Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG: NGÔN NGỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.13 KB, 9 trang )

NGÔN NGỮ
1. Khái niệm
 Ngôn ngữ là một trong các phát minh lớn nhất của con người, giúp
chuyển tải các tín hiệu, niềm tin, văn hóa, v.v., từ người này sang người
khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 Cho đến nay, ngôn ngữ được coi là hệ thống liên lạc phức tạp và linh hoạt
nhất hành tinh.
 Ngôn ngữ đã xuất hiện từ lâu trong nhân học, một phần vì trước kia các
nhà nhân học thường nghiên cứu về các tộc người khác, nên phải học
ngôn ngữ của họ để thực hiện nghiên cứu của mình.
 Giờ đây, nghiên cứu ngôn ngữ đã trở thành một trong 5 lĩnh vực của nhân
học.
Hai cách định nghĩa về ngôn ngữ:
 Theo nghĩa hẹp (1): Ngôn ngữ là một hệ thống các biểu tượng với các ý
nghĩa chuẩn để các thành viên của một xã hội liên lạc với nhau (theo
nghĩa này thì các loài động vật cũng có ngôn ngữ vì chúng cũng có thể
liên lạc được với nhau).
 Theo nghĩa rộng (2): Ngôn ngữ của con người là một hệ thống liên lạc
của con người, nó bao gồm các âm thanh, từ vị, ngữ pháp được kết hợp
lại thành câu. Ngôn ngữ là một phần của văn hóa, ra đời do yêu cầu liên
lạc với nhau trong qúa trình lao động và cuộc sống. Theo nghĩa này thì
chỉ con người mới có ngôn ngữ vì chỉ con người mới có văn hóa.
2. Ngôn ngữ của con người và khả năng ngôn ngữ của loài vật
 Ngoài việc con người có ngôn ngữ , nhiề u nghiên cứu đã chứng minh mô ̣t
số loài vâ ̣t cũng có khả năng ngôn ngữ.
 Một nghiên cứu thú vị & tranh cãi về liên lạc của động vật là nghiên cứu
về tinh tinh, loài động vật có hình thể gần giống với người.
1


 Năm 1966: nhà tâm lý học Allen & Beatrice Gardner bắt đầu dạy một con


tinh tinh học Ngôn ngữ Tín hiệu của Mỹ, một loại ngôn ngữ tín hiệu
không âm thanh dành cho người điếc. Sau vài năm, nó có khả năng thực
hiện thành thạo các tín hiệu đó & phát hiện này thách thức các giả thuyết
trước đó cho rằng chỉ có con người mới có khả năng sử dụng các tín hiệu.
Nghiên cứu động vật trong các môi trường sống tự nhiên:
 Các nhà nhân học cũng nghiên cứu động vật trong các môi trường sống tự
nhiên của chúng & thấy các loài vật có các hệ thống gọi nhau.
 Chẳng hạn, các loài như chó, chó sói, gà, khỉ, tinh tinh có hệ thống gọi
bầy riêng của nó.
 Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh 2 trong số các khác biệt cơ bản giữa ngôn
ngữ của con người và khả năng ngôn ngữ của động vật
Thứ nhấ t là tính hiệu quả:
 Ngôn ngữ của con người rất linh hoạt & sáng tạo. Con người sử dụng
ngôn ngữ, kể cả những đứa trẻ, có thể tạo ra các câu mà chưa ai nói bao
giờ.
 Không có giới hạn trong khả năng của con người trong việc tạo ra các
thông điệp nói về qúa khứ, hiện tại & tương lai.
 Ngược lại, động có hệ thống liên lạc đóng. Các âm thanh của động vật
không thể đa dạng và điều chỉnh.
 Các con chimpazee con sẽ không bao giờ sử dụng được những âm thanh
khác với cha mẹ chúng.
 Còn tính linh hoạt của ngôn ngữ con người cho phép những đứa trẻ nói
những câu chưa ai nói bao giờ: thể hiện tính sáng tạo.
Thứ hai là khả năng thay thế:
 Từ các nghiên cứu thực địa & thí nghiệm, các nhà nhân học thấy rằng ý
nghĩa của âm thanh của động vật gắn liền với một công thức cụ thể.
2


