I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học lịch sử đang thu hút sự
quan tâm chú ý của toàn xã hội. Thực trạng của việc dạy và học lịch sử đang là
một đề tài “nóng” sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học. Trước sự quan
tâm ấy, chúng tôi – những giáo viên dạy môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy
học của mình. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, làm
sao để các em học sinh yêu thích môn lịch sử và học môn lịch sử ngày càng có
hiệu quả hơn. Hiện nay nghành giáo dục vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, người thầy giữ
vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, tìm tòi, khám phá,
lĩnh hội kiến thức mới. Vì vậy, mỗi giáo viên cần có sự chủ động, sáng tạo
tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú học tập bộ môn
cho học sinh. Hòa chung trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay, việc sử
dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy là một việc làm rất cần thiết và
mang tính tất yếu, góp phần rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất cần
thiết của người công dân trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Vậy, làm thế nào để học sinh có hứng thú trong giờ học Lịch sử? Đó
là câu hỏi mà mỗi thầy giáo, cô giáo luôn trăn trở trước khi lên bục giảng.
Xuất phát từ thực tế và những điều kiện sẵn có của nhà trường, tôi chọn đề
tài sáng kiến kinh nghiệm :" Sử dụng đồ dùng trực quan ứng dụng
CNTT trong giờ học Lịch sử lớp 12, THPT ".
2. Mục đích nghiên cứu
Một trong những phương pháp đặc trưng của bộ môn Lịch sử là phải
gây được hứng thú, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh đó là
sử dụng đồ dùng, công cụ dạy học đúng mục đích, yêu cầu của việc nhận
thức. Ở đây người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng giúp học sinh sử
dụng đúng có hiệu quả theo nội dung của bài học. Bởi dạy học bằng ứng
dụng công nghệ thông tin rất phong phú, đa dạng và sinh động như: hình
ảnh, sơ đồ, lược đồ, băng hình...do đó người thầy phải giúp học sinh khai
thác đúng nội dung. Từ đó các em có được sự hứng thú trong học tập và
phát huy được tính sáng tạo, phát triển khả năng tư duy, hình thành các kỹ
năng và bồi dưỡng tình cảm thông qua việc nắm bắt các sự kiện, hiện
tượng. Giúp giáo viên và học sinh nhận thức đúng vai trò, vị trí của bộ môn
Lịch sử trong nhà trường trung học phổ thông. Ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học Lịch sử tạo hứng thú hơn cho học sinh trong học tập
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. [5]
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng là học sinh lớp 12 tại trường THPT Quan Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu: Thực tiễn soạn
giảng bài học có ứng dụng CNTT vào các đối tượng, phương pháp thống kê, so
sánh đối chiếu, kiểm nghiệm bằng hai đối tượng: Tiết giảng có ứng dụng CNTT
và tiết giảng không có ứng dụng CNTT.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1
1. Cơ sơ lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đổi mới của mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục đặt ra yêu cầu
phải đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều,
rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng
các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm
bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các
môn học nói chung, phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng đã được đặt
ra và thực hiện một cách cấp thiết cùng với xu hướng đổi mới giáo dục
chung của thế giới. Luật giáo dục sửa đổi đã chỉ rõ: “phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho
học sinh”. [6]
Tồn tại ở trường với tính cách là một khoa học, bộ môn Lịch sử có
tác dụng nhất định đến việc hình thành thế giới quan, tình cảm đạo đức,
phát triển năng lực nhận thức và hành động … cho học sinh. Tuy nhiên,
hiện nay chất lượng giảng dạy và học tập môn Lịch sử chưa thực sự làm
cho xã hội an tâm. Vì thế việc đổi mới một cách toàn diện về nội dung lẫn
phương pháp dạy học Lịch sử là vô cùng cần thiết. Trong một vài năm
gần đây, phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng
như: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung
tâm, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin…Tất cả đều nhằm
mục đích tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo
cho học sinh.
Đặc biệt việc sử dụng công nghệ tin học để xây dựng bài giảng điện
tử (hay giáo án điện tử) các môn nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng,
được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu qủa tích cực trong
việc đổi mới dạy và học. Thực hiện giáo án điện tử hay bài giảng điện tử
giáo viên cần có sự hỗ trợ của máy tính. Toàn bộ kế hoạch lên lớp của
giáo viên phải được lập trình sẵn. Các hoạt động dạy và học được thiết kế
hợp lý trong một cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các công cụ đa phương tiện
bao gồm: các văn bản hình ảnh, âm thanh, phim minh hoạ để chuyển tải
tri thức và điều khiển người học. Khi lên lớp bằng bài giảng điện tử, giáo
viên phải thực hiện một bài giảng với toàn bộ hoạt động giảng dạy đã
được chương trình hóa một cách sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ
đa phương tiện đã được thiết kế trong bài giảng điện tử.
Việc giảng dạy bằng bài giảng điện tử có những ưu điểm của nó.
Đối với giáo viên, tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để
chuẩn bị một bài giảng điện tử nhưng việc dạy học lịch sử bằng bài giảng
điện tử giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo
luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh. Bài giảng điện tử giúp đa
dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh thông qua các công cụ
trình diễn, người giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một khối lượng
2
hình ảnh, phim tài liệu lịch sử… liên quan đến nội dung bài học lịch sử
mà học sinh được học, như vậy mà giờ học trở nên sôi nổi và sinh động
hơn. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy bằng bài giảng điện tử cũng
không tránh khỏi những bất cập mà bản thân giáo viên nào cũng phải tìm
cách khắc phục...
