùng với sự bùng nổ về internet kéo
theo bùng nổ thông tin trên toàn thế giới báo mạng nhanh chóng được độc giả
đón nhận.
Sự phát triển rực rỡ của báo mạng điện tử một phần được thể hiện qua số
lượng người làm báo ngày càng đông đảo, công chúng báo chí cũng tích cực,
chủ động tham gia vào hoạt động báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói
riêng. Kết quả là hàng loạt tờ báo điện tử và các trang Web ra đời và phát triển.
Tác giả của những bài báo đó là các nhà báo, phóng viên, biên tập
viên....của các tòa soạn, đó còn có thể là của chính độc giả (thông qua các bài
viết, bài phản hồi, blog...). Họ là những nhà bào không chuyên (hay còn gọi là
nhà báo công chúng). Các nhà báo công chúng này cùng các nhà báo chuyên
nghiệp đã tạo nên một Báo mạng điện tử phát triển với nhiều màu sắc, nhiều
khía cạnh. Họ có mối quan hệ qua lại với nhau, họ hỗ trợ nhau để thúc đẩy báo
mạng phát triển. Nhà báo dù chuyên hay không chuyên từ lâu đã trở thành mối
quan tâm của lượng lớn dư luận.
Vì vậy, với khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi xin trình bày những vấn đề
liên quan đến nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển
của Báo mạng điện tử.
Do sự nhận thức của bản thân còn chưa sâu sắc, sự hạn chế về mặt
thời gian và tư liệu tham khảo nên bài tiểu luận của tôi chắc chắn không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và
giúp đỡ của các thầy cô giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
1
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Năm 1997, Việt Nam chính thức kết nối Internet, đánh dấu cho sự ra đời
của báo mạng điện tử (BMĐT) là tạp chí Quê hương từ ngày 6/12/1997. Cho
đến trước khi có hiện tượng bùng nổ Internet băng thông rộng (vào năm 2005),
hầu hết người Việt còn rất xa lạ với Internet. TT - Theo Tổng cục Thống kê, tổng
số người sử dụng Internet tại VN tính đến cuối tháng 11-2010 là 27,3 triệu
người, chiếm khoảng 31,7% dân số VN. Như vậy sau 13 năm kể từ ngày VN
hòa mạng Internet toàn cầu (1-12-1997), lượng người sử dụng Internet trong
nước đã tăng rất nhanh. Người đọc báo mạng ngày càng nhiều và trình độ chung
của người đọc đã cao hơn hẳn. Cùng với sự phát triển ngày càng cao về nhu cầu
thông tin của độc giả, lần lượt các tờ báo lớn, các đài phát thanh, đài truyền hình
đều có phiên bản là BMĐT (Nhân dân điện tử, Lao động điện tử, Tuổi trẻ
online…); Tiếp đến là sự xuất hiện các tờ báo mạng chuyên nghiệp và mang tính
độc lập (Vietnamnet, VnEpress,…); Các tờ báo địa phương cũng cho ra phiên
bản online của mình (Hungyen online, Thanhhoa online,...). Ngoài ra, còn phải
kể đến sự ra đời của hàng trăm website chuyên ngành và các trang tin.
Một số tờ báo mạng điện tử.
Sự phát triển rầm rộ và hoạt động ngày càng chuyên nghiệp của các tờ
BMĐT ngoài sự hỗ trợ của những thiết bị kỹ thuật và phần mềm dịch vụ tốt
(thành quả của sự phát triển công nghệ Mạng) thì nhân tố quan trọng phải kể đến
là đội ngũ cán bộ, nhà báo, người viết báo - nhân vật trung tâm của sự nghiệp
2
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
truyền thông. Xuất phát từ những lý do đó mà em lựa chọn đề tài: “Nhà báo
chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của Báo mạng điện tử”
để xây dựng nên cuốn tiểu luận này.
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Tiểu luận “Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát
triển của báo mạng điện tử” đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
những người làm báo mạng (cả chuyên và không chuyên) nhằm đáp ứng yêu cầu
của môn học và cung cấp một cái nhìn mới về những người tham gia hoạt động
báo mạng. Từ đó rút ra những phẩm chất thiết yếu của một phóng viên chuyên
nghiệp.
III. Tính thực tiễn của đề tài.
Thực hiện đề tài giúp tôi nâng cao và hiểu biết hơn những
kiến thức về môn học “Nhập môn Báo in, báo mạng điện tử”, về báo chí,
về nhà báo và các tờ báo mạng. Đồng thời, qua đề tài tôi cũng có thêm
những hiểu biết nhất định, có cái nhìn sâu sắc về nhà báo chuyên nghiệp
và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử.
1.
Cấu trúc của tiểu luận.
