Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài tập môn tường thuật báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.65 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Tường thuật là một thể loại báo chí mang tính thông tấn, dùng để
phản ánh một cách tương đối, tường tận, tỷ mỉ và theo trình tự, trật tự những
diễn biến chính của các sự kiện quan trọng, nổi bật trong đời sống xã hội. Với
bút pháp thuật, tả kết hợp với bình khi cần thiết giúp công chúng có thể cảm
nhận đầy đủ, trọn vẹn và sâu sắc những sự kiện ấy.
Khác hẳn với các thể loại báo chí khác đó là trong bài tường thuật
một sự kiện hoặc một vấn đề được bàn tới chi tiết hơn, tỷ mỷ hơn và sâu sắc
hơ,. Ngoài những sự kiện tin tức thuần tuý, bài tường thuật có thể quan tâm
tới mối quan hệ, bối cảnh, tiền sự và tầm quan trọng của sự kiện hoặc vấn đề.
Các bài tường thuật có thể chia thành nhiều dạng như: Tường thuật sự việc,
tường thuật hành động và tường thuật chọn lọc. Trong đó những sự việc
trung tâm được đặt lên đầu, sau đó mới tường thuật những thông tin ít quan
trọng. Bài tường thuật giúp người ta đi tìm hiểu những chi tiết đặc biệt,
không tránh né sự gai góc, tránh những ý kiến chung chung, gọi được tên các
nhân vật và sự kiện quan trọng, không tô hồng hoặc bôi đen sự kiện. Và trong
tường thuật cho phép người ta trích dân ý kiến của người khác, không như
khuôn khổ của tin tức.

1


NỘI DUNG
Câu 1
a. Tính tập thể ở báo in khi nào cần.
Như chúng ta đã biết, một tác phẩm báo chí đến được với công
chúng, được công chúng công nhận thì đó không phải là sản phẩm của
một cá nhân nào đó, mà nó là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa lao
động cá nhân và lao động mang tính tập thể. Bởi sản phẩm báo chí cuối
cùng đến với công chúng là sự kết hợp của rất nhiều công đoạn, nhiều
thao tác, thậm chí là nhiều bộ phận trong cơ quan, trong một ê kíp. Nhất


là trong báo in tình tập thể càng thể hiện rõ.
Ta chỉ nói ở bình diện hẹp, tính cá nhân trong hoạt động báo chí đó
là người phóng viên xây dựng kịch bản, phát hiện vấn đề và từ đó tư duy,
thâm nhập thực tế để viết bài. Đây còn gọi là công trực tiếp sáng tạo tác
phẩm, và bài báo đó thực sự có ý nghĩa khi được công chúng biết đến, còn
nếu không thì chỉ là những dòng chữ đen viết lên trên trang giấy trắng và
chẳng bao lâu nó sẽ bị phai mờ. Chính vì vậy mà nói đến hoạt động báo chí ta
phải nói đến sự gắn kết một cách chặt chẽ giữa tính cá nhân và tình tập thể,
có như vậy thì một cơ quan báo chí mới thực sự lớn mạnh, và mỗi cá nhân
trong đó mới phát huy hết khả năng, sự tâm huyết, sức sáng tạo để đóng góp
cái cá nhân của mình xây dựng thành cái chung tập thể lớn mạnh. Mỗi bài báo
được mỗi cá nhân viêt ra, những không có sự chung tay của tập thể thì bài
báo đó chẳng bảo giờ đền được công chúng. Vì vậy vai trò tập thể ở đây rất
quan trọng, đó là vạch ra chủ trương, đường lối, chính sách của tập thể, từ đó
giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cá nhân làm sao mỗi công việc đều đi đúng với
chủ trương, đường lối của Đảng, của nhà nước, đáp ứng được sự mong mỏi
của công chúh. Do vậy tập thể không chỉ giúp cho tác phẩm báo chí của mỗi
cá nhân đến được với công chúng mà còn giúp cá nhân nắm rõ ý đổ, quan
điểm của tập thể, từ đó viết bài đúng, không đi sai hướng chỉ đạo của tập thể.
2


Tính tập thể còn có một vai trò rất quan trọng nữa đó là soạn sửa bài cho mỗi
tác giả, dàn trang, đưa bài đó vào trang nào. Bởi bài báo viết có hay đến mấy
những cũng phải do tập thể mà nên, chứ không phải cho riêng một mình ai, vì
bài báo phục vụ cho công chúng, cho xã hội. Do vậy co quan báo chí định
hương đúng, sửa hay, đăng bài kịp thời thì có tác dụng lớn trong công tác
tuyên truyền và ngược lại. Cùng từ đó mà tên tuổi của người viết cũng được
công chúng biết đến thông qua tập thể đăng lên. Đây có thể là vấn đề cốt lõi
của hoạt động báo chí.

