Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tăng cường kiểm soát chi phí xây lắp tại công ty cổ phần lilama 7 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.29 KB, 24 trang )

-1-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề thất thoát trong công tác xây lắp là một bài toán kho
chung đối với các doanh nghiệp xây lắp hiện nay. Điều này đặt ra
cho các nhà quản lý là phải làm thế nào co thể kiểm soát được chi
phí trong quá trình thi công mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
Công ty Cổ phần Lilama 7 được thành lập và đong tại Miền
Trung đến nay đã được hơn 30 năm, cơ sở vật chất, máy moc thiết bị
từng bước được hiện đại hoá nhằm đáp ứng được với yêu cầu kỹ thuật
của các sản phẩm chế tạo hiện tại. Với mục tiêu chất lượng cả về công
tác quản lý lẫn sản phẩm cung cấp cho khách hàng, Công ty không
ngừng cải tiến và xây dựng mới các thủ tục kiểm soát nội bộ. Tuy
nhiên, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, khủng hoảng kinh tế kéo
dài, chính sách cân đối vĩ mô không ổn định, lãi suất ngân hàng cao làm
cho chi phí sản xuất tăng, do đo giá thành sản phẩm xây lắp tăng theo.
Mặt khác, với cơ chế đấu thầu cạnh tranh, công khai thì để thắng thầu
các công trình, Công ty cần phải co các bước chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi
mặt, mà trong đo hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ về chi phí sản
xuất sản phẩm xây lắp nhằm khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát
vốn trong quá trình thi công sẽ gop phần quan trọng giúp Công ty đạt
được các mục tiêu đã đề ra. Với thực tế đo đặt ra cho Công ty Cổ phần
Lilama 7 một yêu cầu cần phải giải quyết đo là phải tăng cường kiểm
soát nội bộ về chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp. Đo cũng là lý do tác
giả nghiên cứu và chọn đề tài: “Tăng cường kiểm soát chi phí xây lắp
tại Công ty Cổ phần Lilama 7” làm đề tài luận văn cho mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Về mặt lý luận: Luận văn tổng hợp những vấn đề lý luận cơ
bản về kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại doanh nghiệp xây lắp.



-2-

Về mặt thực tiễn: Luận văn nghiên cứu công tác kiểm soát nội
bộ về chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Lilama 7 trong điều kiện
sản xuất hiện tại của Công ty. Qua đo, phát hiện những hạn chế trong
công tác kiểm soát chi phí xây lắp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ
về chi phí cho Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về công
tác kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tại Công ty Cổ
phần Lilama 7.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp quan sát trực tiếp, phương
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh lý
thuyết và thực tiễn kiểm soát chi phí xây lắp tại Công ty. Qua đo, suy
luận logic để đánh giá công tác kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại
Công ty Cổ phần Lilama 7.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn tổng hợp cơ sở lý luận về công tác kiểm soát nội bộ
chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp xây lắp. Đánh giá thực trạng
công tác kiểm soát nội bộ về chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần
Lilama 7. Qua đo, nhận diện các điểm còn yếu trong công tác kiểm
soát nội bộ tại Công ty và đưa ra một số hướng giải quyết nhằm tăng
cường công tác kiểm soát nội bộ về chi phí sản xuất tại Công ty giúp
giảm giá thành sản phẩm xây lắp.
6. Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương.



-3-

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ
CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. Khái niệm, mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ
1.1.1. Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành: “Hệ thống
kiểm soát nội bộ là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị
được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân
thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và
phát hiện gian lận, sai sot; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp
lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng co hiệu quả tài sản của đơn vị.”
1.1.2. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Đảm bảo về tính trung thực và đáng tin cậy của BCTC.
- Đảm bảo hợp lý việc chấp hành luật pháp và các quy định.
- Giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo
mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần,…
1.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
1.2.1. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát bao gồm: đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ
chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch và dự toán, bộ phận
kiểm toán nội bộ, các nhân tố bên ngoài.
1.2.2. Hệ thống kế toán
Kiểm soát nội bộ trong hệ thống kế toán nhằm đảm bảo: Nghiệp
vụ kinh tế, tài chính được thực hiện sau khi đã co sự chấp thuận của
những người co thẩm quyền; Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi
chép kịp thời, đầy đủ và chính xác vào các tài khoản trong kỳ kế toán

phù hợp, làm cơ sở lập báo BCTC phù hợp với chế độ kế toán theo
quy định hiện hành; Chỉ được tiếp cận trực tiếp với tài sản hay tài liệu


