Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tìm hiểu thân phận người phụ nữ thông qua kiến trúc nhà truyền thống của Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 40 trang )

Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình thực hiện bình đẳng giới nam nữ đã thu
hút sự chú ý không chỉ của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà làm chính sách và
những người hoạt động thực tiễn trong các chương trình, dự án phát triển của Việt
Nam cũng như của các nước khác, nhất là đối với các nước phương Đông. Trên
thực tế, vấn đề này đã trở thành một trong những chỉ số đánh giá sự phát triển của
mỗi quốc gia.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, những tiến bộ của phụ nữ trên nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội là không thể phủ nhận. Với số lượng chiếm tỷ lệ hơn một
nửa trên thế giới thì những đóng góp của họ cho mỗi dân tộc, mỗi đất nước không
phải là nhỏ mà đáng được nhìn nhận và trân trọng.
Trải qua bốn năm trên giảng đường đại học, được thầy cô truyền giảng rất
nhiều kiến thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, khi là một sinh viên ngành
Hàn Quốc học, tôi đã có cơ hội được giao lưu tìm hiểu và tích lũy một lượng kiến
thức nhất định về đất nước và con người Hàn Quốc. Trong đó, hình ảnh người phụ
nữ truyền thống Hàn Quốc luôn để lại trong tôi nhiều dư âm và cảm xúc nhất. Thân
phận của họ mặc dù bị xã hội truyền thống vùi lấp nhưng đằng sau đó vẫn luôn là
tấm lòng chịu đựng, trung thành của một người con, người vợ và người mẹ.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động và đầy thách thức này, Việt Nam
đang chuyển mình, hòa nhập vào dòng chảy chung của cả thế giới.Quan hệ Việt –
Hàn trong gần hai thập niên qua đã phát triển với nhịp độ nhanh và ngày càng mạnh
mẽ, theo đó cũng đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, xã
hội, chính trị và văn hóa. Nhận thấy việc chọn đề tài tìm hiểu về thân phận của
người phụ nữ Hàn Quốc mà đặc biệt hơn nữa là tìm hiểu thông qua một nét văn hóa
của người Hàn là kiến trúc nhà truyền thống lại còn mang đến cho tôi một tìm tòi
mới lạ và sáng tạo, giúp tôi nhận thức sâu sắc hơn về con người và nền văn hóa


truyền thống của Hàn Quốc. Chính vì thế, tôi quyết định thực hiện đề tài : “Tìm

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

3


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

hiểu thân phận người phụ nữ thông qua kiến trúc nhà truyền thống của Hàn
Quốc.”
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm
1992. Kể từ đó, quan hệ hai nước ngày càng thắt chặt hơn thông qua sự tiếp xúc,
giao lưu, hợp tác và hỗ trợ giữa hai quốc gia. Hòa chung vào thành quả ấy là sự ra
đời của các công trình nghiên cứu khoa học về đất nước con người Hàn Quốc mà
nhất là nghiên cứu về người phụ nữ.
Trong cuốn “Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc” của tác giả Nguyễn Long Châu,
xuất bản năm 1998 đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về văn hóa dân tộc truyền
thống của đất nước Hàn Quốc. Phần nội dung về người phụ nữ của đất nước Hàn
Quốc cũng được đến trong công trình nhưng chủ yếu là dưới dạng gián tiếp, tức là
thông qua phần nghiên cứu về tư tưởng Khổng giáo thì ta có thể kết luận người phụ
nữ phải tuân theo những lễ nghi như thế nào, đóng vai trò ra sao… Vì thế nội dung
về người phụ nữ chỉ mang tính giới hạn trong tư tưởng truyền thống, chưa có sự
tách biệt hẳn đối với việc nghiên cứu về thân phận của người phụ nữ.
Một cuốn sách khác là cuốn “Xã hội Hàn Quốc hiện đại” của Ban biên soạn
giáo trình Hàn Quốc học của Đại học Quốc Gia Seoul, trong đó có phần Sự biến đổi
của gia đình Hàn Quốc do Park Kyeong Suk biên soạn. Phần này đề cập đến sự

biến đổi của gia đình Hàn Quốc từ truyền thống sang gia đình hạt nhân, và theo đó
vai trò của người phụ nữ cũng bị biến đổi theo. Tuy vậy thì phần nghiên cứu này
cũng chỉ rất chung chung và hướng đến hiện đại nhiều hơn là truyền thống.
Về kiến trúc nhà truyền thống, có cuốn sách “Văn hóa đời sống truyền thống
của Hàn Quốc” xuất bản năm 2006 do các tác giả Kim Yang Soon, Kim Hye Sook,
Kim Jeong Sook và Kim Bong Ae biên soạn. Trong chương 11 của cuốn sách này
có đề cập khá chi tiết về các phần trong một ngôi nhà truyền thống của Hàn Quốc,
nhiều chi tiết khá mới lạ và hấp dẫn. Nhưng nội dung phần này chỉ dừng lại ở việc
miêu tả các bộ phận của ngôi nhà chứ không đi sâu vào phân tích vai trò hay người
sử dụng không gian đó như thế nào.

