Tải bản đầy đủ (.pdf) (279 trang)

TOÀN văn kỷ yếu hội NGHỊ conference proceeding fulltext

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.41 MB, 279 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ISBN: 978-604-82-1375-6

TOÀN VĂN KỶ YẾU HỘI NGHỊ
Conference Proceeding Fulltext

TP. HCM – 21/11/2014
www.hcmus.edu.vn


TOÀN VĂN BÁO CÁO NÓI
ORAL
Tiểu ban MÔI TRƯỜNG


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
VI-O-1.1

THỀM BIỂN NAM BỘ - BẰNG CHỨNG VỀ BIẾN ĐỔIMÔI TRƢỜNG
Hà Quang Hải, Lê Hoài Nam, Nguyễn Ngọc Tuyến, Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
TÓM TẮT
Thềm biển là một trong những bằng chứng địa mạo phổ biến nhất liên quan đến mực nước biển
cổ, rất hữu ích để hiểu sự biến động môi trường trong quá khứ (dao động mực biển và chuyển động
kiến tạo địa phương). Kết quả điều tra địa mạo khu vực Nam Bộ đã xác định được 6 bậc thềm biển:
T1: 2-3 m, T2:4 - 5 m, T3: 10-15 m, T4: 25 – 35 m, T5: 55 -65 m và T6: 80-100 m (độ cao trên mực
biển trung bình hiện tại). Tuổi carbon phóng xạ của thềm T1 và T2 là 3100 - 4670 năm và 5400 –
7510 năm cách ngày nay. Dữ liệu đồng vị oxy biển cho thấy tuổi trầm tích thềm T4 là 97000 ± 27000
năm (MIS 5); như vậy tốc độ nâng trung bình của thềm này khoảng 0,3 mm/năm. Dựa vào tốc độ


nâng của thềm T4 có thể xác định sơ bộ tuổi thềm T3: 42000 năm (MIS 3), T5: 200000 năm (MIS 7),
và T6: 300.000 năm (MIS 9). Kết quả nghiên cứu này cho thấy các thềm biển khu vực Nam Bộ được
thành tạo trong các chu kỳ băng hà và gian băng qui mô toàn cầu.
Từ khóa:Địa mạo, thềm biển, biến đổi môi trường, Nam Bộ.
GIỚI THIỆU
Thềm biển là những bề mặt tương đối bằng phẳng, nằm ngang hoặc hơi nghiêng do biển tạo thành, chủ yếu
là các nền mài mòn hoặc mài mòn – tích tụ cổ được nâng lên (hoặc hạ xuống) thoát khỏi phạm vi tác động của
sóng. Thềm biển được giới hạn bởi một sườn có độ dốc tăng dần phía biển và một sườn giảm độ dốc về phía lục
địa [12]. Trong các khu vực giữa hai chí tuyến, thềm biển có thể là các bề mặt cấu trúc bởi sinh vật như các rạn
san hô và tích tụ vỏ sò, điệp.
Sự phát triển loạt thềm biển phân bậc thường tương ứng với những biến đổi mực biển chân tĩnh (eustatic)
trong khu vực có xu hướng nâng kiến tạo.Trong trường hợp này, các thềm biển hoạt động như một máy ghi hình
liên tục, từng bậc phát triển khi mực biển dâng cao vượt quá sự nâng lên của đất liền.Mỗi một thềm nâng lên,
cuối cùng bị phủ bởi các vật liệu biển, lở tích, hoặc sông. Mỗi thềm biển tương ứng với một giai đoạn gian băng
khác nhau và tuổi thường cổ hơn theo độ cao, mức cao nhất thường có độ bảo tồn kém nhất [12].
Như vậy,thềm biển đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu biến đổi môi trường trong quá khứ bao gồm
biến đổi khí hậu, đó là các thời kỳ gian băng và băng hà dẫn đến hiện tượng biển tiến, biển thoái và tốc độ nâng
hạ của khu vực liên quan đến hoạt động kiến tạo.Trong một số trường hợp, các vật liệu cấu tạo thềm biển cho
biết những sự kiện địa chấn như động đất, sóng thần trong quá khứ [11].Vì vậy, thềm biển cũng có thể là nguồn
dữ liệu để dự báo những sự kiện biến đổi khí hậu và xu hướng thay đổi mực nước biển trong tương lai.
Nghiên cứu thềm biển ở Việt Nam đã được một số tác giả thực hiện [2, 6, 7,10, 15, 16]. Các kết quả nghiên
cứu này cho thấy có sự thống nhất về bậc độ cao và tuổi cho các thềm trong thế Holocen; trong khi đó dữ liệu về
tuổi các thềm trong thế Pleistocen rất nghèo nàn. Vì vậy, hầu hết các bậc thềm Pleistocen được định tuổi tương
đối, điều này dẫn đến những sai số đáng kể khi sử dụng các bậc thềm để xác định tuổi cho một số hệ tầng trầm
tích tương quan cũng như dựng lại lịch sử phát triển địa chất của khu vực.
Nói chung, các thềm biển chân tĩnh (eustatic) được hình thành trong thời gian mực nước cao (highstands)
của từng giai đoạn gian băng và có sự tương quan với các giai đoạn đồng vị oxygene biển [14].Trong 30 năm
qua, đã có những tiến bộ lớn trong sự hiểu biết của các nhà khoa học trái đất về lịch sử mực nước biển Đệ tứ do
sự phát triển của phương pháp định tuổi, đặc biệt là sự phương pháp mất cân bằng loạt uran và triệt quang hóa
acid amin đối với trầm tích sinh vật hay nhiệt phát quang cho các trầm tích chủ yếu là cát [5]. Một lý do khác

cho sự tiến bộ này là lịch sử (hồ sơ) của đường bờ biển có thể được gắn liền với hồ sơ đồng vị oxy(MIS) của
trùng lỗ trong các lõi khoan biển sâu. Cả hai hồ sơ này đều liên quan đến biến đổi khí hậu theo các chu kỳ băng
hà-gian băng bị chi phối bởi chu kỳ Milankovitch [5.14].
Bài báo này thông báo các kết quả nghiên cứu mới về các bậc thềm biển khu vực Nam Bộ trên cơ sở các
khảo sát địa mạo ở đảo Phú Quốc, Côn Đảo và những công bố về tuổi trầm tích bằng phương pháp nhiệt phát
quang ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai [18,19].
KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
Khu vực nghiên cứu bao gồm dải ven biển thuộc các tỉnh Nam Bộ và đảo Phú Quốc, Côn Đảo (hình 1).
Các tài liệu phân tích được tổng hợp từ các công bố về địa mạo, địa chất và các báo cáo thuộc các công trình
điều tra địa chất khoáng sản các tỷ lệ 1:500000, 1:200000 được lưu trữ tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam [1,3,6,8].

ISBN: 978-604-82-1375-6

3


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

Hình 1. Khu vực nghiên cứu
HỆ THỐNGCÁC BẬC THỀM BIỂN
Tổng hợp tài liệu nghiên cứu
Tài liệu tổng hợp từ các tác giả cho thấy khu vực nghiên cứu hiện diện một hệ thống các bậc thềm biển
phân bố theo các mức độ cao khác nhau (bảng 1).Nhìn chung, các tác giả có sự thống nhất về mức cao của các
bậc thềm trong khu vực, các mức này về cơ bản cũng phù hợp với các khu vực khác ở Việt nam [16].
Các tác giả cũng có sự thống nhất về tuổi hình thành các mức thềm thấp. Hai bậc thềm thấp có nhiều dữ
liệu về C14, cổ sinh, khảo cổ nên dễ dàng xác định thời gian hình thành là Holocen giữa (Q22) và muộn (Q23). Bậc
thềm cao 5 – 15 m được định tuổi Pleistocen muộn-phần muộn(Q13.3)chủ yếu dựa vào một vài mẫu C14 phân tích

san hô ở khu vực Cà Ná,Bình Thuận [15,17].
Tuổi các bậc thềm cao hơn được xác định chủ yếu dựa vào độ cao, hình thái bậc thềm và đối sánh địa tầng
nên có sự khác biệt lớn giữa các tác giả, cụ thể: thềm cao 25 – 40 m (20-40 m) có tuổi Pleistocen muộn-phần
sớm (Q13.1) [6,16]hoặc Pleistocen giữa - muộn (Q12-3) [7]. Thềm cao 50-70 m (50-80 m) có tuổi Pleistocen sớm –
phần muộn(Q11.3) [6,7] hoặc Pleistocen giữa (Q12) [16].Nhìn chung việc định tuổi các bậc thềm Pleistocen cần
được xem xét hiệu chỉnh.
Bảng 1. Độ cao các bậc thềm biển theo các tác giả
Các bậc độ cao

Tác giả
E. saurin [15]

2m

Carbonnel [2]

1,5-2 m

4m

4m

10-25 m

10-15 m

Phân bồ
50 – 70

Nam


m

Cam Pu Chia

25 m

100 m

Nam

Việt

Việt

Nam,

Nam,

Cam Pu Chia
Nguyễn

Thế

Thôn,

2m

4m


5 – 15 m

25 – 40 m

Nguyễn Thế Tiệp [16]
Hà Quang Hải [7]

2m

4m

10 – 15

25 – 30 m

m
A.M. Koroky[10]

1,5– 2,0;

5m

55 – 70
m
50 – 70

80 – 100
m

Rìa Đông đồng bằng

sông Cửu Long
Đông Nam Bộ

m

8 – 10 m

Phú Quốc, Côn Đảo,

2,5-3; 3-4

Hòn Khoai

m
Nguyễn Huy Dũng [6]

