Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Kế toán quản trị chi phí tại công ty xi măng COSEVCO 19 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.35 KB, 24 trang )

-1-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài: Cùng với sự đổi mới nền kinh
tế sang cơ chế thị trường, khái niệm về kế toán quản trị và kế toán
quản trị chi phí xuất hiện tại nước ta từ đầu những năm 1990, nhưng
việc triển khai, áp dụng cụ thể vào từng loại hình doanh nghiệp vẫn
còn nhiều hạn chế. Ngành xi măng là một trong số các ngành có vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, nền kinh tế nước ta
đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu về xây
dựng cơ bản ngày càng tăng cao và đô thị hoá nên nhu cầu xi măng
cũng tăng theo, đây là cơ hội cho Công ty Xi măng COSEVCO 19.
Do vậy, vấn đề hoàn thiện KTQT chi phí trong Công ty Xi măng
COSEVCO 19 là hết sức cần thiết. Đó là lý do tác giả chọn đề tài
nghiên cứu: “Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Xi măng
COSEVCO 19” để làm luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề thuộc về lý
luận của tổ chức KTQT chi phí loại hình sản xuất trong việc phục vụ
công tác quản trị doanh nghiệp; Nghiên cứu thực trạng của tổ chức kế
toán quản trị chi phí tại Công ty Xi măng COSEVCO 19; Vận dụng
lý luận để đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Lập dự toán chi phí sản xuất tại Công ty Xi măng
COSEVCO 19 được tổ chức thực hiện như thế nào?
- Việc tổ chức thu thập thông tin chi phí phục vụ cho KTQT
tại Công ty Xi măng COSEVCO 19 có đạt hiệu quả không?
- Công ty Xi măng COSEVCO 19 đã thực hiện kiểm
soát chi phí tại đơn vị như thế nào?
- Các giải pháp đưa ra để khắc phục những hạn chế trong
KTQT chi phí tại Công ty Xi măng COSEVCO 19.



-2-

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng
nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tổ chức
KTQT chi phí; Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức KTQT
chi phí tại Công ty Xi măng COSEVCO 19. Phạm vi nghiên cứu: Các
vấn đề thuộc tổ chức kế toán quản trị chi phí trong Công ty Xi măng
COSEVCO 19.
5. Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp luận
duy vật biện chứng, ngoài ra đề tài còn sử dụng hệ thống phương
pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và kiểm chứng.
6. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài: Về lý
luận: Hệ thống hoá và hoàn thiện những vấn đề lý luận về tổ chức kế
toán quản trị chi phí. Về thực tiễn: Đề tài đưa ra các giải pháp hoàn
thiện phù hợp với thực tế cho việc tổ chức KTQT chi phí Công ty Xi
măng COSEVCO 19.
7. Kết cấu của luận văn: Nội dung nghiên cứu gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Chương 2 : Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty
Xi măng COSEVCO 19.
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí ở
Công ty Xi măng COSEVCO 19.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI
PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. Tổng quan về kế toán quản trị
1.1.1. Khái niệm về KTQT: KTQT là một chuyên ngành kế
toán thực hiện việc ghi chép, đo lường, tính toán, thu thập, tổng hợp,

xử lý và cung cấp thông tin kinh tế có thể định lượng nhằm phục vụ


-3-

chủ yếu cho các nhà quản trị DN trong quá trình hoạch định, kiểm
soát và ra quyết định kinh doanh.
1.1.2. Đối tượng của KTQT: Nếu đối tượng nghiên cứu của
KTTC tài sản, nguồn vốn và sự vận động của tài sản trong các DN thì
KTQT là một bộ phận của kế toán nên trước hết cũng phải quan tâm
đến tài sản. Tuy nhiên, KTQT đặt trọng tâm vào việc xem xét quá
trình vận động của tài sản trong quá trình DN tạo ra giá trị.
1.1.3. Vai trò của KTQT với các chức năng quản lý: Kế
toán quản trị thực hiện vai trò cung cấp thông tin cho các nhà quản trị
DN thông qua các chức năng quản lý cơ bản như hoạch định, tổ chức,
kiểm soát, đánh giá và ra quyết định, cụ thể theo sơ đồ 1.1.

Hoạch định
Lập dự
toán

Phân tích

Tổ chức
thực
hiện

Đánh
giá
Kiểm soát,

đánh giá

Hỗ trợ ra
quyết
định
Kiểm tra

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ thể hiện chức năng quản trị
1.2. Khái quát KTQT chi phí trong các DN SXKD
1.2.1. Bản chất KTQT chi phí: KTQT chi phí không chỉ thu
nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh đã thực sự hoàn thành, đã ghi chép, hệ thống hoá


