Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần công trình 2 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.4 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC 1VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ KIM

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CÔNG TRÌNH 2

Chuyên ngành

: Kế toán

Mã số

: 60.34.30

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2012


2
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học : GS.TS.TRƯƠNG BÁ THANH

Phản biện 1:…………………………………..………………………
Phản biện 2:…………………………………..………………………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
kế toán họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày



tháng

năm 2012.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp phải tận dụng mọi cơ hội, huy động và sử dụng tối ưu các nguồn
lực bên trong cũng như bên ngoài để đứng vững, chiến thắng trong cạnh
tranh và không ngừng phát triển nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận. Mọi
doanh nghiệp luôn phải tối ưu hoá hoạt động, không ngừng nâng cao hiệu
quả kinh doanh trên cơ sở chiến lược, sách lược quản trị doanh nghiệp
đúng đắn. Doanh nghiệp xây dựng giao thông ở nước ta phần lớn là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ công nghệ và quản lý còn thấp, do đó
để có thể cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng
giao thông phải nỗ lực nâng cao trình độ công nghệ và trình độ quản lý
trong đó quản trị chi phí là nhiệm vụ ưu tiên để đảm bảo giảm chi phí sản
xuất, giá thành hạ.
Mà đặc biệt là Công ty Cổ phần Công trình 2 hoạt động trong lĩnh vực
giao thông đường sắt có quy mô và đặc thù riêng, kinh doanh chủ yếu là
đấu thầu tìm công trình do đó tính cạnh tranh trong ngành rất lớn. Yếu tố
lớn nhất để Công ty trúng thầu các công trình là giá. Vì vậy thông tin về

chi phí đóng vai trò quan trọng giúp nhà quản trị kiểm soát được chi phí
nhằm đưa ra mức giá hợp lý trong công tác đấu thầu cung như việc kiểm
soát được chi phí sản xuất phát sinh tại công ty. Tại Công ty CP Công trình
2, bước đầu kế toán quản trị chi phí đã được triển khai nhưng còn nhiều
lúng túng và bỡ ngỡ do kiến thức lý luận về Kế toán quản trị đối với doanh
nghiệp còn mới mẻ, hạn chế việc triển khai áp dụng trong thực tế chưa
đồng bộ, chưa khoa học, ở một mức độ nhất định các doanh nghiệp chủ
yếu dừng lại ở khâu lập dự toán mà chưa khai thác và phát huy hết những


2

ưu thế của loại công cụ khoa học hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà
quản trị. Đây là lý do để nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện kế toán quản trị
chi phí tại Công ty Cổ Phần Công Trình 2”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và công tác
quản trị chi phí tại công ty cổ phần Công trình 2.
- Vận dụng lý luận để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán
quản trị chi phí tại công ty cổ phần Công trình 2, nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản trị tăng cường năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
Công trình 2.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản trị chi phí tại
Công ty Cổ phần Công Trình 2.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: nghiên cứu những vấn đề hoàn thiện công tác quản
trị chi phí tại công ty cổ phần Công trình 2 ... , giới hạn trong phạm vi
quản trị doanh nghiệp tại công ty cổ phần Công trình 2.

+ Về thời gian: nghiên cứu kết quả hoạt động SXKD và công tác
quản trị chi phí tại công ty cổ phần Công trình 2 và định hướng phát triển
của công ty trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: Các giáo trình, tạp chí kế
toán và các công trình của những tác giả đã nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu dữ dữ liệu sơ cấp: Mục đích để thu thập,
phân tích những thông tin liên quan đến thực trạng kế toán quản trị chi phí


3

tại Công ty cổ phần Công trình 2. Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả tiến
hành phỏng vấn kế toán trưởng tại công ty, thu thập số liệu từ phòng tài
chính kế toán, phòng kinh tế kỹ thuật. Dựa vào việc thu thập dữ liệu thứ
cấp tác giả có thể rút ra kết luận về thực trạng áp dụng kế toán quản trị chi
phí tại Công ty Cổ phần công trình 2.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về công tác quản trị chi
phí doanh nghiệp xây lắp.
- Phân tích thực trạng công tác quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ
phần Công Trình 2, từ đó đánh giá khách quan về thực trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị
chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Công Trình 2.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận về kế toán quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp xây lắp.
- Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần
công trình 2.

- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi
phí tại công ty cổ phần Công trình 2.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
1.1.1. Khái niệm về kế toán quản trị chi phí


4

Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị
chuyên thực hiện việc xử lý và cung cấp thông tin về chi phí để mỗi tổ
chức thực hiện chức năng quản trị yếu tố nguồn lực tiêu dùng cho các hoạt
động, nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các
quyết định hợp lý.
1.1.2. Sơ lược về sự ra đời và phát triển kế toán quản trị chi phí
Cùng với sự đổi mới nền kinh tế sang cơ chế thị trường, khái niệm về
kế toán quản trị và kế toán quản trị chi phí xuất hiện tại Việt Nam từ đầu
những năm 1990.
Ngày 16/01/2006, Bộ tài chính tổ chức lấy ý kiến về việc ban hành
thông tư hướng dẫn về thực hiện KTQT tại trường Đại học Kinh tế
TP.HCM. Có thể nói, đây là động thái đầu tiên thể hiện sự quan tâm của
cấp nhà nước đối với việc thực hiện KTQT tại Việt Nam.
Đến ngày 12/6/2006, Thông tư số 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính
về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp chính thức
được ra đời nhằm hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện KTQT.
1.1.3. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí
1.1.3.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí
Là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin

về chi phí để mỗi tổ chức thực hiện chức năng quản trị yếu tố nguồn lực
tiêu dùng cho các hoạt động, nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá
hoạt động và ra các quyết định hợp lý.
1.1.3.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí
Cung cấp thông tin về chi phí để giúp nhà quản lý thực hiện các
chức năng quản trị doanh nghiệp như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế
hoạch, kiểm tra- đánh giá việc thực hiện kế hoạch và ra quyết định.


5

1.1.4. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp xây lắp
1.1.4.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế
Bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu; chi phí nhiên liệu, động lực; chi phí
tiền lương và các khoản phụ cấp; chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN;
chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác.
1.1.4.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động của chi phí
Bao gồm: Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xất.
* Chi phí sản xuất: Chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
* Chi phí ngoài sản xuất: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp.
1.1.4.3. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi
phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
Bao gồm: Chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp
1.1.4.4. Phân loại theo cách ứng xử
- Chi phí biến đổi (biến phí), chi phí cố định (định phí), chi phí hỗn
hợp
1.1.4.5. Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định
Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành: chi phí kiểm soát

được, chi phí không kiểm soát được, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi
phí lặn, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội.
1.2. NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.2.1. Lập dự toán chi phí sản xuất
1.2.1.1. Xây dựng định mức
a. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


6

- Định mức về lượng và giá nguyên vật liệu
Định mức

Định

=

chi phí NVLTT

Định

x

mức

mức

về lượng


về giá

b. Định mức chi phí nhân công trực tiếp
NVL

NVL

- Định mức lượng thời gian hao phí và về giá nhân công cho một đơn
vị thời gian
Định mức
chi phí NCTT

\

Định mức về

=

lượng

Định mức về giá NC

x

cho

thời gian hao

một đơn vị thời gian


c. Định mức chi phí sử dụng
phí máy thi công
Định mức chi phí máy thi công = Định mức ca máy x Định
mức giá ca máy
d. Định mức chi phí chung
1.2.1.2. Lập dự toán chi phí
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: nhằm dự kiến số lượng nguyên
vật liệu cần cho quá trình sản xuất thi công.
\

Chi phí NVLTT
dự toán

theo kế
hoạch
Khối lượng
NVL

=

cần

Định mức chi phí

x

việc

\


Lượng NVL cần mua
kế hoạch

Khối lượng công

=

+

NVLTT

Lượng NVL
tồn cuối kỳ

cho quá trình thi

-

Lượng
NVL
tồn đầu

b. Chi phí nhân công trực tiếp: Là dự kiến số giờ công trực tiếp cần
công

kỳ

thiết để thi công hạng mục công trình.
\


Chi phí NCTT

=

dự toán

KL công việc

x

theo

Định mức chi phí
NCTT

kếLà
hoạch
c. Chi phí sử dụng máy thi công:
dự kiến số ca máy cần thiết cho

quá trình thi công từng nội dung công việc, từng hạng mục công trình,
công trình.
Chi phí sử dụng máy
thi công dự toán