2-4 m

5 – 15 m

20-40 m

50—80

Hà Tiên – Phú Quốc

m
ISBN: 978-604-82-1375-6

4



Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Khi tiến hành nghiên cứu địa mạo và địa chất môi trường các đảo Phú Quốc và Côn Đảo, chúng tôi nhận
dạng được 6 bậc thềm được bảo tồn khá tốt về hình thái và vật liệu thềm. Kết hợp với những tài liệu trong bảng
1, chúng tôi thiết lập hệ thống các bậc thềm biển trong khu vực Nam Bộ theo các mức độ cao như sau:
Thềm 1 (T1): 2 – 3 m; thềm 2 (T2): 4 – 5 m; thềm 3 (T3): 10 – 15 m; thềm 4 (T4): 25 – 35 m; thềm 5 (T5):
55 – 65 m; thềm 6 (T6): 80 – 100 m.
Đặc điểm sơ bộ các bậc thềm
Thềm bậc 1 (T1) cao 2-3 m: phân bố rộng rãi ở dải ven biển Bà Rịa –Vũng Tàu, trên đảo Phú Quốc và Côn
Đảo. Kiểu nguồn gốc tích tụ thềm 1chiếm ưu thế, thành phần trầm tích chủ yếu là cát màu trắng xám, hạt mịn.
Vùng đồng bằng cửa sông Cửu Long (Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng), nơi phân bố các giồng cát tương đương
với giai đoạn hình thành thềm 1. Tại Dương Tơ (Phú Quốc), thềm T1 chuyển lên thềm 2 bằng vách mài mòn cao
1,0 m khá rõ.
Thềm bậc 2 (T2) cao 4 - 5 m: phân bố rộng ở Bà Rịa-Vũng Tàu và trên đảo Phú Quốc. Thềm 2 chủ yếu là
thềm tích tụ, trầm tích cấu tạo thềm hầu hết là cát thạch anh hạt mịn đến trung có độ lựa chọn khá tốt, một số nơi
có chứa di tích sinh vật biển [6].Các trầm tích sét màu xám xanh chứa phong phú hóa thạch foraminifera thuộc
hệ tầng Hậu Giang ở đồng bằng sông Cửu Long và hệ tầng Bình Chánh ở thành phố Hồ Chí Minh có cùng thời
gian thành tạo với bậc thềm 2 [7; 8].
Thềm bậc 3 (T3) cao 15± 3 m:thềm tích tụ phân bố ở rìa đông và rìa tây đồng bằng sông Cửu Long, trầm
tích cấu tạo thềm bao gồm chủ yếu cát, sét phong hóa loang lổ, đôi chỗ có cuội sỏi. Trên đảo Phú Quốc; thềm
tích tụ chủ yếu là cát hạt trung bình đến mịn màu xám trắng hoặc cát, bột sét màu nâu đỏ chứa các thấu kính cuội
phân bố ven chân núi (hình 2). Ở Côn Đảo,bề mặt thềm mài mòn – tích tụthường có diện tích nhỏ, phân bố rời
rạc theo chân sườn sườn núi. Tại vách đường cắt vào thềm cách Bến Đầmkhoảng 500 m về phía đông nam quan
sát được mặt cắt thềm 2 lớp: trên là cuội, tảng dày 2- 5m; dưới là sét loang lổ (trắng, đỏ vàng) lộ 4 – 5 m. Hố
đào tại chân vách sâu 1,5 m trong lớpbột, sét loang lổ chứa rất nhiều mảnh san hô, vỏ sò, điệp (hình 3). Trong
mặt cắt địa chất thềm biển cao 10 m ở hòn Bảy Cạnh (Côn Đảo), Korotky [10] có thể hiện một mẫu tuổi tuyệt
đối 35.265±70. Nhìn chung, thềm T3 khá bằng phẳng, nghiêng thoải về trung tâm bồn trũng sông Cửu Long
hoặc về phía bờ biển.


Hình 2. Cát, bột màu nâu đỏ chứa thấu kính cuội sỏi lộ
tại vách thềm T3, phía bắc sân bay Phú Quốc cũ 500 m.

Hình 3. Bột sét loang lổ cấu tạo thềm 3 chứa vụn san
hô, vỏ sò, đông nam Bến Đầm (Côn Đảo) 500 m.

Thềm bậc 4 (T4) cao 25 - 35 m: thềm tích tụ phân bố thành các dải đồi thoải kéo dài ở phía đông đồng
bằng sông Cửu Long, trầm tích cấu tạo thềm dày tới 30 m; gồm cát, bột màu đỏ, vàng có các thấu kính cuội, sỏi
mài tròn khá tốt [7]. Trên đảo Phú Quốc, thềm T3 mài mòn – tích tụ là các dải hẹp ven theo các khối núi và dải
núi. Phía đông núi Khu Tượng, đồi thềm T3 có lớp cuội thạch anh, cuội cát kết dày 0,5 m phủ trên đá bột kết
(Hình 4).Ở Côn Đảo, quan sát được mặt cắt thềm biển ven đường, cách mũi Cá Mập khoảng 3 km về phía tây.
Tại đây lộ tầng cát dày 20 m màu đỏ, hạt mịn, phân lớp ngang, mỏng; phủ trên là lớp cuội, tảng dày 1,0-1,5 m và
lớp cát sạn màu xám dày 1,0 m (hình 5).

ISBN: 978-604-82-1375-6

5


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

Hình 4. Vật liệu thềm T4 (cuội thạch anh, cuội cát kết)
phủ trên bột kết phong hóa tại xóm Khu Tượng.

Hình 5. Cát màu đỏ, phân lớp mỏng cấu tạo thềm T4
phía tây mũi Cá Mập, Côn Đảo

Thềm bậc 5 (T5) cao 55-65 m: chủ yếu có nguồn gốc mài mòn hoặc mài mòn – tích tụ. Ở đông bắc Xuyên

Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu) lộ các chỏm đá granit cao 20 -30 m trên mặt thềm, vật liệu tích tụ thềm là ít cát, bột
màu xám trắng. Ở phía tây đảo Phú Quốc và Côn Đảo, thềm T5phân bố dưới dạng các vai núi. Trên đảo Phú
Quốc, tại một mương đào ven đườngphía nam dãy núi Ba Hòn Dung, cách Gành Dàu khoảng 5 km về đông nam
(hình 6) lộ mặt cắt lớp phủ thềm gồm 2 lớp: trên là cát thạch anh lẫn ít bột màu vàng, dày 0,4 m; dưới là cuội sỏi
thạch anh mài tròn, dày 1,6 m (hình 6).Ở Côn Đảo, tại mũi Chim Chim, trầm tích thềm là cuội, tảng mài tròn dày
1,0 – 1,5 m phủ trên đá phun trào ryolit (hình 7).

Hình 6. Cuội sỏi thạch anh cấu tạo thềm T5 phía nam núi
Ba Hòn Dung, Phú Quốc

Hình 7. Cuội, tảng thềm T5 phủ trên phun trào
ryolit tại mũi Chim Chim, Côn Đảo.

Thềm bậc 6 (T6) cao 80 - 100 m. Trên đảo Phú Quốc, thềm mài mòn có dạng đồi đỉnh bằng phân bố rải
rác ở phía tây đảo và dạng vai núi phân bố ở phía nam dẫy núi Bãi Đại, phía tây dẫy Dương Đông. Ở Côn Đảo,
mặt cắt thềm cao 100 m quan sát được tại vách đường dài 40 – 60 m ở mũi Tàu Bể gồm 3 lớp: trên là cát sạn
màu xám vàng dày 0,3 – 0,5 m; giữa là cuội, tảng mài tròn có kích thước 1 – 2 cm đến 20 – 30 cm, dày trung
bình 1,0 m; dưới là lớp cuội mài tròn, kích thước 1 – 6 cm, dày trung bình 0,5 m phủ trên đá ryolit. Từ bãi Đầm
Trâu quan sát được bậc địa hình phía tây núi Con Ngựa cao 100 m, đây có thể là thềm mài mòn T6 ? trên các đá
phun trào ryolit (hình 9).

ISBN: 978-604-82-1375-6

6


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

Hình 8. Cuội, tảng thềm T6 phủ trên phun trào ryolit
tại mũi Tàu Bể, Côn Đảo


Hình 9. Thềm mài mòn T6? trên đá rylolit phía tây núi
Con Ngựa, Côn Đảo

Nhìn chung, bậc thềm 1 và 2 có diện phân bố rộng, bề mặt khá bằng phẳng, có độ cao ngang với các hang
động và các hõm gặm mòn rất rõ ( 2-3 m và 4 – 5m) trên các vách núi đá vôi vùng Kiên Lương, Hà Tiên. Bậc
thềm 3 tương đương với tầng hang động có đáy ở độ cao 12 – 15 m (ở Thạch Động, núi Đá Dựng, Hòn Chông,
Hòn Nghệ).
TUỔI THỀM BIỂN
Tuổi bậc thềm T1 và T2
Tuồi thềm T1 và T2 được xác định khá tốt bằng C14 do vật liệu thềm chứa các di tích hữu cơ bảo tồn tốt
(san hô, vỏ sò, thân cây). Trung bình 9 mẫu C14 ở thềm T1do A.M Koroky thu thập ở Côn Đảo và Phú Quốc là
4670 ± 100 năm [10]. Hai mẫu C14 từ vỏ sò gắn trên mặt hõm gặm mòn cao 2-3 m ở Chùa Hang là
3100±80 năm [6 ]. Trung bình 12 mẫu C14 ở thềm T2 do A.M Koroky thu thập ở Côn Đảo là 5400 ± 80 [10].
Trung bình 3 mẫu C14 phân tích mùn thực vật trong hệ tầng Hậu Giang phân bố độ sâu 1,0 – 3,8 m là 7510 ±
128 năm [6]. Như vậy, bậc thềm T2 được hình thành vào thời kỳ biển tiến Flandrian đạt mức cực đại, bậc thềm
T1 hình thành vào thời kỳ biển thoái sau đó.
Tuổi các bậc thềm T3 đến T6
Hai công bố về tướng trầm tích và tuổi hệ tầng Thủ Đức và Bà Miêu ở Đông Nam Bộ được xác định theo
phương pháp nhiệt phát quang (OSL) của Toshiyuki Kitazawa đã cho phép định tuổi thềm biển từ bậc thềm T3
đến T6 có cơ sở hơn. Theo công bố này, hệ tầng Thủ Đức và hệ tầng Bà Miêu là các trầm tích biển ảnh hưởng
bởi thủy triều cao. Hệ tầng Thủ Đức có tuổi OSL là 97000 ± 27000 (tính trung bình từ 7 mẫu) thuộc MIS 5 (giai
đoạn đồng vị biển 5). Hệ tầng Bà Miêu có tuổi OSL là 176000 ± 52000 năm (tính trung bình từ 8 mẫu) thuộc
MIS 7–6 [18,19].
Hệ tầng Thủ Đức có tuổi Pleistocen giữa – muộn (Q12-3) do Hà Quang Hải thiết lập để biểu diễn các trầm
tích cát, sạn màu đỏ cấu tạo nên bậc thềm cao 30 m ở vùng Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) và Long Thành,
Nhơn Trạch (Đồng Nai) [7].Với kết quả định tuổi bằng OSL, hệ tầng Thủ Đức là 97000 ± 27000 được xem là
tuổi của bậc thềm T4. Dựa vào tuổi và độ cao thềm T4, xác định tốc độ nâng trung bình bậc thềm này xấp xỉ 0,3
mm/năm (0,3 m/1000 năm).
Lấy mức cao trung bình thềm T4: 12,5 m; T5: 60 m; T6: 90 m, và vận dụng phương pháp xác định tuổi cho

các bậc thềm của Daniel R. Muhs [4] dựa vào tốc độ nâng trung bình, có thể định tuổi thềm T3 là42000 năm;
T5:200000 năm; và T6: 300000 năm cách ngày nay. Tuổi các bậc thềm biển được đối sánh với biểu đồ MIS
(hình 10) [5]. Hình 10 cho thấy các thềm T4, T5 và T6 tương ứng với MIS 5c, MIS 7 và MIS 9, đây là các thời
điểm mực nước đại dương dâng cao (highstand) hình thành vào các kỳ gian băng thuộc thế Pleistocen.