-4-

kế toán khi co sự đồng ý của Ban Giám đốc; Các tài sản ghi trong sổ
kế toán được đối chiếu với tài sản theo kết quả kiểm kê thực tế và co
biện pháp thích hợp để xử lý nếu co chênh lệch.
1.2.3. Thủ tục kiểm soát
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành: “Thủ tục kiểm
soát là các quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉ
đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể”.
Các thủ tục kiểm soát được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc:
nguyên tắc phân công, phân nhiệm; nguyên tắc bất kiêm nhiệm;
nguyên tắc ủy quyền, phê chuẩn.
1.2.3.1. Kiểm soát trực tiếp
Kiểm soát trực tiếp là các thủ tục, quy chế, quá trình kiểm soát
được thiết lập nhằm trực tiếp đáp ứng các mục tiêu của hệ thống
kiểm soát nội bộ. Thuộc loại này gồm co: kiểm soát bảo vệ tài sản,
thông tin; kiểm soát xử lý; kiểm soát quản lý.
1.2.3.2. Kiểm soát tổng quát
Kiểm soát tổng quát là sự kiểm soát tổng thể đối với nhiều hệ
thống, nhiều công việc khác nhau.
1.3. Kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
1.3.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến
công tác kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất
1.3.1.1. Đặc điểm về sản phẩm xây lắp
- Sản phẩm xây lắp co quy mô, kết cấu phức tạp.
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện

sản xuất (xe máy thi công, thiết bị, vật tư, người lao động,…) phải di
chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.
- Sản phẩm xây lắp được sử dụng lâu dài, chịu ảnh hưởng của
môi trường sinh thái, cảnh quan. Sau khi hoàn thành, sản phẩm xây lắp


-5-

rất kho thay đổi. Khi nghiệm thu, nếu không đạt chất lượng như thiết kế
thì phải phá đi làm lại làm cho chi phí sản xuất tăng lên.
1.3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiệp xây lắp
Cơ cấu tổ chức và quản lý của các doanh nghiệp xây lắp rất đa
dạng và co sự thay đổi, do sản phẩm xây lắp co những đặc thù riêng
so với các sản phẩm công nghiệp khác.
1.3.1.3. Đặc điểm về chi phí sản xuất trong hoạt động xây lắp
Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ
các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoa phát sinh
trong quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp của doanh nghiệp ở một thời
kỳ nhất định và chi phí này cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp.
Phân loại chi phí xây lắp theo công dụng kinh tế gồm: Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng
máy thi công, chi phí sản xuất chung.
1.3.2. Nội dung kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất trong doanh
nghiệp xây lắp
1.3.2.1. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và
kết quả của các thủ tục kiểm soát. Để tạo lập môi trường kiểm soát
trong các công trình xây dựng, cần sử dụng tổng hợp ảnh hưởng của
các nhân tố như: triết lý quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự,…
1.3.2.2. Hệ thống thông tin phục vụ kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp

a/ Hệ thống thông tin dự toán
Hệ thống thông tin dự toán chính là hệ thống định mức cho
các khoản mục chi phí. Hệ thống định mức chi phí bao gồm: Định
mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức chi phí nhân công
trực tiếp, định mức chi phí sử dụng máy thi công và định mức chi phí
chung. Điều thuận lợi trong việc xây dựng định mức chi phí cho các


-6-

công trình là Bộ xây dựng đã ban hành hệ thống định mức xây lắp.
b/ Hệ thống thông tin thực hiện
Hệ thống thông tin thực hiện chi phí sản xuất trong các doanh
nghiệp xây lắp là hệ thống thông tin kế toán cho việc đo lường các
chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình thi công xây lắp.
1.3.2.3. Chính sách kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp
Các chính sách kiểm soát nội bộ do nhà quản lý thiết lập nhằm
mục đích giúp đơn vị kiểm soát các rủi ro co thể gặp phải.
a/ Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Đối với kiểm soát hiện hành:
Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu bao gồm: Kiểm soát quá
trình cung ứng nguyên vật liệu và kiểm soát sử dụng nguyên vật liệu.
* Đối với kiểm soát sau: là phân tích sự biến động của các
nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng phương
pháp thay thế liên hoàn.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố:
+

Khối lượng công tác xây lắp (Q).


+

Định mức tiêu hao vật liệu cho 1 đơn vị khối lượng xây lắp (m).

+

Đơn giá nguyên vật liệu xuất dùng (p).

- Đối tượng phân tích:
∆Cv = Cv1 - Cvk = ∑Q1m1i p1i - ∑Q1mki pki
- Các nhân tố ảnh hưởng:
+

Ảnh hưởng của định mức nguyên vật liệu tiêu hao:
∆m Cv = ∑Q1 ( m1i - mki) pki = ∑Q1m1i pki - ∑Q1mki pki

+

Ảnh hưởng của đơn giá vật liệu:
∆p Cv =∑ Q1 m1i (p1i - pki) = ∑Q1m1i p1i - ∑Q1m1i pki

+

Tổng hợp các nhân tố:

∆Cv = ∆m Cv + ∆p Cv

b/ Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp:



-7-

* Đối với kiểm soát hiện hành
Xây dựng các chính sách nhằm kiểm soát về số lượng lao
động, năng suất lao động, giá lao động,…
* Đối với kiểm soát sau
Chi phí nhân công trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố:
+

Khối lượng công tác xây lắp (Q).

+

Định mức hao phí lao động cho 1 đơn vị khối lượng xây lắp (m).

+

Đơn giá lao động (đ).

