Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, hoạt tính kháng khuẩn và khả năng nhân giống 1 số loài cây thuốc thuộc họ Màn màn (Capparaceae Juss.) ở tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ HUYỀN CHUYÊN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI,
SINH THÁI, HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ KHẢ NĂNG
NHÂN GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC THUỘC
HỌ MÀN MÀN (Capparaceae Juss) Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2017
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ HUYỀN CHUYÊN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI,
SINH THÁI, HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ KHẢ NĂNG
NHÂN GIỐNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC THUỘC
HỌ MÀN MÀN (Capparaceae Juss) Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 60.42.01.20


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. SỸ DANH THƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2017
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Đinh Thị Huyền Chuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ tại khoa
Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự ủng hộ,
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo

TS. Sỹ Danh Thường, người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa
Sinh học, bộ phận đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên, các thầy cô giáo thuộc khoa Khoa học Sự Sống - trường Đại học Khoa
Học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về kinh phí và thu thập mẫu
của đề tài thuộc Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted),
mã số 106-NN.03-2015.20.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Sở GD và ĐT tỉnh Thái
Nguyên, Trường THPT Định Hóa, toàn thể gia đình, bạn bè đã luôn cổ vũ,
động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2017
Tác giả luận văn

Đinh Thị Huyền Chuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................. vi
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 4
1.1. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới và ở Việt Nam ... 4
1.1.1. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới......................... 4
1.1.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam ......................... 6
1.2. Những nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của các loài cây thuốc ........ 11
1.3. Những nghiên cứu về khả năng nhân giống bằng phương pháp giâm hom..... 13
1.4. Những nghiên cứu về họ Màn màn ............................................................ 15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 20
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 21
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 21
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 25
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 26
3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iii

http://www. lrc.tnu.edu.vn/



3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 26
3.1.2. Địa hình ................................................................................................... 26
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ............................................................................... 27
3.1.4. Khí hậu, thủy văn..................................................................................... 29
3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội............................................................................. 31
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 32
4.1. Đặc điểm hình thái ngoài và cấu tạo hiển vi của các loài cây thuốc thuộc họ
Màn màn ở Thái Nguyên. ............................................................. 32
4.1.1. Đặc điểm hình thái của cây trứng cuốc (Stixis fasciculata G.) ............... 32
4.1.2. Đặc điểm hình thái của cây Dùi trống (Capparis trinervia H.) .............. 35
4.1.3. Đặc điểm hình thái của cây Màn tím (Cleome rutidosperma DC.) ........ 38
4.1.4. Đặc điểm hình thái của cây Màn màn vàng (Cleome viscosa L.) ........... 42
4.2. Điểm phân bố, mức độ gặp, môi trường sống của 4 loài cây thuốc trong họ
Màn màn ........................................................................................ 45
4.2.1 Điểm phân bố............................................................................................ 45
4.2.2. Mức độ gặp .............................................................................................. 47
4.2.3. Môi trường sống ...................................................................................... 48
4.3. Hoạt tính kháng khuẩn................................................................................ 49
4.3.1. Hoạt tính kháng khuẩn của 4 loài cây thuốc ........................................... 49
4.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ cao chiết đến khả năng kháng khuẩn ............... 50
4.4. Khả năng nhân giống bằng hom của hai loài Dùi trống và Trứng cuốc .... 52
4.4.1. Ảnh hưởng của kích thước và tuổi đến hom giâm .................................. 52
4.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến hom giâm... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 61
1. Kết luận 61
2. Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 63
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


iv

http://www. lrc.tnu.edu.vn/


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

Cs

: Cộng sự

Nxb

: Nhà xuất bản

ODB

: Ô dạng bản

OTC

: Ô tiêu chuẩn

TB

: Trung bình


WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.

Danh mục các loài có giá trị trong họ Màn màn ở Việt Nam ....... 16

Bảng 2.1.

Danh mục 4 loài thực vật nghiên cứu ........................................... 20

Bảng 4.1.

Khu vực phân bố theo tọa độ và độ cao của 4 loài nghiên cứu tại
tỉnh Thái Nguyên ........................................................................... 45

Bảng 4.2. Mật độ 4 loài nghiên cứu trong họ Màn màn phân bố tại
Thái Nguyên ......................................................................... 47
Bảng 4.3.

Đường kính (mm) vòng vô khuẩn (D - d) của các cao thử ........... 49

Bảng 4.4.


Ảnh hưởng của nồng độ cao chiết đến khả năng kháng khuẩn..... 50

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của tuổi hom và kích thước hom tới hom giâm cây
Trứng cuốc .................................................................................... 52

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của tuổi hom và kích thước hom tới hom giâm cây
Dùi trống........................................................................................ 54

Bảng 4.7.

So sánh khả năng nhân giống vô tính của cây Trứng cuốc và cây
Dùi trống........................................................................................ 56

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến hom giâm
cây Trứng cuốc .............................................................................. 57

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến hom giâm
cây Dùi trống ................................................................................. 59

v



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1.

Ảnh hình thái cây Trứng cuốc ....................................................... 32

Hình 4.2.

Cấu tạo giải phẫu rễ cây Trứng cuốc ............................................ 33

Hình 4.3.

Cấu tạo giải phẫu thân cây Trứng cuốc ......................................... 34

Hình 4.4.

Ảnh giải phẫu lá cây Trứng cuốc .................................................. 35

Hình 4.5.

Ảnh hình thái cây Dùi trống .......................................................... 36

Hình 4.6.

Ảnh cấu tạo giải phẫu rễ cây Dùi trống......................................... 36

Hình 4.7.

Ảnh cấu tạo giải phẫu thân cây Dùi trống ..................................... 37


Hình 4.8.

