Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh quảng bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.87 KB, 24 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Kinh tế tư nhân là một loại hình kinh tế ra đời và tồn tại dựa trên
cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Đối với nước ta, việc khuyến
khích phát triển kinh tế tư nhân là một tất yếu trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội nhằm huy động toàn bộ các nguồn lực để phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như
hiện nay, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp
khu vực KTTN nói riêng phải không ngừng phát triển và nâng cao
năng lực cạnh tranh, thì mới có thể tồn tại và cạnh tranh được với các
doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.
Quảng Bình là một tỉnh nghèo ở khu vực miền Trung của Việt
Nam, nên việc tạo lập một môi trường kinh doanh tốt sẽ tạo thuận lợi
rất lớn cho sự phát triển các doanh nghiệp khu vực KTTN. Qua quá
trình tìm hiểu, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện môi trường kinh
doanh nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Bình”, trên cơ
sở nghiên cứu và đề xuất những giải pháp hoàn thiện những khía cạnh
về môi trường kinh doanh của tỉnh Quảng Bình, sẽ góp phần vào việc
khuyến khích phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN của tỉnh. Cùng
với sự phát triển doanh nghiệp trong các khu vực khác, doanh nghiệp
khu vực KTTN phát triển sẽ đóng góp nhất định làm cho kinh tế tỉnh
Quảng Bình phát triển mạnh trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng hợp cơ sở lý luận về phát triển kinh tế tư nhân và môi
trường kinh doanh, đặc biệt là môi trường chính sách liên quan đến sự
phát triển kinh tế tư nhân;
- Phân tích và đánh giá thực trạng các yếu tố cơ bản của môi
trường chính sách (nội dung quan trọng của môi trường kinh doanh)




2
đối với sự phát triển kinh tế tư nhân, cụ thể là các doanh nghiệp khu
vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Quảng Bình;
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện môi trường kinh doanh
nhằm mục tiêu phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu vào
các doanh nghiệp khu vực KTTN, và các chính sách liên quan đến
phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, cụ thể là các chính
sách quản lý điều hành của chính quyền đối với doanh nghiệp khu vực
KTTN như chính sách kinh tế và phát triển KTTN, chính sách quản lý
các nguồn lực, chính sách quản lý hệ thống các dịch vụ công.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu môi trường kinh doanh
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Phạm vi thời gian: khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và hệ thống hoá;
- Phương pháp khảo sát thực tế qua điều tra xã hội học;
- Phương pháp phân tích thống kê toán;
- Phương pháp mô hình hóa;
- Một số phương pháp khác.
5. Kết cấu của luận văn
Chương 1 - Những vấn đề lý luận về môi trường kinh doanh và
ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế tư nhân;
Chương 2 - Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh đối với
doanh nghiệp khu vực KTTN ở tỉnh Quảng Bình;

Chương 3 - Một số giải pháp hoàn thiện môi trường kinh doanh
nhằm phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN ở tỉnh Quảng Bình.


3

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TƯ NHÂN
1.1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở NƯỚC TA
1.1.1. Khái niệm về kinh tế tư nhân
KTTN được hiểu là một loại hình kinh tế gồm nhiều hình thức
kinh tế khác nhau dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Liên quan đến kinh tế tư nhân là khái niệm khu vực KTTN. Khu
vực KTTN, hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm các hoạt động KTTN
trong nước. Còn theo nghĩa rộng, khu vực KTTN bao gồm cả các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Khi nói đến KTTN hay khu vực KTTN ở nước ta thường được
hiểu theo nghĩa hẹp là chỉ bao gồm các hình thức KTTN thuộc sở hữu
tư nhân trong nước
1.1.2. Các hình thức kinh tế tư nhân ở nước ta
- Kinh tế cá thể;
- Kinh tế tiểu chủ;
- Kinh tế tư bản tư nhân.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề phát triển KTTN với
hình thức biểu hiện của nó là các loại hình DN trong khu vực KTTN,
bao gồm: DNTN, công ty TNHH, công ty CP, và công ty hợp danh.
1.1.3. Vai trò của KTTN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
- Có vai trò quan trọng trong quá trình tích lũy vốn và nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.
- Tạo nhiều việc làm mới, giảm bớt áp lực về thất nghiệp, đồng
thời góp phần đào tạo nguồn nhân lực.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.


