Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BAI TAP NHOM_THUONG MAI DIEN TU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.97 KB, 10 trang )

BÀI TẬP NHÓM
Môn học : ICT401 – THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Đề 4. Phân tích mô hình kinh doanh thương mại điện tử thành công hoặc thất
bại, rút ra bài học kinh nghiệm.
BÀI LÀM
Với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của internet đang khiến thế
giới trở nên “phẳng hơn”. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện mới, thương mại
điện tử ra đời, nó là một xu hướng tất yếu của thời đại, có tác đọng sâu sắc làm thay
đổi hình thức kinh doanh, giao dịch truyền thống, đem lại những lợi ích to lớn cho
hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới.
Môi trường internet và thương mại điện tử giúp con người xóa bỏ các rào cản
về mặt không gian, thời gian, mở ra cơ hội giao dịch trực tuyến tiện lợi với chi phí
vận hành quản lý thấp nhất cho doanh nghiệp, đồng thời cung cấp các giá trị tốt
hơn cho khách hàng. Chính vì vậy, internet đã và đang trở thành yếu tố không thể
thiếu trong đời sống của đông đảo người tiêu dùng. Số lượng người sử dụng
internet như một kênh thông tin, giải trí quan trọng nhất, tiện lợi nhất đang ngày
càng tăng một cách nhanh chóng; và hiển nhiên thương mại điện tử trở thành một
mô hình kinh doanh thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Một trong những mô
hình thương mại điện tử được đánh giá cao là mô hình Groupon.
Mô hình bán hàng theo thể thức nhóm bắt đầu được nhanh chống hình thành
vào cuối năm 2008 khi một công ty có tên Groupon (Groupon = Group + Coupon)
ra đời tại Mỹ. Công ty này hoạt động với một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới lạ
vào thời điểm đó khi người mua có thể được giảm giá tới 90% số tiền cần phải bỏ
ra để mua sản phẩm miễn là có đủ số người mua sản phẩm đó cùng mình.
Mô hình mà Groupon lựa chọn đến thời điểm hiện tại được gọi với cái tên
"thương vụ hời nhất trong ngày". Công ty này tìm kiếm lợi nhuận bằng cách làm
cầu nối giữa bên cung và bên cầu. Trước tiên, Groupon tìm kiếm nhà cung cấp dịch
vụ để đăng tải lên trang web của mình. Các sản phẩm đăng tải trên trang web của
Groupon rất đa dạng, từ những thẻ học lớp Yoga cho tới mỹ phẩm, bất kì thứ gì hợp

1




pháp mà người tiêu dùng quan tâm. Thông thường giá sẽ rất rẻ so với trên thị
trường, thấp hơn từ ít nhất 10% tới mức chiết khấu lớn, thậm chí 90%.
Phía người mua (khách hàng) sẽ xem trên trang web của Groupon có sản
phẩm phù hợp với mong muốn của mình hay không. Tuy nhiên người mua chưa thể
mua ngay mà phải đăng kí mua. Đến khi đủ số người mua theo hạn định mà
Groupon đặt ra, sản phẩm sẽ được cung cấp cho tất cả những người đăng kí.
Khi đó, Groupon sẽ cắt lại 50% doanh thu của sản phẩm bán được và trả cho
bên cung cấp dịch vụ một nửa. Như vậy, Groupon đóng vai trò trung gian để nhận
lợi nhuận còn nhà cung cấp dịch vụ sẽ được lợi khi có lượng khách hàng đủ lớn để
bù đắp chi phí. Tất nhiên cũng có nơi sử dụng Groupon như một hình thức quảng
cáo và họ không quan tâm nhiều lắm tới số tiền thu về tại thời điểm đó.
• Được định giá lên tới 6,4 tỷ USD
Quãng thời gian 2008 là lúc mô hình kinh doanh kiểu này lần đầu tiên ra đời
và rất mới mẻ đối với cả người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy,
Groupon thu hút được nhiều nhà đầu tư và có doanh số khá tốt. Trong vòng 1,5
năm hoạt động kể từ cuối năm 2008, do đầu tư nhiều để mở rộng quy mô, Groupon
chưa có lãi nhưng họ vẫn nhận được số tiền đầu tư lên tới 135 triệu USD. Sau đó,
Groupon nhanh chóng mở rộng ra các thị trường khác thông qua việc mua lại các
trang web bán hàng tương tự như mình tại châu Âu, Nam Mỹ, Nhật, Nga và sau đó
là Ấn Độ - nơi có lượng người tiêu dùng hùng hậu. Chính vì mô hình kinh doanh
mới lạ và hứa hẹn, hai ông lớn trong làng công nghệ thế giới là Yahoo! và Google
đã chào mua Groupon với giá hơn 3 tỷ USD và hơn 6 tỷ USD nhưng công ty quyết
định từ chối. Cùng trong khoảng thời gian đó họ đã tự kêu gọi được đầu tư thêm
hơn 1 tỷ USD và chuẩn bị cho kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán. Lúc này
Groupon đang ở trong giai đoạn phát triển rực rỡ nhất với doanh thu năm 2011 lên
tới 760 triệu USD. Với doanh thu cao và khả năng tăng trưởng cao, nhiều đơn vị tư
vấn định giá Groupon lên tới 6,4 tỷ USD. Chính vì triển vọng tốt, khi bắt đầu chào
bán lần đầu cổ phiếu ra công chúng tháng 11/2011, các nhà điều hành và đơn vị bảo

