Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông hậu lộc 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.52 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương là một bộ phận không thể tách
rời. Lịch sử địa phương là biểu hiện của lịch sử dân tộc, là sự minh họa cho lịch
sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của địa phương trong sự
phát triển chung của cả nước. Nó không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất, con
người nơi mình chôn nhau cắt rốn, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống
yêu quê hương, đất nước mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc lịch sử dân tộc.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu học tập lịch sử địa phương cũng là biện
pháp tích cực để thực hiện phương châm “nhà trường gắn liền với cuộc sống”.
Giúp cho học sinh biết vận dụng tri thức lịch sử sách vở vào thực tiễn cuộc sống,
biết đem tri thức lịch sử làm sáng tỏ vốn sống của mình và xã hội mình đang
sống. Từ đó giúp các em hứng thú trong học tập, đem kiến thức phục vụ địa
phương và xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. Đó chính là những điều có thể
đạt được qua việc giảng dạy và học tập lịch sử địa phương.
Tuy nhiên, việc giảng dạy lịch sử địa phương lại ít được quan tâm, thậm
chí do phân phối chương trình các tiết học lịch sử địa phương thông thường là ở
cuối chương trình (dạy vào cuối năm học) nên tâm lý của học sinh không còn
chú ý và một số giáo viên thì hay xem nhẹ những tiết học lịch sử địa phương, các
bài soạn còn mang tính hình thức, hiệu quả của tiết dạy chưa cao. Hơn nữa, do
ảnh hưởng nhịp sống hiện đại, học sinh đổ xô vào học các môn học khác, nhằm
thi đỗ đại học, tìm chỗ đứng trong tương lai, mà sao nhãng học sử, đặc biệt là tìm
hiểu về lịch sử địa phương. Do vậy, chúng ta cần phải giảng dạy thật tốt lịch sử
địa phương để lôi cuốn, thu hút và định hướng đúng cho sự phát triển nhận thức
của thế hệ trẻ.
Ngoài ra, trong thời điểm hiện nay, tài liệu về địa phương rất ít, thậm chí
có nơi ngành giáo dục không biên soạn lịch sử địa phương để đội ngũ giáo viên
giảng dạy cho học sinh, bản thân tôi đang dạy môn Lịch sử lại kiêm nhiệm Bí
thư Đoàn trường phụ trách công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên
1



thanh niên, học sinh nhà trường. Xuất phát từ các lí do trên và tình hình thực tế
nhà trường, việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng “Giải
pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường trung học phổ
thông Hậu Lộc 2” là vấn đề cấp thiết.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nhằm nêu lên kinh nghiệm tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương
trong nhà trường, giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về truyền thống yêu
nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, lịch sử về sự hình thành và phát triển,
những đặc trưng văn hóa của địa phương. Từ đó góp phần hình thành tình yêu
quê hương, đất nước và bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong tư
duy và hành động của học sinh. Việc vận dụng đề tài áp dụng vào giảng dạy sẽ
giúp cho học sinh hứng thú, say mê học tập, nhận thức nhanh và củng cố khắc
sâu kiến thức, nó còn bồi dưỡng niềm tự hào về quê hương đất nước.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy môn lịch sử địa phương
ở trường trung học phổ thông (THPT), đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy môn lịch sử địa phương ở trường THPT Hậu Lộc 2 và có thể
áp dụng trong các trường THPT huyện Hậu Lộc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tập trung tìm hiểu về giải pháp để
nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THPT Hậu Lộc 2,
huyện Hậu Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó sử dụng phương
pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để xem xét đánh giá các sự kiện
lịch sử huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc. Bên cạnh
đó đề tài còn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp miêu tả, phương pháp
lôgic, phương pháp phỏng vấn đối với nhân vật, nhân chứng, phương pháp khảo
sát thực địa… để tìm hiểu những giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích lịch sử
huyện Hậu Lộc để phục vụ cho các tiết dạy lịch sử địa phương.. Ngoài ra luận

2


văn còn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, đối chiếu… để
bóc tách tìm ra cái chân thực của lịch sử, đảm bảo chính xác các nguồn tư liệu,
nhất là tư liệu dân gian, tư liệu khảo sát thực địa.
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học biện chứng duy vật, đề tài sử dụng
các phương pháp phân tích- tổng hợp, so sánh, đối chiếu và thống kê.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
* Khái niệm:
- Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có
những sắc thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa
phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất,
có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành
phố. Với nghĩa thứ hai, có thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định
được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất
khác, ví dụ: miền Bắc, miền Nam, khu vực Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa... Thậm
chí có quan niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì không phải là của “Trung
ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương.
- Lịch sử địa phương: Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử
địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực,
vùng, miền.
Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến
đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp... Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn
với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn
do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như vậy, bản thân lịch sử địa
phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại.
* Mối quan hệ:
- Mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương: Đây là mối quan

hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “Cái chung và cái
3


riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng các tri
thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc,
nhưng không phải là kết quả của phép cộng các cuốn lịch sử địa phương. Lịch sử
dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã
được khái quát hóa và tổng hợp ở mức độ cao.
Trong nghiên cứu lịch sử, chúng ta thấy rằng bất cứ một sự kiện, hiện
tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó gắn với một vị
trí không gian cụ thể ở một địa phương hoặc một số địa phương nhất định. Tuy
nhiên, những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng
khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng trong phạm
vi hẹp của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ
ảnh hưởng vượt khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa rộng với quốc gia,
thậm chí đối với cả thế giới. Không chỉ riêng các nhà sử học chuyên nghiên cứu
sâu về lịch sử, mỗi con người (ở mức độ khác nhau) đều có thể tìm hiểu về cuộc
sống, những vị trí không gian khác nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri
thức của cuộc sống con người. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết cách
hoạt động đúng đắn trong hiện tại và tương lai. Chính vì lẽ đó, sự am tường về
lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu
biết về lịch sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của chính mình.
- Mối quan hệ giữa giảng dạy lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc:
Giảng dạy lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông. Việc giảng dạy lịch sử địa phương
bồi dưỡng cho các em học sinh những kĩ năng cần thiết trong việc vận dụng tri
thức lí thuyết vào việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà thực tiễn đang đòi
hỏi. Giảng dạy lịch sử địa phương còn góp phần rèn luyện và phát triển năng lực
học tập và nghiên cứu của học sinh. Các em thấy được sự phát triển đa dạng sinh

động, phức tạp và thú vị của lịch sử địa phương ở các địa phương, thấy được mối
quan hệ chặt chẽ của lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, thấy được nét độc
4


đáo, đặc thù của lịch sử địa phương song vẫn tuân theo quy luật phát triển chung
của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THPT Hậu Lộc 2.
- Các nội dung hoạt động sau đây đã được thường xuyên tổ chức thực hiện:
+ Thuyết trình các nội dung về lịch sử địa phương.
+ Cung cấp các tài liệu về lịch sử địa phương.
- Các hoạt động sau đây (do điều kiện thực tế của từng trường, lớp) ít được
tổ chức thực hiện một cách thường xuyên:
+ Chăm sóc các di tích lịch sử.
+ Hoạt động nhân đạo từ thiện, đền ơn đáp nghĩa với Mẹ Việt Nam anh
hùng, anh hùng liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.
+ Thưởng thức, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ với chủ đề liên quan lịch sử
địa phương.
+ Trò chơi giải trí.
- Các nội dung hoạt động sau đây được học sinh yêu thích, song ít được tổ
chức thực hiện:
+ Tham quan các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng…
+ Tổ chức bài học tại địa phương, trong nhà bảo tàng, phòng truyền thống…
+ Nói chuyện thời sự, chính trị, văn hoá, xã hội liên quan địa phương …
+ Thảo luận, trao đổi hoặc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương.
+ Đi viếng và chăm sóc các nghĩa trang liệt sĩ, các nhà bia tưởng niệm, các
tượng đài của anh hùng liệt sĩ, viếng thăm và chăm sóc, nuôi dưỡng các anh
hùng, các nhân vật, nhân chứng lịch sử gắn liền với lịch sử cách mạng địa
phương, các Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống.

+ Các hội thi khéo tay, đố vui, ứng xử… liên quan lịch sử địa phương.
+ Thi sáng tác thơ văn, hát nhạc, mĩ thuật và sinh hoạt lịch sử của các câu lạc bộ.
+ Sưu tầm, tìm hiểu về các anh hùng liệt sĩ, danh nhân văn hoá của địa phương.
- Các nội dung hoạt động sau đây chưa được tổ chức thực hiện:
5


+ Hoạt động câu lạc bộ lịch sử địa phương.
+ Tổ chức cho các nhân chứng lịch sử kể lại cho học sinh về các vấn đề có
liên quan đến các sự kiện lịch sử ở địa phương.
+ Nói chuyện, sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương và tìm hiểu các anh hùng
ở địa phương.
+ Tham quan các di tích lịch sử địa phương ở xa nơi trường đóng.
- Các nội dung hoạt động sau, có một phận giáo viên còn gặp khó khăn khi
tổ chức thực hiện:
+ Nói chuyện thời sự, chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế ở địa phương
+ Trao đổi, thảo luận, thi tìm hiểu về lịch sử địa phương.
+ Văn hóa, văn nghệ.
+ Tham quan các di tích lịch sử địa phương ở xa nơi trường đóng.
Như vậy, các nội dung giảng dạy lịch sử địa phương được nhà trường và
giáo viên thường xuyên tổ chức cho học sinh thực hiện là những nội dung hoạt
động dễ thực hiện, dễ tổ chức, ít tốn công sức thời gian, không cần có sự đầu tư
công sức cũng như kinh phí thực hiện. Các nội dung khác có tính sáng tạo mất
nhiều thời gian, tốn nhiều sức lực, trí tuệ và đòi hỏi có sự đầu tư kinh phí thì ít
được hoặc chưa được nhà trường đặt đúng tầm và chưa được giáo viên quan tâm
thực hiện.
* Những khó khăn trong việc giảng dạy lịch sử địa phương:
- Khó khăn chủ quan: Do giáo viên thiếu thời gian, do giáo viên thiếu kiến
thức và năng lực tổ chức hoạt động. Nhiều giáo viên nhận xét rằng giảng dạy
lich sử địa phương là việc làm chưa “thuận tay” với các giáo viên THPT. Thực tế