Phần mở đầu.
I.
Lý do chọn đề tài.
II.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
III.Tính thực tiến của đề tài.
Phần nội dung.
I.
Khái niệm nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng.
1.
Nhà báo chuyên nghiệp.
2.
Nhà báo công chúng.
II. Sự tham gia của công chúng trên báo mạng điện tử.
1.
Công chúng đưa tin.
2.
Công chúng góp ý, bình luận.
3
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
3.
Mỗi công dân là một nhà báo.
4.
Lợi thế của nhà báo công chúng.
5.
Hạn chế của “nhà báo công dân”.
III. Blog _ Manh nha báo chí công dân.
1.
Giới thiệu sơ lược về blog.
2.
Khái niệm chung về Blogger.
3.
Tính chất báo chí của Blog.
4.
Mặt trái của Blog.
5.
Giới thiệu về Blog WordPress.
IV. Vai trò của nhà báo mạng điện tử khi có sự tham gia của công
chúng.
1.
Thẩm định thông tin.
2.
Chọn lọc và biên tập lại.
3.
Định hướng và “mở lối đi”.
V. Phẩm chất của một nhà báo mạng điện tử.
Phần kết luận.
Tổng kết chung.
Danh mục tài liệu tham khảo.
4
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
PHẦN NỘI DUNG
I. Khái niệm nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng.
1.
Nhà báo chuyên nghiệp:
Là những người làm công tác báo chí chuyên nghiệp tại các cơ quan
báo chí như phóng viên, biên tập viên, tổng biên tập, phó tổng biên tập,các
trưởng ban nghiệp vụ báo chí,... Họ được đào tạo bài bản về nghiệp vụ báo chí,
có bằng cấp và am hiểu về nhiều lĩnh vực. Nhiều người ngoài bằng đại học
chính, có một, hai bằng đỏ khác, thậm chí cao hơn. Họ hoạt động báo chí theo
luật báo chí và các nguyên tắc đạo đức của nghề báo.
Riêng đối với phóng viên báo mạng, chưa có khái niệm cụ thể nào về
một nhà báo chuyên nghiệp. Đội ngũ phóng viên được đào tạo chuyên sâu về
báo mạng còn yếu, phần đông là chuyển từ báo giấy sang. Hiện nay mới chỉ có
Học viện Báo chí và Tuyên truyền có Khoa Phát thanh truyền hình mở lớp đào
tạo về chuyên ngành báo mạng điện tử.
Các nhà báo chuyên nghiệp tại Việt Nam công tác 3 năm chính thức tại
một toà soạn báo của Việt Nam (làm việc theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng
lao động dài hạn) sẽ được Bộ Văn hoá Thông tin xem xét cấp thẻ Nhà báo. Đây
là loại thẻ hành nghề duy nhất trong nghề báo chí ở Việt Nam, có giá trị khi hoạt
động nghiệp vụ.
Các nhà báo chuyên nghiệp có quyền hoạt động báo chí hợp pháp trên lãnh
thổ nước Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Nhà báo cũng được
hưởng một số ưu tiên, ưu đãi cần thiết theo quy định của pháp luật khi hoạt động
nghề nghiệp: tham khảo, tra cứu tài liệu, ưu tiên trong việc sử dụng các phương
tiện giao thông công cộng…
5
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
Nhà báo chuyên nghiệp tác nghiệp
2.
Nhà báo không chuyên (Nhà báo công chúng):
Là những người hoạt động báo chí tự do, họ chưa được cấp thẻ nhà
báo (hoặc không có nhu cầu cấp thẻ nhà báo). Họ tham gia viết bài cho các cơ
quan báo chí, hoặc là cộng tác viên của các tờ báo.
Những nhà báo không chuyên này cũng có vốn hiểu biết khá rộng về
mọi lĩnh vực và đặc biệt có năng khiếu về viết báo. Họ có thể là nhà trí thức, nhà
khoa học, nhà hoạt động xã hội, nhà doanh thương,…Họ hiểu biết sâu về lĩnh
vực của họ. Vì vậy, những nhà báo không chuyên này thường là cộng tác viên
“ruột” của các tạp chí chuyên ngành.
Bên cạnh đó phần đông những nhà báo không chuyên có xuất thân từ quần
chúng nhân dân, họ có mặt ở mọi nơi, mọi ngõ ngách. Vì vậy, những thông tin
họ tiếp cận rất thời sự và chi tiết. Tuy không qua trường lớp đào tạo chính quy
về báo chí nhưng nhiều người viết thường xuyên và viết hay không kém gì
những nhà báo chuyên nghiệp.