 VD: việc phát ra âm thanh của chimpazee gắn liền với một trạng thái tình

cảm hay công thức nào đó.
 Vì vậy, một tiếng gầm thường được bầy của nó hiểu là có sự đe dọa; con
vẹt/khướu có thể học tiếng người, song không thể thay từ này bằng từ
khác để chỉ cùng một hiện tượng.
 Nhưng, con người có khả năng thay thế từ ngữ, âm điệu một cách tuyệt
vời. Khả năng thay thế này cho phép con người sử dụng các khái niệm rất
trìu tượng để liên lạc với nhau. Họ có thể nói về các tình trạng khác nhau
như tinh thần, giả thuyết, về các thì khác nhau như qúa khứ, hiện tại &
tương lai.
3. Sự phát triển của ngôn ngữ loài người
 Câu hỏi rằng ngôn ngữ có nguồn gốc từ đâu & nó phát triển như thế nào
luôn kích thích hứng thú tìm tòi & nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
 Một vấn đề khác: vì ngôn ngữ là m ột phần của văn hóa, vậy văn hóa có
trước hay ngôn ngữ có trước, & chúng ảnh đến nhau như thế nào?
 Qua nhiều thế kỷ, các nhà triết học, ngôn ngữ học & nhà nhân học hình
thể đã đưa ra nhiều giả thuyết để lý giải về nguồn gốc của ngôn ngữ
 Một lý thuyết ban đầu (1), được gọi là ‘bow-wow’, cho rằng ngôn ngữ
của con người phát triển khi con người bắt trước các âm thanh của tự
nhiên như tiếng nước chảy, tiếng gió kêu, tiếng chó sủa, lợn kêu, hình hài
các đồ vật trọng tự nhiên, v.v., trong cuộc sống tự nhiên. Trên cơ sở đó,
ngôn ngữ của con người phát triển ví dụ như ngôn ngữ tượng hình: tiếng
Trung
 Một quan điểm khác (2) của các nhà tư tưởng phương Tây thế kỷ 18 giả
định rằng ngôn ngữ ra đời do con người tự thỏa thuận với nhau.
 Quan điểm thứ ba (3) của Cơ Đốc giáo cho rằng chúa tạo ra ngôn ngữ
như đã tạo ra con người.
3


 Quan điểm thứ tư (4) của các nhà khoa học Marxist cho rằng: Lao động là

nhân tố biến vượn thành người. Chính lao động, sự phát triển của não,
của tư duy con người, đã sản sinh ra ngôn ngữ.
 Lúc đầu, ngôn ngữ chưa phải đã hoàn thiện & phức tạp, mà nó trải qua
một qúa trình phát triển lâu dài cùng với lao động, sự hoàn thiện về hình
thể, tư duy của con người, mới phát triển được như hiện nay.
 Như vậy, ngôn ngữ là một phạm trù của lịch sử chứ không phải tự nhiên.
 Nghĩa là ngôn ngữ ra đ ời và phát triển được như đến hôm nay là do một
qúa trình hình thành và phát triển lâu dài, chứ không phải tự nhiên mà có.
 Như vậy, ngôn ngữ và tộc người không đồng nhất với nhau. Một tộc
người có thể có hơn một ngôn ngữ, tức các thành viên của một tộc người
có thể cùng một lúc nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau (trong khi các
nhà khoa học Việt Nam lấy ngôn ngữ làm một trong các tiêu chí xác định
thành phần tộc người)
 Ngược lại, có thể có nhiều tộc người dùng chung một ngôn ngữ như
trường hợp tiếng Anh. Cũng vì thế, ngôn ngữ ra đời là sản phẩm của tập
thể, không phải của cá nhân. Cá nhân tuân thủ ngôn ngữ c ủa cộng đồng,
vì đó là tiếng nói mà thành viên trong cộng đồng giao tiếp với nhau - gọi
là ngôn ngữ tộc người.
 Ngôn ngữ cũng không dễ bị mất đi bởi tác động của một thể chế chính trị
hay ý muốn chủ quan của một cá nhân nào.
Một cách lý giải khác (5) phân tích Biology of language:
 Sự phát triển của các chức năng của óc (nhớ, các khả năng về biểu tượng,
văn hóa) có liên quan đến ngôn ngữ con người.
 Dù khoa học chưa hiểu hết các chức năng của óc người, chúng ta biết óc
hàm chứa hàng triệu tế bào thần kinh cần thiết cho việc nhận, chứa và xử
lý thông tin.
4


Óc người và tiếng nói:

