Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

1 GIỚI THIỆU kỹ THUẬT sản XUẤT RAU hữu cơ THEO TIÊU CHUẨN IFOAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.05 KB, 17 trang )

BÀI 1: GIỚI THIỆU KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ THEO TIÊU
CHUẨN IFOAM
A: GIỚI THIỆU VỀ RAU HỮU CƠ VÀ NGUYÊN TẮC SẢN XUẤT RAU
HỮU CƠ THEO TIÊU CHUẨN IFOAM
1. Rau hữu cơ là gì?
-Rau được sản xuất trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, 100% không sử dụng các
chế phẩm hóa học trong quá trình canh tác:
+ Không bón phân hoá học
+ Không phun thuốc bảo vệ thực vật
+ Không phun thuốc kích thích sinh trưởng
+ Không sử dụng thuốc diệt cỏ
+ Không sử dụng sản phẩm biến đổi gen
- Sản phẩm rau hữu cơ không chứa 4 yếu tố gây hại cho sức khỏe:
+ Dư lượng Nitrat,
+ Dư lượng vi sinh vật gây bệnh,
+ Dư lượng hóa học độc hại
+ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
2. Vì sao phải trồng rau hữu cơ
Do nguồn gốc rau xanh trên thị trường không đảm bảo: Hóa chất độc hại ảnh
hưởng lâu dài đến sức khỏe và môi trường
Do nhu cầu người dân rất cần sản phẩm rau SẠCH để bảo vệ sức khoẻ.
Rau hữu cơ có chất lượng và giá trị kinh tế cao hơn :
- Ngon, đậm đà, giàu Vitamin:
+ Quy trình sản xuất rất khắt khe ngay từ những khâu đầu tiên
+ Do được phát triển tự nhiên, không dùng các loại giống biến đổi gien, thuốc
kích thích sinh trưởng


+ Thời gian quang hợp lâu hơn giúp cho cây rau tích lũy hàm lượng dinh dưỡng,
hàm lượng vitamin cao hơn.
-Giá rau hữu cơ luôn ở mức cao, hiện tại số lượng không đủ cung cấp cho thị


trường
+ Để bảo vệ đất trồng cho tương lai
+ Làm cho đất trồng màu mỡ
+ Kiểm soát sâu bệnh mà không ảnh hưởng tới sức khỏe con người hoặc cuộc
sống tự nhiên hoang dã
+ Đảm bảo nguồn nước tinh khiết
+ Đầu tư đầu vào thấp do sử dụng nguồn lực mà người nông dân sẵn có
+ Canh tác nông nghiệp hữu cơ bảo vệ môi trường và đồng thời sản xuất thực
phẩm giàu dinh dưỡng, thức ăn gia súc và lương thực chất lượng cao để bán với
giá tốt.
(*) Quy trình sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn IFOAM


- Nông nghiệp thâm canh, hiện đại gây ra nhiều vấn đề:
+ Phân bón nhân tạo không giúp đất trồng giữ nước và cải tạo độ xốp của đất,
không nuôi dưỡng đời sống cây trồng dài lâu
+ Phân bón nhân tạo kích thích cây trồng tăng trưởng nhanh nhưng là sự tăng
trưởng mềm yếu, chống chọi yếu với điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh
+ Đất trồng trở nên cằn cỗi
+ Mỗi năm lại cần nhiều phân bón hóa học hơn để trồng khối lượng cây trồng
không đổi


+ Sâu và bệnh ngày càng trở lên khó kiểm soát
+ Sông, hồ bị ô nhiễm bởi chất hóa học và đất màu bị rửa trôi khỏi đất
3. Nguyên tắc sản xuất rau hữu cơ theo IFOAM
- Không dư lượng phân bón hóa học.
- Không thuốc diệt cỏ
- Không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Không thuốc kích thước sinh trưởng.

- Không giống biến đổi gen.