lãnh phát hành cho Groupon đã đặt giá 20 USD/cổ phiếu.

2


Nguồn : Tổng Hợp, GAFIN
•Đi xuống chỉ sau 1 năm
Chỉ khoảng 1 năm sau IPO, giá cổ phiếu Groupon rơi 80% xuống 2,76
USD/cổ phiếu. Điều này thể hiện việc nhà đầu tư không tin tưởng vào mô hình kinh
doanh và tăng trưởng của công ty cũng như khả năng điều hành của những người
lãnh đạo Groupon. Trước hết là mô hình kinh doanh. Mặc dù doanh thu 9 tháng đầu
năm 2012 của Groupon vẫn tốt, đạt 850 triệu USD, nhiều người bắt đầu từ bỏ dịch
vụ này.
Đầu tiên là người dùng. Nhiều ý kiến cho rằng mô hình mà Groupon theo
đuổi không giúp tạo nên một lớp những người tiêu dùng trung thành. Họ chỉ lướt
qua để tìm những thương vụ có lợi và sẵn sàng quay sang trang web bán hàng với
cách tương tự như Groupon để tìm sản phẩm phù hợp.
Tiếp theo là những nhà cung cấp dịch vụ. Theo một khảo sát của New York
Post hồi đầu năm 2012, trong số 400 doanh nghiệp được tham khảo ý kiến, hơn một
nửa cho biết sẽ tạm dừng hợp tác cung cấp dịch vụ trên Groupon trong ít nhất 6
tháng tiếp theo.
Trước đó, vào năm 2011, một phân tích trên tờ TechCrunch nhận xét rằng mô
hình mà Groupon tiến hành thực sự là "con cá mập" khi lấy đi quá nhiều lợi nhuận
của bên cung cấp dịch vụ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới tương lai dài hạn của
công ty. Do vậy, mô hình kinh doanh này sẽ thu hẹp lại đến khi chỉ những người
thực sự có lợi từ mô hình mới tiếp tục tham gia. Ví dụ như những người mua phiếu
giảm giá cho lớp học Yoga.
3