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

4


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

Như vậy có thể nói, cho tới thời điểm này, theo sự hiểu biết và tìm tòi của
người viết thì cũng có những tài liệu nghiên cứu về cấu trúc nhà truyền thống của
Hàn Quốc, cũng có những tài liệu nghiên cứu về người phụ nữ, tuy nhiên để làm nổi
bật vai trò của người phụ nữ thông qua kiến trúc nhà đó thì hầu như là chưa có. Đây
cũng vừa là khó khăn, vừa là thách thức và là động lực để tôi thực hiện đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài niên luận là đi tìm hiểu thân phận của người phụ
nữ thông qua kiến trúc nhà truyền thống của Hàn Quốc. Với mục đích như thế, tôi
đặt ra nhiệm vụ phải làm đó là :
(1) Tìm hiểu khái niệm không gian cư trú và vấn đề phân chia giới tính trong

không gian cư trú.
(2) Phân tích cấu trúc nhà truyền thống của người Hàn Quốc và phân chia chúng
theo tầng lớp xã hội sở hữu.
(3) Tìm hiểu công việc hàng ngày và vị trí của người phụ nữ Hàn Quốc trong gia
đình và xã hội truyền thống.
(4) Phân tích thân phận của người phụ nữ thông qua cấu trúc nhà truyền thống
đã phân tích trên.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu mà tôi tham khảo là các công trình nghiên cứu in thành sách,
các bài tham luận in kỷ yếu, các bài khóa luận, các bài báo giấy hoặc báo mạng
Internet... Để nghiên cứu đề tài, người viết dựa trên những tư liệu này và tìm hiểu
vấn đề bằng các phương pháp sau:
Phương pháp liên ngành
Tuy là một đề tài ở lĩnh vực văn hóa, nhưng cũng cần phải nhìn nhận các vấn
đề dưới những góc độ của các môn khoa học khác (ngoài văn hóa học) như lịch sử,
nhân loại học (tôn giáo, tộc người, phong tục tập quán…), xã hội học...
Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu khối kiến trúc nhà truyền thống
giữa hai tầng lớp là quý tộc và thường dân được đề cập đến trong bài.

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

5


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

Phương pháp phân tích – tổng hợp

Đây là phương pháp chủ yếu để thực hiện đề tài này. Nguồn tư liệu mà tôi có
được chủ yếu thu thập từ sách, những bài báo, những công trình nghiên cứu trước
và những thông tin từ Internet có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. Dựa
trên những tư liệu này, tôi sẽ phân tích và rút ra những dữ liệu cần thiết cho đề tài,
sau đó sẽ tổng hợp các dữ liệu, hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến đối tượng
nghiên cứu và rút ra những đặc điểm của đối tượng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là thân phận phụ nữ Hàn Quốc và đối
tượng phụ là kiến trúc nhà truyền thống của Hàn Quốc. Xuất phát từ đối tượng
nghiên cứu như trên nên phạm vị không gian nghiên cứu là đất nước và gia đình
Hàn Quốc truyền thống và phạm vi thời gian là xã hội truyền thống Hàn Quốc.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Việc tìm hiểu hình ảnh của người phụ nữ thông qua một hình ảnh khác là
không gian sống của người Hàn Quốc đã phản ánh cái nhìn sâu sắc về sự phân biệt
giới tính giữa nam giới và nữ giới trong xã hội ngày xưa như thế nào. Đồng thời, do
đời sống của phụ nữ Hàn Quốc được khai thác trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh nên
việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề trở nên đa dạng hơn. Mặt khác, trên nền tảng mối
quan hệ hợp tác song phương của hai quốc gia, việc tìm hiểu về hình ảnh của người
phụ nữ truyền thống, đồng thời liên hệ với người phụ nữ hiện đại ngày nay sẽ góp
phần gia tăng hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội…thúc đẩy cho sự phát triển Việt
– Hàn lên một tầm cao mới, trở thành một mối quan hệ hợp tác toàn diện, mẫu mực
trong khu vực và thế giới.
7. Bố cục của đề tài
Niên luận này gồm các phần : Dẫn nhập, Ba chương nội dung chính, Kết
luận và Tài liệu tham khảo. Ba chương nội dung chính bao gồm :
Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương này là phần trình bày cơ sở lý luận để làm nền tảng phân tích cho
các phần sau. Trong phần này người viết đưa ra khái niệm về không gian cư trú,

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182


6


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

đồng thời tìm hiểu vấn đề giới tính trong việc hình thành, phân chia không gian cư
trú nói chung và nhấn mạnh ở con người phương Đông.
Chương II : Kiến trúc nhà truyền thống của Hàn Quốc.
Như tên gọi của chương, phần này, người viết sẽ đi tìm hiểu về cấu trúc của
một căn nhà truyền thống của Hàn Quốc, đặc biệt là tìm hiểu cấu trúc của hai tầng
lớp là quý tộc và thường dân trong xã hội Hàn Quốc xưa.
Chương III : Phân tích thân phận của người phụ nữ qua kiến trúc nhà truyền
thống của người Hàn Quốc.
Đây là phần phân tích thân phận của người phụ nữ thông qua cấu trúc nhà đã
được tìm hiểu ở trên. Trước khi phân tích, người viết có cái nhìn sơ qua về công
việc và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội truyền thống xưa để hệ
thống và dẫn dắt người đọc đưa ra cái nhìn tổng quát về người phụ nữ truyền thống
của Hàn Quốc.