Đối với học sinh, việc học tập lịch sử thông qua bài giảng điện tử tạo
nhiều hứng thú cho các em trong học tập, các em được tiếp cận, nhận
thức các sự kiện lịch sử và bài học lịch sử sống động hơn, gần với quá
khứ hơn. So với những bài giảng thông thường, học sinh phải mường
tượng trong đầu những sự kiện, nhân vật mà thầy cô thuyết giảng thì với
việc học trên bài giảng điện tử học sinh đã được trực quan sinh động với
những sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể giúp kích thích quá trình
tư duy của học sinh, từ đó nội dung kiến thức lịch sử học sinh thu thập đủ
hơn và in sâu hơn vào trong trí nhớ của các em.
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thuận lợi
a. Về phía giáo viên:
- Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng bộ
môn.
- Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức các hoạt động dạy học.
- Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học.
- Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, đã thiêt
kế các bài dạy bằng giáo án điện tử, vì vậy nhiều tiết dạy lịch sử trở nên sinh
động , có sức lôi cuốn .
- Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy...
b. Về phía học sinh:
- Học sinh đã được quen dần với môn học có ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phần lớn học sinh có ý thức học tập và yêu thích môn Lịch sử tích cực thực
hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau giờ học.
2.2. Khó khăn.
Như chúng ta đã nói ở trên, lịch sử là một môn học đặc thù. Kiến thức lịch
sử là kiến thức về quá khứ. Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng
trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn. Yêu cầu bộ môn đòi hỏi, khi nhận thức
học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như
đang diễn ra trước mắt mình. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh THPT
còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là
một nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Trong khi đó các tranh ảnh ở sách giáo
khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu
như không có. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương
pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng : những phương tiện dạy học
không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học
sinh.
3.Giải Pháp thực hiện
3.1 Yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy lịch sử
3
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, đối với mỗi giáo viên
phải có sự thích ứng, sáng tạo trong vận dụng công nghệ thông tin trong
các bài giảng lịch sử. Tuy nhiên không phải bài nào cũng ứng dụng công
nghệ thông tin có hiệu quả. Bởi trong thực tế hiện nay nhiều giáo viên quá
lạm dụng vào việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, dạy tràn lan
không định hướng được kiến thức cần nắm cho học sinh. Giáo viên phải
dựa vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng và rèn kĩ năng để sử dụng đạt mục
đích đề ra. Vì thế giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ bài dạy, ứng dụng công
nghệ thông tin mang lại hiệu quả cao nhất cho người học. [5]
Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học thật hiệu quả, kết hợp
với các phương pháp khác sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt công việc này.
3.2. Các biện pháp tiến hành ứng dụng CNTT trong dạy lịch sử
Để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử hiệu quả,
có rất nhiều hình thức nhưng trong khuôn khổ của đề tài này tôi đưa ra 1 số
vấn đề như sau:
3.2.1. Sử dụng hình ảnh để minh họa cho nội dung bài học:
Một trong những lợi thế của môn học Lịch sử là có rất nhiều tư liệu bằng
hình ảnh như các bức hoạ, ảnh chụp đặc biệt là các bộ phim tài liệu. Học Lịch
sử là học quá khứ nên học sinh rất thích được xem những hình ảnh thực tế
của quá khứ làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng với thời kì
lịch sử đó. Nếu khai thác tốt hình ảnh sẽ hấp dẫn được học sinh, giúp học
sinh hiểu sâu hơn bài học, nhưng ngược lại cũng không tránh khỏi sự tò mò
của học sinh dẫn tới sao nhãng việc tiếp thu kiến thức. Có hai hình thức sử
dụng hình ảnh: [1]
a. Hình ảnh minh họa cho nội dung kiến thức:
Sau khi giáo viên đã trình bày song phần nội dung kiến thức của từng mục,
từng bài giáo viên đưa ra các hình ảnh minh họa cho nội dung bài vừa học
song, qua đó các em nhận thức được sâu hơn vấn đề.
Ví dụ: Lịch sử lớp 12.bài 10: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu
hóa nửa sau thế kỉ XX. Thànnh tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.[1]
H1.Cừu đôli sinh sản vô tính.
b. Hình ảnh khắc sâu kiến thức:
H2.Con người đặt chân lên mặt trăng
4
Giáo viên đưa ra hình ảnh và hướng dẫn học sinh khai thác hình ảnh
sau đó rút ra những vấn đề kiến thức của bài học, nhằm khắc sâu kiến thức
trọng tâm. Vấn đề này không khó nhưng giáo viên lại không hay chú ý
thường bỏ qua hoặc làm thay cho học sinh.
*Ví dụ1: Lịch sử lớp 12. Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950).
Mục II: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16:
Giáo viên sử dụng hình “Quyết tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh
xe tăng Pháp” trình chiếu trên màn hình lớn hướng dẫn học sinh khai thác
nội dung kiến thức cơ bản, kèm theo câu hỏi gợi mở: Em biết gì về bức ảnh
lịch sử này? Quan sát bức ảnh trên em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu
của chiến sĩ Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc chống thực dân Pháp
xâm lược?
