Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp thực tập nghề nghiệp xây dựng cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VÂN TẢI
…….…….

Bộ môn công trình:

BÁO CÁO:
THỰC TẬP XÂY DỰNG CẦU

CÔNG TRÌNH : Cầu Tân Dương và cầu Khuổi Lèng.
ĐỊA ĐIỂM: Huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
ĐƠN VỊ THI CÔNG: Công ty Cổ phần VINACONEX - 9

Thái Nguyên, Ngày…Tháng…Năm…

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

LỜI NÓI ĐẦU:


Sau thời gian học tập tại trường sắp kết thúc khóa học, chúng em đã được học
xong lý thuyết môn xây dựng Cầu. Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoat động của
trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải, căn cứ vào kế hoạch đào tạo
quyết định lớp 65CCCD31 chuyên ngành xây dựng cầu đường về thực tập tại
công trình Cầu Tân Dương và cầu Khuổi Lèng do Công ty VINACONEX – 9 thi
công




Mục đính của đợt thực tập là tạo điều kiện cho chúng em hệ thống lại các kiến
thức lý thuyết đã được học tập trong nhà trường, vận dụng vào các công việc
thực tế ngoài công trường, đồng thời rèn luyện tác phong công tác của người
công nhân và của người cán bộ kĩ thuật thi công cầu:
o

Thông qua việc trực tiếp lao động ở ngoài công trường chúng em đã có
điều kiện rèn luyện kĩ năng thực hánh tay nghề của người công nhân kĩ
thuật thi công cầu.

o

Thông qua sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ kĩ thuật, của thầy giáo Lê
Xuân Quang, em đã tìm hiểu công tác, các công nghệ thi công và tổ chức
thi công từng hạng mục công trình, được rèn luyện kĩ năng tác nghiệp, tìm
hiểu công tác nội nghiệp của người cán bộ kĩ thuật hiện trường.



Chúng em xin chân thành cảm ơn sự ân cần chỉ bảo hướng dẫn của thầy giáo và
các chú các anh trong đơn vị thi công đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập này !

Chúng em xin chân thành cám ơn!
2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI


CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THỰC TẬP VINACONEX-9
1.1: Tên công ty-địa điểm
- Địa chỉ: Tầng 4&5 Toà nhà Vinaconex 9, Lô HH2-2 Khu đô thị Mễ Trì Hạ, phường
Mễ Trì quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại : 04. 35540612 - Fax: 04.35540615
- Email: - © 2017 vinaconex-9.vn

1.2: Hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 (VINACONEX-9) là doanh nghiệp hạng I trực thuộc
Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (vinaconex)

Hình 1.1: logo công ty
Theo quyết định số 129/BXD-TCLĐ, ngày 15/11/1977 của Bộ Xây dựng, Công ty Xây
dựng số 9 được thành lập trên cơ sở hợp nhất Xí nghiệp Xây dựng số 9 trực thuộc Công
ty Xây dựng Xuân Hoà và Đội ván khuân trượt Công trường K3 thuộc Công ty Xây dựng
số 5. Công ty Xây dựng số 9 có trụ sở tại Thành phố Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình với
nhiệm vụ chính là thi công theo công nghệ Trượt các công trình dân dụng và công
nghiệp.
Theo quyết định số 992/BXD-TCLĐ ngày 20 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ xây
dựng về việc thành lập Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam, Công ty Xây
3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
dựng số 9 chuyển về trực thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam Vinaconex.

Ngày 20/12/1999 Công ty chuyển trụ sở chính từ Ninh Bình đến trụ sở mới tại
Tầng 12&13, Nhà H2 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Đến ngày 19/5/2001 trụ sở làm