ISBN: 978-604-82-1375-6

7


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

Hình 10. Biểu đồ quan hệ các bậc thềm Pleistocen với hồ sơ đồng vị ô xy (D.R. Muhs et al. có chỉnh sửa) [5]
Ở đây có mấy điểm cần trao đổi, cần tiếp tục làm rõ:
- Thềm T5 được hình thành trong MIS 7 gần như tương ứng với tuổi trầm tích hệ tầng Bà Miêu [18,19],
như vậy phải chăng hệ tầng Bà Miêu là trầm tích tương quan của bậc thềm này?
- Thềm T4 cấu tạo bởi cát đỏ quan sát được ở nhiều nơi (Thủ Đức, Hàm Tân, Côn Đảo) thuộc MIS 5c
tương ứng với tuổi cát đỏ Phan Thiết (108000 – 85000 năm) [13]. Như vậy, cao nguyên cát đỏ Phan Thiết cao
tới 100 – 150m chủ yếu được thành tạo do gió?
- Thềm T3 có thể hình thành trong MIS 5a ? vì MIS 3 mực đại dương không ở mức dâng cao.
- Có thể có các mức thềm biển cao hơn 100 m ? vì kết quả nghiên cứu các bậc thềm san hô chuẩn ở bán
đảo Huon, Papua New Guinea cho thấy thềm cao 350 mcó tuổi 120000 năm); thềm cao nhất ở mũi Laundi, đảo
Sumba, Indonesia là 475 m ứng với MIS 27 (0,99 triệu năm) [9,12].
KẾT LUẬN
Trong khu vực Nam Bộ, sự hiện diện các bậc thềm biển đã phản ánh các đợt biển tiến, biển thoái liên quan
đến các chu kỳ băng hà và gian băng qui mô toàn cầu. Sau khi hình thành, các thềm liên tục nâng lên với tốc độ
trung bình 0,3 mm/năm, bị phong hóa, chia cắt và biến dạng để tạo nên dải địa hình ven biển hiện nay. Như
vậy,hệ thống thềm biển là bằng chứng quan trọng cho sự biến đổi môi trường (biến đổi khí hậu toàn cầu) và sự

biến dạng địa hình khu vực (vận động kiến tạo).
Trên đảo Phú Quốc và Côn Đảo, các bề mặt thềm biển cổ được bảo tồn khá tốt, việc nghiên cứu thềm biển
tiếp theo dựa trên những hiểu biết về các giai đoạn đồng vị oxy biển (MIS) và các phương pháp phân tích mới
như nhiệt phát quang (OSL) sẽ cho phép hiểu biết sâu hơn về lịch sử biến đổi khí hậu và lịch sử địa chất khu
vực.

NAM BO TERRACES - EVIDENCEOFENVIRONMENTAL CHANGE
Ha Quang Hai, Le Hoai Nam, Nguyen Ngoc Tuyen, Nguyen Thi Phuong Thao
University of Science, VNU-HCM
ABSTRACT
Marine terrace is one of the most widespread geomorphological evidence related to former
sea levels highstands, very useful to understand past environmental change (sea level fluctuations
and local tectonic movements). The result of geomorphological survey has identified six steps of
marine terrace in Nam Bo area: T1: 2-3 m, T2: 5 m, T3, 10-15 m, T4: 25 - 35 m, T5: 55 -65 m and T6:
80-100 m amsl. Radiocarbon ages of T1 and T2 are 3100 - 4670 and 5400 - 7510 yr B.P, respectively.
Marine oxygen isotope data suggest age of the T4 sediments is 97 ± 27 ka (MIS 5); so an average
uplift rate of the steps is ∼ 0,3 mm/year. Based on the uplift rate of the T4 can primarily determine age
of terrace steps: T3: 42000 (MIS 3), T5: 200000 (MIS 7), and T6: 300000 yr B.P (MIS 9). The result of
this study showed that the marine terraces in Nam Bo area were produced in the glacial - interglacial
cycles on global scale.
Keywords: Geomorphology, marine terrace, environmental change, Nam Bo.
ISBN: 978-604-82-1375-6

8


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Xuân Bao (chủ biên): Địa chất và khoáng sản tờ Phú Quốc - Hà Tiên (C-48-XIV&C-48-XV),
Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội (1996).

[2]. Carbonnel, J.P, Le Quaternaire Cambodgien. ORSTOM Memoire No 60.p.248, Paris (1972).
[3]. Nguyễn Huy Dũng (chủ biên), Báo cáo Phân chia Địa tầng N - Q và Nghiên cứu Cấu trúc Địa chất Đồng
bằng Nam Bộ. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội (2003).
[4]. Daniel R. Muhs, Dating Marine Terraces with Relative-Age and Correlated-Age Methods, Quaternary
Geochronology: Methods and Applications, Published by the American Geophysical Union (2000).
[5]. Daniel R. Muhs, John F. Wehmiller, Kathleen R. Simmons and Linda L. York, Quaternary sea-level
history of the United States, Developments in Quaternary Sciense, volume 1 ISSN 1571-0866.
DOI:10.1016/S1571-0866(03)01008-X.
[6]. Trương Công Đượng (chủ biên), Báo cáo đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản Nhóm tờ Hà Tiên Phú Quốc tỷ lệ 1:50.000, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (1998).
[7]. Hà Quang Hải, Đặc điểm địa tầng Đệ tứ và địa mạo Đông Nam Bộ, Đại học Mỏ địa chất, Hà Nội (1996).
[8]. Nguyễn Ngọc Hoa (chủ biên), Báo cáo Địa chất và Khoáng sản nhóm tờ đồng bằng Nam Bộ tỷ lệ
1:200.000, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội (1994).
[9]. Kenneth
R.
Lajoie,
Coastal
tectonics,
U.S.
Geological
Survey,
Menlo
Park.
/>[10]. Korotky M., Razjigaeva N.G., Ganzey L. A., Volkov V.G., Grebennikova T.A., Bazarova V.B. and
Kovalukh N.N. Late Pleistocene - Holocene coastal development of islands of Vietnam. Journal of
Southeast Asian Earth Sciences, Vol. 11, No. 4, pp.301-308 (1995).
[11]. Ngô Thị Lư, Rogozhin E.A., Cao Đình Triều, Một số biểu hiện địa chất có khả năng là dấu tích sóng thần
cổ dọc bờ biển nam Trung Bộ, Việt Nam, Tạp chí Địa chất, loạt A, số 297, 11-2/2006, tr.24-29.
[12]. Maurice L. Schwartz; Enccyclopedia of coastal science, Published by Springer, PO Box 17, 3300 AA
Dordrecht, The Netherlands (2005).
[13]. Murray-Wallace C.V., et al., Thermoluminescence ages for a reworked coastal barrier, Southeastern

Vietnam: a preliminary report, Journal of Asian Earth Sciences 20, 535-548 (2002).
[14]. Riccardo Caputo, Sea-level curves: Perplexities of an end-user in morphotectonic applications, Global
and Planetary Change 57, 417–423 (2007).
[15]. Saurin E, Carte géologique de L‘Indochine au 500.000: feuille de Saigon, no 17, avec notice explicative,
Hanoi , 64 p (1937).
[16]. Nguyễn Thế Thôn, Nguyễn Thế Tiệp: Các thềm biển ở Đông Dương. Tạp chí địa chất. Số 178-179 (1-4),
trang 19-23, Hà Nội (1987).
[17]. Nguyễn Đức Thắng (chủ biên), Địa chất và khoáng sản tờ Phan Thiết (C-49-VII), Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội (1999).
[18]. Toshiyuki Kitazawa, Takahiro Nakagawa, Tetsuo Hashimoto, Masaaki Tateishi: Stratigraphy and
optically stimulated luminescence (OSL) dating of a Quaternary sequence along the Dong Nai River,
southern Vietnam, Journal of Asian Earth Sciences 27, 788–804, (2006).
[19]. T. Kitazawa, Pleistocene macrotidal tide-dominated estuary–delta succession, along the Dong Nai River,
southern Vietnam, Sedimentary Geology 194, 115–140, (2007).

ISBN: 978-604-82-1375-6

9


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

VI-O-1.3

MỨC ĐỘ XÂM NHIỄM ARSEN TRONG NƢỚC NGẦM
TẠI HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG
Phạm Công Hoài Vũ1, Lê Hoàng Anh1, Nguyễn Thị Bảo Tú1, Manon Frutschi2,
Yuheng Wang2, Rizlan Bernier2, Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh1, Võ Lê Phú1

1

Khoa Môi trường và Tài Nguyên, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM
Khoa Kỹ thuật Môi trường, Đại học École Polytechnique Fédérale De Lausanne, Thụy Sĩ

2

TÓM TẮT
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ngầm tại lưu vực sông Mekong bị nhiễm Arsen ở mức độ
rất cao. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tập trung xác định nồng độ Arsen trong nước ngầm tại
riêng huyện An Phú, tỉnh An Giang thông qua phương pháp lẫy mẫu - xử lý mẫu kỵ khí. 83 mẫu nước
ngầm đã được lấy từ các giếng có độ sâu khác nhau (từ 13 đến 37 m) trong ba đợt lấy mẫu từ tháng 1
đến tháng 8 năm 2014. Kết quả phân tích chỉ ra rằng hàm lượng Arsen trong các giếng tại khu vực
này đạt từ 280 đến 1523 µg/L, vượt rất xa quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
QCVN 01:2009/BYT (10 µg/L)và quy chuẩn chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT (50 µg/L).
Sắt, DOC và ammonia cũng có hàm lượng rất cao trong nước ngầm ở khu vực này.
Từ khóa: Arsen, sắt, DOC, ammonia, nước ngầm, An Phú, An Giang.
MỞ ĐẦU
Arsen được biết đến như là một trong các chất có độc tính cao với con người và sinh vật. Một lượng Arsen
vô cơ đủ lớn trong nước, trầm tích, đất sẽ gây độc cho thực vật, động vật và con người. Các nghiên cứu về mức
độ tác động của Arsen đến con người thông qua việc sử dụng nước ngầm để phục vụ nhu cầu ăn uống đã và đang
thu sự quan tâm trên Thế giới [1].
Châu Á được xem là khu vực bị ô nhiễm Arsen trong nước ngầm khá nghiêm trọng bao gồm Đài Loan [2],
Ấn Độ [1, 3, 4] và Bangladesh [5, 6]. Nước ngầm có hàm lượng Arsen rất cao đã được tìm thấy tại các quốc gia
ở khu vực Đông Nam Á, có thể kể đến như Campuchia [7, 8] và Việt Nam [9]. Các nghiên cứu cũng cho thấy
riêng tại khu vực Đồng Bằng Sông Mekong, hàm lượng Arsen trong nước ngầm có nơi đạt đến 1500 µg/L [10,
11]. Tuy nhiên, việc ô nhiễm Arsen trong nước ngầm phân bố không đều trên khu vực Đồng bằng sông Mekong
mà tập trung tại một số khu vực thuộc tỉnh An Giang, Đồng Tháp [11]. Năm 2005, Viện Vệsinh Y tếCông cộng
Tp.HCM được sự tài trợ của Unicef đã tiến hành một khảo sát khá rộng về hiện tượng ô nhiễm Asen trong nước
ngầm tại 4 tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang. Kết quả khảo sát cho thấy An Giang và Đồng

Tháp là hai khu vực có hàm lượng Arsen trong nước ngầm cao nhất, trong đó một số huyện của tỉnh An Giang
có mức độ ô nhiễm Arsen trong nước ngầm rất cao.Đặc biệt tại huyện An Phú của tỉnh An Giang có 97,30% số
giếng điều tra bị ô nhiễm Arsen với hàm lượng cao hơn 100 ppb (253 mẫu trên tổng số 260 mẫu khảo sát)[12].
Mục đích của bài báo này là nhằm đánh giá mức độ xâm nhiễm của Arsen trong nước ngầm theo mùa và vị
trí phân bố của giếng dọc sông Hậutạikhu vực xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Đồng thời, nghiên
cứu này cũng nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa Arsen và một số chỉ tiêu chất lượng nước ngầm khác có trong
mẫu phân tích.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Lấy mẫu và xử lý mẫu
Việc lấy mẫu được thực hiện trong 3 đợt: đầu tháng 1 (mùa khô), cuối tháng 5 (cuối mùa khô-đầu mùa
mưa) và cuối tháng 8 (giữa mùa mưa) năm 2014. Các giếng đều nằm trong địa bàn xã Khánh An, huyện An Phú,
tỉnh An Giang; phân bố dọc theo sát bờ sông Hậu và theo tỉnh lộ 956(Hình 1a), chia thành 3 cụm nhỏ(Hình
1b).Khoảng cách trung bình đến bờ sông của nhóm các giếng gần sông là 195 m (88 – 275 m); và nhóm các
giếng xa sông là 621 m (408-1014 m). Độ sâu của các giếng không khác biệt nhau nhiều, dao động trong khoảng
13-37 m, trung bình là 24 m. Nước giếng trong khu vực được sử dụng chủ yếu cho mục đích tưới tiêu nông
nghiệp (bắp, ớt, đậu xanh) và một phần cho chăn nuôi và sinh hoạt.