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

7


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh


PHẦN NỘI DUNG
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Khái niệm không gian cư trú
Đối với người dân nông nghiệp nói riêng và con người trên khắp thế giới nói
chung thì ngôi nhà là nơi giúp cho con người ta đối phó được với cái nóng lạnh,
nắng mưa, gió bão… đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho họ
có một cuộc sống định cư ổn định1. Thế nhưng ngôi nhà chỉ là một tên gọi diễn đạt
của khái niệm không gian cư trú mà thôi. Vậy thì để tìm hiểu một cách rõ ràng hơn,
ta cùng đi đến khái niệm về không gian cư trú, hay còn gọi là không gian sống.
Không gian cư trú – với đối tượng là con người - nếu được hiểu theo nghĩa
khoa học thì đó là địa điểm, khoảng không, diện tích mà một người hay một quần
thể người sinh sống trong đó. Đó có thể là nhà cửa, là túp lều hay là bất cứ một nơi
nào mà con người có thể ở để tránh những điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên 2.
Không gian cư trú hay không gian sống vừa là nơi có mối quan hệ tương tác với các
điều kiện tự nhiên, vừa phục vụ tốt các quá trình hoạt động của con người và xã hội.
Không gian sống còn là một “thiên nhiên thứ hai” sau “thiên nhiên thứ nhất” đầy
hoang dã và tự nhiên nhằm thỏa mãn các mục đích vừa vật chất vừa tinh thần của
con người.
Không gian sống bao hàm trong ý nghĩa rộng lớn như là một sản phẩm văn
hóa, là kết quả của quá trình can thiệp chủ động của con người nhằm tạo ra những
môi trường hoạt động thích nghi tiến bộ. Và bất kỳ sản phẩm nào ra đời trong quá
trình phát triển văn hóa của con người đều có khả năng phản ánh, tức là nói lên rất
nhiều điều về cuộc sống, hoàn cảnh sống của con người lúc đó3.
Không gian sống có khả năng phản ánh xã hội về nhiều mặt. Trong xã hội có
giai cấp thì do điều kiện kinh tế - quyền lực mà giai cấp thống trị với hệ tư tưởng
1

Cơ sở văn hóa Việt Nam – Trần Ngọc Thêm – Tr.215.


2

Từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam trực tuyến : www.bachkhoatoanthu.org.vn

3

Kiến trúc – Nguyễn Đức Thiềm – NXB Xây dựng 2005.

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

8


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

thống soái sẽ chi phối xã hội. Tư tưởng đó tất nhiên có ảnh hưởng rất rõ đến suy
nghĩ, ý tưởng sáng tác của nghệ nhân vào việc tạo nên một không gian sống thích
hợp. Ví dụ như dưới chế độ phong kiến, việc tạo ra một không gian sống cho tầng
lớp vua chúa, quý tộc đòi hỏi phải sáng tạo ra những lầu son gác tía, những cung
điện lộng lẫy xa hoa, còn không gian cư trú của tầng lớp thường dân phải bị giới
hạn như : nhà thì phải làm mái nhỏ thấp, mái không cao qua vai kiệu vua quan đi
tuần4.… Ta có thể thấy được sự phân tầng giai cấp thông qua không gian sống của
mỗi gia đình. Chính vì vậy mà không gian sống của những tầng lớp quý tộc luôn
luôn là những “nhà cửa khang trang”, còn của tầng lớp thường dân chỉ có thể là
những “nhà ổ chuột” tối tăm, nghèo nàn và chật hẹp.
Một cách nhìn chung và cơ bản, không gian cư trú của một gia đình phải đáp
ứng các nhu cầu tối thiểu của con người như phòng ngủ, bếp, nhà vệ sinh…ngoài ra
còn một số không gian khác phục vụ cho nhu cầu giao tiếp xã hội, giải trí như

phòng khách, sân vườn, cổng… Bên cạnh đó, không gian sống cũng phải đáp ứng
được các điều kiện về ánh sáng, hướng nhà, hướng gió, độ ẩm khu vực xây dựng…
những yếu tố này không chỉ mang tính “đẹp” cho căn nhà mà còn có ý nghĩa
“phong thủy” – một yếu tố mà hầu hết con người, đặc biệt là người phương Đông
thường hay quan tâm đến.
Tuy nhiên, cho dù hình dáng hay cấu trúc của không gian cư trú đẹp hay xấu,
diện tích sử dụng rộng hay hẹp thì thông qua căn nhà ấy, ta cũng có thể biết được
phần nào một nét văn hóa và lối suy nghĩ của gia đình hay gia tộc sở hữu nó.
2. Vấn đề giới tính trong không gian cư trú
Nói đến không gian cư trú, ta thường liên hệ ngay đến sự phân chia, phân bố
không gian theo số phòng, theo diện tích sử dụng hay theo sở thích của mỗi cá nhân
– chủ sở hữu của không gian sống đó. Tuy nhiên, có một yếu tố không thể không
nhắc đến trong việc phân bố không gian nhà ở, mà nhất là đối với gia đình phương
Đông lại càng trở nên quan trọng, đó chính là yếu tố giới tính.
Nếu như ở phương Tây, người dân sở hữu một nền văn hóa mở và hiên đại,
theo đó sự bình đẳng giới được thiết lập từ rất lâu thì ở phương Đông – nơi mà con
4

Kiến trúc – Nguyễn Đức Thiềm – NXB Xây dựng 2005.