việc Công ty chuyển về Tầng 6&7, Nhà D9, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà
Nội. Sau đó chuyển trụ sở làm việc về Tòa nhà Vinaconex 9, Lô HH2-2, Khu đô thị
Mễ trì Hạ, Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội từ ngày 31/12/2009.
Năm 2001, Công ty đã được Cục sở hữu công nghiệp cấp bằng độc quyền sáng
chế về“Phương pháp nâng vật nặng trong thi công xây lắp đồng hành với hệ thống
ván khuôn trượt”.
Tháng 10 năm 2004, thực hiện chủ trương của Nhà nước về đổi mới sắp xếp lại
Doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Bộ xây dựng đã
có quyết định số 1731/QĐ-BXD ngày 04/11/2004 chuyển đổi Công ty Xây dựng số 9
thành Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 với số Vốn điều lệ ban đầu là 21 tỷ đồng. Công ty
Cổ phần Xây dựng số 9 chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ ngày
08/04/2005 theo GCNĐKKD số 0103007318 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp.
Tính đến thời điểm hiện tại, Vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên mức 120 tỷ đồng
nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty.
Ngày 05/11/2009 Công ty cổ phần xây dựng số 9 đã chính thức niếm yết
8.000.000 (tám triệu) cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

1.3: Thành tựu
Trong quá trình xây dựng và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần xây dựng số 9 (VINACONEX 9) luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định. Thực hiện
phương châm đa dạng hóa kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm Công ty VINACONEX 9 đã
tận dụng mọi thế mạnh của mình nhằm phấn đấu xây dựng Công ty trở thành doanh
nghiệp hạng I trực thuộc Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam
(vinaconex). Với những thành tựu và đóng góp cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại
5



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
hóa đất nước, Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 đã vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính
Phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam tặng thưởng nhiều danh hiệu như:
- Huân chương lao động hạng 3 năm 1996.

- Bằng khen của Chính Phủ năm 2002.
- Huân Chương lao động hạng 2 năm 2003.

6


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

- Cục sở hữu công nghiệp cấp Bằng độc quyền sáng chế về “Phương pháp nâng nặng
trong thi công xây lắp cùng với hệ thông ván khuôn trượt”.
-Bộ Xây dựng tặng Huy chương vàng cho sản phẩm “Công nghệ mới thi công cốp pha
trượt nhà cao tầng” tại hội chợ Conexpo -2003.
-Bộ Khoa học Công nghệ chứng nhận và cấp “ Cúp vàng ISO- chìa khoá hội nhập” năm
2007.

7


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

- Huân chương lao động hạng nhất năm 2010.

- Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2012.


8


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

- Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng chính phủ các năm 2011, 2012, 2013.
Bên cạnh những danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước, Công ty còn nhận được
nhiều bằng khen của Bộ xây dựng, Các Bộ và UBND các tỉnh đối với các công trình do
Công ty thi công.
1.4: Lĩnh vực hoạt động
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng nhà ở, các công trình giao
thông, thủy lợi, bưu điện, cấp thoát nước, nền móng, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô
thị, khu công nghiệp, các công trình đường dây và trạm biến thế điện;
- Kinh doanh phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh bất động
sản;
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị ngành xây dựng;
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông, lâm, thủy sản, hàng
tiêu dùng, đồ gỗ nội ngoại thất phục vụ sản xuất và tiêu dùng;
- Xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng;
- Khai thác, kinh doanh nước sạch, năng lượng điện.

9


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CHƯƠNG 2:
NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ CÔNG TRƯỜNG
2.1: Nguyên tắc bố trí công trường.

Việc bố trí các công trình tạm đều không được làm trở ngại đến việc thi công và vận hành
của các công trình chính
-Cố gắng giảm bớt phí tổn vận chuyển, bảo đảm vận chuyển được tiện lợi
-Cố gắng giảm bớt khối lượng và phí tổn xây dựng công trình tạm. nên lợi dụng các công
trình sẵn có của địa phương và có phương án tận dụng các công trình tạm vào việc phát
triển công nghiệp địa phương sau khi công trình chính xây dựng xong.
-Khi bố trí và thiết kế công trình tạm cần xét tới ảnh hưởng của thuỷ văn và dòng chảy
trong suốt quá trình sử dụng công trình
-Cần phù hợp với yêu cầu bảo an toàn, phòng hoả và vệ sinh môi trường
-Những xí nghiệp phụ và công trình có liên hệ mật thiết với nhau về quy trình công nghệ,
quản lý, khai thác nên bố trí tập trung, cạnh nhau để tiện việc lãnh đạo, chỉ huy, quản lý,
điều độ.
-Việc bố trí hiện trường phải chặt chẽ, giảm bớt diện tích chiếm đất
2.1.1: Ban chỉ huy công trường
Chức năng :
- Đốc thúc tiến độ thi công phần công việc trong phạm vi quản lý.
- Họp với chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các bên liên quan công trình.
- Đưa ra tiến độ thi công hàng tháng (nếu có yêu cầu cụ thể phải đưa ra tiến độ thực thi
hang tuần). Kiểm soát các nhà thầu phụ (nếu có) theo tiến độ.
- Báo cáo cấp trên về tiến độ thi công theo định kỳ (kiểm tra báo cáo cán bộ cấp dưới lập
trước khi gửi)
- Kiểm soát cán bộ kỹ thuật thực thi công tác thông qua họp nội bộ định kỳ hoặc bất
thường.
- Họp các tổ đội thi công trực tiếp và cán bộ kỹ thuật để giải quyết ngay các vướng mắc
trên công trường khi có phát sinh.
- Họp cán bộ toàn công trường khi cần thông báo thông tin mới. Nên có họp định kỳ về
10