Từ khi báo mạng điện tử ra đời, cùng với sự phát triển rầm rộ của trào lưu
viết Blog (nhật kí điện tử cá nhân) thì những người viết blog (blogger) được coi
là “nhà báo công dân”. Mỗi blog mang một phong cách đặc trưng, nội dung theo
sở thích của từng người nhưng lại được thể hiện ở dạng phổ quát ( tức là tất cả
6
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
mọi người đều có thể đọc) nên nó được coi là một “tờ báo công dân trên mạng
Internet”. Các blogger ngoài việc đề cập những chuyện riêng tư của mình còn
tham gia đưa tin. Qua các blog có danh tiếng, nhiều người đánh giá: các blogger
có thể đưa tin sâu hơn, điều mà báo chí không làm được do những hạn chế về
thời gian (giờ ra báo) và không gian (độ dài của bài báo phải phù hợp khuôn khổ
của tờ báo). Hơn nữa, một số blogger có thể có trình độ chuyên môn sâu, giúp
soi sáng nhiều vấn đề nhạy cảm hơn thông tin trên báo chí.
II.
Sự tham gia của công chúng trên báo mạng điện tử.
1.
Công chúng đưa tin:
Công chúng tham gia đưa tin khá nhiều ở tất cả các lĩnh vực trong đời
sống xã hội. Theo như lời bình luận của các chuyên gia thì những tin tức được
tường thuật bởi công chúng thường mang nhiều từ ngữ biểu cảm và có giọng
văn rất tự nhiên vì thế họ chuyền tải được cho người đọc cảm giác ‘thời sự” và
“thực” hơn nhiều so với các bài báo từ lâu đã bị định dạng theo khuôn mẫu của
giới phóng viên chuyên nghiệp. Hơn thế nữa những người dân thường có rất
nhiều “nguồn thông tin thô”, những nguồn thông tin mà các nhà báo bận rộn
thường hiếm khi để ý đến, đó là những lời đồn đại tại nơi làm việc, trường học,
…thậm trí cả các thông tin của cơ quan tuyên truyền trong vùng. Nhiều trường
hợp những thông tin mà công chúng thu thập và cung cấp còn giúp cho các cơ
quan chức năng phát hiện các hành vi phạm pháp như tham nhũng, lãng phí, …
Vì vậy, các nguồn thông tin này được đánh giá khá tốt vì có hướng nhìn mới,
thú vị và vô cùng gần gũi với người đọc (theo nhà báo Diệu Quyên).
Công chúng còn có khả năng đưa tin nhanh và khá chi tiết. Nhiều chi tiết
“đắt” mà các tờ báo có được là do công dân cung cấp.
Diễn biến và những thông tin liên quan đến thảm hoạ sập cầu Cần Thơ
ngày 28/9/07 được các blogger nhanh chóng truyền cho nhau và gửi tới các cơ
quan báo chí. Ngay sau bài tường thuật đầu tiên của báo Tuổi trẻ online khi sự
cố xảy ra chừng 30 phút, bạn đọc Thái Đặng Bảo Tín (ở quận Ninh Kiều, tp Cần
7
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
Thơ) đã có bài viết “ Một buổi sáng kinh hoàng ở Cần Thơ” miêu tả không khí,
nỗi kinh hoàng của người dân thành phố này và nỗ lực cứu người của đội ngũ y,
bác sĩ các bệnh viện ở Cần thơ. Tuổi trẻ cũng thông báo nhanh: “ bạn đọc có
thông tin, hình ảnh và video clip (từ camera gia dụng, điện thoại di động…) có
thể cung cấp cho toà soạn TTO qua emai…và điện thoại…”.Những dòng thông
báo này đã được hưởng ứng. Nhiều bạn đọc đã gửi những bức ảnh có giá trị
thông tin cao về cho báo. Video clip của những người chứng kiến ghi bằng điện
thoại di động đổ về các toà soạn trực tuyến lớn khá nhiều nhưng do chất lượng
kém nên không sử dụng được.
Rõ ràng công chúng tham gia vào quá trình đưa tin rất hiệu quả và khá
chuyên nghiệp.
2.
Công chúng góp ý, bình luận:
Thông thường, mỗi tờ báo, thậm chí mỗi chuyên mục đều thiết lập hệ thống
email để công chúng đóng góp ý kiến. Công chúng có thể gửi thư trực tiếp để
bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, hình thức và cách
thức tổ chức trang báo. Thậm chí, sau khi đọc xong một bài báo công chúng có
thể gửi email đánh giá về chất lượng bài viết: thông tin có đúng không, cách
đánh giá của phóng viên có khách quan không, bài viết sai nhiều cú pháp, lỗi
chính tả…Quá trình gửi và nhận thư chỉ mất tối đa là 2 phút, điều này sẽ tiết
kiệm thời gian cho công chúng, không còn tình trạng thư bị thất lạc hoặc chậm
trễ khi gửi qua đường bưu điện cho các cơ quan báo chí. Với hệ thống này ý
kiến phản hồi sẽ được tiếp nhận nhanh chóng, toà soạn sẽ dễ dàng hơn trong
việc điều chỉnh, nâng cao chất lượng cho tờ báo một cách nhanh nhất.