Một điều nữa, nghiêm trọng hơn, là cả bên tiêu dùng lẫn cung cấp dịch vụ có
thể phải chấp nhận khó khăn mà Groupon sẽ không giúp họ giải quyết. Đó là việc
bên bán sản phẩm không thể làm hài lòng khách hàng khi có quá đông người tới
vào cùng thời điểm. Điển hình nhất là hệ thống nhà hàng hay quán cafe có sử dụng
Groupon.
Đó là vấn đề về mô hình kinh doanh. Quản trị và sử dụng dòng tiền cũng
không phải là điều các nhà đầu tư thích thú ở Groupon. Sau khi gây quỹ được
hơn 1,1 tỷ USD vào tháng 10/2011, Groupon đã trả ngay bằng tiền mặt số tiền
hơn 940 triệu USD cho những người sáng lập hoặc đầu tư sớm vào công ty. Như
vậy, Groupon chỉ còn lại khoảng 200 triệu USD cho các hoạt động khác.
Quy mô mở rộng quá nhanh khiến chi phí hoạt động lên cao cũng là yếu tố mà
nhà đầu tư lo ngại ở Groupon. Chỉ trong vòng 4 năm, Groupon đã mở rộng ra hơn
500 thị trường tại hơn 40 nước. Doanh số quý II/2012 sụt giảm cộng với chi phí
hoạt động tăng cao hơn là minh chứng cho những nghi ngại từ phía nhà đầu tư.
Như vậy, có thể thấy Groupon vẫn là một mô hình kinh doanh mới mẻ và hứa
hẹn. Song, để có thể phát triển tốt, cần một cơ chế bền vững giữa cả 3 bên: cung
cấp dịch vụ - trung gian - người tiêu dùng. Hơn nữa, dù cần thiết nhưng việc mở
rộng phải được cân nhắc tránh chi phí quá cao mà doanh thu không bù đắp được.
Thách thức cho mô hình Groupon ở Việt Nam:
Sự thành công của trang web áp dụng mô hình mua sắm cộng đồng Groupon ở
Mỹ đã mở ra xu hướng phát triển mới cho thương mại điện tử toàn cầu. Mô hình
Groupon có nền tảng ban đầu là ThePoint.com do Andrew Mason thành lập vào
năm 2008. ThePoint hoạt động dựa trên nguyên lý khi có một số lượng đủ lớn
người quan tâm đến một vấn đề nào đó thì sẽ xảy ra hành động thực hiện việc đó,
ví dụ: xem phim, chơi nhạc, đi du lịch… Sau 18 tháng hoạt động, dù đạt được số
lượng người sử dụng kha khá, nhưng doanh thu (chủ yếu từ quảng cáo) vẫn không
khả quan. Khi ThePoint chuẩn bị đóng cửa thì một sự đột phá ý tưởng đã xảy ra,
doanh nhân Andrew Mason đã chuyển hướng áp dụng nguyên lý nói trên vào các
hoạt động mua một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Sau đó trang web này đổi tên site
thành Groupon (Groupon = Group + Coupon, kết hợp giữa yếu tố khuyến mãi và

yếu tố cộng hưởng số đông). Càng có nhiều người đồng loạt mua một món hàng
hay dịch vụ thì họ càng được hưởng mức khuyến mãi lớn.
4


Cuối năm 2010, Groupon đã được Google đề nghị mua với giá 5,3 tỉ đô la Mỹ
nhưng những nhà điều hành doanh nghiệp này đã từ chối. Groupon dự định sẽ phát
hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) trong vài năm tới với mức chào bán ước
tính 25 tỉ đô la. Groupon cũng được xem là một trong những công ty mới được
thành lập (startup) đạt giá trị trên 1 tỉ đô la trong thời gian ngắn nhất (18 tháng kể
từ ngày ThePoint chuyển thành Groupon).
Theo thống kê sơ bộ, hiện trên thế giới có hơn 500 mô hình học theo nguyên
lý của Groupon (thường gọi là Groupon Clone), trong đó có thể kể đến
LivingSocial, BuyWithMe… Tạp chí TechCrunch cho biết, doanh thu của Groupon
tại Mỹ chỉ riêng trong tháng 2-2011 đạt 103 triệu đô la, tăng 12.5% so với doanh số
của tháng Giêng.
Ở Việt Nam, trong vòng một năm trở lại đây, mô hình kinh doanh này đã được
áp dụng khá rộng rãi với sự ra đời của rất nhiều trang web, như phagia.com.vn (Phá
giá) của mạng xã hội PhuNuNet, muachung.vn (Mua chung) của VC Corp và
cucre.vn (Cực rẻ) của công ty vatgia.com, nhommua.com (Nhóm mua) của công ty
diadiem.com, hotdeal.vn… hay mới nhất là godeal.vn vừa được cho ra mắt hồi
tháng Hai - 2011.
• Những thách thức không nhỏ
Học theo kinh nghiệm của Groupon tại Mỹ, trong quá trình phát triển, mô hình
kinh doanh này ở Việt Nam cũng đã có những thuận lợi nhất định, cụ thể là sự chấp
nhận của người sử dụng. Loại hình dịch vụ này đã đáp ứng đúng nhu cầu mua hàng
giá rẻ trong thời buổi giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Bên cạnh đó, các trang
web kể trên kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ khá đa dạng do có nhiều nhà cung
cấp đồng thời cạnh tranh với nhau. Một yếu tố thuận lợi khác không thể không
nhắc đến, xuất phát từ tâm lý đám đông ở thị trường Việt Nam, là nhiều người sử

dụng Internet khi thấy có nhiều người đặt mua hàng hóa, dịch vụ thì họ cũng tham
gia dù có thể chưa có nhu cầu thực sự ngay lúc đó.
Tuy nhiên, xuất phát từ nền tảng ban đầu là thị trường thương mại điện tử ở
Việt Nam vẫn đang chập chững nên loại hình kinh doanh này cũng còn gặp không
ít khó khăn.

