Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí ở công ty cổ phần trường thịnh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.66 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài

Nhu cầu xây dựng cơ bản là nhu cầu thường xuyên và ngày càng
tăng lên với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực xây lắp. Do đặc điểm SXKD các doanh nghiệp xây lắp luôn phải đặt lên
hàng đầu vấn đề kiểm soát các chi phí sản xuất kinh doanh và đề ra những
quyết định kịp thời để đảm bảo thắng thầu trong cạnh tranh thông qua đấu
thầu. Đây là lĩnh vực áp dụng một trong những công cụ có hiệu quả của hệ
thống quản lý kinh tế, đó là kế toán quản trị. Công ty Cổ phần Trường Thịnh
là một doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông có uy tín và đã tham
gia xây dựng nhiều công trình giao thông trên khắp mọi miền của đất
nước.Trải qua chặng đường xây dựng và phát triển, đến nay, Công ty cổ
phần Trường Thịnh đã trở thành một doanh nghiệp có tốc độ phát triển
nhanh, thương hiệu Trường Thịnh được khẳng định trên lĩnh vực giao thông
trong nước.Với tốc độ phát triển nhanh, kể từ khi thành lập từ đến nay Công
ty cổ phần Trường Thịnh đã không ngừng tăng vốn điều lệ.
Ở Việt Nam hiện nay nói chung và tại Công ty cổ phần Trường Thịnh
nói riêng, kế toán quản trị còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự
là công cụ cung cấp thông tin giúp cho nhà quản trị xem xét, phân tích, làm
cơ sở ra các quyết định. Điều này có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng và
hiệu quả của các quyết định quản trị và là một trong các nguyên nhân làm
cho sức cạnh tranh của Công ty còn hạn chế.
Nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin có chất lượng cao, kịp
thời, dễ hiểu, dễ sử dụng cho các nhà quản trị tại Công ty cổ phần Trường
Thịnh, vấn đề hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần


Trường Thịnh thực sự là vấn đề cấp thiết hiện nay. Từ thực tế đó, đề tài
“Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí ở Công ty cổ phần Trường Thịnh”
được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu hơn về kế toán quản trị chi phí,
phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý tại Công ty cổ phần Trường Thịnh


2
2.Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán
quản trị chí phí, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây
lắp.
- Thông qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí
ở Công ty cổ phần Trường Thịnh, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện kế
toán quản trị chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí ở
Công ty.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kế toán quản trị chi phí ở Công ty cổ phần
Trường Thịnh.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xây lắp ở Công ty cổ phần Trường
Thịnh.
4.Phương pháp nghiên cứu
Duy vật biện chứng
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn đã nghiên cứu và vận dụng các vấn đề lý luận cơ bản về
kế toán quản trị chi phí xây lắp, trong việc đánh giá thực trạng về kế toán
quản trị chi phí tại Công ty cổ phần trường Thịnh.
- Xuất phát từ những căn cứ khoa học, các giải pháp hoàn thiện kế
toán quản trị chi phí được xây dựng trong luận văn có khả năng áp dụng vào
Công ty cổ phần Trường Thịnh nhằm tăng cường thông tin hữu ích cho các
nhà quản trị trong việc ra các quyết định kinh doanh.

6.Cấu trúc luận văn
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh
nghiệp xây lắp;
Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí ở Công ty ty cổ phần
Trường Thịnh;
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí ở Công
ty cổ phần Trường Thịnh.


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP XÂY
1.1. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.
1.1.1. Khái niệm, bản chất kế toán quản trị chi phí.
1.1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị chi phí.
Kế toán quản trị là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp
thông tin định lượng kết hợp với định tính về các hoạt động của một đơn vị
kế toán. Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị nhằm
cung cấp thông tin về chi phí để mỗi tổ chức thực hiện chức năng quản trị đó
là lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định.
1.1.1.2 Bản chất kế toán quản trị chi phí.
Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán,
chính vì vậy xét một cách tổng quát, kế toán quản trị chi phí có bản chất là
một bộ phận của hoạt động quản lý và nội dung của kế toán quản trị chi phí
là quá trình định dạng, đo lường, ghi chép và cung cấp các thông tin về chi
phí hoạt động kinh doanh của một tổ chức.

1.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí
1.1.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch
Kế toán quản trị chi phí cụ thể hóa các mục tiêu trong kế hoạch
thành các dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin về chi phí
ước tính để phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị.
1.1.2.2. Trong giai đoạn tổ chức thực hiện
Nhà quản trị có nhu cầu rất lớn đối với các thông tin kế toán quản
trị chi phí, nhà quản trị cần được kế toán cung cấp thông tin để ra các quyết
định kinh doanh đúng đắn trong quá trình điều hành, chỉ đạo thực hiện các
quyết định hàng ngày- các quyết định ngắn hạn
1.1.2.3. Trong giai đoạn kiểm tra và đánh giá
Kế toán quản trị chi phí cung cấp các báo cáo hoạt động giúp ích
cho nhà quản trị kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch, kiểm soát chi phí