-4-

trong sổ kế toán mà còn xử lý và cung cấp các thông tin phục vụ cho
việc lập các dự toán, quyết định các phương án kinh doanh; KTQT
chi phí cung cấp các thông tin về hoạt động kinh tế tài chính trong
phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của DN.
1.2.2. Phân loại chi phí trong các DN sản xuất
1.2.2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: được
chia thành hai loại lớn: Chi phí sản xuất và Chi phí ngoài sản xuất.
1.2.2.2. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với
lợi nhuận xác định từng kỳ: chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
1.2.2.3. Phân loại chi phí theo các ứng xử của chi phí: chi
phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp.
1.2.2.4. Các cách phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra
và ra quyết định
1.2.3. Tổ chức thu thập thông tin chi phí trong DN: Mỗi

một nguồn thông tin giúp cho nhà quản trị có nhận thức, đánh giá
khác nhau trong từng tình huống quản trị và ngược lại mỗi tình
huống quản trị lại cần phải có những nguồn thông tin tương ứng.
Chính vì vậy, sẽ luôn xuất hiện nhu cầu thông tin thích hợp trong các
quyết định quản trị mà thông tin thích hợp phải chứa đựng hai đặc
tính cơ bản đó là tin cậy và phù hợp.
1.3. Nội dung KTQT chi phí trong doanh nghiệp
1.3.1. Xây dựng định mức chi phí sản xuất
a. Xây dựng định mức chi phí NVLTT: xác định sau:
Định mức chi phí
NVLTT

=

Định mức về

×

lượng NVL

Định mức về
giá NVL

b. Xây dựng định mức chi phí NCTT: được xác định như sau:
Định mức
CP NCTT

=

Định mức về lượng thời

gian hao phí

×

Định mức về nhân công cho
một đơn vị thời gian


-5-

c. Định mức chi phí sản xuất chung: Định mức biến phí SXC
và định mức định phí SXC.
1.3.2. Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh trong
DNSX
1.3.2.1. Dự toán chi phí NVLTT: được xác định như sau:
Dự toán chi phí

Dự toán lượng

=

NVLTT

Đơn giá xuất

×

NVL sử dụng

NVL


1.3.2.2. Dự toán chi phí NCTT: được xác định như sau:
m n

CPNCTT = ∑∑QiMijGj
i

m

hoặc

CPNCTT = ∑QiLi
i

j

1.3.2.3. Dự toán chi phí sản xuất chung: xác định như sau:
Dự toán CP SXC

= Dự toán định phí SXC

+

Dự toán biến phí SXC

1.3.2.4. Dự toán chi phí bán hàng
Dự toán chi phí

=


bán hàng

Dự toán định phí

Dự toán biến phí

+

bán hàng

bán hàng

1.3.2.5. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Dự toán biến
phí QLDN

=

Dự toán biến phí

Sản lượng tiêu

×

đơn vị QLDN

thụ theo dự toán

Hoặc có thể sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm:
Dự toán biến phí


=

QLDN

Dự toán biến phí
trực tiếp

×

Tỷ lệ biến phí
QLDN

1.3.2.6. Dự toán chi phí tài chính
1.3.3. Lập dự toán giá thành sản phẩm
1.3.3.1. Lập dự toán giá thành theo phương pháp toàn bộ:
giá thành sản phẩm được tính theo công thức:
Giá thành sản
phẩm hoàn
thành

=

Chi phí
NVLTT

+

Chi phí
NCTT


+

Chi phí
SXC


-6-

1.3.3.2. Lập dự toán giá thành theo phương pháp trực tiếp:
giá thành sản phẩm hoàn thành bao gồm:
Giá thành sản

=

phẩm hoàn thành

Chi phí
NVLTT

+

Chi phí

+

NCTT

Biến phí
SXC


Trường hợp không thể phân loại ngay thành biến phí và định
phí thì chi phí này sẽ được theo dõi riêng, đến cuối kỳ sẽ phân tích
thành biến phí và định phí. Giá thành đơn vị được xác định:
Giá thành
đơn vị sản phẩm

Tổng biến phí sản xuất
=

Sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

1.3.4. Kiểm soát và đánh giá chi phí
1.3.4.1. Kiểm soát chi phí NVLTT: bao gồm các chi phí
nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ hao phí cho từng quá trình
sản xuất.
1.3.4.2. Kiểm soát chi phí NCTT: bao gồm chi phí lương và
các khoản trích theo lương tính vào chi phí như KPCĐ, BHXH,
BHYT.
1.3.4.3. Kiểm soát chi phí sản xuất chung
Biến động CP
SXC

=

Biến động định
phí SXC

+


Biến động biến
phí SXC

1.3.5. Phân tích thông tin chi phí phục vụ cho việc ra quyết
định
1.3.5.1. Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi
nhuận: gọi tắt là phân tích CVP là một kỹ thuật được sử dụng để
đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi về chi phí, giá bán và sản
lượng đối với lợi nhuận của DN. KTQT chi phí cần phải giải thích
những thay đổi của chi phí trong mối quan hệ CVP để có cách nhìn
tốt hơn về sự biến động của chi phí, cung cấp thông tin hữu ích cho