Trở về phương pháp truyền thống?
+ Canh tác hữu cơ không có nghĩa sử dụng phương pháp lỗi thời
+ Canh tác hữu cơ chọn lọc tốt nhất từ hệ thống canh tác truyền thống cà cải
thiện chúng bằng cách áp dụng những khoa học hiện đại
+ Nông dân hữu cơ không phó mặc đồng ruộng của mình cho thiên nhiên mà họ
sử dụng toàn bộ kiến thức, kỹ thuật và những sản phẩm sẵn có để “làm việc với
thiên nhiên”
+ Để trở thành một nông dân hữu cơ thành công, người nông dân không được
coi tất cả các loài côn trùng đều là sâu, tất cả các thực vật ngoài khu vực trồng
trọt đều là cỏ và giải pháp cho mọi vấn đề là phun hóa chất
+ Tạo được sự cân bằng giữa tự nhiên và canh tác, nơi mà thực vật và động vật
có thể sống và tăng trưởng tốt
Dinh dưỡng cây trồng

- Phân bón nhân tạo không giúp đất trồng giữ nước và có độ xốp đất phù hợp để
nước ngấm một cách hợp lý. Phân bón nhân tạo không nuôi dưỡng đời sống của
đất trồng.
- Phân bón nhân tạo kích thích thực vật tăng trưởng nhanh nhưng là sự tăng
trưởng mềm yếu không chống chọi được với hạn hán và bệnh.


+ Người nông dân hữu cơ thường sử dụng các nguyên liệu từ đồng ruộng và nhà
mình, rất ít vật tư đầu vào từ bên ngoài
+ Chất dinh dưỡng phải được tái sinh bằng cách ủ những chất thải của cây và sử
dụng phân chuồng động vật
+ Sử dụng tối đa quá trình tự nhiên cố định đạm từ cây họ đậu
+ Điều quan trọng phải nhớ rằng sử dụng quá nhiều phân chuồng động vật hoặc

các chất hữu cơ giàu dinh dưỡng hoặc sử dụng chúng sai thời điểm có thể sẽ chỉ
có hại như sử dụng quá nhiều phân hóa học hoặc phân người.
Luân canh
+ Tất cả các hệ thống canh tác hữu cơ đều dựa trên việc áp dụng hệ thống luân
canh cây trồng tốt
+ Luân canh để độ màu mỡ của đất trồng được tích lũy và có thời gian để cây
trồng được tăng trưởng, hấp thụ tốt chất dinh dưỡng
+ Luân canh cũng giúp kiểm soát cỏ dại và bệnh, giúp cho các loài thiên địch có
lợi sống được ở trên đồng ruộng
Các loại luân canh:
Thay đổi cây trồng
Bỏ hoang với cỏ hoặc bụi cây
Luân canh với cây họ đậu
Nguồn nước:
- Trong những vùng đất trồng khô cằn. việc sử dụng nguồn nước cẩn thận là một
phần trong canh tác hữu cơ và cũng quan trọng như bất kỳ kỹ thuật nào trong
canh tác hữu cơ.
- Như với những nguồn lực khác trong trang trại, hệ thống hữu cơ nên cố gắng
sử dụng nước có sẵn trong hệ thống, không sử dụng nước nhiều hơn mức tự
nhiên có thể cung cấp.


Có nhiều cách để sử dụng nguồn nước cẩn thận, bao gồm:
+ Lấy từ giếng khoan hoặc đào. Được xét nghiệm để đảm bảo nguồn nước đủ
tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ
+ Được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo nguồn nước tưới không bị nhiễm hóa
chất và kim loại nặng
Đa dạng hóa:
Trong một loại cây trồng có thể có nhiều sự khác nhau giữa các cây, một
số có thể cao, một số có sức đề kháng với bệnh. Sự đa dạng lớn nhất là trong