4
- Góp phần tăng cường kinh tế đối ngoại, tăng kim ngạch xuất
khẩu.
1.1.4. Nội dung phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân
Phát triển kinh tế tư nhân là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi
mặt của các hình thức kinh tế trong khu vực kinh tế tư nhân.
Phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN gồm các nội dung cụ thể:
1.1.4.1. Phát triển số lượng, mở rộng qui mô các doanh nghiệp
- Tiêu chí cơ bản để đánh giá sự gia tăng số lượng doanh nghiệp
khu vực KTTN của một khu vực là tỷ lệ số doanh nghiệp khu vực
KTTN đang hoạt động trong khu vực trên tổng dân số của khu vực đó.
- Mở rộng quy mô của doanh nghiệp là làm cho các yếu tố về vốn,
lao động, mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên.
1.1.4.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp
tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất
lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu
nhập cao và phát triển bền vững.
- Phát triển các nguồn lực: các nguồn lực hữu hình gồm: nguồn
lực tài chính, các điều kiện vật chất, và công nghệ; các nguồn lực vô
hình gồm: nguồn nhân lực, văn hoá, thương hiệu và danh tiếng.
- Phát triển các khả năng của doanh nghiệp: khả năng về quản lý
và điều hành; nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; nghiên cứu thị

trường, lựa chọn và phát triển thị trường mục tiêu; hợp tác, liên kết
với các doanh nghiệp khác.
1.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1.2.1. Khái niệm về môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện bên
ngoài và bên trong doanh nghiệp có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


5
Môi trường kinh doanh được phân loại theo các tiêu chí khác
nhau như không gian, thời gian, yếu tố cấu thành, phạm vi tác động…
1.2.2. Đặc điểm của môi trường kinh doanh
- Môi trường kinh doanh mang tính khách quan.
- Môi trường kinh doanh rất đa dạng, phong phú.
- Môi trường kinh doanh có tính phức tạp.
- Các yếu tố tạo thành môi trường kinh doanh luôn vận động và
biến đổi.
- Môi trường kinh doanh có nhiều hình thức biểu hiện.
1.2.3. Môi trường chính sách đối với sự phát triển doanh nghiệp
khu vực kinh tế tư nhân
Theo tổ chức Ngân hàng Thế giới thì Môi trường kinh doanh của
một nước có thể được đặc trưng bởi 10 tiêu chí, đó là mức độ dễ dàng
từ khi thành lập doanh nghiệp đến khi giải thể doanh nghiệp: 1- thành
lập doanh nghiệp; 2- cấp giấy phép; 3- tuyển dụng lao động; 4- đăng
ký tài sản; 5- tiếp cận tín dụng; 6- bảo vệ nhà đầu tư; 7- đóng thuế; 8tham gia ngoại thương; 9- thực thi hợp đồng; và 10- giải thể doanh
nghiệp. Tất cả những tiêu chí này là các khía cạnh khác nhau của hệ
thống các quy định kinh doanh ở mỗi nước và có liên quan đến chính
sách của nhà nước.
Đối với doanh nghiệp khu vực KTTN, từ khi thành lập và hoạt

động kinh doanh phải chịu sự kiểm soát và hỗ trợ của hàng loạt các
chính sách do nhà nước ban hành như sau:
1.2.3.1. Chính sách kinh tế và phát triển kinh tế tư nhân
Các chính sách kinh tế của chính quyền tác động đến sự ổn định
của môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
- Chính sách điều tiết các hoạt động kinh tế;
- Chính sách kinh tế đối ngoại;
- Chính sách phát triển kinh tế tư nhân.


6
1.2.3.2. Chính sách quản lý các nguồn lực
Các nguồn lực như đất đai, nhân lực, vốn, KH-CN, thông tin… là
những điều kiện cơ bản cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Doanh
nghiệp có khả năng tiếp cận được các nguồn lực cơ bản nói trên tốt
hơn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.
* Chính sách quản lý đất đai và mặt bằng kinh doanh
- Các chính sách liên quan đến đất đai của chính quyền như:
chính sách cấp đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đền bù và thu
hồi đất, quản lý đấu giá đất, quản lý về thị trường nhà đất…
- Chính sách quản lý mặt bằng kinh doanh như: phát triển các khu
công nghiệp, khu TTCN; chính sách cho thuê mặt bằng kinh doanh,
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm mặt bằng kinh doanh…
* Chính sách về tín dụng
Chính sách về tài chính và tín dụng tác động đến sự phát triển của
doanh nghiệp khu vực KTTN thông qua các khía cạnh chủ yếu sau:
- Tác động đến sự hình thành, phát triển và hoạt động của các tổ
chức trung gian tài chính mà doanh nghiệp có quan hệ vay vốn.
- Tác động của tín dụng phát triển của nhà nước để khuyến khích
doanh nghiệp khu vực KTTN đầu tư vào các lĩnh vực mà nhà nước ưu

tiên.
* Chính sách quản lý về nguồn lao động
Chính sách quản lý về lao động tạo điều kiện cho doanh nghiệp
tiếp cận được nguồn lao động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Chính sách quy hoạch và phát triển các trường dạy nghề nhằm
đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ đào tạo và tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp.
* Chính sách về khoa học và công nghệ
Chính sách về KH-CN giúp cho doanh nghiệp có được những
phát triển và ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh.