- Đối tượng phân tích:
∆CL = CL1 - CLk = ∑ Q1 mki đki - ∑ Q1 m1i đ1i
- Các nhân tố ảnh hưởng:
+

Ảnh hưởng của định mức hao phí lao động:

∆m CL = ∑Q1 (m1i - mki) đki = ∑ Q1 m1i đki - ∑ Q1 mki đki
+

Ảnh hưởng của đơn giá lao động:


∆đ CL = ∑Q1 m1i (đ1i - đki) = ∑ Q1 m1i đ1i - ∑ Q1 m1i đki
+

Tổng hợp các nhân tố:

CL = ∆m CL + ∆đ CL

c/ Kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công:
* Đối với kiểm soát hiện hành
Xây dựng các chính sách nhằm kiểm soát về nhiên liệu sử
dụng cho máy thi công, số giờ máy hoạt động, tiền lương công nhân
điều khiển máy thi công, hiện trạng máy thi công,…
* Đối với kiểm soát sau:
Chi phí sử dụng máy thi công chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố:
+

Khối lượng công tác xây lắp (Q).

+

Định mức ca máy cho một đơn vị khối lượng xây lắp (m).

+

Đơn giá ca máy thi công (p).

- Đối tượng phân tích:
∆CM = CM1 - CMk = ∑ Q1m1i pM1i - ∑ Q1mki pMki



-8-

- Các nhân tố ảnh hưởng:
+

Ảnh hưởng của số ca máy phục vụ cho 1 đơn vị khối lượng

xây lắp:
∆m CM = ∑ Q1 (m1i - mki) pMki = ∑ Q1m1i pMki - ∑ Q1mki pMki
+

Ảnh hưởng của đơn giá ca máy thi công:
∆p CM = ∑ Q1 m1i (pM1i – pMki) = ∑ Q1m1i pM1i - ∑ Q1m1i pMki

+

Tổng hợp nhân tố:

∆CM = ∆m CM + ∆p CM

d/ Kiểm soát chi phí sản xuất chung:
* Đối với kiểm soát hiện hành:
Bao gồm: Kiểm soát nguyên vật liệu phục vụ chung cho công
trình, kiểm soát chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của
quản lý công trình, kiểm soát chi phí khấu hao TSCĐ, kiểm soát chi
phí chi phí khác bằng tiền,…
* Đối với kiểm soát sau
Chi phí sản xuất chung bao gồm: Định phí sản xuất chung và
biến phí sản xuất chung. Cần thực hiện tách biệt giữa định phí sản

xuất chung và biến phí sản chung thì mới co thể kiểm soát được.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 của luận văn, trên cơ sở những lý luận chung
về hệ thống kiểm soát nội bộ và đặc thù riêng biệt của ngành xây
dựng để đưa ra lý luận về kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại các
doanh nghiệp xây lắp.
Luận văn cũng đã khẳng định: Một hệ thống kiểm soát nội bộ
về chi phí sản xuất hiệu quả thì cần phải co một môi trường kiểm
soát tốt; hệ thống thông tin khoa học, linh hoạt và kịp thời; đồng thời,
phải co các chính sách kiểm soát hữu hiệu. Vì vậy, để đánh giá thực
trạng công tác kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần
Lilama 7, luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu các nội dung trên.


-9-

Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ
CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 7
2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần Lilama 7
2.1.1. Quá trình hình thành Công ty
Tiền thân Công ty là Xí nghiệp lắp máy số 7 được thành lập vào
tháng 12 năm 1977. Năm 1993, Bộ xây dựng co quyết định thành lập lại
Xí nghiệp thành doanh nghiệp Nhà nước và đến ngày 02/01/1996 Bộ
xây dựng ra quyết định đổi tên thành Công ty lắp máy và xây dựng số 7.
Ngày 04/01/2005, Bộ xây dựng ra quyết định thực hiện sắp xếp, đổi
mới, phát triển các Tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước
độc lập thuộc Bộ Xây dựng theo hướng cổ phần hoa. Công ty chính
thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Lilama 7 từ ngày 01/06/2007.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty

2.1.2.1. Ngành, nghề kinh doanh
Lắp đặt máy moc, thiết bị, dây chuyền công nghệ và gia công chế
tạo kết cấu thép, đường ống, bồn, bể áp lực, các thiết bị tiêu chuẩn và
phi tiêu chuẩn; Xây dựng, lắp đặt, thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị
ngành điện, trạm biến áp và đường dây truyền tải lên đến 500KV; …
2.1.2.2. Phạm vi kinh doanh và hoạt động: Công ty tiến hành các
hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước và ở nước ngoài.
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng: gồm 01 nhà máy cơ khí và 01 xưởng cơ khí.
2.1.2.4. Các dự án đã và đang thực hiện: Công ty đã ký hợp đồng
thi công các công trình như: trạm 500 KVA Đà Nẵng, thuỷ điện Rào
Quán - Quảng Trị,… Hiện nay, Công ty đang thi công các công trình
như: nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, công trình thủy điện Hủa Na,…
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức


- 10 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG
TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH

BỘ PHẬN
TC-LĐ-TL

PHÓ TGĐ KỸ THUẬT THI
CÔNG


PHÓ TGĐ
TÀI CHÍNH

PHÓ TGĐ
NỘI CHÍNH

PHÒNG
CUNG ỨNG –VẬT TƯ

PHÒNG
TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

PHÓ TGĐ KỸ THUẬT THI
CÔNG

PHÒNG
KINH TẾ – KỸ THUẬT

PHÒNG
QUẢN LÝ MÁY

BỘ PHẬN
HC- QT

BAN ĐIỀU HÀNH VŨNG ÁNG
NHÀ MÁY
CHẾ TẠO CƠ
KHÍ LILAMA7

ĐỘI LẮP

MÁY II

ĐỘILẮP
MÁY I

Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến

ĐỘI LẮP
MÁY III

ĐỘI LẮP
MÁY IV

ĐỘI LẮP
MÁY V

ĐỘI
XÂY DỰNG

ĐỘI
SƠN

(Nguồn: Công ty Cổ phần Lilama 7)