Ảnh cấu tạo giải phẫu lá cây Dùi trống ......................................... 38

Hình 4.9.

Ảnh hình thái cây Màn màn tím .................................................... 39

Hình 4.10. Ảnh cấu tạo giải phẫu rễ cây Màn màn tím .................................. 39
Hình 4.11. Ảnh cấu tạo giải phẫu thân cây Màn màn tím............................... 40
Hình 4.12. Ảnh cấu tạo giải phẫu lá cây Màn màn tím................................... 41
Hình 4.13. Hình ảnh loài Màn màn vàng ........................................................ 42
Hình 4.14. Cấ u ta ̣o giải phẫu rễ cây Màn màn vàng ....................................... 42
Hình 4.15. Cấ u ta ̣o giải phẫu thân cây Màn màn vàng ................................... 43
Hình 4.16. Cấ u ta ̣o giải phẫu lá cây Màn màn vàng ....................................... 44
Hình 4.17. Bản đồ phân bố các loài nghiên cứu ............................................. 47
Hình 4.18. Hoạt tính kháng khuẩn của một số loài Màn màn......................... 50
Hình 4.19. Hoạt tính kháng khuẩn Gram dương của một số loài Màn màn ở
nồng độ cao chiết 100 mg/ml ........................................................ 51
Hình 4.20. Biểu đồ so sánh tỉ lệ sống của các hom giâm cây Trứng cuốc ..... 53
Hình 4.21. Biểu đồ so sánh tỉ lệ sống của các hom giâm cây Dùi trống ........ 55
Hình 4.22. Biểu đồ mối tương quan giữa nồng độ chất điều hòa sinh trưởng
với tỉ lệ sống của cây Trứng cuốc ................................................. 58
Hình 4.23. Biểu đồ mối tương quan giữa nồng độ chất điều hòa sinh trưởng
với tỉ lệ sống của cây Dùi trống .................................................... 59

vi


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng lớn
về tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên dược liệu nói chung. Theo
thống kê, trong tổng số 3.948 loài cây có tới 87,1% là các loài hoang dã, sống
trong quần thể rừng, trảng cây bụi, nương rẫy, bãi hoang, chỉ có 12,9% cây
thuốc đã được trồng ở các mức độ khác nhau.
Ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao
để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Bên
cạnh đó, cộng đồng các dân tộc ở nước ta cũng có vốn tri thức bản địa sử dụng
các loài thực vật làm thuốc. Đây là lĩnh vực được các nhà khoa học coi là một
tiềm năng trong việc tìm kiếm nghiên cứu tạo ra những loại thuốc mới, có hiệu
lực điều trị cao trong tương lai. Với sự phát triển của nền y học trên thế giới và
ứng dụng những trang thiết bị hiện đại vào việc điều trị đang rất phổ biến trong
cả nước. Cùng với việc điều trị chữa bệnh hiện đại là chữa trị bằng y học cổ
truyền cũng ngày càng phát triển. Từ xưa, con người đã biết điều trị một số loại
bệnh bằng những vị thuốc phổ biến trong đời sống hàng ngày từ cây hay một
bộ phận trên cây. Nhưng những hiệu quả mà nó đem lại rất cao. Để đảm bảo
cho sự phát triển của nền y học phương đông, việc tìm ra những công dụng mới
của một số loài cây cỏ dại và ứng dụng nó trong điều trị bệnh là một việc rất
quan trọng.
Họ Màn màn (Capparaceae) ở Việt Nam là một họ không lớn lắm (với
khoảng 55 loài và thứ) nhưng lại là họ có ý nghĩa kinh tế về nhiều mặt như:
phần lớn các loài trong họ được sử dụng làm thuốc, làm thức ăn (rau ăn, lấy
quả) cho người và động vật, lấy gỗ, làm cảnh vì có hoa đẹp... Bên cạnh đó, họ
Màn màn còn có giá trị khoa học như được sử dụng nhiều trong nghiên cứu di
truyền học, tế bào học, bào tử phấn hoa học…

1



Giá trị tài nguyên của họ Màn màn (Capparaceae) ở Việt Nam rất phong
phú và đa dạng, góp phần đáng kể vào nguồn nguyên liệu có nhiều tiềm năng
và triển vọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của nước ta. Tuy nhiên hiện
nay do sự phát triển nông lâm nghiệp một số cây thuốc trong họ Màn màn đang
dần biến mất khỏi hệ sinh thái tự nhiên. Vì vậy việc nghiên cứu đặc điểm hình
thái, hoạt tính sinh học và khả năng nhân giống các loài thuộc họ Màn màn
nhằm khai thác và phát triển, cũng như sử dụng bền vững nguồn tài nguyên
thiên nhiên này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm
hình thái, sinh thái, hoạt tính kháng khuẩn và khả năng nhân giống 1 số loài
cây thuốc thuộc họ Màn màn (Capparaceae Juss.) ở tỉnh Thái Nguyên”.
2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm 2016 đến
tháng 2 năm 2017
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số đặc điểm hình
thái, sinh thái, hoạt tính kháng khuẩn và khả năng nhân giống 1 số loài cây
thuốc thuộc họ Màn màn (Capparaceae Juss.) ở tỉnh Thái Nguyên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, hoạt tính kháng
khuẩn và khả năng nhân giống 1 số loài cây thuốc thuộc họ Màn màn
(Capparaceae Juss.) ở tỉnh Thái Nguyên, làm cơ sở khoa học, tư liệu bổ
sung cho công tác quản lý, giảng dạy, bảo tồn và bổ sung tư liệu về nguồn
gen cây thuốc tại địa phương.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung đặc điểm hình thái và sinh thái của các loài nghiên cứu tại tỉnh
Thái Nguyên làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn các loài cây thuốc trong
tương lai.