7
- Chính sách khuyến khích bản thân các doanh nghiệp phát triển
và ứng dụng KH-CN trong sản xuất kinh doanh.
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các cơ sở dữ liệu về
KH-CN và những thông tin về tiến bộ KH-CN.
* Chính sách quản lý về thông tin
Thông tin có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Khả năng tiếp cận được thông tin
là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh của mình.
Doanh nghiệp có thể tiếp cận được các thông tin và sự hỗ trợ của
chính quyền trong hoạt động kinh doanh chịu sự ảnh hưởng từ sự
minh bạch, trách nhiệm và sự năng động của chính quyền.
1.2.3.3. Quản lý hệ thống các dịch vụ công
Dịch vụ công là khái niệm được dùng để chỉ các chủ thể và các
loại dịch vụ mà chủ thể này cung cấp vì lợi ích chung. Dịch vụ công
gồm có:
* Các dịch vụ hành chính công
Dịch vụ hành chính công cung cấp các dịch vụ hành chính Nhà

nước cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu đồng thời đáp ứng được mục
tiêu quản lý điều hành của Nhà nước.
Dịch vụ hành chính công cần phải có những đặc điểm sau: nhanh
chóng - công khai - đơn giản - phục vụ thái độ đúng đắn - thuận tiện
cho khách hàng - đúng luật.
* Các dịch vụ phát triển kinh doanh
Dịch vụ phát triển kinh doanh (DVPTKD) là các dịch vụ phi tài
chính do các doanh nghiệp sử dụng nhằm thực hiện chức năng kinh
doanh hoặc phục vụ cho quá trình tăng trưởng, được cung cấp một
cách chính thức hoặc phi chính thức.


8
Thông qua các DVPTKD, các DN có điều kiện tiếp cận các
nguồn vốn, thông tin, nhân lực, công nghệ và kỹ năng quản trị để triển
khai có hiệu quả kế hoạch kinh doanh của mình.
1.3. ĐÁNH GIÁ CẢM NHẬN CỦA DOANH NGHIỆP KHU VỰC
KINH TẾ TƯ NHÂN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1.3.1. Mục tiêu đánh giá
- Thu thập sự đánh giá của doanh nghiệp khu vực KTTN về mức
độ tiếp cận các yếu tố cần thiết cho sự hình thành và phát triển của
doanh nghiệp liên quan đến các chính sách của chính quyền
- Phát hiện những yếu tố và mức độ gây cản trở cho hoạt động
kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp khu vực KTTN.
1.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá
Các chỉ tiêu đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp về môi trường
chính sách đối với sự phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN trong
luận văn bao gồm:
- Doanh nghiệp có dễ dàng tiếp cận nguồn đất đai và có mặt bằng
kinh doanh ổn định không;

- Doanh nghiệp có cơ hội thuận lợi trong tiếp cận các thông tin
cần thiết cho doanh nghiệp không;
- DN có dễ dàng tuyển dụng lao động phù hợp không;
- Doanh nghiệp có dễ dàng tiếp cận vay vốn ngân hàng không;
- Doanh nghiệp có tiếp cận được chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
phát triển và ứng dụng KH-CN không;
- DN có dễ dàng tiếp cận các chính sách hỗ trợ và các dịch vụ
phát triển kinh doanh do các cơ quan Nhà nước cung cấp không.
Thang điểm đánh giá: 1- rất khó khăn, 2- khó khăn, 3- mức độ
trung bình, 4- ít khó khăn và 5- không khó khăn. Điểm trung bình
càng thấp, chứng tỏ doanh nghiệp càng khó khăn khi tiếp cận các yếu
tố của môi trường kinh doanh.


9
1.3.3. Tổ chức chọn mẫu
Cấu trúc mẫu là các doanh nghiệp khu vực KTTN được thành lập
theo Luật DN và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2008.
Mẫu điều tra phải đảm bảo 2 yếu tố: 1- mẫu phải đại diện cho ba loại
hình doanh nghiệp phổ biến: DNTN; Công ty TNHH; Công ty cổ
phần. 2- mẫu phải phân bố đại diện cho các huyện, thành phố của
tỉnh.
Chọn cở mẫu thích hợp cho cuộc điều tra được xác định bằng
công thức: n = n0 N / (n0 + N - 1) với n0 = Z2 p (p-1) / e2 . Với N là
tổng thể lấy mẫu N=1.300, Z là hệ số tin cậy Z=1,962 (95%); p=0,5; e
là độ lệch chuẩn, e từ 5-10%. Cỡ mẫu thích hợp là từ 90 đến 297
doanh nghiệp. Tác giả lựa chọn cở mẫu khoảng 140 doanh nghiệp.
1.3.4. Thiết kế công cụ thu thập dữ liệu - bản câu hỏi
Cấu trúc bản câu hỏi gồm các nội dung cơ bản:
- Thông tin chung về doanh nghiệp.