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Lilama 7
Quan hệ chức

năng


ĐỘI
ĐIỆN

ĐỘI CƠ GIỚI
SỬA CHỮA


- 11 -

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Thủ quỹ

Kế toán
Kế toán
ngân hàng, tiền lương,
thanh toán khoản trích
theo lương

Kế toán
vật tư,
tài sản
cố định

Kế toán
tiền mặt,

thanh toán

Kế toán
công trình

Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến

Hình 2.2.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Lilama 7
Quan hệ
chứctừ
năng
2.1.4.2. Hệ thống
chứng
kế toán

Công ty sử dụng các biểu mẫu và chứng từ kế toán theo Quyết định
số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và
Thông tư số 244/2009/TT – BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính.
2.1.4.3. Hệ thống tài khoản
Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty được xây dựng chi tiết
dựa trên hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam được ban hành theo Quyết
định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
và Thông tư số 244/2009/TT – BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính.
2.1.4.4. Hệ thống sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán
trên máy vi tính là Nhật ký chung.
2.1.4.5. Hệ thống báo cáo kế toán: Báo cáo tài chính và Báo cáo kế
toán quản trị.



- 12 -

2.2. Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần
Lilama 7
Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi phí
sản xuất xây lắp tại Công ty Cổ phần Lilama 7, tác giả đã thực hiện
quan sát thực tế tại các công trình xây dựng, nghiên cứu tài liệu,
chứng từ kế toán, phỏng vấn các nhân viên thuộc khối văn phòng
Công ty và các đội xây dựng.
2.2.1. Thực trạng về môi trường kiểm soát của Công ty
2.2.1.1. Quan điểm điều hành của ban lãnh đạo Công ty: Luôn hướng
đến mục tiêu chất lượng trong công tác quản lý và chất lượng sản phẩm.
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức: Công ty đã thực hiện phân chia quyền hạn
và trách nhiệm đối với các nhân viên và phòng ban.
2.2.1.3. Chính sách nhân sự: Công ty đã xây dựng các chính sách
tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật,…
2.2.1.4. Công tác kế hoạch: Công ty đã thực hiện xây dựng kế
hoạch từ tổng quát đến cụ thể nhằm kiểm tra tiến độ thi công và kiểm
soát chi phí sản xuất.
2.2.1.5. Kiểm toán nội bộ: Công ty chưa co bộ phận này.
2.2.1.6. Ban kiểm soát: Chưa phát huy được vai trò của mình.
2.2.1.7. Các nhân tố bên ngoài: Co nhiều nhân tố không thuận lợi
đối với hoạt động của Công ty như: khủng hoảng kinh tế, lãi suất ngân
hàng, đối thủ cạnh tranh,…
2.2.2. Các thủ tục kiểm soát mà Công ty đang áp dụng
Công ty đã xây dựng gần như đầy đủ các thủ tục kiểm soát quản
lý từ các hoạt động nhỏ nhất tại đơn vị và đã ban hành thành văn bản
cụ thể, trong đo quy định rõ nội dung của thủ tục như: Mục đích,
phạm vi áp dụng, trình tự các bước thực hiện thủ tục, lưu hồ sơ, các
biểu mẫu liên quan, các bộ phận liên quan,…



- 13 -

2.3. Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại Công
ty Cổ phần Lilama 7
2.3.1. Hệ thống thông tin phục vụ công tác kiểm soát chi phí xây lắp
2.3.1.1. Hệ thống thông tin dự toán
Đối tượng lập dự toán chi phí là từng nội dung công việc, hạng
mục công trình, công trình; Hệ thống thông tin dự toán chi phí xây lắp
được thiết lập dựa trên hệ thống định mức chi phí, bao gồm: Định mức chi
phí trực tiếp, định mức chi phí chung, định mức thu nhập chịu thuế tính
trước, định mức lán trại tạm; Chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí vật liệu,
chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí trực tiếp khác.
2.3.1.2. Hệ thống thông tin thực hiện
Hệ thống thông tin thực hiện của Công ty chủ yếu là hệ thống
thông tin kế toán. Hệ thống thông tin này được thực hiện thông qua sự
kết hợp của hạch toán kỹ thuật nghiệp vụ và hạch toán kế toán.
2.3.2. Nội dung công tác kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại Công
ty Cổ phần Lilama 7
2.3.2.1. Kiểm soát hiện hành đối với chi phí xây lắp
a/ Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Kiểm soát quá trình cung ứng nguyên vật liệu: Kiểm soát quá
trình cung ứng nguyên vật liệu được hình thành dưới hai hình thức:
- Nguyên vật liệu do Công ty trực tiếp mua nhập tại kho công
trình: Công ty thường áp dụng hình thức này đối với những vật liệu co
giá trị lớn như sắt, thép, xi măng,…
- Nguyên vật liệu do đội xây lắp tự mua theo ủy quyền của
Công ty nhập tại kho công trình: Công ty thường áp dụng hình thức
này đối với các loại vật liệu như cát, sỏi,…