\
=

Định mức chi phí chi phí


Khối lượng
công việc
theo kế hoạch

x

sử dụng máy thi công


7

d. Chi phí sản xuất chung: Nhằm tính toán biến phí sản xuất chung
và định phí sản xuất chung.
Chi phí SXC dự
toán

\

=

Biến phí sản
xuất

+

Định phí sản xuất
chung dự toán

chung dự


1.2.2. Phương pháp tập hợp chi
toánphí và tính giá
- Phương pháp tập hợp chi phí: Phương pháp trực tiếp, phương pháp
phân bổ, phương pháp xác định chi phí.
- Phương pháp xác định chi phí là phương pháp tổng hợp các chi phí
có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
1.2.3. Kiểm soát chi phí theo các khoản mục
1.2.3.1. Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể được kiểm soát
gắn liền các nhân tố về giá và lượng có liên quan.
1.2.3.2. Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
Biến động chi phí nhân công trực tiếp gắn liền với nhân tố giá và
lượng
- Phân tích ảnh hưởng nhân tố giá: là chênh lệch giữa giá giờ công lao
động trực tiếp thực tế so với dự toán để xây lắp một khối lượng cho từng
nội dung công việc nhất định.
- Phân tích ảnh hưởng nhân tố lượng: Là chênh lệch giữa số giờ lao
động trực tiếp thực tế so với dự toán để thi công xây lắp khối lượng cho
từng nội dung công việc nhất định.


8

1.2.3.3. Kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công
- Phân tích biến động giá: Là chênh lệch giữa đơn giá ca máy thực tế
thi công với đơn giá ca máy theo dự toán.
- Phân tích biến động về lượng: Là chênh lệch giữa số ca máy thực tế
thi công xây lắp với số ca máy theo dự toán để thi công các hạng mục công
trình.
1.2.3.4. Kiểm soát chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung biến động do sự biến động biến phí sản xuất
chung và định phí sản xuất chung.
Biến động CPSXC = Biến động định phí SXC + Biến động biến
phí SXC
a. Kiểm soát biến phí sản xuất chung
b. Kiểm soát định phí sản xuất chung
Biến động định phí SXC = Định phí SXC thực tế - Định phí SXC
theo dự toán
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đi sâu nghiên cứu bản chất của KTQT và KTQT chi
phí, vai trò của kế toán quản trị chi phí, đặc thù của ngành xây lắp.Bên cạnh đó
luận văn cũng khái quát các loại chi phí, dự toán chi phí trong ngành xây lắp,
phân tích nội dung chi phí và kiểm soát chi phí thông qua các trung tâm chi phí.
Đây là những tiền đề lý luận cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng công tác
kế toán quản trị chi phí và công tác kiểm soát, đánh giá tình hình thực hiện công
tác KTQT chi phí cũng như định hướng cho các giải pháp hoàn thiện kế toán
quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Công trình 2.


9

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH 2
2.1.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH 2
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Công trình 2
2.1.1.1. Quá trình hình thành Công ty
2.1.1.2. Quá trình phát triển Công ty
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty CP
Công trình 2

2.1.2.1. Chức năng của Công ty
2.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức
2.1.3. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Công trình 2
2.1.3.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty CPCT 2
2.1.3.2. Chế độ kế toán áp dụng
2.1.4. Tình hình hoạt động của Công ty CP CT 2 qua các năm
2009-2011
Bảng 2.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH SẢN
XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 2009-2011
Đơn vị: VNĐ
STT

Chỉ tiêu

1
2
3
4
5

Tổng doanh thu và thu nhập
Lợi nhuận trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế

Năm 2009

Năm 2010


Năm 2011

36.370.205.191
1.633.708.241
168.035.971
0
1.465.672.270

44.231.926.002
1.771.885.993
444.428.308
0
1.327.457.685

36.579.666.651
1.881.391.073
335.239.426
0
1.546.151.647

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011 phòng TCKT)


10

2.1.5. Quy trình hoạt động xây lắp tại Công ty CP Công trình 2
Trên cơ sở lập dự toán, Công ty đã trúng thầu một số công trình năm 2010
như sau:
Bảng 2.3: GIÁ TRÚNG THẦU MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NĂM 2010