4
bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả. Các nhà quản trị cấp cao hơn, không tham
gia trực tiếp vào quá trình hoạt động hàng ngày, đánh giá và kiểm tra dựa
vào các báo cáo thực hiện của từng bộ phận thừa hành do kế toán quản trị
cung cấp.
1.1.2.4. Trong khâu ra quyết định
Để có các quyết định đúng đắn và kịp thời, các nhà quản trị cần
phải có các thông tin đầy đủ, đáng tin cậy và thích hợp. Kế toán quản trị chi
phí thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn, chọn lọc những thông tin
cần thiết, thích hợp, rồi tổng hợp, trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu
nhất và giải thích quá trình phân tích đó cho các nhà quản trị.
1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế
Để phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí theo nội

dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công
dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân thành các
yếu tố: chi phí nguyên liệu, Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất,
Chi phí nhiên liệu, Chi phí nhân công, Chi phí khấu hao tài sản cố
định, Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
1.2.2. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để
thuận tiện cho việc tính giá thành, chi phí được phân theo khoản mục. Cách
phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho
từng đối tượng gồm các khoản mục chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản
xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.2.3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Cách “ứng xử” của chi phí là thuật ngữ để biểu thị sự thay đổi của
chi phí tương ứng với các mức độ hoạt động. Xét theo cách ứng xử, chi phí
của DN được chia thành 3 loại: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
1.2.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí trên Báo
cáo tài chính


5
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ
1.3. LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.3.1. Khái quát về dự toán chi phí xây lắp
Dự toán là những dự kiến chi tiết về tình hình huy động và sử dụng
các nguồn lực dựa trên mục tiêu kế hoạch xác định trong từng thời gian cụ
thể và được biểu diễn một cách có hệ thống thông qua các biểu mẫu và
thước đo khác nhau.
1.3.2. Lập dự toán chi phí xây lắp
Dự toán xây lắp được xác định trên cơ sở khối lượng các loại công

tác xây lắp tính từ bản vẽ kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công.
- Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ
đầu tư câp), chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí trực
tiếp khác.
- Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý và điều hành sản xuất tại
công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công
trường và một số chi phí khác. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm
(%) trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại
công trình.
1.4. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.4.1. Kế toán tập hợp chi phí
1.4.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.4.1.2. Kế toán chi phí nhân công liệu trực tiếp
1.4.1.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
1.4.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
1.4.2. Tính giá thành sản phẩm
1.4.2.1. Tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế, phương pháp chi
phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính và phương pháp chi phí tiêu
chuẩn
Chi phí của sản phẩm sản xuất được tính toán trên cơ sở các chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy


6
thi công và chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất
sản phẩm.
Với phương pháp chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính, tài
khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được sử dụng để tổng hợp chi
phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC thực tế phát sinh và chi

phí sản xuất chung phân bổ ước tính cho sản phẩm sản xuất còn chi phí sản
xuất chung thực tế phát sinh sẽ được theo dõi lũy kế trên tài khoản chi phí
sản xuất chung.
Theo phương pháp chi phí tiêu chuẩn xác định giá thành sản phẩm
theo các chi phí định mức cho các khoản mục chi phí: chi phí NVLTT, chi
phí NCTT, chi phí sử dụng MTC và chi phí sản xuất chung. Phần chênh lệch
giữa chi phí định mức và chi phí thực tế sẽ được xử lý vào tài khoản Giá vốn
hàng bán.
1.4.2.2. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp chi phí trực tiếp và
phương pháp chi phí toàn bộ.
Theo phương pháp chi phí toàn bộ, tất cả các chi phí tham gia vào
quá trình sản xuất chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC và
chi phí sản xuất chung đều được tính vào giá thành sản phẩm sản xuất,
không có sự phân biệt giữa các chi phí cố định và chi phí sản xuất biến đổi.
Theo phương pháp chi phí trực tiếp (còn gọi là phương pháp chi
phí biến đổi) giá thành sản phẩm sản xuất chỉ bao gồm các chi phí sản xuất
biến đổi, còn các chi phí sản xuất cố định được coi là chi phí thời kỳ và
được tính vào chi phí kinh doanh ngay trong kỳ kinh doanh.
1.5. TỔ CHỨC THÔNG TIN PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.5.1 Phân tích thông tin chi phí thích hợp cho việc ra quyết định
1.5.1.1. Quyết định bỏ thầu
Trong thực tế kinh doanh, các doanh nghiệp xây lắp luôn phải cạnh
tranh trong đấu thầu, một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến
việc thắng thầu hay không chính là giá bỏ thầu. Xét trên quan điểm về định
giá sản phẩm xây lắp có thể phân chia ra làm hai loại: doanh nghiệp được
chỉ định thầu và doanh nghiệp tham gia đấu thầu. Trong trường hợp chỉ định