ISBN: 978-604-82-1375-6

10


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

(a)

(b)

Hình 1. Vị trí lấy mẫu trên địa bàn xã Khánh An, huyện An Phú
Quy trình lấy mẫu và xử lý mẫu tại hiện trường trong điều kiện kỵ khí được mô tả trong Hình 2.Nước

giếng được thu ngay tại đầu xả của máy bơm, sau khi bơm, xả liên tục từ 5 -10 phút để ổn định nồng độ oxy.Khí
Argon có độ tinh khiết 99,9995% được dùng để đẩy không khí tạo môi trường anoxic. Túi găng (Glovebag) bằng
vật liệu sterile (Z118362-1EA, Sigma-Aldrich) được dùng như buồng kín để thực hiện việc đo đạc các thông số
vật lý và xử lý mẫu. Trong quá trình thao tác xử lý mẫu, nồng độ oxy trong Glovebag luôn được khống chế ở
0,0%, kiểm soát bằng thiết bị đo oxy hiệu Greisinger GMH3691.
Một phần nhỏ mẫu không lọc được dùng để đo các chỉ tiêu pH, ORP, EC và DO. Phần mẫu còn lại được
lọc qua màng 0,22 µm (Hydrophilic Polypropylene, PALL 66557) dùng cho việc phân tích các chỉ tiêu
khác.Acid HCl 2M, HNO3 5M được dùng để ổn định các mẫu dùng cho phân tích Fe, Arsen tổng. Tất cả các
mẫu được giữ lạnh ở 40C cho đến khi phân tích tại École Polytechnique Fédérale De Lausanne, Thụy Sỹ.

ISBN: 978-604-82-1375-6

11


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

Hình 2. Quy trình lấy mẫu và xử lý mẫu trong điều kiện kỵ khí
Phân tích mẫu
Các thông số hiện trường (pH, ORP, DO, EC) được đo bằng máy đo đa chỉ tiêu (HACH HQ40d
Multi).Ammonia cũng được phân tích tại hiện trường bằng Testkit Ammonia (HACH-AmVerTM Set 26045) và
máy so màu cầm tay HACH Portable Colorimeter DR/890. Sắt tổng và Arsen tổng được phân tích bằng máy
ICP-EOS (Shimadzu® ICPE-9000 Analyzer). DOC được xác định bằng DOC tự động (Shimadzu® TOCAnalyzer 5000).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Các thông số vật lý
Giá trị các thông số vật lý đo đạc được trong điều kiện kỵ khí được trình bày trong Bảng 1.pH của các mẫu
dao động trong khoảng 7,71-8,31, khá cao so với giá trị pH đo được ngay tại giếng là 7,21-7,94. Hiện tượng này
có thể được giải thích bởi việc sục khí Argon tạo điều kiện anoxic đã đuổi các khí hòa tan thường hiện hữu trong

nước ngầm như CO2 hay H2S. Giá trị DO trong các mẫu đều đạt mức zero, chứng tỏ điều kiện anoxic trong nước
được kiểm soát tốt.
Giá trị độ dẫn EC dao động rất lớn, từ 667 đến 2046 µS/cm. Tuy nhiên, trên 75% mẫu có giá trị EC trong
khoảng 1100 µS/cm.
Thế oxy hóa ORP của các mẫu đều có giá trị âm, có thể xuống đến -391 mV.Việc lấy mẫu và đo đạc trong
điều kiện kỵ khí có ưu điểmvà tin cậy hơn với thuận lợi là giá trị ORP ghi nhận sẽ gần với giá trị ORP thực tế
của nước ngay trong giếng. Như vậy, có thể khẳng định điều kiện khử chiếm ưu thế trong tầng chứa nước nông
tạikhu vực nghiên cứu. Sự khác biệt theo mùa đối với ORP cũng được ghi nhận. Theo đó, giá trị ORP trong
tháng 8 có khuynh hướng gia tăng theo chiều oxy hóa. Nguyên nhân có thể do trong mùa mưa, nước mưa mang
oxy hòa tan đã ngấm vào tầng nước ngầm làm tăng tính oxy hóa của nước. Việc khác biệt về ORP theo vị trí
tương quan giữa điểm lấy mẫu với bờ sông không được ghi nhận.
Hàm lượng Arsen
Hàm lượng Arsen trong nước của tất cả các giếng được khảo sát tại xã Khánh An, huyện An Phú đều rất
cao so với chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT (10 µg/L) và quy chuẩn chất lượng nước ngầm QCVN
09:2008/BTNMT (50 µg/L), dao động trong khoảng 208-1523 µg/L và đạt giá trị trung bình là 715 µg/L.

ISBN: 978-604-82-1375-6

12


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Khi đối chiếu số liệu trong tháng 1 năm 2014 của 17 giếng mà nhóm nghiên cứu đã khảo sát trùng với loạt
giếng do Unicef thực hiện được vào tháng 11 và 12 năm 2005 [14], nhận thấy rằng hàm lượng Arsen có khuynh
hướng gia tăng từ 1,3 đến 11,5 lần.
Với hàm lượng Arsen cao trong nước ngầm, rủi ro về sức khỏe khi sử dụng nguồn nước này cho ăn uống
và khả năngtích tụ sinh học của Arsen trong các loại hoa màu là rất lớn như đã được đề cập trong các nghiên cứu
trước đây [15,16].
Bảng 1. Chất lượng nước ngầm tại xã Khánh An, huyện An Phú
Chỉ tiêu

pHin Glb
pH at W
ORP
EC
DO
Arsen (tổng)
Sắt (tổng)
Ammonia
DOC

Đơn vị

Số mẫu

Nồng độ

(mV)
(µS/cm)
(mg/L)
(µg/L)
(mg/L)
(mg/L)
(mg/L)

35
35
35
35
35
81

81
83
35

7,71 ÷ 8,31
7,21 – 7,94
-391,40 ÷-147,90
667 ÷ 2046
0,00 ÷ 0,33
207,83 ÷ 1522,63
1,16 ÷ 20,00
0,40 ÷ 66,80
16,92 ÷ 103,10

Ghi chú:
- pH in Glb: giá trị pH đo trong túi Glovebag (điều kiện anoxic)
- pH atW: giá trị pH đo tại giếng
Hàm lượng Arsen của các giếng qua 3 đợt lấy mẫu phân theo 2 nhóm gần sông và xa sông được biểu diễn
trên Hình 4. Dễ dàng nhận thấy rằng nồng độ Arsen trong tháng 1 cao hơn nhiều so với tháng 5 và tháng 8.
Chênh lệch nồng độ giữa 2 tháng sau (tháng 5 và tháng 8) không quá lớn nhưng cũng có thể nhận định rằng nồng
độ Arsen trong tháng 8 đều cao hơn ở trong phần lớn các giếng.

Hình 4. Nồng độ Arsen trong nước ngầm tại xã Khánh An, huyện An Phú
Khi xem xét chi tiết hơn theo 3 cụm nhỏ (với số liệu khảo sát vào tháng 5), nồng độ Arsen của nhóm giếng
xa sông thể hiện xu hướng cao hơn, nhưng không thật sự rõ nét (Hình 5).

Hình 5. Nồng độ Arsen trong tháng 5/2014 theo 3 cụm phân bố tại xã Khánh An, huyện An Phú.

ISBN: 978-604-82-1375-6


13


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

Hàm lượng Sắt
Hàm lượng trung bình của Sắt tổng (Fe) trong tất cả các mẫu đều không quá cao,giá trị cao nhất ghi nhận
được là 20 mg/L. Tuy nhiên đa số đều vượt ngưỡng cho phép của quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn
uống QCVN 01:2009/BYT (0,3 mg/L) và chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT (5 mg/L). Có 88,24
%, 99,91 %, 99,89 % mẫu giếng của tháng 1, 5 và 8, vượt quá giới hạn tối đa cho phép đối với chất lượng nước
ngầm, theo thứ tự tương ứng. Hàm lượng Sắt cũngthay đổi theo thời điểm khảo sát (Hình 6), việc tăng hay giảm
qua các tháng khác nhau tùy thuộc vị trí phân bố giếng. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này không có khuynh hướng
chung cho các mẫu vàảnh hưởng của khoảng cách tương đốicủa giếng so với bờ sông không rõ ràng.

Hình 6. Nồng độ Sắt trong nước ngầm tại xã Khánh An, huyện An Phú
Hàm lượng Ammonia
Nồng độ Ammonia ở các giếng trong các tháng đều vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 01:2009/BYT
và QCVN09:2008/BTNMT (0,1 mg/L, theo N).Giá trị cao nhất được ghi nhận tại cụm giếng KA-41 và KA-42
với hàm lượng có thể lên đến 66,80 mg/L. Theo biểu đồ Hình 7, nồng độ Ammonia giữa các tháng không có sự
khác biệt đáng kể. Ở vị trí xa sông, hàm lượng Ammonia có khuynh hướng giảm nhẹ từ tháng 5 đến tháng 8.
Trong khi đó, nồng độAmonia của các giếng ở khu vực gần sông thay đổi không theo một xu hướng chung nào.

Hình 7. Nồng độ Ammonia trong nước ngầm tại xã Khánh An, huyện An Phú
Hàm lượng DOC
Kết quả phân tíchcác mẫu nước giếng được khảo sát trong tháng 5/2014 cho thấy hàm lượng DOC tại khu
vực nghiên cứu rất cao, dao động từ 16,92 đến 65,48 mg/L.Nồng độ DOC trong mẫu nước giếng ở khu vực gần
sông (KA-22, KA-N15, KA-46) và xa sông(KA-N12, KA-41)xấp xỉ và hơn 60mg/L, cao hơn quy chuẩn nhiều
lần với giá trị của DOC cao nhất tại giếng KA-N15 (103,1 mg/L).Hàm lượng DOC cao có thể là do ảnh hưởng từ

hoạt động nông nghiệp cao tại khu vực của các giếng này (nuôi bò, lươn).Đối với các giếng còn lại,hàm lượng
DOC không có sự chệnh lệch nhiều (Hình 8).

ISBN: 978-604-82-1375-6

14


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Mối tương quan giữa Arsen và Sắt, Ammonia, DOC
Hàm lượng Arsen và Sắt trong nước ngầm không có mối tương quan rõ ràng theo mùa (Hình 9) và không
có mối tương quan chặt chẽ theophân bố không gian (3 cụm như Hình 1b),với hệ số r trong tương quan Pearson
luôn <0,5. Tương tự, không có sự tương quan giữa hàm lượng Arsen và Ammonia hay DOC (r < 0,5).