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

tiến độ, phương thức triển khai thi công.
- Kiểm tra, ký khối lượng thanh toán công nhân và khối lượng thanh toán với chủ đầu tư.
- Bàn bạc về biện pháp thi công đặc biệt hoặc chủ trương thanh toán với cán bộ kỹ thuật
hiện trường và cán bộ thanh toán
- Tổ chức đời sống và sinh hoạt cho toàn bộ cán bộ trên công trường.
- Liên lạc với chính quyền, an ninh địa phương, công tác dân vận trong quá trình thi công
tại địa bàn.
- Nắm được bản vẽ phê duyệt dùng thi công.
- Đưa ra biện pháp thi công cụ thể. Với các công tác và hạng mục khó yêu cầu bàn bạc
với chỉ huy trưởng.
- Chủ động kế hoạch vật tư cho từng giai đoạn để chủ động và tránh lãng phí trong thi
công.
- Tự liên lạc với các bên cung cấp vật tư thi công phần công tác của mình để nắm được
tình hình một cách chủ động.
- Chủ động làm biên bản nghiệm thu công tác công việc cần nghiệm thu.
- Lưu trữ thay đổi thiết kế đã được duyệt trong quá trình thi công.
- Đưa ra tiến độ sơ bộ tuần và tháng cho công việc trực tiếp quản lý thi công.
- Họp với các tổ đội thi công trực tiếp nếu cần thiết.
- Trao đổi trực tiếp với chỉ huy phần việc liên quan ngoài khả năng của mình.
- Làm khối lượng thanh toán tổ đội theo tháng và theo yêu cầu của chỉ huy.
2.1.2: Đội thi công, Đội xe
- Chức năng :
+ Nhận nhiệm vụ trực tiếp từ phòng kỹ thuật, trực tiếp tham gia vào quá trình thi công tại
công trường. Lắm vững cơ bản công việc mà tổ, đội mình làm, thực hiện đúng yêu cầu kỹ
thuật trong quá trình thi công.

11


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI


12


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CHƯƠNG 3:
CÔNG NGHỆ THI CÔNG DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP
DỰ ỨNG LỰC MẶT CẮT CHỮ I KÉO SAU
3.1: Trình tự các bước thi công.
Nhịp dầm 33m bằng BTCT DƯL giản đơn, mặt cắt ngang dầm dạng chữ I, các dầm
được đúc tại chỗ ở bãi đúc phía bên trái cuối tuyến, căng kéo các DƯL theo công nghệ
căng kéo sau.
+ Gồm 4 nhịp,mặt cắt ngang mỗi nhịp gồm có 4 dầm chữ I, khoảng cách tim 2 dầm
a = 2.10m. Chiều cao dầm I: H = 1.65m. Liên kết gối giữa các phiến dầm bằng dầm
ngang, mỗi nhịp bố trí 5 vị trí dầm ngang
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Dựa trên mặt bằng công trình đã thi công mố cầu ta tiến hành san mặt bằng thi
công phần nhịp
- Xác định diện tích mặt bằng san ủi mặt bằng công trường
- Định vị san ủi mặt bằng công trường đến cao dộ thiết kế
- Lắp đường vận chuyển công vụ ,vật tư máy móc
- Tập trung vật tư máy móc thiết bị
- Xây dựng lán trại chỗ ở nhân công
Bước 2 Thi công bãi đúc dầm
-

+ Thi công : đúc dầm, dải đá dăm dày 25 cm và dầm.
+ Rải tà vẹt KT 20x20x180 cm, khoảng cách tim 2 tà vẹt là 1m.
+ Kiểm tra cao độ và lắp đặt ván đáy.