7

thầu, giá của sản phẩm là hợp đồng ký kết giữa công ty và chủ đầu tư dựa
trên hồ sơ thiết kế dự toán đã được thẩm định. Trong trường hợp đấu thầu,
giá bán sản phẩm xây lắp là giá mà đơn vị tham gia đấu thầu và trúng thầu.
Dù là trong trường hợp đấu thầu hay chỉ định thầu, các nhà quản trị cũng
cần xác định chi phí bỏ ra, lợi nhuận mong muốn là bao nhiêu, từ đó quyết
định chấp nhận giá chỉ định thầu hay không, hoặc quyết định giá bỏ thầu
bao nhiêu là hợp lý.
1.5.1.2. Trường hợp quyết định tự thi công hay khoán lại
Quyết định nên khoán lại hay nên tự thi công phải được xem xét cả
hai vấn đề: chất lượng công trình và chi phí chi ra. Đối với quyết định khoán
lại một phần công việc hay một giai đoạn, doanh nghiệp cần quan tâm tới
các chi phí biến đổi và chi phí cố định. Nếu quyết định khoán lại một phần
công việc thì doanh nghiệp sẽ không phát sinh các chi phí biến đổi liên quan
tới việc thi công phần công việc đó. Nếu tổng chi phí tiết kiệm được khi tự
thi công lớn hơn so với giá khoán lại thì doanh nghiệp sẽ quyết định khoán
lại.
1.5.2. Kiểm soát biến động chi phí
Phương pháp quản lý theo ngoại tệ sẽ giúp nhà quản lý tập trung
thời gian và nỗ lực vào việc kiểm soát các biến động có ý nghĩa. Khi nào
một biến động cần được kiểm soát, khi nào thì bỏ qua? Lúc này các nhà
quản lý sẽ xem xét.
1.5.3. Đánh giá thực hiện chi phí của các bộ phận
Đánh giá tình hình quản lý chi phí của các bộ phận trong doanh
nghiệp xây lắp có thể thông qua việc yêu cầu các bộ phận phải lập báo cáo
bộ phận.


8

Chương 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN TRƯỜNG THỊNH
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG THỊNH
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động
của Công ty cổ phần Trường Thịnh
Công ty cổ phần Trường Thịnh tiền thân là Xí nghiệp Xây dựng
công trình giao thông Quảng Bình thành lập ngày 12 tháng 6 năm 1993 theo
Quyết định số 496/QĐ-UB ngày 12/06/1993 của UBND tỉnh Quảng Bình.
Sau hơn một năm hoạt động, để phù hợp với yêu cầu sản xuất
kinh doanh, Xí nghiệp được chuyển thành Công ty TNHH Xây dựng
Tổng hợp Trường Thịnh theo Quyết Định số 989/QĐ-UB ngày
11/11/1994 của UBND tỉnh Quảng Bình. Năm 2010, Công ty chuyển
sang cổ phần với tên gọi mới là : Công ty cổ phần Trường Thịnh.
2.1.2. Tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty
Cổ phần Trường Thịnh
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức bộ máy (tóm tắt):

Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
PGĐ Kinh doanh
P. Tổ chức
- Hành
chính

PGĐ Kỹ thuật

Giám đốc
P. Kinh tếKế hoạch


P. Kỹ
thuật

P. tài chính- Kế
toán


9
2.1.2.2. Tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh
Tại Công ty hiện nay áp dụng hình thức khoán trọn gói, tức là sau
khi trúng thầu Công ty giao lại việc xây lắp các công trình cho các đội xây
lắp cấp dưới thông qua việc ký kết "Hợp đồng giao khoán nội bộ". Giá trị
giao thầu được xác định theo tỷ lệ % giá trị trúng thầu tùy thuộc vào từng
công trình, hạng mục công trình thường là 90-95% trên cơ sở Bảng đề nghị
nhận khoán của Đội xây lắp, phần còn lại 5-10% Công ty dùng để chi cho
công tác quản lý và chi phí khác.
2.1.3. Tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần Trường Thịnh
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KT
Thanh toán
Công nợ

Kế toán
Vật tư

TSCĐ

Kế toán đội xây dựng

Kế toán
Tiền lương,
BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN

Thủ
quỹ

Kế
toán
Thuế


10
2.1.3.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty cổ phấn Trường
Thịnh
Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần trường Thịnh hiện
nay là hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TRƯỜNG THỊNH
2.2.1. Phân loại chi phí ở Công ty
Dựa vào nội dung kinh tế của chi phí, chi phí của Công ty được sắp
xếp thành các yếu tố cơ bản sau:
- Chi phí nguyên vật liệu : Đá, cát, nhựa đường, nhũ tương, sắt, ....
- Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất: Quần áo bảo hộ, xe rùa................
- Chi phí nhân công: là tiền lương và các khoản trích theo lương của công

nhân viên trực tiếp, gián tiếp thi công.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ số tiền trích khấu hao sử dụng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh: nhà làm việc, máy thi công...
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua
ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như tiền điện, điện thoại,
nước...
- Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các chi phí dùng cho các hoạt động sản
xuất ngoài các yếu tố sản xuất đã nêu trên.
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo yếu tố
BCH Công trường số - Năm 2011
Đơn vị tính: đồng
TT
1
2
3
4
5
6

YẾU TỐ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí công cụ dụng cụ
Chi phí nhân công
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Tổng cộng

SỐ TIỀN
43.959.305.415

1.785.709.344
12.960.266.271
1.049.036.267
115.855.905
7.369.335.750
67.239.508.952
(Nguồn: BCH công trường số 5)