* Kiểm soát quá trình xuất sử dụng nguyên vật liệu: Khi co nhu cầu
vật liệu, các Tổ xây lắp sẽ làm Giấy đề nghị xuất vật liệu trình kỹ thuật


- 14 -

công trình kiểm tra và chuyển cho Chỉ huy trưởng duyệt. Sau đo, kế toán
công trình lập Phiếu xuất kho và chuyển cho thủ kho để xuất vật liệu.
* Kiểm soát bảo quản nguyên vật liệu: Toàn bộ vật liệu phải
được nhận dạng, co mã hiệu hoặc treo bảng tên vật tư; Các loại vật
liệu được bảo quản trong kho thì được phân loại, sắp xếp để thuận tiện
khi xuất ra và theo dõi; Vật liệu ngoài bãi phải được kê lot, sắp xếp,
che đậy theo từng chủng loại, kích cỡ và nguồn gốc vật liệu.
b/ Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
* Kiểm soát đối với công việc giao khoán:
Căn cứ vào đơn giá công việc đã được xác định thông qua sự
thỏa thuận và đồng ý giữa Chỉ huy trưởng và bên nhận khoán, hai bên
tiến hành ký kết Hợp đồng giao khoán. Công ty cử nhân viên kỹ thuật
giám sát chất lượng thi công hoặc giao cho Chỉ huy trưởng giám sát.
Cuối tháng, nhân viên kỹ thuật công trình hoặc Chỉ huy trưởng tiến
hành nghiệm thu, xác nhận khối lượng công việc thực tế hoàn thành
trên Phiếu xác nhận khối lượng xây lắp hoàn thành, sau đo chuyển cho
kế toán để làm căn cứ tính lương.
* Kiểm soát đối với công việc trả theo thời gian:
- Kiểm soát về số lượng ngày công: Hàng ngày, các đội trưởng
sẽ thực hiện chấm công cho các công nhân. Các trường hợp nghỉ do
ốm đau, tai nạn,… phải được báo cáo đầy đủ.
- Kiểm soát đơn giá ngày công: Đối với công nhân làm việc
theo hợp đồng dài hạn thì thống nhất mức lương tại Công ty. Đối với
công nhân thuê ngoài thì đơn giá tiền lương được thỏa thuận trước khi

thuê tùy theo trình độ tay nghề, tình hình nhân lực ở địa phương.
- Kiểm soát năng suất lao động: Cuối tháng, các đội trưởng sẽ
thực hiện xếp loại kết quả công việc theo A, B, C và quy ra hệ số, co sự
phê duyệt của Chỉ huy trưởng. Dựa vào bảng chấm công, bảng xếp loại


- 15 -

kết quả lao động để kế toán tiến hành tính lương cho công nhân.
c/ Kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công
- Đơn vị thi công căn cứ vào nhu cầu và kế hoạch thi công của
mình mà lập Phiếu yêu cầu thiết bị gửi Phòng Kinh tế – Kỹ thuật. Nếu
yêu cầu phù hợp thì chuyển cho Phòng Quản lý máy, sau đo trình Tổng
giám đốc phương án thuê ngoài hay điều động thiết bị thi công.
- Đối với máy thi công thuê ngoài: Hằng ngày, nhân viên kỹ thuật
công trình giám sát công việc của máy thi công trong Nhật trình máy thi
công về thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Khi công việc hoàn thành,
nhân viên kỹ thuật trình Nhật trình máy thi công cho Chỉ huy trưởng
duyệt, sau đo chuyển cho kế toán để thực hiện thanh toán.
- Đối với máy thi công của đơn vị: Sau khi Tổng giám đốc duyệt
Phiếu yêu cầu thiết bị, Phòng Quản lý máy lập quyết định điều động
hoặc lệnh điều động thiết bị thi công cùng với quyết định giao thợ vận
hành trình lên Tổng giám đốc duyệt, sau đo chuyển cho Phòng Quản lý
máy để thực hiện bàn giao thiết bị thi công và lập Biên bản bàn giao.
Kiểm soát chi phí máy thi công bao gồm: Kiểm soát đối với nhiên liệu,
vật liệu phụ sử dụng máy thi công, kiểm soát đối với ca máy hoạt động
và kiểm soát đối với tình trạng máy thi công.
d/ Kiểm soát chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung chỉ mới được theo dõi, tổng hợp theo từng
công trình chứ không tổ chức theo dõi theo từng loại chi phí cấu thành.

2.3.2.2. Kiểm soát sau đối với chi phí xây lắp
Báo cáo kế toán quản trị của Công ty chỉ mới ở dạng so sánh
giữa số liệu dự toán và số liệu thực thế của các khoản mục chi phí theo
từng công trình, hạng mục công trình sau khi hoàn thành, đánh giá
chênh lệch. Từ đo, xác định một số nguyên nhân và rút ra bài học kinh
nghiệm cho các công trình khác.