-7-

các nhà quản trị để đề ra các quyết định về giá bán sản phẩm, lựa
chọn kết cấu sản phẩm hay thay đổi mức sản lượng tiêu thụ để đạt
được mức lãi mong muốn.
1.3.5.2. Phân tích điểm hoà vốn: là điểm về sản lượng tiêu
thụ mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí, nghĩa là DN không
có lỗ và lãi. Tại điểm này số dư đảm phí bằng định phí và lợi nhuận
bằng không, khi đó doanh thu bù đắp được chi phí biến đổi và chi phí
cố định. DN sẽ có lãi khi doanh thu trên mức doanh thu tại điểm hoà
vốn và ngược lại sẽ chịu lỗ khi doanh thu ở dưới mức doanh thu tại
điểm hoà vốn.
Chương 2: THỰC TRẠNG KTQT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY XI
MĂNG COSEVCO 19
2.1. Khái quát về tình hình phát triển và đặc điểm sản
xuất kinh doanh của Công ty Xi măng COSEVCO 19
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xi

măng COSEVCO 19
2.1.1.1. Quá trình hình thành của Công ty Xi măng
COSEVCO 19
2.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty Xi măng
COSEVCO 19
2.1.2. Đặc điểm thị trường cung cấp vật liệu và tiêu thụ của
Công ty Xi măng COSEVCO 19
2.1.2.1. Thị trường cung cấp nguyên liệu
2.1.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
2.1.3. Đặc điểm tổ chức SXKD của Công ty Xi măng
COSEVCO 19
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và SX tại Công ty


-8-

2.1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất xi măng
2.1.3.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế
toán
tổng
hợp

Kế
toán
thanh
toán


Kế
Kế
Kế
toán
toán
toán
vật
bán
công
tư,
hàng
nợ
công
cụ
Sơ đồ 2.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
2.2. Thực trạng KTQT chi phí tại Công ty Xi măng

Cosevco 19
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty
2.2.1.1. Phân loại theo nội dung kinh tế ban đầu
Nhìn chung công tác phân loại chi phí theo nội dung kinh tế
ban đầu chủ yếu phục vụ cho công tác báo cáo tài chính. Vì vậy, khi
các nhà quản trị đưa ra quyết định kinh doanh thường gặp khó khăn
vì thiếu những thông tin. Đây là vấn đề tồn tại, đòi hỏi Công ty cần
có sự quan tâm và hoàn thiện nhằm phát huy vai trò của KTQT.
2.2.1.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Thực hiện phân loại chi phí ở Công ty theo chức năng hoạt
động đã đáp ứng được việc tập hợp chi phí để tính giá thành, đồng
thời giúp cung cấp thông tin cho việc lập các báo cáo tài chính.
2.2.2. Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Xi măng

COSEVCO 19
2.2.2.1. Lập dự toán chi phí sản xuất tại Công ty Xi măng
COSEVCO 19:

Thủ
quỹ


-9-

a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí NVLTT năm
2011 được xác định căn cứ vào giá thành kế hoạch năm 2010 đã được
Tổng công ty phê duyệt và định mức tiêu hao thực tế của năm 2010
khi sản xuất ra một đơn vị thành phẩm. Sau đó, kế toán lập kế hoạch
cung ứng NVL, vật tư, phụ tùng cho cả năm, giá mua NVL do bộ
phận kinh doanh khảo sát trên thị trường.
b. Chi phí nhân công trực tiếp: Đối với tiền lương và các
khoản trích theo lương của NCTT sản xuất, phòng kế hoạch – vật tư
tiến hành lập kế hoạch xây dựng tiền lương theo 6 tháng căn cứ vào
sản lượng sản xuất, định biên lao động, hệ số lương cơ bản bình
quân, hệ số lương cấp bậc công việc bình quân, công ăn ca,... Tiền
lương được tính dựa trên đơn giá lương của một sản phẩm và số
lượng sản phẩm sản xuất dự kiến.
Bảng 2.6. BẢNG CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG CNTTSX
TT
1

Khoản mục

Thành tiền (đồng)

PX SX Clinker

PX thành phẩm

Lương

915.148.195

968.791.061

- Công đoạn bột liệu

476.372.603

- Công đoạn nung luyện

438.775.592

2

Tiền phép

46.267.241

47.702.600

3

Tiền lễ, tết


149.478.800

154.116.100

1.110.894.236

1.170.609.761

Cộng
CP cho 1 tấn Clinker
CP cho 1 tấn xi măng

26.987,03
16.723,00

(Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch – Vật tư)
c. Chi phí sản xuất chung: Tương tự lập dự toán chi phí
NVLTT và dự toán chi phí NCTT, Phòng Kế hoạch – Vật tư căn cứ
vào lương, các phụ cấp để tính chi phí lương và các khoản trích theo