11
Khi phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí để phục vụ
cho tính giá thành thì chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty bao gồm các
khoản mục sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm tất cả các chi phí
về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như cát, đá, sỏi, thép,
xi măng, nhựa đường, nhũ tương... Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là
khoản mục chi phí đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình
thi công thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình thường chiếm
từ 60-65%.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương,phụ cấp và các
khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản
xuất (công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân thu dọn hiện trường, công nhân
vận chuyển khuân vác......) thường chiếm khoảng 12-14% trong tổng chi phí
sản xuất.
- Chi phí sử dụng máy thi công: chi phí sử dụng máy thi công bao
gồm chi phí khấu hao máy, sữa chữa và tiền lương nhân viên điều khiển máy
thi công trong xây lắp, thường chiếm khoảng từ 10-11% trong tổng chi phí
sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí phục vụ và quản lý
quá trình thi công phát sinh trên ở tổ, đội công trình xây dựng. Chi phí sản

xuất chung tại Công ty chiếm khoảng từ 12-13% trong tổng chi phí sản xuất.
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp chi phí theo khoản mục
Công trình: xây dựng đường Bảo Ninh - Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng
Bình - Năm 2011
TT
1
2
3
4

KHOẢN MỤC
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sản xuất chung
Cộng

2.2.2. Lập dự toán chi phí ở Công ty

SỐ TIỀN
21.220.883.450
4.835.529.669
1.717.205.129
5.246.411.672
33.047.029.919
(Nguồn: BCH công trường số 5)


12
Hiện nay, Công ty cổ phần Trường Thịnh sử dụng định mức dự

toán xây dựng công trình - Phần xây dựng và lắp đặt theo văn bản số
1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ xây dựng. Ngoài ra còn phải căn
cứ vào Thông báo giá vật liệu, đơn giá ca máy cước vận tải hàng hóa của
các tỉnh nơi có công trình. Phương pháp lập dự toán chi phí công trình
theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ xây dựng.
toán, đây là căn cứ quan trọng trong việc xác định giá dự thầu.
- Chi phí trực tiếp được xác định dựa trên khối lượng thi công, định
mức tiêu hao và đơn giá.
- Chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước được xác định theo
tỷ lệ phần trăm theo quy định.
Công tác lập dự toán chi phí là căn cứ để Công ty quyết định giá dự
thầu và đồng thời sẽ cung cấp thông tin chênh lệch chi phí trong quá trình
thi công để nắm bắt tình hình biến động chi phí trong kỳ, tình hình thực hiện
dự toán chi phí nhằm tăng cường khả năng kiểm soát, điều chỉnh kịp thời chi
phí.
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm
2.2.3.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất ở Công ty là công trình xây
dựng giao thông do công ty trúng thầu. Trong phạm vị nghiên cứu của luân
văn, tác giả chỉ lấy Công trình đường Bảo Ninh - Thành phố Đồng Hới Tỉnh Quảng Bình và công trình đường nối từ cảng Vũng Áng đến Biên giới
Việt Lào trong quý 4 năm 2011 đã hoàn thành và Công ty đã tiến hành tính
giá thành làm ví dụ minh họa. Kỳ tính giá thành được áp dụng tại Công ty là
thời điểm mà công trình hoàn thành.
2.2.3.2. Kế toán chi phí sản xuất
Sau khi trúng thầu công trình Công ty sẽ giao khoán lại việc thi công cho
các đội xây lắp. Công ty Cổ phần Trường Thịnh áp dụng hình thức khoán
gọn cho các đội xây lắp, đội sẽ là đơn vị nhận khoán, trực tiếp tiến hành thi
công công trình với kinh phí tạm ứng từ Công ty. Hằng ngày, các hoạt động
sản xuất, thi công đều được phản ánh đầy đủ vào Nhật ký công trình nhằm
đảm bảo sự thuận lợi cho việc kiểm soát trong quản lý.



13
2.2.3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang
Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phụ thuộc vào phương
thức giao nhận giữa Công ty và chủ đầu tư.
2.2.3.4. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn cho từng
công trình, hạng mục công trình trên cơ sở chi phí sản xuất tập hợp được
trong kỳ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung
2.2.4. Tổ chức báo cáo phục vụ kiểm soát chi phí ở Công ty
Để đảm bảo cho việc kiểm soát chi phí được chính xác, Công ty đã
tự thiết kế báo cáo như: Báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu, báo cáo
lao động và báo cáo vật tư xuất dùng cho từng công trình, hạng mục công
trình. Ngoài ra việc kiểm soát chi phí ở Công ty được thực hiện dựa trên các
báo cáo thực hiện do các Ban chỉ huy công trình lập như:
2.2.4.1. Báo cáo hàng tháng
- Báo cáo tình hình thi công Được Ban chỉ huy công trường lập gửi
về Công ty và đối chiếu với kế hoạch tiến độ thi công, định mức thiết kế
- Báo cáo khối lượng thực hiện hàng tháng: được lập theo từng hạng
mục công việc đã thi công hoàn thành, được dùng để so sánh với số liệu kế hoạch
sản lượng đầu tháng nhằm đánh giá khả năng sản xuất của từng đơn vị nhận
khoán. Báo cáo này dùng để xác định khối lượng sẽ được nghiệm thu thanh toán
với Chủ đầu tư
- Báo cáo tiền lương: được lập trên cơ sở sản lượng đã thực hiện
được nhân với đơn giá giao khoán tiền lương.
2.2.4.2. Báo cáo năm
Các báo cáo này được lập khi tiến hành kiểm kê - đối chiếu cuối
năm hoặc khi xong công trình. Các báo cáo này được lập cùng vào một thời