- 16 -

2.3.3. Nhận xét về thực trạng hệ thống kiểm soát nội đối với chi
phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Lilama 7
2.3.3.1. Về môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát của Công ty co nhiều yếu tố thuận lợi để
phát huy hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, bên cạnh
đo vẫn còn một số nhược điểm như: chưa xây dựng quy trình tuyển
dụng lao động, ban kiểm soát chưa phát huy được vai trò, chưa thành
lập bộ phận kiểm toán nội bộ.
2.3.3.2. Về hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin dự toán được lập với sự hỗ trợ của phần mềm
lập dự toán và co sự kiểm tra, tính toán lại của các nhân viên Phòng Kinh
tế – Kỹ thuật; Hệ thống thông tin thực hiện với hệ thống kế toán tương đối
hoàn thiện về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính, đảm
bảo cung cấp thông tin chính xác và kịp thời. Tuy nhiên, hệ thống thông
tin dự toán chưa phù hợp với hệ thống thông tin thực hiện, đối tượng hạch
toán chi phí chưa tương ứng với đối tượng lập dự toán chi phí, do đo gây
kho khăn trong việc kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp.
2.3.3.3. Về công tác kiểm soát chi phí xây lắp
Công ty đã ban hành thành văn bản nhiều quy chế kiểm soát nội
bộ và no cũng đã đem lại nhiều hiệu quả nhất định trong công tác

quản lý, tuy nhiên bên cạnh đo, vẫn tồn tại các khe hở là điều kiện cho
các sai phạm xảy ra hoặc chưa kiểm soát thật tốt chi phí xây lắp:
* Đối với kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Công ty chỉ thực hiện mua vật liệu khi co đề xuất của các đơn
vị sử dụng chứ không thực hiện lập kế hoạch từ trước. Do đo, chưa tạo
sự chủ động về vật liệu cho công tác xây lắp.
- Công ty chưa xây dựng bảng điểm cụ thể để đánh giá về nhà
cung cấp mà chỉ đánh giá cảm tính.


- 17 -

- Các loại vật liệu do đội xây lắp tự mua theo ủy quyền của
Công ty nhập tại kho công trình được cung cấp bởi nhà cung cấp do
Chỉ huy trưởng lựa chọn nên dễ xảy ra gian lận trong việc khai khống
về giá vật liệu. Bên cạnh đo, giao dịch thực hiện mà không co ký kết
Hợp đồng hoặc Đơn đặt hàng nên không co sự ràng buộc về thời gian
giao hàng, số lượng,…
- Công ty chỉ thực hiện kiểm tra, đánh giá vật liệu khi bàn giao
chứ không thực hiện đánh giá lại trước khi đưa vật liệu vào sử dụng.
* Đối với kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp:
- Việc tuyển dụng lao động chỉ thực hiện khi các bộ phận sử
dụng co nhu cầu đề xuất nên không chủ động về nguồn lao động.
- Chưa kiểm soát chặt chẽ đối với lao động theo thời vụ vì các
lao động này thường xuyên thay đổi, việc kiểm soát phụ thuộc vào sự
giám sát của đội trưởng.
* Đối với kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công:
- Thiết bị thi công chỉ được đưa đến công trình khi co giấy đề
nghị của đơn vị thi công mà không xây dựng kế hoạch từ trước.
- Tại công trình, máy thi công khi được sử dụng chưa được bảo

quản tốt nên ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của máy.
- Việc theo dõi giờ máy hoạt động đã thực hiện dưới sự giám sát
của kỹ thuật công trình, tuy nhiên mới chỉ theo dõi về thời gian máy
hoạt động chứ chưa ghi nhận về khối lượng công việc đã thực hiện để
đánh giá năng suất làm việc của bộ phận này.
- Định kỳ, không thực hiện kiểm tra kiến thức về quy trình vận
hành máy thi công nhằm đánh giá kiến thức cũng như trình độ tay
nghề của công nhân vận hành máy thi công.
- Việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị thi công không co kế hoạch
trước, chủ yếu sửa khi thiết bị hư hỏng, gây ra thế bị động cho việc sử


- 18 -

dụng thiết bị thi công, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
* Đối với kiểm soát chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung được theo dõi theo từng công trình chứ
không được theo dõi chi tiết theo từng loại chi phí cấu thành nên
không thực hiện việc phân tích, đánh giá chi phí sản xuất chung thực
hiện so với dự toán, do đo không phát hiện được nhân tố ảnh hưởng
mà co biện pháp điều chỉnh hợp lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Bằng cách nghiên cứu tài liệu, quan sát thực tế, trực tiếp phỏng
vấn, kết hợp với lý luận về kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại các
doanh nghiệp xây lắp, trong chương này, bên cạnh việc giới thiệu về
Công ty Cổ phần Lilama 7, luận văn đã trình bày thực trạng công tác
kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại Công ty với sự minh họa thực tế về
kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp hạng mục công trình “Phun cát, sơn kết
cấu thép khu nhà ở CBCNV”. Từ thực tế Công ty, luận văn đã đúc kết
các ưu điểm, nhược điểm, từ đo đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường

công tác kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại Công ty.
Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ CHI PHÍ XÂY LẮP
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 7
3.1. Đối với môi trường kiểm soát
- Cần phải xây dựng và ban hành thành văn bản quy trình tuyển
dụng lao động.
- Cần phải nâng cao vai trò của Ban kiểm soát để bảo vệ lợi ích
của các cổ đông.
- Thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ làm việc trực tiếp dưới sự điều
hành của Tổng giám đốc và hoàn toàn độc lập với các bộ phận khác.