ở các trường THPT huyện Hậu Lộc nói chung và trường THPT Hậu Lộc 2 nói
riêng giáo viên chỉ chú tâm đến dạy học lịch sử dân tộc, chưa quan tâm thoả
đáng đến lịch sử địa phương. Mặt khác để giảng dạy lịch sử địa phương thực sự
có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức, tốn nhiều thời gian
từ khâu sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng, kế hoạch, thiết kế nội
dung đến triển khai, tổ chức thực hiện. Ở một số nơi, các tiết lịch sử địa phương
6


được quy định trong chương trình còn bị xem nhẹ, thiếu sự quan tâm, đầu tư nên
giờ học nhàm chán, mang tính chất hình thức; có giáo viên còn sử dụng các tiết
lịch sử địa phương để dạy bù, ôn tập. Mặt khác, phương pháp tiến hành các tiết
dạy lịch sử địa phương vẫn theo lối dạy học trên lớp là chủ yếu nên chưa tạo
được hứng thú cho học sinh trong các giờ học lịch sử địa phương.
- Khó khăn khách quan: trường THPT Hậu Lộc 2 mặc dù đã có nhiều có
gắng trong việc trang bị các thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc dạy học, tuy
nhiên còn thiếu thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, thiếu tài
liệu, sách hướng dẫn cũng làm hạn chế hiệu quả giảng dạy lịch sử địa phương.
Muốn giảng dạy tốt phần lịch sử địa phương ở trường THPT Hậu Lộc 2 hiện nay,
ngoài điều kiện nhân cách, tấm lòng và tài năng của nhà giáo, rất cần có những
điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để thu hút, lôi cuốn học sinh, đồng thời lại
cần có cả môi trường hoạt động. Thực tế điều kiện của trường THPT Hậu Lộc 2
giáo viên kiêm nhiệm nhiều việc, nhà trường không có kinh phí dành cho
chương trình lịch sử địa phương nên chỉ thực hiện theo hình thức cho học sinh
nghe thuyết giảng… Bên cạnh đó, tài liệu lịch sử địa phương được sưu tầm, lưu
giữ trong các nhà trường còn nghèo nàn, thư viện nhà trường hầu như chưa có
tài liệu, sách báo liên quan đến lịch sử địa phương.
Việc giảng dạy lịch sử địa phương chỉ được dành thời lượng từ 1 đến 2
tiết/1năm học/1 lớp trong chương trình vì vậy nên dễ xem nhẹ, giao khoán cho
giáo viên làm, ít kiểm tra. Mặt khác công tác bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn

hoạt động này trong những năm qua chưa thật sự chú trọng bồi dưỡng năng lực
thiết kế, tổ chức và thực hiện cho giáo viên. Vì thế, khi phải giảng dạy lịch sử địa
phương không ít giáo viên ngại việc và chưa biết cách làm cho học sinh hứng thú
với việc tìm hiểu.
Tóm lại, thực tiễn hiện nay việc giảng dạy lịch sử địa phương trường
THPT Hậu Lộc 2 đang diễn ra theo hướng “tự nhiên” đa dạng, phong phú; các
tiết dạy chỉ diễn ra rất giản đơn, hình thức và nhiều hạn chế. Vì thế việc giáo dục
7


học sinh trong trường qua việc lịch sử địa phương rất phức tạp và khó khăn, ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện.
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường
THPT Hậu Lộc 2.
* Tạo sự chuyển biến về nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh về lịch
sử địa phương:
- Đối với cán bộ giáo viên: Cán bộ giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết
định chất lượng giáo dục và giảng dạy vì vậy nâng cao nhận thức là một việc làm
cần thiết. Trước hết là đối với Hiệu trưởng, người cán bộ quản lý trường học phải
nhận thức được tầm quan trong của giảng dạy lịch sử địa phương, thấy được tầm
quan trọng của công giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường, giúp học
sinh có hiểu biết về kiến thức địa phương và rèn luyện tình cảm yêu quê hương
đất nước. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng không nên xem nhẹ công tác này và biết
đầu tư thích đáng để việc giảng dạy lịch sử địa phương có chất lượng và đạt
được hiệu quả cao nhất.
- Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm: Sự hợp tác của giáo viên
chủ nhiệm và giáo viên bộ môn lịch sử có vai trò quyết định cho sự thành công
của công tác giảng dạy lịch sử địa phương vì vậy nâng cao nhận thức cho giáo
viên là việc cần làm.
Thông qua hoạt động ngoại khoá như tổ chức tham quan, thi kể chuyện lịch

sử địa phương...giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của việc giảng dạy lịch sử,
đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nhằm góp phần giáo dục toàn diện
học sinh. Đối với giáo viên giảng dạy cần nắm vững và quán triệt mục đích, yêu
cầu, nội dung, nhiệm vụ giáo dục của giảng dạy lịch sử địa phương; khắc phục tư
tưởng ngại khó không tổ chức đa dạng các hoạt động tiếp cận lịch sử cho học sinh
hoặc thực hiện một cách sơ sài. Đặc biệt đối với giáo viên chủ nhiệm phải hiểu
được tầm quan trọng lịch sử địa phương từ đó có hướng hỗ trợ giáo dục học sinh để
việc tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương đạt hiệu quả cao nhất.
8