Hình 8. Hàm lượng DOC trong nước ngầm tại xã Khánh An,huyện An Phú

Hình 9. Mối tương quan giữa nồng độ Arsen và Sắt
Việc nước ngầm nhiễm Arsen, Sắt, Ammonia và các chấ t hữu cơ có th ể do nhiều nguyên nhân và do nhiều
nguồn xâm nhiễm khác nhau. Trong trường hợp nghiên cứu này, kết quả cho thấy tất cả các chỉ tiêu chất lượng
nước kể trên đều rất cao so với quy chuẩn về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT nhưng lại không
có sự biến động rõ rệt theo các thời điểm trong năm, hay theo vị trí giếng gần sông hay xa sông.Tương tự lưu
vực sông Ganges-Brahmaputra (Bangladesh - Ấn Độ), địa chất lưu vực sông Mekong và Đồng bằng sông
Mekong có nguồn gốc từ trầm tích của dãy Himalaya [17] và đã hình thành nên châu thổ phù sa có địa hình thấp
và bằng phẳngtừ cuối thời kỳ Holocene [18]. Vì vậy, sự có mặt của As và Fe với hàm lượng rất cao trong nước
ngầm được xem là có nguồn gốc tự nhiên. Các chỉ tiêu ô nhiễm khác chịu sự chiphối lớn của hoạt động nhân tạo,
viê ̣c sử du ̣ng quá mức lươ ̣ng phân bón hữu cơ, thuố c trừ sâu và hoá chấ ttrong canh tác nông nghiệp.
KẾT LUẬN
Nước ngầm ở xã Khánh An, huyện An Phú bị ô nhiễm nghiêm trọng về Arsen, sắt, ammonia và chất hữu
cơ (DOC). Hàm lượng Arsentrongtoàn bộ các mẫu giếng khảo sát đều vượt rất xa so với QCVN 01:2009/BYT
và vượt QCVN 09:2008/BTNMT từ 4 đến khoảng 190 lần.Kết quả nghiên cứu cho thấykhông có mối tương

quan rõ ràng giữa hàm lượng Arsen và các chất ô nhiễm khác với vị trí của giếng so với bờ sông tại khu vực
nghiên. Hàm lượng Arsen và các thông số chất lượng nước ngầm cũng không có sự ảnh hưởng theo mùa (thời
điểm khảo sát), ngoại trừ Sắt. Nguồn ô nhiễm ammonia và chất hữu cơ có thể docác hoạt động trong nông
nghiệp.
Nước ngầm tại các giế ng kh ảo sát khá nông, với độ sâu chỉ từ 13 m đế n 37 m; và đều nằm ngay khu vực
canh tác nông nghiệp. Đây có thể là các cửa sổ thủy văn đưa chấ t ô nhiễm xuố ng nước ngầ m . Ngoài ra, viê ̣c khai
thác nước ngầm với khối lượng lớn vượt quá lượng bổ cập có thể đã (1) tạo ra các ph ễu nước làm ha ̣ thấ p mực
nước ngầm, góp phầ n là m cho chấ t ô nhiễm từ bề mặt xâm nhâ ̣p nhanh hơn ; (2) đẩ y ma ̣nh quá trình xâm thực tự
nhiên, nước ngầ m đươ ̣c bổ sung bằ ng viê ̣c thấ m từ nguồ n nước mă ̣t xuố ng . Đây có thể chính là nh ững nguyên
nhân của sự gia tăng nồ ng đô ̣ các chấ t ô n hiễm như Arsen , ammonia và chất hữu cơ trong nước ngầ m ở khu vực
nghiên cứu.

ISBN: 978-604-82-1375-6

15


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Ủy ban Nhân Dân tỉnh An Giang, Sở Tài
nguyên Môi trường tỉnh An Giang, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện An Phú và Ủy ban Nhân Dân
xã Khánh An đã giúp đỡ và hỗ trợ chúng tôi trong quá trình khảo sát và thực hiện nghiên cứu này.

OCCURRENCE OF ARSENIC IN GROUNDWATER
IN AN PHU DISTRICT, AN GIANG PROVINCE
Pham Cong Hoai Vu1, Le Hoang Anh1, Nguyen Thi Bao Tu1, Manon Frutschi2,
Yuheng Wang2, Rizlan Bernier2, Nguyen Thi Ngoc Quynh1, Vo Le Phu1
1


Faculty of Environment and Natural Resources, University of Technology, VNU-HCM
Faculty of Environmental Engineering, École Polytechnique Fédérale De Lausanne, Switzerland

2

ABSTRACT
High elevated levels of Arsenic-enrich groundwater were found in the Mekong River Delta.The
purpose of this study is to identify the arsenic concentration in groundwater in An Phu district of An
Giang province. Three sampling fieldtrips were conducted during Jan and August of 2014 and with
more than 83groundwater samples were collected from wells at various depths (13 to 37 m). The
analytical results showed that the content of Arsenic in grounwater of this area was from 280 to 1523
µg/L, far exceeded the National standard regulation on domestic water quality qcvn 01:2009/BYT(10
µg/L) and the groundwater quality standard QCVN 09:2008/BTNMT (50 µg/L). Very high concentration
of iron, DOC and ammonia were also found in groundwater.
Keywords: Arsenic, iron, DOC, ammonia, groundwater, An Phu, An Giang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sarkar, B., Heavy Metals in the Environment (2002).
[2]. Lin, Y.B., Lin, Y.P, Liu, C.W and Tan, Y.C, Mapping of spatial multi-scale sources of arsenic variation
in groundwater on ChiaNan floodplain of Taiwan.The Science of the Total Environment370(2006) 168181.
[3]. Sarkar, A., Ecosystem perspective of groundwater arsenic contamination in India and relevance in
policy. EcoHealth7(2010) 114-140.
[4]. Chakraborti, D., Rahman, M. M., Paul, K., Chowdhurya, U. K., Sengupta, M. K., Lodh, D., Chandaa, C.
R., Saha, K. C., Mukherjee, S. C. and Tu, N. P. C., Arsenic Calamity in the Indian Subcotinent - What
Lessons Have Been Learned.Talanta58 (2002) 3-22.
[5]. Roy, J., Economic benefits of arsenic removal from ground water -A case study from West Bengal,
India.The Science of the Total Environment397(2008) 1-12.
[6]. Chakraborti, D., Rahman, M. M., Das, B., Murrill, M., Dey, S., Chandra Mukherjee, S., Dhar, R. K.,
Biswas, B. K., Chowdhury, U. K., Roy, S., Sorif, S., Selim, M., Rahman, M. and Quamruzzaman, Q.,
Status of groundwater arsenic contamination in Bangladesh: a 14-year study report.Water

Research44(2010) 5789-5802.
[7]. Halim, M.A., Majumder, R. K., Nessa, S. A., Hiroshiro, Y., Uddin, M. J., Shimada, J., Jinno, K.,
Hydrogeochemistry and arsenic contamination of groundwater in the Ganges Delta Plain,
Bangladesh.Journal of Hazardous Materials164(2009) 1335-1345.
[8]. Luu, T.T., S. Sthiannopkao, and K.W. Kim, Arsenic and other trace elements contamination in
groundwater and a risk assessment study for the residents in the Kandal Province of
Cambodia.Environment International35(2009) 455-460.
[9]. Phan, K., Sthiannopkao, S., Heng, S., Phan, S., Huoy, L., Wong, M. H. and Kim, K. W., Health risk
assessment of inorganic arsenic intake of Cambodia residents through groundwater drinking
pathway.Water Research44(2010) 5777-5788.
[10]. Berg, M., Stengel, C., Pham, T. K., Pham, H. V., Sampson, M. L., Leng, M., Samreth, S. and
Fredericks, D., Magnitude of arsenic pollution in the Mekong and Red River Deltas--Cambodia and
Vietnam. The Science of the Total Environment372(2007) 413-425.
[11]. Hoang, T.H., Bang, S., Kim, K. W., Nguyen, M. H. and Dang, D. M., Arsenic in groundwater and
sediment in the Mekong River delta, Vietnam.Environmental Pollution158(2010) 2648-2658.
[12]. Erban, L.E., Gorelick, S. M., Zebker, H. A. and Fendorf, S., Release of arsenic to deep groundwater in
the Mekong Delta, Vietnam, linked to pumping-induced land subsidence.Proceedings of the National
Academy of Sciences of the United States of America110(2013) 13751-13756.
[13]. Đặng Ngọc Chánh, Vũ Trọng Thiện, Đặng Minh Ngọcvà Nguyễn Quý Hòa, Nghiên cứu xác định
trường hợp nhiễm độc Arsen tại tỉnh An Giang.Y học Thành phố Hồ Chí Minh14(2010) 140-146.
ISBN: 978-604-82-1375-6

16


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
[14]. Unicef và Viện Vệ sinh Y tế Công cộng, Arsenic issue in Mekong, Red river deltas and arsenic
mitigation, Workshop in Tp. HCM(2006).
[15]. Hossain, M.,Arsenic contamination in Bangladesh-An overview. Natural Resources Canada, Canada
Centre for Remote Sensing, Ottawa, Canada(2005).

[16]. Liu, W. J., Zhu, Y. G., Hu, Y., Williams, P. N., Gault, A. G., Meharg, A. A., Charnock, J. M. and
Smith, P.A., Arsenic Sequenstration in Iron Plaque, Its Accumulation and Speciation in Mature Rice
Plants (2006).
[17]. Kocar, B.D., Polizzotto, M.L., Benner, S.G., Ying, S.C., Ung, M., Ouch, K., Samreth, S., Suy, B. Phan,
K., Sampson, M. and Fendorf, S., Integrated biogeochemical and hydrologic processes driving arsenic
release from shallow sediments to groundwaters of the Mekong Delta. Appl.Geochem.23(2008) 30593071.
[18]. Ta, T.K.O, Nguyen, V.L., Tateishi, M., Kobayashi, I., Tanabe, S. and Saito, Y., Holocene delta
evolution and sediment discharge of the Mekong River, Southern Vietnam.Quaternary Science
Reviews21(2002) 1807-1819.

