Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Lý thuyết hành vi lựa chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.06 KB, 3 trang )

Họ và tên: Đỗ Thị Thanh Thư_Hoàng Thị Thảo
Lớp: K55-Xã hội học
BÀI GIỮA KÌ
Chủ đề: Lý thuyết hành vi lựa chọn của Homans và hành động lấy chồng Đài Loan
của phụ nữ Đồng bằng sông Cửu Long
I.

Đặt vấn đề
Từ góc nhìn của xã hội học, hành vi con người được nhìn nhận dưới nhiều cách
tiếp cận khác nhau. Trong đó tiếp cận theo quan điểm của lý thuyết hành vi lựa chọn của
Homans là một trong những hướng được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây.
Khác với các lý thuyết đã có lý thuyết “Hành vi lựa chọn” nhấn mạnh đến tính duy lý của
hành vi con người
Bằng việc sơ đồ hóa và áp dụng định đề kích thích, định đề duy lý vào việc giải
thích hành động lấy chồng Đài Loan của phụ nữ Đồng Bằng sông Cửu Long, chỉ ra
những phần thưởng, lợi ích mà cá nhân nhận được bài viết này góp phần làm rõ một vài
quan điểm của Homans khi nghiên cứu về con người, đồng thời khẳng định tính khả năng
ứng dụng để gải thích hiện thực khách quan của lý thuyết hành vi lựa chọn(LTHVLC)
II.
Sơ đồ hóa lý thuyết và ví dụ
Ra đời từ những năm nửa cuối thế kỉ XX, nằm trong chủ thuyết lựa chọn duy lý
LTHVLC của Hoamns không chỉ thể hiện rõ luận điểm gốc của chủ thuyết mà còn đưa ra
góc nhìn mới
Theo ông hành vi xã hội có ba đặc trưng cơ bản: hiện thực hóa hành vi, hành vi
được khen thưởng hay bị trường phạt từ cá nhân khác, cá nhân đó phải tác động trực tiếp
đến hành vi. Trên cơ sở đó ông đưa ra một số định đề sau: Định đề phần thưởng, kích
thích, giá trị, duy lý, giá trị suy giảm và định đề mong đợi.
Trong khuôn khổ bài viết “lý thuyết hành vi lựa chọn và hành động lấy chồng
Đài Loan của phụ nữ Đồng Bằng Sông Cửu Long” tôi chỉ xem xét và tìm hiểu quan điểm
của Homans về hai định đề Kích thích, định đề duy lý
Định đề duy lý: Cá nhân mong muốn đạt được những phần thưởng lớn nhất so


với chi phí bỏ ra. định đề này cũng được mô hình hóa như sau:
Theo Homans muốn biết hành vi cá nhân lựa chọn là hợp lý hay không hợp lý
cần phải gán hành vi đó với chủ thể của hành động

phần thưởng


chi phí
Sơ đồ 1: Định đề duy lý theo quan điểm của Homans
Để làm rõ quan điểm này chúng ta có thể xét hành động lấy chồng Đài Loan của
phụ nữ ĐBSCL: Việc tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, chính sách thu
hồi đất đai, ảnh hưởng của thiên tai khiến cuộc sống của các gia đình trở lên bấp bênh.
Việc trang trải cho miếng cơm manh áo hằng ngày là nỗi lo lớn đối với người dân đặc
biệt là nữ thanh niên ở ĐBSCL .Trước hiện thực đó nữ thanh niên buộc phải tìm mọi cách
để cuộc sống bớt khó khăn nhưng việc lên các thành phố lớn, khu công nghiệp làm thuê
cũng chỉ đủ ăn không thể giúp họ cải thiện cuộc sống. Với họ việc cân nhắc, thận trọng
trong việc tìm cho mình chỗ dựa vững chắc, ổn định cuộc sống của mình sau này mà còn
phải giúp được gbố mẹ là điều rất quan trọng.Trong khi đó đàn ông ở địa phương hiện
nay phần lớn đi làm ăn xa, họ xa vào các tệ nạn xã hội không thể đáp ứng được mong
muốn của các cô gái …. Vì vậy kết hôn với người nước ngoài gần như trở thành xu
hướng tất yếu, lựa chọn đúng đắn của nhiều nữ thanh niên.
Khi so sánh giữa việc lấy chồng Việt và lấy chồng Đài Loan của nữ thanh niên ở
ĐBSCL nói riêng. Họ thấy rằng lấy chồng ĐL sẽ có cuộc sống bền vững, sung sướng
hơn, được đi đây đi đó, cải thiện vấn đề kinh tế và cuộc sống của gia đình các cô gái,
được báo hiếu với cha mẹ được cộng đồng chấp nhận, được nhà nước bảo hộ qua các
điều luật, hơn nữa văn hóa Việt Nam và Đài Loan lại có nhiều điểm tương đồng khả năng
thích nghi với người dân Đài Loan sẽ cao hơn so với các nước khác. Trong khi đó cái họ
mất là phải sống xa gia đình, người thân, bạn bè, chi phi cho việc học tiếng, chi phí cho
các dịch vụ tư vấn, rủi ro gặp phải...Tuy nhiên xét trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của
nhiều nữ thanh niên ở ĐBSCL thì với họ chi phí họ bỏ ra ở đây nhỏ hơn phần thưởng,