13


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Hình 1.1: bãi đúc dầm
Bước 3 : Đúc dầm
+ Lắp ván khuôn dầm, cốt thép, ống gen.
+ Kiểm tra cốt thép ván khuôn đảm bảo tiến hành đổ bê tông, đổ bê tông từ hai đầu dầm
với góc nghiêng lớp đổ 15o.
+ Bố trí dầm cạnh, khoảng cách dầm 1,5m.
+ Tháo ván khuôn khi dầm đủ cường độ.

14


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Hình 1.2 : ván khuôn
Bước 4 : Căng cốt thép DƯL
+ Bê tông đạt cường độ yêu cầu tiến hành căng cáp, phương pháp kéo sau.
+ Trình tự căng cáp 1, 2, 3, 4, 5.
+ Căng với cấp áp lực 0.1 Pk hồi kích về 0 và kiểm tra độ dãn dài của cáp.
+ Căng với cấp áp lực 0.2 đến 0.5 - 0.8 – 1 Pk . Mỗi cấp áp lực dừng lại 5 phút để đo độ
dãn của cáp.
+ Tiến hành đóng neo khi căng đủ lực.
+ Bơm đầy vữa vào ống gen sau khi căng cáp.

15



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Hình 1.3: Đầu dầm chưa căng cáp
Bước 5: lắp dựng đường vận chuyển dầm
-

sau khi đổ bê tông dầm ổn định về điều kiện ổn định , an toàn tiến hành lắp dựng
đường vận chuyển sang dầm
trên cơ sở lựa chọn bãi đúc dầm song song với trục tim cầu tiến hành lắp dựng đường
vận chuyển sang ngang dầm vuông góc với trụ tim dọc cầu
sàng ngang dầm theo thứ tự thi công lao lắp cử từng dầm

-

Hình 1.4 : bãi chứa dầm
Bước 6 : Lắp dựng giá 3 chân trên nền đường đầu cầu
+ Thi công đường sàng ngang dầm, đường di chuyển giá 3 chân.
16


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
+ Giá 3 chân được lắp dựng bằng cần cẩu.
+ Đưa giá 3 chân ra vị trí nhịp.
Bước 7 : Lao lắp dầm ra vị trí nhịp
+ Sàng ngang dầm vào vị trí dưới giá 3 chân.
+ Móc cẩu giá 3 chân nâng dầm và đưa ra vị trí nhịp.
+ Tiến hành sàng ngang 2 dầm biên và đúng vị trí.
+ Đối với 2 dầm trong thì giá 3 chân hạ xuống đúng vị trí.

+ Lắp các thanh chống tạm, thi công dầm ngang.
Bước 8 : Thi công bản mặt cầu, lan can, bản quá độ
+ Lắp đặt cốt thép bản mặt cầu và tiến hành đổ bê tông bản mặt cầu.
+ Thi công lan can.
Bước 9 : Hoàn thiện cầu

3.2 : Các loại vật tư để chế tạo dầm.
3.2.1: thép dự ứng lực
Hình 1.5 : thép
dự ứng lực
- Cáp dự ứng lực được đông đảo người dùng
biết đến với các ứng dụng phổ biến trong ngành
xây dựng dân dụng, xây dựng cầu đường, công
trình thủy lợi… với các tính năng nổi bật: khả
năng chịu lực cao, kết hợp với bê tông thành
sản phẩm bê tông cốt thép dự ứng lực đảm bảo
cho các công trình xây dựng có vượt nhịp lớn,
chịu lực cao, kết cấu nhẹ và giảm giá thành sản
phẩm.
 Có 3 loại cáp dự ứng lực
1.Cáp dự ứng lực 12.7 và 15.24mm: được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu được sử
dụng nhiều nhất trong thi công các hệ thống cầu.
17