- Đối với học sinh: Đối với học sinh trường THPT Hậu Lộc 2 hiện nay
nhiều em rất ngại học môn lịch sử, nhất là các em chỉ chú tâm vào các môn học
để thi THPT Quốc gia vừa để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp và xét vào đại
học. Ở mỗi trường chỉ có số ít học sinh lựa chọn bài thi Khoa học xã hội tham
gia ôn tập nhưng cũng chủ yếu là lịch sử dân tộc, vì thế nhận thức của đa số học
sinh về lịch sử dân tộc còn yếu. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là giúp các em
hiểu được tầm quan trọng của lịch sử địa phương để các em tham gia đầy đủ, tích
cực và có ý thức hoạt động tốt.
* Xây dựng kế hoạch hoạt động và chương trình thật cụ thể:
- Xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch giảng dạy lịch sử địa phương
cho học sinh:
+ Căn cứ vào mục tiêu giáo dục THPT, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
+ Căn cứ vào các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo.
+ Căn cứ vào kế hoạch hoạt động giáo dục của toàn trường, của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh trong năm học.
+ Căn cứ nội dung chương trình lịch sử địa phương trong phân phối
chương trình.
+ Căn cứ vào khả năng hiện có về các mặt của học sinh trong lớp.

+ Căn cứ vào khả năng phối kết hợp của các lực lượng giáo dục khác (Hội
Cha mẹ học sinh, các cơ quan bảo trợ, các tổ chức xã hội...) trong năm học.
- Các yêu cầu sư phạm của việc xây dựng kế hoạch giảng dạy lịch sử địa
phương cho học sinh:
+ Đảm bảo sự thống nhất giữa mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp
và hình thức tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương
+ Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động phải phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi và cá nhân học sinh.
+ Đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục của việc giảng dạy lịch sử địa
phương theo khối lớp.
9


+ Đảm bảo sự thống nhất giữa kế hoạch của từng lớp với kế hoạch trong
toàn trường với kế hoạch hoạt động của Đoàn thanh niên …
- Lập kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp: việc xây dựng kế hoạch giảng
dạy trong năm học cần lấy phân phối chương trình làm định hướng.
- Lớp 10:
+ Số tiết dạy Lịch sử địa phương theo PPCT: 1 tiết/năm.
+ Nội dung dạy: Khái quát về vùng đất và con người Thanh Hóa, trong đó
tìm hiểu cụ thể Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh ở làng Duy Tinh- từng là lỵ sở
của trấn Thanh Hoa gần 400 năm trải qua 2 triều đại Lý- Trần.
- Lớp 11:
+ Số tiết dạy Lịch sử địa phương theo PPCT: 1 tiết/năm.
+ Nội dung dạy:

- Truyền thống đoàn kết các dân tộc Thanh Hóa
- Giới thiệu các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần

Vương ở Thanh Hóa và các nhân vật, di tích lịch sử có liên quan.

- Lớp 12:
+ Số tiết dạy Lịch sử địa phương theo PPCT: 2 tiết/năm.
+ Nội dung dạy: Cách mạng ở Thanh Hóa (1924- 1945) và Thanh Hóa
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ (1945- 1975). Tìm hiểu cụ
thể về các nhân vật lịch sử ở huyện Hậu Lộc và các di tích lịch sử có liên quan.
(Nhà bia tưởng niệm nơi thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hậu Lộc
tại thôn Trần Phú xã Mỹ Lộc, nghĩa trang liệt sỹ huyện Hậu Lộc tại xã Mĩ Lộc)
Giảng dạy lịch sử địa phương được tiến hành chủ yếu trong các tiết chính
khóa trên lớp theo phân phối chương trình đã quy định. Trước đó, giáo viên cho
học sinh về nhà tự tìm tư liệu (giáo viên giới thiệu sách tham khảo, trang web,...
cho học sinh tìm kiếm thông tin). Sau đó, khi đến tiết học, học sinh sẽ trình bày
nội dung đã sưu tầm, chọn lọc. Giáo viên hướng dẫn, chỉnh sửa, bổ sung, kết
luận về nội dung lịch sử địa phương được học. Đặc biệt, giáo viên sẽ sử dụng tối
đa phương pháp kể chuyện, miêu tả nhân vật lịch sử, tường thuật các trận đánh,
các sự kiện lịch sử nổi bật của địa phương để tạo biểu tượng lịch sử và thông qua
10