ISBN: 978-604-82-1375-6

17


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

VI-O-1.6

NGHIÊN CỨU SỰ TÍCH LŨY CACBON TRONG CÂY TẠI CỒN ÔNG TRANG,
HUYỆN NGỌC HIỂN, TỈNH CÀ MAU
Nguyễn Hà Quốc Tín1, Lê Tấn Lợi2, Lý Hằng Ni2
1

Trường Đại học Tây Đô (Nghiên cứu sinh ngành Môi trường đất và nước, khoa Môi Trường & TNTN, ĐHCT)
2
Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa Môi trường & TNTN, ĐHCT
Email: or


TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát mối quan hệ của sự tích lũy cacbon trong cây với các
tính chất đất trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tại cồn Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đề
tài tập trung nghiên cứu ba vấn đề: (1) khảo sát sinh khối cây và sự tích lũy cacbon trong cây (2) mối
quan hệ giữa sinh khối, tích lũy cacbon trong cây với các tính chất đất trên ba địa hình tương ứng với
ba loài cây chiếm ưu thế là Mắm trắng (Avicennia alba), Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) và
Vẹt tách (Bruguiera parviflora). Bằng phương pháp lập ô định vị, khảo sát đo đạc thực tế và phân tích
phòng thí nghiệm đề tài đạt được kết quả: Sinh khối và tích lũy cacbon giữa các loài cây có sự khác
biệt ý nghĩa thống kê, trong đó giữa hai loài Mắm Trắng và Vẹt Tách không có khác biệt, giữa Đước
Đôi và loài Vẹt Tách không có khác biệt, tuy nhiên giữa loài Đước Đôi và loài Mắm Trắng khác biệt có
ý nghĩa. Sinh khối và tích lũy cacbon ở loài Mắm Trắng là thấp nhất, tiếp đến là Vẹt Tách, sinh khối và
tích lũy cacbon cây Đước Đôi là cao nhất. Các tính chất đất Eh, pH, độ mặn của nước trong đất có xu
hướng giảm dần từ địa hình cao với loài cây Vẹt Tách chiếm ưu thế đến địa hình trung bình với loài
Đước Đôi chiếm ưu thế và thấp nhất là địa hình thấp với loài Mắm Trắng chiếm ưu thế. Chưa tìm thấy
ảnh hưởng bởi của tính chất đất đến sinh khối và tích lũy cacbon trong cây.
Từ khoá: sinh khối, rừng ngập mặn, tích lũy Cacbon, Cồn Ông Trang.
GIỚI THIỆU
Trên thế giới, rừng ngập mặn chiếm khoảng 22 triệu ha, tuy nhiên số lượng này đã giảm nhiều bởi những
hoạt động của con người trong vài thập kỷ qua. Hiện nay, trên thế giới diện tích rừng ngập mặn còn khoảng 15
triệu ha (Tuan et al, 2002). Rừng ngập mặn ở Việt Nam tuy không nhiều nhưng chúng đóng một vai trò quan
trọng bảo vệ môi trường, là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu vùng ven bi ển nhiệt đới và á nhiệt đới (Nguyễn
Hoàng Trí, 1999). Không những thế , rừng được ví như lá phổi xanh của nhân loại với tác dụng bảo vệ môi
trường, điều hòa khí hậu, hạn chế xói lở, bảo vệ bờ biển, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt. Hiện nay, trước
tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải… lượng khí thải gây hiệu ứng nhà
kính như CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, FS6…không ngừng tăng lên, khí hậu đang dần ấm lên, hàng loạt các
thiên tai như hạn hán, bão, lũ lụt… xảy ra ngày càng nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Rừng nói chung và rừng ngập mặn nói riêng góp phần quan trọng trong giảm thiểu tác động của biến đổi
khí hậu, giá trị của rừng càng được nâng cao hơn thông qua khả năng lưu giữ và hấp thụ cacbon từ quá trình
quang hợp, lượng cacbon chủ yếu được tích lũy ở dạng tăng sinh khối các bộ phận của cây rừng và trong đất

rừng. Rừng là bể chứa cacbon, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển,
do vậy rừng có ảnh hưởng lớn đến khí hậu từng quốc gia, lãnh thổ, từng vùng cũng như toàn cầu. Do đó, thấy
được tầm quan trọng của việc xác định khả năng tích lũy cacbon của rừng nói chung và rừng ngập mặn nói riêng
là cần thiết trong bối cảnh hiện nay để từ đó đề xuất các phương thức quản lý, bảo vệ rừng góp phần hạn chế sự
gia tăng nhiệt độ của Trái đất là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, đề tài ―Nghiên cứu sự
tích lũy cacbon trong cây và mối quan hệ giữa tích lũy cacbon với các tính chất đất tại cồn Ông Trang, huyện
Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau‖ được thực hiện.
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
Phương tiện nghiên cứu
Máy đo pH, Eh, độ mặn, khoan thu mẫu đất, máy định vị GPS, thước dây 2m, 30m, 50m, thước đo đường
kính, túi nylon đựng mẫu. Văn phòng phẩm cho việc ghi chép số liệu và viết báo cáo.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại cồn Ông Trang nằm ngay vị trí của sông Ông Trang (Cồn Trong) thuộc
huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau.
Trên cồn chọn ba dạng lập địa tương ứng với mức cao trình khác nhau theo độ dốc triều từ đầu cồn đến
cuối cồn. Địa hình cao tương ứng với loài cây Vẹt Tách (Bruguiera parviflora) chiếm ưu thế, địa hình trung bình
ISBN: 978-604-82-1375-6

18


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
tương ứng với loài cây Đước Đôi (Rhizophora apiculata Blume) chiếm ưu thế và cuối cồn có địa hình thấp
tương ứng với loài cây Mắm Trắng (Avicennia alba) chiếm ưu thế.
Trên mỗi dạng địa hình, lập 3 ô tiêu chuẩn theo lát cắt thẳng hướng từ sông vào trong, ô tiêu chuẩn được
bố trí theo dạng hình tròn có đường kính là 24 m và mỗi tâm ô cách nhau 50 m, tổng cộng 9 ô tiêu chuẩn. Trong
mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành đo đường kính thân cây tại vị trí ngang ngực 1,3 m (DBH1,3). Dùng khoan lấy đất tại
tâm các ô tròn và đo đạc các thông số môi trường như: pH và Eh đất, độ mặn của nước trong đất, hàm lượng chất
hữu cơ trong đất ở các độ sâu 0 – 15cm, 15 – 30cm, 30 – 50cm, 50 – 100cm, và 100 – 120 cm. pH và Eh đất
được đo trực tiếp tại ô tiêu chuẩn bằng cách sử dụng pH meter với điện cực bằng platin. Độ mặn của nước trong

đất (‰) được đo trực tiếp tại ô tiêu chuẩn bằng cách lấy mẫu đất cho vào ống tiêm 50ml (giấy lọc được đặt dưới
đáy ống tiêm) và trích dịch nước từ mẫu đất sau đó đo bằng dụng cụ salinometer. Hàm lượng chất hữu cơ (CHC)
trong đất được xác định từ mẫu thu ngoài thực địa mang về phòng thí nghiệm phơi khô tự nhiên, sau đó nghiền
và sàn qua rây, đối với từng mẫu đem cân khoảng 50g để vào cốc bỏ vào tủ sấy ở 1050C trong 1h30‘ cho hết hơi
nước. Đem ra bình hút ẩm cho nguội, kế tiếp cân mẫu, mẫu sau khi sấy mang mẫu vào lò đốt ở 5500C trong 2h,
xong để vào bình hút ẩm 30 phút cho nguội rồi cân mẫu để tính ra hàm lượng chất hữu cơ theo công thức:
Công thức tính % CHC = ((m1050C - m5500C )/m5500C)*100
m1050C : khối lượng đất sau khi sấy ở lò sấy 1050C
m5500C : khối lượng đất sau khi đốt ở lò vô cơ hóa mẫu 5500C
Theo (Komiyama, Ong & Poungparn, 2008) sinh khối cây đứng và sinh khói rễ được tính như sau:
+ Sinh khối cây đứng: Wstand (kg)= 0,251*p*DBH2,46
(1)
+ Sinh khối rễ: Wroot (kg)= 0,199*p^0,899*DBH2,22
(2)
Với: DBH: đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m.
p: tỉ trọng gỗ.
+ Cacbon cây đứng: C (Mg/ha) = 0,47*(Wstand /1000)/ ((3,14*R2)/10000)
(3)
2
+ Cacbon rễ: C (Mg/ha) = 0,39*(Wroot /1000)/ ((3,14*R )/10000)
(4)
Trong đó: R là bán kính ô tiêu chuẩn thu mẫu
Đo các cây có DBH < 5cm trong đường tròn R = 2m. Đo các cây có DBH >
5cm trong đường tròn R = 7m.

D

A

2m

7m
C

12m

Mẫu đất thu tại
tâm của ô

B

Hình 1. Sơ đồ bố trí chi tiết ô thu mẫu
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sinh khối và tích lũy cacbon ba loài cây Vẹt Tách (Bruguiera parviflora), Đước Đôi (Rhizophora apiculata
Blume), Mắm Trắng (Avicennia alba)
Sinh khối và tích lũy cacbon cây đứng Vẹt Tách (Bruguiera parviflora)
Qua Hình 2 ta nhận thấy rằng, sinh khối cây đứng giữa các ô tiêu chuẩn tại địa hình cao tương ứng loài Vẹt
Tách là không giống nhau, ở ô tiêu chuẩn 1 sinh khối cây đứng là 204,77 tấn/ha, tiếp theo ô tiêu chuẩn 2 sinh
khối cây đứng là 209,40 tấn/ha và tại ô tiêu chuẩn 3 sinh khối cây đứng thấp là nhất 96,52 tấn/ha. Trung bình cho
dạng lập địa này ta có 170,23 tấn/ha.

ISBN: 978-604-82-1375-6

19


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

Hình 2. Sinh khối và tích lũy Cacbon theo ô tiêu chuẩn loài Vẹt Tách

Sự chênh lệch sinh khối trên có thể nói là do sự hiện diện của số lượng cây tại các ô tiêu chuẩn, tuy số
lượng cây tăng dần từ ô tiêu chuẩn 1 đến ô tiêu chuẩn 3 (Bảng 1). Tại ô tiêu chuẩn 3 tổng số cây là 68 trong đó
cây có DBH > 5cm chỉ chiếm 19,12% còn lại cây có DBH <5 cm chiếm 80,88%. Ngược lại, tại ô tiêu chuẩn 1 có
tổng số cây là 41 nhưng cây có DBH >5 cm chiếm 92,68% còn lại là cây có DBH <5 cm. Tương ứng với sinh
khối cao thì tích lũy cacbon cũng cao và ngược lại, chính vì thế tích lũy cacbon cây đứng tại địa hình này là
80,01 tấn/ha. Cụ thể tại ô tiêu chuẩn 2 là cao nhất 98,42 tấn/ha, tiếp theo ô tiêu chuẩn 1 là 96,24 tấn/ha, ô tiêu
chuẩn 3 có sinh khối thấp hơn nên tích lũy cacbon thấp hơn với giá trị là 45,37 tấn/ha.
Bảng 1. Số lượng cây phân theo DBH trong ÔTC loài Vẹt Tách chiếm ưu thế
Số lượng cây (cây)
OTC
DBH <5 cm

DBH >5 cm

Tổng

1

3

38

41

2

20

30


50

3

55

13

68

Theo Giz (2011), mật độ gỗ trong cây phần nào ảnh hưởng đến hàm lượng cacbon trong cây và như vậy nó
cũng ảnh hưởng đến lâm phần thực vật. Trong nghiên cứu cho thấy các cây rừng có hình thái mảnh, tuy có mật
độ dày nhưng sinh khối của chúng chỉ bằng một phần nhỏ của các cây có kích thước lớn, khoảng cách thưa. Qua
đó nhận thấy, giá trị sinh khối và tích lũy cacbon cây đứng không bằng nhau ngay cả cùng loài và trên cùng một
dạng lập địa, giá trị đó phụ thuộc vào sự chênh lệch về DBH và số lượng cây.
Sinh khối và tích lũy cacbon rễ Vẹt Tách (Bruguiera parviflora)
Sinh khối rễ dưới mặt đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn bởi vì nó chiếm
một tỷ lệ tương đối cao so với sinh khối rừng trên mặt đất. Việc thu thập số liệu hoặc đo đếm sinh khối dưới mặt
đất là một điều rất khó thực hiện và đặc biệt là khó khăn hơn cho việc thu thập và đo lường tại rừng ngập mặn.