- Câu hỏi đánh giá và nhận định của doanh nghiệp về mức độ tiếp
cận các yếu tố của môi trường chính sách.
- Các câu hỏi đánh giá của doanh nghiệp về hệ thống dịch vụ
công: dịch vụ hành chính công và dịch vụ phát triển kinh doanh.
- Một số câu hỏi mở về các chính sách hỗ trợ, cách thức hỗ trợ
doanh nghiệp cũng như tính năng động của chính quyền.
1.3.5. Tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu
Tổ chức thu thập dữ liệu được thực hiện bằng hai phương pháp
điều tra trực tiếp và điều tra gián tiếp. Dữ liệu thu thập được nhập và
xử lý bằng phần mềm SPSS 15.0


10

CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, diện tích tự
nhiên 8.051km2. Quảng Bình có các trục đường giao thông quan trọng
đi qua, với nhiều danh lam thắng cảnh thuận lợi cho du lịch. Điểm hạn
chế của tỉnh là nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng chưa bền vững. Cơ cấu
kinh tế của tỉnh chuyển dịch dần từ nông - lâm - ngư nghiệp sang
công nghiệp và dịch vụ.

2.1.3. Đặc điểm xã hội
Dân số tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Dân số trong độ
tuổi lao động chiếm 53,2% tổng dân số.
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHU VỰC
KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2.1. Số lượng và qui mô doanh nghiệp
Bảng 2.3: Số lượng các doanh nghiệp KTTN giai đoạn 2002-2007
Chỉ tiêu
2002 2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số DN
348
468
572
700
876
1.053
Trong đó:- Cty CP
6
10
20
32
50
69
- DNTN
147
194

224
252
294
316
- Cty TNHH
195
264
328
416
532
668
Mức tăng trưởng
27% 34,5% 22,2% 22,4% 25,1% 20,2%


11
Từ năm 2000, khi Luật DN ra đời, số lượng doanh nghiệp KTTN
kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ngày càng tăng, với mức
tăng trưởng hằng năm trên 20%.
Địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp KTTN tập trung chủ yếu
ở thành phố Đồng Hới và hai huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, chiếm
gần 82% số lượng doanh nghiệp KTTN của cả tỉnh.
Về lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp KTTN chủ yếu kinh doanh
ở các ngành xây dựng, thương mại và dịch vụ.
- Qui mô vốn của doanh nghiệp KTTN: năm 2007 tổng mức vốn
kinh doanh bình quân của doanh nghiệp khu vực KTTN trên địa bàn
tỉnh đạt 5.372 tỷ đồng. Trong đó loại hình Công ty Cổ phần có vốn
kinh doanh lớn nhất với mức 11.341 tỷ đồng.
- Lao động của các doanh nghiệp KTTN chiếm 63% tổng số lao
động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động trên

địa bàn tỉnh.
2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp khu vực KTTN trên địa
bàn tỉnh năm 2007 đạt 5.789 tỷ đồng. Tính trung bình mỗi doanh
nghiệp tạo ra 5,5 tỷ đồng doanh thu thuần mỗi năm.
2.2.3. Đội ngũ doanh nhân tỉnh Quảng Bình
Hiện nay, đội ngũ doanh nhân tỉnh Quảng Bình khá lớn mạnh.
Doanh nhân tỉnh Quảng Bình phần lớn là các nhà doanh nhân trẻ. Tuy
nhiên, đội ngũ doanh nhân của tỉnh còn có khá nhiều hạn chế. Hoạt
động kinh doanh chủ yếu ở các lĩnh vực như xây dựng, thương mại…
2.2.4. Những tồn tại về phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế
tư nhân ở tỉnh Quảng Bình
- Phần lớn các doanh nghiệp khu vực KTTN quy mô nhỏ, vốn
đầu tư thấp, chủ yếu được hình thành từ các cơ sở sản xuất nhỏ.


12
- Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp khu vực KTTN
không đa dạng, phần lớn bắt chước lẫn nhau, thiếu sự sáng tạo.
- Trình độ và kiến thức kinh doanh của các chủ doanh nghiệp còn
khá hạn chế.
- Sự hợp tác và liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh
nghiệp khu vực KTTN trên địa bàn còn yếu.
- Một số DN chưa có ý thức trong việc chấp hành pháp luật.
2.3. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP KHU VỰC KTTN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
2.3.1. Đánh giá môi trường chính sách từ phân tích dữ liệu thứ cấp
2.3.1.1. Chính sách kinh tế và phát triển kinh tế tư nhân
Tỉnh Quảng Bình đã có những định hướng phát triển kinh tế rõ
ràng, phù hợp với tiềm năng phát triển của địa phương, tạo cơ sở quan

trọng cho doanh nghiệp khu vực KTTN khai thác các thế mạnh của
địa phương để phát triển.
Các chính sách về phát triển kinh tế tư nhân nói chung và phát
triển doanh nghiệp khu vực KTTN nói riêng chưa cụ thể, chưa thống
nhất. Dẫn đến sự phát triển các doanh nghiệp khu vực KTTN bị mất
cân đối giữa các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.
2.3.1.2. Chính sách quản lý các nguồn lực
* Chính sách quản lý đất đai và mặt bằng kinh doanh
- Việc tạo mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp được chú trọng.
- Công tác quy hoạch sử dụng đất còn chậm, tỷ lệ đất được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khá cao.
- Doanh nghiệp còn thiếu thông tin về thị trường đất đai và mặt
bằng kinh doanh.
* Chính sách quản lý về tín dụng
- Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng còn thấp.
- Mức độ tiếp cận vốn tín dụng đầu tư phát triển còn thấp.