đó bồi dưỡng lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước và hứng thú học tập lịch
sử của học sinh.
Trên cơ sở định hướng của các chủ đề tuỳ theo điều kiện của từng trường,
từng địa phương và khả năng, sở thích của học sinh mà lựa chọn những nội dung
hoạt động cho phù hợp.
* Các yêu cầu trong việc xây dựng chương trình:
- Nhiệm vụ giáo dục: Căn cứ vào các tính chất của các bài giảng và đặc
điểm giáo dục của học sinh trong lớp (điểm mạnh và điểm hạn chế) để xác định
nhiệm vụ giáo dục về các mặt ý thức, thái độ, tình cảm và hành vi, kĩ năng cần
đạt được theo từng tiết học.
- Dự kiến người thực hiện: Lực lượng chủ yếu thực hiện các hoạt động là
học sinh của lớp nên cần lên phương án phân công cụ thể chi tiết. Ngoài ra giáo

viên cần có kế hoạch mời, phối hợp các lực lượng tham gia cùng học sinh như:
phụ huynh, các tổ chức giáo dục xã hội, các chứng nhân lịch sử…
- Thời gian dành cho việc thực hiện: Tuỳ theo nội dung, tính chất tiết dạy
cũng như quỹ thời gian hiện có để phân phối thời gian một cách hợp lí.
- Địa điểm tiến hành các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: có thể ở
lớp, ở sân trường, ngoài trường. Trong đó, cần lưu ý những địa điểm ngoài
trường khi tổ chức đi tham quan, tìm hiểu… phải đảm bảo an toàn.
Để tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương có hiệu quả, người giáo viên phải
thực hiện theo qui trình đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ. Chính vì vậy, quy
trình tổ chức giảng dạy địa phương phải bao gồm các bước nhằm đảm bảo tính
lôgic trong tư duy và đảm bảo tính thực tiễn trong việc phát triển hoạt động.
Qui trình tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương gồm các bước liên hoàn
với nhau :
- Tên bài học và xác định yêu cầu giáo dục .
- Xây dựng nội dung và xác định hình thức tổ chức bài học.
- Chuẩn bị bài học dành cho thầy và trò.
- Tiến hành bài học.
11


- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tiến hành bài học.
- Thực hiện theo qui trình như trên sẽ đem lại kết quả và hiệu quả giảng
dạy một cách tích cực.
* Cải tiến nội dung và hình thức giảng dạy lịch sử địa phương:
- Cải tiến nội dung: Trên cơ sở phân phối chương trình của Bộ Giáo dục
và Sở GD&ĐT Thanh Hóa ban hành các trường cần có kế hoạch biên soạn
chương trình giảng dạy, sinh họat ngoại khoá trên cơ sở phần cứng theo quy định
của và phần mềm phù hợp với tình hình của nhà trường.
Lập kế hoạch và phân công các giáo viên phụ trách các chuyên đề lịch sử
địa phương. Những chuyên đề khi phân công cho giáo viên phụ trách phải phù

hợp với sở trường, chuyên môn của từng người hoặc người có khả năng tìm hiểu
và hứng thú với chuyên đề đó. Việc phân công các giáo viên đảm nhận một số
chuyên đề sẽ giúp giáo viên có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu sâu, khai thác tư
liệu đó nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương.
* Cải tiến hình thức giảng dạy:
- Dạy học tại thực địa: Phối hợp với Đoàn thanh niên lồng ghép các nội
dung lịch sử địa phương vào các hoạt động ngoại khoá. Thành lập các tổ ngoại
khóa lịch sử địa phương và tổ chức cho học sinh tham quan dã ngoại liên quan
lịch sử địa phương.
Để hoạt động tham quan có kết quả cần:
+ Chọn nơi tham quan phù hợp.
+ Lập dự trù kinh phí cho chuyến đi.
+ Cử người hướng dẫn liên hệ trước. Người hướng dẫn học sinh đi tham
quan phải là người có hiểu biết về nơi cần đến và có kinh nghiệm tổ chức.
+ Trước khi đi tham quan phải trang bị kiến thức cho học sinh về nơi đến
tham quan.
+ Đặt mục đích yêu cầu cho học sinh cần đạt được trong chuyến tham quan.
+ Sau khi tham quan tổ chức cho học sinh viết thu hoạch hoặc trao đổi
trực tiếp về cảm nhận của các em sau chuyến đi để nhà trường nắm được kết quả,
12


chất lượng của chuyến tham quan, từ đó rút kinh nghiệm cho những chuyến tham
quan khác.
Theo kinh nghiệm, có hai loại bài có thể tổ chức dạy tại thực địa địa
phương. Thứ nhất, những bài về lịch sử địa phương. Thứ hai, những bài học
trong chương trình lịch sử dân tộc nói về một sự kiện lớn xảy ra ở địa phương
như ở lịch sử lớp 10 Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các
thế kỷ X-XV với các nội dung liên quan đến chùa Sùng Nghiêm Diên Thánhngôi chùa được xây dựng từ thời Lý và sự phát triển của Phật giáo ở Thanh Hóa.
- Nói chuyện lịch sử địa phương: Hướng dẫn học sinh sưu tập tư liệu và