điểm gồm: Báo cáo kiểm kê vật tư tiêu hao, vật tư luân chuyển, thiết bị công
cụ dụng cụ sử dụng trong thi công, khối lượng dở dang.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG THỊNH
2.3.1. Những kết quả đạt được


14
- Đã tiến hành phân loại chi phí kinh doanh theo nội dung và theo mục đích
và công dụng của chi phí.
- Công ty tập hợp chi phí trực tiếp cho các đối tượng là chủ yếu giúp cho
việc tập hợp chi phí có tính chính xác cao.
- Phương thức giao khoán được Công ty áp dụng cho các đội thi công tương
đối hợp lý và có quy chế rõ ràng.
2.3.2. Một số hạn chế
2.3.2.1. Về phân loại chi phí
Việc phân loại chi phí như hiện nay chưa đáp ứng được các yêu cầu
cung cấp thông tin của quản trị nội bộ, với cách phân loại chi phí hiện tại
chưa phục vụ cho việc xác định giá phí sản phẩm theo phương pháp trực
tiếp, là phương pháp mà Công ty có thể sử dụng hiệu quả khi cần hạ bớt giá
trong các tình huống cạnh tranh hay hoạt động trong điều kiện khó khăn,
năng lực sản xuất nhàn rỗi mà vẫn đem lại hiệu quả cao cho quá trình sản
xuất.
2.3.2.2 Về lập dự toán chi phí kinh doanh
Công tác lập dự toán chi phí tại Công ty được thực hiện căn cứ
vào định mức dự toán do Nhà nước quy định có dựa vào biện pháp thi
công, năng lực hiện có của Công ty, tuy nhiên vẫn chưa xây dựng cho
mình một hệ thống định mức chi phí phù hợp.
Trong một số trường hợp khi giao khoán khối lượng xây lắp cho
các đội xây lắp, biện pháp tổ chức thi công, cơ sở để tính toán giá thành xây

lắp do bộ phận đấu thầu của Công ty thực hiện có thể không phù hợp với
điều kiện, năng lực của đơn vị thi công, dẫn đến trong một số trường hợp giá
bỏ thầu thấp, thiết bị thi công hiện có không phù hợp.
Việc lập dự toán chi phí ở Công ty chỉ cung cấp thông tin về giá trị
dự toán của công trình, là "giá trần" mức giá cao nhất chủ đầu tư có thể chấp
nhận khi xét thầu. Khi phải chấp nhận giảm giá để trúng thầu, Công ty chưa
xây dựng cho mình phương pháp xác định tỷ lệ giảm giá bao nhiêu để có
thể chấp nhận hợp đồng mà không bị lỗ, hay để đạt được lợi nhuận mong
muốn.
2.3.2.3 Về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành


15
Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành của kế toán quản trị chi
phí ở Công ty Cổ phần Trường Thịnh hiện nay là công trình. Điều này chưa
phù hợp cho việc lập dự toán, kiểm soát chi phí, đánh giá trách nhiệm và
làm cơ sở cho việc ra quyết định trong phạm vi từng đội sản xuất.
Công ty cổ phần Trường Thịnh tiến hành kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành theo phương pháp toàn bộ, có nghĩa là tất cả các chi phí
tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm đều được tính vào giá thành sản
phẩm không có sự phân biệt chi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất
biến đổi.
Do đặc thù của ngành nên các chi phí như nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp hầu như được tập hợp cho từng công trình. Còn
chi phí sản xuất chung thường phát sinh liên quan đến nhiều công trình nên
phải tiến hành phân bổ. Tiêu thức được lựa chọn phân bổ là doanh thu thực
hiện của từng công trình. Tiêu thức này chưa phù hợp với tình hình đặc điểm
sản xuất của Công ty do trong chi phí sản xuất chung có những chi phí có
thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình như: chi phí lán trại, chi phí đo đạc,
khảo sát, chi phí hoàn công, chi phí bảo quản.....

Đối với Công ty cổ phần Trường Thịnh sau khi công trình trúng
thầu, giá thành công trình được tính theo chi phí thực tế. Tuy nhiên, phương
pháp tính này có hạn chế là trong kỳ nếu công trình hoàn thành thì các
khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp có
thể tập hợp ngay cho từng công trình khi chi phí đó phát sinh, còn chi phí
sản xuất chung (Chi phí điện, nước, điện thoại... ) chưa thể tập hợp ngay
được do đến cuối kỳ hóa đơn mới về đến công ty. Vì vậy thông tin cung cấp
cho nhà quản trị thường bị chậm trễ.
2.3.2.4 Về tổ chức phân tích thông tin và kiểm soát chi phí
Việc phân tích chi phí tại Công ty chỉ dừng lại ở việc so sánh giá
thành sản xuất thực tế với giá thành dự toán của từng sản phẩm xây lắp, chỉ
nhằm mục đích đánh giá quá trình quản lý hoạt động xây lắp mà chưa phục
vụ cho mục đích ra quyết định. Chưa khai thác được các kỹ thuật phân tích
thông tin chi phí của kế toán quản trị và phân tích kinh tế để đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng hay lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả.