Hình 3. Sinh khối và tích lũy Cacbon rễ theo ô tiêu chuẩn loài Vẹt Tách
Tương tự như sinh khối và tích lũy cacbon trên cây đứng ta dựa vào phương trình tương quan của
Komiyama et al (2008) để tính toán sinh khối và tích lũy cacbon rễ. Kết quả nghiên cứu tại địa hình cao tương
ISBN: 978-604-82-1375-6

20


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
ứng với loài Vẹt Tách chiếm ưu thế cho ta thấy sinh khối rễ tại địa hình này là 77,46 tấn/ha và tích lũy cacbon rễ

là 30,21 tấn/ha. Ta thấy rằng sinh khối và tích lũy cacbon rễ cũng phụ thuộc vào sự hiện diện của số lượng cây
cũng như đường kính thân cây, cụ thể tại ô tiêu chuẩn 1 cây có DBH > 5 cm chiếm đa số 38/41 cây chính vì thế
sinh khối và tích lũy cacbon rễ là nhiều nhất 92,85 tấn/ha, tại ô tiêu chuẩn 2 số lượng cây có DBH > 5 cm ít hơn
ô tiêu chuẩn 1 với 30/50 cây, bù vào đó số lượng cây có DBH < 5 cm nhiều nên sinh khối rễ và tích lũy cacbon
tại đây giảm nhưng không đáng kể 90,13 tấn/ha, còn tại ô tiêu chuẩn 3 số lượng cây lớn DBH > 5 cm giảm nhiều
13/68 cây chính vì thế tích lũy cacbon rễ giảm nhiều 49,41 tấn/ha. Từ đó ta tính được lượng cacbon rễ tích lũy ở
ô tiêu chuẩn 1 và 2 gần bằng nhau với các giá trị lần lượt là 36,21 tấn/ha và 35,15 tấn/ha và tích lũy cacbon ở ô
tiêu chuẩn 3 là thấp nhất 19,27 tấn/ha (Hình 3).
Sinh khối và tích lũy cacbon cây đứng Đước Đôi (Rhizophora apiculata Bl)
Nhìn vào Hình 4 ta thấy tại địa hình trung bình tương ứng loài Đước Đôi chiếm ưu thế sinh khối cây đứng
giữa các ô tiêu chuẩn không khác nhau nhiều, sự khác biệt chủ yếu do mật độ cây hiện diện trong các ô tiêu
chuẩn. Cụ thể sinh khối cây đứng trung bình tại địa hình này là 233,56 tấn/ha trong đó sinh khối tại ô tiêu chuẩn
1 và ô tiêu chuẩn 3 gần bằng nhau với giá trị lần lượt là 245,15 tấn/ha và 256,76 tấn/ha, thấp nhất là tại ô tiêu
chuẩn 2 với sinh khối cây đứng là 198,76 tấn/ha do sự hiện diện của cây trong ô tiêu chuẩn này là ít nhất chỉ có
23 cây (Bảng 2).

Hình 4. Sinh khối và tích lũy cacbon loài Đước Đôi
Tại dạng địa hình này trong các ô tiêu chuẩn đa phần là các cây lớn có DBH >5 cm, sự hiện diện của các
cây trong các ô tiêu chuẩn là yếu tố quyết định sinh khối và tích lũy cacbon nhiều hay ít, nhìn chung tích lũy
cacbon cây đứng tại địa hình này cao 109,77 tấn/ha. Trong đó, sinh khối ô tiêu chuẩn 3 là cao nhất nên tích lũy
cacbon cây đứng ô tiêu chuẩn 3 cao nhất 120,68 tấn/ha do tại ô tiêu chuẩn này số lượng cây được đo đếm là
nhiều nhất 30 cây (Bảng 2), tiếp theo là ô tiêu chuẩn 1 với giá trị 115,22 tấn/ha. Tại ô tiêu chuẩn 2, tương ứng
với giá trị sinh khối cây đứng thấp hơn nên giá trị tích lũy cacbon cây đứng ô tiêu chuẩn 2 cũng thấp 93,42
tấn/ha.
Bảng 2. Số lượng cây trong ÔTC loài Đước Đôi
Số lượng cây (cây)
ÔTC
DBH <5 cm

DBH >5 cm


Tổng

1

1

25

26

2

0

23

23

3

0

30

30

Sinh khối và tích lũy cacbon rễ Đước Đôi (Rhizophora apiculata Bl)
Dựa vào phương trình tương quan ta tính toán được sinh khối và tích lũy cacbon rễ tại địa hình này
97,80 tấn/ha và 38,14 tấn/ha. Sinh khối và tích lũy cacbon rễ tại các ô tiêu chuẩn cũng gần như nhau với các giá

trị lần lượt là: ô tiêu chuẩn 1 có sinh khối cây đứng là 102,16 tấn/ha và tích lũy cacbon rễ là 39,84 tấn/ha. Ô tiêu
chuẩn 2 có sinh khối cây đứng là 84,38 tấn/ha và tích lũy cacbon rễ là 32,91 tấn/ha. Còn lại ô tiêu chuẩn 3 có giá
trị lần lượt là 106,84 tấn/ha và 41,67 tấn/ha (Hình 5). Kết quả trên là do sự hiện diện của số lượng cây tại các ô
tiêu chuẩn, tại địa hình này đa số các cây là cây lớn với DBH > 5 cm (Bảng 3).

ISBN: 978-604-82-1375-6

21


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

Hình 5. Sinh khối và tích lũy cacbon rễ theo ô tiêu chuẩn loài Đước Đôi
Sinh khối và tích lũy cacbon cây đứng Mắm Trắng (Avicennia alba)
Số lượng cây tại các ô tiêu chuẩn ở địa hình thấp tương ứng với cây Mắm Trắng chiếm ưu thế giảm dần từ
ô tiêu chuẩn 1 với 33 cây tiếp đến là ô tiêu chuẩn 2 với 30 cây và ô tiêu chuẩn 3 có 29 cây (Bảng 3). Sinh khối và
tích lũy cacbon cây đứng tại địa hình này thấp với giá trị sinh khối cây đứng là 120,83 tấn/ha và tích lũy cacbon
cây đứng là 56,79 tấn/ha.

Hình 6. Sinh khối và tích lũy cacbon cây đứng loài Mắm Trắng
Sinh khối và tích lũy cacbon cây đứng một phần phụ thuộc vào mật độ cây và đường kính chính vì thế sinh
khối và cacbon cây đứng loài Mắm Trắng giảm dần theo các ô tiêu chuẩn từ ô có số lượng cây nhiều đến ô có số
lượng cây ít hơn. Tại các ô tiêu chuẩn sinh khối cây đứng có giá trị không chênh lệch nhau nhiều vì số lượng cây
gần bằng nhau, tương ứng tại ô tiêu chuẩn 1 là 124,36 tấn/ha theo đó tích lũy cacbon cây đứng là 58,45 tấn/ha.
Tại ô tiêu chuẩn 2 sinh khối cây đứng là 127,55 tấn/ha và cacbon cây đứng là 59,95 tấn/ha, còn ô tiêu chuẩn 3 có
số lượng cây ít hơn nên sinh khối cây đứng thấp hơn 110,56 tấn/ha và vì thế tích lũy cacbon cây đứng cũng thấp
hơn với giá trị là 51,96 tấn/ha (Hình 6).
Bảng 3. Số lượng cây trong ÔTC loài Mắm Trắng

Số lượng cây (cây)
ÔTC
DBH <5 cm

DBH >5 cm

Tổng

1

4

29

33

2

1

29

30

3

7

22


29

Sinh khối và tích lũy cacbon rễ Mắm Trắng (Avicennia alba)
Sinh khối và tích lũy cacbon rễ tại địa hình thấp tương ứng với loài Mắm Trắng chiếm ưu thế có các giá trị
lần lượt là sinh khối rễ 54,29 tấn/ha và cacbon rễ là 21,17 tấn/ha. Trong đó các giá trị này giảm dần từ ô tiêu
chuẩn 1 tới ô tiêu chuẩn 3, cụ thể ô tiêu chuẩn 1 có sinh khối và tích lũy cacbon nhiều nhất với các giá trị lần
lượt là 56,63 tấn/ha và 22,09 tấn/ha, tiếp theo là ô tiêu chuẩn 2 với sinh khối bằng 56,19 tấn/ha và tích lũy
cacbon là 21,91 tấn/ha. Sinh khối và tích lũy cacbon tại ô tiêu chuẩn 3 là thấp nhất có giá trị 50,03 tấn/ha và
19,51 tấn/ha (Hình 7).
ISBN: 978-604-82-1375-6

22


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

Hình 7. Sinh khối và tích lũy Cacbon rễ theo ô tiêu chuẩn loài Mắm Trắng
Đánh giá sinh khối và tích lũy cacbon ba loài cây Vẹt Tách (Bruguiera parviflora), Đước Đôi (Rhizophora
apiculata Blume), Mắm Trắng (Avicennia alba)
Dựa vào công thức tương quan giữa sinh khối và tích lũy cacbon của Komiyama et al (2008) ta thấy được
nếu sinh khối cao thì tích lũy cacbon cao và ngược lại. Theo Giz (2011), kích thước cây rừng và mật độ là những
nhân tố chính quyết định sinh khối lâm phần, mật độ gỗ trong cây ảnh hưởng đến hàm lượng các bon trong cây.

Hình 8. So sánh sinh khối và tích lũy cacbon giữa ba dạng địa hình với ba loài cây chiếm ưu thế
(Các ký tự khác nhau biểu hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong kiểm định Ducan ở mức 5%)

Kết quả kiểm định Ducan ở mức ý nghĩa 5% cho thấy sinh khối và tích lũy cacbon cây đứng có sự khác
biệt giữa ba dạng địa hình (P < 0,05). Trong đó, Đước Đôi cao khác biệt có ý nghĩa thống kê so với Mắm Trắng
với giá trị sinh khối và cacbon cây đứng là 233,56 tấn/ha và 109,77 tấn/ha do tại địa hình Đước Đôi chiếm ưu thế
số lượng cây có DHB > 5 cm cao chiếm đến 98,73% và cây Đước Đôi lại có tỷ trọng cao nhất 0,85 g/cm3 (Bảng

4). Tiếp theo là địa hình cao Vẹt Tách tuy số lượng cây nhiều nhất nhưng trong đó số lượng cây nhỏ DBH < 5
cm chiếm 49,1% và cây lớn DBH >5 cm chiếm 50,9%, thêm vào đó tỷ trọng gỗ cây Vẹt Tách là 0,74 g/cm3 nhỏ
hơn cây Đước Đôi (nhưng lớn hơn tỷ trọng gỗ Mắm Trắng), vì thế nên giá trị sinh khối và cacbon cây đứng ở
Vẹt Tách chỉ đạt là 170,23 tấn/ha và 80,01 tấn/ha. Thấp nhất là địa hình thấp với Mắm Trắng chiếm ưu thế sinh
khối và cacbon cây đứng là 120,83 tấn/ha và 56,79 tấn/ha (Hình 8).
Bảng 4. Tỷ trọng gỗ và số lượng cây tại ba dạng địa hình tương ứng ba loài Vẹt Tách, Đước Đôi và Mắm Trắng
Loài cây
chiếm ưu thế