biên soạn thành bài để trình bày trong những buổi nói chuyện lịch sử địa
phương. Buổi nói chuyện có thể tiến hành trong những dịp có những ngày lễ kỉ
niệm như ngày 22/12, 3/2, 12/3… Bài nói chuyện giúp các em biết cách lựa chọn
và biên soạn tài liệu theo các chủ đề, những kĩ năng phân tích, đánh giá, bình
luận, nhận xét, so sánh các vấn đề lịch sử. Mặt khác cũng rèn luyện khả năng lôi
cuốn thu hút, cảm hóa người nghe bằng những hiểu biết và cách diễn đạt súc tích
gây ấn tượng và giàu tính thuyết phục của mình.
Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh có cơ hội tiếp cận
thêm thông tin, nhà trường thường xuyên mời các chứng nhân lịch sử về nói
chuyện tại đơn vị. Qua đó giúp các em hiểu hơn về những tấm gương sáng ngời
cách mạng và quá khứ oai hùng của địa phương và bồi đắp tình cảm với quê
hương.
- Dạ hội lịch sử: Nhà trường phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức Hội
diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn luôn khuyến khích các lớp biên soạn
những vở kịch, hoạt cảnh lịch sử để học sinh luyện tập biểu diễn, hoặc tổ chức
hái hoa dân chủ trả lời câu hỏi nhận quà. Ví dụ: trong Lễ kỷ niệm ngày thành lập
Đoàn 26/3/2017, giáo viên dạy lịch sử, giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn cho lớp
12B4 tổ chức hoạt cảnh dựng lại chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ rất công phu,
được đông đảo cán bộ giáo viên và học sinh toàn trường đánh giá cao.
13


* Tích hợp giảng dạy lịch sử địa phương vào chương trình lịch sử dân
tộc:
Trong tiến trình lịch sử dân tộc, mọi sự kiện có ý nghĩa toàn quốc đều diễn
ra ở một địa phương nhất định: nếu sự kiện ấy diễn ra ở địa phương mình thì
khai thác về sự đóng góp của nhân dân địa phương vào diễn biến của sự kiện.
Nếu không thì liên hệ sự kiện chung của lịch sử dân tộc đối với địa phương. Ví
như, trong khi dạy phần lịch sử cách mạng của dân tộc cần liên hệ với sự kiện
diễn ra ở Thanh Hóa có liên quan. Khi giảng dạy một tiết lịch sử địa phương cần

gắn với lịch sử chung cả nước để học sinh nhận thấy sự thống nhất trong đa dạng
của lịch sử dân tộc và những đóng góp của địa phương đối với phát triển lịch sử
toàn quốc. Ví dụ, khi dạy lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp thắng lợi (phần chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ) cần liên hệ đoàn xe đạp
thồ cũng như dân quân Thanh Hóa đối với chiến thắng này. Hay khi dạy bài 22:
Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân
miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965- 1973) có thể giới thiệu về Chiến
thắng Nam Ngạn- Hàm Rồng.
* Giảng dạy lịch sử địa phương gắn với hoạt động thực tiễn.
Hằng tháng tổ chức cho học sinh đi viếng và chăm sóc các nghĩa trang liệt
sĩ huyện tại xã Mỹ Lộc, nhất là vào dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27
tháng 7 và tết Nguyên đán; thăm và chăm sóc nhà bia tưởng niệm nơi thành lập
Chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hậu Lộc tại thôn Trần Phú xã Mỹ Lộc, các
tượng đài của anh hùng liệt sĩ, viếng thăm và chăm sóc, nuôi dưỡng các anh
hùng, các nhân vật, nhân chứng lịch sử gắn liền với lịch sử cách mạng địa
phương; thăm và tặng quà các Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống.
Tổ chức các cuộc hội thảo, giao lưu trao đổi, thi tìm hiểu lịch sử, hái hoa
học tập, dạ hội lịch sử xung quanh các chủ đề lịch sử, các ngày lễ kỉ niệm, các
ngày truyền thống lịch sử cách mạng địa phương.

14


Hướng dẫn cho các em sưu tầm một số tư liệu lịch sử địa phương liên
quan đến chương trình học tập bộ môn lịch sử, sưu tầm những mẩu chuyện,
những tư liệu về các nhân vật lịch sử ở quê hương.
Tóm lại, để đạt được việc giảng dạy lịch sử địa phương thu hút học sinh
tham gia một cách tự nguyện thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như
các hình thức giảng dạy là một vấn đề cấp thiết. Vì vậy trước hết để thực hiện tốt
nhiệm vụ giảng dạy cần:

- Tổ chức bồi dưỡng các nội dung, phương pháp giảng dạy lịch sử thường
xuyên cho giáo viên.
- Đổi mới mạnh mẽ hơn phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương nhằm
phát huy tính chủ dộng, sáng tạo của học sinh theo hướng tăng cường hoạt động
của học sinh. Tuỳ theo từng nội dung bài học, khi đã xác định rõ mục đích của và
am hiểu tâm lý học sinh, giáo viên có thể lựa chọn phướng pháp giảng dạy phù
hợp như thuyết trình nêu vấn đề, đóng vai, đàm thoại, tổ chức các trò chơi ...
- Các chuyên đề do giáo viên biên soạn cần được phát rộng rãi cho người
học làm tư liệu học tập vừa tiết kiệm thời gian ghi chép nhờ hệ thống kiến thức
đã được tóm tắt trong tài liệu vừa giúp giáo viên có thời gian để tổ chức các hoạt
động thực hành, ngoại khóa nhiều hơn.
- Các hình thức tổ chức dạy học cần được thay đổi đa dạng và phong phú
hơn vượt ra khỏi phòng học gắn học với hành như: Tổ chức bài học tại địa
phương, trong nhà bảo tàng, phòng truyền thống…
- Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong sưu tầm, tiếp nhận tài
liệu, phân tích sự kiện, liên hệ kiến thức quá khứ với hiện tại, thực hiện các loại
bài tập thực hành có liên quan.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua thực tiếp công tác Đoàn và giảng dạy của tôi trong suốt những năm
qua cho thấy việc chú ý giảng dạy các tiết học lịch sử địa phương cũng như lồng
ghép lịch sử địa phương trong các hoạt động Đoàn Thanh niên đã góp phần giúp
tôi thực hiện công việc giảng dạy cũng như công tác Đoàn của mình ngày một tốt
hơn, thể hiện qua việc đánh giá kết quả của học sinh như sau:
Đa số học trò hứng thú với lịch sử địa phương hơn, ham thích tham gia các
hoạt động ngoại khóa của lịch sử địa phương, phát huy tính tích cực tự giác, sáng
15


tạo trong học tập và cũng rèn khả năng tự tìm hiểu, sưu tầm kiến thức về lịch sử

địa phương… Giờ đây những học sinh của tôi đã trở thành những em năng động,
sáng tạo trong học tập, hình thành ở các em thái độ trân trọng và tự hào về lịch
sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc. Những trang viết đầy cảm xúc của các
em học sinh giỏi được nhà trường tổ chức cho thăm quan dã ngoại ở các di tích
lịch sử tại miền Trung trong năm học qua (thăm quê Bác, ngã ba Đồng Lộc,
nghĩa trang Trường Sơn...) thật đáng trân trọng và ý nghĩa.
Để kiểm nghiệm phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương tôi đã tiến
hành thực hiện ở một số lớp học trong hai năm học cụ thể như sau: Năm học
2015-2016 thực hiện các giải pháp dạy học lịch sử địa phương ở lớp 10A1, còn
lớp 10A7 tiến hành dạy học truyền thống thuyết trình trên lớp. Năm học 20162017 thực hiện các giải pháp dạy học lịch sử địa phương ở lớp 11A5, còn lớp
11A6 tiến hành dạy học bình thường theo phương pháp truyền thống. Kết quả:
Mức độ hứng thú học tập môn Lịch sử:
Năm học
2015- 2016
2016- 2017

Lớp

Sĩ số

10A1
10A7
11A5
11A6

45
49
36
41


Hứng thú học bộ môn
Lịch sử
Số lượng
%
32
71,1
27
55,1
27
75,0
23
56,1

Không hứng thú học
bộ môn Lịch sử
Số lượng
%
13
28,9
22
44,9
09
25,0
18
43,9

Kết quả xếp loại học lực:
Năm học

Lớp


10A1
10A7
11A5
2016- 2017
11A6
2015- 2016

Sĩ số
45
49
36
41

Giỏi
SL
07
03
06
03

%
15,6
6,1
16,7
7,3

Khá
SL
11

10
09
08

%
24,4
20,4
25,0
19,5

Trung bình
SL
%
26
57,8
30
61,2
27
60,0
24
58,6

Yếu - Kém
SL
%
01
2,2
06
12,2
01

2,8
06
14,6

Qua hai bảng thống kê trên ta thấy có sự chuyển biến rõ rệt về mức độ
hứng thú học tập và chất lượng bộ môn của các lớp:
- Năm học 2015- 2016: Mức độ hứng thú học tập ở lớp 10A1 tăng 16,0%
so với lớp 10A7 (từ 55,1% lên 71,1%); mức độ không hứng thú học tập thay đổi
theo chiều ngược lại. Tỉ lệ học sinh Giỏi – Khá của lớp 10A1 cao hơn hẳn so với
lớp 10A7 (tăng 13,5%). Tỉ lệ học sinh Yếu – Kém giảm mạnh: từ 12,2% ở 10A7
xuống còn 2,2% ở lớp 10A1.
16


- Năm học 2016- 2017: Mức độ hứng thú học tập ở lớp 11A5 tăng 18,9%
so với lớp 11A6 (từ 56,1% lên 75,0%); mức độ không hứng thú học tập của lớp
11A5 giảm mạnh so với lớp 11A6. Tỉ lệ học sinh Giỏi – Khá của lớp 11A5 cao
hơn so với lớp 11A6 (tăng 14,9%). Tỉ lệ học sinh Yếu – Kém giảm mạnh: từ
14,6% ở 11A6 xuống còn 2,8% ở lớp 11A5.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường thật sự cần thiết, quan
trọng trong kế hoạch giáo dục vì nó tạo ra điều kiện môi trường thống nhất với
quá trình dạy học, để tiềm năng của mỗi cá nhân có cơ hội bộc lộ nhằm phát
triển các phẩm chất, năng lực của mình.
Hầu hết các học sinh của tôi đều yêu thích lịch sử địa phương vì nó giúp
các em hiểu hơn về con người và địa phương, tạo ra hứng thú học tập và giúp các
em thêm yêu và tự hào về địa phương, quê hương đất nước.
Giảng dạy lịch sử địa phương có chất lượng đòi hỏi người giáo viên mất
nhiều thời gian lên kế hoạch và tổ chức, giáo viên phải luôn bám sát cùng học