Thông qua bài viết cho ta thấy tính tập thể và cá nhân trong hoạt
động báo chí được thể hiện rất rõ:
Trước hết nói đến tính cá nhân trong bài báo. Mỗi cá nhân, mỗi
người phong viên thể hiện trực tiếp từ quá trình xây dựng đề cương, lập dàn
bài, thâm nhập thực tế, khai thác tài liệu đến phương thức thể hiện, bố cục,
hành văn và cú pháp trong bài. Tất cả đề do một phóng viên chủ đông trọng
quá trình xây dựng và sản xuất tác phẩm.
Còn tình tập thể đượct hể hiện rất rõ đó là : Tổ chức cơ quan báo
chí, những người làm công tác lãnh đạo xây dựng ma két chươngtrình, chủ đề
tư tưởng, mục đích của việc tuyên truyền nội dung của từng số báo. Thông
qua đó đã tổ chức phân công nhiện vụ cụ thể cho từng phóng viên phục trách
các mảng một cách hợp lý. Sau khi bài viết được hoàn thành, Tổng biên tập
của đài là người chịu trách nhiệm chính trong việc biên tập về kết cấu, bố
cục, câu chữ của tác phẩm, rồi sau đó mới đưa cho các bộ phận tiếp theo dàn
trang, đưa vào số báo và cho phát hành. Như vậy, tác phẩm của nhà báo mới
thực sự đến với công chúng. Và tính tập thể còn thể hiện ở chỗ, cơ quan báo
chí là người đầu tiên chụi trách nhiệm trước công chúng bởi những thông tin
sai, những thông tin thiếu, chưa đúng sự thật. Đồng thời chịu trách nhiệm
trước cơ quan cấp trên nếu như những thông tin đưa ra ngược lại với quy luật
phát triển tự nhiên, ngược với chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước.
Cũng từ đó mà tính tập thể càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và nó thể
3


hiện rất rõ đó là những tác phẩm không đạt yêu cầu, cơ quan báo chí có thể
yêu cầu người phóng viên đó viết lại, hoặc không dùng tác phẩm đó
Yếu tố tập thể còn thể hiện ở : Tính kế hoạch của cơ quan , sự
phân công lao động, chẳng hạn như anh A viết về vấn đề này , anh B viết về
vấn đề khác ...Trong một cơ quan báo chí nhà báo không thể tự ý làm theo lối
riêng của mình . Vì mỗi bài báo viết ra nhằm mục đích gì? viết cho ai? viết ra

để làm gì? Có phải viết cho một cá nhân ai đó không? Báo chí Việt Nam , mỗi
bài báo viết ra đều nhằm mục đích phục vụ cho tập thể , không phục vụ cho
một cá nhân hay một đơn vị cụ thể nào. Báo chí là để phục vụ cho nhân dân,
vì lợi ích của nhân dân.
ở lĩnh vực báo in : nhà báo đi thực tế viết tin bài, bằng năng lực và
cả trí lực nhà báo cho ra một tác phẩm thô. Dù nhà báo có tài mấy, bài viết có
hay mấy thì một mình nhà báo không thể làm ra một tác phẩm hoàn thiện. Để
có một tác phẩm được đăng trên mặt báo mà chúng ta vẫn đọc hằng ngày là
công sức của rất nhiều người, bên cạnh sự sáng tạo của nhà báo , chúng ta
còn phải kể đến công sức của đội ngũ những người làm công tác biên tập,
chỉnh sửa. Sau đó là đến người làm ma két, in ấn, phát hành. Qua nhiều khâu
kể trên chúng ta mới có được một tác phẩm hoàn thiện để đến với công
chúng.
ở lĩnh vực báo phát thanh: Bên cạnh công sức của nhà báo thì đằng
sau đó đi theo là cả một đội ngũ như những người làm công tác kỹ thuật,
chỉnh âm, máy móc, thu âm, ngươì làm công tác biên tập gọt rũa câu chữ,
người đạo diễn... Sự kết hợp giữa cá nhân và tính chất tập thể mới cho ra được
một tác phẩm phát thanh như yêu cầu.
ở lĩnh vực báo hình, thì yếu tố tính sáng tạo của cá nhân nhà báo
và tính tập thể được thể hiện rõ nét nhất: Sự sáng tạo của nhà báo là điều rất
quan trọng. Đó là điều kiện quan trọng đầu tiên quyết định thành công của
một tác phẩm báo chí. Tuy nhiên một cá nhân sẽ không thể làm được mà cần
phải có sự trợ giúp của tập thể để tác phẩm đó hoàn thiện. Một tác phẩm báo
4