 Óc người được chia thành hai nửa, gọi là hai não phải & trái.
 Hầu hết các kỹ năng ngôn ngữ của con người có mối liên hệ mật thiết với
một bán cầu não trái. Bán cầu não trái kiểm soát các chức năng đặc biệt
về khả năng ngôn ngữ , bán cầu não phải liên quan đến định hướng không
gian & tỷ phần.
 Trong đó, một khu vực của não nằm ở bán cầu trái đặc biệt ảnh hưởng
đến khả năng ngôn ngữ của con người gọi là Broca’s area. Khu vực này
liên quan đến việc sản xuất âm, phát âm & các khả năng ngữ pháp.
 Từ 1861, Paul Broca, một nhà phẫu thuật học người Pháp, đã kết luận:
một bệnh nhân bị tổn thương khu vực này của não có thể bị ảnh hưởng
đến việc phát âm & các khả năng ngữ pháp.
 Một khu vực khác liên quan đến các khả năng ngôn ngữ đư ợc gọi là
Wernicke’s area, cũng nằm ở bán cầu não trái. Khu vực này có liên hệ tới
việc hiểu ý nghĩa của ngôn từ, câu & có vị trí quan trọng đối với việc đọc
và nghe.
Cấu trúc hình thể:
 Cấu trúc hoàn chỉnh của hình thể, đặc biệt là của hệ thống các cơ quan âm
thanh như khoang miệng, họng, lưỡi, môi, mũi, v.v., của con người là
những nhân tố quan trọng tạo nên các khả năng ngôn ngữ của con người.
Sư ̣ phát triển của ngôn ngữ:
 Theo thời gian, ngôn ngữ biến đổi dưới nhiều hình thức khác nhau.
 Một ngôn ngữ có thể được phát triển rộng ra, mất đi, hoặc chia ra thành
các nhóm ngôn ngữ nhỏ (xem lại hình sau). Các nhóm nhỏ này lại tiếp tục
được phân chia ra thành các nhóm nhỏ hơn. Ví dụ trường hợp chữ Quố c
ngữ.

5


 Biến đổi trong ngôn ngữ còn gồm có các biến đổi về từ vựng, ý nghĩa, âm

thanh, ngữ pháp.
 Liên hợp quốc khi khởi xướng năm quốc tế về các ngôn ngữ đối mặt với
nguy cơ tuyệt chủng đã nhấn mạnh rằng ngôn ngữ không chỉ là một lĩnh
vực để các nhà phân tích nghiên cứu mà nó thực sự nằm ở trung tâm của
đời sống văn hóa, kinh tế và xã hội và cảnh báo rằng hơn một nửa trong
số 6.700 ngôn ngữ nói của thế giới hiện nay đang đối mặt với nguy cơ bị
tuyệt chủng và cứ bình quân 2 tuần thì lại có 1 ngôn ngữ ở đâu đó trên thế
giới bị biến mất. (xem: www.un.org/news)
 Ngôn ngữ thường biến đổi, song không phải một cuộc cách mạng. Ngôn
ngữ biến đổi nhanh ở các xã hội hiện đại có trình độ công nghệ cao. Sự
biến đổi của ngôn ngữ do nhiều yếu tố và quy luật xã hội tác động.
 Trong qúa trình biến đổi, ngôn ngữ d ễ dàng mượn hoặc hình thành các
từ/khái niệm mới. Từ vựng thường biến đổi nhanh hơn để theo kịp các
biến đổi trong đời sống con người. Xét trường hợp tiếng Việt sẽ thấy rõ
các biến đổi này.
 Ngôn ngữ liên quan đến việc sử dụng từ để giao tiếp. Chữ viết gắn với
các ký tự được sử dụng để diễn đạt các từ của một ngôn ngữ dưới dạng có
thể nhìn thấy được. Ngôn ngữ có tuổi cùng với văn hóa, con người có khả
năng ghi chép một cách có hiệu qủa từ khoảng 6.000 năm trước.
 Chữ viết ra đời như thế nào? Nhiều ý kiến cho rằng chữ viết trước tiên ra
đời dưới dạng ký tự tượng hình, như hình con vật, cây, đồ vật, rồi phát
triển thành các loại chữ hiện đại được cấu trúc theo các quy định khác
nhau, như hệ thống alphabet trong tiếng Latin.
 Vì ngôn ngữ là m ột phần của văn hóa, ngôn ngữ thư ờng biến đổi, nên ta
có ít nhất một bằng chứng để nói rằng văn hóa không đứng yên, mà biến
đổi theo cuộc sống & ngôn ngữ con người.
6