13
* Chính sách quản lý về nguồn lao động
- Tỷ lệ trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh còn thấp, chất lượng đào
tạo nghề chưa cao.
- Hỗ trợ đào tạo, tuyển dụng lao động cho DN còn hạn chế.
* Chính sách về khoa học và công nghệ
- Tỉnh đã chú trọng khuyến khích doanh nghiệp đổi mới và
chuyển giao công nghệ, khai thác thông tin KH-CN phục vụ sản xuất.
- Việc tiếp cận các dữ liệu KH-CN của DN là khá hạn chế.
* Chính sách quản lý về thông tin
- Kênh cung cấp thông tin chủ yếu qua trang thông tin điện tử của
UBND tỉnh, công báo của tỉnh, Trung tâm tư vấn xúc tiến đầu tư.

- Đối thoại về chính sách giữa chính quyền và doanh nghiệp còn ít.
- Chưa chú trọng cung cấp thông tin về thị trường và cạnh tranh
cho doanh nghiệp.
2.3.1.3. Quản lý hệ thống các dịch vụ công
* Dịch vụ hành chính công đối với doanh nghiệp
Công tác cải cách hành chính được quan tâm. Thời gian đăng ký
kinh doanh của doanh nghiệp được rút ngắn.
* Dịch vụ phát triển kinh doanh
Trên địa bàn tỉnh có rất ít doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực
cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh.
Các trung tâm có hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khu vực KTTN
còn hoạt động tương đối độc lập, chưa có sự chia sẽ và phối hợp trong
hoạt động.
2.3.2. Đánh giá môi trường chính sách từ cảm nhận của doanh
nghiệp
2.3.2.1. Mô tả khái quát mẫu khảo sát
Số lượng doanh nghiệp trả lời phỏng vấn qua thư tín là 81, số mẫu
còn lại thu được qua điều tra trực tiếp 60 doanh nghiệp. Tỷ lệ mẫu khảo


14
sát đảm bảo hai tiêu chí chọn mẫu đặt ra ban đầu là mẫu phải đại diện
cho các loại hình doanh nghiệp và các địa phương trong tỉnh.
2.3.2.2. Đánh giá khả năng tìm kiếm đất đai và mặt bằng kinh doanh
Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn và rất khó khăn khi tìm kiếm
mặt bằng kinh doanh chiếm 41,2% số doanh nghiệp trả lời. Điểm bình
quân của mức độ tiếp cận đất đai là 2,9 thấp hơn mức trung bình (3
điểm) về mức độ khó khăn khi tiếp cận đất đai.

Hình 2.1. Mức độ khó khăn khi tìm kiếm mặt bằng kinh doanh

2.3.2.3. Đánh giá khả năng vay vốn ngân hàng
Điểm trung bình về mức độ khó tiếp cận vốn vay ngân hàng là
2,7 điểm, thấp hơn so với mức trung bình.

Hình 2.3. Trở ngại của DN khi vay vốn ngân hàng
2.3.2.4. Đánh giá khả năng tuyển dụng lao động
Có 30,6% doanh nghiệp khu vực KTTN gặp khó khăn và rất khó
khăn khi tuyển dụng lao động. Điểm trung bình về mức độ khó tiếp
cận nguồn lao động là 3,1 cao hơn mức trung bình.


15
Các hình thức tuyển dụng lao động của DN chủ yếu qua hình
thức cá nhân bạn bè, cá nhân giới thiệu, chiếm 58,7% số DN được
khảo sát.

Hình 2.4. Hình thức tuyển dụng lao động của DN
2.3.2.5. Đánh giá chính sách hỗ trợ về khoa học và công nghệ
Tỷ lệ các doanh nghiệp nhận được hỗ trợ của tỉnh về lĩnh vực
KH-CN còn rất thấp, có đến 75,9% doanh nghiệp chưa biết về chính
sách hỗ trợ KH-CN của tỉnh.
2.3.2.6. Đánh giá khả năng tiếp cận thông tin
Có một tỷ lệ lớn doanh nghiệp khó và rất khó tiếp cận các thông
tin thuộc về chính sách như: thông tin quy hoạch sử dụng đất (điểm
trung bình về mức độ khó tiếp cận là 1,7), kế hoạch phát triển KT-XH
của địa phương (điểm trung bình 2,3), thông tin về vay vốn tín dụng
(điểm trung bình 2,8), văn bản pháp luật (điểm trung bình 2,6).