ĐVT: đồng
STT
1
2

3

Công trình
Cải tạo, nâng cấp đoạn Km879+830Km889+880; Km890+847-Km900+675.
Nâng cấp, cải tạo nhánh đường sắt Mương Mán-

Giá trúng thầu
112.053.283.000
5.683.380.000

Phan Thiết
Thay tà vẹt gỗ bằng tà vẹt bê tông lồng trên
tuyến Km101+00-Km120+500 và thay TVBT

22.451.594.835

tận dụng cho các đường ga Chi Lăng, Đồng Mỏ
Nguồn: Phòng kinh tế kỹ thuật
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG
TY CP CÔNG TRÌNH 2
2.2.1. Phân loại chi phí tại Công ty CP Công trình 2
Trong thực tế, hiện nay công ty sử dụng cách phân loại chi phí theo
chức năng hoạt động của chi phí và theo yếu tố chi phí. Vẫn chưa thực
hiện phân loại và tập hợp chi phí theo cách ứng xử của chi phí.
2.2.2. Thực trạng lập dự toán CPSX tại Công ty CP Công trình 2

Tại Công ty CP Công trình 2 tham gia dự thầu, phòng kinh tế kỹ thuật
chịu trách nhiệm lập dự toán về chi phí theo từng nội dung công việc của
hạng mục công trình cho toàn bộ công trình: Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản
xuất chung, chi phí trực tiếp khác...


11

Lập dự toán chi phí sản xuất hạng mục nâng cấp, cải tạo đoạn Km
879+830- Km 889+880, phòng kinh tế kỹ thuật lập dự toán riêng cho từng
nội dung công việc trong hạng mục công trình, sau đó lên bảng tổng hợp
dự toán cho toàn bộ hạng mục.
2.2.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Xây dựng định mức về lượng và giá cho từng nội dung công việc
thuộc hạng mục công trình cải tạo, nâng cấp đoạn Km879+830-Km
889+880.
- Trên cơ sở định mức về lượng và giá tiến hành lập dự toán chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp cho từng nội dung công việc thuộc hạng mục
công trình cải tạo, nâng cấp đoạn Km879+830-Km 889+880.
- Từ dự toán chi phí NVLTT, phòng kinh tế kỹ thuật lập bảng dự toán
tổng hợp chi phí nguyên vật liệu phục vụ hạng mục công trình cải tạo,
nâng cấp đoạn Km879+830-Km 889+880.
2.2.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp
- Xây dựng định mức về lượng và giá nhân công trực tiếp cho từng nội
dung công việc thuộc hạng mục công trình cải tạo, nâng cấp đoạn
Km879+830-Km 889+880.
- Trên cơ sở định mức về lượng và giá, tiến hành lập dự toán nhân
công cho từng nội dung công việc thuộc hạng mục công trình cải tạo, nâng
cấp đoạn Km879+830-Km 889+880 .

- Trên cơ sở dự toán chi tiết, phòng kinh tế kỹ thuật lập dự toán tổng
hợp chi phí nhân công trực tiếp hạng mục công trình cải tạo, nâng cấp
đoạn Km 879+830-Km 889+880.
2.2.2.3. Chi phí sử dụng máy thi công
- Xây dựng định mức về lượng và giá ca máy.


12

- Trên cơ sở định mức về lượng và giá ca máy, phòng kinh tế kỹ thuật
tiến hành lập dự toán chi phí sử dụng máy thi công.
- Trên cơ sở dự toán chi phí sử dụng máy thi công, phòng kinh tế kỹ
thuật lên bảng tổng hợp dự toán chi phí sử dụng máy thi công cho hạng
mục công trình cải tạo, nâng cấp đoạn Km 879+830-Km 889+880.
2.2.2.4. Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung được Công ty quy định bằng 1,5% chi phí trực
tiếp. Chi phí sản xuất chung của hạng mục công trình cải tạo, nâng cấp
đoạn Km 879+830- KM 889+880 được tính như sau:
CPSXC =(17.100.051.671+3.713.217.601+62.737.997) x 1,5% =
313.140.109
Bảng 2.14: DỰ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT HẠNG
MỤC CÔNG TRÌNH CẢI TẠO, NÂNG CẤP ĐOẠN KM 879+830KM 889+880
STT
1
2
3
4