16
Phương pháp sử dụng để phân tích chi phí còn đơn giản, chủ yếu sử dụng
phương pháp so sánh.
Việc kiểm soát chi phí ở Công ty chỉ dừng lại mức độ kiểm tra,
so sánh kết quả thực hiện với dự toán được lập. Các báo cáo về vật tư,
lao động chưa phản ánh được chiều hướng biến động của chi phí và
nguyên nhân của sự biến động do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà
quản trị là làm thế nào để kiểm soát được chi phí tránh thất thoát trong
quá trình xây lắp và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Không phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động,
không áp dụng các phương pháp xác định giá phí sản phẩm sản xuất hợp lý
nên tại Công ty chưa tiến hành phân tích các chi phí phù hợp để ra các quyết
định kinh doanh, đặc biệt là trong công tác đấu thầu.



17

Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG THỊNH
3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ CHI PHÍ Ở CÔNG TY
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty
cổ phần Trường Thịnh
Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán. Thông tin mà
kế toán quản trị cung cấp là cơ sở cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định
đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn
vị.
Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán
làm thước đo, việc xác định giá dự thầu trong xây lắp cũng dựa vào dự toán
chi phí.
Ở Công ty cổ phần Trường Thịnh kế toán quản trị chi phí hầu như
chỉ mới tập trung vào việc xây dựng các dự toán chi phí, vì đây là cơ sở để
nhà quản trị định ra mức giá bỏ thầu. Còn các nội dung khác của kế toán
quản trị như xử lý thông tin chi phí phục vụ nhà quản trị ra quyết định, lập
báo cáo kế toán quản trị nhằm kiểm soát chi phí thì chưa được quan tâm. do
vậy tại Công ty chưa đưa ra được các quyết định kinh doanh, đặc biệt là
trong công tác đấu thầu.
Công ty cần thiết lập một bộ phận kế toán quản trị, phù hợp với yêu
cầu của một doanh nghiệp xây lắp, phát triển có chiều sâu và phát huy có hiệu
quả thiết thực.
Ngoài ra, hoàn thiện kế toán quản trị chi phí còn xuất phát từ chiến
lược phát triển của Công ty đến năm 2020. Chiến lược của Công ty đến năm

2020 là xây dựng Công ty trở thành Công ty xây lắp hùng mạnh có khả năng
canh tranh với các doanh nghiệp xây lắp quôc tế.
Do vậy, lãnh đạo Công ty xác định rõ ràng các yếu tố cần thiết dẫn
đến sự thành công trong đó hoàn thiện kế toán quản trị chi phí là mục tiêu
chủ yếu, quyết định, bao gồm: xây dựng định mức, dự toán, tổ chức quá
trình thi công; hệ thống quản trị lành mạnh và tiên tiến; công nghệ thông tin
phát triển, hiện đại.


18
3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại
Công ty cổ phần Trường Thịnh
- Kế toán chi phí hiện nay ở Công ty cổ phần Trường Thịnh chưa
được tách biệt thành một bộ phận để phục vụ đắc lực cho quản trị chi phí,
mà còn nặng về những quy định thuộc kế toán tài chính.
- Không phá vỡ cơ cấu tổ chức hiện tại của Công ty. Công ty Cổ
phần Trường Thịnh đang dần dần áp dụng mô hình kế toán kết hợp giữa kế
toán quản trị và kế toán tài chính phục vụ cho công tác quản lý và ra quyết
định của mình.
- Phải xem xét lợi ích và chi phí, nghĩa là đảm bảo nguyên tắc tiết
kiệm và hiệu quả, thông tin cung cấp phải có chất lượng cao, với chi phí hợp
lý.
- Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của
kế toán quản trị chi phí là nhằm kiểm soát, phát hiện, phòng ngừa và ngăn
chặn thất thoát rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của Công ty.
- Việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí phải mang tính đồng bộ
trong tất cả các hoạt động. Cần phải có mối quan hệ chặt chẽ của hoạt động
kiểm tra giám sát với các hoạt động nghiệp vụ.
- Trong xu hướng hội nhập hiện nay, các công ty xây lắp nước
ngoài tham gia ngày càng nhiều vào thị trường Việt Nam. Để phát huy vai

trò của công ty trong việc thực thi nhiệm vụ được giao và giảm thiểu rủi ro,
đòi hỏi kế toán quản trị chi phí phải được hoàn thiện xây dựng và phát triển
ngày càng phù hợp với yêu cầu của nhà quản trị.
- Vừa hoàn thiện kế toán quản trị chi phí vừa đảm bảo hoạt động
của Công ty ổn định và hiệu quả. Mục tiêu của công ty là lợi nhuận trên cơ
sở phát triển bền vững. Vì vậy, việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí phải
hướng tới mục tiêu đảm bảo hoạt động của công ty ổn định và hiệu quả,
nâng cao tính minh bạch trong hoạt động xây lắp.
- Cuối cùng trong quá trình hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, cần
phải quan tâm đảm bảo yếu tố nhân lực. Nhân tố con người có vai trò quyết
định trong việc thực hiện thành công các mục tiêu; do đó vấn đề con người
là ưu tiên số một.
3.2. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ Ở CÔNG TY CỔ
PHẦN TRƯỜNG THỊNH