- 19 -

3.2. Đối với hệ thống thông tin
- Nâng cao vai trò của báo cáo kế toán quản trị.
- Công ty co thể trang bị thêm phần mềm quản lý công trình
giúp kiểm soát chi phí xây lắp chặt chẽ hơn.
- Điều chỉnh, bổ sung một số bảng biểu tại Công ty phù hợp với
thủ tục kiểm soát nhằm kiểm soát chi phí xây lắp chặt chẽ hơn.
3.3. Đối với công tác kiểm soát chi phí xây lắp

3.3.1. Đối với kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Cần lập kế hoạch trước trong việc mua vật tư: Các đơn vị trực
thuộc Công ty tiến hành lập dự trù về nhu cầu vật tư, trong đo dự trù về
chủng loại vật tư, về thời gian giao hàng. Sau đo, gửi cho Phòng Kinh tế
– Kỹ thuật hoặc Ban kỹ thuật công trình kiểm tra và trình Tổng giám đốc
phê duyệt. Sau đo, Tổng giám đốc chỉ định bộ phận thực hiện.

Nhờ việc lập dự trù về nhu cầu vật tư từ trước nên trong Hợp
đồng mua vật tư, Công ty co thể ấn định rõ vật tư mua làm bao nhiêu
đợt, mỗi đợt với số lượng bao nhiêu, gồm những loại gì, thời gian giao
hàng là khi nào,…Như vậy, Công ty vừa giảm được chi phí bảo quản,
hạn chế việc thất thoát, mất cắp mà vẫn đảm bảo tiến độ thi công.
- Cần xây dựng bảng điểm đánh giá nhà cung cấp: Căn cứ vào
danh sách nhà cung ứng của Công ty để chọn ra một số nhà cung ứng
co tính khả thi cao, sau đo gửi Phiếu khảo sát nhà cung ứng.
Sau khi thu thập thông tin từ nhà cung ứng, bộ phận mua hàng tiến
hành thành lập hội đồng để đánh giá nhà cung ứng bằng Phiếu đánh giá
nhà cung ứng theo thang điểm đánh giá cụ thể. Sau đo, lập danh sách nhà
cung ứng được chấp nhận để trình Tổng giám đốc duyệt.
Sau khi thực hiện xong thủ tục giao nhận hàng, bộ phận mua
hàng cần phải đánh giá lại nhà cung ứng trong Bảng đánh giá lại nhà
cung ứng theo hợp đồng hoặc định kỳ hàng năm, sau đo xếp loại theo


- 20 -

mức độ nhà cung ứng tốt, trung bình, kém.
- Các loại vật liệu như cát, đá, sỏi,… thì nên giao khoán cho Chỉ
huy trưởng dựa trên dự toán đã lập và yêu cầu Chỉ huy trưởng phải lập
Đơn đặt hàng với mẫu đã co sẵn hoặc lập Hợp đồng mua vật liệu để
ràng buộc trách nhiệm của nhà cung cấp với việc giao hàng.
- Cần thực hiện bảo quản vật tư tốt hơn, kiểm tra về mặt số
lượng và chất lượng vật tư khi xuất sử dụng.
- Tăng cường việc cử nhân viên Phòng Kinh tế – Kỹ thuật và
Phòng cung ứng vật tư đến kiểm tra việc sử dụng vật tư tại công trình.

3.3.2. Đối với kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp

- Hàng năm, Công ty nên lập kế hoạch cho việc sử dụng lao động
để chủ động trong việc tuyển dụng, đào tạo, điều phối, lao động, tránh
việc thiếu lao động khi cần thiết gây chậm trễ trong công việc.
- Để kiểm soát số lượng lao động theo thời vụ, Công ty cần
quản lý công nhân theo các Đội thi công. Định kỳ, các đội thi công
báo cáo quân số cho Chỉ huy trưởng, sau đo Chỉ huy trưởng báo cáo
lại với Phòng Tổ chức lao động tiền lương.
3.3.3. Đối với kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công
- Công ty cần lập kế hoạch trước cho việc sử dụng thiết bị thi
công tạo tính chủ động trong việc cung cấp, điều phối thiết bị thi công,
tránh gây ra tình trạng thiếu thiết bị thi công, phải chờ đợi,… làm
chậm trễ tiến độ thi công.
- Máy thi công khi đưa vào sử dụng cần được bảo quản tốt hơn,
những lúc không sử dụng máy thi công thì máy cần phải được che đậy,
được đưa vào khu bảo quản chứ không nên để ngoài trời.
- Việc theo dõi giờ máy thi công hoạt động được giám sát bởi
nhân viên kỹ thuật công trình cả về thời gian vận hành thiết bị thi công
lẫn khối lượng công việc thực hiện chi tiết theo từng công trình. Qua


- 21 -

đo, co thể đánh giá năng suất làm việc của công nhân vận hành máy
thi công và co những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
- Tháng (hoặc quý, năm), cần tổ chức thực hiện kiểm tra kiến
thức lý thuyết và thực hành về quy trình vận hành máy thi công của
công nhân điều khiển thiết bị thi công. Qua đo, đánh giá năng lực của
công nhân điều khiển thiết bị thi công, sau đo trình Tổng giám đốc để
co quyết định bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo lại hoặc sa thải,...
- Hàng tháng, Phòng quản lý máy cần thực hiện kiểm tra, đánh

giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị thi công để chủ động trong việc sửa
chữa, bảo dưỡng thiết bị và điều phối thiết bị.