Chỉ tiêu
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sản xuất chung

Số tiền
17.100.051.671
3.713.217.601
62.737.997
313.140.109

Tổng
21.189.147.378
Nguồn: Dự toán năm 2010 - Phòng kinh tế kỹ thuật
Ngoài công tác lập dự toán chi phí sản xuất chung phòng kinh tế kỹ
thuật còn lập chi phí chung cho công trình, hạng mục công trình. Chi phí
chung được quy định bằng 5,3% chi phí trực tiếp.
Công tác lập dự toán của các hạng mục công trình khác được thực hiện
hoàn toàn tương tự như hạng mục công trình trên.
2.2.3. Công tác hạch toán và tập hợp CP SX tại Công ty CP công
trình 2


13

Mỗi Xí nghiệp xây dựng được bố trí một kế toán làm công tác tập hợp
chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất của từng hạng mục công trình,
công trình của từng Xí nghiệp. Hàng tháng, kế toán tại Xí nghiệp chuyển
toàn bộ chứng từ lên phòng kế toán Công ty hạch toán.
Tập hợp chi phí sản xuất xây lắp hạng mục công trình cải tạo, nâng
cấp đoạn Km 879+830- KM 889+880 được tập hợp như sau:

2.2.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán tổng hợp chi
phí nguyên vật liệu xuất dùng cho hạng mục công trình cải tạo nâng cấp
đoạn Km 879+830- Km 889+880 là: 17.366.882.530 đồng.
2.2.3.2.Chi phí nhân công trực tiếp
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, Công ty không trực tiếp
theo dõi. Sau khi công ty trúng thầu, phân nhân công được khoán lại cho xí
nghiệp theo giá nhận thầu (giá dự toán) sau khi trừ đi khoản trích lại cho
công ty một tỷ lệ phần trăm nhất định. Tỷ lệ phần trăm mà Công ty được
hưởng theo quy định là 7% trên tổng giá nhân công nhận thầu.
Cách tính chi phí nhân công giao khoán lại cho xí nghiệp xây dựng:
Giá giao khoán NC cho XN

=

Giá nhận khoán NC

x 93%

Chi phí nhân công không theo dõi cho từng nội dung công việc mà chỉ
theo dõi cho chung toàn bộ hạng mục công trình, chi phí nhân công trực
tiếp hạng mục công trình cải tạo nâng cấp đoạn Km 879+830- Km
889+880 được tổng hợp là: 3.453.292.369 đồng.
2.2.3.3. Chi phí sử dụng máy thi công
Trên cơ sở sổ chi tiết TK623 “Chi phí sử dụng máy thi công”, tập hợp
và tính giá thành thực tế ca máy của từng loại máy thi công tổng hợp được
là: 62.838.366 đồng.


14


2.2.3.4. Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động
phục vụ cho xí nghiệp xây dựng: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí
nguyên vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định,
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp tại Công ty CP Công trình 2
thuộc hạng mục cải tạo, nâng cấp đoạn Km 879+830-Km 889+880 là:
269.068.150 đồng.
Chưa tập hợp chi phí sản xuất chung theo biến phí và định phí để kiểm
soát chi phí tốt hơn.
2.2.3.5. Tập hợp chi phí sản xuất
Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí sản xuất để kết chuyển vào TK154
“Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tính giá thành cho từng công
trình.
Bảng 2.19: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT XÂY LẮP CHO
HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CẢI TẠO, NÂNG CẤP ĐOẠN KM
879+830-KM 889+880
TT
1
2
3
4

Khoản mục
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí sử dụng MTC
Chi phí SXC
Tổng


Số tiền
17.366.882.530
3.453.292.369
62.838.366
269.068.150
21.152.081.415
( Nguồn từ phòng TCKT Công ty CP Công trình 2)

Mục đích giúp Công ty tính giá thành cho khối lượng thi công hoàn
thành.
2.2.4. Công tác kiểm soát CP sản xuất tại Công ty CP Công trình 2
Hàng tháng ban chỉ huy công trường gửi báo cáo khối lượng thực hiện
lên đơn vị để tiến hành thanh toán khối lượng hoàn thành. Phòng kinh tế