Hình 2.6. Mức độ tiếp cận các thông tin



16
2.3.2.7. Đánh giá mức độ cải cách hành chính và tiếp cận hệ thống
dịch vụ phát triển kinh doanh
- Về cải cách hành chính: Công tác cải cách hành chính của tỉnh
được thực hiện còn ở mức trung bình. Có 31,2% doanh nghiệp đánh
giá cải cách thủ tục hành chính của tỉnh được thực hiện kém và rất
kém.
Mức độ truy cập trang web điều hành của các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh còn thấp.
- Về dịch vụ phát triển kinh doanh: Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng
các loại hình DVPTKD còn thấp, có 40% doanh nghiệp chưa từng sử
dụng một loại dịch vụ nào.

Hình 2.10. Tỷ lệ DN sử dụng các dịch vụ phát triển kinh doanh
Việc hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước cho sự phát triển của DN
còn ở mức thấp. Đơn vị hỗ trợ cho các DN nhiều nhất là phòng
chuyên môn của Cục thuế tỉnh với tỷ lệ 59,6% DN được khảo sát.
2.3.3. Kết luận về thực trạng môi trường chính sách đối với doanh
nghiệp khu vực kinh tế tư nhân
- Tỉnh rất chú trọng đến việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh
doanh. Tuy nhiên, chỉ tập trung chủ yếu vào công tác tổ chức các hoạt
động xúc tiến đầu tư, ưu đãi đầu tư và giới thiệu địa điểm đầu tư. Đây
là một điều chưa đúng với các nội dung cải thiện môi trường kinh
doanh.


17
- Tỉnh đã quan tâm nhiều đến tạo lập chính sách thuận lợi cho sự
phát triển KTTN. Nhưng tính năng động và tiên phong của lãnh đạo

tỉnh đối với sự phát triển của doanh nghiệp còn thấp.
- Tỉnh đã quan tâm đến việc rút ngắn thời gian đăng ký kinh
doanh và cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, việc quản lý giám sát
hoạt động kinh doanh của DN sau khi thành lập còn lỏng lẻo.
* Những điểm mạnh về môi trường kinh doanh của tỉnh
- Độ mở của trang web thông tin điện tử của UBND tỉnh trong
việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp cao.
- Công tác cải cách hành chính của tỉnh được thực hiện tốt, nhất
là về thủ tục đăng ký kinh doanh nên thời gian đăng ký kinh doanh
của doanh nghiệp được rút ngắn đáng kể so với quy định.
* Những điểm hạn chế về môi trường kinh doanh của tỉnh
- Việc tiếp cận đất đai và mặt bằng kinh doanh của doanh nghiệp
khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh còn khá khó khăn.
- Mức độ tiếp cận thông tin cần thiết cho hoạt động của doanh
nghiệp còn thấp.
- Mức độ tiếp cận của doanh nghiệp đối với các chương trình và
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh còn thấp.
- Các chính sách hỗ trợ KH-CN cho doanh nghiệp chưa có ý
nghĩa thực tiễn cao, có ít DN tiếp cận được các dữ liệu KH-CN của
tỉnh.
- Thiếu sự phối hợp và liên kết trong tổ chức các hoạt động hỗ trợ
của các cơ quan có hoạt động hỗ trợ DN.
- Các DVPTKD chủ yếu do các cơ quan, đơn vị của nhà nước
cung cấp, còn các doanh nghiệp khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh ít
tham gia.


18

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHU VỰC
KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. QUAN ĐIỂM VỀ HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHU VỰC
KINH TẾ TƯ NHÂN
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế tư nhân của nước ta
- KTTN là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc
dân. Phát triển KTTN là vấn đề chiến lược lâu dài của nền kinh tế.
- Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo
pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi và định hướng sự phát triển KTTN.
- Các hộ kinh doanh cá thể được Nhà nước tạo điều kiện và giúp
đỡ để phát triển cả ở nông thôn và thành thị.
- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và
tâm lý xã hội để các doanh nghiệp KTTN phát triển.
3.1.2. Một số quan điểm cơ bản về hoàn thiện môi trường kinh
doanh nhằm phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân
- Tạo mọi điều kiện kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp
cận các nguồn lực cơ bản cho sự phát triển.
- Đồng thời phải đạt được mục tiêu ngày càng nâng cao hiệu lực
và hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp.
- Hướng tới mục tiêu phù hợp với các chuẩn mực của quốc tế
nhằm tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, đồng thời phải áp dụng và thực hiện một cách nhất quán, đồng
bộ các chính sách đối với doanh nghiệp.