chi truyền hình trải qua rất nhiều khâu: quay phim, kỹ thuật, phát thanh viên
đọc lời bình, biên tập viên chỉnh sửa văn bản, đạo diễn hình ảnh, qua khâu
kiểm duyệt rồi mới được phát sóng.
b. Các phóng viên báo in có tính tập thể phải chú ý điểm gì để

hoạt động tác nghiệp đạt hiệu quả?
Để quá trình tác nghiệp của mình đạt hiệu quả, đòi hỏi người phóng
viên phải chú ý đến những đặc điểm quan trọng sau.
Trước hết, người phóng phải căn cư vào tôn chỉ, mục đích hoạt động
của tờ bào, cơ quan báo chí nơi mình công tác. Phải căn cứ vào chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, làm việc theo hiến pháp và
pháp luật của nhà nước Việt Nam, viết báo vì mục đích xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc và quan trọng hơn cả là lấy công chúng làm động cơ hành động.
Do đó, đòi hỏi người làm báo không chỉ nhanh, nhạy về thao tác
nghiệp vụ, mà còn phải có một chuyên môn vững vàng, có khả năng phân tích
vấn đề, để từ đó xây dựng chủ đề, tư tưởng cho mỗi bài báo của mình. Và
thông qua mỗi bào báo có tác dụng tuyên truyền, định hướng tư tưởng cho
công chúng.
Đặc biệt đối với nhà báo là sự nhanh nhạy, nắm bắt và phân tích vấn
đề một cách khách quan và trung thực. Bên cạnh đó phải thường xuyên trao
đổi thông tin, nghiệp vụ với đồng nghiệp, bán sát cơ sở, bám sát quần chúng
nhân dân để phản ánh vấn đề sao cho đúng, trúng có hiệu quả cao trong công
tác tuyên truyền.
Nhà bào không chỉ tâm huyết với nghề mà phải là người dũ cảm,
dám đương đầu với mọi khó khăn để theo đuổi đề tài mà mình đã lựa chọn.
Và Những điểm chú ý quan trọng nhất của nhà báo để quá trình tác nghiệp
đạt hiệu quả cao nhất đó là : Phát hiện vấn đề, thâm nhập thực tế, vấn đề đó
có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng không, có phải là vấn đề điển hình không?
Cách tiếp cận vấn đề như thế nào, với những đối tượng khó khăn cần phải làm
gì?, cách xử lý thông tin.
5


Đối với những nhà báo thì khi được toà soạn giao đề tài phải kiểm
chứng lại thông tin, hỏi xem thông tin đó toà soạn nhận từ đâu, rồi sau đó

chuẩn bị các phương tiện tác nghiệp, đến hiểntườn, viết bài gửi về toàn soạn
một cách nhanh nhất và tiếp tục theo dõi diễn biến của sự việc, tìm hiểu
nguyên nhân, kết quả.
Bên cạnh đó mõi nhà báo phải nêu cao tình thần đoàn kết, phối hợp
với đồng nghiệp để xây dựng một tờ báo, một cơ quan báo chí ngày một lớn
mạnh, phải tôn trọng ý kiến của tập thể, tranh thủ ý kiếm của đồng nghiệp để
có những định hướng mới trong quá trình tác nghiệp của bản thân đạt hiệu
quả cao nhất.
Từ những phân tích trên cho ta thấy tính tập thể và cá nhân trong
hoạt động báo chí luôn tồn tại và gắn bó mật thiết với nhau, tập thể giúp cá
nhân có điều kiện phát huy những khả năng, sự sáng tạo trong hoạt
động nghề nghiệp. Còn cá nhân giúp cho tập thể ngày càng lớn mạnh,
ngày càng có uy tìn, từng bước nâng cao chất lượng công tác thông tin
tuyên truyền, đưa sự nghiệp báo chí ngày càng phát triển, để mỗi tác phẩm
báo chí thực sự là vũ khí sắc bén trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất
nước.