Sau khi học sinh trao đổi, trả lời xong, giáo viên nhận xét và kết luận
về nội dung bức hình: Bức hình cả lớp đang xem trên màn hình là ảnh chụp
“Quyết tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp". Bức ảnh
phản ánh một hiện thực lịch sử sinh động về các chiến sĩ trung đoàn Thủ
đô quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Hành động quyết tử của chiến sĩ Trần
Thành mãi mãi là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm
cho các thế hệ thanh niên mai sau học tập”.
Như vậy, việc trình chiếu bức tranh trên mành hình lớn để hướng dẫn
học sinh quan sát, miêu tả kết hợp với câu hỏi gợi mở sẽ giúp học sinh phát
huy tính tích cực, hứng thú trong học tập. Và nếu như không dạy ứng dụng
công nghệ thông tin thì giáo viên cũng chỉ cần khai thác những nội dung
trong sách giáo khoa là đủ thì học sinh dễ cảm thấy nhàm chán và giờ học
không đạt được kết quả cao. Sau khi học sinh quan sát, suy nghĩ và trả lời,
giáo viên kết luận sẽ hình thành trong đầu các em biểu tượng rõ nét, chân
thực về hình ảnh về các chiến sĩ quyết tử quân Hà Nội trong những ngày
đầu toàn quốc kháng chiến. Nhờ đó, các em sẽ khắc sâu, nhớ lâu kiến thức
về sự kiện lịch sử này, không nhầm lẫn với các nhân vật và sự kiện lịch sử
khác. [1]
Ví dụ 2 : - Bài 17. Phần II. Bước đầu xây dựng chế độ mới.
5
Giải quyết giặc đói, giặc dốt và khó khăn về tài chính.
Giáo viên chụp bức ảnh Hình 42 (Sách giáo khoa). Nhân dân góp gạo
chống giặc đói và trình chiếu trên màn hình lớn, hướng dẫn học sinh quan
sát, nhận xét về phong trào cứu đói của nhân dân ta trong những ngày đầu
sau cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Khi khai thác, giáo viên nên bổ sung kiến thức, cụ thể hoá kiến thức
bằng lời giảng hình ảnh. Bằng những câu chuyện cụ thể để tạo ấn tượng,
làm bài giảng thêm sinh động hấp dẫn: “ Hũ gạo cứu đói ", “ Ngày đồng
tâm ": Mỗi gia đình, mỗi bữa bớt khẩu phần ăn của cả nhà một nắm bỏ vào
hũ, một tháng cả nhà nhịn ăn một bữa...... Giáo viên kể chuyện về tấm
gương“ Nhịn ăn của chủ tịch nước" trong những ngày này để giáo dục tư
tưởng, tình cảm, đạo đức cho các em. Tất cả mọi người, tất cả mọi nhà
đều“ lập hũ gạo cứu đói", đều thực hiện“ Ngày đồng tâm" khi hũ gạo nhà
mình đầy, đem tới nơi quyên góp gạo chung của cả làng....( giáo viên vừa
giảng vừa cho học sinh trực quan vào trung tâm bức ảnh) chỗ gạo quý hiếm
chắt chiu ấy, sẽ được đưa tới nơi đói gay gắt hơn, để đồng bào có được
miếng cơm, bát cháo cho qua đi những ngày khốn khó. Đấy chính là truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta. [1]
3.2.2 Sử dụng các đoạn phim tư liệu để minh họa cho nội dung bài học:
Có thể nói các thước phim tư liệu là nguồn tư liệu sống trong dạy
học lịch sử bởi qua những thước phim này các em biết luôn được về thời kì
quá khứ hào hùng của dân tộc. Tùy theo nội dung của bài giáo viên có thể
đưa vào những đoạn phim tư liệu, những bài hát phù hợp làm phong phú
thêm bài học, đồng thời thay đổi không khí trong một giờ học Lịch sử. Có
hai hình thức sử dụng đoạn phim tư liệu:
a. Xem phim tư liệu bổ sung kiến thức vừa học.
* Ví dụ :Lịch sử lớp 12: Bài 12. Phần II. Mục 3: Hoạt động của Nguyễn
Ái Quốc ở nước ngoài 1919 - 1925.
Sau khi trình bày cho học sinh các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở
Pháp, Liên Xô và sang Trung Quốc giáo viên cho học sinh xem đoạn video
6
về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ khi Người
quyết định ra đi tìm đường cứu nước đến khi Nguyễn Ái Quốc đọc Luận
cương của Lê Nin và tìm được con đường cứu nước cho cách mạng Việt
Nam....Sau khi xem xong đoạn video này học sinh sẽ bổ xung và khắc sâu
thêm kiến thức về hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
[3]
b. Xem phim tư liệu rút ra những nội dung cơ bản của bài học.
* Ví dụ : Lịch sử lớp 12. Bài 16:.Phần IV. nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa thành lập 2/9/1945.