 Nhân học cho rằng không thể nghiên cứu ngôn ngữ m ột cách tách biệt

khỏi văn hóa. Quan điểm này nhấn mạnh đến việc nghiên cứu ngôn ngữ
trong một bối cảnh văn hóa, xã hội cụ thể.
4. Các lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ nhân học
Ngôn ngữ mô tả:
 Nghiên cứu, mô tả, phân tích, so sánh cấu trúc của các ngôn ngữ khác
nhau như chúng tồn tại ở một thời điểm xác định.
 Hầu hết các ngôn ngữ được nghiên cứu bằng ngôn ngữ mô tả là các ngôn
ngữ đương đại. Để thực hiện được các mục tiêu trên, các nhà ngôn ngữ
mô tả đã nghiên cứu thành phần cấu tạo của ngôn ngữ, gồm: âm vị học
(âm), hình vị học (cấu trúc của từ), cú pháp (cấu trúc của câu), ngữ nghĩa
(ý nghĩa) và ngữ dụng học (ngôn ngữ trong bối cảnh sử dụng).
Ngôn ngữ lịch sử:
 Nghiên cứu về sự biến đổi của ngôn ngữ và các mối quan hệ lịch sử của
các ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về ngôn ngữ lịch sử thường nhằm
phát hiện các loại biến đổi của ngôn ngữ và giải thích tại sao và có những
biến đổi nào không xảy ra, vì sao. Một trong các lý thuyết đáng chú ý về
sự phát triển và biến đổi của ngôn ngữ là mô hình lý thuyết cây ngữ hệ.
Ngôn ngữ xã hội:
 Nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong các bối cảnh xã hội khác nhau.
Các nhà ngôn ngữ xã hội lấy cộng đồng tiếng nói làm khung để hiểu về
sự đa dạng của tiếng nói trong các bối cảnh xã hội khác nhau. Cộng đồng
tiếng nói là một đơn vị xã hội trong đó người nói có chung nhiều cách nói.
 Chẳng hạn, trong xã hội Mỹ, một số hình thái cú pháp và phát âm có thể
được mọi người chấp nhận trong một số hoàn cảnh cụ thể nhưng nó lại
không được chấp nhận ở các xã hội khác. Như vậy, ngôn ngữ xã hội
nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ với các khía cạnh của văn hóa.
7


Ngôn ngữ tộc người:

 Ngôn ngữ tộc người nghiên cứu mối quan hệ của một ngôn ngữ với văn
hóa của các tộc người. Rõ ràng, văn hóa ảnh hưởng tới ngôn ngữ theo các
từ vựng được diễn đạt. Ảnh hưởng này thậm chí còn xảy ra ở cả trong các
tiểu văn hóa của các tộc người.
Ngôn ngữ phi âm thanh
 Trong nghiên cứu ngôn ngữ phi âm thanh, các nhà nhân học quan tâm
đến hai lĩnh vực: Việc sử dụng cơ thể trong giao tiếp và việc sử dụng
không gian trong giao tiếp.
 Sử dụng cơ thể: nghiên cứu ngôn ngữ phi âm thanh qua các động thái &
chuyển động của cơ thể để giao tiếp.
 Tiên đoán: con người có > 250.000 kiểu thể hiện nét mặt khác nhau, có ý
nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau.
 Ví dụ: một nụ cười ám chỉ một sự vui tươi, hạnh phúc hay thân thiện ở
khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng trong một số tình huống, một nụ cười
lại có thể biểu thị một sự sỉ nhục. Vì thế, chuyển động của đầu, mắt, lông
mày, tay hay động tác của cơ thể có thể liên quan đến các ý nghĩa biểu
tượng cụ thể được xác định bởi văn hóa.
 Sử dụng không gian: xem con người trong các xã hội khác nhau nhận
thức về không gian & sử dụng không gian như thế nào
 Không có quy luật chung cho việc sử dụng không gian.
 Trong xã hội Mỹ, con người duy trì các ‘khoảng cách cá nhân’ khác nhau
trong các tình huống, mối quan hệ khác nhau. Họ liên lạc với nhau theo
mức độ thân quen & mối quan hệ.
 Một số xã hội khác, con người duy trì khoảng cách rất gần ngay từ lần
gặp đầu tiên, hay rất xã dù đã thân quen, bất chấp mối quan hệ như thế
nào.
8


 Thời gian cũng được các xã hội sử dụng khác nhau. Với một số dân tộc,

đợi người khác cả giờ là bình thường, với người Mỹ, để người khác đợi
5-10 phút là cần phải xin lỗi.

9



×