2



- Kết quả nghiên cứu thu được sẽ là nguồn tư liệu bổ sung cho các
nghiên cứu về hoạt tính sinh học của thực vật, đồng thời làm tư liệu bổ sung
cho công tác giảng dạy giải phẫu thực vật ở các cấp học.
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Là cơ sở cho các thử nghiệm sử dụng các hoạt chất có tính kháng khuẩn
sử dụng trong y học, dược học và đời sống con người, góp phần nâng cao giá
trị sử dụng của các loài thực vật nghiên cứu, đồng thời kết quả nghiên cứu nhân
giống là cơ sở để bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý trong tương lai.

3


Chương 1.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc trên thế giới
Trải qua nhiều thế kỷ, cây thuốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì
sức khỏe và hạnh phúc của các cộng đồng người trên khắp thế giới. Các kinh
nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức
độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của từng quốc gia. Và từ đó, mỗi châu
lục, mỗi dân tộc hình thành nên nền dược thảo mang nét đặc trưng riêng. Lịch
sử nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc đã có từ lâu đời. Nhiều quốc gia trên thế
giới (Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản...) đã chú ý đến việc sử dụng
cây thuốc trong phòng và chữa bệnh. Trong lịch sử nhiều danh y kiệt xuất đã
xuất hiện với những nghiên cứu về đa dạng cũng như tính năng chữa bệnh của
cây thuốc. Tuy nhiên những tài liệu cổ về cây thuốc còn lại không nhiều. Năm
2838 trước công nguyên (TCN) có thể coi là năm hình thành bộ môn nghiên
cứu cây thuốc và dược liệu [24].

Trong các xã hội tối cổ, bệnh tật được cho rằng là do sự trừng phạt của
trời hoặc do các thế lực siêu nhiên gây ra. Thầy lang đã chữa bệnh bằng những
lời cầu nguyện và nghi lễ có sử dụng cây cỏ. Cây cỏ làm thuốc được lựa chọn
bởi màu sắc, mùi, hình dạng hay sự hiếm của chúng. Việc sử dụng cây cỏ làm
thuốc là quá trình mò mẫm, học tập, trải qua nhiều thế hệ.
Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người Neanderthal cổ ở Iraq từ 60.000
năm trước đã biết sử dụng cây cỏ làm thuốc như Cỏ thi, Cúc bạc… Người dân
bản xứ Mexico từ nhiều năm trước đã biết sử dụng Xương rồng Mexico mà
ngày nay người ta biết chứa các chất gây ảo giác, kháng sinh [30]. Các tài liệu
cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai Cập cổ đại ghi chép trong
khoảng thời gian 3600 năm trước với 800 bài thuốc và trên 700 bài thuốc có Lô

4


hội, Kỳ nham, Gai dầu…Việc buôn bán dược thảo giữa các vùng Trung Đông,
Ấn Độ và Đông Bắc Châu Phi có ít nhất từ 3000 năm trước [30].
Vào giữa thế kỉ XIII, nhà thực vật học El. Beitar đã xuất bản cuốn
“Các vấn đề y khoa” thống kê chủng loại cây thuốc từ Bắc Phi. Gần đây
nhiều tác giả công bố công trình nghiên cứu thực vật ở Châu Phi, tiêu biểu là
công trình “An ethnobotanical and flonistical study of mdicinal plants
among the bakepygmies in the periphery of the Ipassa- Biosphere Reserve,
Gabon” của nhóm tác giả Jean lagarde Betti và cộng sự trên tạp chí thực vật
làm thuốc Châu Âu đã thống kê được 71 loài thực vật ghi nhận điều trị 24
nhóm bệnh khác nhau [dẫn theo 17].
Ở Trung Quốc, dược thảo phát triển là một phần của văn hóa Trung Hoa.
Cuốn “Kinh Thần Nông” đã nghi chép 364 vị thuốc. Đây là cuốn sách
tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục của nền y học dược thảo Trung Quốc cho
đến ngày nay [19].
Năm 1595 (TCN) Lý Thời Trân (Trung Quốc) viết quyển “Bản thảo

cương mục”, đây là bộ sách vĩ đại nhất của Trung quốc về cây thuốc. Ông đã
mô tả và giới thiệu 1094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ [24].
Nằm trong chương trình điều tra cơ bản nguồn tài nguyên thiên nhiên
khu vực Đông Nam Á, Perry đã nghiên cứu các tài liệu về thực vật và dược
học đã tổng hợp thành cuốn sách về cây thuốc vùng Đông và Đông Nam Á,
“Medicinal plants of East and Southeast Asia”. Ngày nay, ước lượng có từ
35.000 đến 70.000 loài trong số 25.000 đến 300.000 loài cây cỏ được sử
dụng vào mục đích chữa bệnh khắp nơi trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc
có hơn 10.000 loài, Ấn Độ: 7.500 loài, Indonesia: 7.500 loài, Malaysia: 2000
loài, Nepal: hơn 700 loài, Srilanka có khoảng 550 - 700 loài. Nhiều loài cây
thuốc đã được thuần dưỡng và trồng trọt lâu đời tại các trung tâm đa dạng
sinh học cây trồng trên thế giới như: Gai dầu, Thuốc phiện, Nhân sâm, Đinh
hương, Bạc hà… [5].