Dạy tới phần nội dung của Tuyên ngôn độc lập, giáo viên dừng lại
cho học sinh xem đoạn video đọc Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí
Minh " Hỡi đồng bào cả nước, tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong
những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc, lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ,
suy rộng ra câu ấy có ý nghĩa là, tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân qquyền của cách mạng Pháp năm
1791 cũng nói: người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải
luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi, đó là những quyền lợi không ai
chối cãi được..... Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh " Tôi nói đồng bào
nghe rõ không" làm cho biển người đang sôi lên dường như lắng xuống...
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng
xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập.
Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế dộ
quân chủ cộng hòa. .....Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập,
và sự thật đã trở thành 1 nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam
quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự do độc lập ấy". Sau khi học sinh xem song giáo viên có thể hỏi ?
Nội dung bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam phản ánh những vấn đề gì?
Vì học sinh vừa được xem song nên các em có thể rút ra được ngay nội
dung cơ bản của bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, nó là sự kế thừa và
tiếp nối những mặt tích cực của bản tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền
của Pháp, bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ để Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết lên một bản Tuyên ngôn hào hùng cho dân tộc Việt Nam, khẳng định
với thế giới quyền tự do dân chủ của nhân dân Việt Nam.... Hơn nữa các
em được nghe thực tế giọng của Bác Hồ đọc tuyên ngôn, các em sẽ phấn
khởi hơn hứng thú hơn khi học những phần sau và dễ khắc sâu kiến thức
của bài. [3]
3.2.3 Xây dựng và kết hợp sử dụng tranh, ảnh, đoạn phim để minh họa
cho nội dung bài học:
Tôi sử dụng một số bức ảnh và một vài đoạn phim ngắn để minh hoạ cho
Ví dụ: Lịch sử lớp 12. Bài17 :Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau
ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946
như sau:
7
1. Chèn các bức ảnh vào bài học:
a. Cách làm: Để chèn bức ảnh vào bài giảng ta cũng sử dụng một số thao tác
trên Powerpoint.
Trước hết ta cần có các bức ảnh thật hoặc một đoạn phim hoặc ảnh trang
máy ảnh kỹ thuật số.Nếu là bức ảnh bằng giấy thì ta phải sử dụng máy quét để
quét nó vào trong máy vi tính sau đó bắt đầu ta mở một Slide trên Powerpoint
rồi chọn vị trí cần chèn rồi chọn Insert trên thanh công cụ.
Chọn Picture/ From file/ chỉ ra file chứa ảnh rồi chọn bức ảnh cần chèn và
nhấn Insert. Với cách làm như trên tôi chèn 2 bức ảnh vào bài này, đó là bức ảnh
''Nạn đói năm 1945'' và bức ảnh ''Những đồng giấy bạc đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ công hoà". [2]
b. Sử dụng:
Hình ảnh: ''Nạn đói 1945'' hình ảnh này được sử dụng khi giáo viên dạy
phần I: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám. Mục 1- Khó khăn.
- Khi nói tới những khó khăn mà chính quyền cách mạng gặp phải sau
ngày 2/9/1945 cụ thể là về xã hội thì nạn đói cuối 1944 đầu 1945 chưa khắc
phục được thì giáo viên đưa ra hình ảnh những người bị chết đói nằm trên đường
và những thân hình gầy còm đang nằm trên đường cạnh cây cột mốc ''Thái Bình
7 km'' những hình ảnh ấy sẽ giúp HS hình dung một cách chân thực, rõ nét về
nạn đói của nước ta trong năm 1945, đồng thời cũng thấy được sự độc ác của
bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật, dưới sự thống trị tàn bạo của chúng đã làm
cho gần 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Hậu quả không chỉ làm cho dân số,
nguồn nhân lực nước ta bị suy giảm mà còn gây ra hậu quả lâu dài về mặt xã hội
cho đất nước ta mà chúng ta còn phải khắc phục sau cách mạng tháng 8 năm
1945. Hình ảnh này giúp HS hiểu rõ hơn những khó khăn, thử thách mà Đảng và
chủ tịch Hồ Chí Minh phải đương đầu sau cách mạng.
Hình ảnh thứ 2 là '' Những tờ giấy bạc của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà'' đó
là 22 tờ giấy bạc 1 đồng và 10 đồng của kho bạc nhà nước. Bức ảnh này được sử
dụng khi dạy phần III mục 2. Giải quyết khó khăn về tài chính.
Khi dạy mục này GV chiếu cho HS xem hình ảnh này kết hợp với lời giảng.
- Sau phong trào '' Tuần lễ vàng'' và quỹ độc lập thì sự khó khăn về tài
chính do thiếu tiền, ngân sách trống rỗng đã được khắc phục. Trên cơ sở ấy thì
chính quyền cách mạng đã cho in giấy bạc mới và phát hành trong cả nước từ
ngày 23 thàng 11 năm 1946. Đây chính là những tờ giấy bạc đầu tiên của chính
quyền độc lập nó thể hiện sự tự chủ của nhân dân ta về mặt kinh tế đồng thời
cũng là một thành quả lớn của nhân dân ta trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc
lập dân tộc, thoát khỏi ách thống trị của đế quốc, thực dân. Điều này sẽ tạo ra
cho các em biểu tượng sinh động về nền tài chính nước nhà, về chính quyền
cách mạng trong thời kỳ trứng nước. [1]
2. Chèn đoạn phim tài liệu để minh hoạ.
Ta có thể lấy một số đoạn phim sau để minh hoạ.