19
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH

DOANH NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHU VỰC
KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường mức độ tiếp cận nguồn đất đai
và mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp
 Nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng các khu CN và TTCN.
 Đẩy nhanh công tác quy hoạch sử dụng đất cho các xã, phường,

thị trấn, cũng như công tác cấp giấy CNQSD đất.
 Giải pháp để tăng khả năng tiếp cận các thông tin về đất đai và

mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp:
+ Công bố công khai và kịp thời các thông tin về đất đai;
+ Phát triển thị trường bất động sản chính thống nhằm minh bạch
các thông tin về đất đai;
+ Xúc tiến thành lập cơ quan quản lý quỹ đất.
 Về lâu dài, phải chú trọng nâng cao nhận thức pháp luật về đất

đai cho những người sử dụng đất (trong đó có các doanh nghiệp).
3.2.2. Nhóm giải pháp mở rộng hoạt động cung cấp thông tin cho
các doanh nghiệp
 Tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền và cộng đồng doanh

nghiệp, chính quyền phải thường xuyên “lắng nghe” doanh nghiệp.
+ Tạo sự tương tác thường xuyên giữa chính quyền và DN;
Chính quyền và doanh nghiệp tương tác thường xuyên
Doanh nghiệp

Chính quyền

Quan hệ dài hạn, chia

sẻ thông tin, giao tiếp,
đối thoại và hành động
chung

Hinh 3.1. Hệ thống tác động qua lại giữa chính quyền và DN


20
+ Cho phép doanh nghiệp tham gia sâu vào quá trình hoạch định
chính sách của tỉnh;
+ Đổi mới cách thức đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp
theo hướng minh bạch hóa.

Đối thoại
Chuẩn bị

Hoạt động tiếp nối

Giám sát
và đánh
giá giữa chính quyền và DN
Hinh 3.2: Mô hình tổ chức
đối thoại
 Da dạng hoá các kênh cung cấp thông tin về chính sách.
 Tăng cường giúp đỡ các Hội doanh nghiệp trẻ, Hội DNVVN

trong việc cung cấp các thông tin cho doanh nghiệp.
 Xây dựng Quy chế quản lý DN sau đăng ký kinh doanh.
 Tuyên truyền phổ biến đến người dân và doanh nghiệp về việc


sử dụng các hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh
nghiệp ra đời và phát triển
 Xây dựng các chương trình và chính sách hỗ trợ khởi sự doanh

nghiệp phù hợp với đặc điểm của tỉnh.
+ Có các hoạt động hỗ trợ về kiến thức khởi sự doanh nghiệp;
+ Tăng cường các hoạt động tư vấn và hỗ trợ pháp luật.
 Có chương trình quản lý hữu quả các DN sau đăng ký kinh doanh.
 Thực hiện các cuộc khảo sát doanh nghiệp hằng năm:

+ Tiến hành khảo sát đánh giá của DN về mức độ tiếp cận các
yếu tố thuộc về nguồn lực phát triển như đất đai, nguồn lao động,
nguồn vốn, KH-CN, thông tin;


21
+ Có chương trình khảo sát đánh giá DN về các yếu tố tổng thể của
môi trường kinh doanh (không chỉ các yếu tố thuộc về chính sách).
Các chỉ tiêu đánh giá
- Hoạt động đăng ký thành lập
DN
- Công tác quản lý cấp đất đai
và mặt bằng kinh doanh;

Thước đo đánh giá
1- Không cải thiện
2- Cải thiện ít

- Chính sách thuế


3- Cải thiện ở mức
trung bình

- Hoạt động thanh tra và kiểm
tra

4- Cải thiện nhiều

- Chất lượng cơ sở hạ tầng và
dịch vụ hành chính công

5- Cải thiện rất nhiều

- Chất lượng đào tạo lao động

Hình 3.3. Mô hình khảo sát đánh giá doanh nghiệp hằng

- Chất lượng thực thi pháp luật

năm về môi trường kinh doanh qua từng năm

 Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp:

+ Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường tiêu thụ bằng việc tổ
chức các hoạt động xúc tiến thương mại thích hợp;
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu;
+ Hỗ trợ đào tạo năng lực về quản trị kinh doanh cho các chủ DN.
 Tăng cường vai trò của các hội doanh nghiệp trên địa bàn đối


với sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp KTTN:
+ Tăng cường vai trò của hiệp hội về cung cấp các dịch vụ tư vấn

pháp lý, thông tin về công nghệ và thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp
trong việc tiếp cận vốn vay;
+ Xúc tiến thành lập phòng quản lý các hiệp hội.
3.2.4. Tạo sự liên kết thành một xâu chuỗi thống nhất giữa các cơ
quan có hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp
 Xây dựng một Trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh

với vai trò điều phối hoạt động của các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp.
 Đồng thời ở các huyện, tiến hành xây dựng bộ phận hỗ trợ

doanh nghiệp của từng huyện.