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
2.Cáp dự ứng lực bện không vỏ bọc: ứng dụng trong xây dựng cầu, nhà cao tầng…
3.Cáp bện có vỏ bọc: dùng nhiều trong hệ thống dầm sàn dự ứng lực, đường hầm… Loại
này chuyên được dùng cho kết cấu bê tông giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công.
 Cáp dự ứng lực bao gồm các chi tiết chính:

- Sợi ứng suất trước: các sợi này luôn luôn tròn và nhẵn đặt được bằng phương pháp tuốt

-

các sợi máy cáp thép hoặc bê tông cốt thép.
Các sợi máy dùng cho cốt thép ứng suất trước có 4 loại được xác định bởi hàm
lượng cacbon:
+ FMP 60 đối với hàm lượng C= 0.62 – 0.65 %
+ FMP 80 đối với hàm lượng C= 0.78 – 0.83 % …
Bó sợi ứng suất trước:
Bó sợi là tập hợp của các sợi cuộn với nhau thành các đường xoắn ốc và phân bố
trên một lớp có khả năng thực hiện được xung quanh 1 sợi ở trung tâm.
- Tính chất của thép ứng suất trước:
+ Sự cứng hóa của thép ứng suất trước đạt được có thể bằng cách xử lý nhiệt hoặc
bằng cách tuốt và xoắn.
+ Đối với sợi ứng suất trước được tuốt một cách đơn giản sẽ có cường độ mác từ
1570 đến 1770Mpa, 1670 đến 1960Mpa, 1030 đến 1230Mpa. Tính biến dạng của
cốt thép ứng suất trước được đánh giá bằng độ giãn dài dưới tác dụng của tải trọng
cực đại và bằng một độ co thắt của mẫu bi kéo.
+ Cáp dự ứng lực có đặc tính lý học nhất quán, độ bền cao, đặc tính cuộn xoắn
thích hợp với cuộn uốn khúc đặc thù.
+ Bó các sợi xoắn lại với tao cáp 7 sợi xoắn được dùng rộng rãi nhất. Mỗi tao cáp
có một sợi lõi thẳng ở giữa, các sợi ngoài có đường kính giống nhau xếp thành một
hoặc hai lớp. Đường kính sợi ngoài bằng 1.5 – 5mm, riêng sợi lõi có đường kính
lớn hơn 10%.
+ Với các đặc tính như trên, cáp dự ứng lực còn được sử dụng làm cáp cho cầu
dầm I24m-I30m, cầu bê tông cốt thép thi công theo công nghệ đúc hẫng, dầu dây
văng…
Trong các công trình thủy lợi, cáp thép dự ứng lực được sử dụng làm bê tông cho
đập bê tông cốt thép, kết cấu tường chắn, kết cấu cửa đập…

3.2.2 : ống gen

18


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Hình 1.6 : ống gen
+ Nguyên liệu là loại thép lá dạng cuộn được mạ kẽm nhúng nóng hoặc mạ điện
phân.Thép nguyên liệu phải mềm, có bề dày từ 0.25mm đến 0.30mm và có độ bền kéo tối
thiểu là 270N/ mm¬2.
+Lớp phủ kẽm phải đều, liên tục và bám chắc vào thép nền.
Bề mặt lớp mạ không được có các vết nứt, bóc tróc.
Bề mặt ngoài của ống phải được tạo xoăn bằng các đường gân nổi.
Các sản phẩm chính của ống gen
- Ống gen dẹt

+ Sản phẩm chủ yếu dùng để căng kéo sàn bê tông dự ứng lực trong công trình nhà
cao tầng.
Kích thước ống
Loại Neo 3 lỗ 4 lỗ 5 lỗ
Đường kính trong của ống (mm) 20×60 20×70 20×75
Chiều dày thép mạ kẽm: 0.25÷0.30mm
Chiều dài mỗi đoạn ống thường là 4m÷6m, tuy nhiên chiều dài này có thể thay đổi
theo yêu cầu của khách hàng .
Ống nối được cung cấp đồng bộ.
-

Ống gen tròn
+ Sản phẩm này dùng để căng kéo dầm dự ứng lực trong công trình cầu.