mong muốn, kỳ vọng họ nhận được. Cho thấy sự tính toán, duy lý của nữ thanh niên khi
đưa ra quyết định. Nghĩa là “ con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy
nghĩ để lựa chọn và sử dụng nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được hiệu quả tối đa
với chi phí tối thiểu”(Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học. NXB Đại học quốc
gia Hà Nội).
Định đề kích thích: “Nếu một nhóm kích thích nào trước đây đã từng khiến cho
một hành động nào đấy được khen thưởng thì một nhóm kích thích mới càng giống với
kích thích đó bao nhiêu càng có khả năng làm cho hành động tương tự như trước được
lặp lại bấy nhiêu” định đề này có thể được sơ đồ hóa theo mô hình sau:


hành động
tương tự

Giống với
kích thích trước
Sơ đồ 2: định đề kích thích theo quan điểm của Homans
Có nghĩa là trong quá khứ cá nhân đã lựa chọn cách thức nào đó và nhận được
phần thưởng lớn nhất thì trong hiện tại hoặc tương lai sẽ có xu hướng lặp lại cách thức đã
lựa chọn trong quá khứ. Điều này sẽ được thể hiện rõ hơn khi vận dụng quan điểm này
vào thực tiễn vấn đề phụ nữ ĐBSCL lấy chồng ĐL. Trong phỏng vấn sâu của đề tài
Nguyên nhân phụ nữ ĐBSCL kết hôn với người Đài Loan” đăng trên tạp chí Xã hội học
số 1, năm 2005 có viết: “Chị có nhiều bạn lấy chồng Đài Loan, nghe kể lại thấy bà con
quanh đây có con lấy chồng ở bển cũng sung sướng hạnh phúc”
Như vậy khi nhận thấy ở địa phương mình có nhiều người lấy chồng ĐL được
hưởng cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ, sung sướng hơn những phụ nữ lấy chồng Việt.
Nhiều cô gái khác có xu hướng bắt chước và đi theo cách thức mà những người phụ nữ
trước đã làm. Họ cũng đã chứng kiến có người đã đạt được điều đó do vậy họ dễ dàng có
xu hướng lặp lại cách thức mà người đi trước đã làm đó là việc tìm kiếm, kết hôn với đàn
ông ĐL. Điều này cũng lý giải vì sao những năm qua số lượng phụ nữ VN lấy chồng ĐL

tăng liên tục. Nghiên cứu của Hội phụ nữ tỉnh và Sở Tư pháp, năm 1995 đã chỉ ra rằng có
78 vụ kết hôn giữa cô dâu Việt và chú rể Đài Loan. Sau đó, con số này cứ tăng dần. Năm
cao nhất, năm 2004 với 2.200 vụ.
III.

Kết luận
Có thể nói những nghiên cứu về hành vi con người trong những năm gần đây có
nhiều khởi sắc với các hướng tiếp cận khác nhau. Trong đó hướng tiếp cận theo lý thuyết
hành vi lựa chọn của Homans vẫn được các nhà xã hội học ngày nay quan tâm đặc biệt
trong việc vận dụng lý giải các vấn đề xã hội. Mặc dù còn nhiều hạn chế xong tôi hy
vọng với việc sơ đồ hóa và lấy ví dụ minh họa bài viết này phần nào làm rõ quan điểm và
khả năng ứng dụng thực tế của LTHVLC của Homans



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×