22
3.2.5. Phát triển các dịch vụ phát triển kinh doanh và tăng cường
sự tiếp cận dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp
 Nâng cao nhận thức về DVPTKD bằng việc tổ chức các cuộc

hội thảo mang tính liên ngành về các DVPTKD cho lãnh đạo các cơ
quan nhà nước.
 Đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ

phát triển kinh doanh.
 Phát triển dịch vụ tư vấn thuế để hỗ trợ cho doanh nghiệp
 Các giải pháp tăng cường sự tiếp cận DVPTKD cho DN:

+ Thiếp lập hệ thống thông tin về các nhà cung cấp các dịch vụ

phát triển kinh doanh và phổ biến thông tin đó cho các doanh nghiệp;
+ Tổ chức in và phân phát tờ rơi cho các doanh nghiệp về các đơn
vị cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh;
+ Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng DVPTKD bằng cách
hỗ trợ cung cấp miễn phí một số dịch vụ trong thời gian đầu để xây
dựng lòng tin cho doanh nghiệp.
3.2.6. Tạo lập môi trường tâm lý ổn định cho sự phát triển của
doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân
 Tuyên truyền rộng rãi qua các phương tiện thông tin đại chúng

về vai trò của KTTN, khẳng định chủ trương nhất quán và lâu dài của
nhà nước về khuyến khích KTTN phát triển.
 Tổ chức các nội dung học tập về cải thiện môi trường kinh

doanh của tỉnh và quán triệt đến từng cán bộ công chức.
 Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương,

chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc phát triển doanh nghiệp
khu vực KTTN.
 Thực hiện định kỳ công tác tôn vinh kịp thời những gương

doanh nhân kinh doanh tốt.


23
3.2.7. Các giải pháp khác
 Giải quyết triệt để vấn đề “giấy phép con” trong quản lý sự ra

đời và phát triển của doanh nghiệp.
 Xây dựng chương trình hỗ trợ và khuyến khích các doanh


nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin.
 Xây dựng các hình thức hỗ trợ về KH-CN thích hợp đối với các

doanh nghiệp khu vực KTTN nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn..
 Đầu tư mở rộng các trung tâm dạy nghề có hiệu quả ở cấp

huyện và đạo tạo nghề gắn với địa chỉ sử dụng lao động.
 Mở rộng và phát triển các quỹ tín dụng nhân dân ở các huyện.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với chính quyền tỉnh Quảng Bình
- Nâng cao tính năng động và linh hoạt của lãnh đạo chính quyền
các cấp.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh.
- Tiến hành phân tích tổng thể môi trường kinh doanh của địa
phương theo nhiều yếu tố cấu thành của môi trường kinh doanh.
- Có một chương trình hành động cụ thể phát triển khu vực
KTTN nói chung và doanh nghiệp khu vực KTTN nói riêng.
- Có các chương trình xúc tiến đầu tư hợp lý nhằm thu hút nguồn
lực bên ngoài đầu tư vào địa phương.
3.3.2. Đối với các doanh nghiệp
- Tích cực tham gia đóng góp vào việc xây dựng các chính sách.
- Nâng cao năng lực quản lý, như có kế hoạch kinh doanh thích
hợp để khai thác tốt những thuận lợi của môi trường kinh doanh.
- Chú trọng việc xây dựng văn hóa kinh doanh.
- Cần tự khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển
KT-XH của tỉnh, bằng những đóng góp thích hợp đối với xã hội.



24

PHẦN KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chính
sách quan trọng nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tuy
nhiên, còn có nhiều hạn chế liên quan đến môi trường đầu tư kinh
doanh của tỉnh ảnh hưởng đến sự phát triển các doanh nghiệp.
Xuất phát từ nhận thức đó, luận văn “Hoàn thiện môi trường
kinh doanh nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Bình” là
rất cần thiết để được nghiên cứu. Luận văn đã tập trung nghiên cứu và
đạt được một số kết quả sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về môi trường kinh doanh và phát
triển kinh tế tư nhân: Phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN là tăng
số lượng, qui mô và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi
trường kinh doanh là tập hợp những yếu tố bao quanh hoạt động của
doanh nghiệp và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh
nghiệp. Luận văn tập trung vào nghiên cứu về các yếu tố của môi
trường chính sách đối với sự phát triển của doanh nghiệp khu vực
KTTN.
2. Nghiên cứu, đánh giá các chính sách của tỉnh Quảng Bình có
ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp khu vực KTTN.
3. Đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách liên quan đến
môi trường kinh doanh của tỉnh Quảng Bình nhằm phát triển doanh
nghiệp khu vực KTTN.
Môi trường kinh doanh có nhiều yếu tố liên quan, các chính sách
của chính quyền chỉ là một phần trong số các yếu tố đó. Ngoài ra, việc
phát triển kinh tế tư nhân ở nước cũng còn có nhiều vấn đề chưa
thống nhất. Vì vậy, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế nhất định. Tác giả rất mong muốn nhận được những góp ý
của quý thầy giáo, cô giáo và các anh chị học viên./.




×