Kích thước ống : Đường kính trong/ngoài 85/92, 90/97, 95/102, 100/107, 105/112,
110/117, 115/122, 120/127, 125/132, 130/137, 80/87, 75/82, 70/77, 65/72, 60/67,
55/62, 50/57, 45/52, 40/47
19


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Dung sai cho phép: 0.5÷1(mm)
Chiều dày thép mạ kẽm: 0.25÷0.3(mm)
Chiều dài mỗi đoạn ống thường là 4m ÷6m, tuy nhiên chiều dài này có thể thay đổi
theo yêu cầu của khách hàng .
Ống nối được cung cấp đồng bộ
3.2.3 : kích thuỷ lực.

Hình 1.7: kích thuỷ lực.
-

-

-



Kích thủy lực là một thiết bị dùng lực để nâng các vật nặng. Cơ chế chính mà lực được
áp dụng khác nhau, tùy thuộc vào loại hình cụ thể của kích, thông thường là một vít hoặc
một xi lanh thủy lực. Kích thủy lực có xu hướng mạnh mạnh mẽ hơn và có thể nâng tải
trọng cao hơn
Kích thủy lực hoạt động phụ thuộc vào lực tạo ra bởi áp lực. Kết nối hai xi lanh (một lớn
và một nhỏ), sau đó áp dụng lực cho xi lanh một, áp suất tạo ra trong cả hai xi lanh là
bằng nhau. Do một xi lanh có diện tích lớn hơn, nên dù áp lực trong xi lanh vẫn như cũ

nhưng lượng xi lanh lớn hơn sẽ sản xuất cao hơn.
Kích thủy lực dựa vào nguyên tắc này để nâng vật nặng: sử dụng pittông bơm chuyển dầu
qua hai xi-lanh. Pít tông là lần đầu tiên được vẽ lại, mà mở van hút trong bóng và hút dầu
vào buồng bơm. Khi pít tông được đẩy về phía trước, dầu di chuyển qua một van xả bên
ngoài vào trong buồng xi lanh và van hút đóng lại, kết quả thu được trong việc xây dựng
áp suất bên trong xi lanh.
Ứng dụng:
20


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-

Kích thủy lực được sử dụng rộng rãi trong lắp đặt máy móc, tại công trường hoăc trong
garage xe.
-

Là thiết bị nâng tiêu chuẩn và phổ rộng cho phương tiện giao thông, máy xây dựng và
máy công nghiệp.

-

Được sử dụng tại những nơi dành cho thuê máy móc, máy chống thảm họa thiên
nhiên, chống động đất.

-

Được coi là thiết bị tối ưu cho nâng vật nặng với chỉ cần lực nâng nhỏ nhất.

 Các loại Kích Thủy Lực:

-

Kích thuỷ lực có các loại cơ bản là :
+ Kích thủy lực 1 chiều (Kích thủy lực tác động đơn, kích đứng).
+ Kích thủy lực 2 chiều (Kích thủy lực tác động kép, kích ngang).
+ kích thủy lực có vòng hãm
+ kích thủy lực lùn…

3.2.4: neo

Hình 1.8 : neo
21


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Neo công tác tròn được dùng căng kéo dầm I24m – I30m, cầu bê tông cốt thép thi công
theo công nghệ đúc hẫng, dầm Super T… .Neo công tác tròn được dùng rộng rãi trong
xây dựng dân dụng, công trình thủy điện,thủy lợi….

-

-

Neo công tác tròn QMV, OVM…được chế tạo từ thép chuyên dùng, đảm bảo độ cứng
nhất định để neo công tác có thể giữ chặt sợi cáp vĩnh viễn. Neo công tác tròn khi căng
kéo xong, được chôn theo dầm, tuổi thọ của nó chính bằng của dầm . Khi thi công, neo
công tác tròn luôn luôn được đặt trước kích. Khi căng kéo 1 sợi (sợi đơn), người ta
thường dùng neo công cụ như 13G-1 cáp 12.7 mm; 15G-1 cáp 15.2 mm để giữ sợi cáp,
thay cho neo công tác luôn, vì độ tin cậy và giá thành lại thấp.


