Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KHÁI NIỆM QUỐC GIA DÂN TỘC VÀ TỘC NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.28 KB, 5 trang )

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM QUỐC GIA DÂN TỘC VÀ TỘC NGƯỜI
I. THẾ NÀO LÀ MỘT DÂN TỘC (NATION)


Ngay từ thế kỷ XVIII, trên thế giới đương hình thành một hình thức cộng



đồng dân tộc mới: dân tộc tư bản chủ nghĩa.
Khái niệm của J.V. Stalin: Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định,
thành lập trong lịch sử dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ,
về sinh hoạt kinh tế và về hình thành tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng



về văn hóa.
Ở Việt Nam năm 1966, Lê Duẩn đã viết: “Ở Việt Nam, dân tộc Việt Nam
hình thành từ khi lập nước, chứ không phải từ khi chủ nghĩa tư bản nước
ngoài xâm nhập vào Việt Nam”  Nhấn mạnh khái niệm dân tộc đã ra đời
từ trước khi chủ nghĩa tư bản, nhưng cũng không phủ nhận có một hình



thức dân tộc tư bản chủ nghĩa.
Khái niệm của J. V. Stalin không phù hợp ít nhất ở ba điểm:
+ Khi bàn về sự hình thành hình thức cộng đồng dân tộc tư bản chủ
nghĩa, tác giả đã mặc nhiên phủ nhận một thực tế lịch sử là đã tồn
+

tại các hình thức dân tộc tiền tư bản chủ nghĩa.
Stalin chỉ lưu ý đến các loại tộc người có trình độ kinh tế cao, có


sức mạnh chính trị, có khả năng tự mình đứng ra tập hợp các tộc
người khác, thành lập các quốc gia dân tộc hay dân tộc tư bản chủ
nghĩa trong ranh giới của những quốc gia dân tộc đã được xác định

+

từ trước (theo ý nghĩa tương đối của nó).
Hai con đường hình thành dân tộc do Stalin nêu ra là không đủ, nó
mới chỉ phản ánh sự khác biệt trong thời điểm đầu thế kỷ XX ở
Tây Âu và Đông Âu.
Theo tác giả có thể có bốn con đường hình thành dân tộc sau:
· Cộng đồng dân tộc được hình thành từ một tộc người nhất
·

định.
Được hình thành từ một, hai, hay ba tộc người có trình độ
phát triển kinh tế - xã hội cao hơn, ở những địa thế có khả


năng phát triển, bao gồm thêm những tộc người ít phát triển,
·

ít dân số ở những miền ngoại vi.
Cộng đồng dân tộc được hình thành bằng sự tập hợp của
nhiều bộ phận tộc người khác nhau, nhiều nhóm người khác
nhau, ở các nước khác nhau, khác nhau cả về tiếng nói, văn
hóa, thậm chí chủng tộc do điều kiện thực tế của lịch sử đã
đến cộng cư ở một nơi xa xứ sở của mình, ở đó họ hòa trộn
với cư dân đã ở đó từ trước, cùng nhau tổ chức thành một


·

dân tộc tư sản.
Cộng đồng dân tộc được hình thành dựa trên sự tập hợp
nhiều bộ lạc, liên minh bộ lạc, tộc người, được định hình
trong một quốc gia mà biên giới của nó được chủ nghĩa đế
quốc hoạch định, không trùng với ranh giới cổ truyền của
các cộng đồng người trước đây.

II. THẾ NÀO LÀ MỘT TỘC NGƯỜI (ETHNIE)
1. Thế nào là một tộc người


Thuật ngữ “tộc người” được đặt ra vào cuối thế kỷ XIX, ban đầu dùng để



chỉ các nhóm tộc người hay đơn vị tộc người.
“Tộc người” không thể lẫn với “cộng đồng dân tộc” vì “cộng đồng dân
tộc” phải có 2 yếu tố cơ bản: (1) dựa trên một lãnh thổ, có một biên giới



được xác định; (2) phải thành lập một nhà nước được thế giới công nhận.
Chưa có sự thống nhất giữa các trường phái về cách hiểu nội dung của
thuật ngữ “tộc người”. Trường phái Anglo – Saxons cho rằng thuật ngữ
này nhằm chỉ những cộng đồng người mang tính tộc người, nhưng hạn
chế ở những tộc người lệ thuộc, không phải là chủ thể của một quốc gia –
dân tộc, vẫn ưng dùng để chỉ những nhóm tộc người, được dịch ra tiếng
Việt là sắc tộc, sắc dân. Trường phái Pháp, Nga đa số đồng tình tộc người

là nhằm chỉ các cộng đồng bất kỳ, không phân biệt lớn bé.