5


Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO, ngày nay có khoảng 80%
dân số ở các nước đang phát triển với dân số, 3,5 đến 4 tỷ người có nhu cầu
chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào nền y học cổ truyền, phần lớn phụ thuộc vào
nguồn dược liệu hoặc chất chiết xuất từ dược liệu. Ở Trung Quốc, nhu cầu cây
thuốc là 1.000.000 tấn/năm, sản phẩm thuốc y học dân tộc đạt giá trị hơn 1,4 tỷ
USD và thống kê được có khoảng 1000 loài cây thuốc được sử dụng thường
xuyên. Doanh số thị trường thuốc dược liệu của Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004),
Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004). Tính trên
toàn thế giới, hàng năm doanh thu ước đạt trên 80 tỷ USD. Điều này chứng tỏ
dược liệu từ cây thuốc có giá trị kinh tế to lớn hơn bất kì cây lương thực, thực
phẩm nào. Đã có 119 chất tinh khiết được tách chiết từ khoảng 90 loài thực vật
bậc cao được sử dụng trên toàn thế giới trong đó có 74% chất có mối quan hệ
hay càng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng như Theophylin từ Chè,

Reserpon từ cây Ba gạc, Rotudin từ Bình vôi [5].
Ở Trung Quốc từ 1979 -1990 đã có 42 chế phẩm từ cây thuốc đưa ra
thị trường, trong đó có 11 chế phẩm chữa bệnh tim mạch, 5 chế phẩm chữa
bệnh ung thư, 6 chế phẩm chữa bệnh đường tiêu hóa. Dự đoán phát triển
cây cỏ từ các nước nhiệt đới có thể làm ra 900 tỉ USD mỗi năm cho các
nước thế giới thứ 3 [30].
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, ngày nay các sản phẩm
từ cây cỏ không chỉ dừng lại làm thuốc chữa bệnh mà nhiều công ty, nhà sản
xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng,
mỹ phẩm, hương liệu, các chất kháng khuẩn nguồn gốc từ cây cỏ hoang dại…
1.1.2. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam
Ở nước ta, việc sử dụng cây cỏ để làm thuốc đã có từ lâu đời. Có thể nói
ngay từ thời nguyên thủy tổ tiên chúng ta đã phát hiện ra nhiều loài cây có công
dụng làm thuốc.
6


Dưới triều vua Lý (1010 - 1244) có nhà sư Minh Không (Nguyễn Chí
Thành) đã có công chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông. Nhà Lý đã giao thương
với Trung Quốc qua Tống Duy Tông để trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc [12].
Dưới thời nhà Trần (1244 - 1399) các tướng lĩnh cũng đã xây dựng kế
hoạch tự túc thuốc Nam cho kháng chiến chống ngoại xâm. Tướng Phạm Ngũ
Lão đã trồng thuốc ở Vạn An và Dược Sơn (xã Hưng Đạo - Chí Linh - Hải
Dương) để cung cấp cho quân y [12].
Năm 1429 Phan Phu Tiên biên soạn cuốn “Bản thảo thực vật toàn yếu”.
Đây là tập tài liệu đầu tiên về cây thuốc và dược liệu của Việt Nam.
Trong thời kỳ này còn xuất hiện nhà sư, danh y nổi tiếng Tuệ Tĩnh
(Nguyễn Năng Tĩnh), ông được phong là ông tổ của ngành dược Việt Nam. Với
phong trào trồng thuốc ở gia đình và phương châm “Thuốc nam chữa bệnh
người Nam”, ông đã có công to lớn trong việc xây dựng quan điểm y học độc

lập, tự chủ, sát với thực tế Việt Nam. Trong nghiên cứu dược liệu, ông đặt cây
cỏ lên trước Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ngược với cách sắp xếp của Trung
Quốc. Ông đã truyền bá y học cổ truyền rộng rãi trong nhân dân qua nhiều tác
phẩm khác nhau. “Nam dược thần hiệu” gồm 499 vị và 3932 phương thuốc trị
184 loại bệnh chia làm 10 khoa (1725) là một trong những tác phẩm nổi tiếng
của ông. “Các bài thuốc Nam và thập tam phương gia giảm” chép 13 cổ
phương với bổ âm đơn do ông sáng chế để chữa các bệnh gia giảm theo chứng.
Các tài liệu này được in trong cuốn “Nam dược chính bản”. Sau này thời hậu
Lê in lại trong cuốn “Hồng Nghĩa giác y thư” (1717 và 1723) và được lưu
truyền cho tới ngày nay [12].
Thế kỷ thứ XIII có Hải Thượng lãn Ông Lê Hữu Trác (1729 - 1791) đã
thừa kế dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tập “Lĩnh Nam bản thảo” nội dung
gồm 496 vị thuốc Nam của “Nam dược thần hiệu” và phát hiện thêm 300 vị
nữa. Tư liệu vĩ đại nhất của ông là “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66
quyển, viết về lý luận cơ bản, phương pháp chẩn đoán, trị bệnh [3].

7


Ngoài những tác phẩm trên còn phải kể đến tập “Vạn phương thập
nghiệm” của Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập (1763). Tập “Nam bang
thảo mộc” của Trần Nguyệt Phương mô tả hơn 100 loài cây thuốc Nam (1858).
Triều Tây Sơn (1788 - 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập “Nam dược” gồm
620 vị thuốc với nhiều phương thuốc gia truyền [12]. Triều Nguyễn (1802 1845) có quyển “Nam dược tập nghiệm quốc âm” của Nguyễn Quang Lượng
về phương thuốc dân gian. Vào thời Pháp thuộc (1848 - 1845) đã có những
công trình nghiên cứu cây thuốc Việt Nam của nhiều nhà thực vật học Việt
Nam và Pháp. Trong đó tiêu biểu là bộ “Trung Việt dược tích hợp biên” của
Đinh Nho chân với 1600 vị thuốc Nam Bắc. Năm 1954, A.Petelote đã xuất bản
bộ sách “Những cây thuốc của Campuchia, Lào, Việt Nam” gồm 4 tập [12].
Cách Mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước đã có nhiều