Nhiều tờ báo còn thiết lập các diễn đàn tranh luận hay thảo luận để công
chúng bày tỏ ý kiến, quan điểm một cách thoải mái và không hạn chế về một
vấn đề bất kì đang gây tranh cãi, hoặc xã hội đang xôn xao. Hầu hết các tờ báo
mạng điện tử đều tận dụng khả năng tương tác này..
8
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
3.
Mỗi công dân là một nhà báo.
+ Trào lưu “báo chí công dân” nảy sinh từ nước Mỹ sau cuộc bầu cử tổng
thống 1988 như một phản ứng từ niềm tin vào các phương tiện truyền thông đã
bị xói mòn. Jay Rosen, giáo sư báo chí ở Đại học New York là một trong những
người tiên phong cổ xúy trào lưu này.
+ Năm 1999, những nhà hoạt động xã hội ở Seattle (Mỹ) sáng lập Trung
tâm Truyền thông độc lập (Independent Media Center - IMC) đầu tiên để bày tỏ
phản ứng trước việc tổ chức hội nghị WTO tại đây trong khi các kênh truyền
thông chính thống không hề đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của họ. Từ
đó, IMC đã được thiết lập ở hơn 2000 thành phố khắp thế giới.
+ Cùng lúc với sự phát triển của các trung tâm IMC, những kênh thông tin
của các "nhà báo công dân" bắt đầu bùng nổ trên internet dưới các hình thức
weblog, chat room, forum, wikis… Ở Hàn Quốc, website OhMyNews.com ra
đời năm 2000 trở thành tờ báo trực tuyến nổi tiếng và thành công về mặt thương
mại với khẩu hiệu: "Mỗi công dân là một nhà báo". 80% tin bài trên website này
là do các thường dân cộng tác.
+ Năm 2001, website ThemeParkInsider.com của Mỹ là tờ báo trực tuyến
đầu tiên giành được một giải thưởng báo chí quan trọng của Hiệp hội Báo chí
trực tuyến Mỹ và khoa báo chí Đại học.
+ "Bạn" là Nhân vật của Năm "bởi vì chính bạn, chứ không phải chúng
tôi, đang làm thay đổi kỷ nguyên thông tin". Đấy chính là lý do để tạp chí Thời
đại (Time) của Mỹ quyết định chọn You (bạn) là Nhân vật của năm 2006 thay vì
những nhân vật nổi tiếng trên các lĩnh vực như thông lệ.
9
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
4. Lợi thế của nhà báo công chúng:
- Tiếp cận thông tin: Như đã nói ở trên, công chúng có mặt ở tất cả mọi nơi,
mọi ngõ ngách nên dễ dàng tiếp cận các “thông tin thô”. Họ không bị ràng buộc
bởi các cơ quan báo chí nên họ có thể tiếp cận bất cứ thông tin nào mà họ quan
tâm.
- Cách đưa tin: Đa số nhà báo chuyên nghiệp định nghĩa tin tức thường
thiên về mặt tiêu cực. Nhà báo cảm thấy không thích làm tin tích cực. Trên thực
tế viết mặt tích cực không có giá trị bằng viết mặt tiêu cực. Thật vậy, nhà báo
thích viết tiêu cực hơn bởi như thế mới là nhà báo. Nhà báo công dân lại tìm cho
thấy cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, cả cái làm được lẫn cái chưa làm được. Nhà
báo công dân đưa ra các thành công ở nơi khác cho cộng đồng tham khảo học
tập. Bên cạnh đó cách viết của họ rất tự nhiên, dễ hiểu. Vì thế tin tức của họ tạo
nên được tác động xã hội lớn lao.
5.
Hạn chế của “nhà báo công dân”:
Sự quá cởi mở của báo chí công dân khiến thông tin bị loãng, không đảm
bảo tính xác thực. Trong vụ đánh bom tàu điện ngầm ở London, chỉ trong vòng
24 giờ, BBC đã nhận được 20 ngìn bài viết qua thư điện tử, hơn một ngìn bức
ảnh, và hơn 20 đoạn quay video. Việc thẩm định, chọn lọc và sử dụng những
ngồn tư liệu hết sức đò sộ này thực sự là một thách thức cho các biên tập viên
của BBC. Tháng 2/2007, rất nhiều tổ chức báo chí nổi tiếng thế giới, trong đó có
cả Global và CTV bị “bẽ mặt” khi cho đăng tải một đoạn băng ghi lại cảnh lật
phà ở bờ biển Nova Scotia của một người tự nhận là nhân chứng trong khi thực
chất đoạn băng được quay ở gần New Zealand.