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

9


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

người sở hữu một nền văn hóa khép kín và lâu đời, thì vấn đề bình đẳng giới đã tồn

tại từ rất lâu và còn duy trì mãi đến ngày nay. Sự phân biệt giới tính ở phương Đông
chủ yếu là do chịu ảnh hưởng của các học thuyết Khổng giáo – một học thuyết được
xem là chủ đạo đối với hầu hết các nước ở nơi đây, và nhất là với các nước ở Châu
Á. Dần dần sự bất bình đẳng giới tính càng ngày càng ăn sâu vào tiềm thức của
người phương Đông, và chúng được thể hiện qua các sinh hoạt của đời sống xã hội
như làm việc, kết hôn, xây dựng nhà cửa, giáo dục con cái…Ngày nay, với sự du
nhập của nhiều nền văn hóa, nhiều tín ngưỡng tôn giáo trên khắp thế giới mà Khổng
giáo ở phương Đông đã phần nào nhạt đi, ít ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động
của con người hơn. Tuy nhiên, những dư âm, những tư tưởng truyền thống thì vẫn
cứ còn đó. Tính gia trưởng vẫn luôn là một đặc tính vừa truyền thống, vừa lịch sử
của cả một hệ ý thức tồn tại suốt bao đời nay. Và trong phần này, vấn đề mà chúng
ta cần tìm hiểu là vấn đề giới tính trong không gian, kiến trúc nhà ở của con người.
Ở các nước phương Đông, theo truyền thống thì vài thế hệ thường chung
sống trong một căn nhà. Hầu hết các gia đình đều muốn có nhiều con cái để mong
duy trì được tình trạng ổn định và có người nối dõi, chăm lo cho bàn thờ tổ tiên cho
cả gia tộc trong tương lai. Không có gì là lạ khi có khoảng mười hai người hay đông
hơn thế cùng chung sống trong một căn nhà. Vì vậy, với một số lượng người lớn
bao gồm cả nam và nữ xét theo giới tính, bậc trên và bậc dưới xét theo địa vị xã
hội… thì việc phân chia diện tích, không gian sống trong nhà là điều không thể
tránh khỏi.
Theo giáo lý của Khổng giáo thì người đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình
được coi là người nắm giữ quyền hành tối cao. Tất cả các thành viên khác trong gia
đình phải làm theo những gì ông ta ra lệnh hoặc mong muốn. Dưới nguyên tắc này,
người đàn ông luôn được trao trách nhiệm đại diện, ủng hộ và bảo vệ gia đình mình.
Nếu người đó không nắm được quyền lực này và sử dụng vai trò lãnh đạo của mình
một cách khôn ngoan, anh ta sẽ mất thể diện của mình với tư cách là người đứng
đầu một gia đình. Trật tự trong gia đình được duy trì thông qua nguyên tắc thứ bậc
theo đó con cái phải vâng lời cha mẹ, vợ nghe lời chồng và tớ phải nghe lời chủ.
Mệnh lệnh của họ phải được tuân thủ ngay lập tức mà không được phép phản đối.


SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

10


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

Không thể có chuyện con cháu tự đặt mình vào thế phản đối người lớn tuổi hơn.
Việc vâng lời người lớn luôn được coi là một điều đương nhiên. Hơn nữa, đạo hiếu
được xem là điều thiêng liêng nhất trong số những giá trị đạo đức của Khổng giáo.
Mặt khác, mọi người hiểu rằng chế độ gia trưởng trong gia đình sẽ đem lại công
bằng trong tất cả các vấn đề liên quan đến kỷ luật của các thành viên trong gia đình.
Chính vì vậy mà tư tưởng gia trưởng của Khổng giáo đã đi sâu vào nếp sống của
con người, trở thành một yếu tố tiên quyết hình thành nên luật lệ, quy tắc ứng xử
trong gia đình, ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh trong hoạt động hàng ngày của
con người.
Chính vì sức mạnh của người đàn ông trong gia đình to lớn đến vậy mà một
cách hiển nhiên được công nhận , không gian chính, quan trọng nhất của ngôi nhà là
dành cho đàn ông, cho bậc bề trên chứ không phải là cho dành cho phụ nữ - tầng
lớp thấp cổ bé họng trong gia đình và xã hội phương Đông cổ xưa. Cũng theo đó mà
ta cũng thường được thấy, đó là việc xây dựng nhà cửa, quyết định hướng nhà, bày
bố vị trí các gian phòng…đều do sự quyết định của người đàn ông trong gia đình.

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

11



Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

Chương II : KIẾN TRÚC NHÀ TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƯỜI HÀN QUỐC
1. Giới thiệu nhà truyền thống của Hàn Quốc
Khái niệm
Thời xưa, Người Hàn Quốc thường sống theo kiểu đại gia đình ( 대대대) – tức
là nhiều người thuộc nhiều thế hệ cùng sống trong cùng một căn nhà gọi là Hanok 5
(대대).
Hanok là một thuật ngữ để mô tả nhà Hàn Quốc truyền thống. Kiến trúc của
Hàn Quốc này cho thấy người ta đã quan tâm đến vị trí của ngôi nhà đối với môi
trường xung quanh của nó, chủ yếu là hướng tới đất và mùa.