- 10 -

lương nhân viên quản lý phân xưởng và dựa vào Bảng cơ cấu giá
NVL, Định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu phụ, phụ tùng để tính
nguyên liệu, vật liệu phụ, dầu, mỡ các loại,... Riêng chi phí khấu hao
TSCĐ, Công ty áp dụng tính khấu hao theo phương pháp khấu hao
đường thẳng. Trên cơ sở dự toán định mức cho một đơn vị sản phẩm
và sản lượng dự kiến, nhân viên Phòng Kế hoạch – Vật tư tiến hành
lập giá thành kế hoạch cho từng loại xi măng theo từng dây chuyền.

d. Chi phí bán hàng: Công ty xác định chi phí bán hàng dựa
vào hai bộ phận: bộ phận phục vụ và bộ phận bán hàng. Chi phí bán
hàng bao gồm chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, chiết
khấu thương mại,... được xác định dự toán chi phí theo 6 tháng trên
cơ sở số liệu của năm 2010, sau đó tiến hành phân bổ cho 1 tấn xi
măng. Tương tự, Công ty lập kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí bộ
phận phục vụ sản xuất 6 tháng cuối năm.
e. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý bao gồm
chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý
và các chi phí hành chính khác. Tương tự như chi phí bán hàng, chi
phí QLDN được xác định dựa vào định mức chi phí dự toán theo 6
tháng trên cơ sở số liệu của năm 2010, sau đó tiến hành phân bổ cho
1 tấn xi măng
f. Chi phí tài chính: bao gồm chi phí lãi vay vốn đầu tư và
lãi vay vốn lưu động, chi phí lãi vay dự vào số vay còn lại của năm
trước và dự kiến kế hoạch vay của năm nay, sau đó tiến hành phân bổ
cho một đơn vị sản phẩm xi măng theo sản lượng dự kiến.
Trên cơ sở dự toán chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí
tài chính và giá thành kế hoạch sản xuất, Phòng Kế hoạch – Vật tư
tập hợp lên bảng lãi, lỗ của từng loại sản phẩm.
2.2.2.2. Tổ chức thực hiện dự toán chi phí trong Công ty


- 11 -

a. Kế toán chi phí NVLTT: Để theo dõi các TK chi phí
NVLTT, kế toán sử dụng TK 621_chi phí NVLTT, TK này được mở
chi tiết cho mỗi phân xưởng.
b. Kế toán chi phí NCTT: Công ty theo dõi NCSXTT riêng
cho từng PX sản xuất. Để theo dõi chi phí NCTT trong kỳ, kế toán sử

dụng TK 622_chi phí nhân công trực tiếp. Công ty tính lương cho
CNSXTT dựa vào khối lượng sản phẩm sản xuất và đơn giá tiền
lương được quy định tại Công ty.
c. Kế toán chi phí SXC: Để theo dõi toàn bộ CPSXC trong
kỳ, kế toán sử dụng TK 627_chi phí SXC để hạch toán chi tiết theo
từng khoản chi phí và theo từng PX sản xuất. Cuối kỳ, kế toán tiến
hành tổng hợp tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình SXKD theo
từng khoản mục cho từng PX (bảng 2.18).
Bảng 2.18. BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SXKD
Quý IV năm 2011
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
TT

Khoản mục chi phí

1

Chi phí NVLTT

2
3

PX clinker

PX thành phẩm

2.956.989.870

26.319.236.250


Chi phí NCTT

241.271.326

1.112.118.750

Chi phí SXC

718.496.145

6.370.648.750

3.916.757.341

33.802.003.750

TỔNG CỘNG

Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp teo từng
khoản mục trên các TK 621, TK 622, TK 627, cuối kỳ kết chuyển
vào TK 154 để tính giá thành.
d. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN: Để tập hợp
hai chi phí này, kế toán sử dụng TK 641 “chi phí bán hàng” và TK
642 “chi phí QLDN”.


- 12 -

e. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành
từng loại xi măng

Do phân xưởng Clinker không có sản phẩm dở dang nên chỉ
tính chi phí sản phẩm dở dang của phân xưởng Thành phẩm. Sau khi
tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ, kế toán tiến hành đánh giá sản
phẩm dở dang cho từng loại xi măng. Dựa vào số liệu chi phí sản
xuất tổng hợp được và kết quả kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế
toán tiến hành tính giá trị sản phẩm dở dang theo công thức sau:
Giá trị sản phẩm
dở dang loại i

=

Số lượng sản
phẩm loại i

×

Đơn giá kế
hoạch sản phẩm i

2.2.2.3. Kiểm tra đánh giá thực hiện dự toán tại Công ty
Kiểm soát chi phí ở Công ty Xi măng COSEVCO 19, nội
dung chủ yếu là kiểm soát chi phí NVL, vật tư, công cụ dụng cụ, tiền
lương và các khoản chi phí khác. Để có cơ sở kiểm soát chi phí Công
ty dựa trên dự toán chi phí của Phòng Kế hoạch – Vật tư kết hợp với
các báo cáo từ các bộ phận tổng hợp gửi về để đối chiếu.
2.2.2.4. Phân tích thông tin, lập báo cáo kế toán và ra quyết
định
2.3. Đánh giá thực trạng KTQT chi phí ở Công ty Xi
măng COSEVCO 19
2.3.1. Những kết quả đạt được