chính sách khuyến khích việc nghiên cứu và sử dụng thuốc Nam. Từ đó đến
nay đã có nhiều tác giả đi sâu, tìm tòi nghiên cứu phát hiện những giá trị mới
của cây thuốc.
Qua điều tra nghiên cứu dưới sự chủ trì của Viện Dược liệu (ở miền
bắc) và phân Viện dược liệu thành phố Hồ Chí Minh (ở miền nam) kết hợp
với các trạm dược liệu ở hầu hết các tỉnh thành phía Nam từ Quảng Nam Đà Nẵng trở vào, kết quả ghi nhận được cho đến năm 2005 trong cả nước có
3948 loài cây thuốc thuộc 1572 chi và 307 họ thực vật. Trong số đó có trên
90% là cây hoang dại [35].
Bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất
Lợi (1962- 1965, 1969-1970) [22], đã giới thiệu gần 1000 cây thuốc và vị thuốc
ở Việt Nam. Bộ sách “Cây thuốc Việt Nam” của lương y Lê Trần Đức (1997)
[10] có ghi 830 loài cây thuốc, mô tả đầy đủ hình thái, phân bố, cách trồng và
thu hái cũng như bộ phận sử dụng. Võ Văn Chi, tác giả của cuốn “Từ điển cây
thuốc Việt Nam” (1996) [6] đã thống kê khoảng 3200 loài cây thuốc kể cả
Nấm. Đến năm 2012, Võ Văn Chi [8] đã công bố loài cây làm thuốc Việt Nam
là gần 4700 loài. Điều này cho thấy tiềm năng cây thuốc ở nước nhà là rất
phong phú. Các nhà nghiên cứu đã ước lượng số loài cây thuốc ở Việt Nam có
thể lên đến 6000 loài.

8


Trong nền y học chính thống đã thống kê được có khoảng 700 loài cây
thường được nhắc tới trong các sách Đông y, sách về cây thuốc, 150-180 vị
thuốc được sử dụng ở các bệnh viện y học cổ truyền và hiện nay đã tập hợp
được 39.381 bài thuốc kinh nghiệm dân gian gia truyền của 12.531 lương y.
Nhiều dược phẩm được phát triển dựa trên tri thức sử dụng cộng đồng như
amplop dựa trên sử dụng cây Chè dây để chữa bệnh của người Tày Cao Bằng,
cây Tật lê của người Chăm. Hoạt chất antioxyclant của Cà gai leo, saponin của
Sâm Ngọc Linh [30].

Một hướng nghiên cứu mới để tăng hiệu quả sử dụng của hoạt chất chiết
xuất từ thảo dược là ứng dụng công nghệ nano vào sản xuất chế phẩm thảo
dược. Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đã sản xuất thành công
Nano curcumin từ nguồn curcumin chiết xuất từ cây Nghệ vàng trồng trong
nước. Nano curcumin được nghiên cứu trên một số dòng tế bào ung thư tại Đại
học Quốc gia Hà Nội cho kết quả tiêu diệt tế bào ung thư vú, ung thư phổi và
ung thư trực tràng.
Trong các nền y học nhân dân, mỗi cộng đồng miền núi thường biết sử dụng
300 đến 500 loài cây thuốc. Các bộ phận của cây cỏ được người dân sử dụng có thể
là lá, thân, rễ hoặc cả cây tùy theo mục đích chữa bệnh. Cách sử dụng cây thuốc của
người dân cũng đa dạng như dùng tươi, giã nát rồi đắp, sắc nước uống, đun nước
tắm, phơi khô ngâm rượu hoặc nấu cao. Bộ Y tế đã ban hành “Danh lục cây làm
thuốc thiết yếu”, lần thứ IV, có quy định 188 vị thuốc y học cổ truyền thiết yếu và
60 loài cây cỏ làm thuốc cần trồng tại tuyến xã gọi là thuốc nam thiết yếu [5].
Các công trình nghiên cứu về cây thuốc đã được công bố tiêu biểu như
Nguyễn Nghĩa Thìn (2001) đã công bố hệ thực vật Vườn Quốc gia Con Cuông,
Nghệ An có 551 loài cây thuốc thuộc 364 chi, 120 họ thực vật [31].
Theo kết quả thống kê của Viện Dược liệu (2003) ước tính tại Vườn Quốc gia
Chư Yang Sin có thể có tới 400 loài cây thuốc, đã thu thập được 10 loài cây có tên
trong Sách đỏ Việt Nam (1996) và danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2001) [35].

9


Năm 2004, nhóm nghiên cứu Lưu Đàm Cư, Hà Tuấn Anh, Trương Anh
Thư khi điều tra các loài cây có ích của dân tộc H’Mông ở vùng núi cao phía
Bắc đã thống kê được 657 loài thuộc 118 họ [10].
Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Nguyễn Nghĩa Thìn (2006) đã ghi
nhận 1162 loài thực vật, trong đó có 558 loài cây thuốc chiếm 48,02% tổng số
loài của toàn hệ [32].

