Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bai 11 - lop 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.59 KB, 5 trang )

Sở GD-ĐT Hậu Giang
Tuần: 13
Tiết: 13

Trường THPT Hòa An
Ngày soạn: /11/2008.
Ngày dạy: /11/2008.

CHƯƠNG IV:
QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ 1945 ĐẾN NAY.
BÀI 11
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
- Nắm được sự hình thành “Trật tự thế giới hai cực” sau chiến tranh thế giới
thứ 2 và những hệ quả của nó như sự ra đời của tổ chức LHQ.
- Diễn biến cuộc chiến tranh lạnh với sự đối đầu giữa 2 phe.
- Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh, những hiện tượng mới và những xu
thế phát triển hiện nay của thế giới.
2/ Tư tưởng:
- Giúp HS thấy được một cách quan sát toàn cảnh thế giới trong nữa sau thế kỷ
XX với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gây gắt vì mục tiêu: hòa bình thế giới,
độc lập dân tộc và hợp tác phát triển.
3/ Kỹ năng:
Giúp HS rèn luyện kỹ năng quan sát và sử dụng bản đồ thế giới, rèn luyện
phương pháp khái quát, phân tích tổng hợp.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ thế giới.
- Một số tranh ảnh về hoạt động của các khối quan sự, các vũ khí mới.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định:


2/ Kiểm tra bài cũ:
a/ Tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại của Tây Âu sau chiến tranh?
b/ Các nước Tây Âu liên kết với nhau trong tổ chức EU đến 1999 có 15 nước
thành viên?
c/ Hãy điền thời gian sao cho đúng với sự kiện?
SỰ KIỆN
THỜI GIAN
1. Cộng đồng gang thép Châu Âu.
- 4/1951
2. Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC).
- 25/3/1957.
3. Cộng đồng Châu Âu (Ec).
- 7/1976
4. Liên minh châu Âu (EU).
- 12/ 1991.
5. Đồng tiền chung Châu Âu (Euro) được phát hành
- 1/1/ 1999.
3/ Giới thiệu bài mới:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, một trật tự thế giới mới đợc hình thành là trật tự
hai cực Ianta do hai siêu cường quốc Liên Xô và Mỹ đứng đầu mỗi cực.
Trật tự hai cực được hình thành trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Hội nghị
Ianta đã quyết định những vấn đề quan trọng gì? Diễn biến cuộc chiến tranh lạnh và
tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh ra sao?
GVBM: Hoa Linh
Giáo Án Lịch sử Lớp 9


Sở GD-ĐT Hậu Giang
Trường THPT Hòa An
Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Hoạt động 1: Cả lớp/cá nhân
GV: Bối cảnh lịch sử dẫn đến việc triệu tập Hội nghị
Ianta?
HS trả lời: Dựa vào SGK và kiến thức trả lời.
GV nhận xét, bổ sung và nhất mạnh:
- Cuối năm 1944 đầu năm 1945, chiến tranh thế giới
thứ 2 bước vào giai đoạn cuối, sự thất bại của Chủ nghĩa
phát xít là không thể tránh khỏi, việc kết thúc chiến tranh
phân chia lại khu vực ảnh hưởng thế giứoi sau chiến tranh
được đặc ra và cần được giải quyết.
Trước tình hình đó, 3 nguyên thủ các cường quốc là
Xtalin (Liên Xô), Pudơven (Mỹ) và Sớc-sin (Anh) đã gặp
gở tại Ianta từ ngày 04 đến 11/2/1945.
GV giới thiệu hình 22 SGK: 3 nguyên thủ các cường
quốc tại Hội nghị Ianta (Liên Xô).
Hoạt động 2: Nhóm/cá nhân
GV cho HS thảo luận: Hội nghị đã thông qua những
quyết định nào?
HS trả lời: Dựa vào nội dung SGK thảo luận và đại
diện trình bày.
GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh:
Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng
của Hội nghị Ianta về việc phân chia lại khu vực ảnh
hưởng thế giới như đối với nước Đức, Châu Âu, Đông Bắc
Á, Đông Nam Á...
- Châu Âu:
+ Liên Xô: Chiếm đóng và kiểm soát Đông Đức và
Đông Âu.
HS trả lời: SGK.