Hình 1 – Các ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc
Đặc tính
Các khía cạnh thân thiện với môi trường của ngôi nhà truyền thống Hàn
Quốc được thể hiện từ cách bố trí cấu trúc bên trong cho tới các vật liệu xây dựng
được sử dụng. Vị trí ngôi nhà được lựa chọn theo nguyên lý của phong thủy, trong
5

Vì đây là tên gọi riêng của nhà truyền thống Hàn Quốc nên cũng từ phần này trở về sau, người

viết xin phép khi viết được phiên âm các tên gọi riêng của các phòng để không làm mất nét đặc
trưng của văn hóa Hàn Quốc.

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

12



Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

đó xác định năng lượng tự nhiên của một địa điểm dựa trên điều kiện địa lý tự
nhiên của nơi đó. Người ta tin rằng bất kỳ địa hình nào cũng tạo ra lực lượng vô
hình hoặc tốt hoặc xấu trong đó âm và dương phải hài hòa, cân đối. Các ngôi nhà
truyền thống của Hàn Quốc vẫn thường dựng dựa lưng vào đồi núi và mặt hướng
về phía Nam để nhận được ánh sáng mặt trời nhiều nhất có thể. Nguyên tắc này
cũng được gọi là Baesanimsu ( 대 대 대 대 ), có nghĩa là ngôi nhà lý tưởng được xây
dựng với một ngọn núi ở phía sau và một con sông ở phía trước 6. Hướng nhà này
ngày nay vẫn còn được ưa thích trong xã hội hiện đại Hàn Quốc. Ngoài ra, phong
thủy cũng ảnh hưởng đến hình dạng của tòa nhà, nó hướng dẫn hướng dựng nhà và
cả những chất liệu dùng để xây nhà.

Hình 2 – Cách dựng nhà theo nguyên tắc Baesanimsu
Một tính năng độc đáo của ngôi nhà truyền thống là được thiết kế đặc biệt để
làm mát vào mùa hè và sưởi ấm nội thất vào mùa đông. Vì Hàn Quốc có mùa hè
nóng và mùa đông lạnh nên các “Ondol” ( 대대) - một hệ thống đốt nóng phía dưới
sàn, và “Daecheong” (대대)- 1 hành lang sàn gỗ mát mẻ đã được xây dựng ra từ lâu
để giúp người Hàn Quốc sống sót qua mùa đông lạnh và để ngăn chặn ánh sáng mặt
trời trong mùa hè. Những cách sưởi ấm và điều hòa không khí từ xưa này đã rất
hiệu quả và bằng chứng là chúng vẫn còn được sử dụng ở nhiều gia đình hiện

6

/>
SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182


13


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

nay. Thêm vào đó, các cột trụ không được đưa vào đất, nhưng được lắp vào những
tảng đá góc để giữ cho Hanok an toàn khỏi động đất.

Hình 3 – Hệ thống sưởi phòng Ondol

Hình 4 – Hành lang sàn gỗ Daecheong
Chất liệu
Các nguyên liệu thô được sử dụng trong Hanok, chẳng hạn như đất, gỗ, đá…
tất cả đều là từ tự nhiên, có thể tái chế được và không gây ô nhiễm môi
trường. Hanok có mái ngói đặc trưng của riêng mình, dầm bằng gỗ và xây dựng
bằng đá khối. Cheoma (대대) là các cạnh mái cong của Hanok. Độ dài của Cheoma
có thể được điều chỉnh để kiểm soát số lượng ánh sáng mặt trời đi vào nhà. Cửa sổ

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

14


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh


và cửa ra vào thì được làm bằng Hanji ( 대대)– một loại giấy truyền thống của Hàn
Quốc để nhà đẹp và thoáng khí. Hanji thường được bôi trơn bằng dầu đậu để không
thấm nước và sáng bóng hơn.
Cấu trúc của Hanok cũng được phân loại theo tầng lớp xã hội. Điển hình là
hai loại nhà ở quý tộc (yangban) và nhà ở của thường dân (seomin). Đặc biệt, kiến
trúc nhà ở của quý tộc không chỉ có chức năng của một ngôi nhà, mà còn có giá trị
nghệ thuật tuyệt vời.
2. Cấu trúc một ngôi nhà truyền thống của Hàn Quốc
a. Nhà truyền thống của tầng lớp Yangban (quý tộc)
Kiến trúc nhà truyền thống của tầng lớp Yangban được chia ra làm các phần
chính là cổng chính – Soseuldaemun (대대대대), gian nhà khách – Sarangche (대대대),
gian nhà trong – Anche (대대), nhà giúp việc – Haengnangche (대대대), gian thờ tổ tiên
– Sadangche (대대대) và các bức tường nhỏ và cổng trong – Saetdam và Jungmun (대대
대 대대).


Cổng chính – Soseuldaemun (대대대대) : Soseuldaemun là một cổng chính rộng

lớn với một mái nhà phía trên cao. Nó cho thấy được sự khác biệt giữa các tầng lớp
trong xã hội vì chỉ có nhà các quý tộc mới sở hữu một cổng chính hoành tráng như
thế này, trong khi tầng lớp thường dân hay quý tộc nghèo thường không có hoặc rất
đơn sơ. Đây còn là một biểu tượng mang tính nghệ thuật của kiến trúc nhà quý tộc
vào thời xưa. Hơn nữa, đây là loại kiến trúc “mặt tiền”, khi đến viếng thăm nhà quý
tộc, cổng chính là thứ đầu tiên đập vào mắt người, qua đó cho thấy được nét thẩm
mỹ hay độ giàu sang của gia tộc sống bên trong căn nhà ấy.