Lê Ngọc Công, Nguyễn Văn Hoàn (2006), nghiên cứu đa dạng các
loài cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) đã thống
kê được 152 loài, 133 chi và 72 họ, có tác dụng chữa trị 19 nhóm bệnh
khác nhau [9].
Đinh Thị Bạch Yến (2009), khi điều tra kinh nghiệm sử dụng cây thuốc
của cộng đồng dân tộc Dao ở xã Quân Chu huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã
công bố 130 loài cây thuốc thuộc 109 chi 62 họ của 4 ngành thực vật bậc cao
có mạch [43].
Nhóm tác giả Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thuận (2010) đã
công bố 136 loài cây thuốc thuộc 122 chi và 63 họ của 3 ngành thực vật
được đồng bào dân tộc Cao Lan xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên sử dụng [15].
Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Phượng (2012) đã công bố nghiên
cứu về “Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào
dân tộc Sán Chí huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. Kết quả công bố 132
loài thực vật làm thuốc [16].
Phạm Hồng Ban, Nguyễn Thượng Hải (2013) [2] đã xác định được 287
loài cây thuốc thuộc 204 chi và 87 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch
được đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quỳ Hợp và Quế Phong tỉnh Nghệ An sử
dụng. Trong đó dạng thân cây thuốc được người dân sử dụng nhiều nhất là thân
thảo với 93 loài chiếm 32,4% tổng số loài xác định được. Bộ phận sử dụng
nhiều nhất là lá có tới 140 loài chiếm 37,94% so với tổng các bộ phận sử dụng.

10


Ninh Khắc Bản và nhóm tác giả (2013) [4] khi nghiên cứu tri thức sử
dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc Cơ Tu và Vân Kiều tại vùng
đệm Vườn Quốc gia Bạch mã đã ghi nhận có 294 loài cây thuốc thuộc 82 họ
và 178 chi được người Cơ Tu sử dụng. Người Vân Kiều chiếm tỉ lệ thấp

trong các cộng đồng, số loài cây thuốc được sử dụng là 27 loài thuộc 21 họ.
Bộ phận cây thuốc người Cơ Tu sử dụng chủ yếu là cành lá với 77 loài,
người Vân Kiều sử dụng rễ củ là chủ yếu với 13 loài.
Lê Thị Thanh Hương (2013) trong báo cáo tổng kết đề tài khoa học công
nghệ cấp đại học đã thống kê được 224 loài cây thuốc thuộc 173 chi, 87 họ
của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch; định tính coumarin trong 9 loài cây
thuốc thuộc họ Rutaceae (họ Cam), Rubiaceae (họ Cà phê), Fabaceae (họ Đậu),
Asteraceae (họ Cúc) được sử dụng trong cộng đồng dân tộc Dao ở huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên [17].
Trịnh Xuân Huy (2013) tại Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5 đã công bố 508 loài thực vật làm thuốc
thuộc 131 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 22 loài
thuộc diện cần bảo tồn theo tiêu chí của Sách đỏ Việt Nam (2007) ở Khu bảo
tồn thiên nhiên Pà Cò, tỉnh Hòa Bình [17].
Tất cả những công trình trên đã tạo nên một kho kiến thức khổng lồ về cây
thuốc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều cây thuốc quý đang tiếp tục được nghiên cứu một
cách toàn diện nhằm phát huy hết những giá trị vốn có của nó và bảo tồn cho các
thế hệ mai sau.
1.2. Những nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của các loài cây thuốc
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu
sâu về khả năng kháng khuẩn của các loài cây hoang dại dùng làm thuốc.
Trên thế giới
Bose và cs (2007) cho rằng cao ethanol và cao phân đoạn diethyl ether
có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm trên Aspergillus niger, Bacillus

11


polymexia, Bacillus subtilis, Candida albicans, Pseudomonas aerugenosa,
Penicillum notatum, Salmonella typhi, Shigella flexiniry, Staphylococcus

aureus, Streptococcus faecalis và Vibrio cholerae [50]. Cũng trong năm 2007,
Bose và cs đã chỉ ra rằng cao chiết từ cây Màn tím bằng dung môi nước có tác
dụng lợi tiểu, có tác dụng kháng vi khuẩn Gram dương và Gram âm phụ thuộc
nồng độ [48]. Mondal và cs (2009) cũng cho rằng cao rễ Màn màn tím có khả
năng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt [70]. Dey và cs (2009) cho rằng cao
methanol thể hiện khả năng ức chế khối u trên mô hình thực nghiệm gây ung
thư da và ung thư dạ dày [58]. Chakraborty và cs (2010) đã chỉ ra rằng cao
ethanol và cao nước cây Màn màn tím thể hiện hoạt tính ức chế gốc tự do in
vitro qua các phương pháp thử DPPH, nitric oxid và gốc hydroxyl [54].
Ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hoàng Lan, Bùi Quang Thuật, Lê Danh Tuyên, Nguyễn Thị
Ngọc Duyên đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô và cho
thấy tinh dầu lá tía tô có khả năng kháng khuẩn đối với tất cả các chủng vi
khuẩn nghiên cứu ngoại trừ Pseudomonas aeruginosa. Tác động của tinh dầu lá
tía tô lên vi khuẩn gram dương mạnh hơn lên vi khuẩn gram âm. Tinh dầu
nguyên chất ức chế hoàn toàn 4 chủng vi khuẩn gram dương nghiên cứu là
Bacillus cereus, B. subtilis, Staphylococcus aureus, Streptococcus feaium (vi
khuẩn không mọc trên toàn đĩa thạch) và 1 chủng vi khuẩn gram âm là
Pseudomonas fluorescens [23].
Phạm Văn Ngọt và cộng sự nghiên cứu khả năng khăng khuẩn của 10
loài cây ngập mặn dùng làm thuốc đã kết luận khả năng kháng khuẩn của các
cao chiết từ 10 loài cây ngập mặn cho thấy có thể sử dụng cây ngập mặn như
một nguồn để sản xuất các loại thuốc, cải thiện việc điều trị các bệnh nhiễm
trùng gây ra bởi các vi khuẩn [26].
Đái Thị Xuân Trang, Lâm Hồng Bảo Ngọc và Võ Thị Tú Anh cho biết
Cao chiết methanol cây Hà Thủ Ô có khả năng kháng vi khuẩn Escherichia coli