Đoạn 1: Quân đồng minh kéo vào nước ta
Đoạn 2: Bầu quốc hội khoá I
Đoạn 3: Giải quyết nạn đói
Đoạn 4: Giải quyết nạn dốt
8
a. Cách làm:
Đầu tiên ta cần chuẩn bị phần mềm cắt phim và chuẩn bị những đoạn
phim phục vụ bài giảng
Ví dụ: Ta cần cắt đoạn phim đó từ một phim tài liệu Hồ Chí Minh - Chân
dung một con người của hãng phim tài liệu Việt Nam.
Sử dụng phần mềm Hêrosoft 2.1 để cắt phim.
Để cắt phim ta làm như sau:
- Mở phim bằng Hêrosof 2 .1
- Chọn nút cắt ( ....) sau đó dùng nút (... ) để cắt đầu đoạn phim, nút ( ...) để cắt
cuối
đoạn theo đúng nội dung cần minh họa.
Ấn nút MPG để lưu phim vào một thư mục nào đó.
Sau đó ta chèn phim vào bài giảng bằng cách.
- Chọn một Slide trên Powerpoint.
- Tạo nút liên kết, có thể tuỳ chọn trong AutoShape.
- Nhấn chọn nút đó rồi nhấn chuột phải chọn Hyperlink.
- Sau đó chỉ đến thư mục chứa đoạn phim vừa lưu rồi nhấn nút OK.
Với cách làm như vậy ta lần lượt chèn được cả bốn đoạn phim vào giáo án.[2]
b. Sử dụng để giảng dạy:
* Đoạn thứ nhất: Quân đồng minh kéo vào nước ta Khi dạy mục I nói về những
khó khăn của nước ta về chính trị đó là quân đồng minh lấy danh nghĩa giải giáp
quân đội Nhậtlúc vào nước ta, thì giáo viên cho học sinh theo dõi đoạn phim này
để các em thấy được: Ở miền Bắc nước ta có 20 vạn quân Tưởng kéo vào theo
sau chúng là bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách với âm mưu phá hoại cách mạng
nước ta thể hiện qua khẩu hiệu "Diệt cộng. ''cầm Hồ' của chúng. Bọn Tưởng
muốn tiêu diệt chính quyền non trẻ của chúng ta. Đây là một nguy cơ lớn đối với
chính quyền cách mạng. Ở phía Nam là hàng vạn quân Anh và núp bóng chúng
là hàng nghìn tên lính Pháp đang lăm le quay trở lại xâm lược nước ta. Đến ngày
23/9 được quân Anh tạo điều kiện thì thực dân Pháp đã chính thức nổ súng xâm
lược trở lại nước ta ở Nam Bộ.
Như vậy thực chất quân đồng minh vào nước ta là để lật đổ chính quyền
cách mạng
phục vụ mưu đồ cho bọn đế quốc, thực dân. Đây là một thách thức rất lớn mà
chính quyền cách mạng non trẻ phải đối mặt.Sau khi theo dõi đoạn phim trên sẽ
giúp các em học sinh nắm bắt nhanh và khắc sâu kiến thức của bài học.
* Đoạn phim thứ hai ''Bầu quốc hội khoá I''
Đoạn này được sự dụng ở phần II Bước đầu xây dựng chế độ mới .
Sau khi đã giới thiệu ngày 6/1/1946 cả nước tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc
hội khoá I giáo viên cho học sinh theo dõi đoạn phim này để thấy được không
khí nô nức của người dân khi cầm lá phiếu trên tay lần đầu tiên, thể hiện quyền
tự do, dân chủ của mình đồng thời cũng là lá phiếu của lòng yêu nước, tinh thần
đoàn kết, ủng hộ cách mạng với hơn 90% cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra 333 đại biểu
của khắp ba miền Bắc - Trung - Nam vào quốc hội đầu tiên của nhân dân ta biểu tượng của khối đoàn kết toàn dân tộc. Sau đó đến ngày 02/3/1946 Quốc hội
9
họp phiên đầu tiên thông qua danh sách Chính phủ và lập ban soạn thảo Hiến
pháp.
Đoạn phim này sẽ tạo cho các em biểu tượng chân thực về chính quyền
cách mạng và sự thông minh, khôn khéo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Đoạn thứ ba: Phong trào giải quyết nạn đói
Đoạn này được sử dụng khi dạy Phần II mục 2 giải quyết nạn đói Đoạn
phim sẽ cho các em thấy nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi ''Nhường cơm sẻ áo''
và ''Hũ gạo cứu đói'' của chủ tịch Hồ Chí Minh một cách sôi nổi, nhiệt tình thể
hiện sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân ta cùng nhau đùm bọc qua những ngày
khốn khó với tinh thần tương thân, tương ái đồng bào ta đã chia sẻ từng nắm gạo
giúp đồng bào vượt qua cơn hoạn nạn. Khi xem đoạn phim này sẽ giúp các em
được hoà mình sống cùng với toàn dân tộc trong những ngày khó khăn và cảm
nhận được sự ấm áp của lòng nhân ái, sự phấn khởi tin tưởng của toàn dân tộc
vào sự lãnh đạo của Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Đoạn phim thứ 4 ''Giải quyết nạn dốt'' nói về một lớp bình dân học vụ và
phong trào học tập của nhân dân ta trong những năm 1945 - 1946. Đoạn này
được sử dụng khi dạy Phần III mục : Khó khăn về kinh tế.