Thật khó để phân biệt thật giả khi trên mạng Internet tồn tại nhiều hành vi
sai trái, chẳng hạn như sao chép bài của người khác đưa lên trang blog và coi đó
là của mình, thậm chí có những trường hợp bêu xấu, vu khống người khác…
Và đặc biệt, báo chí công dân không thể đạt đến những tinh hoa về sử dụng
ngôn ngữ, nghệ thuật làm tin, viết bài,…Hay nói cách khác, nhà báo công dân
thiếu kĩ năng nghiệp vụ báo chí nếu có cũng chỉ rất sơ sài.
10
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
Nhìn chung, độc giả cần phải biết những yếu điểm của báo chí công dân,
phải có sự dè dặt cần thiết khi tiếp xúc với các nguồn tin chưa được kiểm chứng.
Đọc tin với con mắt soi mói - đó là lời khuyên dành cho những người sử dụng
báo chí công dân.
III. Blog_ manh nha báo chí công dân.
1.
Giới thiệu sơ lược về blog:
Blog (viết tắt của weblog) là một dạng website do cá nhân lập nên, dùng để
đăng tải thông tin, đánh giá của chủ nhân website và của công chúng về mọi vấn
đề trong cuộc sống (nhật kí online). Cũng có thể coi blog là một kiểu tạp chí trên
mạng mà độc giả được cập nhật và bình luận hằng ngày; Là tập hợp các đường
siêu liên kết, hướng đến nhiều website khác nhau về cùng một chủ đề; Là diến
đàn để tán gẫu chuyện thời sự...
Một số Blog đang được sử dụng.
Thông tin đăng tải trên blog không qua bất cứ khâu biên tập nào của cơ
quan chức năng. Chủ blog tự cân nhắc, suy nghĩ, viết bài, phân tích, đánh máy
và công bố những tác phẩm của mình nguyên vẹn như chính họ muốn thế. Họ là
người chịu trách nhiệm cuối cùng trước mọi thông tin mà họ đưa ra.
2. Khái niệm chung về blogger:
Blogger là khái niệm để chỉ chủ nhân của các blog. Blogger có thể là bất cứ
người nào, không nhất thiết phải là nhà báo, miễn sao họ có khả năng trở thành
nguồn tin – cung cấp thông tin tới công chúng và khơi dậy được dư luận xã hội.
Ở nước ta, blogger là những ai? Rất nhiều thành phần: nhà báo, nhà giáo,
kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, sinh viên học sinh, đặc biệt là các bạn trẻ. Mỗi cá
nhân có nhu cầu về blog riêng biệt. Các bà nội trợ “cô đơn” viết blog để chia sẻ
11
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
với con cái ở xa, với những người cùng cảnh ngộ. Các bạn trẻ tuổi teen làm blog
để chia sẻ lối sống, tình cảm, suy nghĩ. Những người cùng ngành, cùng cơ quan
làm blog để chia sẻ kinh nghiệm công việc…
Trong số các blogger chuyên nghiệp có rất nhiều người là nhà báo. Hằng
ngày, họ vẫn thực hiện công việc của mình ở các toà soạn. Nhưng để đáp ứng
nhu cầu thông tin ngày càng lớn, họ tự tạo ra và công bố trên blog những tư liệu,
đánh giá về chính những điều đã thu thập được.
3. Tính chất báo chí của blog:
Blog là nhật kí điện tử nhưng có tính chất báo chí vì sự lan truyền của nó.
Và vì vậy mỗi blogger cũng là một “nhà báo”: tự viết bài và tự duyệt bài của
mình trước khi đưa lên mạng.
Hiện nay, blog không chỉ dừng lại ở việc viết nhật kí nữa mà nhiều blogger
còn tham gia đưa tin, bình luận các vấn đề xã hội. Những blogger có tên tuổi
được cư dân trên mạng tôn trọng như một nhà báo thực thụ và blog của họ có số
lượt truy cập khổng lồ.
Mỗi một blog là một kênh trao đổi thông tin mở: Không chỉ tác giả mà cả
những khán giả có thể vào xem và viết bình luận. Tính năng liên kết cho phép
kết nối một blog với rất nhiều blog khác, và nhờ đó tạo nên một mạng lưới blog
toàn cầu. Công nghệ hiện đại cũng cho phép đưa hình ảnh (photoblog), nhạc
(podcasting), và video (vlog) lên blog. Như vậy có nghĩa là blog đã thực sự trở
thành một nguồn tin tức mở, và mỗi blogger theo một nghĩa nào đó đã trở thành
một nhà báo công dân.