5


Đầu tiên là hai vấn đề muôn thuở : thanh toán và giao nhận. Thanh toán đóng
vai trò rất quan trọng trong mô hình Groupon theo cả hai chiều từ người mua đến
người bán và ngược lại. Theo nguyên lý, nếu số lượng người mua không đủ lớn
như mong đợi của người bán thì mức khuyến mãi không đạt được, khi đó nhà cung
cấp dịch vụ phải hoàn tiền lại cho khách hàng. Thật không đơn giản khi phải hoàn
tiền cho hàng ngàn khách hàng nếu không có phương tiện thanh toán điện tử tốt. Ở
Việt Nam, phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ theo mô hình Groupon đang chú
trọng vào việc tăng trưởng hàng hóa, dịch vụ khuyến mãi và sử dụng phương pháp
giao hàng - thu tiền tại chỗ. Phương pháp truyền thống này có điểm hạn chế ở tính
tiện lợi khi thanh toán và hoàn tiền như đã nói trên, bên cạnh đó, còn bị giới hạn về
địa lý và làm tăng chi phí vận hành của nhà cung cấp dịch vụ.
Một khác biệt lớn khác là mức độ uy tín của người bán tại Việt Nam chưa cao
như ở Mỹ, châu Âu hoặc các quốc gia có nền thương mại điện tử phát triển trong
khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc nên khi khách hàng sử dụng phiếu khuyến mãi,
đặc biệt ở mảng dịch vụ, họ thường không được các nhân viên phục vụ chu đáo.
Không ít trường hợp khách hàng than phiền về chất lượng phục vụ đối với các dịch
vụ đặt mua theo nhóm và điều này đã xảy ra ngay cả với các thương hiệu. Đôi khi,
hàng hóa và dịch vụ không được đúng hoàn toàn như cam kết, thường bị giảm bớt
về những quyền lợi mà khách được chủ động lựa chọn (options). Điểm khó nhất ở
đây là các nhà cung cấp dịch vụ lại không thể đại diện cho người bán để cam kết
chất lượng.

Do đó, chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp tham gia mô hình Groupon
sẽ quyết định sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ. Cũng không ít
trường hợp khách hàng e ngại bẫy mua sắm, nếu số người tham gia giao dịch không
đủ như yêu cầu của người bán mà dịch vụ lại không hoàn tiền (đã đóng trước) thì
họ có thể phải mua những mặt hàng khác mà họ không muốn hoặc với giá cao hơn.
Một khía cạnh cần lưu ý khác là an toàn giao dịch. Đây là một vấn đề chung của tất
cả các mô hình Groupon trên thế giới chứ không chỉ riêng ở Việt Nam. Với việc
phát hành phiếu khuyến mãi do nhà cung cấp dịch vụ đảm trách chứ không phải
doanh nghiệp, nói chung sẽ khó khăn cho doanh nghiệp khi xác thực phiếu khuyến
mãi. Đề tài này đã được tranh luận nhiều ở thị trường Mỹ, có nhiều cách để tạo
thành phiếu khuyến mãi giả trong trường hợp số seri là liên tục. Còn nếu số seri là
6


ngẫu hứng thì doanh nghiệp sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức để có thể xác
thực ngay lập tức với nhà cung cấp dịch vụ khi họ nhận về phiếu khuyến mãi từ tay
khách hàng.
Khi khách hàng đăng ký thông tin tại các trang web cung cấp dịch vụ thì thông
tin này phải được cam kết bảo mật tốt và không cung cấp ra ngoài cho các doanh
nghiệp đối tác của nhà cung cấp dịch vụ. Nếu không lưu ý tốt việc này thì dễ dẫn
đến trường hợp thông tin cá nhân của khách hàng (số điện thoại, địa chỉ thư điện tử
e-mail, địa chỉ liên lạc…) bị chia sẻ ra bên ngoài và khách sẽ phải chịu những phiền
toái như thư rác (spam mail), tin nhắn rác (spam SMS)...
• Xu hướng mang tính toàn cầu
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều mô hình kinh doanh đi theo con đường của
Groupon như LivingSocial, BuyWithMe… nhưng khoảng cách đến thành công thì
còn cách xa Groupon. Đa số các công ty đi sau tạo dấu ấn (footprint) theo hai
hướng chính. Thứ nhất, tập trung vào một vùng địa lý nhất định, ví dụ: cung cấp
các mặt hàng khuyến mãi tốt nhất cho một thành phố nhất định và tập trung phát
triển tốt nhất thị trường ngách (niche market) đó. Thứ hai, nhà cung cấp dịch vụ tập