+ Mỹ, Anh: Chiếm Tây Đức và Tây Âu.
- Châu Á:
+Giữ nguyên trạng Mông Cổ.
+ Trả lại Liên Xô phía Nam đảo Xakhalin.
+ Trả lại Trung Quốc, Mãn Châu, Đài Loan, thành lập
chính phủ liên hiệp.
+ Triều tiên được công nhận độc lập, nhưng tạm thời
do Liên Xô và Mỹ chiếm đóng.
- Các vùng còn lại ở Châu Á: Đông Nam Á và Nam
Á... vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước Phương
Tây.
+ Khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào,
Campuchia là thuộc địa của Pháp.
GVBM: Hoa Linh
Giáo Án Lịch sử Lớp 9

NỘI DUNG BÀI HỌC
I/ SỰ HÌNH THÀNH
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI:
- Bối cảnh lịch sử: Chiến
tranh thế giới thứ 2 bước vào
giai đoạn cuối.

- Thành phần: 3 nguyên
thủ các cường quốc là Xtalin
(Liên Xô), Pudơven (Mỹ) và
Sớc-sin (Anh) đã gặp gở tại
Ianta từ ngày 04 đến
11/2/1945.
- Những quyết định:

phân chia lại khu vực ảnh
hưởng thế giới như đối với
nước Đức, Châu Âu, Đông
Bắc Á, Đông Nam Á...


Sở GD-ĐT Hậu Giang
+ Anh: Xâm lược ấn Độ, Mã Lai.
GV giải thích “thế nào là trật tự thế giới hai cực”:
Là những quyết định của Hội nghị Ianta đã trở thành
những khuôn khổ của một trật tự thế giới mà chủ yếu là 2
cực: Liên Xô và Mỹ đứng đầu mỗi cực nên người ta gọi là
“Trật tự 2 cực Ianta”.
Hoạt động 1: Cả lớp/cá nhân
GV giới thiệu cho HS biết:
- Ngoài ra, trong hội nghị Ianta còn có một quyết định
khác là thành lập 1 tổ chức quốc tế mới là Liên Hợp Quốc.
- Từ 25 đến 26/6/1945 tại Xan-Phran-Xicô (Mỹ) tổ
chức Liên Hợp Quốc được thành lập.
GV: Giới thiệu hình 23 SGK “ một cuộc họp củ đại
hội đồng Liên Hợp Quốc” đã diễn ra.
GV: Nhiệm vụ chính của tổ chức Liên Hợp Quốc là
gì?
HS trả lời: SGK.
GV Nhận xét, bổ sung và kết luận:
Nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc là duy trì hòa bình và an
ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác quốc
tế về kinh tế, văn hóa...
GV: Từ khi thành lập đến nay Liên Hợp Quốc đã làm
được những gì?

HS trả lời: SGK.
GV Nhận xét, bổ sung: trong hơn nữa thế kỉ qua Liên
Hợp Quốc đã có vai trò quan trọng trong việc:
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở nam Phi,
Campuchia, Công Gô, Nam Tư...
+ Giúp đở các nước phát triển kinh tế, văn hóa.
+ Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào tháng
9/1977 và là thành viên thứ 49. (trong phiên hợp ngày
20/9/1977 lúc 18 giờ 30 phút, chủ tịch khóa hợp của Đại
hội đồng Liên Hợp Quốc, thứ trưởng ngoại giao Nam Tư
(Lada Môi-Xốp) trịnh trọng nói “Tôi tuyên bố nước Cộng
Hòa XHCN Việt Nam được công nhận là thành viên của
Liên Hợp quốc”.
+ Trong hơn 20 năm qua liên Hợp quốc đã giúp đở Việt
Nam hàng trăm triệu đô la và cử nhiều chuyên gia giúp đở
Việt Nam xây dựng đất nước.
GV minh họa thêm:
- Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)
Viện trợ khoảng 270 triệu USD.
- Quĩ nhi đồng Liên Hợp Quốc thế giới (UNICEF) giúp
đở 300 triệu USD.
GVBM: Hoa Linh
Giáo Án Lịch sử Lớp 9

Trường THPT Hòa An

II/ SỰ THÀNH LẬP
LIÊN HỢP QUỐC:
- Từ 25 đến 26/6/1945 tại

Xan-Phran-Xicô (Mỹ) tổ chức
Liên Hợp Quốc được thành
lập.