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

15



Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

Hình 5 –Soseuldaemun


Gian nhà khách chính – Sarangche ( 대대대 ) : Trong gian nhà khách chính này

lại gồm có 2 phòng chính đó là phòng khách trung tâm – Sarangdaecheong và
phòng khách cá nhân – Sarangbang.
-

Phòng khách trung tâm – Sarangdaecheong ( 대대대대 ) : Đây là gian tiếp khách

cao cấp với sàn bằng gỗ và khá rộng. Nó còn là một không gian kết nối các phòng
còn lại của gian Sarangche lại với nhau. Ở nơi đây thường phục vụ cho các hoạt
động xã hội, tiếp đón khách và ăn uống trong mùa hè. Cả hai bên của căn phòng
thường được trang trí với bàn Sabang bằng gốm men ngọc, và chưng cổ vật trên
chúng.

Hình 6 –Sarangdaecheong

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

16


Niên luận khóa 2007 – 2011


-

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

Phòng khách chính – Sarangbang ( 대대대 ) : Trong nhà Yangban truyền thống,

Sarangbang là phòng chính của Sarangchae, nơi mà người đứng đầu của hộ gia đình
ở và tiếp khách ngoài việc ăn uống, đọc, suy niệm, và tham gia vào các hoạt động
nghệ thuật.

Hình 7–Sarangbang
Cả không gian Sarangche hoàn toàn là không gian dành cho nam giới. Họ
được quyền sử dụng không gian này cho sự riêng tư và những sở thích cá nhân của
mình.


Gian nhà trong – Anche (대대)
Gian nhà trong Anche chủ yếu cũng được chia làm các phần chính, đó là

phòng khách trong – Andaecheong (대대대), các phòng chính – Anbang (대대), phòng
trước – Witbang (대대), phòng đối diện Geonneobang (대대대) và nhà bếp – Bueok (대
대). Giữa Anche và Sarangche thường được bố trí một khoảng sân to hay nhỏ tùy ý
được gọi là Anmadang (대대대).
-

Phòng trung tâm bên trong – Andaecheong (대대대)
Andaecheong cũng tương tự như Sarangdaecheong. Nó là một phòng với sàn

gỗ nằm ở chính giữa của Anche, là gian kết nối các phòng Anbang với nhau.

Andaecheong được trang bị một thùng gạo bằng gỗ, tủ, bàn được sử dụng cho các
lần tưởng niệm tổ tiên và một bàn nhỏ với một lư hương, ghế, và cột nến.

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

17


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

Hình 8 – Andaecheong
-

Các phòng chính – Anbang ( 대 대 ) : Các Anbang là phòng chính của gian

Anche này. Đó là nơi người phụ nữ đứng đầu gia đình ở, đặc biệt là những người có
liên quan đến việc quản lý quần áo và thực phẩm của cả gia đình hoặc là phòng ngủ,
sinh hoạt cá nhân của cặp vợ chồng mới cưới. Nó chủ yếu chứa các tủ quần áo và
chăn mền. Ngoài ra,nó cũng chứa các đồ nội thất khác, các vật dụng gia đình nhỏ và
những thứ gập lại được. Đôi khi nó cũng được dùng cho các hoạt động cộng đồng
của gia đình như ăn uống, trò chuyện…

Hình 9 – Anbang
-

Phòng đối diện – Geonneobang (대대대) : Đây cũng là 1 kiểu phòng trong gian

Anche. Phòng này cũng được làm từ sàn gỗ, mục đích sử dụng của nó là để phục vụ


SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

18


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

cho khách muốn trú qua đêm. Phòng này thường hay để trống hoặc chỉ có tủ để
đựng chăn mền chứa trong đó.
-

Phòng trước – Witbang ( 대 대 ) : Phòng Witbang nằm liền kề ngay trước

Anbang và được ngăn cách với Anbang bằng bốn cửa trượt. Thông thường Witbang
dùng để chứa bàn ghế, tủ rương nhỏ bằng gỗ…Thường những gia đình quý tộc giàu
có, diện tích nhà rộng thì mới có Witbang.
-

Gian nhà bếp – Bueok (대대)
Gian nhà bếp này gồm có 2 phần chính đó là nhà bếp – Bueok (대대) và phòng

thực phẩm – Chanbang (대대).
• Nhà bếp – Bueok ( 대대 ) : Đây là nơi mà thức ăn được chuẩn bị và nấu chín.
Nhà bếp hoặc thuộc Anbang - không gian sống của phụ nữ, hoặc được xây dựng
thấp hơn 75cm-90cm so với các phòng khác, trong đó cũng có hệ thống sưởi ấm
ondol như các gian nhà khác. Nhà bếp được đặt bên cạnh một phòng ngủ (Anbang)
hoặc khách ở trọ (Geonneonbang) hoặc cả hai theo kích cỡ của một ngôi nhà. Nếu

một ngôi nhà có hai bếp, một cái sẽ liền kề với Anbang được sử dụng như một nơi
nấu ăn chính, cái còn lại ở bên cạnh Geonneobang được coi là một nhà bếp con. Sàn
nhà bếp được thường được làm bằng bùn trộn với vôi bột.

