Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 cuối năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100 KB, 6 trang )

BÀI KIỂM CUỐI NĂM HỌC 2016-2017

Môn: Tiếng Việt - Lớp 5
Họ và tên: ……………………………….……. Lớp: ….…...... Trường TH Cầu Giát
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt ( 7 đ i ểm )

(Thời gian : 35 phút)
Mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân

Đọc bài sau:
Mùa xuân đã tới.
Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa
khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa
phùn, mưa bụi.
Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.
Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại
sương mù ngoài hồ tỏa vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên
mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn
mù mịt.
Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy
xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn các trảng ruộng cao. Mầm cây
sau sau, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.
Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà
mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những
bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây
chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được
choàng mảnh voan trắng.
Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi
ấm áp. Cái cây được uống thuốc.


Theo Tô Hoài
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng
nhất cho mỗi câu dưới đây:
Bài 1 (1,0 điểm).
1. Loại mưa nào được tả trong bài ?
a. mưa rào
b. mưa ngâu, mưa dầm

c. mưa bóng mây, mưa đá
d. mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi


Bài 2. (1đ) Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ?
a. Lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc.
b. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.
c. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.
d. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.
Bài 3 (1,0 điểm). Sức sống của cây cối khi có mưa xuân được nói đến trong
bài qua hình ảnh của những loài cây nào?
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................

Bài 4 (1điểm). Bài văn nói về điều gì?
a. Mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân.
b. Cảnh cây cối đâm chồi, nảy lộc.
c. Vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống của cây cối khi có mưa xuân.
Bài 5 (1điểm). Từ nào đồng nghĩa với mưa phùn”?
a. mưa bụi
c. mưa bóng mây
b. mưa ngâu

d. mưa rào
Bài 6 (1điểm). Gạch dưới các từ không thuộc nhóm các từ đồng nghĩa?
a. âm u, u ám, u uất, u tối
b. li ti, bé xíu, nhỏ tí, lăn tăn
c. phơi phới, tấp nập, náo nức, rạo rực
d. nảy lộc, nhú mầm, nảy nở, nhú lộc
Bài 7 (1điểm). Chọn từ trong ngoặc đơn mà em cho là hay nhất để điền vào từng chỗ
trống trong đoạn văn tả mưa xuân:
Cơn mưa xuân chợt đến ... (đánh thức, thức tỉnh, thức dậy) tâm hồn vạn vật.
Cảnh vật còn đang say ngủ trong se lạnh mùa đông. Những làn mưa xuân ... (dịu dàng,
nhẹ nhàng, nhè nhẹ) lướt qua. Mưa ... (rắc, giăng giăng, phủ) trên mặt hồ mờ ảo hơi
sương, nước hồ ...(lay động, gợn sóng, xao động). Mặt đất gặp mưa xuân bỗng ... (mở
ra, nứt ra, mở lòng) cho chồi non vươn lên xanh mượt. Những mầm thóc cũng (cựa
mình, vươn mình, quậy mình) ... (mọc lên, nảy ra, dệt nên) những thảm mạ xanh non.
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
Tuổi thơ em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương đong đầy kỉ niệm: một dòng
sông uốn khúc, một đồng lúa mênh mông, một con đường thân thuộc, …
Em hãy tả một trong những cảnh đẹp đó với những kỉ niệm gắn bó của mình.



×