Khi dạy mục này sau khi giới thiệu sự kiện ngày 8/9/1945 chủ tịch Hồ Chí
Minh ra sắc lệnh thành lập như Bình dân học vụ và kêu gọi xoá nạn mù chữ.
Giáo viên cho HS xem đoạn phim này để các em thấy sự hưởng ứng nồng nhiệt
của nhân dân thông qua việc có hàng vạn người tham gia cổ vũ rầm rộ cho
phong trào diệt giặc dốt. Đồng thời mọi tầng lớp nhân dân từ các cụ già cao tuổi
đến các em chăn trâu tích cực tham gia học tập để biết chữ thậm chí có các bà
mẹ người dân tộc thiểu số còn địu cả con nhỏ đến lớp học. Tiếng đánh vần i tờ
từng chữ cái của những học viên lớp Bình dân học vụ cho ta thấy niềm xúc
động, sự náo nức của một thời kì lịch sử của dân tộc trong những ngày đầu mới
giành độc lập.
Một lần nữa đoạn phim này sẽ tạo cho các em ấn tượng sâu đậm về bối
cảnh đất nước trong những năm 1945 - 1946. Qua đó giúp các em thêm phấn
khởi, tin tưởng vào công cuộc kháng chiến của nhân dân ta đồng thời ra sức học
tập để noi gương thế hệ cha anh đi trước.
Tóm lại việc ứng dụng công nghệ thông tin có rất nhiều cách khác nhau
và đem lại nhiều tiện ích trong quá trình dạy học. Trên đây là một vài kinh
nghiệm, thực tế giảng dạy của bản thân đã đem lại kết quả tích cực trong quá
trình dạy học [4]
3.2.4. Xây dựng và sử dụng lược đồ để khai thác nội dung bài học
Ưu thế của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử là
bằng các hiệu ứng giáo viên có thể làm cho học sinh thấy được sự sinh động
trong diễn biến các trận đánh và thấy được sự quyết liệt trong mỗi sự kiện...
Một bản đồ động sẽ hứng thú hơn nhiều so với bản đồ tĩnh, tuy nhiên việc
thiết kế một bản đồ điện tử là một vấn đề rất khó làm đối với giáo viên.
Phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều bài trong chương trình của bộ
môn Lịch sử đặc biệt là các bài có diễn biến của phong trào cách mạng, các trận
đánh lớn. tôi xin nêu ra một trường hợp ứng dụng cụ thể đó là:
10
Để dạy Bài 14: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935. tôi sử
dụng bản đồ động để mô tả minh hoạ cho phong trào cách mạng Xô Viết Nghệ
Tĩnh và sơ đồ điện tử để củng cố bài học. Tôi xin giới thiệu cách làm và sử
dụng bản đồ động và sơ đồ điện tử trong bài như sau:
1. Xây dựng và sử dụng bản đồ động
a. Xây dựng: Để xây dựng và sử dụng bản đồ động thì cần có một bản đồ
trên giấy của phong trào hoặc là bản đồ điện tử có sẵn. Ở đây tôi sử dụng bản đồ
trong sgk (trang 92).
Bước 1: Trước hết ta dùng một máy quét nối với máy tính để quét bản đồ vào
trong máy tính. Sau đó dùng các kỹ thuật vẽ trong Powerpoint để chỉnh sửa bản
đồ theo nhu cầu, mục đích sử dụng (có thể phóng to, thu nhỏ hoặc cắt bớt một số
phần).
Bước 2: Vẽ các ký hiệu trên bản đồ.
- Công việc này nhằm tạo ra các ký hiệu, cho xuất hiện theo ý đồ định sẵn phù
hợp với diễn biến của phong trào theo đúng trình tự.
- Để vẽ các ký hiệu này ta vào Powepoint/AutoShaper rồi chọn các ký hiệu phù
hợp. Ở đây tôi chèn hình ngôi sao n cánh để mô tả căn cứ cách mạng tại Thanh
Chương và chọn hình ngôi sao màu vàng. Chèn hình đốm lửa để mô tả những
địa điểm lan rộng của phong trào, chọn nền màu xanh.
Hình búa liềm, màu vàng để mô tả những nơi giành được chính quyền.
+ Hình lá cờ để biểu thị những nơi có công nhân hưởng ứng phong trào.
Sau khi đã vẽ xong các ký hiệu theo đúng ý đồ thì ta đặt hiệu ứng xuất hiện theo
trình tự diễn biến của phong trào.
- Cách đặt hiệu ứng như sau:
+ Chọn ký hiệu cần đặt hiệu ứng ví dụ ngôi sao.
+ Ta chọn ngôi sao sau đó nháy chuột vào Slide show
+ Chọn Custom Animation …
+ Chọn Add Effect/Entrance.
Sau đó tuỳ chọn kiểu xuất hiện đối với ngôi sao là căn cứ khởi nghĩa Thanh
Chương thì ta nên chọn hiệu ứng nhấp nháy to dần. Các ký hiệu còn lại ta đặt
hiệu ứng theo cách tương tự như vậy sao cho các hiệu ứng của các ký hiệu xuất
hiện theo đúng trình tự diễn biến của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. [2]
b. Sử dụng: Sử dụng bản đồ động để minh họa
Bài 20 – Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
kết thúc(1953-1954). MụcII. 2: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
(1954).