12



và Staphylococcus aureus cao hơn thuốc kháng sinh chuẩn ampicillin (MIC = 64
µg/ml) và amoxicillin (MIC E. coli = 64 µg/ml và MIC S. aureus = 16 µg/ml).
Hiệu quả loại bỏ gốc tự do hydro ở DPPH của cao Hà Thủ Ô (IC50 = 349,35
µg/ml) thấp hơn so với vitamin C 15,5 lần (IC50 = 22,55 µg/ml) [40].
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra những phương pháp và kết quả nghiên
cứu hoạt tính kháng khuẩn khác nhau ở những loại cây thuốc khác nhau. Song
để khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của các loài cây nghiên cứu thì phương pháp
thường dùng nhất là sử dụng cao chiết methanol hoặc ethanol và xác định vòng
vô khuẩn trên đĩa thạch.
1.3. Những nghiên cứu về khả năng nhân giống bằng phương pháp giâm hom
Phần lớn các loài thực vật đều sinh sản bằng con đường hữu tính, tuy
nhiên chúng ta vẫn bắt gặp các hình thức sinh sản vô tính: chiết, ghép, nuôi cấy
mô tế bào, giâm hom. Nhờ có phương thức sinh sản vô tính mà thực vật có thể
tái tạo lại mình từ các phần của cơ thể: bằng thân như dây Khoai lang, bằng rễ
như cây Hồng…
Trong các biện pháp sinh sản vô tính, giâm hom là hình thức phổ biến
nhất và là một trong những công cụ có hiệu quả cho việc lưu giữ, bảo vệ và duy
trì giống cây rừng quý hiếm, đặc biệt là cây có giá trị như cây rừng dùng làm
thuốc. Nhân giống bằng hom cho hệ số nhân giống lớn, tương đối rẻ tiền, nên
được dùng phổ biến trong nhân giống cây rừng, cây cảnh và cây ăn quả [20].
Phạm Hữu Hạnh, Hà Văn Năm khi nghiên cứu về nhân giống cây Hoàng
đằng tại Quảng Ninh cho thấy nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom
sử dụng hai chất điều hoà sinh trưởng là IBA và IAA với nồng độ 1.500ppm đã
cho tỷ lệ ra rễ, số rễ một hom và chiều dài rễ đạt cao nhất, với tỷ lệ ra rễ của hai
loại thuốc đạt các giá trị tương ứng là 57,8% và 58,9%, số rễ mỗi hom đạt 6,3
và 6,1 rễ, chiều dài rễ đạt 3,6cm và 3,8cm. Thấp nhất là công thức đối chứng
(không sử dụng chất điều hoà sinh trưởng) với tỷ lệ ra rễ đạt 33,3%, số rễ trung
bình mỗi hom đạt 4,2 rễ và chiều dài rễ đạt 3,1cm [13].

13



Ninh Thị Phíp, Nguyễn Tất Cảnh khi nghiên cứu kỹ thuật nhân giống
một số cây thuốc tắm bằng phương pháp giâm cành cho thấy, sử dụng cành
bánh tẻ có chiều dài 15cm, giâm trên giá thể 50% cát và 50% trấu hun trong
thời vụ 20/7 dưới ánh sáng tự nhiên là tốt nhất để giâm cành cho 4 loài cây
thuốc tắm trong thí nghiệm. Thời gian ra ngôi phù hợp nhất đối với cây Tùng
dìe, Mà gầy khăng và Kèng pi đẻng là 30 ngày sau giâm, riêng đối với cây
Dàng nải thời gian ra ngôi phù hợp là 50 ngày sau giâm [27].
Những nghiên cứu khác về nhân giống vô tính.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ trong quá trình giâm hom,
về cơ bản có thể chia thành 2 nhóm: Các nhân tố nội sinh và nhóm các nhân tố
ngoại sinh (Phạm Văn Tuấn, 1996) [41]. Kết quả nghiên cứu giâm hom cây Mỡ
(Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, 1996), cho thấy, với hom Mỡ xử lý bằng AIA
nồng độ 100 ppm với thời gian 3; 5; 8; 16 giờ có tỷ lệ ra rễ tương ứng là: 74%;
81,3%; 73% và 55,7% [21]. Tuổi cây mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ
của hom, nhất là đối với các loài khó ra rễ. Nhìn chung, tuổi cây mẹ càng già
thì tỷ lệ ra rễ của hom càng giảm. Cây Mỡ (Manglietia glauca) 1 tuổi có tỷ lệ ra
rễ 98%, Mỡ 3 tuổi 47%, Mỡ 20 tuổi không ra rễ. Cây Sao đen (Hopea odorata)
1 tuổi 70% ra rễ, 2 tuổi 50% ra rễ. Hom từ cây già không những có tỷ lệ ra rễ
thấp mà còn có thời gian ra rễ dài hơn. Ví dụ hom Mỡ 1 tuổi thời gian ra rễ là
80 ngày, trong lúc đó hom chồi bất định ở cây 8 tuổi là 120 ngày. Để giải thích
tỷ lệ ra rễ thấp của hom giâm ở cây có tuổi cao thì Liubin ski (1957) cho rằng:
ở cây nhiều tỷ lệ đường tổng số trên đạm tổng số ở thân cây quyết định. Nói
cách khác là do hàm lượng đạm ở thân cây giảm xuống, song có người cho
rằng, sở dĩ cây có tuổi cao ra rễ kém là do tính mềm dẻo của cây bị giảm đi.
Kết quả nghiên cứu nhân giống cây Cóc hành bằng giâm hom của Phạm
Thế Dũng, (1989) [11], tác giả kết luận hom ngọn cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất, giá
thể cát được chọn trong giâm hom cây Cóc hành là tốt hơn giá thể cát - tro. Kết
quả nhân giống Giáng hương [25] bằng phương pháp giâm hom tại trạm thực