sinh để hiệu quả được cao nhất.
Chương trình giảng dạy lịch sử địa phương ở bậc THPT hiện có rất nhiều
nội dung phong phú, nhiều vấn đề lịch sử của địa phương hấp dẫn. Sự nhiệt
huyết, đầu tư kỹ lưỡng của giáo viên trong từng bài giảng là yếu tố quan trọng
nhất giúp học sinh thêm yêu thích và dành nhiều đam mê hơn cho môn học lịch
sử nói chung cũng như lịch sử địa phương nói riêng.
3.2. Kiến nghị.
- Đối với tổ chuyên môn: Cần tăng cường tổ chức các giờ ngoại khóa, các
chuyên đề lịch sử để học sinh và giáo viên có thể thông qua đó thảo luận, đóng
góp ý kiến để có phương pháp dạy học phần lịch sử địa phương được tốt hơn ở
bộ môn lịch sử. Đồng thời mỗi một thành viên trong tổ có thể có những sáng
kiến hoặc sáng tạo trong việc biên soạn bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh
của mình cũng như thực tiễn nhà trường.
17


- Đối với nhà trường: Đưa nội dung lịch sử địa phương vào nội dung kiểm
tra một tiết, kiểm tra học kì hoặc kì thi học sinh giỏi lịch sử để nâng cao sự quan
tâm của thầy và trò, bên cạnh đó giúp thầy cô giáo đánh giá chính xác mức độ
tiếp thu, thái độ học tập của học sinh để qua đó có hướng điều chỉnh nâng cao
chất lượng giảng dạy.
Nhà trường cần bổ sung thêm tài liệu, sách báo về lịch sử địa phương và
thư viện nhà trường cũng như bổ sung sử liệu vào phòng truyền thống nhà
trường, để học sinh có thể tham quan và tìm hiểu về lịch sử xây dựng và phát
triển của nhà trường trong hơn 30 năm qua; cần phân công trách nhiệm, tổ chức
thực hiện từng nội dung bài giảng một cách hợp lí, thích hợp với khả năng, năng
lực của từng giáo viên, học sinh và phát huy được tiềm năng của họ.
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
Cần thống nhất đưa vào khung phân phối chương trình cụ thể hơn trong
việc giảng dạy lịch sử địa phương (ví dụ ở lớp 10 ghi rõ tiết lịch sử địa phương

giảng dạy bài gì, nội dung gì).
Cung cấp đầy đủ tài liệu, sách hướng dẫn, phương tiện hoạt động cho giáo
viên và học sinh.
Cần thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kĩ
năng và phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương cho giáo viên; tổ chức các
chuyên đề, hội thảo, hội giảng các tiết lịch sử địa phương.
Trên đây chỉ là kinh nghiệm của riêng bản thân trong dạy học lịch sử địa
phương ở trường THPT Hậu Lộc 2 để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng bộ môn
Lịch sử cho học sinh cũng như trong hoạt động Đoàn Thanh niên của nhà trường.
Vì vậy, tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để
sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn trong những lần sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hậu lộc, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.

18


Người viết

Nguyễn Văn Quang

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan Ánh (1999), Làng xóm Việt Nam, Nxb TPHCM.
2. Ban chấp hành Đảng bộ xã Văn Lộc (2010), Lịch sử Đảng bộ xã Văn Lộc
- Hậu Lộc -Thanh Hóa, Nxb Văn hóa dân tộc,
3. Ban NC&BS Lịch sử Thanh Hóa (1994), Lịch sử Thanh Hóa, tập 2, Nxb

Thanh Hóa.
4. Ban NC&BS Lịch sử Thanh Hóa (1994), Phật giáo Thanh Hóa từ thế kỷ X
đến thế kỷ XIV, Nxb Thanh Hóa.
5. Bảo tàng tổng hợp Thanh Hóa (2000), Thanh Hóa di tích và thắng cảnh,
Nxb Thanh Hóa.
6. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, Nxb
ĐHQG HN.
7. Địa chí Hậu Lộc (1990), Nxb KHXH, HN.
8. Địa chí Thanh Hóa (2000), quyển 1, Nxb Văn hóa thông tin, HN.
9. SGK Lịch sử Lớp 10,11,12 NXB Giáo dục, HN., 2008.
10. Phan Ngọc Liên (chủ biên): Phương pháp dạy học lịch sử, Tập 1,2, NXB
ĐHSP, 2002.
11. Giáo trình lịch sử địa phương, NXB Giáo dục, năm 1999.
12. Thuật ngữ, khái niệm lịch sử phổ thông, NXB Quốc gia, năm 1996.

19


13. Đổi mới việc dạy học lịch sử, lấy học sinh làm trung tâm, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 1996.
14. Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà
Nội, năm 2003.

20



×