Hầu hết các cách hiểu trên đều thống nhất tộc người nhằm chỉ các cộng
đồng mang tính tộc người bất người, kể cả các cộng đồng tộc người chủ
thể của một quốc gia, các cộng đồng tộc người thiểu số ở các vùng ngoại
vi.

2. Một tộc người thông thường là thành phần cấu thành của một quốc gia –
dân tộc


Một tộc người phải có ý thức tự giác thuộc về một quốc gia dân tộc nhất



định.
Tuy nhiên, do thời gian xa cách, do một nguyên nhân nào đó, dù cư trú
gần hay xa, tuy cùng một nguồn gốc, một bộ phận tộc người đã xa quốc
gia dân tộc gốc, lại không còn có quan hệ, hoặc còn quan hệ nhưng về ý
thức không còn nhận chung là một tộc người thì hình thành một tộc người



riêng.
Cũng có trường hợp nhiều tộc người, nhưng không phải là tất cả, nay đã
cư trú ở nhiều quốc gia dân tộc, tuy không có quan hệ với nhau, nhưng
vẫn tưởng nhớ đến một nguồn gốc xa xưa qua một huyền thoại, một

truyền thuyết hoặc còn hiểu xưa từ “quê hương tổ” ra đi, vẫn còn giữ
thường trực trong trí óc một kí ức nào đó, hoặc vì vẫn còn nói chung một



ngôn ngữ, thời có thể coi là một siêu tộc người.
Vậy cần thấy rõ một điều: Mỗi cá nhân thuộc về một quốc gia dân tộc
nhất định, đồng thời cũng thuộc về một tộc người nhất định.

3. Thế nào là một nhóm địa phương


Quá trình chia tách hay hợp nhất các tộc người, cho dù vì nguyên nhân
địa lý, lịch sử, văn hóa hay tôn giáo, cũng dẫn đến sự hình thành những
khác biệt đa dạng trong một tộc người, nó chỉ tạo thành một nhóm địa



phương khi nào tự bản thân ý thức có một tên gọi riêng.
Một điều kiện của nhóm địa phương là họ tự nhận là bộ phận của một tộc
người nhất định, còn có những quan hệ về lịch sử, về ngôn ngữ, sinh hoạt


văn hóa và có ý thức tự giác thuộc về tộc người đó, đồng thời có một tên


gọi riêng.
Xác định ranh giới giữa một tộc người và một nhóm địa phương không dễ
dàng, nhất là ở những vùng cư dân cư trú xen kẽ, nhiều loạn lạc, tình
trạng chuyển cư nhiều, lại ở những vùng ven biển, vùng hẻo lánh, thuộc

về những cư dân chưa phát triển.

CHƯƠNG II: TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH MỘT QUỐC GIA DÂN TỘC VÀ
MỘT TỘC NGƯỜI
BÀI THỨ TƯ: “CÁC TIÊU CHÍ VÀ CÁC LOẠI HÌNH CỘNG ĐỒNG
TỘC NGƯỜI”
A. CÁC TIÊU CHÍ CỦA TỘC NGƯỜI
I. TIÊU CHÍ NGÔN NGỮ
II. LÃNH THỔ TỘC NGƯỜI
III. CƠ SỞ KINH TẾ CỦA TỘC NGƯỜI
IV. CÁC ĐẶC TRƯNG SINH HOẠT – VĂN HÓA VÀ Ý THỨC TỰ GIÁC
TỘC NGƯỜI
1. Về các đặc trưng sinh hoạt – văn hóa
2. Về ý thức tự giác tộc người
B. CÁC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI CỦA CÁC THỂ CHẾ KHÁC NHAU
I. CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
II. CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI CỦA CÁC XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP TIỀN
TƯ BẢN
III. CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI THỜI ĐẠI TBCN VÀ XHCN (DÂN TỘC
VÀ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC CHÍNH TRỊ)




×