Công tác kế toán của Công ty được thực hiện khoa học, đội
ngũ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm và nhiệt tình nên công tác
quản lý tài chính tương đối hiệu quả. Mặc khác, Công ty đang áp
dụng kế toán máy, đây là một công cụ đắc lực góp phần giảm bớt tải
trọng và sai sót trong công việc.
Công tác lập kế hoạch và dự toán chi phí, lập các báo cáo tài
chính và tính giá thành sản phẩm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu


- 13 -

của nhà quản lý trong việc kiểm soát chi phí, đánh giá tình hình thực
hiện và xác định được trách nhiệm của các bộ phận có liên quan.
Tóm lại, công tác kế toán chi phí tại Công ty đã được thực
hiện trên một số nội dung cơ bản nhằm góp phần đánh giá rút kinh
nghiệm, cải tiến hoạt động, nâng cao công tác điều hành SXKD của
Công ty.
2.3.2. Hạn chế
- Về cách phân loại chi phí tại Công ty
Công ty Xi măng COSEVCO 19 chỉ mới phân loại chi phí
theo yếu tố và theo khoản mục để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm mà chưa phân loại chi phí theo cách ứng xử chia tổng
chi phí kinh doanh thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp và
chưa đánh giá sản phẩm theo phương pháp trực tiếp.
- Công tác lập dự toán tại Công ty
Khâu lập dự toán là khâu quan trọng làm cơ sở để đánh giá
kết quả thực tế so với kế hoạch của Công ty. Tại Công ty xi măng
COSEVCO 19 dự toán được lập chủ yếu dựa vào số liệu của năm
trước và giá thực tế trên thị trường nhưng chỉ tiêu dự toán khá tổng
quát, chưa đi sâu vào từng khoản mục chi phí nên số liệu chỉ phục vụ

cho công tác báo cáo, chưa đánh giá được biến động chi phí để phục
vụ cho công tác quản trị DN.
- Về công tác phân tích và kiểm soát chi phí tại Công ty
Việc kiểm soát và đánh giá chi phí chủ yếu do KTTC thực
hiện, chưa tổ chức sổ sách, nhân lực theo dõi thực hiện dự toán theo
KTQT. Ngoài ra, Công ty chỉ theo dõi các chi phí NVLTT, Chi phí
NCTT, chi phí SXC theo từng quý để tính giá thành và lập báo cáo
chỉ để phục vụ cho bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo
cáo tài chính.


- 14 -

Công tác kiểm soát chi phí ở Công ty được thực hiện nhưng
vẫn chưa đáp ứng yêu cầu trong quản trị, Công ty chưa phân tích các
thông tin chi phí theo các nhân tố ảnh hưởng gồm nhân tố giá và
nhân tố lượng hay lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả và
chưa phân tích chi tiết từng loại, từng yếu tố chi phí để tìm hiểu
nguyên nhân tăng hoặc giảm các yếu tố.
- Công tác phân tích thông tin chi phí để phục vụ cho việc ra
quyết định chưa được quan tâm và chú trọng đúng mức. Công ty chỉ
mới thực hiện phương pháp so sánh để đánh giá mức độ biến động
của chi phí, chưa khai thác được các kỹ thuật phân tích thông tin chi
phí của KTQT để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng hay lựa chọn các
phương án kinh doanh thích hợp.
- Về tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Theo tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty, ta thấy Công ty chỉ
tổ chức hệ thống kế toán tài chính. Mặt khác, KTQT là một lĩnh vực
rất mới đối với nước ta nên chưa xây dựng được mô hình tổ chức
KTQT phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD. Do đó, việc cung cấp

thông tin và kiểm soát chi phí sẽ rất hạn chế.
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY XI MĂNG COSEVCO 19
3.1. Căn cứ tiền đề hoàn thiện công tác KTQT chi phí
trong Công ty xi măng COSEVCO 19
Hiện nay doanh nghiệp chưa nhận thức thực sự đúng đắn vị
trí, vai trò quan trọng của KTQT trong việc thu thập, xử lý và cung
cấp thông tin cho việc ra các quyết định kinh tế. Do chưa khai thác
hết vai trò của KTQT trong quản trị DN nên việc vận dụng những lý
luận của KTQT chi phí trong quản lý của Công ty xi măng Cosevco
19 còn nhiều hạn chế.