15

kỹ thuật tiến hành đối chiếu khối lượng thi công theo kế hoạch với khối
lượng thi công thực tế, mục đích báo cáo tiến độ thi công trong tháng cung
cấp cho nhà quản lý. Qua báo cáo, đơn vị đã đánh giá được việc thực hiện
khối lượng trong tháng đã hoàn thành theo kế hoạch hay chưa hoàn thành
theo kế hoạch.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY CP CÔNG TRÌNH 2
2.3.1 Những kết quả đạt được
Công ty đã rất năng động trong việc tìm kiếm thị trường cũng như
đảm bảo tính khoa học, hợp lý khi nộp hồ sơ dự thầu, đưa ra một mức giá
đấu thầu hợp lý.
Mặc dù đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tương

đối phức tạp , nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nhưng Công ty đã thực
hiện kế toán trên máy tính nên đã góp phần giảm bớt tải trọng và sai sót
trong công việc. Ngoài ra, công tác kế toán của Công ty CP Công trình 2
được thực hiện khoa học, đội ngũ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm và có
tinh thần trách nhiệm trong công việc nên công tác quản lý tài chính tương
đối hiệu quả. Sự phân công công việc hợp lý, rõ ràng trong từng phần hành
của bộ máy kế toán đã góp phần nâng cao năng lực làm vệc và khả năng
chuyên môn của nhân viên kế toán.
2.3.2. Tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, Công tác kế toán quản trị tại Công
ty còn một số hạn chế mà tác giả cần đưa ra biện pháp khắc phục. Những
hạn chế nảy ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi phí tại Công
ty.


16

- Về tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Công trình 2: Công ty mới
chỉ tổ chức hệ thống kế toán tài chính mà chưa có hệ thống kế toán quản
trị. Do đó mà việc cung cấp thông tin và kiểm soát chi phí sẽ rất hạn chế.
- Về cách phân loại chi phí tại Công ty: Công ty chưa phân loại chi phí
theo cách ứng xử để phân chi phí thành biến phí và định phí để giúp cho
công tác định giá dự thầu hợp lý, việc phân chi phí theo biến phí và định
phí với mục đích phục vụ cho công tác phân tích và kiểm soát chi phí chặt
chẽ hơn.
- Công tác lập dự toán: Khâu lập dự toán là khâu quan trọng làm cơ sở
tham gia đáu thầu và thi công trình nhưng tại Công ty khi lập dự toán mới
chỉ dựa vào đơn giá do Sở xây dựng cung cấp và định mức do nhà nước
quy định mà chưa tiến hành xây dựng định mức nội bộ riêng cho đơn vị và
báo giá trên thị trường, do đó mà tính hiệu quả trong công tác lập dự toán

chưa cao.
- Về công tác hạch toán và tập hợp chi phí: chưa mở tài khoản chi tiết
để theo dõi biến phí và định phí phục vụ cho việc tập hợp chi phí thực tế
và lập dự toán.
- Về công tác phân tích chi phí và kiểm soát chi phí: chưa phân tích
sâu xa nguyên nhân dẫn đến khối lượng không hoàn thành theo kế hoạch
và nguyên nhân sự biến động chi phí thực tế so với kế hoạch.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Ở chương này, luận văn trình bày tổng quan về Công ty Cổ Phần Công
trình 2, tìm hiểu về đặc điểm sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy
kế toán của Công ty. Đặc biệt , luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá
thực trạng KTQT chi phí tại Công ty. Cụ thể một số nội dung đã được triển


17

khai phục vụ cho công tác quản lý song còn rất mờ nhạt, chưa thể hiện sự
phân công rõ ràng, mang tính kinh nghiệm xuất phát từ mục đích của Công
ty.
Trên cơ sở đó khẳng định được vai trò và vị trí của KTQT chi phí
trong quá trình quản lý DN. Đồng thời đưa ra những giải pháp khoa học
nhằm hoàn thiện KTQT chi phí tại Công ty CP Công trình 2.