6


Khai mạc Đại hội thi đua yêu nước ngành Xây dựng lần thứ III
Ngày 17/9, Đại hội Thi đua yêu nước Ngành Xây dựng lần thứ 3 đã
diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Hội nghị đã vinh dự được đón
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đồng chí Đồng Sĩ Nguyên,
nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - nguyên Phó thủ tướng Chính phủ, các
đồng chí nguyên là lãnh đạo Bộ Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt
Nam các thời kỳ cùng hơn 500 đại biểu các đơn vị trong toàn Ngành đã
tới dự.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, phát biểu tại Đại hội thi đua yêu

nước ngành Xây dựng.
Trong Báo cáo khai mạc Đại hội, thay mặt Lãnh đạo Bộ Xây dựng, Thứ
trưởng Cao Lại Quang đã tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác thi
đua khen thưởng giai đoạn 2006 – 2010 của toàn Ngành Xây dựng Việt Nam.
Biểu dương những thành quả lao động sáng tạo, tôn vinh các tập thể cá nhân
tiêu biểu xuất sắc trong các phong trào thi đua, đồng thời đúc rút bài học kinh
nghiệm trong việc tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng…

7


Báo cáo cũng khẳng định, trong những năm qua, khi tình hình kinh tế
trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, tác động sâu sắc và đặt ra không ít
khó khăn, thách thức cho Ngành Xây dựng, thì chính các phong trào thi đua
lao động sáng tạo, thi đua Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh được triển khai sâu rộng đã tác động đến nhận thức của từng các nhân,
giúp mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp… tìm được lời giải để vượt khó. Qua đó,
các chỉ tiêu tăng trưởng của toàn Ngành đề ra đều được hoàn thành đạt và
vượt kế hoạch.
Trong 5 năm qua, kể từ Đại hội thi đua yêu nước lần thứ II đến nay, với
khí thế thi đua sôi nổi, ngành Xây dựng có những đóng góp thiết thực vào
thành tựu chung của cả nước.
Ngành đã tập trung hơn cho công tác xây dựng hệ thống các thể chế,
chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển xây dựng theo hướng
ngày càng đồng bộ, hoàn thiện. Các đạo luật mới mà ngành tham mưu cho
Chính phủ, Quốc hội ban hành trong thời gian gần đây như Luật Nhà ở, Luật
Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị là những đột phá về cơ chế
chính sách, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thúc đẩy phát triển ngành.
Ngành xây dựng cũng có nhiều đổi mới trong hoạt động quản lý nhà
nước, nhất là trong quản lý dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu nhà ở,

hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, thể hiện tinh thần cải cách thủ tục hành
chính...
Công tác quản lý phát triển đô thị từng bước đi vào nền nếp, hệ thống
đô thị phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, trở thành nhân tố tích
cực, đảm nhiệm vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của nhiều
địa phương và cả nước. Nhiều chương trình phát triển nhà ở xã hội được triển
khai, tạo bước đột phá trong phát triển nhà ở, giải quyết một lượng lớn nhu
cầu chỗ ở, góp phần đáng kể cải thiện đời sống nhân dân.

8


Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước thuộc
bộ Xây dựng đạt nhiều kết quả tích cực. Mặc dù chịu ảnh rất nặng nề do
khủng hoảng, suy giảm kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 20062010 của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng vẫn đạt trên 20%/năm.
Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho biết, điểm đặc biệt là đã
xuất hiện mô hình doanh nghiệp cổ phần điển hình tiên tiến, không chỉ duy trì
mức tăng trưởng cao, lợi nhuận lớn, mà còn giải quyết hài hòa các mối quan
hệ giữa lợi ích nhà nước, lợi ích doanh nghiệp với lợi ích người lao động và
lợi ích cộng đồng.
Phát biểu tại Đại hội, Thủ tướng nhấn mạnh, phải đặt ra mục tiêu phát
triển ngành xây dựng Việt Nam đến năm 2015 đạt trình độ tiên tiến trong khu
vực, tăng nhanh năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, tập trung
nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng, cơ khí chế tạo thiết bị xây dựng, phấn đấu phát triển nhanh khả
năng thực hiện các dự án quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật công nghệ cao, hình
thành hệ thống đô thị phù hợp trên địa bàn cả nước với kết cấu hạ tầng đồng
bộ...

9



Thủ tướng Chính phủ trao cờ thi đua khen thưởng cho Lãnh đạo ngành Xây
dựng
Thủ tướng đề nghị ngành Xây dựng thực hiện tốt một số công tác trọng
tâm, mà trước hết là tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về xây
dựng. Ngay trong năm 2011, cần nghiên cứu đổi mới căn bản cơ chế quản lý
đầu tư xây dựng gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát tốt
quá trình đô thị hóa, tiếp tục hoàn thiện các chính sách triệt để thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư
xây dựng.
Để bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, nhất là
đầu tư phát triển đô thị, công tác quy hoạch phải đi trước một bước. Ngành
Xây dựng trước hết là Bộ Xây dựng cần chú trọng nâng cao nhận thức và tầm
nhìn về quy hoạch xây dựng, tiếp tục đổi mới về nội dung, phương pháp và
đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch xây dựng.
Đồng thời, tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch, kiểm
soát sự phát triển của các đô thị theo quy hoạch được duyệt, chú trọng kiểm
soát bảo đảm yêu cầu phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị nhằm từng
10


bước giải quyết dứt điểm những vấn đề đang rất bức xúc. Sớm hoàn thành
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội để phê duyệt theo đúng quy định
của pháp luật.