- 15 -

3.2. Các giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí trong Công
ty xi măng COSEVCO 19
3.2.1. Hoàn thiện việc lập dự toán chi phí.
3.2.1.1. Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí
Bảng 3.1. BẢNG P.LOẠI CP THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ
Khoản mục chi phí

BP

I. Chi phí NVLTT

X

II. Chi phí NCTT


X

ĐP

III. Chi phí sản xuất chung

X

1. Chi phí nhân viên phân xưởng

X

2. Chi phí nhiên liệu, vật liệu

X

3. Chi phí công cụ, dụng cụ

X

4. Khấu hao TSCĐ

X

5. Chi phí dịch vụ mua ngoài

X

- Thuê kho, bãi


X

- Điện sản xuất

X

- Chi phí sửa chữa thường xuyên

X

6. Chi phí bằng tiền khác

Chi phí hỗn hợp

X

IV. Chi phí bán hàng
1. Tiền lương nhân viên bán hàng

X

2. Chi phí quảng cáo

X

3. Chiết khấu, khuyến mãi

X

4. Trợ giá vận tải


X

V. Chi phí QLDN

X

1. Tiền lương nhân viên quản lý

X

2. Chi phí quản lý cấp trên

X


- 16 -

3. Sửa chữa MMTB văn phòng

X

4. Thuế đất, thuế môn bài
5. Công tác phí

X
X

6. Chi phí xe con phục vụ công tác
7. Chi phí đào tạo


X
X

8. Chi phí kiểm định cân ô tô

X

9. Chi phí giám sát, đánh giá ISO

X

10. Phí chuyển tiền

X

11. Chi phí dịch vụ mua ngoài

X

- Điện thoại

X

- Internet

X

- Văn phòng phẩm


X

12. Chi phí khác

X

VI. Chi phí lãi vay

X

3.2.1.2. Hoàn thiện lập dự toán chi phí theo PP trực tiếp
Để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản trị, tác
giả lập dự toán chi phí của loại xi măng PCB30(19+SG), còn xi măng
PCB40 và PCB30(SG) được lập tương tự.
Dự toán chi phí ở Công ty được lập như sau: Trên cơ sở bảng
phân loại chi phí theo cách ứng xử (bảng 3.1), tác giả lập bảng tổng
hợp các khoản biến phí (bảng 3.2) và bảng tổng hợp các khoản định
phí (bảng 3.3) của xi măng PCB30(19+SG) dựa trên số liệu dự toán
của Công ty. Do đó, ta có thể lập bảng Báo cáo lãi lỗ theo phương
pháp trực tiếp (tính theo 1 tấn xi măng).


- 17 -

Bảng 3.4. BẢNG BÁO CÁO LÃI LỖ XI MĂNG PCB30(19+SG)
NĂM 2011
Sản lượng: 55.000 tấn
STT

Chỉ tiêu


Số tiền (đồng)

1

Doanh thu

970.000,00

2

Biến phí

727.817,92

3

Số dư đảm phí

242.182,08

4

Định phí

139.642,64

5

Lãi thuần


102.539,44

3.2.2. Lập báo cáo phục vụ cho kiểm soát chi phí ở Công ty
a. B/cáo phục vụ chức năng lập kế hoạch của nhà quản trị:
Đây là b/cáo được lập dưới dạng hệ thống các bảng dự toán gồm: dự
toán doanh thu, dự toán giá vốn, dự toán CP ngoài sản xuất đã được
lập. Ngoài ra, KTQT lập báo cáo KQHĐKD theo dự toán nhằm phản
ảnh lợi nhuận dự kiến, đồng thời là cơ sở để so sánh, đánh giá tình
hình hoạt động KD của Công ty khi kết thúc kỳ thực hiện dự toán.
Bảng 3.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2011
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu

Dự toán

Thực hiện

Chênh lệch

168.550.000.000

174.027.273.100

5.477.273.100

131.718.400.100

137.983.213.000


6.264.812.900

128.470.650

100.240.800

-28.229.850

4. Số dư đảm phí

36.703.129.250

35.943.819.300

-759.309.950

5. Định phí SXC

7.240.445.050

7.240.445.050

0

6.Định phí BH&QLDN

12.644.962.438

12.644.962.438


0

7. Lãi thuần

16.817.721.762

16.058.411.812

-759.309.950

1. Doanh thu
2. Biến phí sản xuất của
hàng bán
3. Biến phí BH&QLDN


- 18 -

b. Báo cáo phục vụ chức năng kiểm soát và đánh giá kết quả
hoạt động SXKD: Tất cả các báo cáo kiểm soát bao gồm các chỉ tiêu
dự toán và kết quả thực hiện, trong đó vấn đề quan trọng là việc so
sánh giữa kết quả thực hiện và dự toán, xác định nguyên nhân và có
biện pháp sử lý thích hợp. Thực tế các báo cáo chi phí đang áp dụng
tại Công ty chỉ mới trình bày thông tin về chi phí kế hoạch và chi phí
thực tế mà chưa đề cập đến những thông tin chi tiết tương ứng chỉ chi
phí, nhằm so sánh kết quả thực hiện với dự toán, giúp các nhà quản
trị đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
3.2.3. Kiểm soát chi phí tại Công ty
Công ty xi măng COSEVCO 19 sản xuất 3 loại xi măng
gồm: XM PCB30(19+SG), XM PCB30(SG) và XM PCB40, do đó