-

Chúng tôi nhập khẩu trực tiếp các loại nêm neo công cụ, công tác từ các nhà máy
Xây Dựng Cầu Đường OVM, QMV,…Liễu Châu – Trung Quốc . Trước khi đưa ra công
trường thi công, neo công tác,công cụ, cần phải được kiểm định về khả năng làm việc,
thông qua các chỉ số kĩ thuật cần thiết thì mới được cấp chứng chỉ kiểm định.

 Tác dụng của neo công tác :
-

Dùng để giữ bó cáp 4 – 31 sợi cáp 12.7 mm hoặc 15,2mm trong dầm bê tông.

-

Dùng để căng kéo các bó cáp dự ứng lực phổ thông ở Việt Nam: 4 lỗ, 7 lỗ, 12 lỗ…

-

Dùng để kéo thanh PC32, PC36, PC38 phục vụ công tác lao lắp dầm cầu, đúc hẫng.

-

Thường dùng kích căng kéo (kích thủy lực) có lực từ 60 – 900 tấn

3.2.5 : Tời

Hình 2.1: tời kéo

22



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
+ Tời xây dựng được dùng trong lắp ráp thiết bị và kết cấu xây dựng, dùng để vận
chuyển các hàng nặng trên công trường xây dựng hoặc là một bộ phận của cần trục,
thang nâng và các máy xây dựng khác.
+ Theo công dụng có các loại tời nâng (dùng để nâng vật) và tời kéo (dùng để vận
chuyển theo phương ngang).
+ Theo nguồn dẫn động có tời dẫn động bằng tay và tời dẫn động bằng máy.
+ Theo số tang có tời một tang, tời nhiều tang và tời với puly dẫn cáp bằng ma sát.
3.3: Công tác đổ bê tông nhịp cầu
3.3.1: Những vấn đề chung
+ Công tác đổ bê tông là nhân tố chính quyết định chất lượng của công trình do đó khi đổ
bê tông cần phải nghiên cứu kỹ đặc điểm của kết cấu nhịp, đặc điểm của đà giáo, ván
khuôn, khả năng cung cấp vật liệu, đầm, vận chuyển vật liệu… mà ta sử dụng phương
pháp đổ cho hợp lý.
+ Bê tông được trộn bằng máy với độ sụt theo thiết kế thường SN = 8 ÷ 10cm .
+ Bê tông được đưa đến vị trí đổ bằng nhiều cách ví dụ dùng cần trục cẩu thùng chứa BT
đến vị trí rồi đổ trực tiếp vào khuôn nếu kích thước rộng. Nếu kích thước hẹp thì rót trực
tiếp vào phễu hay máng bố trí sẵn. Có thể làm cầu công tác cao hơn mặt BT trên từ
20 ÷ 30 cm rồi dùng xe chuyển BT đến vị trí, phân phối vào máng hay phễu rót xuống
dầm. Chú ý không được chạm đến ván khuôn và cốt thép.
+ Phương pháp đổ bê tông: Bê tông được đổ và đầm theo từng lớp. Bề dày mỗi lớp đổ từ
10 ÷ 40 cm. Có hai phương pháp đổ bê tông là:
-

Đổ bê tông theo từng lớp nằm ngang song song với ván đáy.
• Ưu điểm: Trọng lượng kết cấu nhịp trong quá trình đổ bê tông phân bố xuống đà
giáo là rải đều và tăng dần nên đà giáo không phải chịu tải trọng cục bộ, tránh được



hiện tượng lún lệch, mất ổn định cho đà giáo.
Khuyết điểm: Di chuyển trong quá trình đổ bê tông không hợp lý. Vữa bê tông làm
bẩn cốt thép và do đó làm giảm lực dính bám giữa bê tông và cốt thép. Công suất
trạm trộn đòi hỏi lớn để đảm bảo đổ bê tông được liên tục và liền khối.
23


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-

Đổ bê tông theo lớp xiên góc với ván đáy: Nếu khả năng cung cấp BT không kịp

khi khối lượng lớn, dầm dài thì đổ theo lớp nghiêng một góc α =15º ÷ 20° đối với
phương ngang.



Ưu điểm: Di chuyển trong quá trình đổ bê tông là hợp lý.
Khuyết điểm: Trọng lượng bản thân dầm tác dụng xuống đà giáo là phân bố không
đều làm cho đà giáo dễ bị mất ổn định do biến dạng không đều.