Ông Lê Quốc Minh (diễn đàn Vietnam Journalism) nhận định rằng có rất
nhiều blogger hoạt động như một phóng viên. Sau trận sóng thần ở Indonesia
cuối năm 2004, thế giới đã được nhiều hình ảnh và thông tin cập nhật về diễn
biến trận sóng là nhờ blog chứ không phải các hãng tin lớn hay các đài truyền
hình. Khi xảy ra cuộc đảo chính tại Thái lan tháng 9/2006, thông tin sớm nhất
đến với toàn cầu cũng từ một blogger cung cấp. Xét về góc độ báo chí, blog
đang tạo ra cuộc cách mạng “toàn dân làm báo” và “mọi công dân đều có thể là
nhà báo”.
12
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
Tuy nhiên blogger vẫn là blogger chứ không phải là nhà báo, cho dù
họ có xuất thân từ báo giới, vì lẽ cơ bản blog chỉ là sản phẩm truyền thông của
một hay một nhóm người nhất định. Thông tin đăng trên blog tuỳ theo sở thích
của blogger nên chúng hoàn toàn phụ thuộc vào góc nhìn của blogger. Cho đến
nay blogger vẫn chưa được công nhận là một nghề chính thức trong lĩnh vực báo
chí / truyền thông. Vì vậy blogger chỉ có thể là “nhà báo công dân”.
4. Mặt trái của blog:
Không ít blog hiện có được xây dựng vì những mục đích không tốt đẹp.
Đồng thời tồn tại nhiều hành vi sai trái trên mạng, chẳng hạn như chép bài của
người khác đưa lên trang blog và coi đó là của mình (ăn cắp trên mạng), thậm
chí có những trường hợp bêu xấu người khác (vu khống trên mạng). Và những
hành vi vu cáo này, ở mức độ cực đoan có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm
trọng về mặt danh dự, uy tín hay sinh mạng chính trị của người vu cáo (“ám sát
trên mạng”)
Những trang blog khiêu dâm, những blog tầm phào vô bổ, nói xấu lẫn nhau
kiểu “ném đá dấu tay” cũng gây tò mò thiên hạ…Và cả những blog chống lại
Đảng, chống lại tổ quốc, súi giục nhân dân…Tất cả tạo nên mặt trái không thể
không có của blog nói riêng và cả những thông tin thiếu kiểm chứng của những
“nhà báo công dân” nói chung.
5. Giới thiệu về Blog Wordpress.
Trong quá trình học nhập môn Báo mạng điện tử, lớp chúng tôi đã được
thầy giáo Vũ TCường giới thiệu về wordPress và cách tạo lập, làm việc với
trang Blog này. Chúng tôi được chia sẻ bài tập, kinh nghiệm học tập, các chuyện
riêng tư qua trang wordPress của nhóm mình. Sau một thời gian làm việc với
wordPress, tôi đã có được những hiểu biết sơ lược về wordPress.
5.1. Giới thiệu Blog WordPress
13
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
Biểu tượng Blog Worpress
WordPress là một phần mềm mở và miễn phí để làm blog cá nhân,
trang web cá nhân nổi tiếng. WordPress được xây dựng trên sự tiện dụng,
cùng với các định dạng chuẩn của web.
WordPress là một CMS mã nguồn mở miễn phí, tác giẩ của
WordPress có một câu slogan nổi tiếng là “Viết code như làm thơ”. Câu
nói đó phần nào phản ánh được cách thức hoạt động của WordPress và tác
động của nó đối với người sử dụng.
WordPress đặc biết rất dễ sử dụng, trên thế giới hiện có hơn 200 triệu
blog, website sử dụng mã nguồn này . Tuy nhiên, WordPress thích hợp
nhất vào việc xuất bản nội dung (viết Blog), mã nguồn nhỏ gọn, tinh giản
tối đa khiến nó gặp khó khăn khi đáp ứng các yêu cầu mở rộng như sự
tương tác giữa các thành viên, quản lý thành viên, diễn đàn, …
14
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
5.2. Ưu điểm của WordPress
- WordPress dễ sử dụng nhất trong 3 CMS, nó giúp bạn có một Blog
trong vài phút. Bạn có thể vào để tạo một blog miễn phí
cho mình và bắt đầu làm quen sử dụng WordPress.
- Các plugin của wordpress có rất nhiều và 99% là miễn phí, bạn có
thể cài đặt (install) và nâng cấp (upgrade) các plugin này ngay trong phần quản
lý của WordPress mà không cần phải download về như Joomla và Drupal
- WordPress hỗ trợ SEO khá tốt, chỉ xếp sau Drupal.