tác giả luận văn chỉ đưa ra giải pháp kiểm soát chi phí cụ thể xi măng
PCB40 còn các loại khác thực hiện tương tự.
3.2.3.1. Đối với báo cáo chi phí NVLTT: Chi phí NVL chịu
tác động trực tiếp của lượng NVL tiêu hao và đơn giá của NVL mua
vào phục vụ cho sản xuất xi măng. Để kiểm soát lượng vật tư tiêu
hao cho sản xuất cần thông qua kiểm tra việc thực hiện các định mức
về tiêu hao NVL mà Công ty đã xây dựng. Chẳng hạn để sản xuất xi
măng PCB40 ta cần NVL chính là Clinker COS Sông Gianh, phụ gia
MA.PE./S511, thạch cao và ta tính chi phí NVL sản xuất xi măng
PCB40 theo sản lượng thực tế như sau:
CP
NVL

=

S.Lượng
thực tế

×

Mức tiêu
hao NVL

×

Đơn giá
NVL

-


Giá trị phế
liệu thu hồi

Do đó Công ty cần lập Bảng phân tích chi tiết NVL như sau:


- 19 -

Bảng 3.6. BẢNG PHÂN TÍCH CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
CỦA XI MĂNG PCB40
Năm 2011
Chỉ tiêu
1. Lượng thực tế (tấn xi măng)

Dự toán

Thực hiện

30.000

30.000

- Clinker COS Sông Gianh

0,820

0.81709

- Phụ gia MA.PE./S511


0,001

0.00100

- Thạch cao

0,035

0.04080

770.000

775.331,82

13.634.000

13.636.363,64

591.000

585.318,18

2. Định mức tiêu hao NVL tính cho 30.000 tấn

3. Đơn giá NVL (ĐVT: đồng/tấn)
- Clinker COS Sông Gianh
- Phụ gia MA.PE./S511
- Thạch cao
3.2.3.2. Đối với báo cáo chi phí NCTT
Hiện nay ở Công ty chỉ mới tập trung vào cung cấp thông tin

cho việc tính lương, chưa đi sâu phân tích và đánh giá nguyên nhân
biến động của chi phí này. Công ty cần lập thêm bảng Phân tích chi
phí NCTT, trong báo cáo này cần so sánh chi phí NCTT với các đại
lượng về kết quả hoàn thành như giá trị sản xuất, doanh thu, so sánh
mức độ tăng của năng suất lao động với mức độ tăng của chi phí
NCTT cho thấy việc tuyển dụng và sử dụng lao động hiểu quả như
thế nào? Bảng phân tích chi phí NCTT sẽ cung cấp thông tin đánh giá
mức tăng giảm chi phí NCTT trong mối quan hệ với khối lượng sản
phẩm dịch vụ sản xuất.
3.2.3.3. Đối với báo cáo chi phí sản xuất chung
Báo cáo chi phí SXC cần được chi tiết theo yếu tố chi phí
trên cơ sở phân loại thành biến phí và định phí. Từ đó so sánh mỗi
yếu tố chi phí kỳ thực tế với kỳ dự toán để thấy được quy mô và tốc


- 20 -

độ tăng, giảm của từng yếu tố chi phí ảnh hưởng tới khoản mục chi
phí sản xuất chung như thế nào.
3.2.3.4. Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp: Tương tự báo cáo chi phí SXC, trong báo cáo chi phí bán
hàng và chi phí QLDN cũng theo dõi chi tiết theo yếu tố chi phí và
được phân loại theo biến phí và định phí, từ đó so sánh yếu tố chi phí
kỳ thực hiện với kỳ dự toán để thấy được quy mô và tốc độ tăng,
giảm của từng yếu tố ảnh hưởng tới khoản mục chi phí bán hàng và
chi phí QLDN như thế nào.
3.2.4. Tổ chức sử dụng thông tin KTQT chi phí phục vụ
cho việc ra quyết định
Hiện tại việc vận dụng KTQT cũng như KTQT chi phí trong
Công ty Xi măng COSEVCO 19 còn nhiều hạn chế. Nhưng các quyết

định của nhà quản lý đều có nhu cầu về phân tích chi phí cũng như
các nội dung khác để có thông tin, có cơ sở cho việc ra quyết định
như: phân tích điểm hòa vốn, phân tích chi phí trong mối quan hệ với
doanh thu và lợi nhuận.
Thông qua số liệu tại Công ty Xi măng COSEVCO 19 và
dựa vào bảng 3.5, ta có thể lập bảng Phân tích kết quả SXKD xi
măng tại Công ty như sau:
Bảng 3.10. BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SXKD XI MĂNG
STT

Chỉ tiêu

Số tiền (đồng)

Tỷ lệ (%)