19
3.2.1. Phân loại chi phí ở công ty
Để đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết
chi phí, định giá dự thầu, chấp nhận hay không chấp nhận hợp đồng xây
dựng… thì chi phí của Công ty cần phải được phân loại theo cách ứng xử
của chi phí.
Cách phân loại này là căn cứ để thiết kế, xây dựng các mô hình chi
phí trong mối quan hệ giữa Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận, giúp cho nhà
quản trị xác định được phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng chi phí.
Theo cách phân loại này, chi phí của Công ty được chia thành ba
loại: chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí hỗn hợp.
3.2.2. Xây dựng bổ sung định mức chi phí
Việc xây dựng hệ thống định mức chi phí là một điều kiện cần thiết vì nó

là căn cứ để lập các dự toán chi phí của Công ty. Hiện nay, Công ty cổ phần
Trường Thịnh sử dụng các định mức theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày
16/8/2007 của Bộ Xây dựng.
Một số định mức riêng cần thiết phải bổ sung phục vụ cho yêu cầu trên
như sau:
- Vật tư tiêu hao: Định mức vật tư tiêu hao luôn phải tuân thủ theo
định mức thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng. Công ty cần bổ sung thêm
định mức hao hụt vật tư tiêu hao, việc bổ sung thêm định mức này sẽ giúp
cho Công ty hạn chế được việc thất thoát vật liệu trong khâu thi công và
trong khâu vận chuyển vật liệu đồng thời gắn liền trách nhiệm của công
nhân đối với việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm.
- Định mức nhân công trực tiếp: Trên cơ sở định mức do Nhà nước
ban hành, Công ty nên xây dựng định mức nhân công trực tiếp tương ứng
với từng bậc thợ, từng loại thợ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng công
trình, từng địa điểm thi công của đơn vị.
- Định mức chi phí máy thi công: Định mức chi phí máy thi công
của Công ty thực chất là xác định chi phí cho một ca máy để làm cơ sở lập
dự toán. Giá ca máy là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi
công làm việc trong một ca. Công ty cần phải xây dựng đơn giá ca máy cho
từng thiết bị cụ thể. Đối với thiết bị thuê ngoài, đơn giá đi thuê cần phải
điều chỉnh cho sát với thị trường.


20
- Chi phí chung: Gồm các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản
xuất điều hành công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi
công tại công trường và một số chi phí khác. Đối với Công ty các chi phí
chung này có thể xây dựng được định mức chi tiêu phù hợp với từng lĩnh
vực xây lắp trên cơ sở đó tiến hành lập dự toán, giao khoán, quản lý.
3.2.3. Công tác kế toán chi phí và tính giá thành

Công ty nên tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo
phương pháp trực tiếp
Bảng 3.4: Bảng tính giá thành theo phương pháp trực tiếp - Công trình:
Đường nối từ cảng Vũng Áng đến Biên giới Việt Lào
TT
I
II
1
2
3
4
III
IV

Chỉ tiêu
Số tiền
Ghi chú
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
9.449.626.400
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
11.880.773.925
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
6.650.566.325
Chi phí nhân công trực tiếp
4.180.191.168
Chi phí sử dụng máy thi công
232.503.084
Biến phí sản xuất chung
817.513.348
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

8.540.053.500
Giá thành
12.790.346.825
Sau khi lập được bảng tính giá thành theo phương pháp trực tiếp,
với kết quả giá thành theo phương pháp này sẽ là căn cứ để lập dự toán theo
phương pháp trực tiếp, dự toán linh hoạt giúp nhà quản trị có được quyết
định nhanh chóng và chính xác trong xác định giá dự thầu, đánh giá hiệu
quả của tờng loại sản phẩm xây lắp.
3.2.4. Phương pháp định giá khi đấu thầu
Để xác định giá dự thầu, cần phải lập Bảng dự toán chi phí cho từng
công trình. Bảng dự toán chi phí được lập cho từng công trình trong dự án theo
khối lượng của hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Sau đó, xác định chi phí theo cách ứng xử
chi phí (đã được trình bày ở mục 3.2.1), từ đó ta có thể lập Bảng dự toán chi phí
theo phương pháp trực tiếp, kết quả được thể hiện ở bảng sau:


21
Bảng 3.6. Dự toán chi phí theo phương pháp trực tiếp
Công trình: Xây dựng đường Bảo Ninh - Đồng Hới- Quảng Bình
TT
I
1
2
3
4
II

III
IV
V

VI
VII

Chỉ tiêu
Biến phí
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi công
Biến phí sản xuất chung
Định phí
Định phí chung
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tổng chi phí
Thu nhập chịu thuế tính trước (5,5%)
Giá trị dự toán xây dựng trước thuế
Thuế GTGT
Giá trị dự toán xây dựng sau thuế

Số tiền
149.057.915.340
126.786.331.654
13.665.994.103
1.385.145.104
7.625.444.480
22.275.218.007
10.321.743.650
9.562.779.540
168.942.438.534
9.291.834.119
178.234.272.653