Tỷ trọng gỗ (g/cm3) (World
Agroforest Center, 2013)

Số lượng cây DHB<
5

Số lượng cây
DHB> 5

Tổng

Vẹt Tách

0,74

78

81

159


Đước Đôi

0,85

1

78

79

Mắm Trắng

0,56

12

80

92

Tương tự như sinh khối và tích lũy cacbon cây đứng thì tại ba dạng địa hình sinh khối và tích lũy cacbon rễ
theo kết quả kiểm định Ducan ở mức ý nghĩa 5% giữa loài Mắm Trắng và Vẹt Tách không có khác biệt, giữa
loài Đước Đôi và loài Vẹt Tách không có khác biệt, tuy nhiên giữa loài Đước Đôi và loài Mắm Trắng khác biệt
có ý nghĩa thống kê. Trong đó sinh khối rễ ở Mắm Trắng là thấp nhất 54,29 tấn/ha, sinh khối rễ của Đước Đôi là
ISBN: 978-604-82-1375-6

23


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM

cao nhất 97,80 tấn/ha, còn lại sinh khối rễ tại địa hình cao Vẹt Tách là 77,46 tấn/ha. Chính vì thế, tại địa hình
trung bình Đước Đôi có tích lũy cacbon rễ cao nhất là 38,14 tấn/ha, tiếp theo là địa hình cao Vẹt Tách tuy số
lượng cây nhiều nhất nhưng cây nhỏ DBH < 5 cm chiếm 49,1% và tỷ trọng gỗ cây Vẹt Tách thấp hơn cây Đước
Đôi giá trị cacbon rễ là 30,21 tấn/ha, thấp nhất là địa hình thấp Mắm Trắng với tích lũy cacbon rễ là 21,17
tấn/ha.
Tính chất đất tại ba dạng địa hình và mối quan hệ của tính chất đất với tích lũy cacbon
Bảng 5 cho thấy Eh ở địa hình cao tương ứng với Vẹt Tách chiếm ưu thế là cao nhất, giảm dần khi đến địa
hình trung bình Đước Đôi chiếm ưu thế và thấp nhất khi tiến dần xuống địa hình thấp tương ứng Mắm Trắng
chiếm ưu thế, điều này có thể giải thích do địa hình cao ngập nước ít nên khả năng trao đổi không khí dễ xảy ra
dẫn đến Eh đất cao.
Bảng 5. Tính chất đất tại ba dạng địa hình tương ứng ba loài cây chiếm ưu thế
ST
T

1

2

3

Loài
cây

Vẹt
Tách

Đước

Đôi

Mắm
Trắng

Độ sâu (cm)

Eh (mV)

pH

Độ mặn nước
trong đất (‰)

%CHC

Dung trọng
(g/cm3)

0-15

-73,00

7,06

27,17

15,80

0,84


15-30

-185,67

7,55

27,00

13,60

0,87

30-50

-135,33

7,62

27,00

13,81

0,87

50-100

-178,50

8,23


25,67

10,62

0,99

100 - 120

-228,67

7,23

28,00

6,26

1,14

0-15

-211,67

7,19

21,67

19,72

0,56


15-30

-250,33

6,55

20,67

17,20

0,64

30-50

-277,33

6,44

23,67

14,64

0,62

50-100

-175,00

6,68


24,83

13,12

0,81

100 - 120

-154,33

7,06

24,50

11,60

0,87

0-15

-162,67

6,44

23,50

19,09

0,55


15-30

-257,67

6,42

22,00

12,37

0,58

30-50

-313,33

6,91

21,83

15,56

0,70

50-100

-264,83

6,66


29,08

13,73

0,86

100 - 120

-203,67

6,80

30,33

12,14

0,88

Eh giảm theo sự thấp dần của các dạng địa hình và trong cùng một dạng địa hình Eh cũng giảm theo độ
sâu. Tuy nhiên, do sa cấu và hàm lượng hữu cơ khác nhau nên chưa cho thấy quy luật tăng giảm một cách rõ rệt.
pH dao động từ 6,42 đến 8,23 (Bảng 5), pH ở khu vực này gần như trung tính, kết quả này gần giống với
nghiên cứu của Hà Chí Tâm (2005) cho rằng pH tại khu vực nghiên cứu biến động trong khoảng trung bình 6,42
đến 7,44. Giá trị pH có sự thay đổi giảm dần khi càng xuống thấp nhưng sự thay đổi này không lớn.
Phân tích thống kê chưa cho thấy sự tương quan giữa sinh khối, sự tích lũy cacbon và yếu tố Eh và pH. Từ
đó, có thể kết luận rằng trong nghiên cứu này chưa tìm được mối quan hệ giữa sinh khối và tích lũy cacbon với
Eh và pH.
Độ mặn nước trong đất vùng nghiên cứu dao động từ 20,67‰ đến 30,33‰, tại địa hình cao Vẹt Tách
chiếm ưu thế là cao nhất và giảm dần khi xuống thấp tương ứng. Tuy nhiên, trong mỗi dạng địa hình cho thấy độ
mặn tăng dần từ tầng đất ở trên xuống tầng đất dưới sâu hơn.

Hàm lượng CHC thì ngược lại giảm dần từ tầng đất trên xuống tầng dưới sâu hơn, điều này cũng phù hợp
với quy luật tích lũy hữu cơ trong đất, do các tầng trên thường xuyên được cung cấp lượn huuwx cơ từ vật vật
rụng. Độ mặn của nước trong đất thay đổi không nhiều giữa các địa hình, có lẽ vì thế sinh khối và tích lũy
cacbon không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, thì trong cùng một địa hình cho thấy có mối quna hệ nghịch giữa hai yếu
tố này.
Dung trọng của đất tại các lập địa nghiên cứu cao, dao động trong khoảng từ 0,55 – 0,99 g/cm3. Dung trọng
cao thể hiện đất bị nén dẽ và khả năng trao đổi nước và không khí trong dung dịch đất kém. Ở địa hình Vẹt Tách
có dung trọng đất cao nhất, tiếp theo là Đước Đôi và thấp nhất đối với địa hình Mắm Trắng chiếm ưu thế. Đối
với đất trong cùng một địa hình thì càng xuống sâu dung trọng càng tăng tương ứng với lượng hữu cơ càng giảm.
ISBN: 978-604-82-1375-6

24


Báo cáo toàn văn Kỷ yếu hội nghị khoa học lần IX Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
Nhìn chung, tại điểm nghiên cứu cồn Ông Trang, các tính chất đất có thay đổi trong cùng một dạng địa
hình theo chiều sâu của các tầng đất. Còn giữa các dạng địa hình sự thay đổi này không thể hiện rõ và chưa tìm
thấy được mối quan hệ giữa các tính chất đất với sự tích lũy sinh khối và carbon.
KẾT LUẬN
Tích lũy cacbon trong cây đứng phụ thuộc vào sinh khối và tỷ trọng cây. Ngoài ra, sự tích lũy cacbon còn
phụ thuộc vào số lượng cây trong ô tiêu chuẩn cũng như đường kính thân cây. Tích lũy cacbon cây đứng ở ba địa
hình khác biệt có ý nghĩa thống kê, tích lũy cacbon cây đứng cao nhất ở địa hình trung bình Đước Đôi chiếm ưu
thế 109,77 tấn/ha, tiếp theo là địa hình cao Vẹt Tách 80,01 tấn/ha và thấp nhất tại địa hình thấp Mắm Trắng
chiếm ưu thế với cacbon cây đứng là 56,79 tấn/ha.
Tích lũy cacbon rễ tại địa hình trung bình Đước Đôi chiếm ưu thế cao nhất 38,14 tấn/ha, tiếp theo là địa
hình cao Vẹt Tách 30,21 tấn/ha, thấp nhất là địa hình thấp Mắm Trắng với tích lũy cacbon rễ là 21,17 tấn/ha.
Eh và pH có xu hướng giảm dần từ lập địa cao xuống lập địa thấp, giá trị độ mặn của nước trong đất có xu
hướng tăng theo độ sâu ở cùng một địa hình, trong khi lượng CHC ngược lại giảm theo độ sâu nhưng không
đáng. Dung trong càng xuống sâu càng tăng do đất ít hữu cơ đi và càng nén dẽ. Nhìn chung, trong nghiên cứu
chưa tìm thấy sự ảnh hưởng rõ của các tính chất đất đến sự tích lũy sinh khối và cacbon của cây tại rừng ngập

mặn cồn Ông Trang.

THE STUDY OF CARBON ACCUMULATION OF MANGROVE STANDING TREES AND
RELATIONSHIPS OF CARBON ACCUMULATION AMONG SOIL CHRACTERISTICS AT
ONG TRANG HILLOCK, NGOC HIEN DISTRICT, CA MAU PROVINCE
Nguyen Ha Quoc Tin1, Le Tan Loi2, Ly Hang Ni2
1

Tây Đô University (PhD student of Soil and Water Evironment, College of Environment & Natural Resource,
Can Tho University)
2
Land Resource Department, College of Environment & Natural Resource, Can Tho University
Email: or

ABSTRACT
The purpose of the study is to examine the carbon accumulation of mangrove standing trees and
their relationships among soil characteristics of mangrove ecosystems at Ong Trang hillock, Ngoc
Hien District, Ca Mau Province. The research of mangrove plants focus on two objectives: (1)
determining the biomass and carbon accumulation of mangrove standing trees and (2) the
relationships between biomass, carbon accumulation among soil property on three different elevation
with three dominant plants species as Avicennia alba, Rhizophora apiculata Blume and Bruguiera
parviflora. The standard plots and the actual survey measurement and analysis of laboratory methods
were used to carried out for the study. The results showed that the biomass and carbon accumulation
among three elevation with different species were statisticaly significant difference. The biomass and
carbon accumulation of two species Avicennia alba and Bruguiera parviflora were not different, and
Rhizophora apiculata Blume and Bruguiera parviflora were not either. However, There are significant
difference between Rhizophora apiculata Blume and Avicennia alba. Biomass and carbon
accumulation in Avicennia alba was the lowest, the next to Bruguiera parviflora and biomass and
carbon accumulation of Rhizophora apiculata Blume was the highest. The soil properties Were not
affect to Biomass and carbon accumulation of the mangrove standing trees..

Key words: biomass, mangrove, carbon accumulation, Ong Trang hillock.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Komiyama, A., Ong, J. E., & Poungparn, S. (2008). Allometry, biomass, and productivity of mangrove
forests: A review. Aquatic Botany, 89(2), 128-137.
[2]. Nguyễn Hoàng Trí. (1999). Sinh thái học rừng ngập mặn. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
[3]. Tuan, L. D., T. T. Oanh, C. V. Thanh, and D. N. Qui, 2002. Can Gio Mangrove Biosphere Reserve.
Agricultural Publishing House.
[4]. World Agroforest Center. (2013). GlobalWoodDensityDatabase.
[5]. Giz. (2011). Nghiên cứu sinh khối và các bon, Báo cáo nghiên cứu tại tỉnh Kiên Giang, Dự án Bảo tồn và
Phát triển Khu dự trữ Sinh quyển Kiên Giang, Sở Khoa Học Công Nghệ.

ISBN: 978-604-82-1375-6

25


×