+ Đầm bê tông kết cấu nhịp có thể dùng đầm dùi. Với kết cấu tường mỏng có thể dung
đầm cạnh, kết cấu bản mỏng dùng đầm mặt. Chú ý đầm không ảnh hưởng đến cốt thép và
ván khuôn. Theo kinh nghiệm khi đầm thấy nổi nước lên và hết lún là được.
+ Đổ và đầm xong khi rút hết nước thì lấy bàn đầm xoa xoa nhẹ. Tùy thuộc vào mùa
đông hay mùa hè đổ xong từ (4 ÷ 6) giờ thì tưới nước bảo dưỡng. Dùng bao tải ướt tưới
lên mặt. Bảo dưỡng tối thiểu từ (2 ÷ 3) tuần số lần tưới trong ngày tuần đầu nhiều hơn
các tuần sau, mùa hè nhiều hơn mùa đông và tối thiểu phải đạt 3lần/ngày đêm. Tưới khắp
bề mặt và thành bên.
+ Phải chuẩn bị đủ nhân lực máy (có dự phòng) để đổ liên tục. Nếu đủ công suất thì phải

đổ bê tông kết cấu nhịp xong trước thời gian dính kết sơ bộ của xi măng. Để kéo dài thời
gian đổ bê tông có thể sử dụng phụ gia kéo dài thời gian ninh kết sơ bộ của xi măng. Nếu
không có khả năng đổ bê tông xong trước thời gian ninh kết sơ bộ của xi măng thì phải
chia nhỏ kết cấu nhịp để đổ bê tông.
+ Phải có biện pháp đề phòng mưa gió trong qua trình đổ bê tông. Nếu đổ hai đợt thì
trước khi đổ đợt sau phải xử lý vết thi công trên bề mặt lớp BT đổ trước
3.4 : Căng kéo cốt thép dự ứng lực
+ Khi dầm bê tông đạt 95% cường độ tiến hành căng cáp dự ứng lực.
+ Trình tự căng cáp 1.2.3.4.5
+ Quy trình:
- Bước 1: căng với cấp áp lực 0.1 Pk, hồi kích về 0 và kiểm tra độ dãn dài của cáp.
24


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
- Bước 2: căng với cấp áp lực 0.2- 0.5- 0.8- 1 Pk, mỗi cấp dừng lại 5p để kiểm tra độ dãn
dài của cáp.
+ Bơm vữa sau khi căng cáp nhiều nhất là 24h. Máy bơm phải có áp lực > 10kG/cm 2.
Trong quá trình bơm kiểm tra áp lực vữa bơm, khống chế ở mức khoảng 6-7kG/cm2 .
Kiểm tra việc đóng nút khi vữa đã ra khỏi đầu ben kia của ống chứa cáp, cần duy trì lực
ép 6kG/cm2 trong khoảng 5p nữa. Vữa trộn xong phải bơm ngay trong vòng 30p. Vữa
trong thùng chứa của máy bơm phải được quấy liên tục để không bị lắng, khi đổ vữa vào
thùng phải lọc để vữa không bị tắc ống.
3.5: Hoàn thiện dầm.
*công tác bơm vữa:
- chuẩn bị bơm vữa:
+ Dựa trên kết quả kéo căng và biên bản cắt cáp được tư vấn giám sát duyệt thì tiến hành
cắt các đoạn cáp thừa ra bên ngoài khóa neo. đoạn cáp thừa còn lại sau khi cắt là 20mm
kể từ khóa neo.
+ bơm vữa phài được tiến hành trong vòng 28 ngày kể từ ngày kéo căng cáp

+vữa phải được thử nghiệm trước khi bơm để xác định tỷ lệ thích hợp
+trước khi bơm vữa các đường cáp phải được kiểm tra có thông hay không bằng cách thử
nước
- Quy trình bơm vữa;
+ vữa được bơm vào ống gen qua van bơm vữa tại đầu neo chết hoăc đầu neo sống (gọi là
miệng bơm)
+ phải kiểm tra vữa trào ra các van bơm vữa trên đường cáp cho đến khi vữa không còn
bọt khí và thành phần của vữa đều giống như trong máy trộn trước khi đóng van bơm vữa
lại

25


×