Thủ tướng trao Giải Ba phong trào thi đua năm 2009 trong khối các bộ ngành
kinh tế thực hiện
Chỉ thị 17/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho Bộ Xây dựng
Thủ tướng cũng lưu ý ngành cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển

nhà ở, nhất là nhà ở xã hội, gắn với quản lý chặt chẽ việc phát triển lành mạnh
thị trường bất động sản, bảo đảm công khai, minh bạch và có biện pháp xử lý
hữu hiệu hành vi đầu cơ, làm giá, lũng đoạn thị trường bất động sản.
Bộ Xây dựng cần sắp xếp các Tổng công ty trực thuộc theo hướng hình thành
các doanh nghiệp hoặc tổ hợp doanh nghiệp có đủ năng lực thực hiện các dự
án lớn, dự án trọng điểm quốc gia.
Với những thành tích đã đạt được, những bài học kinh nghiệm quý báu
rút ra từ thực tiễn quản lý, lao động sản xuất, Thủ tướng tin tưởng ngành Xây
dựng sẽ phát huy mọi nguồn lực, đoàn kết, trí tuệ, sáng tạo, phấn đấu thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển nhanh và bền vững của
đất nước.
11


Trong 5 năm qua, (2006-2010) ngành Xây dựng đã triển khai rộng rãi
phong trào thi đua yêu nước trong tất cả lĩnh vực: Quản lý nhà nước, SXKD,
dịch vụ công... Đến nay, đã có 3.987 sáng kiến, đề tài làm lợi trên 300 tỷ
đồng, 54 cá nhân được TLĐ LĐVN tặng huy hiệu “Lao động sáng tạo”. Đáng
chú ý, đã có 06 tập thể và 05 cá nhân được phong tặng danh hiệu AHLĐ thời
kỳ đổi mới như Tập đoàn phát triển Nhà và đô thị (HUD Holdings), Chủ tịch
HĐQT-TGĐ Cty CP Viglacera Hạ Long Nguyễn Quang Mâu...
Đặc biệt, 1 tập thể trong ngành Xây dựng đã được đón nhận Huân
chương Sao Vàng; 4 tập thể được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Phát
biểu tại đại hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo, nhiệm vụ
giai đoạn 2011-2015, ngành Xây dựng, Bộ Xây dựng cần chú trọng nâng cao
nhận thức và tầm nhìn quy hoạch xây dựng. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với
các ngành liên quan giải quyết triệt để các vấn đề đang rất bức xúc trong xã
hội như úng ngập, ùn tắc giao thông, xử lý rác, chất thải, sử dụng hiệu quả
không gian ngầm, nhà ở xã hội, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nhà ở cho sinh
viên... Qua đó, xác định phương hướng nhiêm vụ để tổ chức và thực hiện tốt

các phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng giai đoạn 2011-2015,
phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành theo tinh thần
nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng.
Đồng chí Nguyễn Hồng Quân – Bộ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu tiếp
thu ý kiến chỉ đạo Thủ tướng, đồng thời, thay mặt đội ngũ CBCNVLĐ Ngành
Xây dựng nhận từ Thủ tướng Cờ Thi đua Xuất sắc của Chính phủ trao cho Bộ
Xây dựng vì những thành tích xuất sắc toàn diện, dẫn đầu phong trào thi đua
yêu nước… Thủ tướng đã gắn Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp thi đua yêu
nước” cho đồng chí Nguyễn Hồng Quân – Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Thi
đua Khen thưởng Bộ Xây dựng. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân đã trao Danh
hiệu Anh hùng Lao động cho đồng chí Nguyễn Văn Nhi, thợ hàn 6/7 (Tập
đoàn Sông Đà). Cũng tại Đại hội, 23 cá nhân đã vinh dự được tặng thưởng
danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 24 đơn vị được nhận Cờ thi đua Xuất
12


sắc của Bộ Xây dựng vì những thành tích đã đạt được trong giai đoạn 2005
-2010.

13



×