5.3. Nhược điểm của WordPress
- Theo một số Webmaster có kinh nghiệm thì WordPress sẽ hoạt
động nhẹ nhàng, ít tốn tài nguyên. Nhưng khi website bạn có lượng truy cập lớn
thì WordPress lại gây tốn tài nguyên hệ thống kinh khủng (điều này chưa được
kiểm chứng).
- WordPress thích hợp cho viết blog và xuất bản nội dung kiểu nhóm nhỏ.
Nó khó có thể đáp ứng các chức năng mở rộng và tương tác cao.
IV. Vai trò của nhà báo mạng điện tử khi có sự tham gia của
công chúng.
1.
Thẩm định thông tin:
Khi công nghệ làm báo ngày càng dựa nhiều vào máy móc, công nghệ; Khi
cả những công dân cũng có thể trở thành nhà báo với tên gọi “nhà báo công
chúng”; Khi mọi thông tin, hình ảnh báo chí đều có thể đứng trước nguy cơ tự
tạo, chỉnh sửa nhờ một chiếc mobile, công nghệ photoshop…thì vai trò của một
nhà báo chuyên nghiệp (biên tập viên), trong đó chủ yếu là sự thẩm định mang
tính định hướng, lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Chính họ, chứ không ai
khác sẽ là người lập lại trật tự cân bằng cho sự “hỗn loạn” giữa báo chí chuyên
nghiệp và báo chí công dân. Không ai cản được sự hiện diện của loại hình báo
chí công dân bởi nó thuộc về xu hướng. Thế nên, để tránh tạo nên sự hỗn độn
của thông tin đưa tới công chúng, người biên tập viên, với vai trò chủ đạo và
15
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
truyền thống là một “người gác cổng” sẽ là người quyết định cuối cùng và cao
nhất trong việc đưa thông tin, hình ảnh nào lên mặt báo, tới công chúng.
2. Chọn lọc và biên tập lại:
Công chúng tham gia đưa tin, viết bài, đánh giá, bình luận thông tin
nhưng những thông tin ấy phải thông qua sự chọn lọc và biên tập lại của phóng
viên chuyên nghiệp mới có thể đăng tải. Phóng viên phải lọc ra những lời nhận
xét của độc giả, xem họ đang đọc gì, đang nghĩ gì, nói gì, nghĩ gì, rồi định giá
xem ý kiến nào là xác đáng nhất, có giá trị nhất với tờ báo của mình, từ đó có sự
chỉnh sửa, cải tiến theo hướng xu hướng thị hiếu của công chúng mới đăng tải.
3. Định hướng và “mở lối đi”:
Công chúng tuy có thể viết về mọi lĩnh vực, có mặt ở mọi nơi nhưng nếu
được lời kêu gọi của một cơ quan báo chí nào đó thì họ sẽ còn viết nhiều, viết
hay hơn. Vì vậy, các các nhà báo chuyên nghiệp phải biết cách kết nối các nhà
báo công dân với tờ báo của mình, biến họ thành các cộng tác viên thường
xuyên hoặc không thường xuyên của tờ báo.
Điển hình của việc “mở lối đi” cho công chúng là trang báo
Ohmynews.com của Hàn Quốc. Với lời kêu gọi của anh Oh Yeon Ho (người
sáng lập và là chủ tờ báo) “Mọi công dân đều là phóng viên” trang báo này đã
nhận được sự tham gia nhiệt tình của độc giả. Khi sáng lập ra trang báo trên và
tháng 2/2000 Oh Yeon Ho chỉ có 4 nhân viên. Giờ đây có hơn 50.000 người
tham gia đưa tin, sản xuất hàng trăm câu chuyện thú vị mỗi ngày mà chủ yếu là
công chúng (không riêng gì công chúng Hàn Quốc mà cả công chúng trên toàn
thế giới).
V. Phẩm chất của một nhà báo mạng điện tử.
Để trở thành một nhà báo giỏi nói chung, một nhà Báo mạng điện tử nói
riêng, cần có rất nhiều phẩm chất như: Đặt nhiều câu hỏi; biết cân bằng và công
bằng; đáng tin cậy và có trách nhiệm với độc giả; lấy tin từ nhiều nguồn và kiểm
chứng các tin của họ; chân thật và không đánh cắp tin của các phương tiện
truyền thông khác.... Dưới đây, tôi xin đưa ra một số phẩm chất được đánh giá là
16
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
thiết yếu đối với các nhà báo mạng điện tử.
+ Trước hết, họ phải là những người có kiến thức cơ bản về báo chí, họ sẽ
biết cách là thế nào để tăng sức hấp dẫn cho tờ báo. Đấy là sự khác nhau giữa
những người làm báo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.