18

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH 2
3.1. Tổ chức mô hình KTQT chi phí tại Công ty CP Công trình 2

3.1.1. Mô hình kế toán quản trị chi phí tại Công ty
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
3.2. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty CP công trình 2
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty và thuận lợi cho việc
theo dõi, quản lý chi phí thì Công ty nên phân loại chi phí theo cách ứng
xử của chi phí. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí sẽ giúp cho nhà
quản trị biết được biến động chi phí như thế nào đối với biến động của
mức độ hoạt động. Phân loại chi phí theo cách ứng xử sẽ giúp Công ty tập
hợp được chi phí cố định phát sinh liên quan đến toàn công ty. Khi xây
dựng giá dự thầu cần quan tâm đến chi phí cố định phát sinh hàng năm là
bao nhiêu, bởi chi phí cố định là khoản chi phí không đổi, cho dù công ty
có thi công hay không thi công thì mức chi phí cố định vẫn phát sinh.
3.3. Xây dựng hệ thống định mức chi phí nội bộ tại Công ty CP
công trình 2
3.3.1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản
phẩm xây lắp, do đó một hệ thống định mức tiên tiến sẽ tiết kiệm được
nhiều chi phí và mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty. Hiện tại Công ty chưa có hệ thống định mức nguyên vật liệu, do
đó cần xây dựng định mức nguyên vật liệu để áp dụng riêng cho Công ty.


19

- Lập định mức thực tế
Khối lượng
NVL thực
tế thi công

Khối lượng NVL

=

thiết kế theo bản

Tỷ lệ hao hụt
x
xvật liệu thi công do vận chuyển
Tỷ lệ nguyên

vẽ thi công

3.3.2. Định mức về chi phí nhân công trực tiếp
Hiện nay, Công ty đã có một số định mức lao động trực tiếp và nó
được xây dựng trên cơ sở tích lũy từ kinh nghiệm, tuy nhiên số lượng định
mức còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Công ty trong giai đoạn tới.
Do đó, cần xây dựng các định mức nhân công trực tiếp cho nhiều công
việc khác nhau để nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
3.3.3. Định mức chi phí sử dụng máy thi công
Định mức về chi phí máy của Công ty là xác định chi phí trong giá ca
máy để làm cơ sở lập dự toán. Giá ca máy là mức chi phí dự tính cần thiết
cho máy và thiết bị thi công làm việc trong một ca.
Căn cứ vào tính kỹ thuật của từng loại máy do nhà sản xuất hướng dẫn
để xác định các chi phí sữa chữa, năng lượng, nhiên liệu.
3.4. Hạch toán và tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty CP công
trình 2
Tác giả đưa ra giải pháp quản lý chi phí theo chi phí biến đổi và chi
phí cố định nên việc tập hợp chi phí tại Công ty cần phân tách chi phí theo
chi phí biến đổi và chi phí cố định.
Trước khi đi vào phần tập hợp chi phí sản xuất, kế toán đề xuất Công
ty nên xây dựng lại hệ thống tài khoản kế toán.

- Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty CP Công trình 2


20

Thiết kế bổ sung sổ chi tiết chi phí sản xuất tại Công ty để theo dõi chi
tiết chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí cũng như làm cơ sở cho
việc phân tích biến động chi phí.
- Tập hợp chi phí sản xuất theo chi phí cố định và chi phí biến đổi
nhằm làm cơ sở phân tích biến động chi phí thực tế so với dự toán một
cách tổng hợp để kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty chặt chẽ tăng hiệu
quả kinh doanh tại Công ty.
3.5. Phân tích, kiểm soát chi phí tại Công ty CP công trình 2
3.5.1. Hoàn thiện báo cáo phục vụ cho phân tích, kiểm soát CP tại
Công ty
Theo thực tế hiện có tại Công ty vào cuối tháng, trên cơ sở khối lượng
thực hiện Xí nghiệp gửi lên và khối lượng mà phòng kinh tế kỹ thuật đã
lập thì Công ty đã tiến hành phân tích về mức độ hoàn thành kế hoạch và
đưa ra nguyên nhân giải quyết. Tuy nhiên việc phân tích và kiểm soát chi
phí để đạt hiệu quả Công ty thực hiện còn sơ sài. Để phục vụ cho việc
phân tích và kiểm soát chi phí trước hết Công ty nên lập các báo cáo về
chi phí sản xuất.
3.5.2. Phân tích và kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty CP Công
trình 2
Trên cơ sở các báo cáo về chi phí sản xuất đã lập như trên, kế toán
tiến hành phân tích và kiểm soát chi phí sản xuất như sau:
a. Phân tích và kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trên cơ sở các báo cáo tình hình thực hiện dự toán chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp và phân tích chênh lệch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực
tế so với dự toán, có thể phân tích biến động về lượng và giá.