1

Doanh thu

168.550.000.000

100

2

Biến phí

131.846.870.750


78,22

3

Số dư đảm phí

36.703.129.250

21,78

4

Định phí

19.885.407.488

11,80

5

Lãi thuần

16.817.721.762

9,98


- 21 -

Dựa vào bảng phân tích kết quả SXKD ta có thể tính toán

phân tích chi phí trong mối quan hệ với sự thay đổi sản lượng và lợi
nhuận của Công ty, nhằm giúp cho các nhà quản lý của công ty có cơ
sở vững chắc để lựa chọn các quyết định kinh doanh.
3.2.4.1. Xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn
Thực tế sản phẩm xi măng ở Công ty gồm xi măng PCB30
(19+SG), xi măng PCB30 (SG), xi măng PCB40 với tổng sản lượng
170.000 tấn xi măng, số liệu về giá bán và biến phí được xác định
cho 1 tấn xi măng
3.2.4.2. Quyết định về sản lượng tiêu thụ với mức lợi nhuận
mong muốn
Nếu Công ty mong muốn đạt được mức lợi nhuận là
18.000.000.000 đồng giả sử tương ứng với sản lượng 170.000 tấn,
giá bán 970.000 đồng/tấn (giá của XM PCB30(19+SG) là loại xi
măng sử dụng trong xây dựng dân dụng) thay vì 16.817.721.762
đồng như hiện tại thì sản lượng tiêu thụ mà Công ty cần phải thực
hiện như sau:
Doanh thu

=

=

Tổng định phí + Lợi nhuận mới
Tỷ lệ số dư đảm phí
19.885.407.488 + 18.000.000.000
22%

172.206.397.67
=


3
Đồng

Hoặc số lượng sản phẩm cần tiêu thụ là:
172.206.397.673 : 970.000 = 177.532 tấn
3.2.4.3. Lựa chọn quyết định khi thay đổi biến phí để đẩy
mạnh khối lượng tiêu thụ
Tác giả vẫn lấy giá xi măng PCB30(19+SG) làm giá bán
chính của Công ty là 970.000 đồng và biến phí là 727.818 đồng. Giả


- 22 -

sử do thị trường xi măng biến động, giá xi măng liên tiếp tụt giảm.
Để giải quyết khó khăn này Công ty tiến hành cắt giảm và tiết kiệm
được chi phí khả biến là 5%, doanh thu tiêu thụ dự kiến sẽ giảm đi
10%.
3.2.5. Hoàn thiện mô hình KTQT chi phí tại Công ty Xi
măng COSEVCO 19
Kế toán
trưởng
Kế toán tài chính

Kế toán quản trị

Bộ phận KT
tổng hợp

Bộ phận
dự toán


Bộ phận KT
vốn bằng
tiền

Bộ phận nghiên
cứu dự án quản
trị

Bộ phận phân
tích đánh giá

Bộ phận KT
NVL, CCDC
Bộ phận KT
tiền lương

Bộ phận KT
chi phí
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty xi măng


- 23 -

KẾT LUẬN
Kế toán quản trị chi phí là một nội dung trong mô hình
KTQT, đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý kinh tế tài
chính, cũng như việc sử dụng nguồn lực ở các DN nói chung và tại

Công ty Xi măng COSEVCO 19 nói riêng. Vấn đề hoàn thiện KTQT
chi phí trong Công ty Xi măng COSEVCO 19 là hết sức cần thiết.
Với đề tài “Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Xi măng
COSEVCO 19” luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về KTQT
và KTQT chi phí, làm tiền đề cho việc đánh giá thực trạng và tìm ra
các giải pháp khắc phục những tồn tại về KTQT chi phí tại Công ty
Xi măng COSEVCO 19.
Thứ hai, phản ánh được thực trạng KTQT chi phí của Công
ty bao gồm: Nhận diện và phân loại chi phí, công tác lập dự toán chi
phí, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí. Từ đó chỉ
ra những hạn chế cần phải hoàn thiện về KTQT chi phí ở Công ty Xi
măng COSEVCO 19.
Thứ ba, để hoàn thiện công tác KTQT chi phí sản xuất tại
Công ty Xi măng, luận văn đã đưa ra các biện pháp: Đề xuất cách
phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử chi phí nhằm phục vụ
cho nhu cầu hạch toán và quản lý chi phí; hoàn thiện lập các báo cáo
phân tích chi phí nhằm mục đích tăng cường kiểm soát chi phí, phân
tích biến động chi phí để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng phục vụ cho
nhu cầu quản trị của Công ty và hoàn thiện mô hình KTQT chi phí tại
Công ty.
Với mục tiêu đã xây dựng, về cơ bản luận văn đã thực hiện
được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để cho những giải pháp góp phần


- 24 -

hoàn thiện công tác KTQT chi phí thực sự đi vào thực tiễn và trở
thành công cụ hữu ích hỗ trợ cho nhà quản trị cần có sự phối kết hợp,
sự chủ động và nhận thức từ Công ty.




×