Hình 10 – Nhà bếp
• Phòng thực phẩm – Chanbang ( 대대 ) : Còn được gọi là Chanmaru ( 대대대 ) "sàn thực phẩm ", Chanbang là một căn phòng nhỏ hướng ra nhà bếp, nơi nguyên

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

19


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

liệu thức ăn được chuẩn bị, và các dụng cụ nhà bếp, bộ đồ ăn khác được lưu
trữ. Đây là một gian thường thấy trong các ngôi nhà của gia đình tầng lớp quý tộc.
Chanbang được thường liên kết với các nhà bếp qua cánh cửa, và các loại thực
phẩm nấu chín trong nhà bếp sẽ được bố trí trên bàn ăn di động chuẩn bị ở đây
trước khi được đem vào phòng phục vụ cho mọi người trong nhà.

Hình 11 – Chanbang


Nhà cho người giúp việc – Haengnangche (대대대) :
Do ảnh hưởng của chế độ tôn ti trật tự trên dưới mà không gian cư trú của

tầng lớp quý tộc có thêm gian nhà dành cho nô tì và những người giúp việc. Họ
không chấp nhận việc tầng lớp thấp hơn lại cùng ăn ở với họ trong cùng một gian

nhà. Tùy theo quy mô nhà ở mà có thể có nhà giúp việc bên ngoài hay bên trong.
Nhà giúp việc bên ngoài là nơi nằm gần cổng chính nhất và là không gian cho lớp
người làm thấp nhất trong gia đình, còn nhà giúp việc bên trong là không gian ở của
người quản gia của gia đình. Đó là những không gian nhỏ hẹp nhất trong kiến trúc
nhà của quý tộc.

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

20


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

Hình 12 – Haengnangche


Nhà thờ tổ tiên – Sadangche ( 대대대 ) : là nơi thờ tự tổ tiên của dòng họ. Nó

nằm thuộc khu vực bên trong của căn nhà nơi được cho là nhận được năng lượng từ
ngọn núi phía sau gần đó (theo quy tắc Baesanimsu đã nói ở trên). Thường thì bài vị
của tổ tiên thuộc bốn thế hệ trở lại được giữ trong đó.

Hình 13 – Nhà thờ tổ tiên


Tường nhỏ và cổng trong – Saetdam và Jungmun ( 대대 & 대대 ) : Tường và

cổng trong được xây dựng là vì nhà ở truyền thống của Yangban thường được chia

thành khu “bên trong” (Anche) được sử dụng bởi các thành viên nói chung và khu
“bên ngoài”(Sarangche) được sử dụng bởi những người đàn ông. Các bức tường

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

21


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

nhỏ và cổng trong này dùng phân cách 2 khu vực này với nhau có ranh giới rõ
ràng.

Hình 14 – Tường và cổng trong
Nhìn chung nhà của tầng lớp quý tộc truyền thống có một cấu trúc nhà khá
hoàn hảo và rộng rãi. Tùy theo từng vùng mà cách bố trí thứ tự các phòng có thể
khác nhau nhưng nhìn chung cấu trúc chính vẫn dựa vào truyền thống như trên. Cấu
trúc này có thể được thể hiện toàn diện qua mô hình chung sau.

Hình 15 – Mô hình toàn cảnh Hanok của Yangban7
b. Nhà truyền thống của tầng lớp Seomin (thường dân)
7

Hình được lấy nguồn từ Blog Naver : />
SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

22



Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

Nhà truyền thống của tầng lớp thường dân thường được gọi là Minga (대대).
Đặc trưng của nhà Minga so với nhà truyền thống của tầng lớp quý tộc là mái của
chúng bằng tranh. Hình dạng của Minga được bài trí và có quy mô tùy vào sự khác
nhau về địa hình, khí hậu và tình hình kinh tế từng vùng. Theo đó thì Minga thường
được xây dựng theo hình dáng của các chữ Hangeul là 대, 대, 대 và phần giữa của căn
nhà là sân. Vì tầng lớp dân thường trong xã hội truyền thống của Hàn Quốc xưa hầu
như không có nền kinh tế khá giả, vì vậy nên khi xây nhà, so với việc trang trí thì
khả năng ứng dụng và tiện dụng của căn nhà được cho là quan trọng hơn cả. Đa
phần các căn nhà Minga chỉ được cấu thành từ một số ít phòng, sàn gỗ lớn và nhà
bếp, không hề có sự phân chia một cách “quý tộc” ra thành Sarangche và Anche
như ở trên. Mái của căn nhà – một nét được xem là đặc trưng của Minga – thường
được phân thành hai loại là mái tranh và mái ngói. Vì hầu hết những người trong
tầng lớp này đều sinh sống bằng nông nghiệp nên mái nhà chủ yếu là mái tranh và
được làm từ rạ. Với mái tranh thì vào mùa đông, căn nhà sẽ không bị thoát nhiệt,
còn vào mùa hè nóng bức, mái tranh sẽ ngăn chặn được sức nóng của mặt trời. Mặt
khác, do được làm từ nguyên vật liệu có sẵn nên mái tranh được sử dụng rất nhiều
vào thời bấy giờ.

Hình 16 - Minga

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

23



Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

Việc phân loại Hanok của thường dân không làm theo nguyên tắc phân ra
thành gian như của tầng lớp quý tộc bởi diện tích quá nhỏ mà thay vào đó, chúng
được phân loại chủ yếu là theo khu vực.