21

Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu thực tế so với dự toán
hạng mục Công trình nâng cấp, cải tạo đoạn Km879+830-Km889+880.
Bảng 3.5: BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN CHI
PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT
LIỆU TRỰC TIẾP THỰC TẾ SO VỚI DỰ TOÁN
STT
1
2
3
4

Tên NVL

ĐVT

Đá hộc

m3

Đá dăm 1x2

m3

Đá dăm 4x6

m3


Xi măng PC30

kg

….. .. .. .. .. ..
Tổng cộng

Dự toán
Thành tiền
5.122.762
650.247
283.905
4.370.895

Thực tế
Thành tiền
5.024.520
767.250
419.837
4.652.050

Chênh lệch
Tổng
(459)
954
(13.915)

17.100.051.671 17.366.882.530 266.830.859


Trên cơ sở bảng phân tích, kế toán quản trị cần đưa ra nhận xét sự tăng
giảm về lượng, giá cho từng loại nguyên vật liệu để có biện pháp khắc
phục nguyên nhân làm tăng chi phí ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh
tế cho đơn vị.
Qua bảng (3.5) phân tích biến động nguyên vật liệu thực tế so với dự
toán, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công trình tăng 266.830.859
đồng chủ yếu là do nguyên vật liệu năm 2010, 2011 tăng so với thời điểm
dự toán, biến động tăng giá này hoàn toàn khách quan do giá thị trường
tăng không thuộc về lỗi của Công ty.
b. Phân tích và kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp


22

Thực tế tại đơn vị không theo dõi trực tiếp nhân công mà khoán thẳng
cho Xí nghiệp theo giá nhận khoán sau khi trừ đi 7% trên giá trị nhận
khoán. Nên việc kiểm soát không cần phân tích chênh lệch giữa thực tế so
với dự toán, mà chỉ theo dõi về đơn giá nhân công tăng, giảm theo quy
định của Nhà nước để điều chỉnh giá trị hợp đồng.
c. Phân tích và kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công
Phân tích nguyên nhân tăng giảm chi phí máy thi công giữa dự toán và
thực tế:
Phân tích biến động chi phí sử dụng máy thi công thực tế so với dự
toán hạng mục công trình cải tạo, nâng cấp đoạn Km879+830Km889+880.
Bảng 3.8: BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN CHI
PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SỬ
DỤNG MÁY THI CÔNG THỰC TẾ SO VỚI DỰ TOÁN
STT
1
2

3
..

Tên NVL

ĐVT

Máy cắt

ca

Máy mài 2,7kw

ca

Cần cẩu 10 tấn

ca

Dự toán
Thành tiền
363.9

Thực tế
Thành tiền

Chênh lệch
Tổng

96

56.8

372.643

-

45
39.272.1

58.114

1,72

08

39.235.823

-

.. .. .. ..
Tổng cộng

62.737.997

62.838.366

100.370

Qua bảng (3.8) phân tích biến động chi phí sử dụng máy thi công thực
tế tăng so với dự toán là 100.370 đồng do nguyên nhân:



23

Khối lượng thực tế thi công ca máy tương đối không đổi so với dự
toán, có một số loại máy hoạt động thực tế có số ca máy tăng so với dự
toán nhưng không đáng kể. Giá ca máy thực tế so với dự toán có tăng
nhưng không đáng kể là do đơn vị đã khai thác được năng suất làm việc
của máy tối đa, nên khấu hao máy thi công phân bổ cho từng hạng mục
công trình giảm.
d. Phân tích và kiểm soát chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Công trình 2 thực tế giảm so với
dự toán 44.071.959 đồng, điều này thể hiện quản lý chi phí sản xuất chung
tiết kiệm có chiều hướng tốt, chi phí sản xuất chung giảm chủ yếu là tiết
kiệm chi phí điện, nước, điện thoại, tiếp khách.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua những vấn đề nghiên cứu chưa hợp lý về kế toán quản trị chi phí
tại Công ty CP Công trình 2, luận văn đã đưa ra một số giải pháp đề xuất:
- Tập hợp chi phí sản xuất xây lăp
- Nhận diện lại cách phân loại chi phí
- Phân tích kiểm soát chi phí sản xuất
Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị chi
phí tại công ty CP Công trình 2 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí tai
Công ty.


×