Giáo viên hỏi học sinh: “Vì sao Pháp – Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ để xây
dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương? Sự hùng mạnh của tập
đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được biểu hiện như thế nào?” , giáo viên
trình chiếu cho các em quan sátlược đồ khắc họa về địa thế của Điện Biên
Phủ, về sự gấp rút xây dựng lực lượng cơ động mạnh của quân Pháp ở đây,
… kết hợp với phương pháp trao đổi, đàm thoại, nêu vấn đề,… Lược đồ
được xây dựng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, có hiệu ứng sinh
động, kèm theo hình ảnh và đoạn phim tư liệu miêu tả về cứ điểm, nên học
sinh cảm nhận được các sự kiện lịch sử sâu sắc .
11
Trên cơ sở hiểu rõ lí do vì sao Pháp – Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ để
xây dựng tập đoàn cứ điểm hùng mạnh và biểu hiện về sự hùng mạnh của
nó, học sinh cũng hình thành được khái niệm, thuật ngữ mới: Cứ điểm
Điện Biên Phủ là gì? Khi dạy tới phần diễn biến của chiến dịch qua từng
đợt với các phương tiện kỹ thuật hiệu ứng hỗ trợ giáo viên có thể cho học
sinh thấy được bức tranh sống động của chiến dịch Điện Biên Phủ với
những đợt tấn công của quân ta, sự viện trợ, rút chạy của Pháp-Mĩ trên
chiến trường Điện Biên Phủ. Một lần nữa ta khẳng định một bản đồ động
gây hứng thú nhiều với học sinh so với một bản đồ tĩnh. [1]
3.2.5. Sử dụng hệ thống bảng biểu điện tử để khai thác nội dung bài
học:
Sử dụng bảng niên biểu, bảng so sánh, giúp các em khái quát nội dung sau
mỗi phần, mỗi bài, mỗi giai đoạn lịch sử....Hình thức này phù hợp với
phương pháp thảo luận nhóm, so sánh sự khác nhau....giáo viên hướng dẫn
học sinh tìm hiểu sau đó trình bày và giáo viên đưa ra kết luận cuối cùng
qua các bảng biểu.
*Ví dụ :
Sau khi dạy song - Bài 15 – Cuộc vận động dân chủ 1936-1939. giáo
viên hướng dẫn học sinh So sánh sự khác nhau giữa cao trào dân chủ 1936
– 1939 với phong trào cách mạng 1930 – 1931?
Nội dung
Kẻ thù
Mục tiêu
1930 - 1931
Đế quốc, phong kiến
( chiến lược)
Độc lập dân tộc, người
1936 – 1939
Phản động thuộc địa Pháp
và tay sai ( sách lược)
Tự do, cơm áo, hoà bình
12
cày có ruộng ( lâu dài)
Bước đầu thực hiện liên
minh công – nông, tập
trung chủ yếu ở Nghệ An
– Hà Tĩnh
Bãi công, biểu tinh, khởi
nghĩa vũ trang
Chủ yếu là nông dân,
công nhân
Hình thức tập
hợp lực lượng
( trước mắt)
Thành lập Mặt trận nhân
dân phản đế Đông Dương
Hình thức đấu
Hợp pháp công khai, nửa
tranh
hợp pháp, nửa công khai
Lực lượng tham
Đông đảo các giai cấp
gia
tầng lớp.
* Nhận xét:
- Chủ trương của đảng thời kì 1936 – 1939 chỉ mang tính chất sách lược
song rất kịp thời và phù hợp với tình hình, tạo được cao trào đấu tranh sôi
nổi. Điều đó chứng tỏ Đảng ta đã trưởng thành đủ khả năng đối phó với
mọi tình hình diễn biến phức tạp, đưa cách mạng Việt Nam ngày càng phát
triển. [4]
3.2.6. Xây dựng và sử dụng sơ đồ điện tử để minh họa, củng cố bài học.
Phương pháp này cũng có thể được áp dụng trong rất nhiều bài, tuy nhiên tôi
chỉ nêu ra ví dụ bài 14: Phong trào cách mạng 1930 - 1935. Dùng để củng cố
bài học.
a. Cách xây dựng:
Trước hết ta dùng các thao tác trên Power point để vẽ các bộ phận của sơ đồ như
sau:
H5
H4
H3
H2
H1
Xô Viết Nghệ Tĩnh
Phong trào 1930-1931
Mâu thuẫn
Nhân dân ta với thực dân pháp
Hậu quả khủng hoảng kinh tế
Để vẽ được sơ đồ như trên ta nháy chuột vào các ô có hình chữ nhật và
hình mũi tên trên màn hình rồi vẽ lên màn hình.
Để viết chữ vào sơ đồ ta nháy vào hình chữ nhật cần viết rồi nhấn chuột
phải chọn Add text rồi viết chữ theo nội dung như trên.