Minga ở miền Bắc
Minga ở khu vực miền Bắc lạnh giá là hình hộp chữ như " 대" của Hàn Quốc

để nó sẽ có thể chặn dòng chảy của gió. Điểm đặc biệt là ở đây người ta không xây
sàn gỗ mở - Daecheong (대대) nhưng các phòng đều có sự liên kết với nhau. Giữa
khoảng không liên kết là Jeongjugan ( 대대대) và nhà bếp thì không có tường ngăn.
Nằm bên cạnh của nhà bếp có chuồng súc vật – Weyanggan ( 대대대) và nhà để xay
xát nông sản. Các phòng không có sự phân chia thành khu vực dành cho đàn ông
hay khu vực dành cho phụ nữ mà hầu hết là khu vực mở, sử dụng chung cho cả gia
đình.

Hình 17 – Hình dáng nhà truyền thống ở miền Bắc


Minga ở miền Nam
Do thời tiết ấm hơn ở khu vực phía Nam nên người Hàn Quốc xây dựng

Hanok trên một đường thẳng như số 1 hay giống chữ “ 대” trong bộ Hangeul. Để
cho phép lưu thông gió tốt, Minga ở vùng này còn có cả hệ thống sàn gỗ mở ở khu
vực sinh sống và khá nhiều cửa sổ. Trong Minga này có đầy đủ phòng, sàn gỗ lớn
và nhà bếp.


SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

24


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

Hình 18– Hình dáng nhà truyền thống ở miền Nam


Minga ở miền Trung
Hình dạng của Minga phổ biến nhất là trong khu vực miền Trung - giống

như chữ "L" hoặc chữ "대” của Hàn Quốc. Đây là một sự pha trộn kiến trúc các hình
thái Minga ở miền Bắc và phía Nam. Minga ở miền Trung Hàn Quốc cũng có sàn
gỗ làm liên kết giữa các phòng như Anbang và Geonneobang. Trong cấu trúc nhà
này, nhà bếp và Anbang được bài trí hướng về phía Nam, rất có lợi cho việc đón ánh
nắng ấm áp và gió mát.

Hình 19 – Hình dáng nhà truyền thống ở miền Trung
Trên đây là ba loại hình Minga đặc trưng cho ba vùng chủ yếu ở Hàn Quốc.
Ngoài ra còn một số loại hình tương tự của các vùng sẽ được biểu thị qua sơ đồ
sau :

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

25



Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

Hình 20 – Minga các vùng trên cả đất nước Hàn Quốc

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

26


Niên luận khóa 2007 – 2011

GVHD : ThS Tống Thị Ngọc Anh

Chương III : THÂN PHẬN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THÔNG QUA
KIẾN TRÚC NHÀ TRUYỀN THỐNG CỦA HÀN QUỐC
1. Công việc của người phụ nữ trong xã hội truyền thống Hàn Quốc
Công việc trong xã hội truyền thống Hàn Quốc được chia ra làm 2 loại là
công việc bên trong nhà và công việc bên ngoài nhà. Công việc bên trong nhà bao
gồm các công việc như chuẩn bị bàn ăn, giặt giũ, dọn dẹp… và những công việc
bên ngoài bao gồm các công việc như làm nông, buôn bán nông sản, mua hay nhập
hàng tiêu dùng và đi học. Công việc bên ngoài nhà chủ yếu là do nam giới trong gia
đình đảm nhận, còn các công việc bên trong khuôn viên nhà ở là do người phụ nữ
chịu trách nhiệm.
Đối với việc tham gia vào kinh tế thì từ xưa tới giờ, công việc đồng áng vẫn
được xem là công việc của đàn ông, còn công việc xay, giã nông sản, trồng sâm dệt
vải là những công việc chính của người phụ nữ truyền thống. Các công việc này

được thực hiện bên trong nhà nên không gian làm việc của nữ giới cũng không thể
tách rời với không gian nhà ở. Việc nữ giới tham gia vào công việc làm đồng áng
hay buôn bán nông sản ở ngoài chợ thì bị cấm và được cho là một việc làm đáng
xấu hổ. Ngược lại, nam giới thì chủ động tránh tham gia vào công việc của phụ nữ
như giặt giũ và công việc bếp núc. Người Hàn có câu : “Người chồng thà nhịn đói
chứ nhất quyết không bao giờ làm việc bếp núc” (“대대대 대대대 대대대 대대대대 대대대”) đối
với đàn ông và câu “Cho dù cơ thể có đau nhức thì dù sống hay chết công việc nhà
cũng là của tôi” (“대대 대대대 대대대대 대대대 대대 대 대대대대”) đối với phụ nữ8. Những câu
nói này phản ánh việc phân chia ranh giới công việc rõ ràng giữa nam và nữ giới
Hàn Quốc xưa. Tuy nhiên, ở những gia đình thuộc tầng lớp thường dân, do kinh tế
không mấy làm khá giả, công việc đồng áng lại cần nhiều sức lao động nên những
người phụ nữ trong gia đình này cũng đồng thời tham gia vào công việc đồng áng
của đàn ông. Họ cũng bỏ qua những lời đàm tiếu và dần dần công việc bên ngoài
này của họ cũng trở nên phổ biến trong giới thường dân và trở thành một việc bình
Giới tính, gia đình và văn hóa – Jo Hye Jeong, Kim Jin Myung, Lim Don Hee, Park Bu Jin, Kim
Joo Hee, Moon Ok Pyo, Kim Eun Hee – NXB Jipmoondang – 1997 – trang 149.
8

SVTH : Nguyễn Như Quỳnh – MSSV: 0765182

27


×