+ Họ phải có kiến thức về mạng, biết Internet có thê làm được gì và không
thể làm được gì để làm chủ được nó. (Biết cách tìm kiếm thông tin, thể hiện
thông tin sinh động và trình bày nó trên trng Web)
+ Có trình độ ngoại ngữ nhất định (Đặc biệt là tiếng Anh) đủ để có thể lên
mạng và tìm kiếm thông tin. (Hiện nay có một thực trạng là ở những tờ báo
mạng điện tử của nước ta, đội ngũ phóng viên chủ yếu tốt nghiệp từ các trường
Đại học Ngoại ngữ hoặc các trường sinh viên có khả năng về ngoại ngữ như
ĐHNN, ĐHNT)
+ Là một mẫu người năng động, sáng tạo, hiện đại và bắt kịp những thay
đổi chóng mặt của công nghệ, phương tiện làm báo. Họ luôn phải cập nhật thông
tin, kiến thức, phát triển kỹ năng viết và kinh nghiệm.
+ Họ cũng phải đảm bảo được các tiêu chuẩn đạo đức vì nó là một yếu tố
để đảm bảo cho thông tin trung thực.
17
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
PHẦN KẾT LUẬN
Tiểu luận trên đã đề cập tới những người làm báo (chuyên và không
chuyên) cùng những vấn đề xoay quanh. Sau khi kết thúc nội dung tiểu luận, tôi
đã đưa ra được một số đanh giá chung về đề tài: “Nhà báo chuyên nghiệp và nhà
báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử”. Cụ thể là.
1. Nhà báo chuyên hay không chuyên đều có đóng góp tích cực cho sự phát
triển của báo mạng.
2. Nhà báo công dân sẽ tham gia vào hoạt động báo chí tích cực và có hiệu
quả hơn nếu có sự định hướng của các cơ quan báo chí.
3. Blog đang là vấn đề được toàn thể cư dân trên mạng quan tâm và chưa có
biện pháp nào đưa ra để quản lí blog. Cần xây dựng một nền tảng văn hoá cho
blog nói chung và các quy tắc ứng xử cho blogger. Wordpress – Blog nhiều tiện
ích và dễ sử dụng, đang được mọi người sử dụng nhiều.
4. Nhà báo chuyên nghiệp trước sau vẫn là trung tâm của sự nghiệp truyền
thông và có vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của báo chí. Vì vậy cần
chú trọng đẩy mạnh tính chuyên nghiệp trong báo chí.
5. Vị trí của nghề báo trong xã hội được xác định ở cái nhìn của xã hội đối
với nhà báo. Có những nhà báo làm tốt, được xã hội ủng hộ và đánh giá cao,
nhưng cũng có những nhà báo lợi dụng nghề nghiệp làm việc xấu, thì bị xã hội
lên án, nặng hơn nữa là phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chính vì vậy để
trở thành một nhà báo có tên tuổi cần phải có những phẩm chất, đạo đức nhất
định bên cạnh những kiến thức chuyên ngành.
6. Tiểu luận mới chỉ tiếp cận đến một bộ phận nhỏ những người tham gia
hoạt động trong báo mạng (các phóng viên và biên tập viên chuyên và không
chuyên) nhưng cũng góp phần làm phong phú hơn kho tư liệu nghiên cứu về
BMĐT còn khá hiếm hoi. Hi vọng những công trình khoa học sau sẽ hoàn thiện
hơn bức tranh chung về những người làm báo.
18
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Hữu Thọ: Nghĩ về nghề báo. NXB Giáo dục(1997).
2. Nguyễn Văn Dũng và Hoàng Anh (biên dịch): Nhà báo- Những bí quyết
kĩ năng nghề nghiệp, NXB Lao động (1998).
3. Học viện báo chí và tuyên truyền: Cơ sở lí luận báo chí. NXB Lý luận
chính trị (2005)
4. PGS,TS Nguyễn Văn Dũng, ThS Đỗ Thị Thu Hằng: Truyền thông lý
thuyết và kĩ năng cơ bản. NXB Lý luận chính trị (2006).
5. TS Hoàng Đình Cúc, TS Đức Dũng: Những vấn đề của báo chí hiện đại.
NXB Lý luận chính trị (2007).
6. Tạp chí người làm báo t11,12/2007
7. Học viện báo chí tuyên truyền: Tài liệu nhập môn báo mạng (Lưu hành
nội bộ).
8. Ts. Nguyễn Thị Thoa, Ths. Nguyễn Thị Trường Giang: Đề cương chi tiết
bài giảng Nhập môn Báo mạng điện tử (2007).
Một số trang web.
1. />2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9. />
19
Nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công chúng trong sự phát triển của báo mạng điện tử
MỤC LỤC
1