những loại cây trồng truyền thống do người nông dân trồng và lưu giữ hạt giống
tại địa phương.
+ Trồng rau hữu cơ khuyến khích thực vật và các sinh vật sống cùng nhau
trong phạm vi rộng.
+ Không chỉ ở trên ruộng rau mà kể cả các vùng phụ cận, càng có nhiều
loài động vật, thực vật và các sinh vật đất khác nhau sống trong một hệ thống
canh tác thì ở đó đất đai ít bị xuống cấp, giúp ổn định độ phì của đất, hạn chế
được sâu, bệnh.
+ Tính đa dạng sinh học sẽ giúp cho môi trường sản xuất rau hữu cơ có
những sản phẩm an toàn sống trong môi trường sạch.
Sử dụng thuốc BVTV
+ Canh tác hữu cơ tránh sử dụng thuốc trừ sâu dễ hòa tan và nhanh chóng
phân tán vào chuỗi thức ăn hoặc nguồn nước
+ Chỉ một lần phun có thể làm mất cân bằng giữa sâu và những động vật
có ích, động vật ăn sâu.
+ Những chất tự nhiên từ thực vật được sử dụng để trừ sâu bệnh cũng
không nên dùng. Nếu bắt buộc phải sử dụng thì chỉ nên sử dụng những loại
thuốc trừ sâu từ thực vật an toàn nhất.
Kiểm soát sâu bệnh


+ Bẫy côn trùng bằng chất dẫn dụ, bẫy đèn…
+ Thuốc trừ sâu vi sinh như: BT (Bacillus thuringennis), thuốc lá, hoa cúc
(chất Pyrethrum tự nhiên có trong hoa cúc), cây thuốc cá (Derris), dầu neem,
dầu tỏi, dầu khoáng….
+ Chất xua đuổi: dầu neem + bột long não cho vào chậu nhỏ bằng nhựa
treo phía đầu gió để xua đuổi vật gây hại.
+ Côn trùng có ích (thiên địch), kiểm soát sinh học (cóc, rắn mối….săn
mồi hữu rất hữu hiệu sinh vật gây hại vào ban đêm)
+ Ngừa nấm bệnh có rất nhiều phương pháp

+ Bordeaux 1% (vôi + đồng): phun định kỳ ngừa nấm bệnh rất tốt.
+ Nấm đối kháng Trichodexma sp: khống chế nấm gây bệnh trong đất rất
hữu hiệu
+ Sử dụng dấm pha loãng phun lên cỏ dại, côn trùng gây hại.
Kiểm soát cỏ dại
+ Quản lý cỏ dại tốt trong canh tác hữu cơ gồm có việc tạo ra các điều
kiện gây cản trở cỏ dại mọc không đúng lúc:
Cách làm tốt nhất: Một hệ thống quản lý cỏ dại bao gồm:
- Giữ cho các tán cây càng gần nhau càng tốt.
- Nhổ cỏ trong những ngày nắng để tăng khả năng diệt cỏ. .
- Che phủ giữa các hàng cây nếu có sẵn các vật liệu.
- Luân canh cây trồng: Trồng loại cây có khả năng cạnh tranh tốt với cỏ
dại (như bí ngô) trước khi trồng cây nhạy cảm hơn với sự cạnh tranh
của cỏ dại (ví dụ như cà rốt hoặc hành hoa)
- Đảm bảo cây trồng sinh trưởng tốt trong giai đoạn đầu phát triển.
- Bón phân gần cây, không rải rắc phân khắp luống trồng


Vùng đệm, hàng rào sinh học:
- Mỗi vùng sản xuất rau hữu cơ phải được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm
các hóa chất nông dược, thuốc diệt cỏ… bay sang hoặc theo nguồn
nước từ những đám ruộng bên cạnh.
- Do đó ruộng rau hữu cơ phải được đảm bảo một khoảng cách an toàn.
- Khoảng cách này ít nhất là 2m được tính từ bờ ruộng đến rìa lá của tán
cây trồng hữu cơ. Nếu nguy cơ ô nhiễm cao thì khoảng cách này phải
xa hơn.
- Nếu thấy ô nhiễm nguồn nước thì phải đắp bờ hoặc khai mương cho
thoát nước tránh sự ô nhiễm.
Hạt giống:
- Tốt nhất cây con và hạt giống đều là hữu cơ.