17.823.427.265
196.057.699.918

Thông tin trên bảng dự toán chi phí theo phương pháp trực tiếp sẽ
rất hữu ích trong việc quyết định giá dự thầu của Giám đốc Công ty. Giá dự
thầu có thể được xác định trong phạm vi từ 163.963.706.874 đồng
(=149.057.915.340 *1,1) đến 196.057.699.918 đồng.
3.2.5. Lập báo cáo chi phí và phân tích chi phí phục vụ kiểm soát chi phí
a. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giữa thực tế so với dự
toán gắn với hai nhân tố chính là khối lượng nguyên vật liệu trực tiếp và đơn
giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng (Khối lượng thi công x (nhân) định
mức tiêu hao vật liệu).
b. Đối với chi phí nhân công trực tiếp:
Biến động chi phí nhân công trực tiếp giữa thực tế so với dự toán
gắn với hai nhân tố chính là đơn giá nhân công và khối lượng lao động trực
tiếp hao phí (khối lượng thi công x (nhân) định mức hao phí lao động. Trong
đó, đơn giá nhân công được trả theo quy định của Công ty. Điều này có thể
cho thấy chi phí nhân công trực tiếp giữa dự toán và thực tế chỉ bị ảnh


22
hưởng bởi khối lượng lao động trực tiếp hao phí, hay nói cách khác là do
định mức hao phí lao động.
c. Đối với chi phí sử dụng máy thi công:
Biến động chi phí máy thi công giữa thực tế so với dự toán chủ
yếu là do ca máy thay đổi. Số lượng ca máy thay đổi có thể do thời tiết, tình
trạng của máy thi công, do không khảo sát kỹ địa hình, do biện pháp thi
công; đơn giá ca máy thi công thay đổi có thể do chi phí bảo trì, bảo dưỡng,
chi phí nhiên liệu, chi phí của công nhân vận hành máy.

d. Chi phí sản xuất chung:
Công ty có thể thiết kế bảng sau báo cáo thực hiện chi phí sản xuất
chung, sau đó sử dụng phương pháp so sánh nhằm đánh giá kết quả thực
hiện so với dự toán. Khoản mục này có nhiều nội dung chi phí, biến động có
thể do các nguyên nhân như thay đổi phương pháp khấu hao tài sản cố định,
dịch vụ mua ngoài biến động, giá cả vật tư....


23
KẾT LUẬN CHUNG
Kế toán nói chung, kế toán quản trị chi phí nói riêng được coi là
công cụ quản lý khoa học và có hiệu quả nhằm kịp thời xử lý và cung cấp
thông tin thích hợp, hữu ích, kịp thời đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà
quản trị để ra các quyết định quản lý.
Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh ngày nay, thông tin kế toán ngày
càng trở nên hết sức cần thiết đối với mỗi nhà quản trị doanh nghiệp, đặc
biệt là những thông tin về chi phí do kế toán quản trị cung cấp để có thể đưa
ra các quyết định kinh doanh mang tính chất sống còn với doanh nghiệp.
Trong khi việc ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp ở
Việt Nam vào hoạt động quản lý còn là vấn đề mới mẻ chưa được triển khai
một cách đồng bộ, khoa học và cũng chưa khai thác, phát huy hết ưu thế của
công cụ quản lý khoa học này. Do vậy, việc nghiên cứu vận dụng và hoàn
thiện kế toán quản trị chi phí để cung cấp thông tin toàn diện và đầy đủ về
chi phí cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các chức
năng quản trị là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong Công ty cổ phần
Trường Thịnh là hết sức cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển của nền
kinh tế Việt Nam. Bởi lẽ, tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ
phần Trường Thịnh còn nhiều hạn chế, công tác kế toán quản trị chi phí
chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thông tin chi phí cho các nhà quản trị

doanh nghiệp, chưa trở thành công cụ cho các nhà quản trị ra quyết định
kinh doanh
Với đề tài: “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí ở Công ty cổ
phẩn cổ phần Trường Thịnh”, luận văn đã tập trung làm rõ vấn đề sau:
Thứ nhất: Hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về kế toán quản trị chi
phí trong doanh nghiệp xây lắp. Những vần đề lý luận cơ bản này sẽ là cơ sở
để xem xét, đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần
Trường Thịnh.
Thứ hai: Trên cơ sở khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần Trường
Thịnh, luận văn đã đi nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị chi phí ở Công
ty. Từ đó đưa ra các đánh giá về ưu nhược điểm trong công tác kế toán quản


24
trị chi phí ở Công ty và chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của những
hạn chế trong công tác kế toán quản trị chi phí của Công ty.
Thứ ba: Từ việc phân tích đánh giá thực trạng, luận văn đã khẳng
định sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí phục vụ
quản trị nội bộ doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần Trường Thịnh.
Đồng thời đề xuất các giải pháp cơ bản và điều kiện để thực hiện các giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty.
Nhìn chung, luận văn đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục
tiêu đề ra, những đề xuất trong luận văn được rút ra từ thực tế. Tuy nhiên,
với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nói chung và ngành xây lắp
nói riêng chắc chắn sẽ còn những vấn đề mới nảy sinh cần tiếp tục nghiên
cứu hoàn thiện.




×