3.3.4. Đối với kiểm soát chi phí sản xuất chung
Cần theo dõi chi tiết theo từng loại chi phí cấu thành nên chi phí
sản xuất chung, đồng thời xây dựng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết
cho từng đối tượng, qua đo co thể thực hiện việc phân tích, đánh giá
và kiểm soát chi phí sản xuất.

3.3.5. Kiểm soát sau đối với chi phí xây lắp
3.3.5.1. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bảng 3.1 - Bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công trình: …
Hạng mục: …
Tên vật liệu

Chi phí NVL tính theo

Q1mk Pk Q1m1Pk

Q1m1P1

Mức độ ảnh hưởng

∆m

∆P

Tổng
hợp


Cát tiêu chuẩn
Sơn Sumo AC 225


Cộng

Sau khi lập bảng, thực hiện phân tích sự ảnh hưởng của các
nhân tố định mức vật liệu tiêu hao và giá vật liệu đến sự biến động chi


- 22 -

phí nguyên vật liệu trực tiếp, xác định nguyên nhân, từ đo co biện
pháp kiểm soát hợp lý.
3.3.5.2. Đối với chi phí nhân công trực tiếp
Bảng 3.2 - Bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp
Công trình: …
Hạng mục: …
Stt

Loại

Chi phí nhân công tính theo Mức độ ảnh hưởng

nhân công

Q1mkđk Q1m1đk Q1m1đ1

∆m


Tổng

∆đ

hợp

1 Nhân công 3,5/7
2 Nhân công 4,0/7

Cộng

Sau khi lập bảng, thực hiện phân tích sự ảnh hưởng của các
nhân tố định mức hao phí lao động và giá lao động đến sự biến động
chi phí nhân công trực tiếp, xác định nguyên nhân, từ đo co biện pháp
kiểm soát hợp lý.
3.3.5.3. Đối với chi phí sử dụng máy thi công
Bảng 3.3 - Bảng phân tích chi phí sử dụng máy thi công
Công trình: …
Hạng mục: …
Stt

Thiết bị

Chi phí MTC tính theo
Q1mkpk Q1m1pk Q1m1 p1

Mức độ ảnh hưởng

∆m


∆p

Tổng
hợp

1 Cần trục bánh hơi
2 Máy phun sơn
...

...
Tổng cộng

Sau khi lập bảng, thực hiện phân tích sự ảnh hưởng của các
nhân tố định mức ca máy phục vụ và giá ca máy thi công đến sự biến


- 23 -

động của chi phí sử dụng máy thi công xác định nguyên nhân, từ đo
co biện pháp kiểm soát hợp lý.
3.3.5.4. Đối với chi phí sản xuất chung
Bảng 3.4 - Bảng phân tích chi phí sản xuất chung
Công trình: …
Hạng mục: …
Stt

Nội dung chi phí

Dự toán


Thực

Chênh lệch

hiện

Giá trị Tỷ lệ (%)

Biến phí sản xuất chung
1
2

Chi phí nhiên liệu

Định phí sản xuất chung

1

Chi phí khấu hao tài sản cố định

2


Tổng cộng

Sau khi lập bảng, thực hiện phân tích để xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến chi phí sản xuất chung, từ đo tìm hiểu nguyên nhân và
đưa ra biện pháp kiểm soát phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thông qua việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác kiểm
soát nội bộ chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Lilama 7, trong
chương này, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường
kiểm soát chi phí xây lắp phù hợp với điều kiện hiện tại của Công ty,
giúp nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, tiết kiệm chi
phí, hạ giá thành sản phẩm xây lắp, tăng khả năng cạnh tranh của
Công ty trước các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.


- 24 -

KẾT LUẬN
Mỗi doanh nghiệp muốn phát triển và đạt được các mục tiêu đã đặt
ra thì cần phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với đặc điểm
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Nếu việc kiểm soát được
tổ chức hợp lý, sẽ mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho doanh nghiệp, mà
trong đo kiểm soát chi phí là một trong những vấn đề quan trọng đối với
nhà quản lý. Hệ thống kiểm soát chi phí hữu hiệu sẽ đem lại nhiều lợi ích
cho doanh nghiệp: gop phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp,…
Đối với Công ty Cổ phần Lilama 7 cũng vậy, Ban Tổng giám đốc
luôn tìm các biện pháp thích hợp để đáp ứng được các yêu cầu của thị
trường cũng như nâng cao hiệu quả công việc. Việc tăng cường kiểm
soát chi phí xây lắp co thể thực hiện bằng nhiều cách nhưng cần phải co
tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp. Qua
quá trình tìm hiểu thực tế về công tác kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp
tại Công ty Cổ phần Lilama 7, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị thiết
thực, phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty nhằm tăng cường kiểm
soát chi phí xây lắp tại Công ty.




×