13
Sau đó ta chọn hiệu ứng xuất hiện lần lượt cho các bộ phận trong sơ đồ từ
thấp đến cao (cách làm giống như ở phần xây dựng bản đồ động ở trên). [2]
b. Cách sử dụng:
Sau khi tạo xong sơ đồ ta sử dụng để củng cố như sau: Qua bài này chúng ta
thấy rằng do hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 thực dân Pháp đã tăng
cường bóc lột nhân dân ta (giáo viên nhấp chuột để H1 và H2 hiện ra) điều đó đã
làm mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp càng trở lên gay gắt hơn.
Đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 –
1931 ( cho H3 hiện ra) trong đó đỉnh cao là việc thành lập chính quyền cách
mạng theo kiểu Xô Viết ở các địa phương 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với nhiều
chính sách tích cực, tiến bộ. (cho H4 xuất hiện). Vậy chính quyền ấy có ý nghĩa
gì, phong trào cách mạng tiếp sau diễn ra như thế nào thì tiết sau chúng ta tìm
hiểu tiếp còn tiết này thì dừng lại ở đây.Việc sử dụng sơ đồ như trên giúp các em
nắm vững được nội dung cốt lõi của bài một cách nhanh chóng, đơn giản có thể
khắc sâu được kiến thức cho các em. Phương pháp này cũng có thể sử dụng cho
nhiều bài học [1]
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân,đồng nghiệp và nhà trường
4.1 Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Lớp
Sĩ
số
12a2
31
12a3
41
Giỏi
SL %
3.2
1
2
0
0
Khá
SL
%
45.1
14
6
24.3
10
9
Trung bình
SL
%
48.3
15
8
60.9
25
7
Yếu
SL
%
Kém
SL %
1
3.22
0
0
6
14.6
3
0
0
4. 2 Sau khi áp dụng:
Qua thực tế áp dụng cho thấy phương pháp này đã đem lại nhiều hiệu quả cao
trong dạy học như:
- Tạo ra tính trực quan, sinh động giúp các em dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu
sâu kiến thức.
- Xoá bỏ cảm giác khô khan giáo điều trong các giờ học Lịch sử để môn học này
trở nên gần gũi với các em hơn.
- Kết quả thực tế cho thấy đa số các em học sinh đều tỏ ra hứng thú với phương
pháp này, tạo ra sự tập trung chú ý cao độ, từ đó giúp các em khắc sâu biểu
tượng về sự kiện hiện tượng lịch sử, từ đó các em có thể thuộc bài ngay tại lớp.
- Học sinh Khá - Giỏi: nắm vững, vận dụng tốt kiến thức kỹ năng, học bài,
làm bài rất tốt.
- Học sinh trung bình: nắm được kiến thức cơ bản làm bài tương đối tốt.
- Một số học sinh chưa chăm học, làm bài chưa tốt, kết quả không cao.
Lớp
Sĩ
số
Giỏi
SL %
Khá
SL
%
Trung bình
SL
%
Yếu
SL %
Kém
SL %
14
12a2
31
3
12a3
41
1
9.6
7
2.4
3
18
15
58.0
6
36.5
8
10
24
32.2
5
58.5
3
0
0
0
0
1
2.43
0
0
Từ số liệu thực tế học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến ta có
thể kết luận rằng: Hiệu quả của giờ học khi áp dụng phương pháp này cao hơn
hẳn và có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống.
III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giúp học
sinh được quan sát hình ảnh sinh động, được nghe giảng và tư duy lịch sử
mà những khoảng cách về thời gian, không gian của sự kiện dường như
đang xích lại gần với khả năng nhận thức của các em hơn. Đồng thời, việc
sử dụng những loại đồ dùng trực quan có liên quan đến phương tiện kĩ
thuật hiện đại không chỉ góp phần tạo biểu tượng lịch sử cụ thể cho học
sinh, miêu tả bề ngoài sự kiện, mà còn đi sâu vào bản chất sự kiện, nêu đặc
trưng, tính chất của sự kiện.
Để việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo yêu cầu
phương hướng đổi mới có hiệu quả, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học là một yêu cầu cần thiết trong công tác dạy học. Học sinh có điều
kiện chủ động tích cực tham gia vào quá trình tự nhận thức lịch sử một
cách tốt nhất và có hứng thú học tập bộ môn.
2. Một số kiến nghị:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử nhằm gây hứng
thú học tập bộ môn cho học sinh là một việc làm rất cần thiết và đang được
quan tâm, nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức Lịch sử cho học sinh trong
thời kỳ hội nhập. Để làm được điều đó bản thân tôi có một số kiến nghị
như sau:
- Cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giữa đồng
nghiệp về việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Nhà trường nên trang bị máy tính, đầu chiếu đa năng tới các phòng học
để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách thường xuyên.
Tuy thời gian nghiên cứu chưa nhiều, phạm vi đề tài chưa sâu. Nhưng qua
thực tiễn bản thân áp dụng phương pháp này và đã đạt được nhiều kết quả tốt ,
tôi trân thành mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm này với các bạn đồng
nghiệp. Hy vọng rằng nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn học
Lịch sử nói riêng và quá trình dạy học nói chung. Với năng lực bản thân có hạn
cộng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, vì vậy sáng kiến của tôi không
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các
bạn đồng nghiệp để cho sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, các thầy cô
giáo và các em học sinh của trường THPT Quan Hóa đã giúp tôi hoàn thành đề
tài này.
15
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Trương Thị Thương
16