trung vào một số mặt hàng, dịch vụ nhất định mà họ có lợi thế nhiều nhất.Rõ ràng
là về nguyên tắc thì nguyên lý của Groupon có thể áp dụng tại bất kỳ đâu cho bất
kỳ sản phẩm, dịch vụ nào, do đó, tin chắc là các công ty đi sau vẫn có thể tạo được
những thị trường ngách nhất định. Tuy nhiên, để tạo thành một điểm đến duy nhất
để người sử dụng có thể tìm được tất cả các mặt hàng khuyến mãi, tại bất kỳ nơi
đâu thì lại là một bài toán quá khó, ngay cả với Groupon như lời nhận xét của nhà
sáng lập Andrew Mason.Từ đó, đã xuất hiện mô hình Mega Groupon, là những
dịch vụ tổng hợp lại các trang Groupon khác nhau cho khách hàng, để họ có thể
đến một điểm mà có thể xem được hết các hàng hóa, dịch vụ đang được khuyến
mãi tại Groupon, LivingSocial hay BuyWithMe.
Đến đây, chúng ta có thể hiểu tại sao Google lại định trả đến 5,3 tỉ đô la để
mua Groupon năm 2010. Công cụ tìm kiếm hàng đầu như Google chính là nơi tốt
nhất để làm Mega Groupon. Bạn hãy hình dung có thể lên Google Map, chọn tìm
kiếm hàng khuyến mãi, và tìm ra ngay nơi nào trong vòng bán kính 3km tại khu
vực bạn ở đang có khuyến mãi sôi nổi nhất.

7


Còn Groupon thì lại đang đi theo hướng phát triển công cụ Groupon Mobile
( không chỉ tiện lợi cho khách hàng có thể tìm
kiếm và mua các mặt hàng, dịch vụ khuyến mãi ngay trên điện thoại của mình mà
thay vì sử dụng phiếu khuyến mãi bình thường, họ có thể sử dụng phiếu khuyến
mãi điện tử (digital coupon) được lưu ngay trên điện thoại. Ở thị trường Việt Nam,
mảng điện thoại di động đang được các doanh nghiệp viễn thông tập trung phát
triển.
Từ đó, có thể kỳ vọng rằng nhà cung cấp dịch vụ theo mô hình Groupon nào
chiếm lĩnh thị trường di động trước sẽ chiến thắng trong cuộc đua này.
Thị trường mua hàng trực tuyến theo nhóm thật sự đầy tiềm năng và đang mang lại
những lợi ích cho cộng đồng khách hàng thương mại điện tử. Tuy nhiên, vẫn còn

không ít vấn đề mà các nhà cung cấp dịch vụ phải cạnh tranh với nhau và làm ngày
càng tốt hơn để có thể chiếm được lòng tin của khách hàng – chỉ đến khi đó thì mô
hình Groupon mới là một trào lưu thật sự và bền vững ở Việt Nam.
• Bài học kinh nghiệm cho mô hình Groupon:
Sự thoái trào của mô hình kinh doanh phiếu giảm giá theo nhóm trong thời
gian gần đây, với việc những nhà tiên phong như Groupon và LivingSocial đang
gặp hàng loạt khó khăn về tài chính. Sau khi sa thải giám đốc điều hành kiêm nhà
sáng lập Andrew Mason, Groupon vẫn đang lúng túng trong việc định hình hướng
đi mới. Còn LivingSocial trong quý 1 năm nay đã thua lỗ đến 50 triệu đô la Mỹ và
bị giới phân tích dự báo sẽ bị “nuốt chửng” bởi một nhà công nghệ lớn trong năm
2014.
Thực chất, điều gì đã xảy ra với các trang web mua sắm theo nhóm trên toàn
cầu? Các chuyên gia đã phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm từ những
hạn chế đã dẫn đến sự sa sút của mô hình kinh doanh này.
1. Thư rác (spam) và sự thờ ơ của người sử dụng
Sau khi ra đời vào tháng 11-2008, Groupon đã tạo nên một xu hướng mới
trong thế giới tiêu dùng khi mà trên thị trường xuất hiện hàng loạt dịch vụ bắt
chước (copy) theo dịch vụ của hãng. Và một khi người sử dụng Internet đăng ký
vào một trang web mua hàng theo nhóm bất kỳ, họ sẽ nhận được một núi thư điện
tử (e-mail) hằng ngày. Dần dần, điều này làm cho người tiêu dùng cảm thấy mệt