nghiệm giống Ba Vì cho thấy hom không xử lý chất kích thích sinh trưởng có

14


tỷ lệ ra rễ 53,53%. Hom xử lý TTG1 cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ở nồng độ 0,75%
(100%) và TTG2 cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ở nồng độ 1% (86,7%). Tại Buôn Ma
Thuột: hom không xử lý chất kích thích sinh trưởng có tỷ lệ ra rễ 41%. Hom xử
lý AIB nồng độ 750ppm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất 69%, trong khi xử lý AIA cho
tỷ lệ ra rễ cao nhất chỉ đạt 63% (ở nồng độ 1000ppm).
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, những cây rừng dù thường sinh
sản hữu tính là chủ yếu vẫn có thể nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm
hom. Tùy từng loài cây khác nhau mà phương pháp giâm hom khác nhau. Tuy
nhiên độ tuổi hom, độ dài hom, nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đều ảnh
hưởng đến khả năng sống của hom giâm. Qua các công trình trên có thể thấy
chưa có tài liệu nào đề cập nghiên cứu nhân giống vô tính với các cây Stixis
scandens Lour (Trứng cuốc), Capparis trinervia (Dùi trống ) trong Họ Màn
màn (Capparaceae Juss.).
1.4. Những nghiên cứu về họ Màn màn
Họ Màn màn (Capparaceae Juss) phân bố khắp các vùng nhiệt đới và các
vùng có khí hậu nóng ấm trên thế giới. Tại Việt Nam có khoảng 55 loài và thứ,
có ý nghĩa kinh tế về nhiều mặt như: phần lớn các loài trong họ được sử dụng
làm thuốc, làm thức ăn (rau ăn, lấy quả) cho người và động vật, lấy gỗ, làm
cảnh vì có hoa đẹp... Bên cạnh đó, họ Màn màn còn có giá trị khoa học như
được sử dụng nhiều trong nghiên cứu di truyền học, tế bào học…[34].
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu về
một số loài trong họ Màn màn.
Trong tài liệu nghiên cứu về chi Trứng cuốc thuộc họ Màn màn tác giả
Sỹ Danh Thường đã chỉ ra rằng: Stixis fasciculata là một trong 7 loài của chi
trứng cuốc, phân bố ở Châu Á gồm Ấn Độ, Bhutan, Malaysia, Myanmar, Thái

Lan, Trung Quốc. Ở Việt Nam, đây là một trong 3 loài được phát hiện, phân bố
rải rác khắp cả nước. Cũng trong nghiên cứu này tác giả đã mô tả đặc điểm
hình thái, khu vực phân bố và giá trị làm thuốc của các cây trong chi Trứng
cuốc tại một số địa phương ở Việt Nam [38].

15


Về loài Màn màn tím (Cleome rutidosperma DC)
Nguyễn Tuấn Quang và cs (2011) công bố kết quả nghiên cứu sơ bộ
thành phần hóa học của cây này. Kết quả cho thấy: trong thân, lá cây có chứa
các nhóm hợp chất antraquinon, flavonoid, chất béo, sterol, saponin, đường khử
và protid. Đồng thời, hàm lượng flavonoid toàn phần là 1,07 ± 0,02% tính theo
dược liệu khô [29].
Bảng 1.1. Danh mục các loài có giá trị trong họ Màn màn ở Việt Nam
Stt

Tên khoa học

Tên Việt Nam

LT

TP

LG

Cáp vàng

X


X

X

Cáp to

X

1

Capparis flavicans Kurz.

2

Capparis grandis L.

3

Capparis khuamak Gagnep.

Bạch hoa

4

Capparis micracantha DC.

Cáp gai nhỏ

X


X

5

Capparis pyrifolia Lamk.

Cáp lá xá lị

X

X

6

Capparis sepiaria L.

Cáp hàng rào

X

7

Capparis siamensis Kurz

Cáp xiêm

X

8


Capparis sikkimensis Kurz

Bạch hoa

X

9

Capparis thorelii var. pranensis Gagnep.

LC

X

X

X

X

Dây độc mộc ô

X

10 Capparis tonkinensis Gagnep.

Cáp bắc bộ

X


11 Capparis versicolor Griff.

Hồng trâu

X

Cáp gai đen

X

Màn màn hoa tím

X

14 Cleome gynandra L.

Màn màn trắng

X

15 Cleome speciosa Raf.

Màn màn đẹp

X

16 Cleome spinosa Jacq.

Màn màn gai


X

12 Capparis zeylanica L.
13 Cleome rutidosperma DC.

17 Cleome viscosa L.

X
X

X

Màn màn vàng

X

X

Bún to

X

X

X

19 Crateva religiosa Forst. f.

Bún nước


X

X

X

20 Crateva roxburghii R. Br.

Mấm núi

X

X

X

Bún một buồng

X

22 Niebuhria siamensis Kurz.

Chan chan

X

23 Stixis fasciculata Gagnep.

Dây tấm cám


X

Trứng cuốc

X

Tôn nấm

X

18 Crateva magna (Lour.) DC.

21 Crateva unilocularis Buch-Ham.

24 Stixis fasciculata G.
25 Stixis suaveolens Pierre

CDK

X
X

X

X
X
X

X


Ghi chú: LT: làm thuốc; TP: thực phẩm (làm rau ăn, lấy quả); LG: lấy
gỗ; LC: làm cảnh; CDK: công dụng khác

16


×