Điều này hiện nay ở nước ta hơi khó đáp ứng được, do đó có thể sử dụng
hạt giống cây con không bị xử lý hóa chất hoặc xử lý bằng các chất được tiêu
chuẩn PGS cho phép (hệ thống đảm bảo chất lượng Việt Nam cùng tham gia
soạn theo bộ tiêu chuẩn của IFOAM).
- Khi mua hạt giống cần phải kiểm tra các dấu hiệu trên bao bì đóng gói
xem nó đã được xử lý hay không.
- Không nên sử dụng các hạt giống đã chuyển gien: có nhiều rủi ro chưa
thể đoán trước
Phân bón
- Phân ủ gồm có: phân gà, heo, bò, dơi… mà mình đang nuôi.
- Không sử dụng phân gà và các loại phân động vật khác lấy từ trại chăn
nuôi công nghiệp
- Tro trấu, rơm rạ, cây cỏ lào, cây họ đậu ủ làm phân xanh.
- Dùng hữu cơ dạng lỏng để bổ sung dinh dưỡng (như Fusa, Bio – PĐ
34, 5-2, 5-3)


- Đá vôi (CaCO3), đá Bạch Vân (Dolomite), đá Apatite (lân nung chảy)
- Vi lượng: Đồng, kẽm, coban, bo, sulfat, selen, mangan, molipden iot.
- Không được sử dụng nitrat, clorua.

Giới thiệu chứng chỉ PGS:



TẠI SAO CHỨNG CHỈ PGS LẠI TIN CẬY


VÍ DỤ VỀ CẤP CHỨNG CHỈ PGS CỦA MỘT SỐ NHÓM



QUY TRÌNH CẤP CHỨNG CHỈ PGS

Bước 1:
-Nông dân liên hệ với nhóm sản xuất để làm thủ tục tham gia nhóm. Các nhóm
sản xuất hữu cơ được hình thành và hoạt động trên những khu vực được cấp
chứng nhận sản xuất rau an toàn.
-Nông dân phải tham gia khóa tập huấn về tiêu chuẩn hữu cơ PGS,
-Hoàn thành và kí Cam Kết của mình để chứng tỏ sự tự nguyện làm theo các
tiêu chuẩn và thủ tục cấp chứng nhận PGS.
-Cùng với bản cam kết này, nông dân cũng sẽ phải hoàn thành và nộp lại cho
Liên nhóm một bản Kế hoạch quản lý đồng ruộng (FMP) và chúng được giữ
trong hồ sơ dữ liệu. Bản Kế hoạch quản lí đồng ruộng.


Bước 2:
-Liên nhóm sẽ thẩm tra xem Kế hoạch quản lí đồng ruộng của nông dân có được
hoàn thành đầy đủ không và sau đó sẽ thông báo cho nhóm sản xuất để tiến hành
thanh tra chéo.
Bước 3:
-Nông dân và đồng ruộng của họ sẽ được thanh tra bởi các thành viên khác trong
nhóm sản xuất.
-Ít nhất có ba thành tra viên của nhóm sản xuất cần có mặt trong một buổi kiểm
tra chéo (Nhóm có thể cử thêm thanh tra viên) và tất cả họ đều phải kí vào phần
báo cáo trong mẫu danh mục thanh tra theo nhóm.
-Biểu danh mục thanh tra theo nhóm của PGS phải được sử dụng để đảm bảo
tính nhất quán giữa các cuộc thanh tra.
- Công việc thanh tra gồm cả việc kiểm tra thực tế trong hộ gia đình (đồng
ruộng, nhà kho, khu sơ chế, nhà ở v..v) và sổ sách tài liệu được nông dân lưu giữ
theo quy định. Cẩm nang thanh tra chéo PGS giành cho các thanh tra viên sẽ