8


mỏi, đặc biệt khi họ nhận thấy có rất nhiều lời chào mời khuyến mãi, mua hàng
vượt quá xa khả năng chi trả của họ.
Mọi thứ càng trở nên mất kiểm soát đến mức đã có ít nhất một công cụ được tạo
ra để đối phó với tình trạng này. UnsubscribeDeals.com cung cấp cho người sử
dụng một dịch vụ đơn giản: giúp họ thoát khỏi những danh sách nhận e-mail của
các trang web mua sắm theo nhóm.

Unaiz Kabani, nhà quản lý sản phẩm của trang phân tích mua hàng theo nhóm
Yipit, cho rằng việc các trang web theo mô hình mua sắm theo nhóm làm là thu hút
càng nhiều khách hàng đăng ký vào trang web càng tốt, chứ không phải là để họ
thực sự quan tâm đến sản phẩm. Như vậy, mọi người sẽ chỉ xem các e-mail mà
những trang web mua sắm này gửi đến là thư rác (spam).
2. Không mang lại hiệu quả cho đối tác
Một cuộc nghiên cứu do Yipit thực hiện cho thấy khoảng 90% các doanh
nghiệp đã chọn Groupon và LivingSocial làm đối tác cảm thấy hài lòng. Nhưng có
một số doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà hàng, nhận thấy việc bán phiếu mua hàng
giảm giá theo nhóm không mang lại hiệu quả.
Những khách hàng đã từng sử dụng và đến ăn những bữa ăn được giảm giá
mạnh không bao giờ trở lại nhà hàng đó ăn và trả mức giá đầy đủ nữa, họ thường
chờ đến lần giảm giá tiếp theo. Vì thế, chiến lược bán phiếu giảm giá trở thành
chiến lược tồi tệ.
Một chủ quán cà phê ở Portland đã kể rằng cô lỗ 8.000 đô la vì giảm giá trên
Groupon. Lúc đó, các doanh nghiệp không kiểm soát số phiếu giảm giá mà trang
Groupon bán ra và đã có quá đông người đến để hưởng dịch vụ trị giá 13 đô la với
mức giá phải trả chỉ bằng một nửa.
Tất nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều rơi vào trường hợp này, nhưng một
phần câu chuyện như thế cũng khiến một số doanh nghiệp phải xem xét lại khi
chọn các trang web mua hàng theo nhóm làm đối tác.
3. Hiểu đúng nhu cầu của khách hàng
Sự thay đổi đến chóng mặt của công nghệ và Internet đã tạo nên những trào
lưu và cũng kéo theo sự thất bại của những hình thức kinh doanh mới trên nền tảng
Internet. Điều này cũng tạo ra áp lực cho các doanh nghiệp, họ phải thích nghi

9


nhanh chóng với sự thay đổi hoặc phải đi đến quyết định khó khăn là chấm dứt hoạt

động hay bị sáp nhập.
Sau hàng loạt những nỗ lực, Groupon đang có những thay đổi tích cực. Giờ
đây người sử dụng có thể vào trang Groupon và tìm kiếm một món hàng hay dịch
vụ gì đó họ thực sự quan tâm, chứ không chỉ ngồi đợi nhận hàng đống e-mail
không nằm trong mối quan tâm của họ mỗi ngày. Bài học kinh nghiệm quan trọng ở
đây là Groupon hay bất cứ trang web mua hàng theo nhóm nào đó cũng phải hiểu
đúng và đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng, đó là chỉ tiêu quan trọng nhất
góp phần vào sự thành công của các mô hình kinh doanh Groupon trên thế giới
cũng như ở Việt Nam.

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×