- Nhiệm vụ của Liên Hợp
Quốc là duy trì hòa bình và
an ninh thế giới, phát triển
mối quan hệ hữu nghị hợp tác
quốc tế về kinh tế, văn hóa...
- Những việc đã làm của
Liên Hợp Quốc trong hơn 50
năm qua:
+ Duy trì hòa bình và an
ninh thế giới.
+ Xóa bỏ chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc
+ Giúp đở các nước phát
triển kinh tế, văn hóa.
+ Việt Nam gia nhập Liên
Hợp Quốc vào tháng 9/1977.


Sở GD-ĐT Hậu Giang
- Quĩ dân số thế giới (UNFPA) là 86 triệu USD.
- Tổ chức nâng lương thế giới FAO 76,7 triệu USD.

Trường THPT Hòa An

III/ CHIẾN
Hoạt động 1: Nhóm

LẠNH:
GV trình bày cho HS thấy rõ:
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 không lâu 2 cường quốc
Mỹ và Liên Xô đã chuyển từ đồng minh chống phát xít
sang tình trạng mâu thuẫn đối đầu, tình trạng chiến tranh
lạnh giữa 2 phe XHCN và TBCN.
GV giải thích rõ:
“Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch của Mỹ và
các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước
XHCN.
GV cho HS thảo luận nhóm: Hãy cho biết những
biểu hiện của chiến tranh lạnh?
HS trả lời: Thảo luận dựa vào SGK và trình bày kết
quả.
GV: Cho HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
Hoạt động 1: Cá nhân/nhóm
GV: Cuộc chiến tranh kết thúc vào thời gian nào?
HS trả lời: Tháng 12/1989, hai tổng thống Mỹ và Liên
Xô là Busơ và Gooc-ba-chốp cùng nhau tuyên bố chấm dứt
chiến tranh lạnh.
GV cho HS thảo luận: Sau chiến tranh lạnh thế giới
thay đổi theo xu hướng nào?
GV cho học sinh nhận xét, bổ sung và kết luận:
GV nhấn mạnh thêm: Mặt dù tồn tại nhiều xu thế
phát triển trong thế giới hiện nay, xong xu thế chung của
thế giới là hòa bình, hợp tác và phát triển kinh tế. Đây vừa
là thời cơ, vừa là thách thức của dân tộc.

TRANH


- Tháng 12/1989, chiến
tranh lạnh kết thúc.

- Các xu hướng phát triển
của thế giới hiện nay:
+ Hòa hoản và hòa dịu
trong quan hệ quốc tế.
+ Thế giới đang hình thành
trật tự thế giới đa cực nhiều
trung tâm.
+ Các nước điều lấy kinh tế
làm chiến lược trọng tâm.
+ Xuất hiện nhiều xung đột
GV: Tại sao xu thế hợp tác vừa là thời cơ, vừa là
quân sự hoặc nội chiến giữa
thách thức?
các phe.
Gợi ý:
- Thời cơ: Có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế
giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các
nước phát triển, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật vào sản xuất.
- Thách thứ: Nếu không chốp thời cơ để phát triển sẽ
tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.
4/ Củng cố:
Câu 1: Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng:
GVBM: Hoa Linh
Giáo Án Lịch sử Lớp 9



Sở GD-ĐT Hậu Giang
Trường THPT Hòa An
Nguyên thủ quốc gia nào sau đây tham gia hội nghị Ianta?
a/ Tơruman.
b/ Sớt Sơn.
c/ Stalin, Rudơven, Sơtsin.
d/ Đờ Gôn.
Câu 2: Điền thời gian sao cho đúng với sự kiện:
Sự kiện
a. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc
b. Hội nghị Ianta khai mạc.
c. Tổng thống Mỹ (Busơ) và Liên Xô (Gooc-ba-chốp)
tuyên bố chấp dứt chiến tranh lạnh
5/ Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài mới (bài 12).
------------o0o------------* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..............................................................
..............................................................
..............................................................
..............................................................
..............................................................
..............................................................
..............................................................
..............................................................
..............................................................
..............................................................
..............................................................
..............................................................


GVBM: Hoa Linh
Giáo Án Lịch sử Lớp 9

Thời gian
25 đến 26/6/1945
4 đến 11/2/1945
12/1989



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×