cung cấp thông tin cụ thể hơn cho quá trình thanh tra.
- Các câu hỏi sẽ được đưa ra để kiểm tra xem người nông dân có hiểu các tiêu
chuẩn hữu cơ PGS mà họ đã đồng ý làm theo hay không.
- Trong quá trình thanh tra, các thanh tra viên sẽ lấy mẫu đất và nước để kiểm
tra. Nông dân sẽ được miễn kiểm tra khâu này nếu họ đã được kiểm tra trong
vòng 12 tháng trước đây hoặc nếu nông dân đã có chứng nhận rau an toàn.
- Một trong số các thanh tra viên sẽ chịu trách nhiệm đặt câu hỏi cho nông dân
được thanh tra theo biểu danh mục thanh tra và khi kết thúc, thanh tra viên này
sẽ đọc to báo cáo thanh tra để nông dân nghe rõ, nếu nông dân có bất kỳ ý kiến
nào thì nhóm thanh tra sẽ phải ghi bổ xung ý kiến đó vào trong báo cáo.
- Báo cáo sau đó sẽ được ký bởi nông dân và các thanh tra viên tham gia vào quá
trình thanh tra.


Bước 4:
-Dựa trên báo cáo thanh tra theo danh mục và các báo cáo khác ( ví dụ báo cáo
kết quả kiểm tra đất và nước) cũng như kiểm tra bản Cam kết của người nông
dân và kế hoạch quản lí đồng ruộng, Hội đồng chứng nhận liên nhóm sẽ ra quyết
định về tình trạng cấp chứng nhận của các ruộng.
-Quyết định sẽ được gửi tới nhóm điều phối trong đó bao gồm các họat động cần
thực hiện nếu có sai phạm.
Bước 5:
- Nhóm điều phối sẽ nhập các thông tin tóm tắt của từng nông dân vào hệ thống
dữ liệu và gửi giấy chứng nhận tới nông có giá trị trong 1 năm kể từ ngày thanh
tra.
- Mỗi giấy chứng nhận của nông dân có ghi số nhận diện (số ID) của từng nông
dân gồm cả mã số cho nông dân và liên nhóm.
Bước 6:
-Các khu vực sản xuất của nông dân sẽ được thanh tra lại hàng năm.
- Giám đốc chứng nhận của liên nhóm sẽ điều khiển tiến trình tái thanh tra.

- Trước khi thanh tra, nông dân phải cập nhật Kế hoạch quản lý đồng ruộng và
kiểm tra hồ sơ ghi chép của họ (ghi chép vật tư đầu vào đã được sử dụng và việc
bán sản phẩm)
Bước 7:
-Tiến trình thanh tra, ra quyết định và phê chuẩn theo các bước từ 3 đến 5 ở trên
-Kiểm tra dư lượng
+ Khu vực sản xuất sẽ được chọn ngẫu nhiên một tỉ lệ nhỏ để kiểm tra dư lượng
thuốc trừ sâu trong các loại cây đang trồng trên đồng ruộng.
+ Việc kiểm tra dư lượng thuốc sâu sẽ được điều khiển bởi nhóm điều phối
nhưng liên nhóm sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động nếu được yêu
cầu.


Bước 8:
- Hàng năm, Giám đốc chứng nhận của liên nhóm sẽ chọn ngẫu nhiên khoảng
10% các báo cáo thanh tra để các thành viên của liên nhóm sẽ tái thanh tra các
khu vực sản xuất này và báo cáo tới hội đồng chứng nhận liên nhóm về các kết
luận tái thanh tra theo danh mục.
- Hội đồng chứng nhận sẽ thông qua các báo cáo này và ra quyết định phê chuẩn
hoặc thay đổi tình trạng chứng nhận cho nông dân.
- Những khu vực được tái thanh tra sẽ được đánh dấu trong hệ thống dữ liệu.




×